You are on page 1of 26

Phòng vệ sinh đẹp và hợp phong thủy

Ngày đăng tin: 23-05-2010 08:19:14


Phòng vệ sinh là nơi kín đáo riêng tư có quan hệ mật thiết với từng cá nhân trong sinh
hoạt của gia đình. Nó không chỉ là nơi tắm rửa, vệ sinh mà còn là nơi hòa dịu áp lực
cuộc sống, giải tỏa mọi sự mệt mỏi của thể xác
và tinh thần sau một ngày làm việc vất vả.
Khi thiết kế phòng vệ sinh cho gia đình, bạn cần
lưu ý một số nguyên tắc. Theo nguyên tắc phong
thủy "tọa hung hướng cát", khu vệ sinh nên đặt
vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Đây là nơi
thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ
khí đương vượng là tây nam hoặc đông bắc thì sẽ
sinh ra "Thổ khắc Thủy" nên sẽ ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia
đình.

Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía


nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc
với nhà vệ sinh thủy khí nặng.

Nếu cần phải sửa phương vị nhà vệ sinh thì


không nên dẹp bỏ hết những cái cũ để xây phòng
mới. Xây một phòng vệ sinh mới là điều hết sức
khó khăn, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích tương đối hẹp. Bạn chỉ cần dời vị trí
bồn cầu trong phòng vệ sinh chệch khỏi hưởng cũ 15 độ là có thể cải sửa được phương vị của
phòng vệ sinh sang một hướng mới.

Phòng vệ sinh tuyệt đối không nên được xây ở giữa trung tâm của ngôi nhà vì sẽ khiến ngôi
nhà bị uế khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Trung tâm của ngôi nhà tức là ở chỗ
giữa của nhà giống như tim của con người, rất quan trọng. Nếu nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ
không phù hợp, ấy là còn chưa nói đến mỹ quan cũng như không phù hợp với phong thủy.

Ngoài ra, nếu nhà vệ sinh đặt giữa nhà, hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy quá phía dưới
các khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố gì.

Khi thiết kế phòng vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà
cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu
cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng "quay lưng" lại với nhau
để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.

Cửa phòng vệ sinh kỵ xung chiếu (đối diện) với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ. Phạm
vào điều kỵ này, tài vận gia đình sẽ bị đảo lộn. Trong trường hợp nhà bạn không thể cải sửa
được điều này thì tốt nhất nên dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để trấn áp
uế khí từ phòng vệ sinh. Đối với nhà bếp, không khí cần phải lưu chuyển mới tốt, vì vậy
không nên để uế khí lẫn lộn vào.

Đối với giường ngủ, nếu hướng của bồn cầu trong phòng vệ sinh xung thẳng tới hướng đầu
giường hoặc giữa giường ngủ của chủ nhà trong phòng ngủ đều là những trường hợp không
tốt. Nếu đầu giường ngủ bị xung thì chủ nhân dễ mắc bệnh, suy giảm năng lực sinh tài.
Trang trí phòng vệ sinh
Theo xu hướng hiện nay thì phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khi vực tắm và lavabo
để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt khép kín từng phòng. Bạn có thể dùng
vách kính , rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước... để ngăn
cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh
của gia đình.

Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế


có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt; khi
lát sàn nên chú ý chọn loại vật liệu ít trơn
trượt, dễ làm vệ sinh. Bạn cũng có thể
dùng tấm thảm cao su loại chống trơn
trượt để trải trong phòng vệ sinh. Có điều
loại thảm này rất hay giữ bụi bẩn nên cần
vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ.

Vì không khí của phòng vệ sinh rất ẩm


ướt, sự thay đổi giữa nóng và lạnh là rất
lớn nên khi muốn trang trí bằng cây
xanh, bạn nên dùng bonsai để trang trí.
Chùng vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa
nhỏ gọn.

Vê màu sắc trang trí, phòng vệ sinh là nơi thuộc thủy, cho nên màu tốt nhất của nó là màu
trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác
sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác
nóng bức, chật chội cho không gian phòng.

Một số điều cần chú ý

Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên tắc
phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành. Nhà vệ sinh, nhà
tắm là chỗ đại tiểu tiện, tắm rửa làm sạch mọi dơ bẩn trên người nên bản chất của nó không
phải sạch sẽ, vì vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng lành, nếu không sẽ làm cho các sao
lành bị bẩn, ảnh hưởng đến vận may của đất ở.

Nếu như nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt
người vào cửa sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy. Theo phong thủy, điều
này sẽ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

Khi xây mới nhà ở, một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm
thành phòng ngủ. Điều này không chỉ trái với phong thủy mà còn không hợp với vệ sinh.
Theo quan niệm của phong thủy học, nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ, cần được đặt hướng dữ
để trấn áp các sao dữ. Phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là tối kỵ huống gì là cải tạo chúng thành
phòng ngủ. Nên chăng chỉ cải tạo gian vệ sinh thành nơi để đồ đạc thì có thể chấp nhận được.

Cũng giống như bất kỳ không gian sống khác trong nhà, nhà vệ sinh cũng cần được giữ gìn
sạch sẽ, thoáng đãng. Do đó, cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng khí,
luôn đón không khí trong lành.

(Theo Archi News - Tieudung)


Phong thuỷ nơi thư giãn
Ngày đăng tin: 25-05-2010 11:28:12
Kiến trúc & Đời sống - Nếu để ý những lần được dịp lên rừng xuống biển hay về miệt
vườn, ai nấy đều vươn vai hít một hơi dài, kêu lên sảng khoái: chà, thư giãn quá! Mà
thực ra những chốn tự nhiên ấy không hề có chủ đích tạo một nơi thư giãn cụ thể.
Từ hồ nước, rặng cây, bờ biển hay đồi núi đều hào phóng chia sẻ cho mọi người thoải mái
nhìn ngắm, hít thở, thư giãn tích cực hoặc thụ động, với những nhân tố phong thuỷ sẵn có như
cảnh quan, khí hậu, hệ sinh thái.
Ngược lại, chốn thư giãn trong các ngôi nhà hình hộp
nơi phố thị luôn hiếm hoi và không dễ tạo dựng, do
yếu tố thiên nhiên bị hạn chế rất nhiều. Kéo theo đó,
các dữ liệu phong thuỷ cũng phức tạp hơn khi các
không gian “được gọi là thư giãn” phát sinh trong quá
trình bố trí và sử dụng ngôi nhà. Vì vậy ngoài các yêu
cầu về tiện nghi, kinh phí… thì yếu tố bố trí chất liệu,
màu sắc… đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên
một nội thất mang tính tận hưởng, hài hoà phong thuỷ
cho người sử dụng. Để làm được như vậy, cần vận
dụng tốt các nguyên lý cân bằng âm dương, sinh khắc
Những khoảng trống, màu sắc đóng vai ngũ hành.
trò liên kết không gian – cân bằng âm “Không xa người, và cũng không xa mặt trời …”
dương tốt nên là những màu trung tính Lời nhạc Trịnh nói vậy, lạ thay lại nghiệm đúng vào
những góc thư giãn riêng tư trong nhà: làm sao để góc
thư giãn đừng quá chung chung mà cũng không thuần tuý riêng tư. Một thời có kiểu nhà nhà
làm hồ cá non bộ dưới gầm thang. Và hiện nay hầu như không còn được chuộng nữa bởi vùng
khí thuần âm này rất khó bố trí góc ngồi nhìn ngắm, khó sửa chữa và làm cho gầm thang đã
ẩm tối càng ẩm thấp hơn. Thay vào đó là kiểu bố trí vườn khô, vườn thiền, bể cá treo tường
vừa gọn gàng vừa hiện đại, linh hoạt và dễ dàng sử dụng cho mục đích thư giãn hơn.
Trong ngôi nhà ống hiện đại, giếng trời ngoài những vai trò liên kết và cân bằng khí bên trong
– bên ngoài còn được xem như khoảng thư giãn hữu hiệu. Giếng trời khi càng xuống dưới các
tầng thấp càng thiếu ánh sáng tự nhiên nên cần dùng những màu trung tính như màu xanh
nhạt, lam ngọc, màu kem… để đem lại cảm giác nhẹ nhõm, sáng sủa hơn. Cần xác định chi
tiết “kịch bản sử dụng” trong giếng trời để đưa ra kiểu bố trí nào là phù hợp, ví dụ làm nơi trà
đạo, nơi chăm sóc cây cảnh... hay chỉ đơn giản là một góc tiểu cảnh để ngắm nhìn. Tránh biến
giếng trời thành một “phòng trưng bày chim hoa cá kiểng” và tránh làm cho nơi thư giãn này
lại trở nên gánh nặng khi gia chủ không có nhiều thời gian và sự đầu tư tương xứng. Điều này
sẽ phạm vào một trong ngũ hư của phong thuỷ: thiếu chăm sóc đúng mức cây cối, vật nuôi
trong nhà.
Thư giãn nhờ không gian… trống!
Khi mà những nơi sinh hoạt chính bị cố định bởi vật dụng (ví dụ tủ kệ, giường ngủ, bàn làm
việc… là những vị trí khó thay đổi) thì không gian trống trở nên rất quan trọng. Thậm chí
nhiều thiết kế nhà ở hiện đại đã xem khoảng trống là không gian chủ đạo. Sau khi cố định vị
trí bếp, phòng vệ sinh và các thiết bị bắt buộc phải có, phần còn lại đều là những khoảng trống
tuỳ nghi sắp xếp. Chính những khoảng trống này, phong thuỷ gọi là vùng liên kết, chuyển tiếp
khí, sẽ tuỳ theo nhu cầu của gia chủ mà trở thành nơi nghỉ ngơi, nhìn ngắm, tiếp đãi hay sinh
hoạt gia đình một cách linh hoạt, sao cho hợp với quá trình sử dụng và thay đổi theo thời gian
của các thành viên trong gia đình. Tại những khoảng trống đó, màu sắc đóng vai trò liên kết
không gian – cân bằng âm dương tốt nên là những màu ít chói lọi, thậm chí là màu trắng hay
xám đơn giản. Khi đó, dù chỉ với diện tích nhỏ nhưng các căn hộ mang phong cách “ít là
nhiều”– “less is more” này trở nên rộng rãi hơn và có tính chủ động cao trong sắp xếp vật
dụng, ít bị gò bó.
Không gian phòng sinh hoạt chung (hoặc có thể là thư phòng, phòng nghe nhạc, phòng
karaoke) cũng nên mang tính sáng tạo và vui vẻ hơn, thậm chí là phá cách hơn so với những
nơi khác để tìm kiếm sự thư giãn tích cực. Sau những đóng khung quen thuộc về tầm nhìn tại
công sở, sử dụng màu sắc cho nơi thư giãn nên bắt đầu ở câu hỏi: tại sao không? Và câu trả
lời là những màu thuộc hành mộc (xanh lá), hoả (cam, đỏ) và thổ (vàng, nâu) nên dùng để
giảm tính máy móc và trầm lặng (kim và thuỷ) nhằm đem tới sự hưng phấn, tính trẻ trung cho
nội thất.
Tắm và ngủ cũng đủ thư giãn
Nhiều người đã nói vậy sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng không phải ngôi nhà nào
cũng quan tâm thấu đáo cho những chốn này. Để dễ dàng “dỗ yên giấc nồng” thì những
không gian liên quan chung quanh giường ngủ và các khu vực sinh hoạt trước khi ngủ rất cần
chăm chút đúng mức. Lưu ý thêm về màu của gối, nệm, rèm cửa cần hài hoà với màu tường
và đồ vật. Nếu sử dụng nhiều bộ để thay đổi thì cần lựa chọn thời điểm và khí hậu phù hợp.
Ví dụ như mùa hè nên dùng những bộ vải có màu lạnh và tươi mát, trong khi mùa đông có thể
dùng màu ấm hơn để cân bằng âm – dương. Tránh dùng màu đối chọi nhau trong cùng một
chỗ và màu sắc của các vật dụng nên tương sinh với bản mệnh của người sử dụng. Ví dụ gia
chủ mệnh mộc thì màu của chăn – gối – rèm nên là màu xanh biển (thuỷ) xanh lá (mộc) hay
gam màu tương tự.
Còn không gian phòng tắm, vốn trước kia bị xem là khu phụ, thì ngày nay đã được nhiều gia
chủ bỏ công đầu tư khá cao cấp. Vốn thuộc hành thuỷ, màu sắc của phòng tắm liên quan chặt
chẽ với những hành tương sinh với thuỷ như kim và mộc. Màu trắng (kim) và những sắc độ
khác nhau của trắng từ trắng kem, trắng vàng (tông màu ấm) đến trắng xanh hay trắng phớt
tím (tông màu lạnh) đều có thể sử dụng làm màu chủ đạo cho nơi “gột rửa bụi trần”. Những
màu này còn giúp không gian phòng tắm vốn không rộng như các phòng khác được giãn rộng
ra hơn. Tiếp theo là những màu thuộc về tông màu xanh biển và xanh lá cây, đi kèm theo
đường nét uốn lượn, gợn sóng hay vân mây (thuộc hành thuỷ) mà nhiều mẫu gạch ốp lát hiện
ưa dùng.
Phòng sauna, xông hơi, hồ bơi tại nhà cũng là những không gian thư giãn lý tưởng (nếu có
điều kiện về kinh phí và diện tích). Nên tạo cho những góc nhỏ này sự gần gũi thiên nhiên,
hoặc mô phỏng bối cảnh thiên nhiên. Màu xanh biển được y học chứng minh là có tác dụng
lắng dịu, trấn an tinh thần, giảm áp huyết, còn màu xanh lá cây giúp thần kinh bình ổn và mắt
được nghỉ ngơi. Nếu được đặt cùng với màu trắng hay xám (gần với sự thiền định), màu gỗ và
hồng nhạt (sức sống và sự duyên dáng) thì hoàn toàn có thể tạo ra một góc thư giãn hài hoà
phong thuỷ.
Tóm lại, dù quan niệm thư giãn tích cực hay thụ động, cả một phòng hay chỉ một góc, thì bố
trí nội thất nên gắn liền với yếu tố tự nhiên, bài trí vật dụng nhẹ nhàng, hợp tâm lý và sở thích
với gia chủ. Khi đó sự hài hoà sẽ được tôn trọng và gián tiếp nâng cao giá trị của góc sống
cho mỗi người.
bài: ThS.KTS Hà Anh Tuấn

Căn hộ nhỏ và lời khuyên phong thuỷ


Ngày đăng tin: 24-05-2010 08:46:12
Áp dụng phong thuỷ vào những căn hộ nhỏ là cả một thách thức đối với nhiều người,
khi mà khoảng không gian quá ít. Hầu như không có sự tách biệt về không gian giữa
phòng làm việc với không gian sinh hoạt, hay phòng ngủ.
Một số lời khuyên cho những căn hộ nhỏ - hiện đang là xu hướng tại các thành phố lớn.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì những yếu tố phong thuỷ tốt cho ngôi nhà của mình với một
số lời khuyên dưới đây.
Trước tiên, bạn cần có 2 kĩ năng cơ bản:
- Kĩ năng dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc
- Sự tinh tế trong việc tạo nên yếu tố hài hoà giữa các không gian với nhau
Một khi bạn đã bắt đầu học cách sắp xếp và dọn dẹp những đồ đạc trong nhà, bạn sẽ càng
thành thạo và thực hiện nó hiệu quả hơn. Có thể lần sắp xếp đầu bạn không được ưng ý,
nhưng hãy thử cho đến khi bạn thực sự cảm thấy hài lòng.
Bạn cũng nên tạo ra khoảng ngăn cách giữa các không gian khác nhau. Và cũng không nên
nghĩ rằng tạo ngăn cách bằng việc xây tường, như vậy chỉ làm cho không gian bị bó hẹp lại
mà thôi. Bạn có thể sử dụng những tấm bình phong, những chậu cảnh cao, giá sách hoặc rèm
kéo.
Bạn cũng nên căn cứ vào các yếu tố về hướng trong phong thuỷ để xác định những vật dụng
mình nên dùng.
Lấy ví dụ, bạn đang muốn ngăn cách không gian ở khu vực hướng Nam (yếu tố phong thuỷ:
Hoả), một vài lựa chọn phong thuỷ tốt cho bạn gồm: Cây cảnh loại cao, bình phong bằng gỗ,
giá sách bằng gỗ hoặc rèm kéo màu đỏ. Đối với hướng Nam, không nên dùng màu xanh
dương, đen, bình phong có gương ( là những yếu tố thuộc mệnh Thuỷ).

- Cửa chính và lối đi: Trong phong thuỷ, cửa chính được coi là cửa miệng của Khí, thu hút
năng lượng của vũ trụ vào ngôi nhà. Nếu căn hộ của bạn nhỏ, bạn sẽ cần phải có một lối đi
sạch sẽ và rộng mở, để khí có thể truyền vào trong. Không nên để chắn ở lối đi giày dép, quần
áo vương vãi hoặc những thứ không cần thiết chắn tầm nhìn.

- Khu vực ngủ/ phòng ngủ: Cần có sự ngăn


cách rõ ràng giữa không gian phòng khách và
không gian phòng ngủ. Bạn nên tập trung kiến
tạo không gian xung quanh bằng những đồ đạc
khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Phong thuỷ
cho rằng, những thứ bạn nhìn thấy cuối cùng
trước khi ngủ và đầu tiên sau khi thức dậy sẽ có
ảnh hưởng đến bạn. Hãy chắc chắn rằng đó
không phải là TV, máy vi tính hay rổ đựng đồ
giặt.

- Sử dụng gương: Gương giúp tạo ảo giác mở


rộng không gian, thu hút ánh sáng cũng như
đem đến nguồn năng lượng của yếu tố Thuỷ. Rất
dễ dàng để hiểu rằng tại sao gương lại được coi
như thuốc giải nhiệt cho phong thuỷ! Đó là lựa
chọn tối ưu cho các giải pháp về phong thuỷ cho
căn nhà hẹp. Đương nhiên, bạn nên chọn gương
phù hợp với thiết kế của từng khu vực trong
ngôi nhà. Nơi đặt gương tốt nhất nên ở hướng
Đông, Đông Nam, và hướng Bắc.
(Theo Archi News)

Phong thuỷ cho gian bếp hẹp


Ngày đăng tin: 19-05-2010 09:25:39
Gian bếp luôn được coi là trái tim của ngôi nhà, mang đến cảm giác gia đình ấm áp.
Ứng dụng phong thủy vào gian bếp cũng đồng nghĩa mang lại một nguồn sinh khí dồi
dào cho từng thành viên gia đình bạn.
Càng những gian bếp nhỏ, chủ nhân càng phải quan tâm đến phong thủy. Tuy nhiên, người ta
thường lãng quên đến việc bài trí phong thủy cho căn bếp, đặc biệt là đối với những không
gian bếp nhỏ hẹp, bài viết sau sẽ đưa ra một vài gợi ý xử lý trường hợp đó.
Sử dụng màu sáng sẽ khiến không gian bếp thêm rộng hơn

Trong phong thủy nói chung, việc cần


thiết nhất là tạo ra không gian để lưu
thông các nguồn sinh khí. Chính vì vậy,
dù căn bếp có hẹp đến đâu bạn cũng nên
ưu tiên dành những khoảng trống cần
thiết bằng cách tối giản hóa mọi đồ đạc
trong căn phòng.

Nên sử dụng các loại giá treo tường


nhiều lớp để tận dụng chiều cao không
gian vừa tạo ra nhiều khoảng trống theo chiều rộng giúp lưu thông luồng khí. Một lời khuyên
khác là nên sơn các giá treo tường bằng màu sáng, chẳng hạn như màu vàng, màu trắng; lưu ý
kết hợp hài hòa với màu tường bếp và sàn nhà.

Đối với hệ thống chiếu sáng trong nhà bếp, việc tạo ra một dàn đèn nhiều màu sắc khác nhau
sẽ khiến người sử dụng gian bếp không cảm thấy nhàm chán và mang lại một nguồn sinh khí
mới trong người họ.

Gương chắc chắn vẫn là một giải pháp phong thủy tốt cho nhà bếp, hãy tìm một nơi thích hợp
để đặt gương để có thể mang lại nhiều ánh sáng và nới rộng không gian cho khu bếp.

Gương là một giải pháp tốt trong nhà bếp hẹp

Đừng quên mang hương vị thiên nhiên


đến với căn bếp ‘tí hon’ của bạn bằng
một lọ hoa nhỏ, hay một đĩa hoa quả
ngon lành. Hãy giữ căn bếp thật gọn
gàng, ngăn nắp và sạch sẽ, bạn sẽ nhận
thấy địa điểm nấu nướng này ‘dễ
thương’ hơn bất cứ phòng bếp nguy nga
tráng lệ nào trên thế giới.

Nghệ thuật sắp đặt trong


phong thuỷ
Ngày đăng tin: 18-05-2010 09:32:29
Việc sắp xếp các yếu tố ở đúng vị trí của nó trong
không gian sống nhà bạn sẽ mang đến sự hoà hợp,
bình an, giàu có và sức khoẻ.
Xác định vị trí và sắp xếp đồ nộit thất trong nhà phù
hợp là việc làm cần thiết để thu hút những nguồn năng
lượng tích cực và đồng thời sẽ giúp loại bỏ năng lượng
tiêu cực và những điềm xấu. Dưới đây là những lời
khuyên giúp bạn có thể cải thiện môi trường sống của
mình bằng cách sắp xếp đồ đạc trong phòng cho hợp lý
hơn.
Nguồn nước chính là nguồn năng lượng mang đến sự giàu sang, thịnh vượng, do đó việc bố
trí một thác nước nhân tạo hay đài phun nước nhỏ ở phía Đông nam sẽ giúp cho vấn đề tài
chính của bạn được cải thiện.

Để thiết kế một thác nước


nhân tạo, bạn nên sử dụng
những viên sỏi, đá cuội nhỏ,
chúng không chỉ tạo ra những
âm thanh thú vị cho thác
nước mà còn có thể mang
nhiều năng lượng tốt cho
không gian sống nhà bạn.
Những bức tranh phong thuỷ
như tranh cá chép, tranh
ngựa…với rất nhiều những
màu đỏ, vàng kim, ánh bạc
được đặt ở góc phòng hoặc
một bể cá với những chú cá
la hán hoặc cá rồng khoẻ
mạnh cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều may mắn hơn về tiền bạc.
Màu xanh lá cây và những tông màu đất đại diện cho sự phát triển và giàu sang do đó việc đặt
những bức tranh phong cảnh với màu sắc như trên ở hướng Đông Nam sẽ giúp bạn cải thiện
tình hình tài chính của mình.

Mặt bàn sạch sẽ không bị bám bụi sẽ


làm cho những suy nghĩ của bạn minh
mẫn hơn do đó hãy luôn giữ cho mặt
bàn được sạch sẽ tối đa. Vị trí tốt nhất
để đặt bàn ăn chính là ở hướng Đông
của ngôi nhà.

Không nên có qua nhiều đồ nội thất


trong một căn phòng vì chính chúng có
thể sẽ ngăn cản dòng luân chuyển của
những nguồn năng lượng trong nhà và
phát sinh những năng lượng tiêu cực.
Những đồ đạc không thật sự cần thiết
cho bạn và những thành viên trong gia
đình thì hãy đừng ngần ngại loại bỏ chúng.
Những cách làm đơn giản nói trên chỉ có thể sẽ không mang lại cho bạn và gia đình những
thay đổi tức thời nhưng chắc chắn về lâu dài, bạn sẽ không phải hối tiếc vì những gì mình đã
làm cho ngôi nhà thân yêu của mình.

Tư vấn phong thủy lối đi vào bếp


Ngày đăng tin: 15-05-2010 07:59:39
Khi tôi tìm hiểu về Phong thủy được biết là nhà có mặt thụt vô bên trái (đứng ngoài
nhìn vào theo hướng vuông góc cửa chính tức bên phải căn nhà nếu từ cửa chính bước
ra sân) hay thường gọi là lối đi bên hông vô nhà bếp, nếu bên trái sẽ là rất xấu, gia chủ
thường vắng nhà hoặc luôn bệnh tật.
Qua khảo sát 1 số nhà tôi thấy kết quả hầu như 90% là đúng. Tuy nhiên những KTS tôi quen
thì đều không biết về việc này, Thực tế hiện nay có rất nhiều nhà có lối đi bên trái (bên trái
của người đứng ngoài nhìn vào).
Vậy cho tôi được hỏi vấn đề trên có phổ biến trong phong thủy không? Xin chân thành cảm
ơn.
Trả lời:
Mỗi miếng mảnh, khu đất đều có những đặc tính riêng mà trước kia thầy địa vẫn thường gọi
là thổ đất. Căn cứ vào đặc thù
của mảnh đất mà người ta thiết
kế và tiến hành xây dựng nhà
ở hay mộ phần. Gia chủ nào
biết hoặc tin vào phong thủy sẽ
nhờ thầy địa chọn hướng cửa,
sắp xếp nội thất. Gia chủ nào
không tin hoặc không coi
trọng vấn đề phong thủy cũng
sẽ yêu cầu thiết kế xây dựng
sao cho hợp lý nhất, vừa tận
dụng tối đa diện tích vừa có gu
thẩm mỹ theo ý riêng của
mình.

Vì vậy, cách trổ cửa hông đi vào bếp không hẳn là vô tình mà là cố ý, có thể vì hai lý do sau:
- Khi vận chuyển thực phẩm có mùi vào bếp sẽ không phải đi qua cửa trước, qua phòng
khách.
- Do thầy phong thủy nào đó vẽ cách cho gia chủ để nhằm mục đích hỗ trợ phong thủy vì tuổi
của gia chủ không hợp với đất.
Và tất nhiên những kiến trúc sư nào chưa bao giờ thiết kế kiểu cửa này sẽ không biết tại sao
lại có và lợi hại ra sao. Còn cách kêt luận của bạn là không hoàn toàn đúng bởi ảnh hưởng của
đất với nhà ở các khu vực khác nhau sẽ rất khác nhau, không phụ thuộc vào có cửa hông hay
không. Gia chủ thường vắng nhà không phỉa là xấu, gia chủ bị bệnh tất không phải do cửa
hông mà có thể là do không hợp đất.
Phong thuỷ của một ngôi nhà bao gồm rất nhiều yếu tố như : hướng đất, mệnh trạch của gia
chủ và các yếu tố tiếp theo liên quan và quan trọng là vị trí, hướng Bếp, Khai môn, nạp thuỷ,
phóng thuỷ, vì bạn cần biết là có đến 24 Sơn hướng trong phong thuỷ nhà ở cho nên làm
phong thuỷ phải rất chính xác chứ không áng chừng hoặc đo đạc chỉ bằng 1 chiếc la bàn đơn
giản được hoặc đọc một số quyển sách là có thể hiểu hết được và làm phong thuỷ.
Chúc bạn có một ngôi nhà hợp với mong muốn.

101 cách sắp xếp nhà theo phong thủy


Ngày đăng tin: 14-05-2010 09:02:14
Nhiều người giải trí các vật dụng trong nhà theo cảm tính. Tuy nhiên, nếu biết cách sắp
xếp chúng theo phong thủy, bạn sẽ tạo ra nguồn năng lượng cân bằng, dồi dào. Chúng ta
sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui tươi và đầy sức sống, thậm chí cuộc sống bạn sẽ
sung túc hơn.
Phòng khách:

Phòng khách đẹp nhất là phòng hình chữ nhật


Phòng khách là nơi quan trọng nhất vì đây là "bộ mặt" của gia đình, là nơi đón khách, cả nhà
họp mặt... Do đó, cần tạo không gian cân bằng và thoải mái nhất cho phòng này.

1. Phòng khách đẹp nhất là hình hộp chữ nhật. Nếu phòng của bạn không phải hình chữ nhật,
bạn có thể giảm năng lượng xấu bằng cây xanh, gương, vách ngăn phòng hoặc một đài phun
nước nhỏ.
2. Bàn ghế sử dụng trong khách tốt nhất là có cạnh tròn. Đặc biệt chú ý không nên để góc
nhọn của các vật dụng trong phòng khách chĩa vào phòng ngủ.

3. Không nên xếp các ghế ngồi đều hướng vào màn hình ti-vi, vì điều đó đồng nghĩa với việc
bạn đang "khai tử" cuộc họp mặt gia đình.

4. Nên đặt dàn máy nghe nhạc càng xa chỗ ngồi càng tốt để tránh tác hại của bức xạ điện từ.

5. Nên sắp xếp phòng khách tách biệt khỏi nhà bếp và phòng ăn.

6. Tranh ảnh trong phòng phản ánh và ảnh hưởng đến nội tâm của cả nhà. Không nên treo ảnh
kinh dị và các vật sắc nhọn. Bầu không khí phòng khách sẽ tích cực hơn nếu bạn treo tranh
ảnh về hoa cỏ, cầu vồng với màu sắc tươi tắn, trang nhã.

Một chậu cây cảnh sẽ giúp lưu khí trong nhà

Đây là lối dẫn luồng không khí vào căn nhà và


vào từng phòng nên bạn cần chú ý những yêu
cầu sau:

1. Hành lang cần sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh


sáng, một hành lang hẹp, tối, vừa bộn, sẽ gây
ức chế tinh thần những người sống trong nhà,
gây tâm trạng chán chường, thất vọng, bệnh
tật...

2. Nếu hành lang là một đường thẳng kéo dài


từ cửa trước ra cửa sau hoặc cửa sổ, không khí
sẽ nhanh chóng bị hút ra ngoài. Bạn nên đóng
cửa sau lại hoặc để những chậu cây nhỏ trên bệ
cửa sổ.

3. Nếu cửa chính của căn nhà dẫn thẳng tới cầu thang, khí sẽ không luân chuyển trong nhà. Vì
vậy, nên che tầm nhìn bằng một chậu cảnh, kệ sách hay món đồ nào đó. Thậm chí, bạn có thể
dùng tấm thảm chùi chân hình tròn hoặc chùm đèn pha lê treo trên trần. Nếu thích, bạn có thể
dùng một chuông gió phát ra âm thanh mỗi
khi mở cửa để làm giảm tốc độ thoát khí.

4. Cầu thang dốc sẽ làm thoát khí rất nhanh


nhưng cầu thang xoắn lại có ý nghĩa không
tốt trong phong thủy. Để cải thiện, bạn có
thể quấn dây lụa màu xanh lục quanh cầu
thang và để đèn chiếu sáng từ trên xuống
dưới.

5. Cầu thang có các bậc hở sẽ làm khí tiêu


tán hết, do đó hãy đặt một chậu cây nhỏ
(thật hoặc giả), tượng trưng cho hành Mộc
để giữ luồng khí lại.
Cửa ra vào và cửa sổ
Cửa ra vào tượng trưng cho sự tự do và sự
tiếp cận của bạn với môi trường bên ngoài.
Cửa sổ là "con mắt" của bạn để quan sát thế giới. Cửa ra và vào cửa sổ đều rất quan trọng
trong phong thủy.

1. Nhà bạn nên có cửa chính và cửa hậu để không khí bị dồn nén trong nhà, gây áp lực cho
các thành viên.

2. Nếu các cửa nằm đối diện nhau, bạn nên để một vật cản để làm chậm luồng khí như bàn, kệ
sách...

3. Nếu nhà bạn có từ ba cửa nằm thẳng hàng, tốc độ lưu thông của không khí tăng lên rất
nhiều. Để hạn chế, bạn hãy treo những chiếc đèn xuống thấp hoặc đặt chiếc bàn hình bán
nguyệt.

4. Nếu các cửa không thẳng hàng, bạn có thể treo thêm gương hoặc tranh ảnh ở mỗi phía để
tạo thế cân bằng.

5. Không nên trổ quá nhiều cửa sổ trong phòng ăn vì cần để khí tụ quanh bàn ăn và thức ăn
chuẩn bị cho gia đình.

6. Điểm cao nhất của cửa sổ phải ngang tầm với của người cao nhất trong nhà.

7. Không nên để màn cửa sổ buông rủ vì sẽ làm giảm lượng khí trong phòng một cách đáng
kể. Bạn có nguy cơ bị trầm uất hoặc dễ tổn thương.
Phòng ngủ

Tạo không gian cân bằng ở hai bên


giường ngủ

Phòng ngủ của bạn cần những cảm giác


yên tĩnh, tĩnh lặng, tránh xa mọi căng
thẳng, náo nhiệt ở thế giới bên ngoài.
Bạn phải sắp xếp phòng ngủ như thế
nào để có giấc ngủ ngơn?

1. Nơi kê giường tốt nhất là chéo góc từ


cửa trở vào, không nên đặt giường mà
khi nằm, chân bạn hướng ra cửa.

2. Phòng ngủ nên có cửa đóng kín và


hoàn toàn không thông với bên ngoài
nhằm tạo một không gian tuyệt đối yên tĩnh.

3. Giường kê đủ cao để khí và hoàn toàn không thông bên dưới. Không lưu trữ bất cứ thứ gì
dưới gầm giường để nguồn năng lượng luân chuyển dễ dàng hơn.

4. Để tăng cường sự gắn kết trong mối quan hệ vợ chồng, cần đặt giường sao cho có sự cân
bằng ở không gian hai bên giường. Nếu một bên giường kê sát tường, có thể gây bất hòa giữa
vợ chồng.

5. Không nên để bàn làm việc trong phòng ngủ vì nó sẽ tạo nguồn năng lượng bất cân bằng.

6. Không nên đặt gương soi ở nơi có thể phản chiếu hình ảnh của bạn khi đang nằm trên
giường. Điều này không tốt cho sự tĩnh tâm lẫn năng lượng của bạn.

7. Không đặt thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh tác hại của sóng điện từ.

8. Giường nên được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc tre. Giường nước không được
khuyên dùng vì chúng xung khắc với hành Hỏa của các nguồn sưởi ấm và làm bạn không
ngon giấc.

9. Hình ảnh trong phòng ngủ nên có đôi. Hình của cha mẹ, con cái, bạn không nên đặt trong
phòng của vợ chồng.
Phòng ngủ của bé

Cha mẹ chỉ muốn những điều tốt nhất cho


con cái. Hãy áp dụng thuật phong thủy vào
phòng ngủ của con.

1. Phía Đông của căn nhà là địa điểm tuyệt


vời để làm phòng cho trẻ. Nên là phần tích
cực, tươi sáng của căn nhà. Nó khuyến
khích sự phát triển tâm và trí tưởng tượng
của trẻ.

2. Không nên đặt đồ vật có năng lượng


cao trong phòng ngủ của trẻ như truyền
hình, máy vi tính...

3. Không nên dùng loại giường tầng vì chúng sẽ ép khí lên trẻ nằm trên cao, gần với trần và
trẻ nằm dưới thường là những đứa đứng ngồi không yên. Nếu bạn có hai con, xếp hai chiếc
giường song song là lý tưởng nhất.

4. Hãy cố gắng tránh những đồ nội thất lớn và cồng kềnh, luôn giữ cho phòng trẻ gọn gàng.
Phòng tắm
Đặt gương sao cho vòi nước phản chiếu trong gương

Nhiều người không biết rằng phòng tắm tuy nhỏ bé nhưng cũng thể hiện tiền tài, sự thịnh
vượng. Nếu bạn muốn kinh tế gia đình khá hơn, hãy chú ý hơn trong cách bài trí phòng tắm.

1. Nhà vệ sinh nên xây ở vị trí khuất tầm nhìn, có thể dựng thêm một bức tường nhỏ che bớt.
Cửa nhà vệ sinh luôn đóng kín vừa nắp bồn cầu luôn đóng lại.

2. Phòng tắm phải có cửa sổ và thông khí. Nếu không, bạn hãy đặt một vật trang trí chứa dầu
thơm và quạt hút.

3. Trong phòng tắm nên có vòi nước, bình phun, vòi tắm hoa sen phun nước theo nhiều hướng
khác nhau. Điều này sẽ mang lại sự giàu có, dồi dào.

4. Gương trong phòng được đặt sao cho nước trong vòi cũng phản chiếu vào gương. Không
đặt gương ở vị trí có thể phản chiếu toilet.
Phòng ăn
Phòng ăn là nơi mọi người thưởng thức các món ngon, là trung tâm thể hiện sự giàu có của
mỗi gia đình.

1. Bạn nên để một chiếc gương phản chiếu thức ăn trên bàn để tăng gấp đôi số lượng thức ăn.
Như thế, tài chính của gia đình bạn sẽ dồi dào và vững chắc hơn.

2. Tranh ảnh thích hợp với phòng ăn là phong cảnh mát mẻ, trái cây hoặc về bữa ăn thịnh
soạn. Nên tránh treo tranh ảnh về ăn bắt, bạo lực.

3. Ghế ngồi nên có chỗ dựa. Tránh vị trí ngồi quay lưng với cửa chính và cửa sổ.
Nhà bếp
Luôn giữ bếp gọn gàng sạch sẽ

Nhà bếp thường là nơi "hỗn tạp" nhất. Bạn có xu hướng cất vào nhà bếp những thứ sẽ sử dụng
vào một ngày nào đó. Tuy nhiên, hãy luôn sắp xếp mọi thứ trong nhà bếp thật gọn gàng, sạch
sẽ để dòng chảy năng lượng không bị chặn lại ở một vật cản nào đó, kể cả kệ để giày dép.

1. Bếp là nơi nguồn năng lượng luôn tồn tại nên bạn hãy dành cho bếp một vị trú tốt nhất ở
nhà bếp. Bếp lửa càng sạch và sử dụng thường xuyên, khả năng tạo ra của cải càng dồi dào.

2. Khi nấu ăn, người đầu bếp phải nhìn thấy cửa ra vào. Nếu bếp không thể di chuyển, bạn có
thể đặt thêm một chiếc gương soi phía trên.

3. Nếu cửa bếp trổ thẳng ra cửa chính, khí trong bếp sẽ ra ngoài. Bạn nên đặt chiếc tủ lạnh
hoặc kệ cao bên cửa bếp để cản bớt luồng không khí.
Gương
Chiếc gương là yếu tố quan trọng trong
phong thủy. Nếu trong nhà bạn có những
chỗ tối hoặc khiếm khuyết về năng lượng,
bạn có thể đặt một chiếc gương để cải thiện
không khí ở những vị trí này.

1. Gương chỉ nên phản chiếu những hình


ảnh tươi vui, đẹp đẽ để mang lại cảm giác
thoải mái, dễ chịu.

2. Bạn nên lưu ý không bao giờ để gương


phản chiếu biến dạng hoặc cắt lẹm hình ảnh
của một người nào đó vì như thế sẽ bóp méo
hoặc cắt đứt luồng nguyên khí của họ.

3. Không nên treo gương soi đối diện cửa


chính hay cửa sổ.

4.Tuyệt đối không nên để các gương đối


diện nhau vì sẽ gây cho bạn cảm giác bồn
chồn, bất an.

5. Ở những góc tối hoặc góc cua nên gắn


thêm gương, tạo điều kiện cho không khí
lưu thông ở khu vực này.
Theo Archi News

Những kiêng kị với cầu thang trong nhà


Ngày đăng tin: 13-05-2010 13:28:38
Cầu thang là những “ống dẫn” năng lượng ngôi nhà. Đó là nơi năng lượng di chuyển từ
thấp đến cao.
Nếu cầu thang nhà bạn hợp phong thủy, nó sẽ phân chia đều sự may mắn giữa các phần trong
nhà. Tuy nhiên nếu nó không hợp phong thủy thì dòng năng lượng đó sẽ lan truyền các loại
bệnh tật, mất mát tài sản và vận rủi cho gia
đình.

Các nguyên tắc chung khi thiết kế cầu


thang
- Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở
bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của
cải.
- Nên có đèn cầu thang để việc đi lại ban
đêm dễ dàng hơn.
- Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối
diện cửa chính.
- Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh
cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”.
- Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang bởi điều
này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng.
- Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu
thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công
của thế hệ thứ hai trong gia đình.
- Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà.
- Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh.
- Cố gắng tránh đặt cầu thang ở những vị trí báo trước điềm không hay như là sao gở chiếu
xuống cầu thang vậy.
- Tránh đặt cầu thang xoắn ốc vì đây là một điềm gở. Càng nguy hại hơn khi cầu thang đó đặt
giữa nhà.
Biện pháp
- Đặt một chiếc đèn chùm phía trên cầu thang.
- Đặt một màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu
chúng đối diện nhau.
- Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc.
Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên
đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
- Treo tranh Quan Vũ gần cầu thang giống như “lá bùa” bảo vệ cho bạn và gia đình.
- Đặt một cặp Kỳ Lân hai bên cầu thang để chống lại nguồn năng lượng xấu di chuyển lên
trên và khuyến khích năng lượng tốt lên trên.
Theo Huyền Trang - Đô Thị

Phong thủy và cây xanh


Ngày đăng tin: 11-05-2010 08:51:28
Thời xưa, tuy khoa học chưa phát triển nhưng bằng linh cảm và trực giác, kết hợp với
quan sát và chiêm nghiệm thực tế, người xưa đã biết được tác dụng của thảo mộc với
con người. Vì vậy, việc lựa chọn loài cây và vị trí trồng trong vườn nhà được tiến hành
rất cẩn thận theo đúng quy luật của thuật phong thủy.
Thực vật trong phong thủy chia ra âm dương và ngũ hành. Dương tính là những cây cần nhiều
ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết
trái và dễ chết. Chẳng hạn, như hoa hồng, hoa cúc, thược dược, đỗ quyên¸ mai…âm tính là
những cây có thể đặt ở trong nhà hay bóng râm.
Nói chung, sự tương tác giữa con người và thảo mộc trong không gian kiến trúc bị chi phối
bởi thuộc tính ngũ hành của các loài cây. Việc phân loại thảo mộc theo ngũ hành chủ yếu căn
cứ vào màu sắc. Những cây thuộc hành Thủy phần lớn có màu xanh lá thẫm như tùng, bách,
bồ đào…Cây thuộc hành Hỏa có sắc đỏ như thạch lựu, mộc miên, hồng thảo, hồng thiết…Đối
với sức khỏe, những loài cây này có tác dụng bổ tâm và làm dịu thần kinh. Những cây thuộc
hành Kim, chủ yếu có lá, hoa hay thân màu trắng như bạch lan, bạch thủy tiên, cửu ly
hương…có tác dụng điều hòa chức năng tạng phế. Những cây thuộc hành Mộc, gồm những
loài cây có màu xanh lục, có chức năng điều hòa tạng can (gan). Những cây thuộc hành Thổ,
bao gồm các giống cây có sắc vàng, có lợi cho tạng tỳ.

Căn cứ vào quan hệ tương sinh tương


khắc của Ngũ Hành, người xưa còn đưa
ra những quy định về vị trí trồng và bài
trí trong nhà. Tựu trung, mỗi loài cây
nên trồng ở vị trí Ngũ hành tương sinh.
Ví dụ, cây thuộc hành Thủy nên trồng ở
phía Tây ngôi nhà (Tây thuộc hành
Kim, hành Kim sinh hành Thủy), cây
hành Hỏa thì trồng ở phía Đông (phía
Đông, hành Mộc sinh hành Hỏa)…Cũng
xuất phát từ quan hệ sinh khắc của ngũ
hành, đối với vị trí trồng của một số loài
cây, các nhà phong thủy còn đưa ra một
số lời khuyên cụ thể. Ví dụ: cây đào nên
trồng ở phía Đông ngôi nhà, phía Nam
thì nên trồng mai và táo, phía Bắc nên
trồng hạnh và lê…
Bài trí cây cảnh trong nhà đã có từ lâu
đời. Nó không chỉ làm đẹp khung cảnh
nhà cửa mà còn làm cho cuộc sống dễ
chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, cây cảnh trong nhà còn là một nghệ thuật đòi hỏi óc thẩm mỹ.
Căn cứ vào không gian trong phòng lớn hay nhỏ mà chúng ta có thể sắp xếp sao cho ngăn
nắp. Nếu phòng hẹp, trần thấp mà bày cây cao, to là không không hợp lý. Ngược lại, phòng
rộng lớn mà bày chậu cây cảnh nhỏ bé thì cũng không gây được sự chú ý, mặc dù bản thân nó
lại là loại cây đẹp, cây quý.
Thông thường, các màu đỏ, cam, tím và vàng là màu ấm, biểu hiện nhiệt tình ấm áp. Các màu
xanh biển, xanh lục và trắng là những gam màu lạnh, biểu thị sự yên tĩnh. Xanh lá nội thất,
chủ yếu là thực vật, có thể cân nhắc các mặt sau đây: Căn cứ vào màu sắc của phòng đó như
màu tường, màu trần, các loại đồ vật…Nếu phòng có màu nóng thì cây cảnh nên có màu lạnh,
và ngược lại. Cũng tùy theo mùa mà sự sắp xếp nên thay đổi, chẳng hạn mùa xuân thì màu sắc
tươi tắn, màu hạ thì mùa thanh, đạm, mùa thu thì dùng màu hồng, mùa đông thì dùng màu
xanh.
Cây xanh trưng bày trong nhà cần thống nhất với các đồ vật khác để đạt được vẻ đẹp hòan
chỉnh. Nếu bài trí tốt càng tăng thêm thẩm mỹ. Căn cứ theo cách chơi của nghệ nhân thì có
chừng 10 loại cây, chia ra làm ba bộ là thông dụng nhất. Bộ tứ linh thực vật gồm: Đa, sung, si,
sanh, bộ tứ quý gồm tùng, cúc, trúc, mái (ứng với tứ bình, tứ thời); bộ tam đa gồm: vạn tuế,
lộc vừng, sung đang ra quả (ứng với Phúc – Lộc - Thọ); bộ tứ quý bày trong nhà, mặt trước là
nam quân tử: tùng, trúc mặt sau là nữ khuê phòng: cúc mai. Ngoài ra, còn có thể điểm xuyết
các loại cây thiết mộc lan, vạn niên thanh, trúc Nhật…
Làm như vậy, chúng ta sẽ đưa thiên nhiên bao la vào nhà, tạo nên vẻ đẹp và sự ấm cúng cho
căn phòng
Theo TC Xây dựng& Đô Thị

Bí quyết phong thủy cho nhà ống


Ngày đăng tin: 05-05-2010 08:02:19
Việc hai nhà ống mở cửa đối diện nhau sẽ không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo
cửa thì nên lấy bình phong, tủ kệ hay chậu cây để che chắn.
Nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó lúc bố trí ban đầu nếu không chú ý bố trí
hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các luồng phân bố khí trong nhà,
thiếu ánh sáng và thông gió kém.
Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm
dương, vì càng lên cao, nắng gió ra vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới bị che khuất bởi cây
xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa.
Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là nó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ,
với hướng nắng chiếu
gay gắt hoặc xe cộ
bụi bặm thường
xuyên, nên hạn chế
mở cửa và dùng tấm
che nắng tạo khoảng
đệm.
Khi phân bố cửa, cần
chú ý cả tính chất cát
hung của không gian
nội thất. Ví dụ phòng
ngủ nếu có cửa đi ra
ban công thì nên bố
trí về phía cuối chân
giường. Cửa ra vào
phòng vệ sinh mở
ngay vào đầu giường
ngủ hay mở ra bàn ăn
thì sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến bữa ăn, giấc
ngủ. Cửa phòng thờ
mà bước thẳng ra sân
phơi hoặc nơi giặt giũ
thì vừa thiếu tôn
nghiêm lại không phù
hợp khi sử dụng.
Cửa bếp tránh mở
thẳng với miệng lò,
hay nói cách khác
người bước vào bếp
không được nhìn thấy
ngay bếp, vì luồng di
chuyển trực diện sẽ
đưa gió, bụi thổi
thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ, và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được
sau lưng.
Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau, chúng sẽ hình thành một ống hút
khí theo chiều dọc, gió lùa bụi bặm và tầm nhìn từ ngoài xuyên suốt vào trong, vừa mất cân
bằng âm dương vừa gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau.
Nếu nhà có sân rộng thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên
bố trí lệch nhau. Nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm
luồng khí xông thẳng (trực xung).

Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự
riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu
cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ hay
gương bát quái lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để "phản khí, vì
gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa trước, cửa sau, bên hông... tuỳ theo hình thế đất đai
và tính chất ngôi nhà. Tuy nhiên, theo khoa học phong thuỷ, mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ
cửa chính (đại môn hay chính môn), các cửa còn lại là cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay
không là ở chính môn.
Trường hợp cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn...) thì phải
điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, việc mở cửa
chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp, nên tùy trường hợp cụ thể để giải quyết. Tuy nhiên, luôn cần
tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, khí vào nhà từ
nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, gây rối loạn trường khí.
Nếu nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí
cổng và cửa theo nguyên tắc hình phễu (cửa trước rộng, cửa sau hẹp) để thu hút nguồn khí
vào nhà.
Nếu nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và phải mở hết các cửa để kinh doanh thì vẫn cần nhấn
mạnh cửa chính. Các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật trang trí để phân tán và ngăn
bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.
Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ, có thể
theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong. Nếu có khoảng sân thì làm một tường rào với
cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong mở được thường xuyên. Không gian đệm
kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.
Theo Báo SGTT

Mở cửa nhà phố hợp phong thủy


Ngày đăng tin: 28-04-2010 08:31:17
Không gian nhà phố vốn đóng khung theo dạng hình ống, do đó nếu từ lúc bố trí ban
đầu mà thiếu chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) cho hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến các
luồng phân bố khí trong nhà, thiếu ánh sáng và thông gió kém.
Việc phân bố hệ thống cửa đi trong nhà phố cho hợp phong thuỷ cần vận dụng theo nguyên lý
âm dương, cát hung theo hướng và tránh trực xung.

Hài hòa âm dương


Nguyên lý âm dương thể hiện trong không gian sống tùy theo các quan hệ trong - ngoài, trên -
dưới, trước - sau... của ngôi nhà. Ví dụ, cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu
giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao nắng gió ra - vào nhà sẽ khác so
với các tầng dưới thấp bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn
cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa. Những không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như
phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào
người sử dụng. Vùng dương là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là tăng
nhiều lối đi lại, khó bố trí nội thất. Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào
phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an
ninh. Có thể dùng những khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn
đảm bảo cân bằng âm dương trong – ngoài. Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy,
không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng
cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao (thiên song) là phù hợp điều kiện
với nhà ống phố thị hiện nay.

Phân bố cửa theo hướng cát hung


Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là cửa đó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví
dụ hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên thì nên mở cửa hạn chế và
dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm như ngôi nhà truyền thống cha ông ta đã làm khá hiệu
quả. Phân bố cửa còn cần chú ý tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ
nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giuờng. Cửa ra vào phòng vệ sinh
mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc
ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại
không phù hợp khi sử dụng. Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người
bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi
thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát
được sau lưng. Cửa nhà vệ sinh cũng vậy, không nên mở thẳng vào miệng bếp vì thuỷ kỵ hoả
và uế khí từ khu vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nấu nướng và ăn uống, hại cho sức
khoẻ.

Ta đã biết các quan điểm về hướng trong nhà ở, nên ngoài việc mở cửa theo hướng hợp mệnh
cung gia chủ, cách mở cửa đi cần để ý các hướng khí hậu, giao tiếp sao cho hài hoà cảnh quan
và thuận tiện trong sử dụng.

Mở cửa tránh trực xung

Cửa đi ra ban công phòng ngủ mở


phía cuối chân giường để giữ vùng
khí tĩnh cho nơi ngủ

Khi nhà có từ ba bộ cửa


trở lên liên tiếp thẳng
hàng nhau thì sẽ hình
thành một ống hút khí
theo chiều dọc, gió lùa
bụi bặm và tầm nhìn từ
ngoài xuyên suốt vào
trong, vừa mất cân bằng
âm dương (vì vùng di
chuyển dương nằm về
một phía trong khi vùng
còn lại thuần âm) vừa
gây đơn điệu cho các không gian trong nhà ở vốn không hề giống nhau. Nếu nhà có sân rộng
thì cổng ngoài và cửa chính tránh đồng trục thẳng hàng với nhau, mà nên bố trí lệch nhau.
Hoặc nếu không thể thay đổi thì nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông
thẳng (trực xung).

Việc hai nhà mở cửa đối diện nhau (đối môn) cũng là một dạng gây ra hút gió và thiếu sự
riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu
cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Việc sử dụng mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái
gắn lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người cho rằng để "phản khí" là điều cần
xem xét lại, vì gương có thể gây ra phản
quang chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
Dùng cây xanh, tạo khoảng lùi hợp lý, có
mái hiên che chắn... vẫn là các biện pháp hợp
lý hơn cả để giảm trực xung đối môn.

Trong phong thuỷ nhà ở, miệng dẫn khí (khí


khẩu) của ngôi nhà là cửa chính, là cổng vào
và cửa phòng (nói chung là hệ thống cửa đi).
Khi xây cất thì vị trí và kích thước cửa đi
cũng được quan tâm nhiều hơn vì ảnh hưởng
đến giao thông và sắp xếp nội thất. Còn hệ
thống các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong
việc đảm bảo tầm nhìn, thông thoáng khi cửa
đi phải đóng vì lý do an ninh, xử lý kiểu
dáng mặt đứng và gia giảm các luồng khí
trong nhà.

Nhà mở nhiều cửa có tốt chăng?


Nhà nào cũng luôn có nhiều loại cửa, cửa
trước, cửa sau, bên hông... tuỳ theo hình thế
đất đai và tính chất ngôi nhà. Tuy nhiên khoa
học phong thuỷ vẫn luôn coi mỗi ngôi nhà –
mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính
(đại môn hay chính môn) các cửa còn lại là
cửa phụ. Nhà có được vượng khí hay không là ở chính môn. Trường hợp cửa chính mở ra gặp
nhiều bất lợi (như hướng nắng gió, điểm nhìn...) khi đó sẽ phải điều chỉnh cửa hoặc bít hẳn
cửa chính, mở cửa khác làm cửa chính. Trong đô thị, đất đai nhà cửa vốn đa dạng, việc mở
cửa chắc chắn sẽ gặp nhiều phức tạp và tùy
trường hợp cụ thể để giải quyết. Tuy nhiên
luôn cần tuân theo một vài nguyên tắc cơ bản
sau: "Đa môn tắc đa khẩu" tức là nhà có
nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, làm cho
nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt
lẫn xấu, gây ra rối loạn trường khí, phức tạp
trong kiểm soát an ninh. Nếu nhà có nhiều
cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng
chung thì vẫn tốt, miễn là bố trí cổng và cửa
theo nguyên tắc hình phễu – cửa trước rộng
cửa sau hẹp- để thu hút nguồn khí vào nhà.

Khi gặp trường hợp nhà có hai hoặc nhiều mặt đường và do kinh doanh phải mở hết các cửa,
thì vẫn cần nhấn mạnh cửa chính. Đồng thời các cửa phụ có thể giảm kích thước, dùng vật
trang trí để phân tán và ngăn bớt cường độ các dòng khí phụ dẫn vào nhà.

Nhà phố nào cũng luôn có nhu cầu để xe phía trước, nên cần làm thêm lớp cửa phụ. Có thể
theo dạng một rào thấp ở ngoài, cửa lớn ở trong. Hoặc có khoảng sân thì làm một tường rào
với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong sẽ mở được thường xuyên. Không
gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa
vào.
Mở cửa trên mặt tiền nhà phố tương ứng với công năng sử dụng bên trong và hướng khí hậu để có biện pháp che chắn.

Phương pháp xác định Cung và Hướng


nhà
Ngày đăng tin: 10-05-2010 13:42:10
Xác định cung và hướng nhà sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc bố trí các không gian sinh
hoạt và đồ dùng nội thất sao cho phù hợp với đặc điểm phong thủy của ngôi nhà.
Phong thủy về nhà cửa phân biệt trong nhà (nội thất) và xung quanh nhà (ngoại thất). Từ
trung tâm căn nhà, người ta vẽ ra 8 vùng như các múi của một trái cam. Các vùng này là 8
vùng dựa theo 8 hướng Bắc, Ðông-bắc, Ðông, Ðông-nam, Nam, Tây-nam, Tây, và Tây-bắc.
Trong ngôn ngữ Phong thủy, người ta gọi đó là 8 cung hoặc 8 phương-vị.

Hình vẽ một căn nhà sau đây là một thí dụ điển hình:

Các quẻ Càn,


Khảm, Cấn ...
ghi trong hình
vẽ này là dựa
theo thuyết
Phong-thủy
cổ truyền đặt
căn bản trên
Hậu-Thiên
Bát Quái. nên
người ta còn
gọi các cung
này bằng tên
của các quẻ
như cung Càn
thay vì cung
Tây-bắc. Các
lằn phân chia
cung trong
nhà này có
thể kéo dài ra ngoài căn nhà và từ đó trở nên các cung bên ngoài căn nhà. Ðiều đáng quan tâm
là chúng ta cần phân biệt rõ ràng giửa cung (cung vị) và hướng vì cung là tượng trưng cho vị
trí chứ không tượng trưng cho hướng mà vị trí này được phân chia dựa trên hướng nên người
ta lấy tên hướng mà đặt cho cung tạo ra sự lẫn lộn giửa cung và hướng. Thí dụ như trong hình
vẻ trên đây thì cửa chính của căn nhà nằm trên vị trí Ðông - Chấn của căn nhà nhưng cửa nhà
lại hướng về phía Ðông ở góc 106 độ so với hướng Bắc từ trường.

Cửa sổ phía trước nhà này nằm ở cung Ðông-nam - Tốn và quay về cùng một hướng với cửa
chính của căn nhà tức là quay về hướng Ðông ở góc độ 106 so với hướng Bắc từ-trường.
Hướng Bắc từ-trường là hướng Bắc được đo bằng kim chỉ nam (compass) trong khi hướng
Bắc thực của trái đất thì lại lệch qua bên một chút. Khoa Phong-thủy dựa trên hướng Bắc từ-
trường. Chúng ta cũng nên biết rằng hướng Băc từ-trường lại sai lệch mổi năm một chút tùy
theo vị trí của chổ đó trên trái đất khiến cho sự đo hướng trở thành một vấn đề quan trọng cần
để ý. Trung-tâm của căn nhà lại có nhiều cách để xác định nhưng một chút sai lạc về vị trí
trung tâm không làm thay đổi đáng kể trên phương diện phong-thủy vì chúng ta ai cũng muốn
bài trí xa các biên giới giửa các cung cho chắc ăn.
Các phương pháp định vị trí trung tâm (còn gọi là điểm lập cực) thường được dùng là:

1. Đối với các nhà có hình chữ nhật hay hình vuông thì giao điểm 2 đường chéo là trung tâm
căn nhà.

2. Ðối với các căn nhà bị khuyết một góc nhõ hơn 1/3 cạnh căn nhà thì lại coi như là chổ

khuyết này không bị khuyết và từ đó tìm điểm trung tâm.

3. Ðối với căn nhà có chổ bị dư ra nhỏ thì lại coi như là phần dư này không có...

4. Chúng ta cũng có thể vẽ căn nhà nhìn từ trên xuống ra giấy (kích thước chiều rộng, chiều
dài, chỗ lồi, lõm của nhà phải chính xác) rồi dán vào một miếng giấy cứng. Sau đó cắt miếng
này theo đường tường quanh nhà rồi từ đó tìm trọng tâm của miếng này. Đặt miếng giấy cứng
lên ngón tay trỏ sao cho miếng giấy không bị nghiêng mà nằm cân đối bằng phẳng trên ngón
tay. Ðiểm trọng tâm này là trung tâm căn nhà. Sau khi tìm được trung tâm căn nhà, bạn đặt La
bàn vào đúng chỗ đó, từ đó sẽ xác định được hướng chính Bắc tại 0 độ.Từ trung tâm căn nhà,
các cung sẽ bị giới hạn như sau đây:

Bắc: từ 337.5 tới 22.5 độ.

Ðông-bắc: từ 22.5 tới 67.5 độ.

Ðông: từ 67.5 đến 112.5 độ.

Ðông-nam: từ 112.5 đến 157.5 độ.

Nam: từ 157.5 đến 202.5 độ.

Tây-nam: từ 202.5 đến 247.5 độ.

Tây: 247.5 đến 292.5 độ.

Tây-bắc: 292.5 đến 337.5 độ.

Dựa theo phương pháp Phong-thủy cổ truyền xưa nay thì trên hình vẻ vừa rồi có ghi ý nghĩa,
ngũ hành (kim hay mộc hay...), màu sắc đại diện các ngũ-hành này và hình dạng của các vật
đại diện cho ngủ-hành này như: Hướng Tây-bắc là quẻ Càn, là cung Quý-nhân, ảnh hưởng
đến người cha trong gia đình và cũng ảnh hưởng đến quyền lực, thuộc Kim, các vật hình tròn
hay màu trắng được coi như tượng trưng cho hành Kim.

(Theo Archi News)

Bố trí cửa ra vào theo phong thủy


Ngày đăng tin: 05-04-2010 09:33:57
Cửa đi phải được mở thông đến một vùng rộng nhất của căn phòng. Lối vào nên có ánh
sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện
Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu
lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng
sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã.
Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà
hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ
tượng trưng cho những cơ hội lớn về tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp
với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng. Những người cư ngụ
có thể nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữ được.
Việc bố trí các cửa ra vào rất quan trọng trong phong thủy. Những cánh cửa được đặt một
cách không hợp lý có thể gây ra các vấn đề về
sức khỏe và mối quan hệ cá nhân. Các cửa
được bố trí trực tiếp đối diện với nhau, không
chồng lấp lên nhau, là tốt. Tuy nhiên, cần
tránh hai cửa phòng tắm đối diện với nhau.

Theo truyền thống, người Trung Quốc thường


tránh đặt ba hoặc nhiều cửa đi thẳng hàng. Sự
giải thích theo kinh điển là những luồng khí
xấu sẽ bay thẳng đường. Vì vậy, nên dùng các
tấm bình phong để ngăn chặn ảnh hưởng xấu.

Kích thước

Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Một


cửa nên tỷ lệ với kích thước của ngôi nhà
hoặc căn phòng. Một cửa đi nhỏ sẽ như một
cái miệng nhỏ hoặc một ống thông gió nên sẽ
ngăn chặn các cơ hội về sức khỏe, sự sung túc và hạnh phúc của những người cư ngụ.

Còn nếu một cửa quá lớn so với căn nhà, quá nhiều khí sẽ nhập vào và vây phủ lấy những
người cư ngụ. Bất kỳ khi nào sự sung túc và vận may đi vào, căn nhà sẽ không thể giữ nó và
tích lũy được.

Tỷ lệ với cửa sổ

Đây cũng là mối quan tâm của phong thủy bởi nó ảnh hưởng đến tính năng động của gia đình.
Cửa đi tượng trưng cho miệng của cha mẹ. Cửa sổ là tiếng nói của lũ trẻ. Nếu cửa đi lớn hơn
cửa sổ quá nhiều (khoảng 3 lần), lúc đó, sẽ nhiều tranh cãi trong nhà. Còn nếu cửa sổ lớn hơn
cửa đi nhiều lần, trẻ con sẽ sống theo cách của chúng và không thèm lưu ý đến lời khuyên nhủ
của bố mẹ.

(Theo Archi News)

Phong thuỷ và
tủ quần áo
Ngày đăng tin: 07-04-2010 13:29:39
Hầu hết mọi người đều cho
rằng, tủ quần áo chỉ là một
nơi để cất giữ, "khuất mắt
khôn coi".Tuy nhiên ít ai biết
rằng nó cũng có những ảnh
hưởng nhất định đến cuộc
sống của họ về mặt phong
thuỷ.
Quần áo để vào trong, đóng cửa tủ, xong, và thế là bề ngoài chúng vẫn gọn gàng dù bên trong
chúng có bừa bộn đến đâu. Điều này không đúng. Đặc biệt với những yếu tố về phong thuỷ,
khi ta biết rằng tất cả mọi vật đều mang những năng lượng nhất định. Đồ vật được chăm sóc
như thế nào, sẽ mang năng lượng tương ứng, tác động trở lại vào cuộc sống của bạn.

Hãy hình dung một chiếc tủ quần áo bề bộn và lộn xộn. Bạn mở tủ, chọn cho mình một vài
món đồ. Vậy là, những thứ bê bối, không đâu vào đâu cũng sẽ có những ảnh hưởng đến
những việc làm tiếp theo của bạn. Nếu bạn đã quan tâm đến phong thuỷ, hãy liệt thêm tủ quần
áo là nơi cần phải chăm lo đến trong danh sách công việc về phong thuỷ.

Tủ quần áo là nơi bạn cất những vật thường ngày và gắn bó với bản thân mình. Thông thường
chúng đều có cánh cửa. Bạn mở tủ, nhìn vào trong, không có phiền muộn hay lo lắng, không
có ai nhìn bạn từ bên trong, chỉ có chính bạn mà thôi. Do đó, tủ được xem như nơi phản chiếu
cuộc sống thường ngày của bạn, một cách kín đáo nhất, sâu sắc nhất.

Nếu bạn đã quan tâm đến chiếc tủ, dưới đây là


một số lời khuyên phong thuỷ dành cho bạn:

- Màu sắc và ánh sáng: Nếu bạn có một khu


rộng lớn để đựng quần áo (một phòng riêng),
hay dù chỉ là một chiếc tủ nho nhỏ, hãy chắc
rằng mỗi khi bạn mở tủ luôn có luồng ánh sáng
ấm áp toả ra bởi nguồn ánh sáng tốt rất quan
trọng.

Sạch sẽ: Lần cuối bạn dọn dẹp tủ quần áo cách


đây bao lâu? Bạn có bao giờ mở tủ ra, nhìn vào
một món đồ và tự hỏi "Chà, mình mặc cái váy
này..từ...từ bao giờ nhỉ?... À, phải rồi, từ đám cưới
của chị X!" Nếu đám cưới của một chị X nào đó
cách đây 15 năm, thì cái váy này hiện giờ làm
nhiệm vụ gì trong tủ đồ của bạn??? Hãy giành
thời gian để sắp xếp những đồ cũ, đem cho từ
thiện hoặc cất kho, sau đó dọn sạch tủ đồ để luôn
có cảm giác ngăn nắp. Hãy nhớ chỉ giữ lại những
đồ thực sự cần thiết cho cuộc sống hiện tại và
những đồ bạn thực sự muốn giữ lại thôi.

- Sắp xếp: Những quần áo mặc theo mùa, những loại quần áo khác nhau xếp vào những chỗ
riêng để dễ dàng tìm kiếm. Bạn có thể dán vào cánh cửa tủ những bức hình nho nhỏ mà bạn
yêu thích, đem lại nhiều kỉ niệm đẹp để chúng luôn tiếp thêm năng lượng cho bạn.
Hãy để ý và chăm sóc cẩn thận đồ đạc xung quanh mình. Bởi sự tôn trọng với đồ đạc trong
gia đình cũng nói lên sự tôn trọng đối với chính bản thân bạn.

(Theo Archi news)

Thiết kế phòng ăn hợp phong thủy


Ngày đăng tin: 06-04-2010 13:22:16
Phòng ăn là không gian sinh hoạt chính, nơi mọi thành viên trong gia đình sum vầy sau
một ngày làm việc vất vả. Phòng ăn phải luôn sạch sẽ, thông thoáng vì thế vẫn còn chưa
đủ mà còn phải hợp phong thủy và tràn đầy sức sống.
Trong phong thủy học, phòng ăn thuộc hành mộc, mộc sinh hỏa và khắc thổ, bị kim khắc và
được thủy sinh. Do đó khi thiết kế, sắp xếp và trang trí phòng ăn nên tránh hành kim là hành
xung khắc với mộc và tăng hành thủy là hành sinh ra mộc.

Nguyên tắc thiết kế phòng ăn

Phòng ăn cũng giống như các phòng khác trong nhà ở gia đình nên được thiết kế dạng hình
vuông hay hình chữ nhật. Theo quan niệm phong thủy, phòng ăn không nên khiếm khuyết, có
góc lồi ra hay lõm vào. Tuyệt đối tránh thiết kế phòng ăn đặt dưới phòng vệ sinh của tầng
trên, điều này sẽ khiến cho vận tốt của phòng ăn và gia đình bị áp chế.

Phòng ăn nên được thiết kế dạng hình


vuông hoặc chữ nhật, đặt ở hướng Nam

Phòng ăn nên ở vị trí gần


trung tâm của ngôi nhà, vị trí
hợp lý nhất là ở giữa phòng
khách và nhà bếp. Ngoài ra,
cũng không nên đặt bàn ăn
dưới gầm hoặc bên cạnh cầu
thang, nhất là những dạng
cầu thang hở kiểu xương cá,
dễ bị bụi và luồng khí di
chuyển lên xuống gây mất ổn
định, thiếu vệ sinh.

Cửa sổ hai bên tường trái


phải của phòng ăn không
được thiết kế đối diện nhau
vì sẽ làm mất yếu tố tụ khí
trong phòng. Khí vận vào phòng sẽ đi từ cửa này, không thể tụ lại trong phòng mà đi thẳng ra
ngoài qua cửa đối diện bên kia.

Hướng của phòng ăn trong nhà ở gia đình tốt nhất là hướng nam, dưới ánh sáng đầy đủ của
mặt trời để gia đạo mỗi ngày càng hưng vượng.

Ngăn cách phòng ăn và phòng khách


Dùng vách ngăn nhẹ ngăn cách
phòng ăn và phòng khách

Bàn ăn không nên đặt


quá gần bếp nấu, nơi dễ
bị ám khói và mùi gia vị
mắm muối, nên có thêm
vách ngăn hoặc tủ kệ.
Cũng không nên bố trí
bàn ăn quá gần phòng
khách vì sẽ rất bất tiện
khi có khách đến chơi
vào giờ cơm. Bạn có thể
dùng tủ ly, bình phong,
vách ngăn để phân chia
khu vực bàn ăn và phòng
khách.

Tuy vị trí nằm ở gần trung tâm trong ngôi nhà nhưng phòng ăn không nên nhìn thẳng ra ngoài
cửa chính hay cửa sau. Ngoài ra, nếu xét thêm yếu tố riêng tư, phòng ăn không nhìn thẳng ra
cửa chính sẽ giúp các thành viên trong gia đình ăn uống được thoải mái, không cảm thấy mất
tự nhiên khi có khách bước vào nhà.

Màu sắc và ánh sáng

Màu sắc có vai trò khá


quan trọng trong việc
trang trí phòng ăn bởi
nó có ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng bữa
ăn. Trong trang trí nội
thất, phòng ăn nên dùng
màu sắc sáng sủa để
trang hoàng. Những
màu thuộc thủy và mộc
như màu xanh nước
biển, xanh lá cây,
trắng… rất phù hợp với
không gian ấm cúng
này. Đặc biệt lưu ý
không sử dụng những
gam màu nóng như đỏ,
cam, vàng tươi (thuộc
hỏa)… để sơn tường
phòng ăn, khiến căn
phòng thêm nóng bức,
gây cảm giác khó chịu.

Phòng ăn nên sử dụng ánh sáng gián tiếp, giữa bàn ăn nên có đèn thả, đèn chụp có ánh sáng
rõ. Có thể dùng bình hoa để trang trí phòng ăn thêm đẹp, ngoài ra còn có tác dụng thúc đẩy
thêm dưỡng khí và tài lộc cho gia đình.
Ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc trang trí phòng ăn bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bữa ăn

Nên trang trí phòng ăn thế nào cho âm dương được quân bình, nếu âm nặng hơn sẽ không tốt
cho vận khí của gia đình, nếu dương khí quá nặng sẽ khiến cho gia đình bất hòa. Không nên
treo hình tổ tiên hoặc trưng bầy đồ vật cổ trong phòng ăn, vì những hình tượng và đồ vật này
sẽ làm tăng thêm âm khí. Ngoài ra, trong phòng ăn cũng không nên đặt nhiều thiết bị như tivi,
dàn karaoke hay máy vi tính… dễ làm mất tập trung khi ăn uống và không tốt cho sức khỏe.

Trong phòng ăn nên treo một chiếc gương, giúp phản chiếu những thức ăn ngon trên bàn, có
hiệu quả tăng tài lộc lên gấp bội cho gia đình. Ngoài ra, bạn có thể đặt những bức tượng Phúc
- Lộc - Thọ tượng trưng cho sự giàu sang, sức khỏe và trường thọ cho mọi người trong gia
đình.

Nên treo các loại tranh hoa quả, thực phẩm tươi ngon trong phòng ăn. Quýt tượng trưng cho
phú quý, đào tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ, lựu tượng trưng cho con cháu đầy nhà.
Những hình tượng này vừa đem lại vận may cho gia đình, vừa giúp mọi người có cảm giác
ngon miệng hơn lúc ăn uống.

Hình dáng và vị trí bàn ăn

Bàn ăn nhỏ trong căn hộ được thiết kế hình


tròn xoay theo quầy bar nhỏ gọn đồng thời
là vách ngăn nhẹ giữa bếp và phòng khách

Các loại bàn tròn, vuông, oval


và hình chữ nhật thường được
các gia đình lựa chọn đặt trong
không gian phòng ăn nhà mình.
Tuy nhiên, theo phong thủy,
hình dáng của bàn ăn tốt nhất
nên có hình tròn hoặc hình oval
(hình bầu dục) tượng trưng cho
gia nghiệp hưng thịnh, mối
quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình luôn hòa thuận,
đoàn kết.

Nếu dùng bàn ăn hình vuông hoặc hình chữ nhật, nên khéo léo che đi các góc nhọn hoặc tránh
ngồi ở những góc nhọn khi ăn uống. Ngoài ra, bàn ăn tốt nhất cũng nên là bàn ăn làm bằng
gỗ, vì gỗ là hành mộc, đặc trưng nên phát huy trong phòng ăn.

Không được đặt bàn ăn dưới xà nhà vì sẽ khiến người ngồi dưới có cảm giác bị áp lực đè nặng
lên mình, lúc ăn uống tinh thần không được thoải mái. Nếu không còn không gian nào để dời
bàn ăn, có thể hóa giải bằng cách treo ở xà ngang một chiếc hồ lô.
Kts. Nguyễn Mạnh Cường

You might also like