You are on page 1of 28

HẢI PHÒNG

Hải Phòng là một thành phố lớn đứng thứ hai ở miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng có các quận
huyện: Thị xã Đồ Sơn, quận Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, huyện An
Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Thương cảng Hải Phòng được hình thành vào năm 1888, thuộc miền
Duyên Hải phía Bắc Việt Nam, trên bờ Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Hải
Phòng nằm cách thủ đô Hà Nội 102 km về hướng Đông Nam, là một cực
trong tam giác tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Bắc bao gồm Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bờ biển Hải Phòng dài hơn 125 km, với 5 cửa sông lớn: Bạch Đằng, Văn
Úc, Cấm, Thái Bình, Lạch Tray. Địa hình bờ biển khúc khuỷu quanh co, tạo nhiều đảo, hang động
đẹp và rất nhiều những bãi tắm tự nhiên kỳ thú, rất thuận tiện để phát triển du lịch. Bán đảo Đồ Sơn,
quần đảo Cát Bà, khu di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh - Bạch Đằng nằm phía Đông Bắc
thành phố, khu núi Voi - An Lão phía Tây Nam thành phố... là những địa danh du lịch nổi tiếng
không chỉ đối với người Hải Phòng, mà còn đối với khách du lịch thập phương.

Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết quanh năm ấm áp với nhiệt độ trung bình
23 – 24 độ C . Đến thăm Hải Phòng vào mùa xuân du khách có thể tham dự nhiều lễ hội, thăm các
di tích lịch sử. Vào mùa hè du khách sẽ tham gia những chuyến du lịch và vui chơi giải trí trên bãi
biển Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà hay Vịnh Hạ Long. Vào mùa thu tham dự lễ hội chọi trâu hay thăm
những làng nghề truyền thống. vào mùa đông du khách sẽ đến với thú vui leo núi, thăm những hang
động tại Cát Bà, núi Voi…

Với hàng trăm Đình, Đền, Chùa, Miếu cùng với những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá
miền biển: hội chọi trâu Đồ Sơn, hội đua Thuyền Rồng ở Cát Bà, hát Đúm ở Thuỷ Nguyên, Đánh
Đu ở núi voi - An Lão, múa rối nước, nghề tạc tượng ở Đồng Minh - Vĩnh Bảo, hội thả Đèn trời...
có thể nói Hải Phòng là một vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời và là thành phố tiềm
ẩn nhiều thế mạnh để phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững.
DANH LAM THẮNG CẢNH

Thắng cảnh Đồ Sơn


Có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng, từ lâu Đồ Sơn đã
là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán đảo Đồ
Sơn nằm trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông
Cấm đến cửa sông Văn Úc. Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu
rồng đang hướng về viên ngọc (Hòn Dáu) đuôi quẫy ra khơi xa làm
thành đảo Bạch Long Vĩ. Ở Đồ Sơn chưa phát hiện ra dấu vết của người
tiền sử, nhưng có khá nhiều di tích lịch sử.
Tường Long được làm bằng đất nung cao 10 tầng nằm trên đỉnh núi Ngọc Sơn. Nền tháp Tường
Long vẫn còn đó. Viên gạch chân tháp còn đọc rõ hai hàng chữ Hán "Lý gia đệ tam đế, Long Thuỵ
Thái Bình tứ niên tạo" nghĩa là đời vua Lý thứ 3, niên hiệu Long Thuỵ Thái bình năm thứ tư chế tạo
(Lý Thánh Tông), tính theo dương lịch là năm 1057. Nằm cạnh tháp là chùa Vân Bản. Ở đây có một
quả chuông đồng được đúc vào thời Trần có tên gọi là chuông Vân Bản, là một trong những chuông
đồng cổ Tiêu biểu nhất là tháp Tường Long và chùa Vân Bản, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11.
Tháp nhất Việt Nam hiện đang trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Hà Nội. Do bão biển nên quả
chuông đó đã từng bị ngâm dưới nước biển mấy trăm năm, đến năm 1958 ngư dân mới trục lên
được ở bãi tắm khu I. Có thể vì chuông được đúc với một tỷ lệ vàng quá cao, nên dù bị sóng biển
vùi dập mấy trăm năm mà vẫn còn nguyên vẹn, tiếng chuông vẫn vang xa trăm dặm.

Dấu tích lịch sử đã chứng minh Đồ Sơn là căn cứ thuỷ binh của nhà Trần. Năm 1288, một trận thuỷ
chiến ác liệt đã diễn ra ở vùng Tháp Nhĩ Sơn cửa Đại Bàng nhấn chìm cả trăm thuyền giặc.

Năm 1741, Quận He tức Nguyễn Hữu Cầu khởi binh đã chọn Đồ Sơn làm căn cứ. Tục chọi trâu
(độc đáo và duy nhất có ở nước ta) vốn là lễ hội nhằm mục đích động viên nhân dân và quân sĩ, đã
ra đời từ đây.

Phần cuối bán đảo Đồ Sơn là khách sạn Vạn Hoa, bây giờ là Casino có 100 bậc đá xuống biển.
Cách 4km đường chim bay là đảo đèn Hòn Dáu. Ở đảo Dáu có đền thờ Nam Hải Thần Vương (Bộ
tướng của nhà Trần) mà ngày 9-10 tháng giêng là Lễ Hội. Đó là thần may mắn che chở cho ngư dân
những ngày bão tố. Có thờ, có thiêng rồi trở thành sức mạnh tâm linh của những người đánh cá.
Trước khi ra khơi, ngư dân thường neo thuyền khấn tạ để được vững tâm nơi đầu sóng ngọn gió.

Những nơi tham quan, vui chơi giải trí ở Đồ Sơn :

• Tháp Tường Long, đền Ngọc, suối Rồng (di tích thời nhà Lý) nằm ở phường Ngọc Hải.
• Đền Bà Đế ở chân đồi Độc cuối bến Xăm, phường Duyên Hải.
• Lễ hội chọi trâu: Đấu loại đầu tháng 6 Âm lịch, chung kết vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm,
tại sân vận động thị xã.
• Ba bãi tắm khu I, khu II, khu III : Đứng ở quán Đại Dương phía Bắc đồi 72, ta có thể
quan sát toàn bờ phía Đông bán đảo Đồ Sơn.
• Bến tàu "Không số", nơi xuất phát của những con tàu không số của Hải quân nhân dân
Việt Nam trên "đường Hồ Chí Minh" trên biển từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam
đánh Mỹ. Hiện nay chứng tích bộ khung của cầu tàu vẫn nằm ở mép bờ thung lũng xanh tại
khu III Đồ Sơn.
• Khu Casino Đồ sơn trước là khách sạn Vạn Hoa - một toà nhà cổ kiến trúc theo kiểu gô-
tích châu Âu, khuôn viên đẹp, có bãi đỗ trực thăng.
• Chợ Cầu Vồng có bán nhiều cá khô, tép xăm, mực khô, xá sùng, hầu, mắm tôm đặc, vây cá
nháp, bong bóng cá dưa, cá sủ.
• Bến Nghiêng: Cuối khu II Đồ Sơn có tàu thuỷ cao tốc đón khách du lịch đi tham quan Hòn
Dáu, đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long.
• Biệt thự Bảo Đại:Trên đồi Vung, năm 1999, Công ty khách sạn du lịch Đồ Sơn vừa đầu tư
phục chế "Dinh Bảo Đại". Dinh rộng gần 1.000 m2 bao gồm: đại sảnh, nơi vua Bảo Đại tiếp
khách, phòng ngủ của Hoàng hậu Nam Phương và của các hoàng tử, công chúa. Các phòng
ăn, phòng trà, phòng đọc sách và cả hầm rượu; bếp riêng cho Hoàng gia ở tầng hầm được
khôi phục như cũ. Đến đây du ngoạn khách có thể ngồi ở ngai vàng mặc sắc phục vua và
hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm

Đảo ngọc Cát Bà

Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ
Long. Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung
lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp
kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh
nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú đặc
trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.
Đảo Cát Bà một tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu
dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long,
dân cư đã sinh sống cách đây 6475 - 4200 năm. Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, Cát
Bà đang được coi là một trong những trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia rất hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước.
Đi từ thành phố ra đảo bằng tàu thuỷ cao tốc khoảng hơn một giờ đồng hồ, đi bằng đường bộ
khoảng 60km qua 2 phà, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận đảo Ngọc. Giữa sóng nước mênh mông của biển
khơi, ta bỗng gặp một khu rừng nhiệt đới. Rừng ở đây có diện tích hơn 17.300ha, trong đó có 570ha
là rừng nguyên sinh. Dưới tán rừng già có hàng trăm cây thuốc quí, đặc biệt có cây thuốc bổ tim
một củ, một lá. Cát Bà có hệ thực vật và động vật điển hình quí hiếm của rừng trên núi đá vôi, có
nhiều hang động kỳ thú và bãi tắm thiên nhiên cát trắng, nước trong tới đáy. Trong rừng già còn
loại kỳ đà Komodo cổ đại, sơn dương nặng trên 100kg. Vùng biển Cát Bà có nhiều bãi tôm, bãi câu
cá hồng, cá nục, cá tráp; có áng thảm nuôi đồi mồi. Dưới các rạn đá ngầm chân đảo có bào ngư, trai
ngọc và tôm rồng. Ở bãi hạ triều có tu hài (họ nhuyễn thể) được coi là "gà biển", thịt chắc và ngọt
hơn cả bào ngư. Món tu hài nướng vắt chanh trở thành món đặc sản không thể thiếu ở các quán
nhậu ven bờ biển.

Ngày 1/4/1958, Bác Hồ đã ra thăm đảo Cát Hải và Cát Bà. Cầu tàu Cát Bà là nơi Bác đứng nói
chuyện với quân dân trên đảo. Từ đấy, ngành thuỷ sản lấy ngành thuỷ sản lấy ngày 1/4 - ngày Bác
Hồ về thăm làng cá làm Ngày hội truyền thống của ngành. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 1/4 ở
vùng biển Cát Bà lại diễn ra cuộc đua thuyền rồng của huyện đảo và ngành thuỷ sản trong cả nước.

Những nơi tham quan giải trí ở Cát Bà:

• Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng,
men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.
• Vườn quốc gia Cát Bà: nằm cách thị trấn 15km về phía Tây bắc. Diện tích vườn rộng
15.200ha, trong đó có 9.800ha là rừng và nhiều hang động kỳ thú. Khu rừng nguyên sinh
nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật có 745 loài, nhiều loại cây
gỗ quí như trí lý, lát hoa, lim sẹt, giẻ hoa, kim giao, gỗ trắng. Đũa kim giao tiến vua có khả
năng làm sủi bọt chuyển màu đỏ nếu đồ ăn có độc tố. Rừng già có cây chò dãi, loại cây được
ghi trong sách đỏ, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Hệ động vật có tới 20 loài
thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài Voọc đầu
trắng (họ khỉ) là loài thú đặc biệt quí hiếm trên thế giới chỉ còn lại ở Việt Nam. Điều kỳ lạ là
quả mã tiền là loại quả độc, người ăn vào chết ngay, nhưng Voọc đầu trắng vẫn ăn ngon
lành cả lá và quả.
• Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ đá thiên
nhiên làm cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng, dễ liên tưởng đến những hình ảnh của chốn
bồng lai tiên cảnh. Động này chứa đựng cả trăm người.
• Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động quân y
vì trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện
hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi. Công trình còn đó ghi sâu chiến công về lòng dũng
cảm của con người.
• Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, đẹp hơn cả động Trung Trang. Ở đây nhũ đá và
hơi nước ẩm quanh năm gợi cho ta tưởng tượng ra đường lên trời, đường xuống biển và
nhiều vòm tinh tú, núi vàng, núi bạc...
• Các bãi tắm: Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Dứa, Cát Ông, Đường Danh...
là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng
mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy. Người ta dự định
xây dựng ở đây những "thuỷ cung" để con người có thể trực tiếp quan
sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên
những cụm san hô đỏ.

Quán hoa
Quán hoa trung tâm thành phố được xây dựng vào cuối năm 1941 do
Đốc Lý Luyxiani chủ trì việc thiết kế và Chánh lục lộ Gôchiê phụ
trách thiết kế mỹ thuật.
Mẫu quán lấy 04 cột gỗ tròn làm trụ, mái cong, lợp mái ngói mũi hài
vừa kết hợp giữa phương Tây và phương Đông được coi là hài hoà
giữa không gian phố phường. Mỗi quán rộng 20 m2, cao gần 4 m,
cách nhau 6 m. Tất cả các quán trải dài trên diện tích 300 m2. Gần đây, thành phố mở con đường
đằng sau quán hoa vừa đẹp thêm cảnh quan thuận tiện cho kẻ mua, người bán. Quán hoa Hải Phòng
từ lâu đã là nguồn cảm hứng của các hoạ sĩ, các nghệ sĩ nhiếp ảnh khi vẽ và chụp ảnh nghệ thuật về
Hải Phòng.

Hồ Nhà hát nhân dân


Vốn là một hồ nhỏ, thời Pháp thuộc nằm trong trường đua ngựa và là
nơi tắm cho ngựa, vì vậy nhân dân quen gọi là hồ Quần Ngựa.Trong
tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu
Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng
danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần.

Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và
Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được
nhắc đến nhiều lần.

Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực này bỏ hoang. Hoà bình lập lại được cải tạo, xây dựng
thành Nhà hát nhân dân. Ngày 22/01/1962, anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô Gecman Ti-tốp, Chủ
tịch Hội hữu nghị Việt - Xô sang thăm nước ta đã đến Hải Phòng. Hồ Chủ Tịch cùng Ti-tốp đã tiếp
xúc với nhân dân Hải Phòng ở Nhà hát Nhân Dân. Bây giờ trở lại hẳn mọi người đều có sự ngạc
nhiên vì hồ Quần Ngựa xưa nay đã được cải tạo lại: xây kè đá, hàng rào, đường dạo xanh, sạch đẹp;
là trung tâm văn hoá thể thao của thanh niên, công trình kỷ niệm 45 ngày giải phóng Hải Phòng
(13/05/1955 - 13/05/2000).

Đình Hàng Kênh

Đình Hàng kênh, tên chữ là Nhân Thọ còn có tên là đình Rồng Bay toạ lạc
trên đường Nguyễn Công Trứ (thuộc thôn Trung Hành, xã Hàng Kênh cũ).
Theo văn bia thì đình được xây dựng vào năm Mậu Tuất (1717) ở đường
Hàng Kênh hiện nay. Đến năm 1841, Đình được chuyển ra vị trí hiện nay.
Đình được xây dựng với qui mô lớn và làm trong nhiều năm (khoảng 15
năm). Đây chính là một đài tưởng niệm Ngô Quyền. Kiến trúc trọng yếu
nhất của công trình "Đại Đình", làm theo kiểu vì "chồng giường kẻ hiên".
Với 6 hàng chân cột, gồm 7 vì với 42 cây cột bằng gỗ lim nguyên cây, chu vi hơn 2m, cao tới
5,10m. Các bức chạm khắc với nhiều đề tài phong phú đã thể hiện trình độ khắc gỗ độc đáo và là
một trong những ngôi đình tiêu biểu điển hình trong các ngôi đình được xây dựng vào những năm
đầu thế kỷ thứ 18. Chỉ ở một ngôi đình này, các nghệ nhân đã tạc gần 900 con rồng mang phong
cách nghệ thuật thời Lê, không con nào giống con nào. Đó là các loại rồng mẹ, rồng con quấn quýt
bay lượn giữa mây trời cùng chim muông và hoa lá cách điệu . Đi trong đình, chúng ta như lạc vào
thế giới của rồng vô cùng sống động, lung linh, huyền ảo, bởi mỗi con rồng ở đây đều có những sắc
thái biểu cảm riêng biệt mà qua trí tuệ tâm linh của người xưa đã gửi vào đôi tay tài hoa tác thành.

Bên cạnh đình còn có văn miếu hàng huyện An Dương, có bia ghi tên những người đỗ tiến sỹ, cử
nhân của huyện An Dương.Người Hàng Kênh không xây đền mà xây đình để thờ Ngô Quyền. Thế
là từ lịch sử, ông đã đi vào cõi thiêng để bất tử trong tâm khảm của dân làng. Họ như muốn ông gắn
bó với cuộc sống buồn vui, sướng khổ và nỗi truân chuyên của cả làng

Đền Nghè

Ngôi đền xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong
số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đó là đền
Nghè - ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng
vùng đất Hải Phòng.

Tương truyền rằng bà sống hết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá
đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là
bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền
rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện
nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng
khang trang như hiện nay.
Đền có 2 nhà chính - Tiền tế và Hậu cung. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn "An Biên cổ
miếu". Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà hậu cung
đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân bà.

Đến thăm Đền Nghè, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo - đó là Khánh đá và Sập đá.
Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao
1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung
quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để
gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng
liêng.

Hồ Tam Bạc

Hồ thuộc địa phận xã An Biên cũ, nay thuộc dải trung tâm thành phố. Năm
1885, Pháp mở rộng, nắn thẳng Lạch Liêm Khê của xã An Biên cũ thành
một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt, nối sông Tam Bạc với
sông Cấm dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1 triệu 760
nghìn mét khối gọi là Vung Bonnal. Sông này tên cũ gọi là sông đào Bonnal.
Năm 1925, Pháp lại lấp đi một phần sông đến tận Nhà triển lãm ngày nay nên
nhân dân gọi nôm na là sông Lấp.

Năm 1885, Pháp mở rộng, nắn thẳng Lạch Liêm Khê của xã An Biên cũ thành
một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt, nối sông Tam Bạc với
sông Cấm dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1 triệu 760
nghìn mét khối gọi là Vung Bonnal. Sông này tên cũ gọi là sông đào Bonnal.
Năm 1925, Pháp lại lấp đi một phần sông đến tận Nhà triển lãm ngày nay nên nhân dân gọi nôm na
là sông Lấp.

Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp đến tuổi "bách niên" (1885
- 1985) đã được "cải lão hoàn đồng". Thành phố đắp đập ngăn sông Tam Bạc để nối thông đường
Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung; mở rộng thêm để làm bến xe ô tô. Xe Tam Bạc đi đến
các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các hàng quán, ki - ốt cũ hai bên hồ được tháo dỡ hết, thành phố
xây cống tự đóng mở cho nước thuỷ triều thông thương và giữ nước khi thuỷ triều xuống và đặt tên
là hồ Tam Bạc.

Năm 1999, hồ Tam Bạc một lần nữa được cải tạo lớn. Lòng hồ được đào sâu hơn, hai bên bờ có rào
chắn, trồng phượng vĩ, cây xanh, có đường đi dạo và ghế đá ngồi hóng gió. Sáng sớm và chiều tối,
hàng trăm người đi bộ tập thể dục quanh hồ, hít thở với "lá phổi xanh" của thành phố.

Tràng Kênh - Bạch Đằng

Nơi đây - một vùng đất, một vùng núi, một vùng trời "bát ngát sóng
kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu". Đó là miền đất mang đậm
dấu tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng ở phía bắc huyện Thuỷ
Nguyên, cách nội thành Hải Phòng 20km. Về phía nam có sông Giá,
phía đông có sông Chanh.

Đó là miền đất mang đậm dấu tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng ở
phía bắc huyện Thuỷ Nguyên, cách nội thành Hải Phòng 20km. Về phía nam có sông Giá, phía
đông có sông Chanh. Nơi đây núi non kỳ vĩ, di tích và thắng cảnh hoà hợp:

Nhất cao là núi U bò

Nhất lớn chợ Giá, nhất to sông Rừng

Nguyễn Trãi từng viết về đất này: "các sông giao lưu, sóng nước liền trời, cây cối che bờ, thật là
nơi hiểm yếu ở biên cảnh". Tràng Kênh - Bạch Đằng như dấu son đỏ chói ghi vào lịch sử, gợi lòng
tự hào sâu sắc về nước non này, về những chiến công hiển hách ba lần chiến thắng quân xâm lược
phương Bắc, cùng những trang sinh động về cuộc sống của ông cha thời dựng nước. Những di tích
bãi cọc, hang động ở chân núi U bò, núi Phượng Hoàng, nơi dấu quân, nơi Quốc công Tiết chế Trần
Hưng Đạo đánh trống chỉ huy trận đánh. Đền thờ Trần Quốc Bảo còn đó rêu phong. Trong những
năm 1960 - 1970, nhiều nhà khảo cổ đã khai quật, phát hiện những ngôi mộ cổ, có bếp đun nấu và
trên 30 mảnh gốm, nhưng giá trị nhất là 3.476 hiện vật bằng đá quí. Đó là những chiếc rìu nhỏ xinh
xắn, những chiếc vòng trang sức tròn nhẵn bóng chứng tỏ người thợ đá cổ Tràng Kênh thời xa xưa
đã đưa kỹ thuật chế tác đồ đá lên đỉnh cao nghệ thuật. Người Tràng Kênh thời Hùng vương đã biết
làm nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn tê giác, voi, hổ, báo, lợn rừng, hươu, nai, ba ba, rùa,
rái cá, làm gốm, đúc đồng, thì người Thuỷ Nguyên nay cũng lắm nhân tài và sản vật.

Bây giờ Tràng Kênh - Bạch Đằng đã trở thành khu công nghiệp phía đông bắc của thành phố. Nơi
đây có các xí nghiệp khai thác đá nung vôi hoá chất, đất đèn Tràng Kênh, có Nhà máy xi măng
Chinfon với biểu tượng hoa Đào. Ở cửa sông Giá trông ra sông Bạch Đằng có Nhà máy sửa chữa
tầu biển Phà Rừng do Phần Lan giúp ta xây dựng, có âu đà hiện đại. Biết bao nhiêu con tàu viễn
dương đã vào đây để được "trẻ" lại với đại dương.

Hồi niệm về những chiến công oanh liệt Tràng Kênh - Bạch Đằng càng thấy trân trọng: "nước trời
một sắc, phong cảnh ba thu, bờ lau kiếm nát", càng đồng cảm với cách nói đầy tự hào của Phạm Sư
Mạnh ở thế kỷ 13:

"Non sông vượng khí Bạch Đằng thu!"

Núi Voi

Qua quận Kiến An, quí khách sẽ đến được với Núi Voi (huyện An Lão).
Núi như một con voi khổng lồ nằm phục giữa đồng bằng trên nền trời
xanh biếc, có diện tích hơn 1 km2, cao 145 mét, soi bóng xuống dòng
sông Lạch Tray. Nơi đây có nhiều dấu vết của người tiền sử thời vua
Hùng dựng nước mà hiện vật độc đáo nhất là kiếm đồng Đông Sơn và
nhiều di vật bằng đồng thời Đông Sơn.

Vào thế kỷ 16, Mạc Đăng Dung đóng quân ở núi Voi để chống vua Lê,
chúa Trịnh. Phải chăng nghĩa quân đã "hành quân" trên con đường gập nghềnh nắng trải này trên
đỉnh núi Chi Lai, lên bàn cờ tiên? Những bậc đá xanh xuống hang Họng Voi, hang Cá Trắm, Cá
Chép, hang Bể, hang Chạn, Đấu Đong Quân...đã in dấu chân của bao nhiêu thế hệ.

Tiếng mõ chùa Long Hoa văng vẳng trong không gian tĩnh lặng đưa ta vào cõi Phật. Núi Voi còn là
nơi Phan Bá Vành dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn vào năm 1825. Dấu vết đồn
quân Pháp có tên là Tượng Sơn trong một đêm (tháng 11/1888) bị nghĩa quân Cử Bình san bằng
còn đó... Lịch sử đội du kích núi Voi vẫn còn đây...

Đền Bà Đế

Dưới chân núi Độc có một ngôi đền nhỏ, khiêm tốn nép mình vào vách
núi. Đó là đền Bà Đế nổi tiếng là linh thiêng.

Chuyện xưa kể rằng chúa Trịnh Giang khi đi tuần du ở vùng này đã gặp
một người con gái đẹp đang cắt cỏ trên đồi. Ông chúa háo sắc này đã
cưỡng bức cô gái làng Chài. Cô gái mang thai, chúa đã về dinh chúa.
Theo lệ làng, người thiếu nữ bất hạnh phải chịu hình phạt cạo tóc bôi vôi, đeo đá dìm xuống biển.
Nỗi oan khuất thấu đến trời xanh, linh hồn cô hiển linh trên sóng biển, phù giúp dân làng thoát
hiểm. Nhân dân Đồ Sơn lập đền thờ ở chân núi Độc gọi là đền Bà Đế. Truyền thuyết Bà Đế được
sách ghi đầu tiên là cuốn La Légende de Ba De của nhà Đông phương học người Pháp Panh
Mumier, nhà in IDEO Hà Nội ấn hành năm 1930. Sau đó được chuyển thể thành phim câm chiếu
cùng thời với phim "Cánh đồng ma" do Nguyễn Tuân thủ vai chính.

Đảo Bạch Long Vĩ

Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm cách Hải Phòng 100 hải lý về phía Đông.

Chiều dài đảo 3km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, rộng 1,5km, diện
tích phần nổi 2,5km2.

Địa hình đảo ven bờ thoai thoải, độ dốc thấp, khí hậu đại dương, chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho phát triển du
lịch.

Ngư trường Bạch Long Vĩ có diện tích 1.500 hải lý vuông. Vùng biển có 395 loài, 229 giống thuộc
họ hải sản, trong đó có 61 loài có giá trị kinh tế cao: Bào Ngư, cá Song, Rong Câu, San hô...

Vị trí địa lý của đảo là lợi thế để trở thành trạm trung chuyển dịch vụ cho tàu biển qua lại trên Vịnh
Bắc Bộ.

Hiện nay, đảo Bạch Long Vĩ đang được Nhà nước và Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho
phép xây dựng thành "Đảo du lịch Thanh niên".

Nhà hát thành phố và quảng trường nhà hát

Quảng trường Nhà hát thành phố trước đây có tên là Place Theatre
municipal. Khu vực này vốn là chợ của làng An Biên xưa. Nhà hát
cao 2 tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 400 chỗ ngồi.
Khu vực này vốn là chợ của làng An Biên xưa. Nhà hát cao 2 tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có
400 chỗ ngồi. Tại đây ngày 23/8/1945 đã ra mắt Uỷ ban nhân dân Cách mạng Lâm thời của thành
phố Hải Phòng - và là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn của thành phố.

Đền Lý Học

Thờ danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là danh sĩ đời nhà Mạc, tự Hanh Phủ,
hiệu Bạch Vân Cư Sĩ, quê làng Trung Am huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Năm 1535, ông thi đỗ Trạng Nguyên làm quan đến chức Tả Thị Lang Bộ
Lễ và được Vua Mạc Phúc Hải phong tước Trình quốc công (nên người
đời gọi ông là Trang Trình). Ông là người nổi tiếng tài đức song toàn,
xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia thế kỷ XVI. Thơ văn của ông còn được truyền
tụng rất nhiều. Bộ "Bạch Vân thi tập", "Trình quốc công Bạch Vân thi tập", "Trình quốc công
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập" (còn gọi là "Bạch Vân quốc ngữ thi tập"), đều là những di sản văn học
quí giá còn lưu lại cho đời sau. Ông mất năm 1585.

Tháp Tường Long

Xây từ thời Lý Thánh Tông (1054-1072), nay thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn.

Công trình kiến trúc Phật giáo này được thiết kế trang trí theo kiểu điển hình nhà Lý. Năm Gia
Long thứ 3 (1804), tháp bị phá dỡ để lấy gạch xây thành Hải Dương. Chùa Tường Long hiện nay
được xây dựng từ năm 1990.

Chùa Dư Hàng

Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, vốn là một ngôi chùa cổ
kính, có qui mô vào loại lớn ở Hải Phòng.

Trước kia, chùa Dư Hàng thuộc xã Dư Hàng Kênh (huyện An Dương)


nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân. Nếu căn cứ vào văn
bản ghi chép bia ký của chùa Dư Hàng thì cảnh chùa có nguồn gốc từ
thời Tiền Lê (980-1009). Cuối triều vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến
đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225-
1400), các vị tổ thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử sơn đã có mối
quan hệ với bản chùa Dư Hàng. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Dư Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm huý
nhật vị sư tổ đệ nhất "Điền Ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư", tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2-
11 Âm lịch, vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3-11 Âm
lịch. Đến đời vua Lê Gia Tông (1672), sư cụ Nguyễn Đình Sách (tự là Chân Huyền) đã xuất của nhà
để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ giáo, chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng, mái lợp ngói, lát gạch
Bát tràng khắp đường đi lối lại... Từ đó trở đi, dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa
đã được các thế hệ hoà thượng, tằng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức chung lòng sửa sang làm cho
cảnh chùa ngày thêm khang trang, đẹp đẽ như ngày nay.
So sánh với nhiều ngôi chùa thờ Phật ở Hải Phòng, chùa Dư hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên
hoàn chỉnh gồm phật điện 7 gian, kiến trúc cổng kiêm gác chuông cao 3 tầng mái đao cong vút,
chính giữa nhà kiến trúc treo quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề "Phúc Lâm Tự Chung" nghĩa là
chuông chùa Phúc Lâm.

Tại toà Phật điện, hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật có giá trị, cổ vật mỹ thuật tạo hình
chuẩn xác như bộ Tam Thế, toà Cửu Long-Thích Ca sơ sinh, hộ thiện, trừng ác, bộ tượng "Thập
điện minh vương"... Nội thất toà Phật điện được trang trí nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng
sơn son thiếp vàng rực rỡ, đuờng nét mềm mại, kỹ thuật tinh xảo, thể hiện qua các mảng đề tài hoa
lá, cỏ cây muôn thú thiêng, mang phong cách nghệ thuật nhà Nguyễn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Hiện chùa Dư Hàng còn bảo lưu nhiều di vật quí giá như chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ
thuật bằng gốm sứ đá xanh, bộ kinh sách "A Hàm" cổ được lưu truyền từ nhiều đời sư trụ trì. Ngay
chính giữa gian tiền của toà Phật điện được trang trí bằng nhiều mảng chạm khắc nổi tiếng trên cửa
võng, nhiều mảng đề tài quen thuộc, thể hiện ước muốn của muôn dân, cho "mưa thuận gió hoà, cỏ
cây tươi tốt", có cả hộp hình khắc gỗ, mô tả cây cảnh thầy trò Đường Tăng trên đường sang Tây
Trúc thỉnh kinh.

Tại khu vườn tháp tĩnh mịch, rợp mát bóng cây cổ thụ xanh tươi, ngoài nhóm các vị sư tổ đã viên
tịch tại bản chùa có một mộ tháp chứa xá lỵ các vị tổ thiền phái Trúc Lâm yên Tử, tháp sư cụ Chân
Huyền và nhiều vị hoà thượng đã từng trụ trì chùa Dư Hàng.

Hoà cùng với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân,
chùa Dư Hàng luôn là địa chỉ du lịch tham quan của nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế. Bản
chùa thường xuyên toả hương sắc trong công việc từ thiện xã hội, giúp đỡ cộng đồng vượt qua khó
khăn bão lụt, thiên tai, góp phần xoá đói giảm nghèo...

Bến Nghiêng - Bến tàu không số

Bến nghiêng Đồ Sơn hiện là bến đỗ của tàu ra thăm Hòn Dáu.

Sắp tới nơi đây sẽ là cảng xuất phát của tàu du lịch đảo Cát
Bà, vịnh Hạ Long, Móng Cái. Ngày 15/5/1955 tên lính Pháp
xâm lược cuối cùng đã rút khỏi miền Bắc theo hiệp định Giơ-
ne-vơ, hiệp định đình chiến giữa Pháp và Việt Nam dân chủ
cộng hoà sau 9 năm kháng chiến gian khổ.

Bến tàu không số ở chân đồi Vạn Hoa cạnh thung lũng xanh, nay là khách sạn 100 phòng của công
ty du lịch quốc tế Đồ Sơn. Dấu tích cầu cảng K15 nay còn lại là những cột bê-tông. Cầu cảng này
được xây dựng và bảo vệ tuyệt đối bí mật, là nơi đỗ của những chiếc tàu không số, 2 vỏ chở vũ khí
chi viện cho miền Nam. Ngày 11/10/1962 chiếc tàu gỗ chở 30 tấn vũ khí đã xuất phát ở đây. Sau 6
ngày lênh đênh trên biển cả, tàu đã cập bến tại Cà Mau, chuyển giao toàn bộ vũ khí cho quân khu 9.
Tất cả có gần 100 thuyền với tổng số 168 chuyến đi xuất phát tại đây. Đây là đường được mệnh
danh là "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển".
Hòn Dáu

Tên Hán Việt còn gọi là Dấu Sơn, nằm phía Đông Nam bán đảo Đồ Sơn, cách mỏm cực Nam của
bán đảo Đồ Sơn 1km.

Đây là mốc toạ độ chuẩn quốc gia. Năm 1930 lập trạm khí tượng Hải văn. Đèn biển Hòn Dáu đặt
trên đỉnh cao 128m, được xây dựng từ năm 1892. Cự ly chiếu sáng 25 hải lý, hướng dẫn tàu biển ra
vào cảng Hải Phòng. Trên đảo còn lưu giữ khu rừng nguyên sinh quí hiếm. Đảo Dáu là điểm du lịch
và di tích lịch sử của Hải Phòng. Hàng năm vào các ngày 8, 9, 10 tháng 2 Âm lịch diễn ra lễ hội đảo
Dáu của ngư dân Đồ Sơn tại đền thờ Nam Hải Thần Vương để cầu may.

Có một Vương triều Mạc ở Dương Kinh

Tương truyền Mạc Đăng Dung là hậu duệ 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Ông sinh tại làng Cổ Trai (1483-1541) huyện Nghi Dương (nay là xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ)
trong một gia đình nghèo làm nghề đánh cá. Lớn lên ông đi theo con đường binh nghiệp. Từ chân
lính túc vệ thời Lê Uy Mạc (1509 - 1609) ông thăng tiến tới chức Tiết Chế các danh thuỷ quân và
lục quân. Thời ông là thời hôn quân, đại loạn, lòng dân ly tán. ông dẹp yên được nhiều cuộc nổi
loạn, lập công lớn thu phục được lòng dân. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Lê Quí Đôn
viết: "Lòng người ai cũng hướng về Đăng Dung". Năm 1527, Mạc Đăng Dung làm cuộc đảo chính,
phế truất Lê Cung Hoàng lên ngôi vua. Sau 3 năm trị vì đất nước, năm 1529, Mạc Đăng Dung
nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, lui về Dương Kinh (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ)
xây dựng nơi đây thành đô thị thứ hai sau Thăng Long với hệ thống cung, thất cho Thái thượng
hoàng, cho vua và các quan đại triều về chầu và bàn việc nước cùng với hệ thống các phủ đệ của
hoàng hậu, công chúa và các đại thần của vương triều Mạc. Tuy rời kinh đô, nhưng ông vẫn là Thái
Thượng Hoàng, đứng đằng sau vua con điều khiển đất nước. Và đất nước đã có một thời hưng
thịnh: "Trong khoảng mấy năm, trộm cắp biệt tăm, súc vật chăn nuôi không phải nhốt vào chuồng.
Vài năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều yên ổn" (Đại Việt sử ký toàn thư)

Như vậy là ở làng Dương Kinh, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ đã từng tồn tại một vương triều
Mạc. Những vành thành, những văn bia, đền thờ còn đó. "Miếu đình còn dấu cố viên" cho khách du
lịch đến tham quan và các nhà khảo cổ đến làm sáng tỏ.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


Khu di tích thuộc khu Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo gồm 9 hạng mục. Tháp bút Kình
Thiên. đền thờ dựng sau khi cụ mất với ba gian tiền đường hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ
nước tượng trưng cho trời và đất . Bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”. Nhà trưng
bày thân thế và sự ngiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền. Tượng
Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m nặng 8,5 tấn. Hồ bán nguyệt rộng khoảng 100m2. Chùa
Song Mai. Nhà tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt vợ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Quán Trung Tân nơi lưu
giữ quan niệm mới về chữ “trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”. Đây là nơi tổ chức những
lễ hội lớn kỷ niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
LỄ HỘI
Hội thi hoa Thủy Tiên hay hội đền Nghè
Ngày trước, hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 2 Âm lịch (ngày sinh bà Lê Chân), người dân làng
Vẻn (làng An Biên) lại mở hội thi hoa Thuỷ Tiên tại sân đền.

Thuỷ tiên là loài hoa đẹp có màu trắng ngà, có hương thơm thanh khiết, nhẹ và sâu. Những bình
hoa đẹp nhất "cập thời hàm tiếu" được tặng giải nhất gọi là "giải nguyên". Phần thưởng là một câu
đối vóc, một cân chè chính Thái, một quạt tàu và ba nghìn pháo tép. Các bình hoa được đặt trịnh
trong trên chiếc bàn bốn bậc có trải vóc hồng, diềm thêu kim tuyến. Bàn trước kết hoa, chăng đèn
ngũ sắc, rước vào cung, đặt trước cửa ngai thờ bà Lê Chân để tế "Ngài" trong suốt ba ngày hội.

Ngày nay, hội thi hoa Thuỷ tiên không còn nữa, nhưng nhân dân Hải Phòng có một phong tục mới
là trong đêm Giao thừa các thiện nam, tín nữ đều kéo đến đền Nghè để đón xuân và dâng hương lên
Nữ tướng. Phòng nghiệp vụ di tích (Bảo tàng thành phố) quản lý toàn diện đền Nghè, cử cán bộ
chuyên môn làm "thủ đền" hướng dẫn cho khách du lịch trong nước và ngoài nước. Tuần rằm,
mùng một, đền mở cửa hậu cung để nhân dân vào thắp hương và chiêm ngưỡng.

Múa rối nước


Buồng trò múa rối nước Nhân Hoà (huyện Vĩnh Bảo) dựng ngay
giữa ao làng, phía trước có mành che.

Người điều khiển con rối bằng sào ngâm mình dưới nước. Con rối
làm bằng gỗ mảnh, sơn then, không mang quần áo. Màu sơn then của
con rối khi xuống làn nước mềm mại, dưới ánh sáng của pháo hoa,
pháo đùng, pháo thăng thiên bật cờ, pháo chạy chuột càng lung linh
ánh nước ánh lửa.

Dân làng đứng quan bờ ao nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng các tiết mục "Trêu ong, ong đốt" Múa rồng"
"Chọi trâu" "Đánh cáo, bắt vịt"... Người ta thích nhất, cười hả hê nhất là tiết mục "Chú Tễu" nói về
một nhân vật dân dã, ngộ nghĩnh, sởi lởi, yêu đời.

Hát Đúm
Các xã Phục Lễ, Phả Lễ (huyện Thuỷ Nguyên) được coi là quê
hương hát đúm của Hải Phòng.
Hát đúm ở đây rất giàu làn điệu: trống quân, cò lả, sa mạc, lý giao
duyên. Vào hội, một khi bên nữ - vốn hay đột ngột chuyển làn
điệu trong khi hát mà phía bên nam không kịp đối là thua. Hát
đúm ở Phục Lễ gắn với Hội mở mặt. Con gái Phục Lễ quan năm
dùng khăn chít che mặt chỉ để hở hai đôi mắt đen như hạt nhãn.
Ngày hội mở mặt còn được coi là ngày các cô gái thi sắc đẹp, làm
quân cờ người. Chiếc khăn tung ra để lộ những khuôn mặt trắng mịn, môi hồng như hoa lựu, làm
cho Hội thi hát đúm thêm say mê, hào hứng. Trai gái hát mừng, hát hỏi, hát đố, hát hoạ, hát giao
duyên (huê tình), hát tiễn...
Hãy nghe bên nữ hát đố:
Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền

Chàng mà giải được, em liền theo không?

Bên trai hát giải:

Tam sơn là núi, tứ hải là sông

Nhất phần điền là ruộng, theo không là nàng.

Và bên trái tách ra, một chàng cầm tay cô gái hát giao duyên:

Thấy em vừa đẹp, vừa xinh

Anh thuận nhân tình, anh nắm cổ tay

Nắm rồi, anh hỏi cổ tay

Ai nặn nên trắng, ai day nên tròn?

Rồi chàng kể nỗi gian truân:

Vì nàng anh phải đi đêm

Ngã năm ba cái, đất mềm không đau

Vì nàng anh phải đi thăm

Ngã sứt đầu gối, ngã thâm bánh chè!

Bên gái cũng bộc lộ tình cảm:

Yêu nhau quá đỗi quá chừng

Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.

Không ít các chàng trai, cô gái vì cảm mến nhau qua lời ca, điệu múa mà rồi nên vợ nên chồng. Và
vì thế, hát đúm luôn là lễ hội hấp dẫn, trẻ trung, trở thành nét đặc trưng trong kho tàng văn hoá
truyền thống của vùng đất này.

Lễ hội vật cầu Kim Sơn


Cách trung tâm thành phố Hải Phòng hơn 20km có làng Kim Sơn -
xã Tân Trào (huyện Kiến Thuỵ) nổi tiếng trong thời kỳ kháng Nhật.
Ở đó còn có Lễ hội vật cầu là một môn thể thao do tướng quân
Phạm Ngũ Lão (đời trần) đặt ra để luyện quân sỹ. Ở Kim Sơn, Hội
vật cầu ngày nay được tổ chức vào ngày mồng 6 Tết, tại sân đình.
Dân gian xưa có câu:
"Ba năm không hội Vật cầu

Làng Kim con gái mang bầu ra đi"

Hội Vật cầu mang đậm màu sắc huyền thoại, nhưng cái thực ở đây hàm chứa đậm đà bản sắc văn
hoá dân tộc. Ngay từ 30 tết, dân làng đã rộn rã chuẩn bị, dựng cổng chào viết câu đối "Kiến như đại
tân, anh hùng trần lực, vật ngã giai xuân" (tạm dịch: Ngày gặp gỡ lớn, toàn sức vật cầu, quyết giành
phần thắng).

Các họ trong làng vào Hội chia thành ba giáp: Giáp Đượng, giáp Nam và giáp Bắc. Quân của mỗi
giáp gọi là giai cầu (gồm 5 chàng trai chưa vợ, khoẻ mạnh). Mỗi giáp có một tổng cờ mặc võ phục
đầu chít khăn, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ đuôi nheo chỉ huy giành giật cầu.

Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính rốn con nhạn. Quả cầu
được làm từ củ nặng khoảng 20kg, bảo đảm tươi, nhẵn và trơn. Quả cầu được làm từ củ chuối hột,
cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính 30 - 40cm), nặng khoảng 20kg, đảm bảo tươi, nhẵn và trơn.
Quả cầu được bọc bằng giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng đặt trên mâm
bồng trong kiệu. Đúng giờ Thìn (10 giờ sáng) người ta rước kiệu ra đình. Quả cầu được đặt vào lỗ
cái. Sau tiếng "cắc" trống vang lên; cuộc vật bắt đầu. Quả cầu từ dưới lỗ được rung lên. Cả chục
chàng trai lăn xả vào quả cầu tranh giành, mong đưa về được sân nhà. Nắng xuân hanh vàng. Mưa
xuân lất phất. Quả cầu trơn đẫm nước, đẫm nhựa và tắm bùn. Còn các chàng trai thì nhễ nhại mồ
hôi, cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Tất cả chìm trong tiếng trống thúc, tiếng người hò reo không ngớt...

Thi vật gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Khi giáp nào thắng cuộc (đưa được nhiều số lần quản cầu về
sân mình nhất), tiếng hò reo lại vang dậy như sấm. Kết hôi, quả cầu được ném xuống hồ bán nguyệt
trước cửa đình. Người dự hội thường ào xuống tranh giành lấy một miếng về ăn lấy "khước" của
thần làng.

Vật cầu Kim Sơn quả là một lễ hội đặc sắc, mỗi năm lôi cuốn hàng ngàn du khách vào cuộc vui ồn
ã, bất tận.

Hội chọi trâu Đồ Sơn


Được tổ chức vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm. Vòng đấu loại
được tổ chức vào tháng 6 Âm lịch hàng năm.

Hội chọi trâu cũng được xem như là ngày Tế lễ "Thần Hùng
Trấn điểm tước" (Vị thuỷ thần và cũng là Thành Hoàng chung
cho cả vùng Đồ Sơn), để trong cả năm cư dân Đồ Sơn đi biển
gặp nhiều may mắn.

Mở đầu trận đấu là màn múa cờ tưng bừng của mấy chục thanh niên khỏe mạnh. Sau hiệu lệnh,
từng cặp trâu được dẫn vào. Cuộc đấu diễn ra rất quyết liệt giữa các đối thủ bằng những miếng nhà
nghề. Theo quy định, hễ con nào bỏ chạy là thua. Trâu thắng trận được rước trang trọng về đình
làng trong tiếng reo hò hân hoan của cộng đồng. Lệ cũnh quy định trâu thắng hay thua đều được xẻ
thịt làm lễ cúng thần và chia cho các gia đình cùng hưởng lộc.
Lễ hội xuống biển
Lễ hội được tổ chức tại nhiều làng chài tại các huyện Cát Bà, An Dương, Kiến Thụy từ mùng 4 đến
mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Sau khi làm lễ tế Thủy Thần Long Vương, một hồi trống vang lên, hàng trăm trai tráng cầm chèo
và vật dụng đánh bắt cá hò reo chạy tới thuyền của mình. Cuộc đánh bắt cá rất sôi nổi, đến khi nghe
pháo lệnh thu quân học đưa cá đến đình làng để các bô lão chấm thi. Con cá to nhất, ngon nhất được
chế biến ngay trên sân đình để tế thần, số cá còn lại được chia cho mọi người. Ai bắt được cá to
nhất hay nhiều cá nhất sẽ được trao giải.

Hội đua thuyền trên biển

Cứ đến ngày 1 tháng 4 dương lịch, nhân kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm ngư dân trên đảo Cát Bà
(Huyện Cát Hải), hội đua thuyền rồng lại được tổ chức tại thị trấn Cát Bà. Đây là ngày vui đầu vụ
cá của ngư dân vùng biển Bắc Bộ cũng là dịp để các đội thuyền tranh tài đọ sức. Cuộc đua thuy6èn
thu hút rất nhiều người đến tham gia cũnh như cổ vũ.

Hội đu xuân ở Thủy Nguyên


Hàng năm cứ vào dịp tết Nguyên Đán, nhiều nơi trong huyện Thủy Nguyên thường tổ chức vui
xuân bằng cây đu quen thuộc. Từ 28, 29 tháng chạp âm lịch, các làng quê lại trồng những cây đu tại
những địa điểm khác nhau.
Chơi đu còn là cuộc đua tài, thử thách lòng can đảm và đòan kết cộng đồng. Lên đu có khi một
người có khi đôi nam nữ hoặc hai nam hai nữ…Phần thưởng tuy không lớn nhưng vui vẻ và tạo
không khí hào hứng cho người xem lẫn đối thủ. Chơi đu được nhiều lứa tuổi yêu thích và là dịp để
trai gái gặp gỡ thi tài và tìm bạn.

Hội đình Dư Hàng

Là lễ hội diễn ra ở đình Dư Hàng, phường Dư Hàng Kênh quận Lê Chân vào mùng 8 tháng 2 âm
lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trang nghiêm với những lễ tề, cuộc rước giao hiếu với các xã
Đông Khê, Hàng Kênh (cũ) nay là phường Đông Khê quận Ngô Quyền. Trước đình có các trò đấu
vật, chơi cờ, chọi gà, tổ tôm, ca trù, hát chèo, hát chầu văn.

Hội đền An Lư
Đền An Lư thuộc xã An Lư huyện Thủy Nguyên, thờ Trần Hưng Đạo và An Sinh Vương Trần Liễu
(thân phụ Trần Hưng Đạo). hàng năm vào ngày 11 tháng 11 âm lịch, lễ được tổ chức nhằm ghi nhớ
công đức của người đã có công đánh tan giặc Nguyên Mông cứu nước. Lễ dâng hương được tổ
chức rất trang nghiêm và sau phần lễ tế là những trò vui chơi như chơi đánh đu, hát đúm nam nữ,
chọi gà, cờ tướng…
Danh mục các nơi mua sắm, vui chơi giải trí tại Hải Phòng

Loại sản phẩm Địa chỉ

Bánh, mứt, kẹo

Cửa hàng bánh gato Tân Kỳ 144 Cầu Đất

ĐT: 853 773

Bánh mứt Kim Thanh 190 Cầu Đất

ĐT: 855 269

Hiệu bánh Đông Phương 172 Cầu Đất

ĐT: 855 269

Bánh ngọt Moka 115 Cát Dài

ĐT: 845 470

Bánh mứt Thanh Lịch 16/11 Cát Dài

ĐT: 844 838

Chè

Hiệu chè Ấm vàng 66 Cầu Đất

ĐT: 847 910

Cửa hàng bách hoá chè Hải 126 Lạch Tray


Phòng
ĐT: 826 604

Trà Thanh Bình 189 Cầu Đất

ĐT: 847 487

Chợ, siêu thị

Chợ Sắt Phố Quang Trung

Chợ Ga Phố Lương Khánh Thiện

Chợ An Dương Phố Tôn Đức Thắng

Chợ Tam Bạc Phố Phan Bội Châu

Siêu thị Ánh Dương 32 Trần Phú

Siêu thị chợ Sắt Phố Quang Trung


Siêu thị Minh Khai 23 Minh Khai

Giải trí

Câu lạc bộ vui chơi giải trí (khách 60 Điện Biên Phủ
sạn Hữu Nghị)
ĐT: 823 105

Maxim Cafe 51 Điện Biên Phủ

ĐT: 822 934

Trung tâm thể thao giải trí 55 Lạch tray

ĐT: 847 085

Câu lạc bộ Đất Cảng 28 Quang Trung

ĐT: 839 668

Các quán ăn trong thành phố


1. Phố bánh đa cua là dãy quán vỉa hè đường Trần Phú đoạn ngay trước nhà hát lớn. Đây là một
trong những đặc sản của Hải Phòng, chỉ có giá 3 ngàn/1 tô. Nước dùng như bún riêu, rau cần,
bánh đa đỏ rất dày, khi ăn nên lấy nhiều nước me cho dễ tiêu.
2. Các quán chè, café cũng trên đường Trần Phú. Chè Bình số 48 Trần Phú có chè dĩa Thái Lan
khá lạ
3. Bánh cuốn ngõ 99 đường Cầu Đất. Đây là con đường phía trước nhà hát thành phố, con đường
thương mại chính của Hải Phòng. Trong ngõ 99 có hai quán, bánh cuốn cũng giống như những
nơi khác chỉ có riêng nồi nước mắm rất to luôn bốc khói trên các lò lửa. Khi ăn thả bánh cuốn,
rau, chả trong chén đầy nước mắm nóng vừa ăn bánh và húp nước, chỉ có 3 ngàn/ 1 tô. Ở ngã
ba Lương Khánh Thiện – Nguyễn Khuyến cũng có một quán bán bánh cuốn rất đông khách.
4. Quán Đắc Lợi, 93 Cầu Đất chuyên bán mì vằn thắn
5. Ngõ Trần Nhật Duật là ngõ ăn uống. Đường Trần Nhật Duật đổ ra đường Cầu Đất gần quán 99
hay quán Đắc Lợi. Đầu đường Cầu Đất là những quán nem chả Sài Gòn. Các quán số 39,
59…là những quán bán ốc, sò…rất bình dân
6. Đường Lê Chân cũng có rất nhiều quán bán cháo, phở…
7. Quán Bình Hạ ở đầu phố Trần Hưng Đạo kế nhà hát lớn chuyên về hải sản, chỗ ngồi đàng
hoàng, giá cả trung bình. Một loại hải sản được xếp vào loại cao cấp là Tu Hài còn gọi là gà
biển. Tu Hài nướng có rắc gừng thái chỉ, hành ta phi giòn chấm nước mắm Cát Hải hay Phan
Thiết
8. Quán Trọng Khánh, 93 Nguyễn Đức Cảnh gần hồ Tam Bạc, Dt: 847277. Quán 3 tầng sang
trọng với các loại hải sản, cơm niêu…
9. Cơm chay Phúc Lâm, số 9 Dư Hàng, Dt: 701145 ngay trước cổng chùa Dư Hàng
Các nhà hàng tại Hải Phòng

TT Tên nhà hàng Địa chỉ Điện thoại

1 Harbour Cafe Khách sạn Tel: 827827


Harbour View,
Các món ăn Âu, buffet, số 4 Trần Phú Fax:
các món ăn quốc tế vào 827828
các buổi trưa, ăn sáng tự
chọn

2 Nam Phương Khách sạn Tel: 827827


Habour View,
Các món ăn dân tộc số 4 Trần Phú Fax:
châu Á, buffet các món 827828
ăn Á vào các buổi tối

3 Nhà hàng Lucky 22B2 Minh Tel/Fax:


Khai 842009
Các món ăn Âu - Á, hải
sản, đặc sản dân tộc

4 Hải sản Vũ Minh 184 Quang Tel: 838490


Trung
Các món ăn hải sản, đặc Fax:
sản 831677

5 Nhà hàng Trọng khách 35 Nguyễn Đức Tel: 737677


Cảnh
Các món ăn đặc sản Âu,
Á

6 Nhà hàng Phú Gia 378 Nguyễn Tel: 763770


Bỉnh Khiêm

7 Nhà hàng Sao Mai 60 Điện Biên Tel: 823244


Phủ

8 Cafe Lá Đỏ 2-4 Cầu Đất Tel: 859


888

9 Cửa hàng chay Âu Lạc 276 Cát Dài Tel: 833


781

10 Tiệm ăn Trung Hoa 104 Lương Tel: 846


Khánh Thiện 909

11 Nhà hàng TUTI 11B Trần Bình Tel: 849


Trọng 376

12 Quán ăn Trung Hoa 190 Quang Tel: 856


Trung 715
Các quán bar tại Hải Phòng

STT Tên Địa chỉ Điện thoại

1 Lobby Lounge Bar Số 04 Trần Phú Tel:


827827
Khách sạn Harbour Fax:
View 827828

2 Sài Gòn Cafe 107 Điện Biên Phủ Tel:


822195

3 Maxim Cafe 51 Điện Biên Phủ Tel:


822934

4 Câu lạc bộ Đất Cảng 28A Quang Trung Tel:


822320

5 Piano Bar 60 Điện Biên Phủ Tel:


823244

6 Hải Phòng Club 17 Trần Quang Tel:


Khải 822603

7 Bar Lamarine 07 Lý Tự Trọng Tel:


842863 xin
6004
Các khách sạn tại Hải Phòng

I. Khu vực nội thành:

TT Tên Xếp Địa chỉ, điện thoại, fax Số


khách hạng phòng
sạn

1 An Chân cầu An Dương, Tôn Đức


Dương Thắng

ĐT: 835 491

2 Bạch 3 sao 42, Điện Biên Phủ 26


Đằng
ĐT: 842444/841625

3 Bến 06 Bến Bính


Bính
ĐT: 842260

5 Cát Bi 30 Trần Phú

ĐT: 836 284

6 Cầu 460 Lạch Tray


Rào
ĐT: 728 719

7 Dầu 2 sao 01 Chùa Vẽ 38


Khí
ĐT: 866667/766668

8 Du lịch 40 Trần Quang Khải


Dầu khí
ĐT: 766 667

9 Duyên 5 Nguyễn tri Phương


Hải
ĐT: 842 109

10 Đại 3 sao 20, Lê Đại Hành 38


Dương
ĐT: 822849/823697

11 Điện 67 Điện Biên Phủ


Biên
ĐT: 745 264
12 Đường 73 Lương Khánh Thiện
sắt
Phương ĐT: 846 515
Đông
HP

13 Giao 103 Điện Biên Phủ


thông
vận tải

14 Hữu 4 sao 60, Điện Biên Phủ, 127


Nghị
ĐT: 823244/823245

15 Harbour 4 sao 4, Trần Phú 127


View
ĐT: 827827

Fax: 827828

E-mail:
info@harbourviewvietnam.com

16 Hoàng 07 Trần Hưng Đạo


Yến
ĐT: 842 383

17 Hoàng 3 sao 275, Lạch Tray 24


Gia
ĐT: 731531/731068

18 Hàng 2 sao 282, Đà Nẵng 40


Hải
ĐT: 751576

19 Hồng 2 sao 67 Điện Biên Phủ 60


Bàng
ĐT: 842229/841044

20 Hoà 2 sao 104 Lương Khánh Thiện 20


Bình
ĐT: 859030/846907

21 Tháng 55 Điện Biên Phủ


năm
ĐT: 842 818

22 Thương 4 sao 62, Điện Biên Phủ 35


Mại
ĐT: 842706/842560

23 Tray 4 sao 47, Lạch Tray 78


ĐT: 828555/828666

24 Thúy 3 sao 83 Bạch Đằng 37


Quỳnh
ĐT: 820777/842605

25 Ngôi 3 sao 460, Lạch Tray 55


Sao
ĐT: 728022/729506

26 Quang 2 sao 20 Minh Khai 40


Minh
ĐT: 823404/823407

27 Phú 2 sao 27C Hai Bà Trưng 120


Vinh
ĐT: 845684/855579

28 Làng 01 Văn Cao


quốc tế
Hương ĐT: 892000/892021
Dương

II. Khu vực Kiến An

TT Tên khách sạn Địa chỉ, điện thoại Số phòng

1 Kiến An 031 – 876421 12

2 Chiến Thắng 031 – 876258 13

3 Hoa Mai 031 – 876299 25

III. Khu vực Thuỷ Nguyên

TT Tên khách sạn Địa chỉ, điện thoại Số phòng

1 My Sơn 031 - 875301 16

2 Toàn Minh 031 - 873334 11


IV. Khu vực Đồ Sơn

TT Tên khách sạn Địa chỉ, điện thoại Số


phò
ng

1 Biệt thự Bảo Khu II Đồ Sơn 25


Đại
ĐT: 031 - 861226

2 Công đoàn Đồ Khu I Đồ Sơn 99


Sơn
ĐT: 031 - 861300

3 Điện lực Khu I Đồ Sơn

ĐT: 861 324

4 Hải Âu Khu II Đồ Sơn 49

ĐT: 031 - 861221

5 Hải Dương 239 Lý Thánh Tông

ĐT: 861 259

6 Hải Yến Khu I Đồ Sơn

ĐT: 861 203

7 Hoa Phượng Đỏ Khu II Đồ Sơn

ĐT: 861 286

8 Hoa Phượng Khu II Đồ Sơn 43

ĐT: 031 - 861286

9 Nhà khách Đồ Khu II Đồ Sơn


Sơn
ĐT: 861 158

10 Vạn Phong Khu III Đồ Sơn 20

ĐT: 031 - 861 174

11 Vạn Sơn Khu I Đồ Sơn

ĐT: 861 309


12 Vạn Thông Khu II Đồ Sơn 74

ĐT: 031 - 861 331

13 Thương Mại Phường Vạn Sơn

ĐT: 861 288

V. Khu vực Cát Bà

TT Tên khách sạn Địa chỉ, điện thoại Số phòng

1 Đức Thuần Tổ 18 Khu 4 Cát Bà

ĐT: 888 577

2 Giếng Ngọc Cảng cá Cát Bà 60

ĐT: 031 - 888243

3 Hà Nội Tổ 12 TT Cát Bà

ĐT: 888 327

4 Hoa Phong Bờ Kè TT Cát Bà

ĐT: 888 400

5 Hoa Phượng Cảng cá TT Cát Bà 888 324

6 Hoàng Hôn Tổ 5 TT Cát Bà

ĐT: 888 370

7 Hương Liên Tổ 18 Khu 4 TT Cát


ĐT: 888 620

8 Ngọc Bích Khu 4 TT Cát Bà

ĐT: 888 655

9 Pacific Cảng cá TT Cát Bà

ĐT: 888 331

10 Tiến Thắng Cảng cá Cát Bà


ĐT: 888 568

11 Thảo Minh Cảng cá Cát Bà 20

ĐT: 031 - 888408

12 Hướng Dương Cảng cá Cát Bà 14

ĐT: 031 - 888215

13 Biển và Mặt trời Cảng cá Cát Bà 22

14 Sao Biển Cảng cá Cát Bà 11

ĐT: 031 - 888284

15 Lan Hạ Cảng cá Cát Bà 20

ĐT: 031 - 888298

16 Mỹ Ngọc Cảng cá Cát Bà 16

ĐT: 031 - 888422

17 Bưu điện Cát Bà Cảng cá Cát Bà

ĐT: 031 - 888569

18 Vân Anh Cảng cá Cát Bà

ĐT: 031 - 888201

19 Quang Đức Cảng cá Cát Bà

ĐT: 031 - 888231


Đi đến / Đi từ Hải Phòng
1. Từ Hà Nội

- Xe khách đi từ bến xe Long Biên (Hà Nội) mỗi chuyến cách nhau 15 phút, giá vé khoảng 25
ngàn đồng và đến Hải Phòng ở bến xe Tam Bạc
- Xe lửa, mỗi ngày có đến 7 chuyến tàu nối HN – HP, giá vé chỉ 10 – 16 ngàn đồng/1 người.
Tàu tốc hành HP1 khởi hành từ ga HN (vào cổng phía đường Trần Quý Cáp) lúc 6h15 đến
HP lúc 8h. Các chuyến tàu khác đi HP khởi hành từ ga Long Biên đến ga HP trên đường
Lương Khánh Thiện gần trung tâm thành phố.

2. Từ Tp. Hồ Chí Minh

- Máy bay : Hàng không Việt Nam có chuyến bay trực tiếp từ Tp.HCM đến HP.
- Xe khách : Có xe chất lượng cao tại bến xe Miền Đông Tp.HCM, tại HP có xe đi Tp.HCM
tại bến xe Lạch Tray.

3. Từ Hải Phòng

- Xe khách : Từ bến Bính Tp. Hải Phòng đón xe đi Tp. Hạ Long. Khoảng cách gần 60km
nhưng giữa đường bạn sẽ được đi qua phà Rừng vượt sông Bạch Đằng.
- Tàu Thủy : Từ bến Bính đi tàu cánh ngầm đến Tp. Hạ Long. Tàu sẽ chạy ngang qua vịnh Hạ
Long và du khách sẽ được tha hồ ngắm cảnh. Tàu khách du lịch đi khoảng 2h30 phút, giá vé
khoảng 22 ngàn, khởi hành lúc 6h, 8h30, 11h, 16h. Giờ tàu chạy có thể thay đổi tùy theo
thời tiết và lượng khách, tàu đến Hạ Long ở bến Hồng Gai. Tàu cánh ngầm đi khoảng 1h15
phút giá vé 90 ngàn, khởi hành lúc 7h, 10h30, 16h30. Ngoài ra từ bến Bính còn có những
chuyến tàu thủy đi đảo Cát Bà. Dt : 031.823279, 747288.

Hoàng hôn trên sông Bạch Đằng

You might also like