You are on page 1of 15

§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn

Phần I: Phần mở đầu

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (CNH-HĐH), việc
chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực không phải là vấn đề riêng của bất cứ
quốc gia nào. Bởi nguồn nhân lực–con người là nguồn lực quan trọng nhất trong
quá trình sản xuất, họ chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào
đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Việt Nam, vốn là một
nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống nhờ hoạt động sản xuất nông
nghiệp trực tiếp, trình độ dân trí còn thấp, trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật,
khả năng tiếp cận thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng … tất cả đều còn thiếu và
yếu. Trong khi đó, các ngành Công nghiệp, Dịch vụ mới phát triển trong vài
thập kỷ gần đây tuy đã có những phát triển vượt bực nhưng còn thua kém nhiều
nước trên thế giới và đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian dài.
Chính vì vây, việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực trở thành yêu cầu bức
thiết đối với chiến lược phát triển kinh tế của việt nam. Nhất là khi Việt Nam đã
gia nhập WTO, nền kinh tế việt nam đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị
trường. Thì vấn đề này càng trở lên rõ ràng. Nhà nước ta coi giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cuộc cách mạng về
khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới hiện nay,
khoa học và công nghệ đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong đó tri
thức và thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có
giá trị cao. Do đó, vai trò của các yếu tố truyền thống trong sản xuất và cạnh
tranh đã có sự thay đổi lớn: yếu tố trí tuệ có vai trò quyết định nhất trong mối
tương quan với các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn và sức lao động. Đồng
thời cũng chính từ nó đã hình thành nên nguồn lực nội sinh cho sự phát triển.
Nhưng giáo dục Việt Nam trong xã hội chuyển sang kinh tế thị trường, và rộng
hơn là trong bối cảnh toàn cầu hóa, thì còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Vì lý do đó, tôi viết tiểu luận : “Thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân

Hoµng L©m Kªt 1 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
lực Việt Nam, những khó khăn và thách thức.” với mong muốn tìm hiểu rõ
hơn về vấn đề này.
Phần II: Nội Dung

1. Cơ sở lý luận
a. Một số khái niệm:
Khái niệm Giáo dục theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, là quá trình
được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức,
năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theo hướng tích cực.
Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách cả thầy và trò bằng những tác động có ý
thức từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài
người đương đại còn là quá trình khơi gợi các tiềm năng sẳn có trong mỗi con
người, góp phần nâng cao các năng lực và phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò
theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã
hội loài người đương đại.
Từ khái niệm trên cho thấy: Bản chất của giáo dục còn có quá trình người
thầy khơi gợi (giúp người học phát hiện, đánh thức các tiềm năng sẳn có trong
mỗi con người; Sau đó mới đến quá trình làm thay đổi (hoặc biến đổi) các phẩm
chất ấy.Giáo dục, ngay tự thân nó đã có tác động đến cả 2 đối tượng: thầy và trò.
Chính trong quá trình lao động nghiêm túc, người thầy còn "học hỏi" được rất
nhiều điều từ học trò của mình. Chính vì thế nên có câu thành ngữ "Dạy - tức là
học hai lần”.
Khái niệm đào tạo: cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Đào tạo
đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan
đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ
năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi
với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm
đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến
giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ

Hoµng L©m Kªt 2 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Khái niệm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là số dân và chất lượng con
người bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất.
Phát triển nguồn nhân lực là đào tạo người có năng lực lao động, làm cho mỗi
người tự tạo và phát triển bản thân thực sự là chủ thể của lao động, đủ trách
nhiệm phát huy năng lực, tạo ra sản phẩm lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo là
bước đầu tiên của sự sống còn cho một quốc gia. Ngay sau khi hơn một tháng
đọc "Tuyên ngôn Ðộc lập" Người đã nói: "Nay chúng ta giành quyền độc lập.
Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí" vì "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài". Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: "Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được.
Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa.
Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu"
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã cho thấy vai trò của giáo
dục đào tạo đối với cách mạng và sự phát triển xã hội. Một nền giáo dục tốt nó
sẽ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển trên cả bình diện chiều sâu lẫn chiều
rộng mà nội hàm của nó mang những giá trị nhân văn cao cả. Hồ Chí Minh chỉ
ra rằng: "Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân". Trên cơ sở
đó Ðảng ta đã có một chủ trương lớn "Xã hội hóa Giáo dục". Trong thực tiễn
gần 20 năm đổi mới, hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam đã đa dạng hóa
loại hình trường lớp và hình thức đào tạo.
Như vậy, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực không phải là vấn đề riêng của
bất kỳ ngành nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực phải bắt đầu ngay từ các bậc tiể học, thậm chí là mẫu giáo nhằm giúp
các em có phẩm chất đạo đức tốt, khả năng phát triển tài năng của mình bởi đây
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy chúng ta phải có
cái nhìn khách quan về thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực nước ta.
b. Vai trò của GD-ĐT nguồn nhân lực

Hoµng L©m Kªt 3 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, phục vụ kinh tế thị trường, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và hoà nhập quốc tế. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là
tổng thể các tiềm năng lao động của một quốc gia, một địa phương; là nguồn lao
động được đào tạo, được chuẩn bị sẵn sàng đảm nhiệm một công việc lao động
nào đó, tức là nguồn lao động có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ
cấu kinh tế. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có trí thức, có trình độ chuyên môn
kỹ thuật là hết sức quan trọng. Ðó là một nguồn lực có tính quyết định đến phát
triển kinh tế xã hội, là cơ sở cho việc phát triển bền vững, là động lực hàng đầu
thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
c. Mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có
4 phương: Đông, Tây, Nam Bắc. Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chinh.
Thiếu 1 mùa thì không thành Trời, thiếu 1 phương thì không thành Đất, thiếu 1
đức thì không thành Người”. Qua đó cho chúng ta thấy sự quan trọng trong việc
GD-ĐT con người. Bác còn nói: “Người có tài mà không có đức thì là người vô
dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì thế
trong sự nghiệp giáo dục cần nhất là sự liên hệ gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục và
đào tạo, giữa bồi dưỡng tài năng và rèn luyện đạo đức để mỗi con người qua
giáo dục và đào tạo sẽ trở thành những người thực sự có ích cho xã hộị. Vì vậy,
Giáo dục không thể tách khỏi đào tạo và đào tạo cũng không thể tách khỏi giáo
dục.
2. Thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam
a. Những thành tựu
Xét về mặt nổi, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể.
Trong nhiều năm qua của nền giáo dục của chúng ta là đã tạo nên một đội
ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức
cơ bản vững chắc và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Họ đã có những đóng góp
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đã góp phần

Hoµng L©m Kªt 4 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
đào tạo bồi dưỡng nên một thế hệ cán bộ khoa học – công nghệ trẻ kế tiếp, giàu
trí tuệ và năng động. Đội ngũ này là lực lượng nòng cốt đáng tin cậy, đã và đang
tích cực góp phần tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước cơ bản theo hướng hiện đại.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Tính đến cuối năm 2007, tổng
số trường ĐH,CĐ trên cả nước là 325 trường, 600 trường TCCN và 599 trung
tâm dạy nghề. Trong đó các cơ sở GD ĐH cung cấp trên 200 ngành đào tạo
riêng biệt và hàng trăm chương trình đào tạo khác nhau. Quy mô đào tạo trong
hệ thống này đã tăng lên 10% so với năm trước. Còn các cơ sở đào tạo nghề
cung cấp khoảng trên 300 ngành nghề đào tạo.
Cơ sở vật chất trang thiết bị đã được tăng cường đầu tư và phát triển như mở
rộng các phòng thí nghiệm, nâng cấp các thư viện, phòng Lab, phòng nghe
nhìn...tại các cơ sở GD ĐT.
Đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ kĩ thuật lao động ngày càng được nâng
cao về trình độ và tay nghề. Mặt khác, tình hình chi ngân sách cho giáo dục và
đào tạo hiện nay đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ vai trò của giáo dục và đạo tạo
đang ngày càng được chú trọng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tình hình
ngân sách nhà nước chi cho giáo dục cụ thể là:
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC
(ĐVT:Tỷ đồng) Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Tổng số 15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770
Chi cho xây dựng cơ bản 2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530
Chi thường xuyên cho
10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240
giáo dục và đào tạo
Kinh phí CTMT giáo dục
600 600 710 970 1250 1770 2970 3380
và đào tạo
Chia ra
Giáo dục 415 495 725 925 1305 2328 2333
Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700
Trung học chuyên nghiệp 20 25 30 35 35 37 50

Hoµng L©m Kªt 5 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
Đại học và cao đẳng 75 80 85 90 90 105 297
Qua số liệu của tổng cục thống kê, chúng ta thấy ngân sách đầu tư cho giá
dục và đào tạo có xu hướng tăng cao, cho thấy việc giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước đã được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài những
thành tựu bề nổi, thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam còn
rất nhiều “ những chuyện nói mãi không hết”.
b. Những tồn tại tiêu cực của Giáo dục và Đào tạo nguồn nhân lực Việt
Nam
Không phải là sự bi quan hay tiêu cực trong cách nhìn nhưng đã đến lúc bản
thân mỗi chúng ta phải có cái nhìn thực tế về vấn đề giáo dục và đạo tạo nguồn
nhân lực cho đất nước. Chắc hẳn tất cả chúng ta sễ không khỏi giật mình trước
những gì mà giáo dục nước ta đang phải đối mặt, khi những mặt tích cực thì ít
cón tồn tại hạn chế thì quá nhiều. Đó là:
1. Hệ thống giáo dục quốc dân của chúng ta không đồng bộ, không liên
thông, mất cân đối trầm trọng. Giáo dục và đào tạo Việt Nam được coi là xây
dụng trên nền một hệ thống chắp vá, đi ngược với giáo dục thế giới, trong khi
nền giáo dục thế giới chú trọng đào tạo nhiều những công nhân, những người
lao động có trình độ tay nghề cao, đào tạo một số lượng vừa đủ nghững người có
trình độ đại học để quản lý và lãnh đạo trên cơ sở lý thuyết thì Việt Nam chủ
yếu đào tạo những người có trình độ đại học, lý thuyết vững nhưng kỹ năng thực
hành rất yếu. Mặt khác, nước ta mới chỉ quan tâm tới chỉ tiêu tuyển sinh của các
trường chứ chưa quan tâm tới đầu ra cho sinh viên, dẫn tới tình trạng đào tạo
thật nhiếu nhưng sau đó, sinh viên không biết đi về đâu.
2. Nội dung giáo dục (chương trình, sách giáo khoa) của chúng ta bất cập về
mặt khoa học, rất nặng nề về thời lượng và nhiều nội dung không thiết thực. Bên
cạnh đó, trên thị trường hiện có rất nhiều loại sách, gây khó khăn cho lựa chọn
của các học sinh đồng thời gây ra sự lãng phí rất lớn cho đất nước
3. Phương pháp dạy và học ở các cấp đều lạc hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật
quá thiếu thốn. Học viên nặng về lý thuyết, chủ yếu là học chay. Mặc dù cở sở
vật chất kỹ thuật đã được trang bị khá hơn nhưng còn thiếu rất nhiều. còn giảng

Hoµng L©m Kªt 6 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
viên chưa thật tâm huyết với nghề, dạy qua loa đại khái, nhiều giảng viên có
năng lực rất kém, dạy theo kiểu sao chép từ sách giáo khoa ra. Kỹ năng truyền
thụ của giảng viên còn rất yếu, chưa có sức lôi cuốn học viên. Phương pháp dạy
học ít sang tạo, không kích thích được tư duy sáng tạo của học viên. Chủ yếu là
dạy theo kiểu đọc và ghi.
4. Công tác quản lý giáo dục yếu kém thể hiện ở ba mặt: Tài chính công được
sử dụng kém hiệu quả và không minh bạch; Thiếu vắng hẳn đội ngũ chuyên gia
về phát triển chương trình giáo dục; Không coi trọng hệ thống đo lường, trắc
nghiệm để đánh giá giáo dục một cách khách quan và thường xuyên.
5. Chưa đủ hệ thống pháp luật để đảm bảo hành lang pháp lý cho các hoạt
động giáo dục. Chẳng hạn chưa có văn bản luật pháp điều chỉnh hoạt động của
các trường tư bất vụ lợi, là loại trường tư cần được khuyến khích, trong khi đó
đã có quy định cụ thể cho các trường tư (cổ phần) vì lợi nhuận, là loại trường
chưa hẳn đã nên được khuyến khích thành lập tràn lan dưới danh nghĩa “xã hội
hóa”
6. Các mâu thuẫn trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực: Nhiệm vụ ngày

càng lớn nhưng đầu tư chưa theo kịp; Số lượng ngày càng tăng gây nguy cơ cao
giảm chất lượng;Điều kiện dạy và học: thấp kém; trong khi nhiệm vụ cứ nặng
lên.Sự mất cân đối nặng nề giữa nguồn lực (ít ỏi) với nhiệm vụ (nặng nể) khiến
người ta không biết nên coi đâu là những điểm nút để tập trung tháo gỡ. nên
hiện tượng chung là càng gỡ, càng rối. Dạy cụ thể có xu hướng tăng lên, khiến
dễ lơ là dạy phương pháp. Sự nhồi nhét khiến người học mất năng lực tự học,
trở thành thụ động.Khoa học tiến nhanh nhưng năng lực thầy có hạn, không kịp
cập nhật. Nội dung cần học ngày càng nhiều, nhưng khoá học không thể kéo dài,
Chương trình muốn toàn diện, nhưng trò đã quá tải. Sức ỳ giáo dục lớn, trong
khi xã hội cứ phát triển nhanh. Học ở trường thì "một đường"; nhưng thực tế khi
ra trường lại... "một nẻo"... Nhiều thứ buộc phải học nhưng không có ích khi ra
đời, và càng vô dụng khi hoà nhập!...

Hoµng L©m Kªt 7 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
Qua đó, chúng ta đã có cái nhìn rõ hơn về thực trạng giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. Nhưng cũng còn phải nói đến nguyên
nhân của thực trạng trên.
3. Nguyên nhân của thực trạng.
Tại hội thảo về các vấn đề của ngành giáo dục và đào tạo do viện Nghiên cứu
phát triển tổ chức vào tháng 6 năm 2008, giáo sư Hoàng Tuỵ đã trình bày bài
tham luận “khủng hoảng giáo dục: nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn
cầu hoá”. Trong phần tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng giáo dục và đào tạo
Việt Nam, tôi xin trích đăng một phần bài trình bày của ông về nguyên nhân của
thực trạng giáo dục nước ta:
“Không phải chỉ mấy năm qua khủng hoảng giáo dục mới được nhận dạng.
Ngay từ năm 1995, tại một hội nghị lớn do nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi
ấy triệu tập và chủ trì, đã có nhiều ý kiến nêu lên thực trạng nguy kịch của giáo
dục.
Nhiều nhận định và kiến nghị tâm huyết đề xuất trong hội nghị đó và một loạt
hội thảo tiếp theo đã được tiếp thu và ghi nhận trong nghị quyết trung ương II
khoá 8, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nhận thức và tư duy lãnh đạo đối với
giáo dục. Nhưng từ đó đến nay, giáo dục vẫn ì ạch, chưa có dấu hiệu bứt ra được
khỏi thế trì trệ triền miên.
Trong thực tế, dù bảo thủ đến đâu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như bất cứ
ai, đều không thể làm ngơ trước nhiều vấn nạn giáo dục đã và đang làm đau đầu
cả xã hội. Chỉ có điều, để khắc phục các vấn nạn ấy, ngành giáo dục thực hiện
những sửa đổi vụn vặt, chắp vá, chậm chạp, thiếu nhất quán, nên tác dụng và
hiệu quả thấp, dẫn đến tình trạng các vấn nạn kéo dài triền miên, ngày càng trở
nên phức tạp vượt quá tầm kiểm soát.
Sức ỳ và tinh thần ngại thay đổi, cộng với tính thiếu chuyên nghiệp, biểu hiện
rõ nhất trong vấn đề thi cử và phân ban. Suốt hơn hai chục năm trời, những cải
cách về thi cử chỉ đạt được kết quả là bỏ thi theo bộ đề thi (mất 8 năm), bỏ thi
tiểu học, thi THCS (mới cách đây vài năm), kết hợp thi THPT với thi tuyển sinh

Hoµng L©m Kªt 8 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
đại học làm một (giải pháp nửa vời chưa tốt lắm), nhưng chưa bỏ được mà còn
tăng cường thi tốt nghiệp ở đại học.
Về việc chương trình THPT có nên phân ban hay không, và phân ban như thế
nào, thì loay hoay mãi 15 năm trời, thí điểm đi thí điểm lại các phương án phân
ban kiểu cũ (theo hướng chuyên môn hoá dứt điểm từ lớp 10 hay 11), sau thất
bại nhiều lần đến năm 2006 mới bắt đầu sửa theo kinh nghiệm các nước tiên
tiến, nhưng cũng chỉ sửa nửa vời vì vẫn tiếc rẻ chương trình, sách giáo khoa đã
trót soạn và in theo tinh thần phân ban cũ từ mấy năm trước…
Hai vấn đề lớn khác là chế độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, và chế độ xét duyệt,
công nhận chức danh GS, PGS. Đây là hai lĩnh vực công tác có nhiều sai lầm
nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống giáo dục, nhưng trong suốt
ba mươi năm hầu như không thay đổi.
Nhiều kiến nghị của chuyên gia trong nước và Việt kiều kêu gọi chấn chỉnh
hai công tác này đều bị xếp xó. Mãi đến mấy năm gần đây, một số kiến nghị ấy
mới bắt đầu được nghiên cứu và chấp nhận một phần, nhưng khi thực hiện lại
cũng trì hoãn thêm một số năm nữa, không ai hiểu vì lý do gì.
Sự ngập ngừng, tiến vài bước rồi lại lùi, có khi quay ngược 180 độ, biểu hiện
tư duy lấn cấn, chưa thông suốt, chưa sẵn sàng đổi mới, ngay cả khi sự cấp thiết
phải thay đổi đã quá rõ và đã được chính thức thừa nhận.
Bấy nhiêu kinh nghiệm thất bại là những bài học cho thấy không thể chấn
hưng giáo dục bằng những cải cách nửa vời, chậm chạp. Những biện pháp tích
cực hai năm gần đây, tuy rất cần thiết và đáng hoan nghênh, cũng chỉ mới có tác
dụng sửa sang bề ngoài bộ mặt nhà trường cho dễ coi, chứ thật sự chưa động tới
cốt lõi.
Chẳng hạn, chống tiêu cực trong thi cử chỉ mới làm cho quang cảnh thi cử
sạch sẽ hơn chứ chưa động tới cái gốc của hội chứng thi. Quản lý chặt chẽ việc
dạy thêm, học thêm tràn lan, giải quyết vấn nạn bỏ học, ngồi nhầm lớp chưa hề
động tới nguyên tắc công bằng trong giáo dục; kế hoạch đào tạo hai vạn tiến sĩ
chưa động tới cốt lõi vấn đề tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
đại học.

Hoµng L©m Kªt 9 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
Trong khi những đề nghị cải cách nhắm tới một nền giáo dục hiện đại, công
bằng, dân chủ, văn minh, đều rất khó được tiếp thu thì ngược lại nhiều ý tưởng
về tự do hoá và thị trường hoá giáo dục lại được hưởng ứng với một nhiệt tình
mù quáng, tưởng như đó là chiếc đũa thần để chữa mọi căn bệnh trầm kha của
giáo dục Việt Nam.
Đặc biệt, chưa nghiên cứu kỹ để hiểu đúng tinh thần cuộc cải cách quản lý
đại học gần đây ở các nước phát triển đã vội vã noi theo họ đề ra chủ trương
phiêu lưu: cổ phần hoá đại học công và phát triển đại học tư vì lợi nhuận mạnh
hơn cả ở các nước ấy, gây lo lắng cho nhiều tầng lớp xã hội trước sự buông lơi
trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục.” Khắc phục được những nguyên
nhân trên là một tất yếu đặt ra cho GD-ĐT nguồn nhân lực Việt Nam. Đặc biệt
trong khi Việt Nam gia nhập WTO thì vấn đề càng trở lên cấp bách bởi có thêm
nhiều cơ hội mở ra cho chúng ta nhưng đồng thời còn có cả những thách thức
mới.
4. Những cơ hội và thách thức của GD-ĐT nguồn nhân lực Việt Nam
Khi Việt Nam gia nhập WTO, nền giáo dục Việt Nam có khá nhiều cơ hội để
thay đổi bản thân nhưng cũng có rất nhiều khó khăn thách thức.
a. Những cơ hội mới
Những cơ hội đó là:
1,Chúng ta có điều kiện thuận lợi hơn để nền giáo dục tiếp cận với những xu
thế phát triển hiện đại, học tập được những kinh nghiệm tốt về giáo dục trên thế
giới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
2. Có nhiều cơ hội thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục từ nhiều nước,
đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hiện đại hoá điều kiện học
tập và lực lượng chuyên gia giáo dục.
3. Có điều kiện liên doanh xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, chuyên
nghiệp, dạy nghề 100% vốn nước ngoài, tạo cơ hội cho những người có khả
năng tài chính ở Việt Nam có thể “du học tại chỗ” với chất lượng học tập có thể
tốt hơn, chi phí thấp hơn so với đi học ở nước ngoài.

Hoµng L©m Kªt 10 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
4. Áp lực của WTO đòi hỏi phải cải cách thể chế quản lý, hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật, xây dựng hệ thống các chuẩn giáo dục theo thông lệ
quốc tế, cải thiện môi trường vận hành các hoạt động giáo dục, khơi dậy những
tiềm năng to lớn về giáo dục trong nhân dân.
5. Trong tình hình mở rộng sản xuất, kinh doanh sau khi vào WTO, nhu cầu
lao động tăng nhanh, tạo nên sức ép nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực, thúc đẩy cải cách giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức của Việt Nam
trong GD-ĐT
b. Thách thức
Bên cạnh những thách thức, tồn tại cũ GD-ĐT Việt Nam còn phải đối mặt
với những khó khăn thách thức mới. Trong đó:
1. Thách thức lớn nhất là làm sao vừa thực hiện những cam kết về giáo dục,
vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia, thực hiện những mục tiêu cơ bản của
ta về giáo dục, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải cảnh giác với những
tác động tiêu cực trong hoạt động dịch vụ giáo dục nhằm thu lợi nhuận, trái với
mục đích của giáo dục là phát triển con người, phát triển văn hoá, góp phần phát
triển đất nước.
2. Khả năng cạnh tranh bình đẳng trong môi trường tự do hoá thương mại
của ta còn yếu kém. Chất lượng giáo dục Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được
nhu cầu về cung cấp nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển kinh tế, năng lực
cạnh tranh của các cơ sở giáo dục Việt Nam, nhất là các trường đại học và các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp, còn yếu, chưa đủ sức tham gia thị trường giáo dục
quốc tế, chưa đủ sức thu hút học sinh nước ngoài vào Việt Nam.
3. Xu hướng xuất khẩu giáo dục không lành mạnh từ các nước có nền giáo
dục phát triển trong những năm gần đây. Đây là thách thức và rủi ro rất lớn đối
với giáo dục nước ta trong khi quản lý của ta về hoạt động giáo dục xuyên biên
giới còn rất yếu kém, thiếu các văn bản pháp quy, tổ chức quản lý phân tán,
chồng chéo. Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý các hoạt động đào tạo có yếu
tố nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động,

Hoµng L©m Kªt 11 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
Thương binh và Xã hội), đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu về số lượng, vừa yếu
về chất lượng; vì vậy đã xảy ra những sự việc đáng tiếc.
4. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo chưa được rà soát
và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh khi đã vào WTO, mô hình quản lý giáo dục
còn mang nặng tính chất kế hoạch hoá tập trung, chưa phù hợp với giáo dục
trong cơ chế thị trường, nặng về quản lý hành chính sự vụ, chưa quan tâm đầy
đủ chất lượng. Vấn đề liên kết đào tạo chưa được quan tâm quản lý chặt chẽ, có
thể dẫn đến nhiều phức tạp khi các đối tác yêu cầu thực hiện các nguyên tắc của
WTO. Lãnh vực giáo dục xuyên quốc gia là lãnh vực dễ bị tổn thương nhất.
5.Tình trạng chảy máu chất xám diễn ra và ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn
tới chất lượng GD-ĐT của nước ta.
5. Mục tiêu của GD-ĐT trong xu thế hội nhập
Trong xu thế hội nhập, mục tiêu của GD-Đt nguồn nhân lực Việt Nam đặt ra
là:
1. Hội nhập quốc tế về giáo dục phải làm cho giáo dục Việt Nam phát triển
nhanh về số lượng, vững chắc về chất lượng, đảm bảo yêu cầu phát triển đất
nước, phục vụ mục tiêu chính trị cơ bản của Đảng và nhân dân ta là giữ vững
chủ quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa, “dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Bảo đảm mục tiêu phát triển con người toàn diện, có năng lực thích ứng
với tình hình mới. Đồng thời phải xem giáo dục là quyền và lợi ích của nhân
dân. Nhà nước phải bảo đảm để mọi người dân có điều kiện học tập, có cơ hội
phát triển, quan tâm đến nhân dân lao động và người nghèo. Giáo dục là sự
nghiệp của toàn dân, hội nhập về giáo dục cũng là công việc của nhân dân, vì
vậy cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân
dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
3. Phát huy tối đa nội lực, độc lập và chủ động trong quá trình hội nhập giáo
dục. Mở rộng hợp tác đi đôi với quản lý chặt chẽ. Tích cực chuẩn bị tốt các điều
kiện để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Cần
mạnh dạn phát huy các lợi thế, tận dụng các cơ hội, đồng thời phải quản lý tốt

Hoµng L©m Kªt 12 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
quá trình hội nhập. Càng mạnh dạn phát triển bao nhiêu thì càng phải tăng
cường quản lý bấy nhiêu.
4. Cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, xét đến cùng là cạnh tranh về giáo dục-
đào tạo. Đây là cuộc đấu tranh gay go và phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan
trọng. Nắm vững cam kết, tham khảo kinh nghiệm các nước, đồng thời căn cứ
vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xác định nội dung và lộ trình
hội nhập quốc tế, làm rõ cái gì phải tích cực khai thác, cái gì phải bảo vệ, cái gì
cần ngăn chặn.
5. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý
của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân trong phát triển hội nhập giáo dục
quốc tế
6. Một số giải pháp
Để thực hiện những mục tiêu trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cho nền
GD-ĐT nước ta:
Thứ nhất, phải đổi mới cơ cấu phương pháp đào tạo và hoàn thiện mạng lưới
GD ĐH và THCN đào tạo được kỹ năng về công nghệ, kiến thức và hiểu biết về
khoa học, công nghệ; kỹ năng về tư duy để làm sao có được tư duy phê phán và
phân tích logic sáng tạo, tư duy mở rộng, linh hoạt được sử dụng trong kỹ năng
phân tích tìm ra giải pháp và đưa ra quyết định; kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ hiệu
quả. Người học được học và hiểu biết, tôn trọng và tiếp thụ các nền văn hoá
khác, khả năng hoà nhập với cộng đồng.
Thứ hai, áp dụng quy trình giáo dục liên thông trong giáo dục chính thống.
Thứ ba, xây dựng các tiêu chuẩn về kiểm định công nhận và bảo đảm chất
lượng giáo dục theo từng quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu, áp dụng
các chuyên ngành khác nhau. Điều này cho phép tự do hơn trong đánh giá việc
dịch chuyển của học viên và sinh viên đã tốt nghiệp.
Thứ tư, đối với các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải đưa ra được
chính sách phát triển giáo dục suốt đời. Cung cấp đa dạng chương trình và hệ
thống truyền tải kiến thức làm thế nào để giáo dục xuyên biên giới. Để làm được
điều này cần phải sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Nó cho phép giáo

Hoµng L©m Kªt 13 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
dục từ xa hiệu quả hơn và mô hình đại học không hiện diện vật chất như là sự bổ
sung việc truyền đạt giáo dục trực tiếp theo truyền thống. Phương thức học có
thể học song song hay học phương thức kết hợp.
Thứ năm, các nhà hoạch định cũng cần phải xem xét lại phương pháp giảng
dạy tại các trường đại học. Có thể áp dụng phương thức đào tạo hướng nghiệp
và vừa học vừa làm khác cho giáo viên với tư cách là người dân dắt và hướng
dẫn thay vì vai trò trung tâm trong việc truyền tải thông tin và kiến thức. Đổi
mới hệ thống giáo dục đòi hỏi đầu tư tài chính vào trang thiết bị bao gồm phần
cứng và phần mềm và quan trọng nhất là nguồn nhân lực.
Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên đổi mới công tác quy hoạch
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên, cán bộ quản lí thích hợp. Triển khai
mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu của xã hội, liên kết với các trường nước ngoài,
thu hút các ĐH, trường nghề nước ngoài mở cơ sở tại VN. Đổi mới cơ chế tài
chính như nâng cao học phí các trường, phát triển các chính sách hỗ trợ cho SV.
Còn các trường đại học cần phát triển các phương thức huy động vốn khác bên
cạnh việc tăng học phí và dựa vào ngân sách Nhà nước
Tóm lại chúng ta cần nắm vững xu hướng vận động và phát triển nền giáo
dục dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ thế giới cũng như xu
thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thác,
phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, có bản sắc dân tộc đậm
nét và tính định hướng xã hội chủ nghĩa rõ 14ang, xứng đáng ngang tầm và đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoµng L©m Kªt 14 KTNNA-K51


§H N«ng NghiÖp Hµ Néi TiÓu luËn Kinh TÕ Ph¸t TriÓn
Phần III Kết Luận

Bàn về giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay thì còn rất nhiều điều
đáng nói. Nhung một thực tế là giáo dục nước ta đang lâm vào khủng hoảng.
trong khi Giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu của Việt Nam trong
lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thì việc cố gắng nỗ lực
đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng giáo dục là nhiệm vụ không của riêng ai,
bởi chất lượng giáo dục, đào tạo liên quan trực tiếp tới tương lai, vận mệnh của
cả quốc gia, cả dân tộc. Thay đổi thực trạng ngành giáo dục còn là một chặng
đường dài trong quá trình phát triển. Nhưng với sự dẫn dắt của Đảng cùng sự
quyết tâm, đoàn kết của toàn dân, chắc chắn nền giáo dục Việt Nam sẽ khởi sắc,
đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, làm được điều
này đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ của những người đang nắm những cương vị
trực tiếp. Đó không chỉ là các bộ các ngành mà còn là chính những giáo viên,
giảng viên, sinh viên, học sinh đang thực hiện công cuộc Giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước.
Đối với thế hệ sinh viên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần được
giáo dục và tự ý thức tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện nghiêm túc,
trau dồi kiến thức của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo của Việt Nam. Từ đó đóng góp cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước, đưa nước ta tiến nhanh trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn câu.
Đó chính là lợi ích mà Bác Hồ kính yêu đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Hoµng L©m Kªt 15 KTNNA-K51

You might also like