You are on page 1of 83

Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Lời giới thiệu

“Kiến thức là kho báu không phải của riêng ai. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại khi chia sẻ cho mọi
người .”

Các bạn thân mến!

Ban đầu tớ không định làm cái tổng hợp đề thi này đâu nhưng mà thấy tình trạng thiếu tài
liệu học tập nhất là những đề thi các năm trước –vốn được cánh SV chúng ta coi như là bảo
bối vì có thể luyện tập qua các dạng đề thi các khóa trước và biết đâu trong chúng ta lại có
người nào đó đoán được đề thi cho khóa mình thì sao nhỉ?

Thôi nói về nội dung chính nào.Tớ tổng hợp các đề thi của các khóa trước dành cho SV
khoa Hóa học –Trường ĐH Khoa học tự nhiên –ĐHQGHN.Đây là những đề bài rất hữu ích
cho những SV khóa sau của khoa Hóa học –Trường ĐHKHTN nhưng tớ nghĩ nó cũng là 1
nguồn tham khảo hữu ích cho những bạn đang học Hóa hoặc yêu thích ngành Hóa.Nhân
đây tớ cũng rất cảm ơn CLB Hóa học trường ĐHKHTN đã cung cấp đề thi và tớ dựa trên đó
để chỉnh sửa và bổ sung lại cho đầy đủ.Hiện tại do công việc học tập trên lớp khá bận nên
tớ chưa đánh máy được những đề thi gần đây nhất dành cho SV K51-K52 .Nên đây mới chỉ
là phần đầu tài liệu tớ muốn giới thiệu cho tất cả các bạn thôi.Khi nào có thới gian rảnh thì
tớ sẽ viết tiếp , bổ sung vào tài liệu trong ngăn sách học tập của các bạn.Nếu các bạn muốn
lấy các tài liệu khác mà tớ chưa kịp đánh máy và chuyển sang dạng PDF thì hãy liên lạc với
tớ nhé.Vì đây là lần đầu tiên nên còn non kinh nghiệm ,chắc chắc sẽ còn rất nhiều lỗi cần
phải sửa do đó tớ mong sẽ nhận được những phản hồi cũng như đánh giá ,góp ý,phê bình
từ các bạn.Hoan nghênh!Hoan nghênh!

Họ tên : Đỗ Văn Hiệp

Địa chỉ : Lớp K52A-Hóa học.Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

19 Lê Thánh Tông ,Hoàn Kiếm,Hà Nội

Điện thoại : 0973.616.852 (Cũng đẹp chứ nhỉ??)

Email : dovanhiep@hus.edu.vn hay vanhiepk52a@gmail.com

Mong rằng tài liệu mà tớ giới thiệu cho các bạn sẽ phần nào có ích cho công việc học tập
hay nghiên cứu của các bạn.Chúc các bạn học giỏi và thành công sẽ đến với các bạn.

Tạm biệt !

1 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Vật lý Điện - Quang.

Số đvht: 05

Dành cho :K47 khoa Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

a) Xây dựng công thức về mối liên hệ giữa điện thế và điện trường.

b) Cho quả cầu cô lập bằng chất dẫn điện, được tích điện Q = 2,5 nC phân bố đều trên mặt
quả cầu; có bán kính R = 6,85cm. Hãy tính:

- Năng lượng của quả cầu.

- Tính điện trường và điện thế tại điểm cách tâm quả cầu là 5 cm và 13,7 cm.

Cho biết:  =1;  0 = 8,85.10-12 C2 /N.m2 ; k = 9.109 N.m2/C2

Câu 2

a) Viết công thức của định luật Bio - Savart - Laplace cho một nguyên tố dòng.

b) Viết công thức tính cảm ứng từ do một dòng điện thẳng gây ra.

c) Cho dây dẫn có dòng điện I = 1A chạy qua, trong không khí; được gập lại thành một tam
 
giác vuông như hình vẽ. Biết A = 900, B = 300 và BC = 10 cm.

Tính cảm ứng từ tại các đỉnh của tam giác.

Cho biết:  =1;  0 = 4  .10-7 T.m/A

2 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 3

- Phát biểu thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein.

- Vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng giải thích các quy luật về dòng quang điện.

- Nêu một lập luận chúng tỏ thuyết sóng về ánh sáng không thể giải thích được hiệu ứng
quang điện.

Câu 4

Một cách tử có số vạch trên một cm là 2000 vạch/cm, được chiếu vuông góc bởi một chùm
sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Màn quan sát được đặt trên tiêu diện của một thấu
kính hội tụ có tiêu cự f = 1m, đặt sau thấu kính và song song với cách tử.

a) Tìm khoảng cách từ cực đại nhiễu xạ trung tâm đến cực đại nhiễu xạ chính thứ nhất.

b) Tính số cực đại nhiễu xạ chính tối đa cho bởi cách tử.

3 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Vật lý Điện - Quang.

Số đvht: 05

Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

1. Áp dụng định luật Ostrogradsky – Gauus để xác định: Điện trường do quả cầu kim loại
bán kính R tích điện Q gây ra tại điểm M cách tâm quả cầu một đoạn r > R. Từ kết quả thu
được có nhận xét gì?

2. Một quả cầu kim loại, bán kính 10 cm được tích điện đến điện tích 1,6.10-8 C. Hãy xác
định:

a) Điện trường, điện thế tại điểm M1 cách tâm quả cầu một đoạn 5 cm.

b) Điện trường, điện thế tại điểm M2 cách tâm quả cầu một đoạn 20 cm.

c) Năng lượng (tĩnh điện) của quả cầu. Mật độ năng lượng điện trường tại điểm M2.

Cho hằng số điện môi của kim loại và không khí  =1, lấy = 8,86.10-12 C2/N.m2.

Câu 2

1. Một dây dẫn được uốn thành đường tròn bán kính R tâm O, có dòng điện một chiều
cường độ I chạy qua. Chiều của dòng điện cùng chiều kim đồng hồ. Từ định luật Bio –
Savart – Laplace Hãy suy ra chiều và độ lớn của từtrường tại tâm O do dòng điện gây ra.

2. Cho C là một vòng dây kim loại, đặt trong từ trường có vectơ cảm ứng từ như hình vẽ.
Mũi tên trên đường cong C chỉ chiều dòng cảm ứng. Cho biết từ trường tăng hay giảm? Giải
thích tại sao?

4 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

C
B +

Câu 3

Trình bày hiện tượng phân cực quay và nêu một số ứng dụng.

Câu 4

Để khử phản xạ đối với tia sáng laser He – Ne bước sóng 632,8 nm rọi theo phương vuông
góc với thấu kính, người ta tráng lên bề mặt thấu kính một lớp vật liệu trong suốt chiết suất
1,3. Biết thấu kính thủy tinh chiết suất 1,5. Tính độ dày tối thiểu của lớp khử phản xạ trên.

Câu 5

Một cách tử nhiễu xạ gồm những khe độ rộng là 300 nm và cách nhau 900nm. Người ta
chiếu vào cách tử một ánh sáng đơn sắc bước sóng 600 nm theo phương vuông góc với
cách tử.

a) Hỏi ánh sáng nhiễu xạ toàn phần có bao nhiêu cực đại nhiễu xạ.

b) Giả sử độ rộng cách tử được sử dụng là 1,2 cm.

- Tính độ bán rộng góc của vạch phổ quan sát được ở phổ nhiễu xạ bậc một.

- Tính giới hạn phân ly của cách tử trong vùng phổ gần 600 nm.

5 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Vật lý Điện - Quang.

Số đvht: 05

Đối tượng dự thi: K49 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1 (2,5 đ) Một đĩa tròn bán kính R, tích điện đều với mật độ  .

a) Xây dựng công thức tính cường độ điện trường tại một điểm nằm trên trục đĩa và cách
tâm đĩa một đoạn là h.

b) Chứng minh rằng nếu h  0 thì biểu thức thu được chuyển thành biểu thức tính cường
độ điện trường gây ra bởi mặt phẳng vô hạn tích điện.

c) Chứng minh rằng nếu h >> R thì biểu thức thu được chuyển thành biểu thức tính cường
độ điện trường gây bởi điện tích điểm.

Câu 2 (2,5 đ)

a) Năng lượng từ trường của dòng điện. Mật độ năng lượng từ trường.

b) Một dây dẫn dài vô hạn có dòng điện 5A chạy qua được uốn thành một góc vuông. Tìm
cường độ từ trường tại 1 điểm nằm trên phân giác của góc vuông và cách đỉnh 10 cm.

Câu 3 (2 đ)

a) Trình bày hiện tượng phân cực qua bản Tourmaline và giải thích.

b) Thế nào là hiện tượng phân cực quay, nêu một ứng dụng của hiện tượng phân cực quay.

6 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 4 (2 đ)

Một cách tử nhiễu xạ có 2000 vạch/mm được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng
500 nm dưới góc tới là 300.

a) Tính số cực đại nhiễu xạ có thể quan sát được và góc tương ứng để quan sát thấy các
cực đại đó.

b) Nếu chiếu theo phương vuông góc với cách tử thì số cực đại nhiễu xạ quan sát được là
bao nhiêu? Khi đó cách tử có khả năng tán sắc hay không?

Câu 5 (1 đ)

Để khử phản xạ đối với tia sáng laser He - Ne bước sóng 632,8 nm rọi theo phương vuông
góc với thấu kính, người ta tráng lên bề mặt thấu kính một lớp vật liệu trong suốt chiết suất
1,3. Biết thấu kính thủy tinh chiết suất 1,5. Tính bề dày tối thiểu của lớp khử phản xạ trên.

7 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Nhà nước và pháp luật đại cương

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Trình bày vị trí pháp lý, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước Trung ương ở Việt
Nam. ( Có vẽ sơ đồ).

Câu 2

Nêu định nghĩa ý thức pháp luật, các biện pháp giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật trong
sinh viên ở nước ta hiện nay.

Môn thi: Nhà nước và pháp luật đại cương

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

8 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Trình bày nội dung cơ bản chức năng kinh tế của nhà nước ta hiện nay?

Câu 2

Phân tích và cho ví dụ về các dấu hiệu của vi phạm pháp luật. Sinh viên cần làm gì để góp
phần vào việc đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật trong học đường.

Môn thi: Nhà nước và pháp luật đại cương

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Phân tích vị trí pháp lý, chức năng cơ bản của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Câu 2

Ý thức pháp luật là gì? Theo anh (chị), làm thế nào để nâng cao ý thức pháp luật trong sinh
viên?

9 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Hóa học hữu cơ I

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K46 A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Hãy viết công thức cấu tạo và tên gọi các đồng phân của ankan có công thức phân tử
C6H14.

Câu 2

Cho propen tác dụng với HBr. Hãy chỉ rõ sản phẩm chính, sản phẩm phụ khi không có và
khi có xúc tác peoxit. Viết cơ chế phản ứng để giải thích sự tạo thành các sản phẩm đó.

Câu 3

Viết sơ đồ phản ứng và cơ chế các phản ứng sau:

a) Alkyl hóa benzen có mặt AlCl3 khan.

b) Axyl hóa benzen có mặt AlCl3 khan.

Phản ứng nào thu được sản phẩm thế mono - , đi - , tri - ,...Tại sao?

Câu 4

10 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết phản ứng chạy theo cơ chế nào (thuộc loại phản
ứng nào) ?

a.

Br

H
- HBr
CH3

H CH3

b.

Br
H CH 3
Zn
H CH 3

Br

c.

CH 3

H3 C H 2C C CH 3 NaOH

Br

d.

CH 3
HCl đặc
H3C C OH

CH 3
e.

Cl O
+
N -
O
11 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN

+
O N
-
O
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

NaOH

f.

CH2 Br2

CCl4

Môn thi: Hóa học hữu cơ I

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K47 A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1 (3 đ)

Trình bày phản ứng cộng electrophil vào anken.

Câu 2 (3 đ)

Trình bày phản ứng thế electrophil vào nhân thơm.

Câu 3 (2 đ)

a) Hãy viết các phương trình và cơ chế tạo thành tất cả các sản phẩm trong phản ứng của
sec- butylclorua với dung dịch KOH trong etanol.

b) Hãy giải thích tại sao khi có mặt ion bromua, sec- butylbromua quang hoạt lại tạo thành
hỗn hợp raxemic.

Câu 4 (1 đ)

Hãy viết sản phẩm các phản ứng sau:

a) CH3MgI + HCO2C2H5 = ?

b) CH3CH2MgBr + CS2 = ?

12 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

c) CH3CH2MgBr + NH3 = ?

d) (CH3)CMgCl + CO2 =?

e) CH3MgI + CH3COCH2CH2COC2H5 = ?

Câu 5 (1 đ)

Hãy viết các phản ứng điều chế các hợp chất theo sơ đồ sau (có thể dùng thêm các tác
nhân khác nếu cần thiết):

C6H6 → C6H5CH(CH3)2 → C6H5OCH3 → 2-(Br), 4-(NO2)C6H4OCH3

Môn thi: Hóa học hữu cơ I

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K48B CN Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

1. Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau và chỉ ra nguyên tử cacbon bất đối (vật
không trùng ảnh) ở mỗi hợp chất (nếu có):

a) 3- Clo- 2- metylhexan

b) 2, 3, 4- Tri metylpentan

c) 1, 4- Đibrom- 2- metylbutan

d) 2, 2- Đimetyl pentan

2. Hãy viết công thức cấu trúc của các đồng phân có công thức phân tử là C4H8. Gọi tên
chúng theo IUPAC. Đồng phân nào có thể xuất hiện ở dạng cis và trans.

Câu 2

Hiđrocacbon C6H12 có những đặc tính sau:

13 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

1. Làm mất màu dung dịch brom

2. Tan trong H2SO4

3. Khi hiđro hóa chuyển thành n-hexan

4. Khi oxi hóa bằng KMnO4 cho một axit kiểu RCOOH.

Hãy viết các phản ứng xảy ra ở trên; gọi tên hiđrocacbon này và cho biết có thể xuất hiện ở
dạng cis và trans hay không?

Câu 3

Từ các anken thích hợp hãy viết phương trình điều chế:

a) 2- Iot- 2- metyl pentan

b) 1- Brom- 3- metyl butan

c) 1- Clo- 1- metyl xiclohexan.

Câu 4

Hiđrocacbon thơm C9H8 có những đặc tính sau:

1. Cộng hợp 2 phân tử brom

2. Khi bị oxi hóa cho axit benzoic

3. Với bạc nitrat trong amoniac cho kết tủa đặc trương.

Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra ở trên và gọi tên các hiđrocacbon này.

14 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Hóa học hữu cơ I

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K48 A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1 (2,5 đ)

Viết công thức, tên sản phẩm và giải thích cơ chế các phản ứng sau:

a) t- Butylbromua + - OC2H5 → A + C2H5OH + Br-

b) t- Butylclorua + OH- → B + Cl-

c) 2, 4- Đinitroclobenzen + OH- → C + Cl-

d) trans- 2- Clometylxiclopentan + C2H5O- → D + C2H5OH + Cl-

e) Isopentan + Cl2 ( h‫ → ) ט‬E (sản phẩm chính, thế mono)

Câu 2 (2,5 đ)

Giải thích cơ chế phản ứng và quy luật thế ở vòng benzen. So sánh tốc độ phản ứng nitro
hóa benzen, toluen, nitrobenzen và triflobenzen.

Câu 3 (2,5 đ)

Hoàn thành các phản ứng sau: (viết công thức sản phẩm dưới dạng lập thể và gọi tên)

a) CH3-CH=CH-C2H5 + Br2/ CCl4 → A1 + A2

cis- pent- 2- en

15 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

b) CH3-CH=CH-C2H5 + CH3COOH/ CH2Cl2 → B1 + B2

cis- pent- 2- en

c)

CH 2

H 3C
H 3C
H 3C
A+B

4-t-butyl(metylen)-xiclohexan

d) P- Bromtoluen + HNO3/ H2SO4  C Cl


2 
/ as
 D

e) CH3-CO-CH2CH3 + C6H5MgBr  E  F  G  H

Câu 4 (2,5 đ)

Giải thích cấu dạng của n- butan. (viết công thức phối cảnh và hình chiếu Niumen)

16 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Hóa học hữu cơ I

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K49 A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Hãy giải thích nguyên nhân gây ra các tính chất sau:

1. Tính axit của: FCH2COOH > ClCH2COOH > BrCH2COOH

2. Tính axit của: HC≡CH> CH2=CH2 > CH3-CH3

3. Tính bazơ của: Anilin > p- Cloanilin > p-nitroanilin

Câu 2

1.Viết công thức phối cảnh, công thức chiếu Fisơ và gọi tên các đồng phân quang học của
CH2OH-CHOH-CHO.

2. Hãy viết công thức Niumen 2 cấu hình R và S của metyletylbutylcacbinol.

3. Hợp chất sau đây có những loại đồng phân nào? Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên
đồng phân đó: CH3-CBr=CH-CH2OH

4 .Hợp chất được viết dưới đây có cấu hình R hay S:

17 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Cl
H H

C2H5 H
H

Câu 3

Hãy hoàn thành, gọi tên và giải thích cơ chế các phản ứng sau:

1. C6H6 + HNO3/ H2SO4(đặc) →

2. CH3-CH=CH2 + HBr (peoxit) →

3. CH3CH2Br + NaOH/H2O →

4. (CH3)3CBr + C2H5OK/C2H5OH →

5. (CH3)3CH + Cl2 →

Câu 4

Từ benzen Hãy điều chế:

1. Etylbenzen

2. Axit 3-nitrobenzoic

3. 3- clobrombenzen

Gọi tên và giải thích cơ chế của một trong 3 phản ứng.

18 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Nhiệt động học

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K45 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

a) Phát biểu định đề Clausius và định đề Thomson.

Chứng minh hai định đề này là tương đương.

b) Giải thích vì sao có thể sử dụng entropi mà không thể sử dụng nội năng để xét chiều
hươớng và giới hạn quá trình trong hệ cô lập.

Câu 2

a) Viết phương trình đẳng nhiệt, phương trình đẳng áp của phản ứng hóa học, phương
trình biểu thị sự phụ thuộc của hằng số cân bằng phản ứng vào áp suất.

b) Chúng minh rằng các phương trình đó là các biểu thức định lượng của nguyên lý chuyển
dịch cân bằng Lơsatơliê.

Câu 3

d ln P H
a) Phương trình  áp dụng cho trường hợp nào? Giải thích.
dT RT 2

b) Đối với benzen nguyên chất, nhiệt độ nóng chảy tnc = 5,530 C ở áp suất P= 1atm, nhiệt
độ nong chảy H nc = 30,6 cal/g; thể tích riêng của nó ở thể lỏng và thể rắn là V1 = 1,11

19 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

cm3/g và Vr = 1,106 cm3/g. Hỏi khi áp suất ngoài tăng lên 10 atm thì nhiệt độ nóng chảy của
benzen là bao nhiêu? (Cho 1 cal = 41,4 cm3.atm)

Câu 4

a) Thiết lập quy tắc pha của Gibbs

b) Sử dụng quy tắc pha xác định số bậc tự do f của hệ:

- Tại điểm ba của hệ 1 cấu tử.

- Tại điểm đẳng phí của hệ 2 cấu tử.

- Tại điểm ơtecti của hệ 2 cấu tử.

Môn thi : Nhiệt động học

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K46 A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc vào nhiệt độ của:

a) Hiệu ứng nhiệt ( H ) của phản ứng.

b) Hằng số cân bằng ( Kp ) của phản ứng.

c) Áp suất hơi bão hòa ( P ) của chất lỏng.

d) Độ tan ( x2 ) của chất trong dung dịch lý tưởng

Nêu ý nghĩa và ứng dụng của các phương trình đó.

Câu 2

Ở 250 C entropi của lưu huỳnh rombic và lưu huỳnh đơn tà bằng 31,88 và 32,55 J/mol.K.
Nhiệt hình thành của 2 dạng đó tương ứng bằng 0,00 và 0,30 kJ/mol.

a) Tính G đối với quá trình chuyển Srombic → S đơn tà ở 2500C. Từ kết quả thu được có thể
rút ra kết luận gì?

20 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

b) Xác định nhiệt độ tại đó cân bằng giữa 2 dạng chuyển hóa được thiết lập. Chấp nhận
H và ∆S không phụ thuộc nhiệt độ.

Câu 3

a) Dung dịch lý tưởng là gì? Cho ví dụ.

b) Chứng minh rằng áp suất hơi chung của các cấu tử A, B trong dung dịch vô cùng loãng là
một hàm tuyến tính của thành phần dung dịch.

c) Dung dịch Axeton – Clorofooc là một dung dịch sai lệch dưng Pi 0  Pi 0 xi hay sai lệch
âm? Viết phương trình biểu thị sự phụ thuộc của áp suất hơi chung của dung dịch đó vào
thành phần dung dịch.

Môn thi : Nhiệt động học

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47 A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

1. Trình bày phương pháp xác định nhiệt hóa hơi của H2O.

a) Dựa vào định luật Hess.

b) Dựa vào phương trình Clapeyron - Clausius.

2. Viết phương trình biểu thị sự phụ thuộc của nhiệt hóa hơi của H2O vào nhiệt độ.

3. Cho biến thiên entropi trong quá trình chuyển đẳng áp 1 mol nước đá ở 00C thành hơi
nước ở 1000C là ∆S = 154,54 J/K.mol. Nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là ∆Hnc = 6,009
kJ/mol. Chấp nhận nhiệt dung đẳng áp của nước lỏng trong khoảng từ 00C đến 1000C
không đổi và bằng 75,31 J/K.mol

a) Tính biến thiên entropi trong quá trình chuyển đẳng áp, đẳng nhiệt 1 mol nước lỏng ở
1000C thành hơi nước.

b) Tính nhiệt hóa hơi mol của nước ở 1000C.

21 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

Viết phương trình đẳng nhiệt của phản ứng hóa học:

aA + bB = cC + dD (khi P, T= const)

Nêu ý nghĩa và các ứng dụng của phương trình đó.

Câu 3

1. Vẽ giản đồ trạng thái của hệ Pb - Sn trong hệ tọa độ nhiệt độ - thành phần (khi P =const)

Giải thích về các đường cong trên giản đồ.

2. Tại những vị trí nào trên giản đồ hệ gồm 2 pha cân bằng? Hãy xác định số bậc tự do f
của hệ tại các vị trí đó.

Môn thi : Thủy khí

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47B CN Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1 ( 4 đ)

Thiết lập phương trình mặt đẳng áp và phân bố áp suất cho trường hợp bình chứa chất lỏng
chuyển động ngang với gia tốc a không đổi.

Câu 2 (3 đ)

Hãy trình bày nguyên lý của ống venturi.

Câu 3 (3 đ)

Trong ống nằm ngang có đường kính 60 mm và có độ nhám tương đối n = 10-4 có nước
chảy (ở nhiệt độ 150C) với lưu lượng 10 m3/h.

Hãy cho biết tổn thất áp suất do ma sát thay đổi như thế nào nếu lưu lượng thể tích của
dòng chảy cũng nhươ đường kính ống tăng gấp đôi.Cho biết: khốilượngriêng của nướcở
1500C là 999 kg/m3 ; độ nhớt  = 1,1404.10-3 N.s/m2. Hệ số ma sát được tính theo công
thức:

0,3164

Re 0, 25

22 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Thủy khí

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K48B CN Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Độ nhớt là gì? Trình bày công thức tính độ nhớt và giải thích các đại lượng, ghi rõ các đơn
vị.

Câu 2

Hãy trình bày công thức tính chiều cao hút và chiều cao đẩy của bơm. Độ cao hút tối đa của
bơm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 3

Trong ống nằm ngang có đường kính 30 mm nước chảy (ở nhiệt độ 1500C) với lưu lượng
5660 l/h. Tại một điểm bất kỳ trên đường ống khi ngơời ta nối một ống hở theo phương
thẳng đứng thấy cột nước dâng lên độ cao 2,5 m. Tại chính điểm đó phía dưới sẽ đượcnối
với một đầu của áp kế thủy ngân hình chữ U. Đầu thứ hai của áp kế chữ U được nối với
một điểm cách điểm đầu tiên 5 m.

Hãy tính:

- Áp suất tại điểm thứ hai nếu độ nhám tương đối của ống là n = 0,002.

- Sự chênh lệch thủy ngân trong áp kế.

- Đường kính tương đối của ống sẽ phải là bao nhiêu để lưu lượng tương tự độ chênh lệch
mực thủy ngân trong áp kế sẽ bằng 7,5 cm?

23 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Cho biết: khối lượng riêng của nước ở 2000C là 998,2 kg/m3 ; khối lượng riêng của thủy
ngân là 13600 kg/m3 ; độ nhớt  = 1,1005.10-3 N.s/m2. Hệ số ma sát được tính theo công
thức:

1 Re
 1,8 log
 0,135(Re .n)  6,5

Môn thi : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta” do thường vụ Trung ương Đảng nêu ra ngày 12/3/1945?

Câu 2

Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Môn thi : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 2

24 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Trình bày những thuận lợi, khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau tháng Tám
năm 1945 và những nội dung cơ bản của chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” do Ban Thường vụ
Trung ương Đảng nêu ra ngày 25/11/1945.

Môn thi : Văn hóa đại cương

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, lịch âm dưng được xây dựng gồm mấy giai đoạn?

Câu 2

Chứng minh nguyên lý hài hòa âm dưng của văn hóa gốc nông nghiệp qua bảng giải mã
Lạc Thư.

Môn thi : Hóa học phân tích

Số đvht: 05

Đối tượng dự thi: K45A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Cân chính xác 2,75325 gam axit yếu HA, hòa tan hết vào nước thành 250,00 ml dung dịch
A. Lấy ra 50,00 ml A chuẩn độ nó bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,10M. Biết rằng khi thêm
vào 37,64 ml dung dịch NaOH trên thì pH hỗn hợp nhận được bằng 5,00. Khi thêm vào
62,50 ml dung dịch NaOH trên thì đạt tới điểm tương đương.

1. Tính khối lượng mol và hằng số axit Ka của axit HA.

2. Tính pH của dung dịch tại điểm tương đương trong phép chuẩn độ trên.

Câu 2

Cho dung dịch B chứa Fe3+ và Al3+. Lấy 25,00 ml dung dịch B, điều chỉnh pH bằng 2 rồi
thêm chất chỉ thị axit sunfosalixylic vào, đun nóng đến 850C, chuẩn độ bằng dung dịch
EDTA 0,0105M. Khi thêm vào 24,63 ml EDTA thì chất chỉ thị đổi màu.

25 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Lại lấy 25,00 ml dung dịch B nữa, điều chỉnh và giữ không đổi pH của nó bằng 5,0 ; thêm
vào đó 50,00 ml dung dịch EDTA 0,0105M (dư), chất chỉ thị xilenol da cam, đun nóng đến
850C rồi chuẩn độ lượng EDTA còn dư bằng dung dịch chuẩn Zn2+ 0,0100M dùng hết 8,74
ml dung dịch chuẩn đó thì chất chỉ thị chuyển màu.

1. Giải thích vắn tắt nguyên tắc của phép xác định trên.

2. Tính nồng độ mol của Fe3+ và Al3+ trong dung dịch B.

Biết: βFeY-= 1025.1 ; βAlY- = 1016.13 ; βZnY- = 1016.10.

Khi pH = 2,0 giá trị =1013.43 ; khi pH = 5,0 giá trị αY(H) = 106.45.

Câu 3

Để xác định hàm lượng của CO trong không khí của lò luyện cốc, ngơời ta đã lấy 24,70 lit
mẫu không khí, cho mẫu đó đi qua thiết bị chứa lượng dư I2O5 nung nóng để oxi hóa toàn
bộ CO thành CO2 và tạo thành I2 theo PTPƯ:

I2O5 + 5CO = 5CO2 + I2

Lượng I2 tạo thành được cất và cho hấp thụ hết vào dung dịch KI dư rồi được chuẩn độ
bằng 7,75 ml dung dịch Na2S2O3 0,00221M.

Hãy tính hàm lượng của CO trong mẫu không khí theo ppm. Biết khối lượngriêng của mẫu
không khí là 1,20 g/lit (CO = 28).

Câu 4

Chuẩn độ dung dịch Fe2+ 0,1000M bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường axit có pH
không đổi bằng 0.

a) Tính thế oxi hóa - khử tại điểm tương đương.

b) Tính sai số chuẩn độ nếu kết thúc ở thế +1,00V. Biết thế oxi hóa tiêu chuẩn của hệ

MnO4-, H+/ Mn2+, H2O bằng 1,51V và của hệ Fe3+/Fe2+ bằng + 0,68V.

26 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Hóa học phân tích

Số đvht: 05

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

1. Dung dịch đệm pH là gì? Cho thí dụ. Khả năng đệm của các dung dịch đệm phụ thuộc
vào những yếu tố nào?

2. Axit glicolic (viết tăt là HA) có hằng số axit Ka = 1,48.10-4. Cần phải trộn bao nhiêu ml
dung dịch HA 0,200M với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,200M để thu được dung dịch
đệm có pH = 4,50.

3. Tính sai số chuẩn độ khi chuẩn độ dung dịch HA 0,100M bằng dung dịch NaOH 0,100M
dùng chất chỉ thị đổi màu tại pH = 9,5.

Câu 2

Để xác định độ cứng của một loại nước người ta làm như sau:

1. Lấy 100,00 ml mẫu nước, chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1250M theo metyl da
cam, đã dùng hết 5,20 ml dung dịch HCl đó.

2. Lại lấy 100,00 ml mẫu nước nữa, đun sôi, để nguội rồi lọc bỏ kết tủa, thu lấy nước lọc.
Thêm 15,00 ml dung dịch hỗn hợp NaOH + Na2CO3 vào nước lọc đó. Lọc, rửa kết tủa mới

27 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

tạo thành, thu lấy nước lọc và nước rửa được dung dịch A. Chuẩn độ dung dịch A bằng
dung dịch chuẩn HCl 0,1250 theo metyl da cam, đã dùng hết 43,60 ml dung dịch HCl đó.

a) Hãy viết các PTPƯ xảy ra.

b) Tính độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng chung theo tổng số milimol của các
muối Ca, Mg trong loại nước đó.

Câu 3

Thêm 25,00 ml dung dịch EDTA 0,0200M vào 25,00 ml dung dịch Ni2+ 0,0200M được đệm
bằng dung dịch đệm NH3 + NH4Cl có pH = 9,0 và khi đó αY(H)= 101.28;  Ni ( NH ) = 108.2. Phức
3

2+ 18.62
của Ni với EDTA có hằng số bền là β=10 .

Hỏi khi đó bao nhiêu % lượng ion Ni đã tạo phức với EDTA.

Câu 4

Chuẩn độ dung dịch Fe2+ 0,2000M bằng dung dịch chuẩn KmnO4 0,0400M có nồng độ cân
bằng của ion H+ không đổi bằng 1 mol/lit.

a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng.

b) Tính nồng độ cân bằng của ion Fe2+ tại điểm tương đương.

c) Nếu trong phép chuẩn độ này kết thúc khi thế oxi hóa – khử của dung dịch bằng
+1,00V thì sai số là bao nhiêu?

Cho biết các thế oxi hóa – khử tiêu chuẩn của các hệ liên hợp là:

MnO4, H+ / Mn2+ , E0 = +1,51V

Fe3+/Fe2+ , E0 = +0,77V.

28 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học phân tích

Số đvht: 05

Đối tượng dự thi: K47A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong dung dịch H3PO4 có nông độ 5.10-3 M.

Biết H3PO4 có: K1 = 7,6.10-2 ; K2 = 6,2.10-8 và K3 = 4,2.10-13 .

Câu 2

Cần thêm bao nhiêu ml dd NaOH 0,1 M vào 50 ml dd CH3COOH 0,2 M

(K = 10-4.75) để được dd hỗn hợp có pH bằng:

a) 4,00 b) 5,50

c) 7,00 d) 9,00

Để phép chuẩn độ trên có sai số không vượt quá 0,2% thì phải dùng các chất chỉ thị có pT
nằm trong khoảng pH nào?

Câu 3

29 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Chuẩn độ 100 ml dd MgCl2 bằng dd EDTA có cùng nồng độ là 10-2 M; dùng dd đệm NH3 +
NH4Cl có pH = 10 để giữ cho pH của dung dịch không đổi trong quá trình chuẩn độ.

1. Tính pMg sau khi thêm vào 50 ; 90 ; 99,9 ; 100 ; 100,1 ; 101 ; 110 ml dd EDTA.

2. Tính sai số chuẩn độ nếu kết thúc chuẩn độ khi pMg = 4 và pMg = 5,3.

Biết: βMgY- = 108.7 ; H4Y có pK1 = 2; pK2 = 2,7; pK3 = 7,2; pK4 = 10,3.

Câu 4

Chuẩn độ 20 ml dd FeSO4 0,09N bằng dd K2Cr2O7 0,015M trong môi trường có pH = 0.

1. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.

2. Tính thế của dung dịch sau khi thêm 10 ; 18 ; 19,8 ; 19,98 ; 20 ; 20,02 ; 20,2 và 22,0
ml dd K2Cr2O7.

3. Tính sai số chuẩn độ nếu kết thúc chuẩn độ khi Ec = 0,94V và Ec = 1,35V.
0 0
Biết: E Fe3  / Fe 2  = 0,68V vµ ECr O , H  / Cr 3
= 1,36V
2 7

Môn thi : Hóa học phân tích

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K47B CN Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

1. Để chuẩn độ các dung dịch HCl có nồng độ sau: 1M ; 0,1M ; 0,01M ; 0,001M bằng dd
NaOH có cùng nồng độ với sai số không vượt quá 0,2% thì cần chọn những chất nào trong
những chất chỉ thị sau đây:

- Metyl da cam (pT = 4)

- Metyl đỏ (pT = 5)

- Brom phenol đỏ (pT = 6,5)

- Đỏ trung tính (pT = 7)

- Phenolphtalein (pT=9).

2. Một chất chỉ thị axit - bazơ là một axit hữu cơ yếu HInd có hằng số axit Ka =10-7.3. Dạng
axit màu vàng, dạng bazơ màu xanh. Mắt Người nhận được màu dạng axit khi nồng độ của

30 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

nó lớn hơn nồng độ ở dạng bazơ 10 lần và nhận được màu ở dạng bazơ khi nông độ của
nó lớn hơn dạng axit 2 lần. Tính khoảng đổi màu của chỉ thị đó.

Câu 2

1. Chuẩn độ dd Mg2+ 0,01M bằng dd EDTA cùng nồng độ, có pH = 10 và dùng chỉ thị đổi
[ MgInd ]
màu khi tỉ số các nồng độ = 1. Để chất chỉ thị đổi màu đúng điểm tương đương thì
[ Ind 2 ]
hằng số bền điều kiện bằng bao nhiêu? Biết βMgY2- = 5.108.

2. Tính thể tích dd EDTA 0,05M cần để chuẩn:

a) Ca có trong 0,4397g mẫu khoáng chất có chứa 81,4% CaHPO4.2H2O (172,09 g/mol).

b) Ca và Mg có trong 0,1557g mẫu chứa 92,5% đolomit CaCO3.MgCO3 (184,4 g/mol).

Biết axit H4Y có K1 = 10-2 ; K2 = 10-3 ; K3 = 10-6 ; K4 =10-11.

Câu 3

Giải thích tại sao bạc kim loại không tác dụng với HCl mà tác dụng với HI để giải phóng H2
biết:
0
E Ag 
/ Ag
= +0,8V ; TAgCl = 10-10 ; TAgI = 10-16.

Câu 4

Hòa tan 0,125g hỗn hợp K2CO3, Na2CO3 và SiO2 bằng dd HCl. Lọc bỏ bã không tan, làm
bay hơi nước lọc thu được 0,1282g hỗn hợp NaCl và KCl. Hòa tan hỗn hợp này vào nước
rồi chuẩn độ bằng dd AgNO3 0,1003M thì hết 19,7 ml.

Tính hàm lượng % các chất trong hỗn hợp phân tích.

(Ag = 108; Si = 28; K =39; Na = 23; C = 12; Cl = 35,5; H = 1; O = 16).

31 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học phân tích

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K48B CN Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Để chuẩn độ các dd NaOH có nồng độ sau: 1M ; 0,1M ; 0,01M ; 0,001M bằng dd HCl có
cùng nồng độ với sai số không vượt quá 0,2% thì cần chọn những chất nào trong những
chất chỉ thị sau đây:

- Metyl da cam (pT = 4)

- Metyl đỏ (pT = 5)

- Brom phenol đỏ (pT = 6,5)

- Đỏ trung tính (pT = 7)

- Phenolphtalein (pT=9).

Câu 2

Tính hằng số bền điều kiện của phức CaY2- và ZnY2- trong dung dịch NH3 5M có pH = 12.
Biết rằng nồng độ ban đầu của Ca2+ và ZnY2- không đáng kể so với nồng độ NH3.

32 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Biết CaY2- có β = 1010.6; ZnY2- có β= 1016.5. Các phức Zn2+ với OH- có logarit hằng số bền
tổng cộng lần lượt là 4,4 ; 11,3 ; 13,1 ; 14,7. Axit H4Y có pK1 =2 ; pK2 = 2,67 ; pK3 = 6,27 ;
pK4 =10,95. Các phức Zn2+ với NH3 có β11= 2 ; β12 = 4,4 ; β13 = 6,7 ; β14 = 8,7.

Câu 3

Bao nhiêu mg BaSO4 tan ra khi rửa nó bằng:

1. 250 ml nước cất.

2. 250 ml nước có chứa 0,83g (NH4)2SO4.

Biết T BaSO4 = 10-10

Câu 4

Có một mẫu muối clorua, lấy 0,74 g hòa tan thành 250 ml, thêm 40 ml dd AgNO3 1M vào 50
ml dd trên để kết tủa hết Cl-. Sau đó chuẩn độ lượng dư AgNO3 thì tốn hết 19,35 ml dd
NH4SCN 1,05M.

Tính hàm lượng % clo có trong muối clorua.

Câu 5

Cu 
Tính thế oxi hóa - khử tiêu chuẩn điều kiện của cặp khi có dư CN- để tạo phức
Cu 0
[Cu(CN)4 ]3- có = 1030.3.

Cu 
Biết thế oxi hóa - khử tiêu chuẩn của cặp = 0,52V
Cu 0

33 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa hữu cơ II

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K46 A,S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Viết các phương trình phản ứng sau đây của anđêhit hoặc xêton:

- Khử thành ancol.

- Khử thành hiđrocacbon.

- Phản ứng với hiđrazin.

- Phản ứng với iđofom.

- Phản ứng với hợp chất ilit.

- Phản ứng Canizaro.

- Phản ứng anđol hóa.

- Phản ứng với hợp chất cơ magiê.

34 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

- Phản ứng cộng với bisunfit.

- Phản ứng với HCN.

Câu 2

Từ n- propanol và các hóa chất cần thiết khác Hãy viết phương trình và cơ chế phản ứng
điều chế axit butyric (CH3CH2CH2COOH) bằng các phương pháp khác nhau.

Câu 3

Hợp chất C7H8O không cho phản ứng nhuộm màu với FeCl3, không tan trong dung dịch
kiềm nhưng khi bị oxi hóa sẽ cho axit benzoic.

Hãy xác định cấu tạo của hợp chất đó.

Câu 4

Trình bày các phương pháp xác định C, H.

Môn thi : Hóa hữu cơ II

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47 A,S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Nêu các phương pháp điều chế amin.

Câu 2

Hãy đề nghị sơ đồ tổng hợp sau đây:

1. CH3CH2CH2Cl → → CH3CH2CH2COOH (bằng 2 cách)

2. CH3CH2CH2OH → → CH3CH2CH(OH)- COOH

3. CH3(CO)CH3 → → CH3CH(CH3)- COOH

Viết phương trình phản ứng và điều kiện cần thiết để thực hiện các chuyển hóa trên.

35 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 3

Đun nóng toluen với dd KMnO4. Sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thu dung dịch không màu, axit
hóa dung dịch này được chất A kết tủa. Cho A tác dụng với thionyl clorua (SOCl2) được chất
B. Hiđro hóa B với xúc tác Pd được chất C. Cho C chuyển hóa tiếp tục theo sơ đồ:
 0
C   D 2
HCN ,OH
 E 
H 2O

H 2O ,t
F

Hãy cho biết công thức cấu tạo của C, D, E, F và viết phương trình phản ứng các chuyển
hóa từ toluen tới C và từ C đến F.

Đề thi môn: Hóa hữu cơ II

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K48 A,S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Các phương pháp tổng hợp ancol.

Câu 2

Dùng các công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ có tên hoặc ứng với các chữ cái
trong sơ đồ dưới đây, viết đầy đủ phương trình chuyển hóa:
Zn  Hg ,CHl
1. Bezen (    A 
CH 2CO ) 2 O , AlCl 3
  B 1    C 
. SOCl 2 , 2. AlCl 3
 D
HONH 2

  (E, F).
H 2 SO4

Et3N

1.( CH CO ) O ,CH COONa ,t 0


Benzandehit       
 G  
3 2 3 LiAlH 4
2. H

36 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

SOCl2 K

Câu 3

Hợp chất L có công thức phân tử C10H10O, không tạo màu với FeCl3 nhưng tạo sản phẩm
cộng với NaHSO3. Cho L tác dụng với I2/NaOH không tạo ra kết tủa, nhưng axit hóa hỗn
hợp sau phản ứng nhận được M (có công thức C10H10O2) không làm mất màu dd KmnO4.
Cho M tác dụng với lượng dư Br2 trong sự có mặt của lượng dư HgO đỏ trong dung môi
CCl4 thì thu được chất N là 1, 2, 3- tri- brom- 2- phenylpropan (hầu nhươ không có sản
phẩm hữu cơ khác).

Mặt khác, L tác dụng với NaBH4 tạo ra X có công thức C10H12O. Đun nóng nhẹ X với H2SO4
được Y có công thức C10H10.

Xác định công thức cấu tạo của L, M, N, X và Y. Viết các phương trình phản ứng.

Môn thi : Hóa hữu cơ II

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K48B CN Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Aspirin là một loại thuốc chữa nhiều bệnh và dùng phổ biến. Nó có tên hóa học là axit
axetylsalisylic. Anh (chị) Hãy viết các phương trình phản ứng tổng hợp thuốc này từ Etan lấy
từ khí đồng hành và các hóa chất cần thiết khác tùy ý chọn.

Câu 2

Thực nghiệm cho thấy pyrol tham gia phản ứng thế ái điện tử mạnh hơn piriđin nhiều. Anh
(chị) Hãy giải thích điều đó và cho ví dụ.

Câu 3 Hãy so sánh tính axit của các hợp chất sau:

37 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

1. H2O 2. R2CHOH 3. RCH2OH 4. CH3COOH

5. H2CO6 6. C6H5COOH 7. C6H5OH

Câu 4

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: CH3MgBr

C2H5OH A B CH2O C
CH3CH2CH2OH

D E E

Câu 5

Hoàn thành các phản ứng sau:

1. RCHO + H2N – NH – Ar →

2. RCH2OH + HCl/ZnCl2(khô) →

3. RCH2CH(OH)CH3 H2SO4,t0 cao

4. RNH2 + R1Cl →

5. ROH + O

6. R2CO + R1MgX →

7. ArNH2 + HNO2 5oC →

8. RCOR’ + NaHSO3 →

9. ArCHR + KmnO4 H2O

10. C2H5OH + RCOOH H+

38 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Điện hóa học

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

1. Nguyên nhân sinh ra thế điện cực? Thiết lập phương trình Necxơ tính giá trị thế điện
cực.

2. Thiết lập quan hệ i, igh và  ; vẽ đồ thị i-  và cho nhận xét.

Câu 2

39 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

1.Dung dịch chất điện ly yếu MA (nồng độ 0,01m) có nhiệt độ đông đặc bằng - 0,0190C.

Tính độ điện ly α ; hằng số Kđl và nồng độ các chất khi cân bằng.

Biết rằng hằng số đông đặc Kđđ của nước bằng Kđđ (H20) = 1,86.

2. Phản ứng tổng cộng xảy ra trong một pin điện là:

H2 + Hg2Cl2 → 2Hg + 2H+ + 2Cl-

a) Thiết lập pin điện, viết các phản ứng điện cực.

b) Lập phương trình thể hiện sức điện động E của pin điện phụ thuộc vào (hoạt độ
trung bình chất phản ứng).

Môn thi : Điện hóa học

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

1. Độ dẫn điện riêng và độ dẫn điện đương lượng.

Công thức tính a  ,   , m đối với dung dịch chất điện ly M   A  có nồng độ m và hoạt độ
a. Ý nghĩa của hệ số hoạt độ.

2. Điện phân dung dịch AgNO3 với các điện cực Ag.Lượng AgNO3 tại khu anôt trước và
sau điện phân tương ứng bằng 0,2470g và 0,3018g.

40 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Tính số vận tải và tAg+ ; t NO  biết rằng kết thức điện phân trên catôt đồng của Culông kế
3

đồng có lượng đồng tăng lên là 0,0191g.

Câu 2

1. Thiết lập phương tình tính Sđđ của pin nồng độ khi không tính đến số vận tải và tính
đến số vận tải, cho nhận xét.

2. Trong pin điện xảy ra phản ứng:

Cd + Cu2+ → Cd2+ + Cu (1) ở 2500C

Thiết lập pin điện. Tính hằng số cân bằng của phản ứng (1) và cho nhận xét; biết rằng
 Cd
0
2
/ Cd
= -0,402V và  Cu 2  _ / Cu = +0,34V
0

Đề thi môn: Điện hóa học

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

1. Cho pin điện Danien – Jacobi. Thiết lập phơong trình tính Sđđ E của pin vào nồng độ
chất phản ứng.

Tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin cho biết:
0 0
E Cu 2
/ Cu
= 0,34V và E Zn 2  / Zn = -0,76V ở 250C

2. Vẽ đường phân cực dạng i = f(E) và E – lgi của hệ : Cu2+ + 2e → Cu của điện cực
đồng Cu2+/Cu. Thế nào là trạng thái cân bằng?

41 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

1. Nêu công thức tính a  ,   , m đối với dung dịch chất điện ly M   A  có nồng m .Ý
nghĩa của hệ số hoạt độ.

2. Định nghĩa và công thức tính độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện đương lượng.

Câu 3

Cho dung dịch BaCl2 0,003m. Dựa vào công thức Debye-Huckel cho hệ số A= 0,509; Hãy
tính hệ số hoạt độ từng ion.

Tính : a  ,   , m

Môn thi : Động học - xúc tác

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K45 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1 (3 đ)

Cho 3 phản ứng song song:

A  A  A 


k1 k2 k
B C 3
D

1. Cho nồng độ B, C, D ở t = 0 bằng 0.

Dẫn biểu thức tốc độ tiêu thụ A và biểu thức mô tả diễn biến của A theo thời gian.

2. Cho k1 = 1s-1; k2 = 10s-1; k3 = 100s-1. Hãy tính  1 / 2 của A.

Câu 2 (3 đ)

42 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Chất tan ảnh hưởng tới vận tốc phản ứng thông qua những hiệu ứng nào? (chỉ liệt kê tên
hiệu ứng).

Hãy trình bày hiệu ứng muối sơ cấp và nói rõ trường hợp nào ảnh hưởng âm vàtrường
hợp nào ảnh hưởng dưng.

Câu 3 (2 đ)

Trong một phản ứng Người ta xác định được nồng độ N2O5 trong Br2 lỏng thay đổi theo thời
gian như sau:

T, s 0 200 400 600 1000

[N2O5], mol.L-1 0,110 0,073 0,048 0,032 0,014

Xác định n và k.

Câu 4 (2 đ)

Cho phản ứng phân hủy CH4 như sau:

CH 4  . CH 3  H . ; k1

CH 4  .CH 3  C 2 H 6  H . ; k2

CH 4  H .  .
CH 3  H 2 ; k3

.
CH 3  H .  M  CH 4  M ; k4

Áp dụng nguyên lý nồng độ ổn định đối với H. và .CH3 . Hãy tìm tốc độ phản ứng :
d [C 2 H 6 ]
dt

43 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Động học - xúc tác

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1 (2 đ)

Vận tốc đầu của phản ứng phụ thuộc vào nồng độ đầu của chất phản ứng J như sau:

[J]o, x 103 mol.L-1 5,0 8,2 17,0 30,0

Wo, x 107 mol.L-1 .s-1 3,6 9,6 41,0 130,0

Xác định bậc của phản ứng theo Jo và tính hằng số tốc độ.

Câu 2 (3 đ)

Sự khác biệt giữa nổ nhiệt và nổ dây chuyền là gì?

Có mấy loại giới hạn nổ nhiệt. Hãy chứng minh.

44 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 3 (2 đ)

(a) Br2  2Br . ; w = ka[Br2]

(b) Br .  H 2  HBr  H . ; w = kb[Br.][H2]

(b’) H .  Br2  HBr  Br . ; w = kb’[H.][Br2]

(c) H .  HBr  H 2  Br . ; w = kc[H.][HBr]

(d) Br .  Br .  M  Br2  M ; w = kd[Br.]2

1. Áp dụng nguyên lý nồng độ ổn định, Hãy dẫn phương trình tốc độ của phản ứng.

2. Nêu rõ loại của từng phản ứng trong phản ứng dây chuyền.

3. Với kết quả nhận được Hãy tìm điều kiện để phản ứng có bậc 3/2 theo Br2 và chứng
minh HBr là chất làm chậm.

Câu 4 (2 đ)

Hãy liệt kê (không cần dẫn) những yếu tố ảnh hưởng tới vận tốc phản ứng và những
phương trình (hoặc lý thuyết) chứng minh điều đó (ít nhất 4 yếu tố).

Môn thi : Động học - xúc tác

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1 (4 đ)

1. Hãy nêu khái niệm vận tốc phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng và bậc phản ứng.

2. So sánh (ý nghĩa, đơn vị, các yếu tố ảnh hưởng đã học (viết các phương trình minh

họa yếu tố ảnh hưởng có thể có – không dẫn phương trình).

3. Nêu nguyên lý xác định w, k từ thực nghiệm (từ đường cong động học đã cho).

Câu 2 (3 đ)

Cho phản ứng phân hủy NO2:

NO2 = 2NO + O2

45 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

ở áp suất thấp và nhiệt độ cao đây là phản ứng một chiều. Hãy xác định bậc phản ứng và
hằng số tốc độ dựa vào các dữ kiện thực nghiệm sau đây:

t, s 0 20 26 40 60 80 100

[NO2].1011mol/L 17,8 10,6 9,0 7,1 5,4 4,6 4,0

Câu 3 (3 đ)

Cho cơ chế phản ứng: H2 + Br2  2HBr như sau

(a) Br2  2Br . ; wa = ka[Br2]

(b) Br .  H 2  HBr  H . ; wb = kb[Br.][H2]

(b’) H .  Br2  HBr  Br . ; wb’ = kb’[H.][Br2]

(c) H .  HBr  H 2  Br . ; wc = kc[H.][HBr]

(d) Br .  Br .  M  Br2  M ; wd = kd[Br.]

Hãy dẫn biểu thức vận tốc phản ứng, chứng minh HBr là chất ức chế (bỏ qua yếu tố M)

Khi nào thì phản ứng có bậc 1/2 theo Brôm?

Môn thi : Động học - xúc tác

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1 (2 đ)

Tốc độ phản ứng: 2A + B → 2C + 3D bằng 1,0 mol.L-1.s-1

Hãy xác định tốc độ chuyển hóa hoặc hình thành của A, B, C và D.

Câu 2 (3 đ)

Cho phản ứng: A + B = C với nồng độ đầu [A]o = [B]o = 1 mol/L sau 1 giờ A phản ứng hết
75%. Hỏi sau 2 giờ A còn lại bao nhiêu nếu phản ứng trên là:

a) Bậc 1 đối với A, bậc 0 đối với B.

b) Bậc 1 đối với A, bậc 1 đối với B.

c) Bậc 0 đối với A, bậc 0 đối với B.

46 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 3 (3 đ)

Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:

N 2 O5 
k1
NO 2  NO3

NO 2  NO3 
k1'
N 2O5

NO 2  NO3 
k2
NO2  NO  O2

NO  N 2O5 
k3
3NO2

d [ N 2O5 ]
Áp dụng nguyên lý nồng độ ổn định đối với NO3 và NO Hãy tìm và vận tốc phản
dt
ứng.

Câu 4 (2 đ)

Từ phương trình Michaelis - Menten Hãy nêu hai phương pháp xác định KS(KM) và Wm .So
sánh hai phương pháp.

Nêu ý nghĩa hai đại lượng trên.

Nêu ưu nhược điểm của xúc tác men, cách khắc phục nhược điểm.

Môn thi : Cao phân tử

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Giải phương trình động học phản ứng trùng hợp gốc.

47 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

Nêu ảnh hưởng của cấu tạo monome đến phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp.

Câu 3

Cho 2 monome:

CH 3
H 2C C CH CH 2

H2C HC CH CH 2

Monome nào trùng hợp theo cơ chế gốc tốt hơn?

Môn thi : Cao phân tử

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Hãy chứng minh phương trình động học của phản ứng trùng hợp gốc.

Câu 2

48 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Nêu cơ chế và so sánh 2 phương pháp trùng hợp huyền phù và trùng hợp nhũ tương. Nói
những ươu điểm của 2 phương pháp này.

Câu 3

Cho 2 monome:

CH 3
H 2C C CH CH 2

H2C HC CH CH 2

Monome nào trùng hợp theo cơ chế gốc tốt hơn? Tại sao?

Môn thi : Cao phân tử

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Hãy chứng minh phương trình thành phần vi phân của phản ứng đồng trùng hợp gốc.

Câu 2

49 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Nêu ảnh hưởng của cấu tạo monome đến phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp.

Câu 3

Có 3 monome:

PVC (polyvinylclorua)

PS (polystiren)

PE (polyetilen)

Không bằng phương pháp hóa học làm thế nào để xác định được?

Môn thi : Hóa keo

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K45A,S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Trình bày mô hình Gouy - Chapman về lớp điện kép. Từ đó đưa ra định nghĩa thế . Thế
phụ thuộc vào những yếu tố nào?

50 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

Góc tiếp xúc là gì? Hãy chứng minh góc tiếp xúc là một hằng số vật lý.

Câu 3

Hãy đưa ra một số lý thuyết về sự keo tụ bằng chất điện ly.

Câu 4

Tính độ cao để cho nồng độ các hạt keo vàng có đường kính 9.10-7 cm trong dung dịch
giảm đi 3 lần.

Cho biết: vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 ; k = 1,38.10-16 ec.K-1 ; g = 980 cm.s-2;
todd keo = 2500C.

Môn thi : Hóa keo

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Thiết lập phương trình Gibbs mô tả sự hấp phụ trên bề mặt dung dịch – khí. Từ đó, phân
biệt chất hoạt động bề mặt và không hoạt động bề mặt.

51 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

Trình bày mô hình Gouy - Chapman về lớp điện kép và nêu các yếu tố ảnh hơởng đến thế
điện động học (thế).

Câu 3

Giải thích vai trò của chất điện ly đối với sự keo tụ.

Câu 4

Tính hệ số khuếch tán của các hạt keo có đường kính 10-5 cm trong môi trường nước ở
nhiệt độ 2700C.

Cho biết:  H 2O = 10-2 P ; k = 1,38.10-16 ec.K-1

Môn thi : Hóa keo

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Thiết lập phương trình Langmuir biểu diễn sự hấp phụ một lớp đơn phân tử.

Câu 2

52 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Hãy trình bày lý thuyết về sự keo tụ bằng chất điện ly.

Câu 3

Giải thích vai trò của chất nhũ hóa, thế nào là một chất nhũ hóa tốt.

Câu4

Tính độ cao để cho nồng độ các hạt keo vàng có đường kính 9.10-7 cm trong dung dịch
giảm đi 3 lần.

Cho biết: vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 ; k = 1,38.10-16 ec.K--1 ;

g = 980 cm.s-2; t0dd keo = 2500C.

Môn thi : Hóa keo

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K4CNTN ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Thiết lập phương trình Laplace và giải thích hiện tượng mao dẫn.

Câu 2

Trình bày mô hình Gouy – Chapman về lớp điện kép. Thế phụ thuộcvào những yếu tố nào?
Giải thích?

53 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 3

Thế nào là sự đảo pha của nhũ tương? Cho ví dụ.

Câu 4

Tính độ cao để cho nồng độ các hạt keo vàng có đường kính 3.10-7 cm trong dung dịch
giảm đi 3 lần.

Cho biết: vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 ; k = 1,38.10-16 ec.K-1 ;

g = 980 cm.s-2; t0dd keo = 2500C.

Môn thi : Hóa keo

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47A,S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Thiết lập phương trình Laplace và giải thích hiện tượng mao dẫn.

Câu 2

54 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Góc tiếp xúc là gì? Hãy chứng minh góc tiếp xúc là một hằng số vật lý. Nêu định nghĩa và
giải thích tác dụng của chất thấm ướt.

Câu 3

Giải thích hiện tượng phân tán và hấp thụ ánh sáng của hệ keo. Hiện tượng điện di là gì?
Giải thích.

Câu 4

Tính độ cao để cho nồng độ các hạt keo vàng có đường kính 6.10-7 cm trong dung dịch
giảm đi 3 lần.

Cho biết: vàng có khốilượngriêng là 19,3 g/cm3 ; k = 1,38.10-16 ec.K-1 ;

g = 980 cm.s-2; t0dd keo = 2500C.

Môn thi : Hóa keo và cao phân tử

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K48B CN Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Hãy chứng minh phương trình thành phần vi phân của phản ứng đông trùng hợp gốc.

55 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

Nêu ảnh hưởng cấu tạo monome đến phản ứng trùng hợp.

Câu 3

Xác định bề mặt riêng, bề mặt tổng của hạt keo và độ phân tán của hệ khi nghiền 1 gam lơu
huỳnh thành hạt có dạng hình lập phương với độ dài cạnh bằng 10-3 cm. Cho biết khối
lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07.103 kg.m-3.

Câu 4

Viết công thức và sơ đồ cấu tạo của mixen keo được tạo thành theo 3 cách khác nhau khi
cho Na2SO4 tác dụng với BaCl2 với giả thiết một lượng dư BaCl2.

Môn thi : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K45 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1 (5 đ)

Anh (chị) trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo dưới chủ nghĩa xã hội? Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm này để giải
quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?

Câu 2 (5 đ)

56 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Anh (chị) Hãy trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để Lênin đưa ra cương lĩnh dân tộc? Nội
dung của cương lĩnh dân tộc do Lênin đưa ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn gì đối với thời
đại hiện nay?

Môn thi : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1 (6 đ)

Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân?

Liên hệ vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân nước ta hiện nay?

Câu 2 (4 đ)

Hãy nêu khái niệm và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa? Theo anh (chị) làm thế nào
để phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay.

Môn thi : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1 (6 đ)

Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới
chủ nghĩa xã hội? Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm này để giải quyết vấn
đề tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?

Câu 2 (4 đ)

57 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? Anh (chị) Hãy nêu những giá trị tích cực và những hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Tại sao chúng ta
phải nghiên cứu chủ nghĩa xã hội không tưởng?

Môn thi : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K48 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Khái niệm giai cấp công nhân? Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân? Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam?

Câu 2

Phân tích những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay?

Môn thi : Phân tích công cụ

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

1. Vẽ sơ đồ của thiết bị cực phổ cổ điển. Vẽ sóng cực phổ khuếch tán và nêu 2 tính chất
cơ bản của sóng cực phổ đó.

2. Phương trình dòng giới hạn khuếch tán tới điện cực giọt thủy ngân: phương trình
Ilkovic. Nêu các điều kiện cần thực hiện để áp dụng phương trình đó vào ph-ương pháp cực
phổ định lượng.

Câu 2

58 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

1. Phương trình của định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng: Định luật Bugher - Lambert
- Beer. Viết phương trình đó. Nêu ý nghĩa các đại lượng trong phương trình.

2. Một chất chỉ thị pH là đơn axit yếu, viết tắt là HInd. Dạng axit (HInd) và dạng bazơ (Ind-)
đều có màu. Dưới đây là hệ số hấp thụ mol của các dạng đó ở hai bước sóng 430nm và
570nm:

Dạng của chỉ thị

HInd 6,3.102 7,12.103

Ind- 2,06.104 9,61.102

Chuẩn bị một dung dịch nước của chất chỉ thị và đo độ hấp thụ ánh sáng của nó ở hai bước
sóng trên, dung cuvet có bề dày 1 cm, thu được các kết quả sau:

A430 = 0,236 ; A570 = 0,073

Hãy tính:

a) Nồng độ dung dịch chất chỉ thị

b) pH của dung dịch chất chỉ thị

c) Hằng số axit Ka của chất chỉ thị.

Câu 3

1. Nêu nguyên tắc chung của phương pháp phân tích sắc ký.

2. Nêu nguyên tắc của sắc ký trao đổi ion. Cho ví dụ minh họa.

Môn thi : Hóa lượng tử

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Kết quả khảo sát phân tử BeH2 bằng phương pháp MO cho 2 MO tạo liên kết:

 ( S ) = c12s + c2(1sa + 1sb)

 ( Z ) = c32pz + c4(1sa – 1sb)

Giả thiết rằng mật độ điện tích của đám mây electron được phân bố trên các MO đó như
sau:

 S : Be = 30% ; 2H = 70%

59 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

 Z : Be = 20% ; 2H = 80%

Hãy xác định các MO -  S ; MO -  Z và sự phân bố điện tích trong BeH2.

Câu 2

1  r   r / 2 a0
Cho hàm R(r) của obitan 2s là : a03 / 2 1  e
2  2a 0 

1. Hãy tính mật độ xác suất theo r.

2. Biểu diễn kết quả thu được trên đồ thị.

Câu 3

Dựa vào lý thuyết HMO:

1. Viết định thức thế kỷ cho phân tử benzen. Sau khi mở định thức ta thu được phương
trình: x6 - 6x4 + 9x2- 4 = 0. Từ phương trình này Hãy xác định các mức năng lượng electron
 E
 tương ứng và biểu diễn các giá trị thu được trên giản đồ năng lượng, biết x  ;

,  0 ;    .

2. Tính năng lượng tổng cộng electron  cho phân tử benzen, cation và anion benzen.
Cho biết 3 hợp chất nói trên thì hợp chất nào bền vững nhất?

Môn thi : Hóa lượng tử

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

  2 d2 
Biết f(x) = là hàm riêng của toán tử Â =  X  2 
 dx 

Hãy xác định trị riêng của  khi thực hiện phép  f(x).

60 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Câu 2

Phương trình Strôdingơ áp dụng cho hệ ở vào một trường thế không phụ thuộc vào thời
gian U = U(x) có dạng:

 ( x, t ) 
i = H ( x) ( x, t ) (1)
t

Nghiệm tổng quát của phương trình (1):

 ( x, t )   ( x).e iEt /  (2)

1. Cho biết trạng thái nào là trạng thái dừng và Hãy viết phương trình Strôdingơ cho
trạng thái dừng.

2. Chứng minh rằng ở những trạng thái dừng, mật độ xác suất không phụ thuộc vào
thời gian.

Câu 3

Trên cơ sở phương pháp MO - Hukel Hãy xác định giá trị năng lượng electron  ( E ) và
hàm sóng  tương ứng đối với phân tử fomanđehit biết rằng phân tử này có 2 electron 
ở trạng thái cơ bản.

Cho :  C    0,2  ;  O    0,7  ;  CO  1,1

Môn thi : Các phương pháp phổ

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

61 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Xét phổ quay tán xạ Raman của phân tử hai nguyên tử trên cơ sở của mô hình quay tử
cứng (r = const).

a) Hãy viết biểu thức tính năng lượng quay (giải thích các kí tự trong biểu thức) và Hãy
vẽ giản đồ năng lượng các mức quay.

b) Hãy cho biết quy tắc lựa chọn đối với phổ quay Raman và sử dụng các mũi tên biểu
diễn các bước chuyển dời được phép ứng với các vạch Stokes và phản Stokes.

c) Viết biểu thức tính số sóng  của các vạch Stockes.

d) Khi sử dụng bức xạ kích thích  0 = 29697,2 cm-1 thì trên phổ của HCl vạch Stokes
đầu tiên (gần vạch  0 nhất) có số sóng  1 =29637,2 cm-1. Hãy tính momen quán tính I của
phân tử và khoảng cách r giữa hai hạt nhân.

(h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.10-8 m/s ; NA = 6,022.1023 ; H = 1 ; Cl =35)

Câu 2

Hãy vẽ sơ đồ phổ cộng hưởng từ proton của phân tử CH3 – CH2 – Cl , trong đó có chú ý
đến vị trí tương đối của các tín hiệu, số và cường độ tương đối của các vạch trong mỗi tín
hiệu.

Câu 3
35
Clo có 2 đồng vị: Cl (1), 37 Cl (0,324) ; Brom có 2 đồng vị : 79
Br (1), 81Br (0,981) ; hàm lượng
ghi trong ngoặc.

Hãy tính tỉ số cường độ tương đối của các pic đồng vị trên phổ khối lượng trong các trường
hợp sau:

a) Phân tử có 1 nguyên tử Br.

b) Phân tử có 2 nguyên tử Br.

c) Phân tử có 1 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử Br.

(Biểu diễn cường độ các pic bằng các vạch có chiều cao tương ứng).

Câu 4

Trong phương pháp tinh thể quay Người ta sử dụng ống phim bán kính R = 28,7 mm và tia
X đơn sắc  = 1,537 A0 .

62 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Một tinh thể kết tinh ở dạng lập phương. Khi cho tinh thể quay chung quanh một trục song
song với cạnh của tế bào sơ đẳng thì trên phổ nhiễu xạ, đường lớp thứ nhất (n = 1) cách
đường xích đạo một đoạn e1 = 16,57 mm.

Hãy tính cạnh a của tế bào sơ đẳng.

Môn thi : Các phương pháp phổ

Số đvht: 04

Đối tượng dự thi: K47A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

63 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Xét phổ hấp thụ quay thuần túy của phân tử hai nguyên tử trên cơ sở của mô hình quay tử
cứng.

a) Hãy viết biểu thức tính năng lượng quay và biểu thức tính số sóng  của các vạch
phổ hấp thụ.

b) Trên phổ của HCl, hai vạch phổ đứng cạnh nhau có hiệu số sóng  = 20,60 cm-1.
Hãy tính hằng số quay B, momen quán tính I của phân tử và khoảng cách r giữa các hạt
nhân.

(h = 6,625.10-34 J.s ; c = 3.108 m/s ; NA = 6,022.1023 ; H = 1 ; Cl =35)

Câu 2

1. Hình 1 là phổ cộng hưởng từ proton của một trong số các đồng phân của
Đimetylpiriđin:

CH3

CH3

CH3 H3C
N N CH3
N CH3

a b c

Hãy cho biết đó là phổ của đồng phân nào? Tại sao?

2. Hình 2 là phổ cộng hưởng từ proton của hợp chất có công thức nguyên là C9H12.
Hãy xác định công thức cấu trúc của hợp chất đó.

64 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

1 1

8 7 6 5 4 3 2 1 0 8 7 6 5 4 3 2 1

Hình 1 Hình 2

Câu 3
35
Clo có 2 đồng vị: Cl (1), 37 Cl (0,324) ; Brom có 2 đồng vị : 79
Br (1), 81Br (0,981) ; hàm lượng
tương đối ghi trong ngoặc.

Hãy tính tỉ số cường độ tương đối của các pic đồng vị trên phổ khối lượng trong các trường
hợp sau:

a) Phân tử có 2 nguyên tử Cl.

b) Phân tử có 1 nguyên tử Cl.

c) Phân tử có 1 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử Br.

(Biểu diễn cường độ tương đối của các pic bằng các vạch có chiều cao tương ứng).

Câu 4

Trong phương pháp tinh thể quay Người ta sử dụng ống phim bán kính R = 28,7 mm và tia
X đơn sắc  = 1,537 A0 .

Một tinh thể kết tinh ở dạng lập phương. Khi cho tinh thể quay chung quanh một trục song
song với cạnh của tế bào sơ đẳng thì trên phổ nhiễu xạ, đường lớp thứ nhất (n = 1) cách
đường xích đạo một đoạn e1 = 16,57 mm.

Hãy tính cạnh a0 của tế bào sơ đẳng.

Môn thi : Hóa vật liệu

65 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Sắt kim loại dưới 7680C có mạng lưới lập phương tâm khối và hằng số mạng a = 2,9 , trên
9100C có mạng lưới lập phương tâm mặt với hằng số mạng a = 3,6 A0.

Hãy mô tả tế bào mạng lưới của hai dạng thù hình đó của sắt và tính tỷ trọng theo lý thuyết
(g/cm3) của chúng.

Xác định số phối trí, độ chắc đặc, số hốc trống tứ diện, bát diện của từng loại. Cho biết
nguyên tử lượng của Fe bằng 55,85.

Câu 2

Trình bày những tương tác giữa FeO và Al2O3 dựa vào giản đồ sau đây. Xét quá trình xảy
ra khi làm nguội lạnh khối nóng chảy có thành phần 20% khối lượngAl2O3. Xác định định
tính và định lượng thành phần pha của gốm thu được khi làm lạnh đến nhiệt độ phòng.

0
C

2100

M E2 N

1900

H E1
20 40 60 80

FeO Al2O3
 % khối lượng (FeAl2O4)

Câu 3

Trình bày phương pháp tổng hợp gốm theo kỹ thuật đồng kết tủa. Lấy ví dụ tổng hợp gốm
ferit kẽm ZnFe2O4.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kĩ thuật này.

66 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa vật liệu

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

CeO2 có cấu trúc tinh thể kiểu florite. Mô tả tế bào mạng lơới tinh thể của nó. Tính khối
lượng riêng (g/cm3); tính độ dài liên kết Ce – O; khoảng cách Ce – Ce; khoảng cách O – O;
trong tế bào mạng. Cho biết hằng số mạng của CeO2 là a= 5,411 A0 ; nguyên tử lượng của
Ce bằng 140,13 ; của O bằng 16.

Cùng câu hỏi đó tính toán với tế bào mạng của antiflorite Na2O; cho biết hằng số tế bào
mạng của Na2O là a = 5,55 A0 ; nguyên tử lượng của Na là 22,991.

Câu 2

Trình bày các cơ chế có thể xảy ra khi thay thế cation có điện tích lớn vào vị trí của cation
có điện tích bé (lấy ví dụ thay thế Y3+ vào vị trí của Ca2+ trong tinh thể CaF2-).

Khi thay thế 3% vị trí nút mạng của Ca2+ bằng Y3+ thu được dung dịch rắn có d = 3,2634
g/cm3. Giải thích cơ chế của sự hình thành dung dịch rắn đó.

Cho biết hằng số mạng của CaF2- là a = 5,462 A0 ; nguyên tử lượng của Ca bằng 40; của Y
bằng 88,9 và của F bằng 19.

Câu 3

Nghiền trộn thật kỹ 0,4 mol ZrO2 và 0,6 mol CaO; đun nóng chảy (ở nhiệt độ nào) rồi làm
nguội lạnh đến nhiệt độ phòng.

Xác định thành phần pha định tính và định lượng của gốm thu được, mô tả cấu tạo bề mặt
của gốm :

67 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

2600

2400

CaO 20 60 ZrO2
% mol  CaZrO3

Câu 4

Biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng giữa các pha rắn.

68 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa kỹ thuật

Số đvht: 06

Đối tượng dự thi: K45A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Hình vẽ dưới đây là đường cân bằng lỏng hơi của hệ CS2 – CCl4.

a) Hỏi khi chương cất với tỉ số hồi lưu  = 5 để đạt được sản phẩm đầu cột (phần cất)
có phân số mol của cấu tử nhẹ (CS2) là 0,90 và cuối cột có phân số mol 0,23 ngơời ta cần
số đĩa lý thuyết (ĐLT) của cột cất là bao nhiêu?

b) Nếu chương cất từ hỗn hợp có phân số mol của cấu tử nhẹ trong pha lỏng là 0,30
cho đến khi đạt được sản phẩm cất ra có phân số mol của cấu tử nhẹ là 0,95 thì giá trị tỉ số
hồi lưu phải là bao nhiêu?

1,0

0.9

0.8 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 x

Câu 2

69 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Phản ứng cơ bản, đồng thể ở pha khí: A  2R + S xảy ra ở điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp,
trong thiết bị khuấy lí tưởng gián đoạn. Hỗn hợp phản ứng ban đầu chứa 50% chất A và
50% chất trơ I. Thể tích của khối phản ứng tăng lên gấp rưỡi sau 30 phút tiến hành phản
ứng.

Hãy xác định:

a) Độ chuyển hóa ứng với thời điểm nêu trên

b) Thể tích thiết bị ống dòng PFR và khuấy lí tưởng liên tục IMR cần thiết để đạt được
độ chuyển hóa trên, trong điều kiện tốc độ dòng thể tích nguyên liệu là 120 lít/giờ.

Câu3

Vẽ sơ đồ khối, trình bày sơ lược các công đoạn trong sản xuất axit sunphuric bằng phương
pháp tiếp xúc; viết các phương trình phản ứng minh họa.

Câu 4

Phương pháp sản xuất metanol công nghiệp và các sản phẩm từ metanol.

70 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Đề thi môn: Hóa kỹ thuật

Số đvht: 06

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Từ một hỗn hợp chứa 50% khối lượng axeton trong nước cần phải chiết axeton trong dòng
ngươợc chiều bằng clobenzen nguyên chất. Dịch bã cho phép còn chứa tối đa 2% khối
lượng axeton. Lưu lượng các dòng vào của nguyên liệu và dung môi là bằng nhau. Lưu
lượng dòng vào của nguyên liệu là 1000 kg/giờ.

Hãy xác định số bậc tách lý thuyết và lưu lượng dòng ra của dịch chiết.

Số liệu cân bằng pha tính theo nồng độ % khối lượng cho ở bảng sau:

Pha nước (dịch bã) Pha hữu cơ (dịch chiết)

Nước Axeton Nước Axeton

99,89 0,00 0,18 0,00

89,79 10,00 0,49 10,79

49,69 20,00 0,79 22,23

69,42 30,00 1,72 37,48

58,64 40,00 3,05 49,44

46,28 50,00 7,24 59,19

27,41 60,00 22,85 61,07

Câu 2

Phản ứng ở pha đồng thể: A + B  2R được tiến hành ở điều kiện đẳng nhiệt trong thiết bị
gồm hai bình khuấy lý tưởng mắc nối tiếp. Thể tích các bình V1 = 0,3 m3 ; V2 = 0,6 m3. Chất
.
A với nồng độ ban đầu C’AO = 0,18 mol/l được đưa vào với tốc độ V A = 3600 l/h. Chất B với

71 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

.
nồng độ ban đầu C’BO = 0,3 mol/l được đưa vào với tốc độ VB = 1800 l/h. Hằng số tốc độ
phản ứng k = 5.10-2.s -1.mol-1l.

.
a) Hãy xác định tốc độ thu sản phẩm FR = V CR2

b) Trong trường hợp hệ thống phản ứng nói trên được thay thế bằng một thiết bị ống
dòng có thể tích V = V1 +V2 thì tốc độ thu sản phẩm trong trương hợp này FR’ sẽ bằng bao
nhiêu? So sánh FR và FR’ và rút ra nhận xét. Cho biết các điều kiện phản ứng khác vẫn
được giữ nguyên.

Câu 3

a) Vẽ sơ đồ khối công nghệ sản xuất axit sunphuric theo phương pháp tiếp xúc. Trình
bày tóm tắt những công đoạn chính và minh họa bằng các phương trình phản ứng.

b) Trình bày các phương pháp sản xuất vinylclorua từ etylen và ứng dụng của PVC.

72 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Đề thi môn: Hóa kỹ thuật

Số đvht: 06

Đối tượng dự thi: K47A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Phản ứng ở pha lỏng đồng thể: A + B  2R được tiến hành ở điều kiện đẳng nhiệt trong
thiết bị gồm hai bình khuấy lý tưởng mắc nối tiếp. Thể tích các bình V1 = 0,24 m3 ; V2 = 0,48
.
m3. Chất A với nồng độ ban đầu C’AO = 0,24 kmol/m3 được đưa vào với tốc độ V A =48
.
l/phút. Chất B với nồng độ ban đầu C’BO = 0,36 kmol/m3 được đưa vào với tốc độ VB = 24
l/phút. Hằng số tốc độ phản ứng k = 5.10-2 s-1mol -1l.

.
a) Hãy xác định tốc độ thu sản phẩm FR = V CR2

b) Trong trường hợp hệ thống phản ứng nói trên được thay thế bằng một thiết bị ống
dòng có thể tích V = V1 +V2 thì tốc độ thu sản phẩm trong trương hợp này FR’ sẽ bằng bao
nhiêu? So sánh FR và FR’ và rút ra nhận xét. Cho biết các điều kiện phản ứng khác vẫn
được giữ nguyên.

Câu 2

Tách chất kỹ thuật

a) Trong một thí nghiệm có điện tích màng lọc là 0,4 m2, áp suất lọc là 50000 N/m2, ở
những khoảng thời gian khác nhau Người ta đo được những thể tích sau đây của dịch lọc:

t[s] 96,5 258,0 484,5 776,0

V[m3] 5.10-3 10.10-3 15.10-3 20.10-3

Lượng chất rắn của huyền phù là 50 kg/m3 ; độ nhớt của chất lỏng nguyên chất là 1,14.10-3
Pa.s

Hãy tính:

- Thông số  và  của phương trình lọc.

- Điện tích màng lọc cần thiết để lọc 20 m3 huyền phù trong 1 giờ.

73 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

b) Cân bằng lỏng - hơi của hệ bậc 2 nào đó được biểu diễn bởi giản đồ y/x như hình vẽ.
Theo anh (chị) có thể tách hoàn toàn các cấu tử nhau trong hệ ra khỏi nhau bằng các
phương pháp nào trong các phương pháp dưới đây:

- Chương cất ở áp suất thưường y

- Tăng số đĩa lý thuyết của cột

- Chương cất với sự thay đổi áp suất

- Tăng đường kính của cột

- Tăng nhiệt độ của nguồn nóng O

- Chưng cất có thêm cấu tử thứ 3 chọn lọc x

Hãy giải thích cho sự lựa chọn đó.

Câu 3

Nêu và phân tích quá trình công nghệ sản xuất kaliclorua từ quặng sylvinite. Vẽ sơ đồ khối
minh họa quá trình.

Câu 4

Trình bày phương pháp công nghệ sản xuất Vinylacetat.

74 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa kỹ thuật I

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60phút.

Câu 1

Trình bày cơ sơ lý thuyết của quá trình chương cất, phương pháp xác định chiều cao và
đường kính cột chương cất cho một nhiệm vụ tách chất.

Câu 2

Phản ứng cơ bản, đồng thể ở pha khí: A → 2R + S xảy ra ở điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp,
trong thiết bị khuấy lí tưởng gián đoạn BR. Hỗn hợp phản ứng ban đầu chứa 90% chất A và
10% chất trơ I (tính theo thể tích). Thể tích của khối phản ứng tăng lên gấp 2 lần sau 30
phút tiến hành phản ứng.

Hãy xác định:

a) Độ chuyển hóa ứng với thời điểm nêu trên

b) Thể tích thiết bị ống dòng PFR và khuấy lí tưởng liên tục IMR cần thiết để đạt được
độ chuyển hóa trên, trong điều kiện tốc độ dòng thể tích nguyên liệu là 150 lít/giờ.

c) Nồng độ ban đầu của chất phản ứng CAO có ảnh hưởng nhươ thế nào đến độ
chuyển hóa thu được trong các trường hợp nêu trên.

75 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa kỹ thuật II

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K47S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60phút.

Câu 1 (5 đ)

Anh (chị) hãy trình bày công nghệ sản xuất metanol và các ứng dụng của chúng.

Câu 2 (5 đ)

Định nghĩa và phân loại nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. Mô tả tóm tắt các phương
pháp làm giàu cơ học thường được sử dụng đối với nhiên liệu quặng tự nhiên.

76 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Tư tưởng Hồ Chí Minh

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K46 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Đề thi

Anh (chị) hãy trình bày:

Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Môn thi: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47 ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Đề thi

Anh (chị) hãy trình bày:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trương bản chất và mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã
hội.

77 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học dầu mỏ

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

a) Thế nào là bitum? Thành phần của bitum.

b) Cho biết một số tính chất hóa học của bitum và ứng dụng vủa bitum.

Câu 2

a) Hãy cho biết các đặc trưng của các hợp phần chính của xúc tác crackinh hiện đại?

b) Nêu các nguyên tắc làm thế nào để thu được xúc tác crackinh định hướng tạo xăng
có chỉ số octan cao (FCC - Octan).

Câu 3

a) Mục đích và ý nghĩa của quá trình thơm hóa LPG (khí hóa lỏng).

b) Hãy phân tích các phản ứng có thể diễn ra khi chuyển hóa riêng biệt và hỗn hợp
propan và n – butan trên xúc tác lươỡng chức năng (ví dụ Pt/ HZSM - 5). Từ đó cho thấy
đây là một trong những quá trình cung cấp nhiên liệu cho công nghệ tổng hợp hữu cơ.

Câu 4

a) Mỡ bôi trơn là gì?

b) Các giai đoạn điều chế mỡ bôi trơn. Ý nghĩa hóa học của các giai đoạn đó.

c) Ứng dụng của mỡ bôi trơn.

78 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học dầu mỏ

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47A + CNTN K6

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

a) Xăng bị gôm hóa là như thế nào? Cách hạn chế hiện tượng gôm hóa xăng.

b) Các phương pháp làm tăng chỉ số octan của phân đoạn xăng.

Câu 2

a) Thế nào là crackinh với hơi nước và cường độ crackinh KSF?

b) Crackinh n - octan trên nhôm silicat có lực axit Bronsted rất mạnh, ngơời ta thu được
các sản phẩm khí chủ yếu là (CH3 )3CH, (CH3)2C=CH2 . Hãy viết cơ chế phản ứng trên.

Câu 3

a) Mỡ bôi trơn là gì?

b) Ứng dụng của mỡ bôi trơn.

c) Trình bày bản chất hóa học của các giai đoạn điều chế mỡ bôi trơn.

Câu 4

Hãy phân tích hai quá trình công nghệ có khả năng sinh ra BTX (Benzen, Toluen, Xilen).

- Phân tích các phản ứng cơ bản và sơ đồ cơ chế.

- Hệ xúc tác sử dụng.

- Phân tích một số điều kiện công nghệ cần thiết.

- Nêu một số ứng dụng của benzen trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ.

79 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học môi trường

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K45A, S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1

Sự ô nhiễm khí quyển bởi khí CO:

- Sự hình thành khí CO.

- Nguồn thải khí CO vào khí quyển.

- Cơ chế gây độc hại của khí CO. Cách cấp cứu khi bị nhiễm độc CO.

- Cách hạn chế lượng CO thải vào khí quyển.

Câu 2

Trình bày cơ chế gây độc hại của thủy ngân:

- Nguồn thải thủy ngân vào môitrường.

- Thủy ngân kim loại và các dạng thủy ngân có tác dụng gây độc.

- Cơ chế gây độc hại của thủy ngân.

- Sự lan truyền thủy ngân trong dây chuyền thực phẩm.

Câu 3

Tầng ôzôn. Vai trò của tầng ôzôn đối với sự sống trên trái đất. Sự hình thành và sự phá hủy
tầng ôzôn. Trình bày các tác nhân và cơ chế phá hủy tầng ôzôn, viết các phương trình phản
ứng.

Câu 4

Trình bày nguyên tắc và viết các phương trình phản ứng khi dùng phương pháp Winkler để
xác định lượng oxi hòa tan trong nước(DO).

Lấy 50ml nước để phân tích theo quy trình phân tích của Winkler, dùng hết 18 ml dung dịch
Na2S2O3 5.10-3 mol/l.

Tính số miligam oxi hòa tan trong 1 lít nước.

80 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học môi trường

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K46A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Trình bày sự nhiễm độc thủy ngân:

- Nguồn thải thủy ngân vào môi trường.

- Chu trình chuyển hóa thủy ngân từ môi trường vào cơ thể.

- Cơ chế gây độc của các dạng thủy ngân.

Câu 2

Trong nước biển có đại lượng pE có tính ổn định toàn cầu. Hãy giải thích và chứng minh
điều này.

Câu 3

Hiệu ứng nhà kính:

- Hiệu ứng nhà kính là gì?

- Các khí nhà kính.

- Trình bày mặt lợi và mặt hại của hiệu ứng nhà kính.

Câu 4

Trình bày nguyên tắc và viết các phương trình phản ứng khi dùng phương pháp Winkler để
xác định lượng oxi hòa tan trong nước(DO).

Lấy 100ml nước đem xác định lượng DO bằng phương pháp Winkler, Người ta dùng hết 28
ml dung dịch Na2S2O3 3.10-3 mol/l. Tính số miligam oxi hòa tan trong 1 lit nước.

81 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi: Hóa học môi trường

Số đvht: 02

Đối tượng dự thi: K46S ngành Hóa

Thời gian làm bài: 60 phút.

Câu 1

Tác dụng độc hại của xianua:

- Các nguồn phát thải xianua gây ô nhiễm môitrường.

- Xianua có trong một số thực vật nào, chúng tồn tại ở dạng nào? Và chuyển hóa
xianua ra sao?

- Cơ chế xử lý khi bị nhiễm độc bởi xianua.

Câu 2

Hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường:

- Hiệu ứng nhà kính?

- Hiệu ứng khí nhà kính? Các khí nhà kính và vai trò của khí nhà kính đối với khí hậu
trái đất.

- Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển

- Hậu quả của sự gia tăng khí nhà kính đến khí hậu toàn cầu. Tác hại.

- Làm thế nào để đảm bảo lượng khí nhà kính trong khí quyển nằm trong giới hạn có
lợi cho khí hậu trên trái đất.

Câu 3

Trong nước biển có hai đại lượng pH và pE là gần như không đổi và ổn định trên toàn cầu.

Hãy giải thích và chứng minh điều đó.

82 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN
Đề thi hữu ích dành cho sinh viên Hóa học - 1 2009

Môn thi : Hóa học môi trường

Số đvht: 03

Đối tượng dự thi: K47A ngành Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1

Các chất gây ô nhiễm môi trường thâm nhập vào cơ thể con người bằng những cách nào?
Trình bày cơ chế gây độc hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật khi nó thâm nhập vào cơ
thể con người.

Câu 2

Hiệu ứng nhà kính:

- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

- Các khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Những điểm có lợi và có hại của khí nhà kính.

- Biện pháp để giảm thiểu đưa hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.

Câu 3

Oxi hòa tan trong nước(DO), nhu cầu oxi sinh học(BOD), nhu cầu oxi hóa học(COD).

1. Trinh bày định nghĩa, nguyên tắc, quy trình thí nghiệm, viết các phương trình phản
ứng, lập công thức tính các chỉ tiêu trên.

2. Lấy 50 ml nước thải, xác định DO theo phương pháp Winkler, chuẩn độ hết 18,75 ml
dung dịch Na2S2O3 3.10-3M. Tính giá trị DO.

3. Tính giá trị COD của mẫu nước thải đó, biết rằng lấy 20 ml nước thải đem thí nghiệm
dùng chất oxi hóa là K2Cr2O7, sau thí nghiệm chuẩn lượng K2Cr2O7 dư hết 9,55 ml dung
dịch Fe2+ 0,1M. Làm thí nghiệm với mẫu trắng thì chuẩn hết 14,30 ml dung dịch Fe2+ 0,1M.

4. Tính giá trị BOD5 của mẫu nước thải trên biết rằng giá trị DO của mẫu nước thải xác
định được ở (2), còn giá trị DO xác định sau 5 ngày ủ ở 200C là 4 mg/l.

So sánh 2 giá trị COD và BOD5 của mẫu nước thải. Cho nhận xét và giải thích vì sao chúng
khác nhau? (Cho O = 16)

(Còn nữa)

83 Đỗ Văn Hiệp –Lớp K52A-Hóa học.Trường Đại học khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN

You might also like