You are on page 1of 5

Câu lạc bộ Hóa trường THPT Gia Định Tên thành viên tham gia: Lê Đình Trung

Đề án : ClipThí Nghiê ̣m Trương Minh Trí

HÊ ̣ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH LỚP 10


* Nô ̣i dung: _ Hê ̣ thống hóa nội dung các bài thực hành chương trình Hóa nâng cao lớp 10
_ Nêu lên một số quy tắc an toàn trong lúc thực hành

I) Hê ̣ thống nô ̣i dung các bài thực hành:

* Bài thực hành số 1: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm

a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm:
_ Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m cơ bản, dd phenol-phlatein, kim loại Na, K
_Thao tác:
= Lấy vào hai cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước.
= Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphlatein
= Cho lần lượt hai mẫu Na và K cùng kích thước vào mỗi cốc (chú ý đô ̣ an toàn với kali)
_Hiêṇ tượng: Miếng kim loại tan trên mă ̣t chất lỏng, có khí thoát ra ở mỗi cốc nhưng ở cốc chứa kali phản ứng
mãnh liê ̣t hơn, dd hóa hồng
2 Na + 2 H2O  2 NaOH + H2
2 K + 2 H2O  2 KOH + H2
_Kết luâ ̣n: Theo chiều tăng điê ̣n tích hạt nhân,trong mô ̣t nhóm, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính
phi kim giảm dần.
b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ:
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m cơ bản, dd phenol-phlatein, nước nóng, kim loại Na và Mg
_Thao tác: = Lấy vào hai cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước,cốc thứ ba cho 60ml nước nóng
= Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphlatein
= Cho Na vào cốc thứ nhất. Cho Mg vào hai cốc nước còn lại.
_Hiêṇ tượng: Ở cốc 1, mẩu Na tan trên mă ̣t chất lỏng, có khí thoát ra và dung dịch hóa hồng
Ở cốc 2 không có hiê ̣n tượng, riêng ở cốc 3 Mg tan châ ̣m trong nước nóng, có khí thoát ra và
dung dịch chuyển sang phớt hồng
2 Na + 2 H2O  2 NaOH + H2
Mg + 2 H2O  Mg(OH)2 + H2 
_Kết luâ ̣n: Theo chiều tăng điê ̣n tích hạt nhân, trong mô ̣t chu kỳ, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính
phi kim tăng dần

* Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hóa – khử

a) Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit:


_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m , dd H2SO4 loãng , Zn (viên)
_Thao tác: Cho vào ống nghiê ̣m 2ml dd H2SO4 loãng rồi bỏ tiếp mô ̣t viên kẽm vào.
_Hiêṇ tượng: Viên kẽm tan nhanh, dung dịch sủi bọt khí thoát ra ngoài
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
Trong phản ứng: Zn  Zn2+ + 2e
2H+ + 2e  H2
 Có sự thay đổi số oxi hóa-khử trong phản ứng
_Kết luâ ̣n: Phản ứng thế là phản ứng oxi hóa-khử
b) Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối:
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m, dung dịch CuSO4 loãng (khoảng 0.1M), đinh sắt (đã được đánh sạch bề mă ̣t)
_Thao tác: Cho vào ống nghiê ̣m 2ml dd CuSO4 loãng. Thả vào dung dịch đinh sắt đã chuẩn bị ở trên. Để yên
ống nghiê ̣m khoảng 10’
_Hiêṇ tượng: Màu của dd nhạt dần, có lớp kim loại màu đỏ bám quanh đinh sắt
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
Trong phản ứng: Fe  Fe2+ + 2e
Cu2+ + 2e  Cu
 Có sự thay đổi số oxi hóa –khử trong phản ứng
_Kết luâ ̣n: Phản ứng thế là phản ứng oxi hóa- khử
c) Phản ứng oxi hóa-khử giữa Mg và CO2
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m đơn giản, kẹp sắt, bình cầu nạp đầy khí CO2 có trải cát dưới đáy, băng Mg
_Thao tác : Kẹp băng Mg bằng kẹp sắt rồi châm lửa, cho nhanh vào bình chứa khí CO2 đã chuẩn bị.
_Hiêṇ tượng: Phản ứng cháy xảy ra mãnh liê ̣t hơn, tạo ra lớp bô ̣t trắng (magie oxit) lẵn với muô ̣i than.
2 Mg + CO2  (to) 2 MgO + C
Trong phản ứng: 2 Mg  2 Mg2+ + 4e
C4+ + 4e  C
 Có sự thay đổi số oxi hóa –khử trong phản ứng
_Kết luâ ̣n: Phản ứng thế là phản ứng oxi hóa khử
 Không nên dùng CO2 dâ ̣p đám cháy magie hoă ̣c nhôm
d) Phản ứng oxi hóa-khử trong môi trường axit:
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m đơn giản, dd FeSO4 , dd H2SO4 đă ̣c, dd KMnO4
_Thao tác: Rót vào ống nghiê ̣m 2ml dd FeSO4, cho tiếp 1ml dd H2SO4 đă ̣c để tạo môi trường axit. Nhỏ từ từ
dung dịch KMnO4 vào , lắc nhẹ ống nghiê ̣m sau mỗi lần thêm
_Hiêṇ tượng: Dung dịch bị mất màu tím đâ ̣m của KMnO4.
10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8 H2SO4  5 Fe2(SO4)3 + 2 MnSO4 + K2SO4 + 8 H2O
Trong phản ứng: 10 Fe2+  10 Fe3+ + 10e
2 Mn7+ + 10e  2 Mn2+
 Có sự thay đổi số oxi hóa –khử trong phản ứng
_Kết luâ ̣n: Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa-khử
( Ta có FeSO4 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa , H2SO4 đă ̣c là chất tạo môi trường)

*Bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen


a) Thí nghiê ̣m điều chế clo. Tính tẩy màu của clo.
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m: ống nhỏ giọt, nút bấc, ống nghiê ̣m, kẹp sắt, giấy màu ẩm; KClO3(r), dd HCl
đă ̣c
_Thao tác: Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dd HCl chảy xuống ống nghiê ̣m.
_Hiêṇ tượng: Có khí màu vàng lục xuất hiê ̣n trong ống nghiê ̣m. Sau mô ̣t thời gian, mẩu giấy màu ẩm bị mất
màu ở phần bị ẩm
6 HCl + KClO3  (to) KCl + Cl2 + 3 H2O
Cl2 + H2O  HCl + HClO
HClO  HCl + [O]
_Oxi nguyên tử (ở dạng hoạt đô ̣ng) có tính tẩy màu rất mạnh
b) So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m. Các dung dịch: NaCl, NaBr , NaI, nước clo, nước brom và nước iot
_Thao tác: TN1: Cho các muối natri halogenua vào ba ống nghiê ̣m có ghi nhãn (hoă ̣c muối kali tùy điều
kiê ̣n). Nhỏ vào mỗi ống nghiê ̣m vài giọt nước clo, lắc nhẹ
TN2: Lă ̣p lại (TN1) với nước brom
TN3: Lă ̣p lại (TN1) với nước iot
_Hiêṇ tượng:*Ở thí nghiê ̣m 1: ống nghiê ̣m chứa natri clorua không có hiê ̣n tượng, trong khi ống nghiê ̣m chứa
natri bromua hóa da cam và ống nghiê ̣m chứa natri iotua vẩn đục tím đen.
2NaBr + Cl2  2NaCl + Br2 (dd)
2 NaI + Cl2  2 NaCl + I2
* Ở thí nghiê ̣m 2: chỉ có ống nghiê ̣m chứa natri iotua bị vẩn đục tím đen
2 NaI + Br2  2 NaBr + I2
* Ở thí nghiê ̣m 3: không có hiê ̣n tượng ở cả ba ống nghiê ̣m
_Kết luâ ̣n: Tính oxi hóa của các nguyên tố halogen tăng theo chiều sau : Cl2 > Br2 > I2
c) Tác dụng của iot và hồ tinh bột
_ Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m. Dd hồ tinh bô ̣t và dd Iot loãng
_Thao tác: Cho vào ống nghiê ̣m mô ̣t ít hồ tinh bô ̣t. Nhỏ mô ̣t giọt nước iot vào ống nghiê ̣m
_Hiêṇ tượng: Dd trong ống nghiê ̣m hóa xanh
 Dung dịch hồ tinh bột khi gặp dung dịch Iot (Iod, I2) thì tạo một phức chất có màu xanh dương (da trời, xanh lam), khi
đun nóng thì mất màu xanh, khi để nguội lại xuất hiện màu xanh. Nguyên nhân là dạng amylozơ của tinh bột tạo một cấu
trạng (cấu dạng) hình xoắn ốc và phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức chất có màu xanh dương. Khi đun nóng thì cấu
trạng xoắn ốc bị phá hủy, do đó không còn màu xanh nữa, nhưng nếu để nguội lại tái tạo dạng ống nên I2 lại bị nhốt trong
ống này, vì thế xuất hiện màu xanh trở lại. Do đó dung dịch hồ tinh bột là thuốc thử để nhận biết Iot và ngược lại, dung
dịch Iot là một loại thuốc thử để nhận biết tinh bột.

* Bài thực hành số 4: Tính chất của các hợp chất halogen
a) Tính axit của HCl (dd)
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m. Cu(OH)2  (điều chế bằng cách nhỏ NaOH vào dd CuSO4) , bô ̣t CuO bô ̣t
CaCO3 và kẽm viên.
_Thao tác: Cho các chất trên vào từng ống nghiê ̣m riêng biê ̣t rồi cho từ từ dd HCl vào .
_Hiêṇ tượng: * Kết tủa Cu(OH)2 tan: Cu(OH)2 + 2 HCl  CuCl2 + 2 H2O
* Bô ̣t CuO tan tạo dd màu xanh lam: CuO + 2 HCl  CuCl2 + H2O
* Bô ̣t CaCO3 tan và có khí thoát ra khỏi dd: CaCO3 + 2 HCl  CaCl2 + CO2 + H2O
* Viên kẽm tan dần và có khí thoát ra khỏi dd: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
_Kết luâ ̣n: Axit clohidric là mô ̣t axit điển hình.
b) Tính tẩy màu của nước Javel
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m, nước Javel (thuốc tẩy), giấy màu
_Thao tác: Cho giấy màu vào ống nghiê ̣m chứa 1ml dd nước Javel
_Hiêṇ tượng: Giấy màu bị mất màu
NaClO + CO2 + H2O  NaHCO3 + HClO
HClO  HCl + [O]
_Oxi nguyên tử (ở dạng hoạt đô ̣ng) có tính tẩy màu rất mạnh
c) Bài tập thực nghiê ̣m phân biê ̣t các dung dịch:
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m. Các dd NaBr, HCl, NaI và NaCl
_Thao tác: Dùng giấy quỳ và nước clo để phân biê ̣t.
Sơ đồ:
Quỳ tím

Phân biê ̣t được dd HCl (làm quỳ tím hóa đỏ)

4 mẫu thử Nước clo


Dd NaCl: không có hiê ̣n tượng
Dd NaBr: dd hóa da cam:
2NaBr + Cl22 NaCl + Br2
Dd NaI: vẩn đục màu đen tím
2NaI + Cl2  2 NaCl + I2
* Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi và lưu huỳnh
a) Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh:
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m, bình đựng khí oxi, bô ̣t sắt, bô ̣t lưu huỳnh, dây thép.
_Thao tác: TN1: Đốt nóng đỏ mô ̣t đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí
oxi.
TN2: Cho mô ̣t ít hỗn hợp bô ̣t sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiê ̣m. Đun nóng ống nghiê ̣m trên
ngọn lửa đèn cồn đến khi phản ứng xảy ra
_Hiêṇ tượng: * Ở thí nghiê ̣m 1, dây thép cháy sáng trong khí oxi, bẳn ra các tia lửa trong bình. Khi để nguô ̣i, ta
thấy có mô ̣t lớp bô ̣t màu nâu đen bám xung quanh thành bình và dưới đáy bình
3 Fe + 2 O2  (to) Fe3O4
Trong phản ứng: Fe là chất khử, Oxi là chất oxi hóa
*Ở thí nghiê ̣m 2, phản ứng xảy ra nhanh chóng, tỏa nhiê ̣t kèm phát sáng. Sắt và lưu huỳnh nóng
chảy phản ứng với nhau tạo sắt (II) sunfua
Fe + S  (tO) FeS
Trong phản ứng Fe  Fe2+ + 2e
S + 2e  S2-
b) Tính khử của lưu huỳnh:
_Chuẩn bị: dụng cụ thí nghiê ̣m, lưu huỳnh bô ̣t, bình đựng khí oxi.
_ Thao tác: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí oxi.
_ Hiêṇ tượng: lưu huỳnh cháy trong oxi sau đó có khí mùi xốc thoát ra.
S + O2  (to) SO2 (k)
c) Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiê ̣t độ:
_Chuẩn bị: dụng cụ thí nghiê ̣m, lưu huỳnh bô ̣t
_Thao tác: Đun nóng liên tục mô ̣t ít lưu huỳnh bô ̣t trong ống nghiê ̣m trên ngọn lửa đèn cồn.
_Hiêṇ tượng: * Ở nhiê ̣t đô ̣ dưới 113oC, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng
* Ở 119oC, lưu huỳnh nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, linh đô ̣ng
* Ở 187oC, lưu huỳnh trở nên quánh nhớt, có màu nâu đỏ.
*Ở 445oC, lưu huỳnh sôi
- Sau đó , ở 1400oC , lưu huỳnh tồn tại ở dạng phân tử S2. Chỉ khi trên 1700oC,hơi lưu huỳnh là những nguyên
tử S.

* Bài thực hành số 6: Tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh
a) Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m: ống vuốt nhọn, kẹp sắt. Khi H 2S (điều chế bằng cách cho FeS tác dụng với dd
axit clohidric)
_Thao tác: Đốt khí hidro sunfua thoát ra từ ống vuốt nhọn
_Hiêṇ tượng: H2S cháy cho ngọn lửa màu xanh nhạt.
2 H2S + 3 O2  2 SO2 + 2 H2O
Trong phản ứng: S2-  S4++ 4e
4O + 4e  4 O2-
Vâ ̣y hidro sunfua là chất khử, oxi là chất oxi hóa
b) Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m: giá đỡ, kẹp sắt, ống dẫn khí, bông tẩm xút, lưới amiăng. Các hóa chất : dd
natri sunfit, dd H2SO4, dd KMnO4
_Thao tác: TN1: Dẫn khí SO2 mới sinh ra đi qua dd KMnO4 loãng
TN2: Dẫn khí H2S điều chế đươc ớ thí nghiê ̣m 1 vào nước
Dẫn khí SO2 vào nước
_Hiêṇ tượng: * Ở thí nghiê ̣m 1, dd thuốc tím bị mất màu
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 +2MnSO4 + 2H2SO4
Trong phản ứng: 2 Mn7+ + 10e  2 Mn2+
5 S4+  5 S6+ + 10e
* Ở thí nghiê ̣m 2, dd axit sunfuhidric được tạo thành không do phản ứng hóa học
dd axit sunfurơ được tạo thành khi sục khí SO2 vào nước:
SO2 + H2O  H2SO3
c) Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m, dd H2SO4 đâ ̣m đă ̣c, lá Cu, đường kính
_Thao tác: TN1: Nhỏ vài giọt H2SO4 đă ̣c vào ống nghiê ̣m (hết sức thâ ̣n trọng) rồi thả mô ̣t mảnh nhỏ Cu vào
ống nghiê ̣m, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn
TN2: Cho mô ̣t thìa nhỏ đường kính hoă ̣c bô ̣t gạo vào ống nghiê ̣m. Nhỏ vài giọt H 2SO4 đă ̣c vào
ống nghiê ̣m
_Hiêṇ tượng: * Ở thí nghiê ̣m 1, Cu tan dần, dd hóa màu xanh lam, có khí mùi xốc thoát ra .
Cu + 2 H2SO4đ  (tO) CuSO4 + SO2 + 2 H2O
* Ở thí nghiê ̣m 2, đường chuyển dần sang màu vàng rồi thành màu đen, sau đó trồi hẳn lên
miê ̣ng cốc
Xt: H2SO4 đ
C12H22O11 12C + 11H2O
C + 2 H2SO4 đă ̣c  CO2 + 2 SO2 + 2 H2O
Chính do khí cacbonic và khí sunfurơ sinh ra đã làm cho than trồi lên (tăng thể tích của hê ̣ phản ứng)

* Bài thực hành số 7: Tốc đô ̣ phản ứng và cân bằng hóa học
a) Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
_Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiê ̣m, dd HCl nồng đô ̣ 18%, dd HCl 6%, kẽm viên.
_Thao tác: Cho vào ống thứ nhất 3ml dd HCl 18%, ống thứ hai 3ml dd HCl 6% rồi thả hai viên kẽm có cùng
kích thước vào mỗi ống nghiê ̣m.
_Hiêṇ tượng: Ở ống nghiê ̣m chứa dd HCl 18% thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
2 HCl + Zn  ZnCl2 + H2
b) Ảnh hưởng của nhiê ̣t độ đến tốc độ phản ứng:
_Chuẩn bị: Hai ống nghiê ̣m chứa hai dd H2SO4 khoảng 3ml nồng đô ̣ 15%. Kẽm viên, Dụng cụ thí nghiê ̣m.
_Thao tác: Cho đồng thời hai viên kẽm vào mỗi ống nghiê ̣m, trong đó ta đun mô ̣t ống nghiê ̣m đến gần sôi
_Hiêṇ tượng : Ở ống nghiê ̣m có nhiê ̣t đô ̣ cao hơn phản ứng xảy ra nhanh hơn và mãnh liê ̣t hơn
H2SO4 + Zn  ZnSO4 + H2
c) Ảnh hưởng của diê ̣n tích bề mặt đến tốc độ phản ứng:
_Chuẩn bị: Hai ống nghiê ̣m chứa 3ml dd H2SO4 15%, hai khối lượng Zn bằng nhau: mô ̣t lá kẽm và mô ̣t viên
kẽm
_Thao tác: Cho đồng thời hai khối lượng kẽm vào hai ống nghiê ̣m
_Hiêṇ tượng: Ống nghiê ̣m chứa lá kẽm phản ứng xảy ra nhanh hơn.
d) Ảnh hưởng của nhiê ̣t độ đến cân bằng hóa học
_Chuẩn bị:Hai ống nghiê ̣m liên thông với nhau cố định bởi khóa K. Bình nước đá. Khí NO2
_Thao tác: Nạp đầy khí nitơ đioxit vào hai ống cho đồng đều. Đóng khóa lại, Ngâm mô ̣t ống vào nước đá, ống
kia vào nước nóng khoảng 80-90oC. Mô ̣t lúc sau lấy ống ra và so sánh màu
_Hiêṇ tượng: Ống chứa nước đá màu nhạt hơn, thể tích N2O4 trong ống nước đá nhiều hơn  nhiê ̣t đô ̣ gây ảnh
hưởng đến cân bằng hóa học
2 NO2  N2O4 H= -58kJ

You might also like