You are on page 1of 8

http://www.thiennhien.net/news/158/ARTICLE/5973/2008-06-23.

html

Chống suy thoái đất vì một nền nông


nghiệp bền vững
23-06-2008

ThienNhien.Net - Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và


Hạn hán năm nay có chủ đề “Chống suy thoái đất vì
một nền nông nghiệp bền vững”, nhấn mạnh tầm quan
trọng của đất đai và việc quản lý nhằm phục vụ cho một
trong những hoạt động quan trọng nhất để nuôi dưỡng
nền văn minh nông nghiệp.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ifad.org).

Thông điệp của ngày Ngày Thế giới Chống sa mạc hóa
17/06 năm nay khẳng định vai trò quan trọng của chống sa mạc hóa đối với phát triển bền vững
nông nghiệp và nông thôn trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo lời ông Hứa Đức Nhị, Thứ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Việt Nam hiện còn khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên
toàn quốc. Trong đó, có trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã
bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao.

Việt Nam hiện đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền
Trung. Bên cạnh đó, độ phì nhiêu của đất đang bị suy giảm do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa,
tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại và là thách thức lớn đối với
một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay.
Sa mạc hóa đã được coi là thách thức môi trường lớn nhất thời đại chúng ta. Nó không chỉ là gia
tăng diện tích sa mạc, bao gồm sự xâm lấn của các đụn cát lên đất đai, mà hơn thế, đó chính là
sự suy thoái đất lâu dài. Sa mạc hóa không phải là không thể tránh được. Các nhân tố con người
như chăn thả quá mức và phá sạch cây trồng trên đất, có thể được kiểm soát bằng cách cải
thiện các cách thức chăn nuôi và làm nông nghiệp. Các yếu tố khác như nhiệt độ tăng lên, có thể
dự báo được và ưu tiên xử lý.

Các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp
lý. Nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu
nghèo nàn đều đóng góp vào sa mạc hóa. Châu Phi, phía nam Sahara, với 66% đất đai là sa
mạc hoặc đất khô, chính là vùng đang gặp nhiều nguy cơ. Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110
nước đang bị đe doa bởi vấn đề này.

Báo cáo về sự tăng giá lương thực toàn cầu và những biến động lương thực nảy sinh đã nhấn
mạnh thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, bên cạnh những khó khăn khác trong việc đạt
được “Tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” (MDG). Mặc dù giá lương thực cao hiện nay có thể
giảm nhẹ tạm thời bằng một vài triển vọng về sản phẩm nông nghiệp mới, nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều lý do hạn chế việc đạt được sản xuất lương thực bền vững để đáp ứng nhu cầu không
ngừng gia tăng của con người trên khắp thế giới. Với mức tăng dân số và hàng loạt nhu cầu sản
xuất nông nghiệp, cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ ràng đang thất bại.

Một nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho biết rằng vào những năm 2080, năng suất nông nghiệp
toàn cầu sẽ giảm xuống khoảng 16% nếu bỏ quên việc làm giàu cacbon và giảm 3% khi có làm
giàu cacbon. Việc chuyển đổi sử dụng đất không bền vững sẽ làm trầm trọng vòng luẩn quẩn:
suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu. Suy thoái đất làm đất nghèo dinh dưỡng,
phá hủy cân bằng chu trình nước và góp phần làm mất an ninh lương thực, nghèo đói cũng như
nạn di cư bắt buộc.

Đứng trước tình thế phức tạp này đòi hỏi phản ứng của toàn cầu bằng việc gia tăng năng suất
các hệ sinh thái đất đai và đặt sản xuất nông nghiệp bền vững lên làm vấn đề ưu tiên, thông qua
các chính sách hỗ trợ giảm nghèo dựa trên quan điểm thích nghi với biến đổi khí hậu và bảo vệ
đa dạng sinh học.

Đồng thời, khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại suy thoái
đất. Chẳng hạn việc xây dựng hướng dẫn và tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm và dịch vụ nông
nghiệp thay thế như sản xuất nhiên liệu sinh học, nhằm hướng tới sinh kế bền vững cho những
người dân dễ bị ảnh hưởng nhất sống ở những vùng đất bị suy thoái. Kiến thức bản địa cần
được xác định, bảo tồn và chia sẻ dựa trên sự tôn trọng chủ nhân những kiến thức đó, bởi con
người sống dựa vào đất đai thường có cách thức bền vững được phát triển và áp dụng lâu đời
để giảm xói mòn đất và các rủi ro. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chính sách và chiến lược
hướng tới phát triển bền vững, cơ chế hướng thị trường và xây dựng năng lực.

Những vấn đề này chính thức được bao gồm trong khung hoạt động của Công ước Liên hợp
quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD), đóng vai trò liên hệ giữa giảm đói nghèo và bảo vệ hệ
sinh thái ở các vùng đất khô cằn. Công ước cung cấp một khung toàn cầu hỗ trợ các chính sách
và tính toán để ngăn chặn, kiểm soát và đảo ngược tình hình suy thoái đất dựa vào tiến bộ khoa
học, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ tích cực, từ đó đóng góp vào việc giảm đói nghèo.

Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) được Liên hợp quốc phê chuẩn tại Paris ngày 17/06/1994 và có hiệu
lực từ ngày 26/12/1996. Đây là một trong ba công ước Rio về môi trường quan trọng nhất của Liên hợp
quốc (UNCCD, UNFCCC, UNCBD). Cho đến nay, Công ước đã có gần 200 thành viên.

Việt Nam tham gia công ước chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc (UNCCD) ngày 25/08/1998 và chính
thức trở thành thành viên thứ 134 của UNCCD vào ngày 23/11/1998.

Trong chiến lược 10 năm tới, các bên tham gia công ước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
tiến tới liên minh để chống lại suy thoái đất đai bao gồm sa mạc hóa và hạn hán trong bối cảnh
hiện nay của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Công ước có vai trò đáng kể trong nền nông nghiệp bền vững bằng cách cải thiện sinh kế của
những cộng đồng và hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Có những vùng đất sẽ giúp sản xuất nhiệu sinh
học, nhờ đó tạo ra những lợi ích có cư dân trong vùng.

Đây là lúc một cộng đồng quốc tế nhận ra rằng các vùng đất khô hạn hay không trồng trọt được,
nơi có gần một nửa người nghèo trên thế giới sinh sống, khôgn phải là đất bỏ đi. Hơn thế, đó là
những khu vực tiềm năng để thâm canh nông nghiệp cho cả lương thực lẫn nhu cầu năng lượng,
theo lời Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc.

http://vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/2006/05/572471/
Đất khô suy thoái: Thế giới mất hơn 40 tỷ USD/năm20:51' 19/05/2006
(GMT+7)
(VietNamNet)- Hiện nay khoảng 20% hệ sinh thái vùng đất khô bị suy thoái, mỗi năm mất
hơn 40 tỉ USD về sản lượng nông nghiệp... Ngày Đa dạng sinh học năm nay (22/5) đã đưa
ra lời kêu gọi các hành động bảo vệ đa dạng sinh học các vùng đất khô. Đây cũng chính là
lý do để Đại hội đồng Liên hợp quốc nhìn nhận trong
quyết định của mình khi tuyên bố năm 2006 là năm quốc
tế về Sa mạc và Sa mạc hoá.

Chính vì thế, Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học kêu gọi
kỷ niệm Ngày Đa dạng sinh học vào 22 tháng 5 bằng các hoạt
động bảo vệ đa dạng sinh học các vùng đất khô.
20% hệ sinh thái vùng đất khô trên thế giới
Theo đó, các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học có hiện đang bị suy giảm.(Ảnh từ internet)
nghĩa vụ đối với bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học các vùng đất khô và hành động
để đảm bảo chia sẽ công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên di truyền trong
các hệ sinh thái này.

Việt Nam là một trong Các hành động cần thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của con
những quốc gia đầu tiên người và do đó giảm tốc độ mất đa dạng sinh học các vùng đất khô và
phê chuẩn công ước đa bán ẩn được đưa ra cho năm nay gồm: Giảm chăn thả quá mức ở các
dạng sinh học từ năm hệ sinh thái nhạy cảm; Giảm chất ô nhiễm do thâm canh gây ra; Giảm
1994. tốc độ chuyển các đồng cỏ và thảo nguyên thành các khu đô thị và
nông nghiệp; Tiến hành các bước nhằm kiểm soát sinh vật lạ xâm lấn
vào các hệ sinh thái này; Hỗ trợ xây dựng các thể chế nhằm xoá đói giảm nghèo và cho phép
người nghèo thực thiện sinh kế bền vững; Huy động các nguồn tài chính và kỹ thuật, đặc biệt
cho các nước đang phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu
Đa dạng sinh học đến 2010.

Hiện nay có tới 47% mặt đất trên Trái đất là các vùng đất khô (bao gồm các cùng đất bán khô
như Karoo và châu Phi; các vùng thảo nguyên sa mạc như các thảo nguyên ở Âu Á và các bình
nguyên Bắc Mỹ cũng như các vùng thảo nguyên ở địa trung hải). Với sự giàu có về đa dạng sinh
học, các vùng đất khô cung cấp sinh kế cho khoảng 2 tỷ người.

Tuy nhiên, các hệ sinh thái vùng đất khô nhận được rất ít lượng mưa cho nên rẩt dễ tổn thương.
Việc biến đổi các khu cư trú cho mục đích sử dụng của con người, chủ yếu là cho nông nghiệp,
và việc tăng các hoạt động khai thác quá mức bao gồm việc chăn thả quá mức, đã dẫn đến sự
suy thoái của 20% hệ sinh thái vùng đất khô - với hậu quả khắc nghiệt: sa mạc hoá và hạn hán,
cùng 2.311 loài đang nguy cấp, mất hơn 40 tỉ USD một năm về sản lượng nông nghiệp và làm
tăng các áp lực về kinh tế, chính trị và xã hội.

Đói nghèo đã khiến bộ phận dân số phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên khai thác quá mức các
vùng đất nghèo nàn nhằm duy trì sinh kế của họ. Trong khi đó, các biện pháp khuyến khích hiện
có không thúc đẩy sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2007/11/130922/
MÔI TRƯỜNG - ĐÔ THỊ

50% diện tích đất đồng bằng đã suy thoái


Thứ sáu, 16/11/2007, 03:19 (GMT+7)
Hôm qua 15-11, Hội thảo quốc gia “Nâng cao nhận thức về thập kỷ giáo dục vì
sự phát triển bền vững” do Ủy ban Quốc gia Thập kỷ giáo dục phối hợp với
UNESCO và Bộ GD-ĐT tổ chức đã khai mạc tại TPHCM.

Theo GS.TS Phạm Xuân Nam (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), môi trường Việt
Nam lại đang suy thoái đến mức báo động: 70% khu công nghiệp chưa có hệ
thống xử lý nước thải, 90% cơ sở sản xuất – dịch vụ đổ thẳng chất thải ra môi
trường. Trong khi đó, nguồn tài nguyên nước đang ô nhiễm nặng nề, 50% diện
tích đất (3,2 triệu ha) ở đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng
đồi núi bị suy thoái.

Từ thực tế trên, nhiều đại biểu tham dự hội thảo kiến nghị, để Việt Nam có thể
thực hiện được chiến lược phát triển bền vững, cần phải đổi mới toàn diện về
cách thức, phương pháp phát triển kinh tế cũng như giáo dục. Kinh tế tri thức
(dùng trí tuệ, chất xám làm trung tâm) phải được xem là nền tảng cho mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thay vì chú trọng vào khai thác và bán
tài nguyên hoặc sức lao động “thô” như lâu nay.

Các nước đạt thỏa thuận về chống suy thoái đất


05/10/2009 | 14:16:00

Các nước đã nhất trí về bộ tiêu chuẩn giám sát và đánh giá mức độ sa mạc hóa. (Ảnh:
Internet).
Sau 2 tuần thảo luận, các thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa đã
nhất trí về bộ tiêu chuẩn giám sát và đánh giá mức độ sa mạc hóa, hạn hán và suy thoái
đất.

Đây là thỏa thuận được Liên hợp quốc đánh giá là thành tựu đột phá trong cuộc chiến
chống sa mạc hóa đang tác động đến tất cả các nước trên thế giới.

Phiên họp lần thứ 9 của Hội nghị các bên thuộc Công ước Liên hợp quốc chống sa mạc
hóa (UNCCD), được tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina, đã kết thúc ngày
4/10 với sự đồng thuận cao về bộ tiêu chuẩn này.

Đại diện các chính phủ, các nhà khoa học và quan chức Liên hợp quốc tham dự hội nghị
khẳng định sự cần thiết phải hoàn tất một chế độ mới toàn diện hơn đối với loại đất nghèo
carbon và đặc biệt lưu ý đến việc đảm bảo người nghèo được hỗ trợ công bằng trong cải
tạo đất. Hội nghị cũng kêu gọi đánh giá hiệu quả việc chống suy thoái đất.
Thư ký chấp hành UNCCD, Luc Gnacadja, nhấn mạnh thỏa thuận là tin tốt lành đối với
Công ước đã có hiệu lực từ năm 1996 này, đồng thời là một thông điệp rõ ràng và mạnh
mẽ gửi đến Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tổ chức ở Copenhagen (Đan
Mạch) tháng 12 tới.

Trong thông điệp gửi hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ sa mạc
hóa, hạn hán và suy thoái đất là một trong những thách thức bức xúc nhất đối với môi
trường toàn cầu vì nó gây bất ổn định xã hội, làm gia tăng nạn nghèo đói và làm trầm
trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

Khoảng 3/4 trong tổng số thảm họa trên toàn cầu liên quan đến khí hậu và những thảm
họa này làm nghiêm trọng thêm tình trạng sa mạc hóa và suy thoái đất.

Hơn 2 tỷ người trên Trái Đất đang sống trên các vùng đất khô hạn và là những người
nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất./

Chủ nhật, 29/6/2008, 10:44 AM

Đất ngập nước Việt


Nam: Suy thoái
nghiêm trọng
(Theo Hà Nội Mới )
(HNM) - Nhiều vùng đất ngập nước đã bị suy giảm cả
về chất lượng và số lượng do hoạt động khai thác và
sử dụng quá mức. Đó là vấn đề nóng được nêu lên tại
Hội thảo Đất ngập nước-Trái tim châu Á do Bộ Tài Đất ngập nước - nơi cư trú của
nguyên và Môi trường, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên nhiều loài động, thực vật quý
quốc tế tổ chức mới đây. hiếm.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, diện tích đất ngập
nước của nước ta là khoảng 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích cả nước, được phân bố ở
vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các
vùng cửa sông và vùng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên. Không
phải đất nước nào cũng có một hệ thống đất ngập nước phong phú, đa dạng lại được phân
bố rộng khắp các vùng sinh thái như nước ta. Việt Nam có 68 khu đất ngập nước nội địa
và ven biển có giá trị đa dạng sinh học và môi trường quốc gia cũng như toàn cầu trải
khắp đất nước như: Hồ Ba Bể, hồ Tây Hà Nội, vườn quốc gia Xuân Thuỷ, khu bảo tồn
thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ, phá Tam Giang, Biển Hồ, hồ Yaly, Ayun Hạ, vùng Tây Nguyên,
vườn quốc gia mũi Cà Mau, khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, vườn quốc gia U Minh
Thượng
Đất ngập nước là nơi dung nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hoà sinh thái
và khí hậu, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, duy trì
tính đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như: nông
nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch, khai khoángv.v... Vùng đất ngập nước là
nguồn sống của phần lớn người dân Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích và giá trị to lớn
về kinh tế - xã hội - văn hoá - môi trường. Đất ngập nước cũng là nơi cư trú của nhiều
loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Ví dụ, vườn quốc gia Côn Đảo có
tới 77 loài động thực vật có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học, thì đất ngập nước ở Việt Nam đang biến
đổi theo các xu thế đối đầu đáng lo ngại. Trước hết là do sự phát triển nhanh của hồ nhân
tạo từ hệ thống thuỷ điện, thuỷ lợi, đầm nuôi tôm, vùng xử lý nước thải. Thứ hai, chất
lượng môi trường và hệ sinh thái đất ngập nước ven đô thị, khu công nghiệp, vùng nuôi
trồng thuỷ sản, sản xuất lúa nước bị suy thoái ngày càng mạnh, kể cả đa dạng sinh học.
Thứ ba là cách tiếp cận, công cụ quản lý đất ngập nước ngày càng hiện đại khoa học, đa
dạng; các văn bản pháp luật, số lượng các cơ quan, bộ phận quản lý ngày càng gia tăng,
nhưng tính hiệu quả, tác động tích cực của hệ thống thể chế, quản lý lại không tăng tương
ứng. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân khác trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập
nước, môi trường sống và di cư của nhiều loài sinh vật bị phá huỷ; đa dạng sinh học và
các nguồn tài nguyên đất ngập nước bị suy giảm nghiêm trọng do các loại chất thải ngày
càng gia tăng; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản bằng các phương pháp có tính huỷ diệt;
nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá huỷ rạn san hô; sử dụng không hợp lý các hoá chất bảo
vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp v.v... Bên cạnh đó còn do tác động
của các quá trình tự nhiên như xói lở, hạn hán, cháy rừng, mặn hoá, ngọt hoá đất v.v...

Để ngăn chặn sự suy thoái của đất ngập nước, theo các chuyên gia, chúng ta cần ứng
dụng công nghệ khai thác hiện đại các khoáng sản ven bờ để hạn chế gây ô nhiễm môi
trường, huỷ hoại cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời khuyến khích phát triển du lịch sinh
thái biển, nhất là các vùng cửa sông ven biển nơi có rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ
biển. Bên cạnh đó, rất cần hạn chế phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
đô thị ở các vùng đất ngập nước ở nơi có nhiều thiên tai và nhạy cảm môi trường cao như
vùng ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, rừng ngập mặn Cần Giờ (TP
HCM), huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Cuối cùng là hạn chế khai thác, chế biến dầu
khí và các khoáng sản ở ven bờ, nhất là ở nơi có rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ
biển; hạn chế đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản ở vùng ven bờ, cửa sông, đầm phá, bãi
triều.

Nguy cơ thoái hoá đất và hoang mạc hoá ở Bình Định


Bình Định nằm trong vùng hoang mạc hóa cục bộ và có các quá trình xảy ra hoang mạc
hóa. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trong vài thập kỷ gần đây, nạn khai thác
quá mức quỹ đất và nguồn nước đã tác động đến quá trình thoái hóa đất, suy giảm nguồn
nước. Tình trạng hoang mạc hóa diễn ra ngày càng nhanh với quy mô ngày càng lớn, làm
ảnh hưởng đến môi trường sống và gây khó khăn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của
người dân.
Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam,
trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất
hoang hóa. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám
bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích hoang mạc
hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha.

Những tác hại do con người gây ra

Bình Định là dải đất hẹp, địa hình phức tạp, sườn dốc ngắn, độ dốc lớn nên khả năng xói mòn,
rửa trôi đất rất lớn; là vùng đất nắng nóng, khô hạn, lũ lụt, gió bão… thường xuyên xảy ra, dẫn
đến nguy cơ thoái hóa đất rất cao. Một số vùng đất canh tác nông nghiệp ở Bình Định đang phải
đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đất.

Núi Hòn Chà thuộc địa phận xã Phước Thành (Tuy Phước) và phường Trần Quang Diệu (TP
Quy Nhơn) từ nhiều năm nay đã trở thành công trường khai thác đá granite tảng lăn và đá vật
liệu xây dựng. Hoạt động khai thác đá ở xã Nhơn Tân (An Nhơn), Núi Bà ở Cát Tiến (Phù Cát)
cũng diễn ra rầm rộ, liên tục và thiếu quy hoạch. Công tác hoàn thổ sau khai thác hầu như không
được quan tâm, hậu quả là lớp thực bì trên bề mặt các vùng đồi núi bị bóc sạch, làm thay đổi
dòng chảy của nước khi mùa mưa đến, các vùng đất ruộng quanh khu vực chân vùng khai thác
đá bị bạc màu và bồi lấp bởi vụn đá. Sự suy thoái đất không chỉ diễn ra ở quanh vùng Hòn Chà,
Núi Bà mà còn diễn ra ở tất cả những nơi có hoạt động khai thác đá.

Những năm qua, các rừng phòng hộ ở An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn… bị xâm hại
đáng kể; kế hoạch phòng, chống nạn phá rừng của tỉnh chưa mang lại hiệu quả. Nạn phá rừng,
nhất là rừng phòng hộ, không những đã làm cho tính bền vững của lớp thực bì của các vùng đồi
núi bị phá vỡ, tạo nên hoang hóa, mà còn dẫn đến những nguy cơ lũ lụt, hạn hán cho các vùng
phụ cận, vùng cuối nguồn; bởi khả năng tích nước, giữ nước, điều hòa nước của rừng phòng hộ
bị suy giảm. Người dân ven biển đã phá rừng phi lao (từ bán đảo Phương Mai - TP Quy Nhơn
đến Tam Quan Bắc - Hoài Nhơn) để lấy củi, chiếm đất…, là hành vi phá vành đai xanh chắn cát.

Lạm dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân lớn gây
nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai, nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Năm 2004-2005,
kết quả thanh tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định cho thấy: người nông dân vẫn sử dụng
các loại thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc, các loại hóa chất bảo vệ thực vật nhập lậu từ Trung
Quốc (gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt chuột) bày bán phổ biến ở các vùng sâu, vùng xa của
tỉnh. Mặt khác, sư tồn dư của hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường cũng đáng cảnh báo,
phần lớn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật của
cơ quan chuyên ngành.
Hãy thân thiện với những vùng đất khô cằn

Trong khi, có nơi người dân buộc phải từ bỏ đất đai vì quá ô nhiễm, suy thoái thì ở nơi khác cũng
có những người dân biết cách cải tạo và làm giàu trên chính mảnh đất bạc màu của mình. Cách
đây hơn 7 năm, thôn Tân Hóa Nam thuộc xã Cát Hanh (Phù Cát) có diện tích trên 50 ha bị khô
cằn, thoái hóa do trước đây chỉ trồng cây bạch đàn. Chính quyền xã và Phòng NN-PTNT huyện
đã mày mò, nghiên cứu, quy hoạch vùng trồng xoài cát Hòa Lộc trên diện tích này.

Thời gian đầu chỉ có 10 hộ đầu tư thí điểm, về sau thấy cây xoài phát triển tốt, nên có thêm 40 hộ
khác đã mạnh dạn đầu tư. Ba mùa xoài vừa qua, bà con đã có thu nhập bình quân khoảng 50
triệu đồng/ha từ cây xoài Hòa Lộc, thực lãi khoảng 30 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với
đầu tư một số cây trồng khác. Hiện nay, tỉnh đang áp dụng một số công nghệ mới trong nông
nghiệp nhằm bảo vệ đất, bảo vệ thảm thực vật tự nhiên, chẳng hạn như: xây dựng mô hình
“Nông nghiệp trú ẩn - nông nghiệp che chắn”. Theo mô hình này, những đai rừng phi lao hoặc
keo lá tràm tại các vùng cát ven biển khi đã phát huy tác dụng phòng hộ thì trồng điều, cây công
nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gia súc. Hiện nay, một số địa phương như Phù Cát, Phù Mỹ,
Hoài Nhơn, Tuy Phước… đã áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp (điều + đậu đỗ;
điều + dứa; điều + cỏ chăn nuôi…).

Với thông điệp của Ngày Môi trường thế giới (5-6) năm nay: “Đừng từ bỏ những vùng đất khô
cằn” đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc bảo vệ đất đai - nơi nuôi dưỡng và quyết định sự
sống còn của con người. Đất đai suy thoái vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của đói nghèo.
Chuyện về những người nông dân phải bỏ đất lên thành phố kiếm sống một cách bấp bênh và
những người nông dân khác biết biến đất cằn thành của cải, đã trở thành bài học bổ ích, khi mà
hàng năm, nạn “thừa người thiếu đất” vẫn diễn ra ở khắp nơi và làm đau đầu những nhà hoạch
định.

You might also like