You are on page 1of 2

1.

Hàn MAG
a.Định nghĩa:
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính ( thường dùng là khí
CO2 với một số loại khí khác như O2, Ar…) tiếng Anh gọi là phương pháp hàn MAG ( Metal
Active Gas).
b.Phương pháp hàn MAG sử dụng khí bảo vệ CO2 được ứng dụng rộng rãi do có rất nhiều
ưu điểm:
+ CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp:
+ Năng suất hàn trong CO2 cao, gấp hơn 2,5 lần so với hàn hồ quang tay:
+ Tính công nghệ của hàn CO2 cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp thuốc vì có thể tiến
hành ở mọi vị trí không gian khác nhau;
+ Chất lượng mối hàn cao. Sản phẩm hàn ít bị cong vênh do tốc độ hàn cao, nguồn nhiệt tập
trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp;
+ Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay và trong quá trình hàn không phát sinh
khí độc.
c.Phạm vi ứng dụng:
Không những có thể hàn các loại thép kết cấu thông thường, mà còn có thể hàn các loại thép
không gỉ, thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, magiê,
niken, đồng, các hợp kim có ái lực hoá học mạnh với ôxi.
Phương pháp này có thể sử dụng được ở mọi vị trí trong không gian. Chiều dày vật hàn từ 0,4
– 4,8 mm thì chỉ cần hàn một lớp mà không phải vát mép, từ 1,6 – 10 mm hàn một lớp có vát
mép, còn từ 3,2 – 25 mm thì hàn nhiều lớp.
d.Kỹ thuật hàn
Khi hàn một phía, cần phải có đệm lót thích hợp ở dưới đường hàn. Đôi khi có thể thực hiện
đường hàn chân ( hàn lót) bằng kỹ thuật hàn ngắn mạch để có độ ngấu đồng đều, sau đó các
lớp tiếp theo được thực hiện bằng kỹ thuật truyền kiểu phun với dòng điện cao.
Góc độ và vị trí mỏ hàn và điện cực với đường hàn có ảnh hưởng rõ rệt tới độ ngấu và hình
dạng mối hàn. Góc mỏ hàn thường nghiêng khoảng 10-200 so với chiều thẳng đứng.
Độ nghiêng của hàn hoặc vật hàn quyết định hình dạng của mối hàn ( kỹ thuật giữ mỏ hàn
vuông góc không nên dùng do chụp khí làm hạn chế tầm nhìn của thợ hàn)

2.Hàn TIG
a.Định nghĩa
Hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ (GTAW) là quá trình hàn
nóng chảy, trong đó nguồn điện cung cấp bởi hồ quang được tạo thành giữa điện cực không
nóng chảy và vũng hàn .Vùng hồ quang được bảo vệ bằng môi trường khí trơ (Ar, He hoặc Ar
+ He) để ngăn cản những tác động có hại của oxi và nito trong không khí. Điện cực không
nóng chảy thường dùng là volfram, nên phương pháp này tiếng Anh gọi là hàn TIG (Tungsten
Inert Gas)
b.Ưu điểm
+ Tạo mối hàn có chất lượng cao đối với hầu hết kim loại và hợp kim.
+ Mối hàn không phải làm sạch sau khi hàn.
+ Hồ quang và vũng hàn có thể quan sát được trong khi hàn.
+ Không có kim loại bắn toé.
+ Có thể hàn ở mọi vị trí không gian.
+ Nhiệt tập trung cho phép tăng tốc độ hàn, giảm biến dạng của liên kết hàn.
c.Phạm vi ứng dụng:
Phương pháp hàn TIG được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt rất thích hợp
trong hàn thép hợp kim cao, kim loại màu và hợp kim của chúng,…
Phương pháp hàn này thông thường được thao tác bằng tay và có thể tự động hoá hai khâu di
chuyển hồ quang cũng như cấp dây hàn phụ.
d.Kỹ thuật hàn:
Kỹ thuật hàn bao gồm việc gây và kết thúc hồ quang, thao tác mỏ hàn và dây hàn phụ ở các
tư thế hàn khác nhau.
- Gây hồ quang: có hai cách gây hồ quang là bằng cao tần ( không tiếp xúc) và tiếp xúc (TIG
quẹt).
+ Gây hồ quang không tiếp xúc: bật dòng điện hàn, giữ mỏ hàn ở tư thế nằm ngang cách bề
mặt vật hàn khoảng 50 mm. Quay nhanh đầu điện cực trên mỏ hàn về phía vật hàn cho tới
khoảng cách chừng 3 mm, tạo thành góc khoảng 750, hồ quang sẽ tự hình thành do hoạt động
của bộ gây hồ quang tần số và điện áp cao có sẵn trong thiết bị.
+ Gây hồ quang tiếp xúc: Khi hàn bằng dòng điện 1 chiều, đặc biệt khi hàn trong khu vực mà
tần số cao dễ gây nhiễu cho các thiết bị điện tử nhạy cảm thì có thể gây hồ quang bằng cách
cho tiếp xúc trực tiếp nhanh với bề mặt hàn hoặc tấm mồi hồ quang ( không được làm bằng
graphit). Bộ phận điều khiển tự động trong thiết bị hàn sẽ tăng dần dòng điện từ lúc bắt đầu có
hồ quang lên giá trị dòng điện hàn đã chọn.
- Kết thúc hồ quang: Chuyển nhanh điện cực về tư thế nằm ngang. Trong hàn TIG hồ quang
bị thổi lệch có thể là do: từ trường, đầu điện cực bị nhiễm cacbon, mật độ dòng điện hàn thấp,
luồng không khí bên ngoài thổi  Để khắc phục hiện tượng bị thổi lệch hồ quang ta có thể
dùng các kỹ thuật như khi hàn hồ quang tay hoặc che chắn gió lùa ( nếu có),…

3.Hàn PLASMA
Tương tự hàn TIG nhưng ưu điểm hơn là:
+ Sự tập trung năng lượng cao hơn
+ Tính ổn định hồ quang tốt hơn
+ Lượng nhiệt cao hơn
+ Tốc độ plasma lớn hơn
+ Ít nhạy hơn đối với các biến thiên chiều dài hồ quang
+ Không làm nhiễm bẩn điện cực Wolfram
+ Không đòi hỏi thợ hàn tay nghề cao
+ Không cần dùng tấm lót ở dưới vật liệu hàn
Nhược điểm:
+ Thiết bị có giá tiền cao
+ Đầu phun có tuổi thọ ngắn
+ Thợ hàn phải biết sâu về quá trình hàn Plasma
+ Tiêu thụ khí trơ tương đối cao
4.Hàn ĐIỂM:

Là một dạng hàn phổ biến nhất của hàn điện tiếp xúc, trong đó các chi tiết hàn được ép chồng
lên nhau và được hàn không phải trên toàn bề mặt tiếp xúc mà trên từng điểm riêng biệt. Các
chi tiết hàn được ép lại với nhau bằng hai điện cực, nung nóng chỗ tiếp xúc của các chi tiết
hàn đạt tới mức làm chảy một lớp mỏng trên bề mặt điểm tiếp xúc, còn khu vực gần đó thì
nằm ở trạng thái dẻo, sau đó ngắt điện và ép hai điện cực lại, mối hàn hình thành.
Hàn điểm được thực hiện trên những máy hàn điểm chuyên dùng, chúng có thể là máy hàn
một điểm hay nhiều điểm, máy hàn cố định hay di động, có truyền dẫn tạo lực bằng bàn đạp
hoặc cơ khí hoá, tự động hoá hoặc nửa tự động.
Khi hàn, công suất phụ thuộc vào chiều dày, hình thù của vật hàn và kim loại hàn. Muốn hàn
cho tốt cần một lực ép thích đáng. Lực ép phụ thuộc vào chiều dày của vật hàn và thành phần
hoá học của kim loại.
Vật liệu dùng làm điện cực phải có tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt cao, thường là đồng điện
phân cán nguội, đồng đen có pha coban và catmi, hợp kim có chất chủ yếu là Vonfram.
Hàn điểm được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo ôtô, máy bay, toa xe…chủ yếu cho
các loại vật liệu tấm bằng thép ít cacbon, thép hợp kim thấp thép không gỉ, các tấm thép bằng
hợp kim đồng và nhôm

You might also like