You are on page 1of 6

Phương pháp quản trị doanh nghiệp

thành công của Honda

Ngành công nghiệp ôtô thế giới đã chứng kiến phát triển “phi thường” của

Honda, một trong những hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản. Ngay cả các đại gia lâu

năm như Ford hay General Motor cũng phải e ngại Honda. Vậy đâu là bí quyết

giúp Honda có được sự thành công như ngày hôm nay?


Có rất nhiều chiến lược, bí quyết khác nhau, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh

tế thì “Công thức lãnh đạo và quản lý” là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn

đến thành công của Honda.

Dưới đây là m¬ười nguyên tắc quản trị của Honda rút ra sau hàng chục năm

phát triển trên thương trường. Một trong những người “phát minh” ra những nguyên

tắc này đó là Nemoto, giám đốc điều hành của Honda.

1/ Liên tục cải tiến

Các nhà quản lý cần phải liên tục tìm cách cải thiện lề lối làm việc của những

nhân viên của mình. Tiến bộ là một quá trình tăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Cần

tạo một bầu không khí thuận lợi cho các nhân viên của mình thực hiện những cải tiến.

2/ Phối hợp giữa các bộ phận.

Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải san sẻ

trách nhiệm. Nemoto khuyến cáo các cán bộ quản lý: "Một trong những chức năng

quan trọng của người phụ trách là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với

những bộ phận khác".


Một hệ luận rút ra là giới lãnh đạo cấp cao không nên giao phó những công việc

quan trọng chỉ cho một phòng ban mà thôi.

3/ Mọi người đều phát biểu.

Nguyên tắc này hướng dẫn những người giám sát các nhóm chất lượng tại

Honda, đảm bảo tất cả các thành viên đều cùng tham gia và cùng học hỏi. Nó cũng

được áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm.

Biết nghe quan điểm của mọi người, những người lãnh đạo cấp cao có thể tạo những

kế hoạch được sự ủng hộ của những người thực thi, một nhân tố cốt yếu cho thành

công của các chương trình cải tiến chất lượng.

4/ Đừng la mắng.

Honda áp dụng chính sách cấp trên tránh phê phán và đe dọa trừng phạt khi có

lầm lỗi xảy ra. Có như vậy mới bảo đám các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay tức thì và

đầy đủ để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm (trong các chính sách và

các quy trình) để rồi sửa đổi. Trách mắng người báo cáo hẳn nhiên không khích lệ

người ta báo cáo những lỗi lầm và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của

sai lầm.

5/ Làm cho người khác hiểu: công việc mình làm.


Để làm vậy, cần chú ý đến các kỹ năng giảng dạy và thuyết trình. Các nhà quản

lý tại Honda đều phát triển các kỹ năng thuyết trình và giảng giải về công việc của

mình để có những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.

6/ Luân chuyển những nhân viên giỏi nhất.

Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Những nhà quản lý đều

có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển

sang bộ phận khác. Nhưng về lâu về dài với chính sách luân chuyển công ty sẽ được

lợi nhất.

7/ Một mệnh lệnh không có thời hạn không phái là mệnh lệnh.

Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản lý luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch

thực hiện công việc. Không định ra hạn chót phải làm xong, các công việc sẽ ít được

hoàn tất hơn.

8/ Diễn tập là một dịp lý tư¬ởng để huấn luyện.

Những nhà quản lý và các người trư¬ởng nhóm có rất nhiều buổi thuyết trình

và báo cáo.
Trong chương trình kiểm tra chất lượng phải có báo cáo thường xuyên về tiến

độ thực hiện. Masao Nemoto khuyến khích những nhà quản lý chú tâm đến việc diễn

tập những báo cáo và những cuộc thuyết trình.

Đây là dịp rèn luyện các kỹ năng nói và khám phá những vấn đề hoặc những

thiếu sót của đề tài. Vì đây không phải là lúc "đăng đàn thuyết giáo", thời gian để diễn

tập rất thuận tiện cho việc đào luyện các kỹ năng nói trên.

9/ Kiểm tra sẽ thất bại: trừ khi lãnh đạo cấp cao có hành động

Với nguyên tắc này, cấp lãnh đạo phải đề ra các biện pháp giải quyết thật cụ thể

khi có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc được báo cáo. Một khi đã xác định được vấn

đề mà không có hành động gì thì cũng chỉ vô ích.

10/ Hãy hỏi thuộc cấp "Tôi có thể làm được gì cho anh ?"

Ở Honda, điều này được gọi là "tạo cơ hội để được nghe ở cấp cao nhất". Nếu

những người thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, hãy thực hiện theo yêu cầu ấy.

Có thể tổng quát hóa triết lý này như sau: nếu các nhân viên cảm nhận rằng lãnh

đạo cấp cao sẵn sàng quan tâm giải quyết vấn đề, họ sẽ tích cực, lạc quan hơn trong
việc giải quyết các vấn đề và sẽ có thái độ nghiêm tức hơn đối với những mục tiêu mà

lãnh đạo đề ra.

You might also like