You are on page 1of 8

CÁCH XÔNG HƠ CHO MẸ VÀ BÉ GÁI SAU KHI SINH

Ngay khi từ viện về không được tắm ngay, mà nên lau người bằng rượu gừng, mẹ vẫn
thấy sạch sẽ thơm tho. 1 tuần sau nếu có điều kiện có thể áp dụng cách xông sau:

1.Xông hơi mỗi ngày 1 lần đến khi con tròn 1 tháng. Vài ngày sau khi sinh , khi người đã
bớt mệt mỏi , có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng thì xông vào mỗi buổi chiều 3-4h trước
khi đi tắm. Nồi xông thì gồm các loại lá có bán ngoài chợ, hay các loại lá theo kinh
nghiệm dân gian lá ngũ trão, lá ổi... Sau khi xông 10- 15 ', lấy nước đó tắm -?. Ngày con
đầy tháng (ngay xông cuối cùng) thì kiếm tthêm các loại lá khế chua..lá ổi để có tính tẩy
sạch da. Mua lá xông ở ngoai chợ, cho vào nồi nấu với chút muối sôi 10-15' sau đó đem
nồi xông vào phòng thoáng khí , trùm mền xông . Nếu nhà ai có sẵn sauna or steam thì
tuyệt, chỉ mua lá về là xong. Xông xong tắm luôn bằng nước lá xông.

2. Hơ (hay còn gọi là nằm than) mua một giường tre (dạt giường thưa ). Sau khi ăn cơm
xong , để lò than (đã lừng, than đỏ nhưng không có lửa ngọn và khói) dưới giường , lên
nằm úp bụng xuống , nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, nói chung là nóng
mức độ mà bụng có htể chịu đựng được , hơ khoảng 20-30 ', xong ngồi dậy cũng ngay
trên giường , coi như là hợ "chỗ ấy " 10 ' , sau đó bê lò than lên để vừa tầm, hơ bàn tay
lên lò than xong ấp tay vào mặt, đè xuống (nhớ là không dược kéo hay xoa bóp gì cả ) ,
hơ chủ yếu là vùng mí mắt để tránh mắt sưng , mi mắt sụp sau này, kế đến má cằm, trán...
Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí , mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào.

Ngoài cách xông hơ bằng than và lá cây như trên, các mẹ mới sinh xong 10 ngày có thể
tham khảo cách khác như tắm bằng nước nóng, phòng kín gió. Nên gội đầu trước, sấy
khô tóc rồi hãy tắm. Lúc gội đầu ko nên gãi mạnh, xoa tóc nhẹ nhàng, lúc tắm thì không
được kỳ mạnh, nếu kỳ sau này người sẽ nổi gân trông rất xấu. Không vắt khăn lau mặt
của mình ,nếu có người nhờ được thì cứ nhờ vì vắt và giặt nhẹ tay bị nổi gân xấu lắm.
Dằn muối hột lên lưng và bụng sau khi ăn, bụng sẽ nhỏ gọn lại nhanh chóng. .Nằm muối,
2lần/ngày: 2kg muối hột rang nóng cho vào túi (vải jeans mới chiụ được), nằm úp lên túi
muối, túi còn lại đặt trên lưng. Làm như vậy bụng sẽ mau nhỏ gọn, săn chắc, lưng cũng
hết đau nhanh

3. Lưu ý là , sau khi sinh không nên đi lại quá nhiều, không nên cố gắng làm việc nặng
nhọc. Không nên đụng nước nhiều và khi tắm nên tắm nhanh..... ăn uống không ăn no
căng.ăn xong nằm xấp ngay : bụng sẽ nhỏ ,không bị xổ ra xấu lắm. ăn nhiều bữa trong
ngày. (nếu thích bơi lội thì tuyệt vời )
- Không cầm chổi quét nhà dù có gặp MC khó tính.
- Gừng ngâm rượu : lau mình rất tốt ,người ở gần không cảm thấy khó chịu ( chồng ) mà
giúp cho lỗ chân lông sạch ,mình dễ chịu thoáng mát.
- uống được rượu nên mua Quinquina La Roche ăn xong uống một ly nhỏ : tiêu hóa
nhanh. 1 ngày 1 hay 2 ly nhỏ thôi ( rượu này chỉ dành cho sản phụ )
-trong những ngày K/N nên uống nước tắc muối nóng ( còn gọi là trái hạnh,... ) ly lớn. Sẽ
nhanh chóng đánh bật cơn thèm uống nước đá lạnh (các loại ).Giúp đường huyết phụ nữ
luôn tốt.
các dụng cụ cụ vệ sinh bây giờ rẻ,nên thay thường xuyên để trách bị ngứa" em " nhé.
Dù ăn uống theu chế độ tây hay ta gì cũng tuyệt đối không ăn cải bẹ xanh được chế
biến dưới bất cứ hình thức nào :sẽ bị đi tiểu giắt khó chịu lắm lại khó chữ nữa.
Ăn hành thông tia sữa. giò heo hầm tốt cho mẹ lẫn con. Tóm lại chỉ nên ăn thịt heo.
Dùng nghệ tươi thoa mặt hơ tay nóng ấp lên vùng má :khít lỗ chân lông,da đẹp làm độn 3
- 4 lân trong ngày.

4. mua phèn chua : nướng trên bếp điện ,khi thấy cục phèn có màu trắng đục là phèn chín
, dã nhỏ bỏ vào hũ ,bôi vào nách ngày ba hay 4 lần tuỳ theo mồ hôi ra nhiều ít :không bị
hôi nách (không kỹ sanh xong bị hôi nách khổ lắm )

5. Hơ cho bé : dùng hai ngón tay kẹp sống mũi (không mũi tẹt)
Hơ bướm cho bé để nhỏ gọn,xinh - bé gái- (khi lớn bé sẽ cảm ơn mẹ) hơ bướm tranh thủ
hơ bụng bé được luôn ấm.
Hơ cho em bé :
Dùng bếp than hay điện ( bây giờ bếp than nguy hiểm : gây hơi độc )
Hơ bàn tay mình nóng :
- dùng hai ngón tay kẹp sống mũi cho bé để ấm mũi ,nhiều ng còn tin để mũi được cao.
- Áp bàn tay vào ngực,bụng hơ nóng cho bé.
- Khuôn mặt bé bị lệch do mẹ ngủ không đổi chiều... hai bàn tay hơ nóng sửa dần cho
khuôn mặt bé sơ sinh.
Làm nhiều lần trong ngày .
Hoặc hơ nóng lá trầu làm như trên

Hái lá cỏ mực ( cỏ mực hay mọc dại ) đánh lưng cho bé sơ sinh.Lá cuốn đi lông ,bé ngủ
ngon.Sau này bé không bị nhiều lông.
6. Ngồi phèn chua ( nước sôi 100 độ ,đổ vào thau ,đợi nước nguội ,không để nguội
qúa,nói chung là ngồi vào bị nóng cứ phải nẩy lên vài lần ,rồi cứ cố mà ngồi nóng ,,,,vài
lần da mông sẽ chịu được thì từ từ nghe ngóng mà ngồi :dễ chịu lắm ) lấy thau nước nóng
cho phèn chua vào ngâm ,phèn chua tan ,lấy tay khoa đều rồi ngồi ngâm trong thau. mực
nước trong thau phải trên "em " một tí ,ngối hơi chàng hảng ra nhé.- Thau ngồi ngâm
dành riêng để vệ sinh - Thật ra lúc đầu ngồi ngâm thấy cực lắm vì nóng ,nhưng sau quen
không ngại nữa. Nếu biết không bịnh ,mình lại càng cảm thấy hăng hái hơn phải không
nào? ( không thơm ,nhưng khử mùi rất hay ) Phận làm đàn bà khổ thế đấy ,nhưng nếu
không có đàn bà thì không có đàn ông hỉ.
Ở BV về là xông hơ được ngay -y tá hay người nhà làm thuốc cho mình là chuyện riêng-
Một thau nước vừa đủ để ngồi, nước xâm xấp để khi ngồi vào thì mực nước lên tới "em".
PHÈN nắm tay minh lại - ví như phèn- và chọn 2/3 là đủ ,nhiều qúa cho 1 lần cũng
không tốt lắm.Đập phèn nhỏ ra cho mau tan. Ngồi phèn chua sau này “em” sẽ co lại, đẹp
như chưa sinh nở bao giờ, chồng sẽ rất hài lòng. Quan trọng là sau này mình sẽ không bị
khó chịu khi em không khít, đi lại mà em cứ kêu phọt phẹt như bị xì hơi, như có gió luồn
qua vậy, và không cẩn thận còn bị xón tiểu khi cười, ho, chạy…
CHÁO GIÚP NHIỀU SỮA, SỮA TẮM KHÔNG HẾT, SAU NÀY NGỰC CĂNG,
CHẮC ĐẸP

BẮP HẠT NẤU XƯƠNG HEO


Theo lời Lương y ng Hoa ở chợ thị xã Tân An, long an, Vương Đăng
thường gọi là “ông Đốc trường Tàu”, vì ô là Hiệu trưởng trường Nhân
Đạo của ng Hoa cho biết, ở huyện Hoà Đồng – Sơn Đông – TQ, ng ta
nấu bắp hạt với xương heo cho thật nhừ theo tỷ lệ:
1 kg xương heo
2 nắm bắp hạt
Nếu tăng trọng lượng xương heo thì tăng lượng bắp hạt l ên. Ph ải n ấu
cho thật nhừ để chất bổ trong xương heo tan vào nước.
Theo lương y Vương Đăng thì cả huyện Hoà Đồng này thích ăn món
này ăn rất thường xuyên nên hầu như các cụ ô, bà đều rất trẻ so với
tuổi tác của họ.
Ăn xong nên uống trà nóng, có gừng càng tốt để dễ tiêu hoá. Thức ăn
này làm cho da dẻ hồng hào, ng rất sung sức,
Cùng với món ăn này, nhg lại nấu với nước cơm rượu thì ng nữ cho con
bú có dư thừa sữa " tắm cũng k hết ". Và sau khi cho con bú xong, bbộ
ngực to đẹp, rắn chắc hơn trước khi sinh con rất nhiều.
Đã có rất nhiều sản phụ áp dụng theo lời khuyên của lương y Vương Đăng và đều có bộ
ngực săn chắc, no tròn sau khi dứt sữa, khác hẳn phần đông phụ nữ sau khi nuôi con bằng
sữa mẹ thì ngực nhão đi, xệ xuống. rất mất thẩm mỹ.

m chỉ gõ những đoạn liên quan đến bà đẻ thôi nhé. chúc các mẹ có nhiều sữa, toại
nguyện, ngực đẹp cho "... " mê
còn bài thuốc này thì m nấu: liều lượng thì như trên nha, xương và nước máy hầm, nước
sôi cho bắp (bào nhuyễn, m làm kiểu này cho bắp thành nước , chỉ việc uống cho lẹ) vào,
1 lát nữa cho 1 tô nước cơm rượu vào, hầm nhừ xương, nêm nếm (nhg m chỉ nêm muối),
ăn,

cách làm cơm rượu (rượu nếp)


1. nếp 1kg
2. men ngọt 10v (khg 2k)
nếp nấu chín để nguội cho vô keo
men tán ra bột
trong keo để 1 lớp nếp, 1 lớp men, đậy nắp, 3 ngày sau ra nước là dùng được,
tip: m làm 1 đợt nếp thường, 1 đợt nếp than

BÀI TẬP SÀN KHUNG CHẬU

Sàn khung chậu là 1 lớp cơ bắp thành hình võng để nâng đỡ ruột,bàng quang,tử
cung.Trong thời kì mang thai,các cơ bắp này trở nên mềm ra và chùng xuống,và hiện
tượng này cùng với sức nặng của em bé đẩy xuống làm cho các cơ bắp này yếu đi,gây
cho bạn cảm giác nặng nề và khó chịu.Bạn có thể són ra 1 ít nước tiểu mỗi khi chạy,hắt
hơi,ho,cười.Để tránh những điều này,điều cần thiết là bạn phải củng cố sàn khung chậu
vững mạnh hơn.
Củng cố sàn khung chậu:Bạn nên thực hiện bài tập này thuờng xuyên,ít nhất là 3 đến 4
lần mỗi ngày.Một khi bạn đã học đc nó rồi bạn sẽ có thể luyện tập ở bất cứ đâu,bất cứ lúc
nào,khi nằm ngồi hay đứng.Bạn cũng thấy nó rất có ích trong giai đoạn lâm bồn,khi biết
cách làm chùng cơ bắp có thể tránh được nguy cơ rách âm hộ ,do đó giúp em bé vượt wa
đc khung chậu dễ dàng hơn.Bạn hãy nằm ngửa,co đầu gối lại,áp 2 bàn chân xuống
sàn.Bây giờ thì hãy co các cơ lại,thắt xiết lại như khi nín nhịn lúc đái.cứ tưởng tượng
như bạn đang cố kéo 1 cái gì vào âm đạo,hơi kéo vào 1 tí,rồi nghỉ,rồi kéo,cho đến khi
bạn không thể làm thêm được nữa.Bạn hãy giữ 1 lúc,rồi thả ra từ từ.Hãy tập lại 10
lần.
Sau khi sinh ,hãy tiếp tục bài tập này càng sớm càng tốt,để tránh tình trạng són đái và sa
tử cung,nó đặc biệt có ích khi bạn bắt đầu các bài tập gập bụng để tránh áp lực lên cơ sàn
chậu.Khoảng 3 tháng sau khi sinh,những cơ bắp này sẽ khoẻ lại.Kiểm tra các cơ này bằng
cách nhịn đái,nếu có chút nước tiểu nào són ra thì hãy tập thêm 1 tháng nữa..
Tình trạng són đái ở lứa tuổi từ 45 trở lên cũng là do cơ sàn chậu bị yếu,vì đây là giai
đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh,(mà các cụ hay lý giải là do ăn rau cải hoặc ăn đồ
chua).Vậy khi cơ sàn chậu đã khoẻ lại thì từ bây giờ đến lúc già hãy tập luyện bài tập này
,không cần phải tập liên tục như lúc đang mang thai mà chỉ cần mỗi ngày 1 lần thôi..
(theo "cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé" và "lấy lại vóc dáng sau khi sinh")

TẮM NẮNG CHO BÉ


Tắm nắng là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời (ASMT) buổi sáng sớm tiếp xúc trực
tiếp lên da để tổng hợp vitamin D, nhằm phòng chống bệnh còi xương cho trẻ.

Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng của xương trẻ em,
vì làm tăng hấp thu Canxi và Phospho ở niêm mạc ruột. 80% Vitamin D được tổng hợp ở
da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da. 20% Vitamin D còn lại có từ
sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, …).

Thiếu Vitamin D sẽ gây giảm hấp thu Canxi, hậu quả làm giảm Canxi trong máu gây nên
tình trạng còi xương - biến dạng xương. Đối với trẻ nhỏ thường có triệu chứng khóc về
đêm, đổ mồ hôi trộm, ngủ hay giật mình khóc giận dữ, chậm đóng thóp, chậm mọc răng,
chậm biết ngồi, biết đi, …trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba thiếu Vitamin D càng trầm trọng
hơn. Thuờng đi đôi còi xương do thiếu Vitamin D là tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy
nhiên, trẻ bụ bẫm cũng thiếu Vitamin D lù đù, kém linh hoạt cơ mềm nhão…..Tuổi
thường xãy ra thiếu Vitamin D là từ 6 tháng đến 18 tháng.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN THIẾU VITAMIN D

Tập quán kiêng khen khi mang thai hạn chế ra nắng, gió đặc biệt ở những tháng cuối;
nằm buồng tối, kín, tránh ASMT; sau sinh sợ tanh không ăn tôm, cua, cá….tập quán này
làm giảm nguồn Vitamin D cung cấp cho bé. Sữa mẹ không cung cấp đủ Vitamin D.
Tuyến phó giáp của bé chưa hoạt động tốt. Bé không được tiếp xúc với ASMT, không
được tắm hoặc tắm nắng không đúng cách.
PHƯƠNG PHÁP TẮM NẮNG

Thường bắt đầu từ tuần thứ 2 sau sinh. Thời điểm Sáng sớm lúc mặt trời mọc chưa nóng
(thường từ 6h30 đến 9h, không nên tắm nắng buổi chiều). Chọn nới thoáng mát, sạch sẽ,
nhiều ASMT rồi tới (không được ngồi sau cửa kính để tắm nắng vì ASMT qua kính mất
tác dụng của tia cực tím). Bộc lộ toàn bộ cơ thể bé (sơ sinh có thể mặc áo mỏng – vén cao
phần lưng lên cho bé khỏi lạnh phần ngực). Để phần lưng của bé tiếp xúc trực tiếp
ASMT, xoay trở toàn bộ cơ thể bé cho tất cả mọi vùng da đều được tiếp xúc với ASMT.
(Tránh cho ASMT chiếu vào mắt bé).

Thời gian tắm nắng 10-30 phút đều đặn mỗi ngày. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng, tạo cảm
giác thân thương gần giũ (nũng nịu, cho bé bú đến thời điểm phát triển tập cho bé ngồi,
vin bé đi, chơi đùa cùng bé….) giúp bé thích thú khi bé tắm nắng. Tắm nắng đúng sẽ
mang lại nguồn Vitamin D giúp cho sự phát triển tốt bộ xương của Bé. Nếu tắm nắng
không đúng cách thì không góp phần cho sự phát triển hệ xương của bé, và dễ đưa đến
còi xương do thiếu Vitamin D.

Sưu tầm BS Nguyễn Văn Thực, BS Hồ Thị Kim Anh (Khoa Nhi BV Hoàn Mỹ)

cách để ý và chăm sóc phụ nữ sau khi sinh


6 giờ đầu sau đẻ thời gian dễ có biến chứng chảy máu nên sản phụ cần được cán bộ y tế
chăm sóc, theo dõi. Thời gian này, sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu
hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng.

Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày.
Sau đẻ 4-6 tháng, sức khỏe người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước.
Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận
động và ăn uống. Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp
cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh
sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.

Nhu cầu về ăn uống: Tổng số calo cần bảo đảm khi cho con bú là 2.300-2.500 calo cho
các bà mẹ sinh một con; 2.600-3.000 calo nếu sinh đôi. Vẫn nên tiếp tục ăn uống có chất
lượng như khi đang có thai, đa dạng và cân đối. Chế độ ăn cân đối để phục hồi sức khỏe
và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Ăn bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự ngon miệng,
do đó nên ăn theo khẩu vị. Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: thịt, hạt
(đậu đỗ), các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng
chai), cơm, bánh mỳ, sữa, trứng, pho mai.

Chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và
folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả
hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mỳ, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng,
bánh mỳ, ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho con
bú là 1,250mg (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).

Cung cấp đủ lượng dịch: gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng,
sữa không kem...). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu
của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.

Vận động: Tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ. Trước khi vận động, nên làm
cho hai bầu vú hết sữa vì vận động mạnh hai cánh tay có thể làm dòng sữa tiết ra. Tránh
vận động thể thao nặng trong 2 tháng đầu sau đẻ vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho
khớp. Bơi có lợi vì khớp, vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.

Vệ sinh: Sau 3 ngày kể từ khi đẻ, sản dịch chỉ còn màu hồng, sau 10 ngày chỉ còn dịch
vàng. Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2
lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió không chống chỉ
định sau đẻ.

Nên kiêng những gì?

- Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá - những thứ có nhiều vi chất (kẽm,
iod, canxi...), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

- Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

- Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau
khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.

- Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và
có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự
thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá)
có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù
trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa
(phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.

- Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt
khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?

Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:

- Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.
- Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: thường được chữa trị bằng châm cứu.

- Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.

- Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở
phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.

- Sốt kéo dài sau đẻ: có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể
tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Nhiễm khuẩn sinh dục sau đẻ: sốt kéo dài sau đẻ, do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và
nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

- Sản giật sau đẻ: có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau
đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo
dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao
trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà
không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương
thận gây bệnh thận mạn tính.

- Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng
chân: vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

- Khó thở, đau ngực, tím tái: cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

TÁC DỤNG CỦA TAM THẤT

Tôi có người thân cho khỏang 300 gram bột gồm nhân sâm và tam thất tán nhuyễn. Tôi
không biết sử dụng như thế nào thì hiệu quả? Có người bày tôi trộn chung với mật ong
dùng rất tốt có đúng không?

Củ tam thất có tác dụng như thế nào, liều lượng dùng ra sao? Tôi nghe nói đàn ông dùng tam
thất thì sẽ bị bất lực (liệt dương) có đúng không?(Thụy Đỗ)

Trả lời của phòng mạch online:

- Lâu nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu
hết công dụng của nó. Mới đây Tổ chức y tế thế giới đã chính thức công bố một số ứng dụng của
tam thất trong điều trị lâm sàng. Ðó là: điều trị phụ nữ sau khi sinh, rong kinh, nhức đầu, hoa mắt
chóng mặt, trị các chứng xuất huyết: đường tiêu hóa trên, dạ dày hành tá tràng, trĩ, ho ra máu,
lao phổi, áp-xe phổi, tiểu tiện ra máu, vết thương bầm dập, chảy máu.

Tam thất dùng chung với linh chi theo tỷ lệ 50/50 trong 1 năm liên tục có thể làm tóc bạc hóa
đen.
Ăn tam thất sống giúp cho tiêu sưng, giảm đau, bổ máu. Dùng tam thất để bảo vệ tim, trị bệnh
mạch vành, cả chứng đau thắt ngực, phòng ngừa thiếu máu não, giảm lipid máu, hạ huyết áp,
chống ngất xỉu, say tàu xe, tăng hiệu quả tạo máu, an thần, làm chậm lão hóa.

Với những người bị trúng phong, đau ngực, liệt nửa người, méo miệng, dùng tam thất có thể cải
thiện tốt tình trạng sức khỏe. Ðặc biệt, tam thất có khả năng điều trị được các bệnh về gan như
viêm gan, xơ gan. Riêng những người bị u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt... nếu dùng tam thất
phối hợp cùng một số vị thuốc khác sẽ có khả năng tiêu viêm, làm kích thước khối u nhỏ đi.

Dùng tam thất không gây ra chứng bất lực, nó còn làm tăng cường sinh lực đàn ông.

Tam thất là vị thuốc nhiệt nên để tăng tác dụng bổ người ta trộn chung với nhân sâm theo tỷ lệ
50/50 hoặc tùy theo yêu cầu bồi bổ hay chữa u xơ, rong kinh mà chọn tỷ lệ khác đi. Phối hợp 2 vị
thuốc này vừa có tác dụng bổ vừa có tác dụng lưu thông khí huyết. Bạn có thể hòa với nước
chín uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần. Có thể trộn với mật ong, luyện thành viên cũng
với liều lượng tương tự.

Củ tam thất thường được dùng cho phụ nữ mới sinh xong. Lúc này cơ thể các chị ở trạng thái
"hàn" nên hầm tam thất với một con gà ác ăn hết trong một bữa, cách một ngày ăn 01 con sẽ
giúp sản dịch hết nhanh, khí huyết lưu thông , da dẻ hồng hào

You might also like