You are on page 1of 4

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY VÀ XU HƯỚNG

VẬN ĐỘNG CỦA NÓ


Môn những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
Các lớp K14 TPM1,2;DLK1,2;VHO,VQH;NAD;DLL

I .NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CNTB HIỆN ĐẠI NGÀY NAY
1. Những biểu hiện mới về kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a. Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: Sự xuất hiện các
công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp
vừa và nhỏ.
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự hình thành hai xu
hướng:
- Hình thành những liên kết giữa các độc quyền theo cả chiều dọc và
chiều ngang ở trong và ngoài nước. Từ đó, hình thành nên các tổ chức độc
quyền mới là Con son và Cong-gô-lơ-mê-rát.
+ Con son: là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng
trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác và phân bố ở nhiều nước.
Điều này làm giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh khốc liệt.
+ Cônggôlơmêrat: Là sự liên kết vài ba chục hãng vừa và nhỏ không có
liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất nhằm mục đích chiếm
đoạt lợi nhuận bằng kinh doanh chứng khoán, nên dẽ bị phá sản chuyển
thành Con sơn.
Nguyên nhân:
+ Do cạnh tranh gay gắt và biến động động nhanh chóng của thị
trường dẫn đến kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dẽ bị phá sản.
+ Để chống đỡ lại luật chống độc quyền( luật này quy định cấm độc
quyền 100% mặt hàng trong một ngành ).
- Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá
cao, phù hợp với những ngành mới xuất hiện như tin học, điện tử…
+ Thích ứng nhanh với thị trường dẽ nhạy cảm trước những thay đổi
trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với tình hình biến động của thị trường,
mạnh dạn đầu tư vào ngành mới, mạo hiểm dẽ khấu hao nhanh, đổi mới thiết
bị nhanh.
b. Sự thay đổi các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính.
- Khi lực lượng sản xuất phát triển các ngành mới xuất hiện như điện
tử, bảo hiểm, chất dẻo, dịch vụ…ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Do đó các
hình thức và cơ chế thống trị của tư bản tìa chính cũng thay đổi:
+ Sự xâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và công nghiệp được
mở rộng ra nhiều ngành. Từ đó thay đổi hình thức tồn tại của tư bản tài
chính, TB tài chính là tổ hợp đa dạng kiểu Công -nông- thương- tín- dịch vụ
hoặc công nghiệp- quân sự-dịch vụ quốc phòng…
+ Tư bản tài chính mở rộng thị trường chứng khoán trong và ngoài
nước.
+ Tư bản tài chính chủ yếu phát hành cổ phiếu với mệnh giá nhỏ để thu
hút nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu. Theo đó là cơ chế thống trị thay đổi
từ “chế độ tham dự” bổ sung thêm bằng “chế độ uỷ nhiệm” những đại cổ
đông được uỷ nhiệm thay mặt cho đa số cổ đông có ít cổ phiếu quyết định
phương hướng hoạt động của công ty cổ phần.
c. Những biểu hiện mới về xuất khẩu tư bản.
Thứ nhất: Các nước tư bản phát triển xuất khẩu tư bản lẫn nhau
- Từ những năm 70 của TK XX trở về trước các nước phát triển chủ yếu
xuất khẩu tư bản sang các nước đang phát triển.
- Từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay các nước tư bản xuất khẩu tư
bản lẫn nhau.
Nguyên nhân:
+ Ở những nước tư bản phát triển cách mạng khoa học công nghệ đã tạo
ra những ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương…Trong
thời gian đầu những ngành này thu được nhiều lợi nhuận.
+ Cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển thay đổi phù hợp cho sự tiếp
nhận các ngành khoa học công nghệ cao, lượng vốn lớn.
+ Có các điều kiện để tiếp nhận khoa học- công nghệ cao của các nước
đầu tư như: trình độ tay nghề công nhân cao, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển,
trình độ khoa học- công nghệ cao.
Thứ hai: Chủ thể xuất khẩu có sự thay đổi lớn: chủ thể xuất khẩu chủ
yếu trong chủ nghĩa tư bản ngày nay là các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt
là trong đầu tư trực tiếp ( năm 1990, các công ty xuyên quốc gia chiếm 90%
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Công ty xuyên quốc gia TNCs 1990 chiếm
90% luồng vốn FDI, xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước
đang phát triển như NIEs châu Á
Thứ ba: Hình thức xuất khẩu chủ yếu là kết hợp xuất khẩu hàng hoá
với xuất khẩu tư bản. Trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới
như: xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BTO)…
Chủ nghĩa tư bản từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ IX ( giai đoạn tự do
cạnh tranh), xuất khẩu chủ yếu là dưới hình thức xuất hàng hoá. Từ đầu thế
kỷ XX đến những năm 50 của thế kỷ XX, xuất khẩu chủ yếu là dươí hình
thức xuất khẩu tư bản, từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay chủ yếu xuất
khẩu tư bản và hàng hoá.
Hình thức:
Doanh nghiệp tư nhân: xuất khẩu hàng hoá
Các tổ chức độc quyền tư nhân: xuất khẩu tư bản
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia: xuất khẩu tư bản kết hợp xuất
khẩu hàng hoá
Thứ tư: Sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được
gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng cơ lợi được đề cao.
Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển
không làm đặc điểm và bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi, mà chỉ làm
cho hình thức và xu hướng của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và phức
tạp hơn.
d. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh của CNTB
đã có sự thay đổi.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của LLSX sức mạnh và phạm vi bành
trướng của các công ty xuyên quốc gia tăng lên, thúc đẩy xu hướng quốc tế
hơn, toàn cầu hoá kinh tế và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với
nhau. Đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc
tế.

Vai trò của các Xu hướng toàn cầu


LLSX phát công ty xuyên hoá khu vực tăng CNTB độc
triển quốc gia tăng quyền quốc tế

Cùng xu hướng toàn cầu hoá kinh tế diẽn ra xu hướng khu vực hoá kinh tế
liên minh châu Âu (EU), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ ( NAFTA Canada,
Mêhicô và Mỹ)
- Xuất hiện các tư bản độc quyền quốc tế thì các tổ cức độc quyền quốc
tế phân chia thế giới về mặt kinh tế. Tuy nhiên sự phân chia này có sự tham
gia của các nước đang phát triển. Như thành lập tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ OPEC, thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUS) gồm Brazin,
Achentina,Uragoay, Paragoay; khối mậu dịch tự do đông Nam Á (AFTA)..
chống lại sức ép củaTBCN
e. Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những
hình thức cạnh tranh và thống trị như chiến lược biên giới mềm”, “biên giới
kinh tế” nhằm ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về
vốn, công nghệ đi đến lệ thuộc về chính trị.
Vậy, chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi,
nhưng lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những
cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng sau nó là các cướng quốc đế
quốc

You might also like