You are on page 1of 12

Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

DANH SÁCH NHÓM 2

STT Họ và Tên Chức Vụ Đánh Giá

1 Bùi Văn Đức Thành Viên

2 Hồ Anh Đức Thành Viên

3 Nguyễn Thị Hà(9/10/1989) Thành Viên

4 Nguyễn Thị Hà(23/12/1989) Thành Viên

5 Nguyễn Thị Hằng Thành Viên

6 Nguyễn Thái Hoàng Nhóm Trưởng

7 Lê Quang Huy Thành Viên

Điều chế, giải điều chế FSK 1


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Mục Lục

trang

Mở đầu……………………………………………………………………..3

Điều chế và giải điều chế FSK……………………………4


1. Giới thiệu………………………………………………………………..4
2. Điều chế FSK…………………………………………………………...5
2.1. Khái niệm………………………………………………………..5
2.2. Nguyên tắc điều chế FSK………………………………………...5
2.3. Sơ đồ điều chế……………………………………………………6
3. Giải điều chế FSK……………………………………………………….6
4. Giản đồ xung…………………………………………………………….8
5.Ưu điểm và nhược điểm của điều chế FSK……………………………..11
5.1. Ưu điểm………………………………………………...11
5.2. Nhược điểm…………………………………………….11

Điều chế, giải điều chế FSK 2


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Mở đầu

Những năm gần đây, kỹ thuật truyền hình tiên tiến đã giải quyết thành công
vấn đề mã nguồn (nén audio và video) nhằm chủ yếu giảm tốc độ bit với độ suy
giảm chất lượng đến mức có thể chấp nhận được và mã kênh (ứng dụng các
thuật toán sửa lỗi, các kỹ thuật điều chế nhằm đạt được hiệu suất phổ tần tốt
nhất. Khi các quá trình mã nguồn và mã kênh được thực hiện, chúng ta có một
dòng dữ liệu được sử dụng để điều chế sóng mang tín hiệu chương trình.

Tuy nhiên để truyền tín hiệu chương trình đến người xem còn phụ thuộc vào
phương thức truyền dẫn tín hiệu (truyền qua vệ tinh, truyền theo mạng cáp,
truyền theo mạng mặt đất). Do vậy, nó phải bao hàm các đặc trưng kỹ thuật như:
tỷ số tín hiệu trên tạp âm, cường độ trường hệ số sóng phản xạ... và nhiều chỉ
tiêu kỹ thuật khác. Việc chọn tần số làm việc cho mỗi phương thức đã được
quốc tế quy định. Trên cơ sở đó để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi phương thức
truyền dẫn cần chọn cho mình một phương thức điều chế sóng mang thích hợp.

Điều chế, giải điều chế FSK 3


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Điều chế và giải điều chế FSK

1. Giới thiệu.
Điều chế (modulation) là quá trình là quá trình ghi tin tức vào 1 dao động
cao tần để chuyển đi xa nhờ biến đổi một thông số nào đó (ví dụ: biên độ, tần số,
góc pha, độ rộng xung,…). Tin tức gọi là tín hiệu điều chế, dao động cao tần gọi
là tải tin. Dao động cao tần mang tin tức gọi là giao động cao tần đã được điều
chế.
Tín hiệu băng gốc được phát ra bởi các nguồn thông tin khác nhau, không
phải lúc nào cũng thích hợp cho việc truyền trực tiếp qua một kênh cho trước.
Các tín hiệu này thường được biến đổi để việc truyền được dễ dàng. Một trong
những quá trình này gọi là điều chế. Trong quá chế này tín hiệu băng gốc dùng
để làm biến đổi một vài thông số của tín hiệu sóng mang cao tần như biên độ,
tần số hoặc pha.Điều chế là một thành phần của bộ phát trong hệ truyền thông,
có liên quan đến hiệu quả và khả năng của hệ.
Điều chế giải quyết vấn đề băng truyền. Với các tín hiệu có cùng độ rộng
phổ, nếu truyền đồng thời trên một kênh truyền mà không biến đổi chúng sẽ can
nhiễu lẫn nhau.Để giải quyết vấn đề này, ta dùng các nguồn tín hiệu khác nhau
để điều chế các tần số sóng mang khác nhau. Nếu tần số sóng mang được chọn
phù hợp, phổ của các tín hiệu dàn trải trên một băng truyền phù hợp. Phương
pháp điều chế này gọi là ghép kênh phân chia theo tần số FDM.
Điều chế cũng giúp cho việc bức xạ dễ dàng. Trong truyền thông vô tuyến,để
bức xạ có hiệu quả, năng lượng sóng điện từ anten phát phải có kích thước tối
thiểu 1/10 chiều dài bước sóng tín hiệu bức xạ. Với nhiều tín hiệu băng tần số
thấp như tín hiệu âm tần, có bước sóng rất lớn do đó việc bức xạ rất khó và
không hiệu quả.Để có thể bức xạ, ta cần điều chế tín hiệu này lên miền tần số
cao,khi đó ăng ten phát sẽ có kích cỡ phù hợp hơn.
Mục đích của điều chế: chuyển phổ tín hiệu tin tức ở tần số thấp không cá khả
năng bức xạ đi xa lên tần số cao để thực hiện yêu cầu trên, đến nơi thu thực hiện
giải điều chế loại bỏ tải tin lấy lại tin tức ban đầu.
Điều chế số là tín hiệu sóng mang cao tần sẽ mang tín hiệu lối vào là tín hiệu
số.
Có ba dạng kỹ thuật trong điều chế số:
+ ASK (Amplitude shift key): Điều chế khóa dịch biên độ.
+ PSK (phase shift key) : Điều chế khóa dịch pha.
+ FSK (Frequency shift key) : Điều chế khóa dịch tần số.

Điều chế, giải điều chế FSK 4


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

2. Điều chế FSK.

2.1. Khái niệm


FSK ( viết tắt của Frequency Shift Keying), tiếng Việt gọi là điều chế số
theo tần số tín hiệu. Tín hiệu FSK có dạng sóng dao động với tần số khác nhau,
mỗi bit được đặc trưng bởi tần số khác nhau này của tín hiệu.
FSK có thể xem như tín hiệu trực giao. Các sơ đồ tín hiệu chủ yếu đều sử
dụng cho truyền số liệu số tốc độ thấp, lý do để dùng rộng rãi các Modem số
liệu là tương đối dễ dàng tạo tín hiệu và dùng giải điều chế không kết hợp. Như
tên gọi, tin tức số được truyền đi một cách đơn giản bằng cách dịch tần số sóng
mang đi một lượng nhất định tương ứng với mức nhị phân 1 và 0.

2.2. Nguyên tắc điều chế FSK:


Giả sử có sóng mang:
x(t) = a.cos[ωc.t +φ(t)] = a.cos[θ(t)] với θ(t) =ωct+φ(t)
Ta giữ nguyên biênđộ, pha và chỉ thayđổi tần số:
ωi = dθ’(t)/dt =ωc + dφ(t)/dt
Trong đó : ωi là tần số tức thời
dφ(t)/dt là sự thayđổi tần so với tần số sóng mang. Ta gọi là điều tần
khi dφ(t)/dt = kf.s(t)
s(t) là tín hiệu sin
kf là hệ số điều tần
Suy ra:
Suy ra y(t)= a.cos[
Trong trường hợp điều chế sô FSK thì s(t)=
Khi đó
y(t) = a.cos( = a.cos(
Tần số ứng với một bít nào đó:
- Đối với bít “0” tần số sóng mang là f1, ta có ω1= ωc- ∆ω
- Đối với bít “1” tần sồ sóng mang là f2, ta có ω2= ωc+ ∆ω
Độ rộng băng khi điều chế FSK được tính là:
Bw = F1 + 2π/Tp – (F2 - 2π/Tp) = F 1– F 2+2π/Tp = 2π(∆F + 1/Tp)
Trong đó: Bw là độ rộng băng tần.
Tp là độ rộng xung.
Độ rộng băng tần khi điều chế FSK phụ thuộc vào độ dịch tần ∆F, tức là
khoảng cách giữa hai tần số F1 và F2 vàđộ rộng bít số liệu Tp.

Điều chế, giải điều chế FSK 5


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

2.3. Sơ đồ điều chế:


Phương pháp điều chế FSK cho phép tạo tín hiệu FSK dạng sin với hai tần
số :
- Khi Data bit = 1, điều khiển khoá K ở vị trí nối sóng mang tần số F1 với
lối ra FSK.
- Khi Data bit = 0, điều khiển khoá K ở vị trí nối sóng mang tần số F2 với
lối ra FSK.
=> Sơ đồ:

Hình 1. Phương pháp điều chế FSK


Ở sơ đồ điều chế FSK kiểu (1.b), sử dụng máy phát điều khiển bằng thế VCO
(Voltage Control Oscillator). Ứng dụng trạng thái “0” hoặc “1” của tài liệu,
VCO sẽ phát hai tần số F1 và F2 tương ứng.
- Trên hình (1.c) là sơ đồ điều chế sử dụng các bộ chia với các hệ số chia khác
nhau: N và: M. Data bit sử dụng để điều khiển chọn hệ số chia. Ví dụ, khi
Data bit = 1, bộ chia có hệ số chia N, tạo chuỗi xung ra có tần số F1 = f
Clock /N. còn khi Data bit = 0, bộ chia có hệ số chia M, tạo chuỗi xung ra
có tần số F2 = f Clock /M.
- Giản đồ tín hiệu FSK cho trên hình (1.d).

3. Giải điều chế FSK:


Sơ đồ giải điều chế:

Điều chế, giải điều chế FSK 6


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Mạch phổ biến nhất của bộ giải điều chế các tín hiệu FSK là vòng khoá pha
(PLL). Tín hiệu FSK ở lối vào của vòng khoá pha lấy hai giá trị tần số.Điện thế
lệch một chiềuở lối ra của bộ so pha theo dõi những sự dịch chuyển tần số này
và cho ta hai mức (mức cao và mức thấp) của tín hiệu lối vào FSK.
Bộ giải điều chế PLL được kèm theo một mạch lọc thông thấp để lấy đi
những thành phần còn dư của sóng mang và một mạch tạo lại dạng xung để khôi
phục dạng xung chính xác nhất cho tín hiệu điều chế.
Giải điều chế FSK có thể thực hiện trên cơ sở hình 2.Tín hiệu FSK chứa hai
thành phần tần số được giải điều chế bằng sơ đồ vòng giữ pha (PLL).

Hình 2. Phương pháp giải điều chế FSK

Điều chế, giải điều chế FSK 7


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

=> Sơ đồ chung của điều chế và giải điều chế FSK:

4. Giản đồ xung.
Ta cũng bắt đầu với sóng mang chưa điều chế:
e(t) = Ac cos(ωct + θ) = Ac cosΦ(t) (*)
Tần số ω(t) là giá trị biến đổi theo thời gian của Φ(t), nghĩa là:
ω(t) =dΦ(t)/dt. (1)
Vậy tần số của tín hiệu chưa điều chế là:

ω(t) = d (ωct + θ) / dt = ωc (2)

Điều chế, giải điều chế FSK 8


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Giả sử tín hiệu điều chế là g(t), theo định nghĩa của phép điếu chế tần số, tần
số tức thời của sóng mang là:

ω(t) = ωc [1 + g(t) ] (3)


Thay (3) vào (1):
Φ(t) =∫ωc[1 + g(t) ] dt∫=ωc t + ∫ g(t).dt
Thay vào (*) ta được:
eFM(t) = Accos{ ωct +ωc ∫g(t).dt. (4)

Biểu thức (4) cho thấy tín hiệu g(t) được lấy tích phân trước khi được điều chế.
Xét trường hợp g(t) là tín hiệu hạ tần có dạng hình sin:

t.dt
g(t) = (Δ ω/ ωc ) Cosωm
Δω là độ di tần và ωm là tần số của tín hiệu hạ tần

t.dt
Φ(t) = ωc t + ωc ∫(Δ ω/ ωc ) Cosωm
= ωct + mf sinωmt
với mf = Δω / ωm là chỉ số điều chế. Đó là tỉ số của độ di tần và tần số của tín
hiệu điều chế (hạ tần).
eFM (t) = Ac cos{ ωct + mf sinωmt} (5)
Để thấy phổ tần của sóng FSK ta triển khai biểu thức (5):
eFM (t) =AcJ0(mf).cosωct+AcJ2n(mf)[ cos(ωct+2ncosωmt)+ cos(ωct - 2ncosωmt)]

AcJ2n+1(mf) { cos[ωc t + (2n+1)cosωmt] - cos[ωct - (2n+1)cosωmt]} (14)

J là hàm Bessel theo mf và n có mọi trị nguyên từ 0 đến ∞.


Từ (4) ta thấy sóng FM gồm thành phần cơ bản có tần số của sóng mang và biên
độ cho bởi số hạng thứ I , J0(mf) , và các băng cạnh cho bởi các số hạng còn lại.
Vì lấy mọi giá trị từ 0 đến ∞ nên phổ tần của sóng FM rộng vô hạn, tuy nhiên do
năng lượng tín hiệu giảm rất nhanh với tần số cao nên người ta xem băng thông
trong FM xấp xĩ bằng:
BW = 2(mf .ωm + ωm ) = 2( Δω + ωm ) rad/s

Điều chế, giải điều chế FSK 9


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Hình 3: Điều chế FSK

FSK được dùng rộng rãi trong truyền số liệu. Trong FSK bit 1 được truyền
đi bởi tần số fm và bit 0 bởi tần số fs ví dụ, trong hệ thống truyền sử dụng tiêu
chuẩn của hảng Bell bit 1 được truyền bởi tần số 1070 Hz (fm) và bit 0 bởi tần số
1270 Hz (fs).

Điều chế, giải điều chế FSK 10


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

* Minh họa tín hiệu điều chế FSK

5. Ưu điểm, nhược điểm của điều chế, giải điều chế FSK.
5.1. Ưu điểm:
- Dùng nhiều hơn hai tần số.
- Được sử dụng truyền dữ liệu tốc độ 1200bps hay thấp hơn trên mạng điện
thoại
- Băng thông được dùng hiệu quả hơn.
- Ít lỗi hơn so với ASK.
- Có thể dùng tần số cao (3-30MHz) để truyền trên sóng radio hoặc cáp đồng
trục.
- Mỗi phần tử tín hiệu được biểu diễn nhiều hơn 1 bít dữ liệu.
- Chủ yếu dùng trong modem truyền dữ liệu và trong truyền vô
tuyến số.
- Đòi hỏi độ phức tạp của mạch ở mức trung bình.

5.2. Nhược điểm:


- Truyền số liệu tốc độ thấp.
- Tin tức số liệu được truyền đi đơn giản bằng các dịch tần số song mang một
lượng nhất định tương ứng với mức nhị phân 1 và 0
- Công nghệ chế tạo phức tạp hơn ASK.
- Hiệu quả phổ thấp.
- Khả năng đáp ứng tần số của môi trường là một mặt hạn chế lớn của FSK.
- Tần số tín hiệu tương đối cao, điều này một mặt dẫn đến khả năng gây nhiễu
mạnh đối với bên ngoài, mặt khác hạn chế việc tăng tốc độ truyền.

Điều chế, giải điều chế FSK 11


Đại học Thái Nguyên-Khoa CNTT Lớp ĐTVT-K6

Điều chế, giải điều chế FSK 12

You might also like