You are on page 1of 44

máy Dập !

ở chỗ em có 1 con máy dập 200t của nhật bủn. nó rất hay bi trôi khối trượt từ 5->35 độ mà
em thì chưa điều tra đc nguyên nhân của nó( hiện giờ đang theo dõi nhiệt độ của bộ ly hợp
xem có ji bất thường ko). bác nào biết bệnh của nó chỉ dùm em với

0012
View Public Profile
Find More Posts by 0012

25-06-07, 07:30 #2

Khối trượt của bạn điều khiển bằng gì?


cô nhóc Khí nén, Thủy lực, động cơ điện hay nam châm điện?
Moderator
Phần lớn là các thiết bị điều khiển sau cùng (cơ cấu thừa hành, như Xy lanh,
Piston thủy lực, màng của thiết bị khí nén, các gioăng làm kín đầu vào, đầu ra,
hệ thống bánh răng, ...) hoặc cái kế cận (cơ cấu servo, hoặc phần đo lường hồi
tiếp như bộ biến đổi điện từ thủy lực, cơ cấu định vị van khí nén, Cơ cấu phản
hồi vị trí động cơ điện...)

Tham gia: Jul 2006 Cũng có thể bị hỏng ở thiết bị hãm (thắng, phanh...)
Nơi Cư Ngụ: Nhà của
Papa và Mama Chưa biết cơ cấu máy của bạn như thế nào, thì khó đoán lắm.
Bài viết: 928 __________________
Thanks: 208
Thanked 587 Times in
Nhóc thích nghịch điện,
376 Posts Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.

cô nhóc
View Public Profile
Find More Posts by cô nhóc

25-06-07, 19:09 #3

cơ cấu chuyển động của nó đơn giản. có 1 mô tơ kéo bánh đà quay, bánh đà
0012 quay kéo trục khủy chuyển động , trục khủy chuyển động sẽ làm cho khối
Thành viên mới
trượt chuyển động lên và xuống. trong bánh đà có 1 bộ ly hợp 1 bộ phanh khi
bộ phanh bị bó vào bộ ly hợp sẽ đc nhả ra ngược lại khi đó nó sẽ cộng
Tham gia: Jun 2007
hưởng cùng bánh đà tạo ra sưc văng để kéo khối trượt đi lên.
Bài viết: 6
hiện giờ đã phát hiện ra nguyên nhân tạm thời tại 2 con LS xác nhận vị trí của
Thanks: 0
khối trượt tuy chưa có biểu hiện jif hư hỏng nhưng sau khi chỉnh sửa thấy ko
Thanked 3 Times in 1 Post
bị trôi nữa=> vẫn phải tiếp tục theo dõi
quên chưa nói con này có hệ thống cân bằng cho khối trươt bằng xi lanh 1
cái ở chính giữa
vậy đã đủ thông tin chưa cô nhóc ơi! có ji` thiếu mình sẽ bổ xung đc ko?

0012
View Public Profile
Find More Posts by 0012

26-06-07, 08:03 #4

Có lẽ hư hỏng chính ở bộ phận chuyển qua lại giữa bộ hãm và bộ ly hợp.


cô nhóc Bạn có thể nói rõ hơn cơ cấu chuyển này không?
Moderator
1/. Van điện từ ba chiều hoặc van servo và hệ thống thủy lực?
2/. Nam châm điện và hệ thống cơ khí dùng lò xo?

Nếu hư hỏng ở cơ cấu hãm - ly hợp, bạn xem lại các cơ phận: má phanh, các
tấm trượt của bộ ly hợp... có mòn quá mức chưa? Cân chỉnh lại lò xo theo độ
mòn của các tấm trên. Tìn xem hệ thống thủy lực có bị rò rỉ, các gioang làm kín
Tham gia: Jul 2006 mặt ráp, các oring làm kín giữa các xy lanh và piston...c có bị hở không.
Nơi Cư Ngụ: Nhà của
Papa và Mama Các limit switch tác động vào mạch điều khiển như thế nào? Thường thì nó
Bài viết: 928 nhận biết vị trí bằng cam, hoặc cần trượt. Có thể lâu ngày, bị xê dịch vị trí, nên
Thanks: 208 nó đóng mở không chính xác. Bạn cân chỉnh lai sao cho khi mở, thì chỗ tiếp xúc
Thanked 587 Times in giữa cam và bộ phận tiếp xúc của LS phải có độ hở cần thiết. Khi đến vị trí tác
376 Posts động, thì động tác chuyển mạch phải dứt khoát.

Ờ. Nhóc chỉ đoán chừng như vậy thôi.


__________________
Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.

cô nhóc
View Public Profile
Find More Posts by cô nhóc

27-12-07, 21:12 #5

Chỗ tôi máy dập nhiều lắm, từ cổ tới kim đều có tất. Như bạn nói thì máy dập
phuongdk1_k4 của bạn vào đời máy hiện đại (năm sản xuất khoảng từ 2005 trở lại đây). Tôi
Thành viên mới
mới nhận cho nhà máy một máy dập của Trung Quốc sản xuất năm 2007, 40
tấn, giống như máy của bạn mô tả, ở đây có 3 chế độ chạy:
Tham gia: Nov 2007
1. Chế độ đơn
Bài viết: 6
2. Chế độ kép
Thanks: 0
3. Chế độ liên tục
Thanked 2 Times in 2
Nếu máy của bạn cũng có các chế độ trên, bạn thử test và theo dõi xem.
Posts
Thông thường nếu máy của bạn trôi từ 5 tới 35 độ khi đã dừng thì có thể có
nhiều nguyên nhân, có thể do phanh hoặc hệ thống cân bằng thủy lực không
tốt. Bạn có thể theo dõi rồi có thể đi đến kết luận chính xác nguyên nhân
hỏng hóc do đâu vì đối với máy dập không phức tạp lắm về phần điều khiển,
loanh quanh chỉ có cái động cơ, xi lanh thủy lực rồi bộ li hợp, cơ cấu cam (!?).
Thế thôi

phuongdk1_k4

View Public Profile

Find More Posts by phuongdk1_k4


Thành viên sau đây cảm thấy zippo (30-12-07)
bài viết này có ích :

09-05-08, 10:02 #6

Pro máy dập trục khuỷu đây, ai có cần gì liên quan đến máy dập trục
icetoheart khuỷu các loại pm tui (nguyên cả cái máy không có cái j là không làm được
Thành viên tích cực
về phần điện, , kể cả các máy đến 2000 tấn, điều khiển PLC, lập trình
luôn, thiết kế phần điện từ A->Z)
Nếu máy dập trục khuỷu mà bị trôi đầu bò thì các bạn phải lưu ý khi điều
chỉnh nhé, vì điều chỉnh cơ cấu cam hay LS mà lùi quá (tác động khi đầu
bò chưa qua điểm chết dưới) thì chắc chắn 1 điều bạn nên chuẩn bị
phương án tháo chống chày nhé, .
Khi bị trôi đầu bò, bạn nên kiểm tra hệ thống phanh hãm trước, OK?
Chúc may mắn
PS: email: meinfacd@gmail.com, nguyenkhacvinh@vieta.com.vn

Tham gia: Jul 2007


Nơi Cư Ngụ: Tổ bán báo xa
vợ
Bài viết: 144
Thanks: 31
Thanked 57 Times in 34 Posts

Bình luận
Xem hình lớn
Đặt mua sản phẩm
Số lượng:

Tên bạn:

Địa chỉ:

Số ĐT cố định:

Số ĐT di động:

Ghi chú, yêu cầu thêm


Ð?t mua

Thông tin sản phẩm


Máy dập viên 5-7-9 chày

Giới thiệu máy:


Máy dập viên ZP 5/7/9 là loại máy dập viên kiểu tự động liên tục ép hai lần chuyên dùng để
ép viên thuốc. máy ứng dụng trong dược phẩm, hóa chất, thực phẩm. Vỏ bọc máy bằng
thép inox kín. Bên trong phần tiếp xúc thuốc cũng được làm bằng thép inox nhằm tránh ô
nhiễm. Máy dập viên ZP 5/7/9 đạt tiêu chuẩn GMP trong Dược phẩm. Máy có cửa bao che
trong suốt nhìn qua được và dễ dàng trong việc kiểm soát máy hoạt động. cửa này có thể
mở ra được để tiện trong việc lau chùi vệ sinh máy hàng ngày. Tốc độ mô tơ dẫn động được
điều chỉnh biến tần vô cấp. Máy có trang bị bộ chống quá tải nhằm bảo vệ máy tránh việc hư
hỏng khuôn. Khi trường hợp máy bị quá tải, máy tự động dừng. Máy cũng có bộ điều khiển
điện biến đổi và một số bộ phận an toàn khác có thể điều chỉnh khi máy hoạt động.

Thông số kỹ thuật:

Ký hiệu máy

ZP-5

ZP-7

ZP-9

Số chày dập (bộ)

Áp lực nén cực đại (KN)

40

Đường kính viên lớn nhất (mm)

12(special 14)
Chiều sâu lớn nhất (mm)

15

Chiều dày lớn nhất bàn to nhất (mm)

Tốc độ vòng quay của mâmTurret speed (V/p)

30

Năng suất dập viên (viên/h)

9000

12600

16200

Công suất động cơ(KW)

1.5

Kích thước ngoài máy(mm)

480*630*1100

Trọng lượng máy (kg)

260

Máy dập viên


Máy dập viên ZP35D
Bảng mô tả chi tiết:

Tên máy ZP35D ZP37D


Số dập viên 35 37
Áp lức cực đại (KN) 80 80
Đường kính viên cực đại (mm) 13-16 13
Độ dầy viên cực đại (mm) 15 15
Chiều rộng cực đại của viên (mm) 6 6
Tôc độ quay vòng (r/min) 5-36 14-37
Năng suất sản phẩm (pc/h) 150000 160000
Động cơ (kW) 4 4
Kích thược máy(mm) 980*1240*1690 1230*950*1670
Trọng lượng máy (kg) 570 560

Các sản phẩm cùng loại khác:


Máy dập viên ZP 27 Máy dập viên ZP 33

Máy dập viên ZP 27 với thiết bị ấn tự động có thểMáy dập theo


tạo viên viêncác
kýký tự,
hình dạng đặc biệt và tạo ra thuốc với hai lớp mầu, hiệu
phùZP 33cho
hợp dùng đểdoanh
các
dập trong
nghiệp sản xuất thuốc, với thiết kế của sổ là thủy tinh viên suốt
dạngcóhình
thể theo
tròn với nhiều loại
nguyên liệu dạng
bột, với thiết kế đặc
biệt máy còn có tác
dụng tận dụng
được những
nguyện liệu thừa
dùng để tái chế.
Máy được trao giải
thưởng chất lượng
sản phẩm...

Xem tiếp
Máy dập viên ZP35A/ ZP35B

Máy dập viên ký hiệu ZP 35A/ ZP 35B là máy dập viên dùng trong ngành
dược phẩm, hóa chất, thực phẩm...Máy được làm bằng lớp thép không rỉ
bảo vệ nguyên liệu không bị ô nhiễm, cấu trúc đơn giản, đạt tiêu chuẩn
GMP trong dược phẩm...

Xem tiếp

Máy dập viên 1 chày thí nghiệm Máy dập viên 5-7-9 Máy dập viên 1 chày TDP
chày
Máy dập viên kiểu 5
chày, 7 chày, 9
chày là loại máy
cao cấp hơn loại 1
chày. máy đạt tiêu Máy dập viên loại 1 chày chu
chuẩn GMP Dược hình các viên thuốc, dược phẩ
phẩm. Máy ứng do nhà máy chế tạo máy dược
dụng tốt trong thử
nghiệm, nghiên
cứu.. Máy ứng
dụng kiểu điều Xem tiếp
chỉnh tốc độ vòng
quay vô cấp ...

Xem tiếp

Máy dập viên loại 1 chày ký hiệu TP-1400 được sản xuất bởi thép inox, dễ
dàng vận hành, kích thước và đường kính viên có thể điều chỉnh và với
cấu trúc đơn giản có thể lau sạch tất cả các góc cạnh, di chuyển dễ dàng...

Xem tiếp

Máy dập viên ZP 17 - 19 Máy dập viên 1


chày THP

Máy dập viên loại 1


chày do Nhà máy
chế tạo thiết bị
Dược phẩm
Thượng Hải sản
xuất, máy tạo được
viên có đường kính
tới 50mm, làm các
viên vành khuyên.
Năng suất phù hợp
cho quy mô nhỏ.
Máy hoạt động bền
bỉ...

Xem tiếp

Máy dập viên ký hiệu ZP-17, ZP-19 chuyên dùng trong dập định hình các
loại viên thuốc. chất lượng máy cao cấp. Máy do Hãng chế tạo máy Dược
Phẩm Thượng Hải Thiên Phâng sản xuất. ...

Xem tiếp

Home THIẾT BỊ MÁY ÉP TRỤC KHUỶU METK DẬP TẤM BÀN MÁY DI ĐỘNG VÀ
ĐỆM ĐẨY THUỶ LỰC

METK DẬP TẤM BÀN MÁY DI


ĐỘNG VÀ ĐỆM ĐẨY THUỶ
LỰC
THỨ BẢY, 12 THÁNG 9 2009 19:30 QUẢN TRỊ VIÊN

- Máyép trục khuỷu là máy có chuyển động nhờ liên kết cứng. Cơ cấu chấp hành của máyép trục khuỷu có
khâu cuối cùng là đầu trượt, khâu đầu là khâu trục khuỷu hoặcbánh răng
- Đầu trượt được chuyển động tịnh tiến qua lạikhi cơ cấu khuỷu, đòn khuỷu làm việc. Do mối liên hệ động
học là lien kết “cứng”(bỏqua biến dạng đàn hồi) nên có thể coi tốc độ của đầu trượt luôn luôn tuân theomột
quy luật xác định không phụ thuộc vào nguyên công.

- Máy ép trục khuỷu có lực ép danh nghĩatừ rất nhỏ dưới 25kN, đến rất lớn 100000kN

- Sử dụng máy dễ dàng, không cần thợ bậc cao

- Kết cấu máy đơn giản.Chi tiết quan trọng nhấtlà trục khuỷu, cơ cấu truyền động bằng bánh răng và dây
đai. Cơ cấu điều khiển đơngiản có thể bằng tay hoặc bằng chân. Thân máy có thể bằng gang đúc hoặc
bằng théptấm hàn

- Có thể chế tạo được chi tiết từ đơn giản tớiphức tạp. Máy ép trục khuỷu có thể dung để dập tấm,dập thể
tích nóng ,nguội, cắtphôi tấm, phôi thanh và nhiều nguyên công khác nữa

- Chế tạo chi tiết có chất lượng bề mặt caokhông cần qua gia công cắt gọt

- Máy ép trục khuỷu có tốc độ nhanh, thích hợptrong việc tự động hoá quá trình cấp phôi tự động, tăng
năng suất.

- Do có đặc điểm nổi bật trên, máy ép trụckhuỷu dược sử dụng rộng trong công nghiệp như: công nghiệp
chế tạo máy và dụngcụ, công nghiệp xây dựng,công nghiệp thực phẩm…

- Tuy nhiên máy ép trục khuỷu có những nhược điểm sau:

+ Ítvạn năng trong công nghệ dập thể tích, không thực hiện được các nguyên công dậpvuốt sâu như
máy thuỷ lực và nguyên công ép tụ như máy búa

+ Lựcép danh nghĩa không thể quá lớn như máy ép thuỷ lực vì kích thước của máy rất lớn

+ Đầu trượt có thể bị kẹt tại điểm chết dưới

Tìnhhình sử dụng và chế tạo METK ở Việt Nam

-Ở nước ta, METK được sử dụng một cáchrộng rãi từ lâu. Ở nhiều nơi đã hình thành các làng nghề
chuyên sản suất các đồgia dụng,công cụ sản suất và chi tiết máy bằng METK. Ở đây thường sử dụng
METKcó lực ép danh nghĩa nhỏ, thiết bị cũ, lạc hậu

- Mấy năm gần đây nhiều công ty đã đầu tưmua các METK có lực ép danh nghĩa lớn và tương đối hiện
đại để sản xuất vỏ ôtô,chi tiết máy…

- Việc chế tạo METK ở nước ta còn chưa pháttriển.Chế tạo mang tính nhỏ lẻ, đơn chiếc.Chủ yếu METK
ở nước ta được nhập khẩu

Tình hình sử dụng và chế tạo METK trênthế giới

- Trên thế giới, METK được ứng dụng một cáchrộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau:công
nghiệp chế tạo máy,công nghiệp xây dựng, công nghiệp thực phẩm,côngnghiệp chế tạọ các dụng cụ ytế…
- Hiện nay, trên thế giới có nhiều nước chếtạo METK: Đức, Nga, Hàn Quốc,Trung Quốc…Nhiều hang sản
xuất METK như: AIDA,SEYI, AMADA… đã chế tạo được những máy cólực ép danh nghĩa rất lớn và hiện
đại: có điều khiển PLC, bàn máy có thể di độngđể thử và lắp khuôn…

Các thông số kỹ thuật chính của máy

- METK cần thiết kế có lực ép danh nghĩalớn tới 800T. Là máy chuyên dung để dập tấm, các sản phẩm:
vỏ, cabin Ôtô và cácchi tiết dạng vỏ mỏng khác…

- Máy có các bộ phận và cá đặc điểm chínhsau:

+ Máy được điều khiển bằng PLC

+ Phanh và ly hợp đĩa ma sát - điều khiểnbằng khí nén

+Máy có bàn máy di động để tháo, lắp và thử khuôn

+ Có hệ thống đệm đẩy thuỷ lực đóng vaitrò như một đầu trượt phụ để chặn phôi trong quá trình dập
vuốt

+ Máy có hệ thống cấp phôi tự động bằngnhững cánh tay rôbốt gắn trên than máy.

- Thôngsố kỹ thuật chính của máy

+ Lực ép danh nghĩa: PD= 800T

+ Hành trình của máy: S= 650 mm

+ Tốc độ của máy : 10/15 nhát dập/phút

+ Chiều cao lắp khuôn: Hkh=1100 mm

+ Diện tích bàn máy dưới: 3100x1600 mm

+Diện tích đầu trượt trên: 3200x1600 mm

+Lực của cơ cấu đệm đẩy: 120T

+ Hành trình của đệm đẩy: 300 mm

+Diện tích của bàn đẩy: 2600x1100

Sơ đồ nguyên lý của METK 800T


Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý của METK

Bàn máy 5. Taybiên 9. Động cơ

Thân máy 6 Trục khuỷu lệch tâm 10. Lyhợp và phanh

Đầu trượt 7. Bộ truyền đai 11. Bảng diều khiển

Xylanh cân bằng 8. Bộ truyền bánh răng

- Năng lượng của máy được lấy từ động cơ điện1.Thông qua bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng(có thể là
1 cấp, 2 cấp…) năng lượngđược truyền tới cơ cấu chấp hành.Bánh đà có tác dụng tích luỹ năng lượng để
khắcphục tải trọng đột ngột khi dập

- Để đảm bảo nối hệ thống truyền động vớ cơ cấuchấp hành theo yêu cầu công nghệ, trong METK có lắp
đặt hệ thống ly hợp vàphanh. Phanh có tác dụng dừng đầu trượt ở vị trí trên. Việc đóng mở ly hợp vàphanh
thực hiệ nhờ hệ thống điều khiển gồm phần điện và phần cơ hoặc có thêm cáccơ cấu khí nén, thuỷ lực

- Các bộ phận điều chỉnh và kiểm tra gồm: Cơcấu điều chỉnh chiều cao vùng làm việc, cơ cấu bảo hiểm
chống quá tải, bộ phận đolực, đo vị trí của trục khuỷu,…Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như: Bộ phận
bôitrơn,cân bằng đầu trượt, hệ thống đệm đẩy…
Công dụngvà phạm vi ứng dụng của bàn máy di dộng

- Trong công nghệ dập tạo hình tấm ngày càngđỏi hỏi tạo ra những chi tiết lớn phục vụ trong công nghiệp
sản suất Ôtô, côngnghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp đóng tàu…Chính vì thế máy dập tạo hình
vàkhuôn tạo hình rất to và nặng. Việc tháo nắp khuôn lên máy gặp rất nhiều khó khăn.Chính vì vậy người ta
đã thiết kế ra bàn máy di động để thuận lợi trong việc nắpvà thử khuôn

- Bàn máy di động được ứng dụng trong các máylớn, không gian máy chặt hẹp khó khăn trong việc tháo
nắp khuôn. Chúng thường đượcthiết kế trong một tổ hợp gồm nhiều máy dập tạo hìng để đưa khuôn từ
máy nàysang máy kia.

Tính toán hệ thống bàn máy di động


Hình 5.3: Bàn máy di động của METK 800T của c/ty VEAM-Thanh hoá
Hình 5.4: Bộ khuôn dập vỏ ôtô

- Bàn máy được dẫn động bằng động cơ biến tầncó thể đảo chiều quay. Động cơ có gắn liền hộp giảm
tốc.Tốc độ đầu ra của hộpgiảm tốc là:

ω = 35 vòng/ph

- Ta thiết kế bộ truyền xích có : + Bước xích:p= 38.1

+ Số răng đĩa xích nhỏ Z1 = 11

+ Số răng đĩa xích lớn Z2 = 21

+ Tỉ số truyền: u= 21/11= 1.91

- Suy ra vận tốc góc của bánh xe là:

ω = 35/1,91 = 18 vòng /ph

- Suy ra tốc độ của bàn máy : v = ω. R =18.Л. 0,25 = 14 (m/ph)

- Sau khi khuôn được dặt lên bàn máy, bàn máydi chuyển vào vị trí làm việc trên 2 thanh ray. bàn máy
được dẫn hướng bằng 2 rãnhđược xẻ trên ray( hình vẽ)

- Khi bàn máy đã vào vị trí làm việc, bàn máyđược hạ xuống bởi 4 xylanh thuỷ lưc được bố trí ở 4 góc
đúng vị trí của 4 bánhxe. Khi đó do có kết cấu rãnh chữ T bàn máy được hạ xuống và kẹp chặt bởi 4xylanh
thuỷ lực.
- Khi bàn máy muốn di chuyển ra thì 4 xylanhthuỷ lực sẽ nâng bàn máy lên một khoảng Δh. Sau đó động
cơ quay kéo bàn máy đira.

Tính toán đệm đẩy thuỷ lực

Công dụng của đệm đẩy thuỷ lực

- Đệm đẩy thuỷ lực đóng vai trò là một đầutrượt thứ 2, nó tạo ra lực chặn phôi trong nguyên công dập
vuốt

- Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ đẩy sản phẩmra khỏi cối hoặc chày

Các thông số của đệm đẩythuỷ lực

+Lực của cơ cấu đệm đẩy: 120T

+ Hành trình của đệm đẩy: 300 mm

+Diện tích của bàn đẩy: 2600x1100

Hình 5.6: Hình ảnhvề đệm đẩy thuỷ lực

Máy dập viên thuốc của chúng tôi có các mẫu mã đa dạng, chất lượng đảm bảo, đã và đang gây được sự
tín nhiệm của khách hàng gần xa. Chúng tôi có các loai : Máy dập viên thuốc kiểu nén đơn; Máy dập viên
thuốc hình hoa văn; Máy dập viên thuốc dạng quay. Các loại máy dập nén này sẽ đem các loại nguyên liệu
hạt dập nén thành hình tròn hoặc là các loại hình dạng khác nhau. Thiết bị này phù hợp với phòng thí
nghiệm, đơn vị nghiên cứu hoặc quy mô sản xuất nhỏ. Máy có thể dập các loại khuôn hình khác nhau và có
thể khắc hình hoặc chữ trên cả hai mặt.

1.
2. Máy dập viên thuốc kiểu nén đơn TDP
Máy dập viên thuốc kiểu nén đơn sẽ đem các loại nguyên liệu hạt dập nén thành hình tròn hoặc
là các loại hình dạng khác nhau. Thiết bị này phù hợp với phòng thí nghiệm, đơn vị nghiên cứu
hoặc quy mô sản xuất nhỏ. Máy có dạng bệ nhỏ, kiểu dập liên tục bằng động cơ điện, hoặc có
thể bằng tay. Máy chỉ có thể lắp một bộ khuôn dập, có thể điều chỉnh độ dầy, hoặc mức độ bổ
sung nguyên liệu.
Tham số kỹ thuật: ...

1.
2. Máy dập viên thuốc kiểu nén đơn TDP15T
Công dụng chủ yếu
Máy dập viên thuốc kiểu nén đơn TDP-15T là một dạng máy mới, đem các loại nguyên liệu bột
dập ép thành các loại viên khác nhau. Thích hợp dùng trong sản xuất thuốc trừ sâu, sản phẩm
hoá phẩm công nghiệp dùng hàng ngày, thuốc y tế, thực phẩm, luyện kim từ bột vụn. Máy dập
viên thuốc kiểu nén đơn TDP-15T có đặc điểm là áp lực lớn, đặc biệt thích hợp cho các loại viên
loại lớn và các loại khó dập ép thành hình. ...

1.
2. Máy dập viên thuốc kiểu nén đơn TP1400 (dạng mặt hình chiếc bàn)
Thông qua thay thế bộ phận tạo hình phía dưới máy và bộ phận đưa viên ra ngoài là có thể thay
đổi đường kính và thể tích của viên nén. Nguyên liệu đặt vào bộ phận rung dạng đĩa tiến hành
dập nén. Khi cần số lượng lớn có thể có thể lựa chọn thêm gáo đựng ngoài. Viên được dập ép
xong sẽ theo bồn nghiêng đi ra ngoài, ở đây có thể đặt một dụng cụ để đựng.
Đặc điểm: Một phút 140 viên, có thể thay đổi khuôn dập trong phạm vi 5-20mm, dung lượng ...

1.
2. Máy dập viên thuốc dạng hoa văn: Máy dập viên thuốc dạng hoa văn THP
Công dụng chủ yếu
Máy dập viên thuốc hình hoa văn THP là dạng máy dập tự động. Máy được dùng cho chế tạo
thuốc, công nghiệp hoá chất, thực phẩm, điện tử v.v...Máy thích hợp cho quy mô sản xuất nhỏ,
phòng thí nghiệm, bệnh viện...dùng để dập viên. Máy có thể dập các loại khuôn hình khác nhau
và có thể khắc hình hoặc chữ trên cả hai mặt. ...

1.
2. Máy dập viên thuốc dạng quay ZP15/17/19
Máy dập viên thuốc dạng quay ZP15/17/19 được thiết kế dùng để dập các loại viên với các vật
liệu khác nhau. Máy là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất các dạng viên nén. Trong
quá trình hoạt động có thể điều chỉnh độ nông sâu của viên nén và tốc độ hoạt động của máy.
Máy ZP15/17/19 của công ty chúng tôi đã được trao giải thưởng Chất lượng sản phẩm của Cục
Quản lý y tế quốc gia.
Tham số cơ bản: ...

1.
2. Máy dập viên thuốc dạng quay ZPW17D
Máy dập viên thuốc dạng quay ZPW17D là dạng máy dập nén dạng đơn, tự dộng liên hoàn. Máy
được dùng trong sản xuất thuốc, thực phẩm, điện tử, nhựa...
1. Vỏ ngoài của máy được làm bằng inox, đáp ứng đủ các yêu cầu GMP
2. Cửa sổ dạng trong suốt có thể quan sát khi máy đang vận hành, cửa sổ này có thể mở, tiện
lợi cho vệ sinh bảo trì. ...

1.
2. Máy dập viên thuốc dạng quay ZPW21A(B)
Máy dập viên thuốc dạng quay ZPW21A(B)được thiết kế cho việc dập nén các dạng viên. Máy
có thể dập nén các dạng viên với các kiểu dáng khác nhau, có thể khắc hoa văn hoặc chữ trên
cả hai mặt của viên nén.
Trong thời gian hoạt động, độ sâu hoặc độ dày của các viên nén và nguyên liệu vào có thể được
điều chỉnh. Máy có hệ thống cảnh báo quá tải, khi gặp sự cố sẽ tự động ngừng. Máy đáp ứng
các tiêu chuẩn GMP. ZPW21B là một phiên bản cải tiến của ZPW21A. Các bộ phận tiếp xúc với
nguyên liệu được làm ...

1.
2. Máy dập viên thuốc dạng quay ZPW29/31
Máy dập viên thuốc dạng quay ZPW29 / ZPW31 có khung và vỏ hộp được làm bằng vật liệu
không rỉ, bộ phận tiếp xúc với nguyên liệu được làm bằng inox. Máy đáp ứng tiêu chuẩn của
GMP.
Máy có cửa sổ trong suốt có thể quan sát bên trong máy. Cửa sổ có thể mở, tiện cho việc vệ
sinh và bảo trì.
Máy được trang bị bộ phận chống quá tải, khi bị quá tải máy sẽ tự động ngừng.
Tham số kỹ thuật: ...

1.
2. Máy dập viên thuốc dạng quay ZP33
Dies (sets) 33
Max. Pressure (KN) 40
Max. Dia. of tablet (mm) 12
Max. Filling Depth (mm) 15
Thickness of largest tablet (mm) 6 ...

Máy dập thuỷ lực

Thông tin về các sản phẩm: Máy dập cơ


Sản phẩm mới cập Sản phẩm được xem
nhật nhiều nhất

Máy dập nguội

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỚI TRONG CÔNG NGHỆ DẬP TẤM
A NEW RESEARCH METHOD ON SHEET METAL FORMING
TECHNOLOGY
Nguyễn Đắc Trung, Lê Trung Kiên,
Nguyễn Trung Kiên, Phạm Tiến Trung, Nguyễn Văn Thành
Bộ môn Gia công áp lực - Khoa Cơ khí - ĐHBK Hà Nội
TÓM TẮT
Hiện nay, tại Việt nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô mong muốn
ứng dụng công nghệ
dập tấm để sản xuất các chi tiết khung, vỏ xe. Tuy nhiên, với các dạng chi tiết có
kích thước lớn, phức tạp cần
phải có công nghệ dập tạo hình phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời
giảm thiểu chi phí sản xuất.
Trong bài báo dưới đây sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu mới dựa trên mô phỏng
số nhằm phân tích quá
trình tạo hình các chi tiết dập tấm có hình dạng phức tạp. Các kết quả mô phỏng sẽ
được ứng dụng để tối ưu
công nghệ và khuôn mẫu dập các chi tiết vỏ xe ô tô.
ABSTRACT
Nowaday, more and more Vietnamese automotive companies would like to improve
on deep drawing
technologies for producing of frame and car body parts. But, for those parts with
large size and complex shape,
it requires suitable forming technologies to enhance quality and at once to reduce
the cost for manufacturing.
This article presents a new method numerical simulation as a tool for formability
analysis of stamped complex
parts. The results with the simulation are applied for optimization of technology and
forming die for
manufacturing of car body parts.
1. GIỚI THIỆU
Đa phần vỏ xe ôtô là các chi tiết vỏ
mỏng, có kích thức lớn và hình dạng phức
tạp. Để sản xuất công nghiệp các chi tiết vỏ
xe, một trong những phương pháp hữu hiệu
nhất không thể thay thế được cho đến nay
tại hầu hết các quốc gia có nền sản xuất xe
ôtô hiện đại đó là công nghệ dập tấm. Các
bộ khuôn dập thường có kích thước và hình
dạng tương tự như chi tiết, nên khuôn dập
vỏ ô tô sẽ có kích thước, khối lượng lớn,
hình dạng phức tạp. Như vậy, giá thành của
các bộ khuôn rất cao, mất nhiều thời gian
thiết kế, chế tạo (một bộ khuôn dập thường
có giá thành lên đến vài triệu USD) [1]. Tại
Việt nam, việc tính toán thiết kế khuôn dập
vỏ ôtô mới chỉ bắt đầu từ 5 năm trở lại đây
và chỉ căn cứ vào kinh nghiệm theo các chi
tiết dập thông thường khác. Sau khi hoàn
chỉnh thiết kế công nghệ sẽ thực hiện gia
công chế tạo khuôn, dập thử, hiệu chỉnh,
sửa khuôn. Quá trình dập thử và hiệu chỉnh
này thường phải lặp đi lặp lại nhiều lần và
không tránh khỏi tổn thất về thời gian cũng
như kinh phí. Trong năm 2007-2008, sự đầu
tư và phát triển mạnh mẽ vào công nghiệp
ôtô Việt nam với mong muốn nâng cao tỷ lệ
nội địa hóa sản phẩm khung, vỏ xe đã đặt ra
cho các nhà kỹ thuật phải nâng cao trình độ
chuyên môn và áp dụng hướng nghiên cứu
công nghệ mới nhằm giảm chi phí sản xuất
vỏ xe, rút ngắn thời gian thiết kế, chế thử,
cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy, nghiên cứu phương pháp mô
phỏng số quá trình dập tạo hình, ứng dụng
công nghệ thông tin vào thiết kế tính toán
nâng cao độ chính xác công nghệ và khuôn
với sự trợ giúp của máy tính và các phần
mềm chuyên dụng được xem là hướng đi
đúng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Căn
cứ vào kết quả mô phỏng số sẽ xác định
được qui trình công nghệ tối ưu như số lần
dập tạo hình, các thông số công nghệ của
quá trình biến dạng như lực dập, lực chặn,
ma sát và sẽ có được kích thước hình học,
biên dạng của dụng cụ gia công một cách
hợp lý.
Hình 1 trình bày trình tự các bước
thực hiện từ thiết kế sản phẩm, qua thiết kế
công nghệ, chế tạo khuôn, dập thử, đánh giá
chất lượng sản phẩm và cuối cùng đưa ra
sản xuất công nghiệp [2]. Trong các khâu
này, việc tối ưu công nghệ và khuôn đóng
vai trò quan trọng hàng đầu, phải được thực
hiện nhờ mô phỏng số để giảm thiểu các rủi
ro sai hỏng khi thiết kế công nghệ. Công
việc mô phỏng số quá trình dập tạo hình
được thực hiện “ảo” trên máy tính cần phải
được nghiên cứu, phát triển bởi nó không
chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đơn giản khi
thay đổi mẫu mã sản phẩm cũng như giúp
cho người kỹ sư có được đánh giá tổng
quan và chính xác về quá trình tạo hình và
chất lượng sản phẩm sau này.
Hình 1. Các bước thực hiện từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất công
nghiệp
2. NGHIÊN CỨU TỐI ƯU CÔNG NGHỆ
VÀ KHUÔN NHỜ MÔ PHỎNG SỐ
Tối ưu công nghệ dập tạo hình và
khuôn mẫu có nghĩa là cần thiết phải xác
định được các yếu tố ảnh hưởng như lực
công nghệ, lực chặn, hành trình chày, hành
trình chặn, ma sát phụ thuộc thời gian và
kích thước hình học khuôn như góc lượn
cối … phù hợp để tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao nhất. Quá trình tính toán thiết kế
khuôn và tối ưu công nghệ này đều được
thực hiện dựa vào mô phỏng số trên máy
tính (hình 2) [3]. Đầu tiên, sản phẩm mẫu
(chi tiết) được số hoá dưới dạng mô hình
3D. Mô hình này ban đầu là tập hợp của
nhiều điểm trong không gian hoặc có thể là
mô hình lưới. Sau đó, mô hình sẽ được
dựng ở dạng mặt. Đây sẽ là mô hình cơ sở
cho việc thiết kế mô hình hình học của
khuôn (chày, cối, chặn) và phôi như trên
hình 3.
Hình 2. Tính toán thiết kế khuôn dập vỏ ô tô dựa trên mô phỏng số
Sau khi có mô hình hình học của bài
toán bao gồm mô hình chày, cối, tấm chặn,
phôi, mô phỏng số được tiến hành theo các
bước:
- Xây dựng mô hình thuộc tính biến dạng
của phôi và dụng cụ gia công
- Chia lưới phần tử cho mô hình bài toán
- Thiết lập mô hình tiếp xúc giữa phôi và
dụng cụ gia công
- Xây dựng mô hình điều kiện biên của
bài toán như ràng buộc chuyển vị, lực...
- Giải bài toán nhờ tính toán phần tử hữu
hạn (chạy bài toán mô phỏng)
- Xuất kết quả
- Phân tích đánh giá quá trình, chất lượng
sản phẩm
- Hiệu chỉnh các thông số công nghệ đầu
vào để hoàn chỉnh công nghệ
Hình 3. Mô hình bài toán dập vỏ ô tô [4]
Sau khi chạy bài toán mô phỏng, ta
sẽ phân tích đánh giá quá trình biến dạng
tạo hình và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Kết quả mô phỏng được thể hiện dưới các
hình ảnh trực quan về trường phân bố ứng
suất, biến dạng, tốc độ biến dạng, chuyển
vị... như trên hình 4. Thông qua các kết quả
này, có thể đánh giá chính xác cả quá trình
tạo hình, những khuyết tật như nhăn, rách,
vị trí xảy ra khuyết tật trên phôi. Hình 4a
biểu diễn lưới biến dạng của phôi tấm. Việc
chia lại lưới tại vị trí nào nhiều sẽ thể hiện
tại nơi đó biến dạng lớn và cần thiết phải
kiểm tra độ chính xác về mặt hình học. Tại
các vị trí biến dạng lớn (mầu đỏ trên biểu
đồ hình 4b và 4c), vật liệu tấm bị biến
mỏng nhiều (có thể lên đến 50%), tại đó tập
trung ứng suất lớn và tạo ra các vùng mất
ổn định có thể gây rách sản phẩm. Tại các
vị trí trên mặt vành phôi xuất hiện sự tăng
chiều dày, điều này gây nên hiện tượng
nhăn.
a)
b)
c)
Hình 4. Kết quả mô phỏng số quá trình dập tạo hình chi tiết tai trước xe
con
a) Lưới biến dạng b) Phân bố biến dạng trên phôi c) Vị trí nguy hiểm
Dựa vào hình ảnh phân bố biến dạng
trên phôi có thể xác định chính xác các
vùng nhăn, rách, vùng mất ổn định, vùng an
toàn của vật liệu. Qua đó dễ dàng thay đổi
các thông số công nghệ như lực chặn, ma
sát hay kích thước hình học của dụng cụ gia
công sao cho đạt được chất lượng sản phẩm
cao nhất theo các chỉ tiêu:
- Đồng đều về chiều dày tấm, không
có những vị trí biến mỏng quá nhiều
- Không xuất hiện nhăn trên phần
vành
- Độ chính xác hình học của sản
phẩm theo kích thước của dụng cụ
gia công hay sản phẩm mẫu
Dựa vào kết quả phân tích mô
phỏng số, không chỉ cho phép tối ưu công
nghệ mà còn có khả năng nghiên cứu phát
triển và ứng dụng các phương pháp công
nghệ mới nhằm dễ dàng điều khiển quá
trình tạo hình hay nâng cao hơn nữa chất
lượng của bề mặt sản phẩm dập. Để điều
khiển lực chặn theo các vị trí kéo kim loại
vào lòng cối, trên phần vành có thể bố trí
gân vuốt và ta cũng tối ưu hình dạng gân, vị
trí đặt gân vuốt ngay trong quá trình mô
phỏng dập tạo hình. Kích thước hình dạng
của phôi cũng được xác định một cách
chính xác cho quá trình dập chi tiết.
Kết quả của việc tối ưu quá trình
dập tạo hình là bộ thông số công nghệ tối
ưu đồng thời cho biết kích thước, hình dạng
hình học của bề mặt chày cối (hình 5). Đây
là cơ sở quan trọng để tiếp tục thiết kế tổng
thể khuôn.
Hình 5. Hình dạng bề mặt dụng cụ gia công
sau khi đã tối ưu
III. ỨNG DỤNG MÔ PHỎNG SỐ TRONG
THIẾT KẾ KHUÔN DẬP VỎ XE ÔTÔ
Dưới đây trình bày kết quả ứng
dụng phương pháp mô phỏng số vào thiết
kế tối ưu công nghệ dập tạo hình chi tiết tai
trước xe ôtô con trong khuôn khổ đề tài cấp
nhà nước KC.05.16 do Bộ môn Gia công áp
lực - Khoa Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa
Hà Nội thực hiện.
Từ kết quả mô phỏng số, ta có được
biên dạng, kích thước hình học của bề mặt
khuôn dập và thiết kế được các chi tiết quan
trọng nhất của bộ khuôn như chày, cối và
chặn. Sau đó, việc thiết kế tổng thể bộ
khuôn được thực hiện dựa trên việc thiết kế
thêm các chi tiết khác như đế khuôn, áo
chày, áo cối, dẫn hướng và các chi tiết trong
hệ thống chặn. Khuôn dập chùm 2 chi tiết
tai trước được thể hiện trên hình 6 và 7.
Việc dập chùm 2 chi tiết sẽ tiết kiệm thời
gian sản xuất, vật liệu tấm và quan trọng
hơn là tạo ra sự đối xứng để đưa điểm đặt
lực tổng hợp vào giữa khuôn tạo ra sự ổn
định trong quá trình dập tạo hình.
Hình 6. Chày dập tạo hình
Hình 7. Khuôn dập chùm 2 chi tiết tai trước
xe ôtô con
Hình 8. Khuôn dập tạo hình được lắp và
hiệu chỉnh trên máy ép thủy lực 1500 tấn
Hình 9. Sản phẩm chi tiết tai trước
Sau khi chế tạo khuôn, ta tiến hành
lắp khuôn, hiệu chỉnh và dập thử trên máy
ép thủy lực 1500 Tấn (hình 8). Công việc
hiệu chỉnh và dập thử đơn giản và thực hiện
khá nhanh do đã có các thông số công nghệ
tối ưu dựa vào mô phỏng số. Chỉ sau 5 lần
dập thử ta đã có được kết quả sản phẩm chi
tiết tai trước như trên hình 9. Sản phẩm dập
có chất lượng tốt, bề mặt nhẵn bóng, độ
chính xác về kích thước đảm bảo theo chi
tiết mẫu.
IV. KẾT LUẬN
Việc ứng dụng mô phỏng số trong
thiết kế, tính toán, tối ưu công nghệ dập tạo
hình hoàn toàn phù hợp với trình độ sản
xuất hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt đối với
khuôn dập các chi tiết lớn, hình dạng phức
tạp như vỏ ôtô. Phương pháp này cho phép
giảm thiểu thời gian thiết kế, chỉnh sửa
khuôn mẫu, nhanh chóng thay đổi mẫu mã
sản phẩm, đồng thời giảm thiểu các chi phí
chế tạo và dập thử. Thông qua mô phỏng số,
người kỹ sư nhanh chóng tối ưu các thông
số công nghệ và khuôn mẫu sao cho tránh
được các khuyết tật như nhăn, rách sản
phẩm, đồng thời tạo ra công nghệ hợp lý
nhất vừa tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyen Dac Trung: FE-Simulation of
hydro deep drawing process. National
mechanical conference VII, 27.-
28.8.2004. Volume 2, pp. 641-648.
[2] Nguyen Dac Trung: Application
drawbead by forming of complicated
parts, Journal of Science & Technology
N0 56/2006, pp. 74-78
[3] ESI Group: PAM-DIEMAKER- Rapid
Die Design, Stamping Professional
Pack -Added Value Options for Sheet
Metal Forming Professionals, 2004
[4] Nguyen Dac Trung: Influence of
process parameters on the product
properties by using hydro-mechanical
forming, Proceeding Field wise seminar
in manufacturing engineering, Hanoi
28.-29. August 2007
Thử thách trong công nghệ dập khuôn (P.1) (18-12-2008 08:40:12)
Các lĩnh vực dập khuôn ở châu Âu, Mỹ và Singapore đang phải đối mặt với các vấn
đề giống nhau. Chi phí sản xuất đang cao hơn một cách đáng kể so với Trung Quốc
và các nựớc được gọi là các nước sản xuất chi phí thấp. Có phải chi phí thấp là câu
trả lời cuối cùng cho tất cả những áp lực mà chúng ta đang phải đối mặt? Câu trả lời
là không! Vẫn có những cơ hội như là công nhân được đào tạo chất lượng cao, công
nghệ và cơ sở vật chất phát triển cao.
Hơn nữa, không cần thiết để đầu thầu những sản phẩm đơn giản mà phải đấu thầu các sản
phẩm phức tạp hơn. Khối lượng sản xuất càng lớn và vòng đời của sản phẩm dập khuôn càng
cao, càng tốt cho các nhà sản xuất. Có nhiều tiềm năng, trong đó có thể kể đến mức độ tự
động cao hơn, các quá trình tích hợp và công nghệ dụng cụ tốt hơn.

Nói về mức độ tự động cao và các quá trình tích hợp, chúng ta biết rằng quá trình hàn laser
cho phép lắp ráp và hàn lò xo và thân khớp nối máy ngay trong phạm vi khuôn đúc. Sau quá
trình dập khuôn, khách hàng có một thiết bị nối hoàn chỉnh được lấy ra từ máy dập khuôn.
Điều này làm giảm đáng kể chi phí và trên hết là nâng cao chất lượng chi tiết.

Triển vọng trong lĩnh vực máy ôtô, nơi chỉ cho phép tối đa một chi tiết hỏng trong mỗi triệu chi
tiết sản xuất, cũng rất lớn. Ngoài ra còn có lĩnh vực đánh dấu bằng laser nội tuyến thẳng hàng
đánh dấu các khớp nối với tốc độ lên đến 1400 khớp nối/phút. Mỗi chi tiết được đánh dấu và có
thể được theo dõi toàn bộ quá trình theo yêu cầu của các nhà sản xuất xe ôtô. Các thiết bị
laser có thể được sử dụng cho tất cả các sản phẩm bởi vì chúng có thể được lập trình tự do.

Chỉ có hai ví dụ cho thấy làm thế nào để giảm chi phí sản xuất thông qua việc gia tăng hiệu
quả sản xuất và tự động hóa.

Hệ thống giám sát dụng cụ

Việc giám sát các khuôn dập ngày càng phức tạp ngày nay là thiết yếu cho quá trình dập an
toàn và chính xác. Nó không những liên tục đảm bảo chất lượng chi tiết tốt mà còn bảo vệ
khuôn và máy khỏi những hư hại và thời gian lãng phí tốn kém. Cuối cùng, tất cả các nhà sản
xuất đều có mục đích chung là sản lượng cao và chi phí sản xuất thấp. Bên cạnh thiết bị bảo vệ
dụng cụ thông thường từ Bruderer, bộ điều khiển vị trí của búa nện là một hệ thống rất hiệu
quả để đạt được tất cả những mục tiêu đề cập ở trên.

Các bộ phận cảm biến tương tự đo búa nện ở BDC (điểm chết dưới) tại một hay nhiều điểm
trong khuôn dập hoặc với các lệnh gần với quá trình dập khuôn đến mức có thể. Bộ phận cảm
biến được định vị sao cho có thể đo được khoảng cách của mặt tháo khuôn của khuôn nằm ở
trên và so sánh nó với các giới hạn đã nhập. Trong trường hợp kích thước của mặt tháo khuôn
vượt quá giới hạn cho phép, máy sẽ tự động tắt trong vòng vài phần nghìn giây.

Một máy Bruderer điển hình dừng trong vòng một vòng quay ở tốc độ hoạt động khoảng
1000spm. Điều này giúp bảo vệ máy và đặc biệt là khuôn không bị hư hại do giảm tốc độ cấp
bách hoặc tệ hơn, một tấm kép do sai bước răng. Cho tới nay, đặc điểm này đã chỉ được sử
dụng với một bộ phận riêng biệt nhưng ngày nay, người sử dụng có thể sử dụng thiết bị điều
khiển dập khuôn để hợp nhất hệ thống đo lường BDC.

Do việc sử dụng rộng rãi các thiết bị cảm biến nhạy cảm và có độ chính xác cao trong lĩnh vực
dập khuôn hiệu suất cao, các dung sai có thể được giữ trong giới hạn rất hẹp. Việc giữ dung sai
nhỏ hơn 0.01mm hoàn toàn không còn là vấn đề nữa. Cái gọi là thiết bị cảm biến dòng điện
xoáy cũng không có giới hạn về mặt tốc độ và có thể dùng lên tới 2000spm.

Việc lập chương trình và sử dụng thiết bị điều khiển rất đơn giản và dễ hiểu đối với người sử
dụng. Người ta có thể cài đặt khoảng cách của mặt tháo khuôn tới BDC ở tình trạng “teach-in”.
Điều này có nghĩa là người thợ vận hành chạy máy trong vài hành trình và thiết bị điều khiển
cài đặt bằng cách lấy trung bình của những hành trình cuối làm khoảng cách tối ưu trong BDC.
Trong chế độ liên tục, giá trị mốc cũng như giá trị thực luôn được so sánh và cũng được hiển thị
trên màn hình giúp cho người vận hành biết được trạng thái hoạt động chính xác của quá trình.
Người ta có thể sử dụng tới 8 thiết bị cảm biến trong các máy điều khiển B. Người ta cũng có
thể trang bị hệ thống điều khiển vị trí BDC lên các máy điều khiển B cũ hơn.

Sự dò tìm và điều chỉnh vị trí búa nện

Việc điều chỉnh độ cao của búa nện trong quá trình dập khuôn là tính chất đặc trưng độc đáo
của máy BSTA được phát minh bởi Bruderer. Nó cho phép người điều khiển giữ vị trí BDC trong
dung sai hẹp 0.01mm trong bất kì tình huống nào. Bất kể máy vận hành với vận tốc hay nhiệt
độ bao nhiêu, chất lượng của chi tiết luôn được giữ ổn định. Ảnh hưởng của nhiệt độ có tác độ
lớn nhất lên chất lượng chi tiết ngay khi tốc độ sản xuất được cài đặt. Không những chỉ có máy
mà khuôn dập cũng bị nóng lên trong quá trình sản xuất. Bằng việc sử dụng hệ thống cảm biến
dòng điện xoáy, máy điều chỉnh vị trí trong lúc khởi động máy và khuôn.

Với sự kết hợp của bộ điều khiển BDC và chức năng để điều tiết búa nện trên bộ điều chỉnh tốc
độ, người sử dụng luôn luôn có khả năng giữ vị trí búa nện BDC trong các dung sai hẹp.

Giám sát lực dập

Một phương pháp an toàn khác là giám sát lực dập. Bruderer cung cấp từ hai đến bốn phiên
bản để đo lực của đòn dập. Người ta có thể dùng tính chất đặc biệt này để chống việc quá tải
cũng như điều khiển quá trình hoạt động. Trong trường hợp đầu tiên khi quá tải ngừng hoạt
động của máy, nó giúp giảm nguy cơ hư hại cho máy và dụng cụ. Giới hạn mở còi báo động để
dừng máy được lập chương trình và được lưu trong bộ nhớ dữ liệu của dụng cụ.

Lợi ích thứ hai là kiểm tra tình trạng của các chày đột dập và đáy khuôn và vì thế, cho phép
người sử dụng ra tay hành động thay vì chỉ đối phó. Đối phó có nghĩa là vấn đề trên chi tiết đã
được xác định và chi tiết cần bị đập bỏ. Hành động cho phép dừng máy trước khi vấn đề xảy
ra. Vì vậy, không có tổn thất sản xuất, không có khiếu nại từ khách hàng và chúng ta có thể
lên kế hoạch việc dừng hoạt động.

Các máy được trang bị bộ điều khiển B cung cấp chức năng nhật kí cho lực nén. Trong nhật kí
này, các cú dập cuối được lưu và có thể xem lại. Điều này giúp đánh giá một vấn đề thậm chí
nhiều ngày sau khi xảy ra thiệt hại. Nó cũng có thể giúp tăng tốc độ sản xuất nhờ hiển thị
đường cong tải trọng của các hành trình cuối.Ví dụ, nhà sản xuất dụng cụ có thể mường tượng
ra khả năng lò xo của mặt tháo khuôn “dao động” và vì thế, tạo ra các vấn đề, và vân vân.

Như có thể thấy, việc giám sát lực dập đã là một phần của quá trình kiểm tra chất lượng rồi.
Trong trường hợp máy dừng hoạt động do quá tải, người điều khiển có cơ hội kiểm tra khuôn
và vì thế đảm bảo không có bộ phận hư hại nào trong guồng.

(còn tiếp

Kết quả bước đầu trong nghiên cứu công nghệ dập liên tục tại Viện IMI
iBuild Tech | (02/12/09)

• Email

• Print

• 20 Thảo luận

Công nghệ dập liên tục (Progressive stamping) trong dập tấm đang rất phát triển trên thế giới, tuy nhiên ở Việt

Nam đây vẫn còn là vấn đề “mới” và ứng dụng hạn chế do chưa làm chủ về công nghệ, trang thiết bị và vật liệu.

Để bắt kịp những thành tựu trên thế giới, một số đơn vị trong nước đã đầu tư cho công nghệ này. Việc nghiên

cứu công nghệ dập liên tục, chủ động đáp ứng nhu cầu trong nước có ý nghĩa cao về khoa học và thực tiễn công

nghiệp.

Công nghệ dập liên tục (Progressive stamping) trong dập tấm đang rất phát triển trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam
đây vẫn còn là vấn đề “mới” và ứng dụng hạn chế do chưa làm chủ về công nghệ, trang thiết bị và vật liệu. Để bắt kịp
những thành tựu trên thế giới, một số đơn vị trong nước đã đầu tư cho công nghệ này. Việc nghiên cứu công nghệ dập
liên tục, chủ động đáp ứng nhu cầu trong nước có ý nghĩa cao về khoa học và thực tiễn công nghiệp.Lời mở đầu Dập
liên tục là công nghệ đặc thù, khuôn liên tục tích hợp nhiều nguyên công dập tấm kim loại trên một hành trình của máy
dập. Thiết kế và chế tạo khuôn liên tục là một quá trình phức tạp, tỉ mỉ, đòi hỏi người thiết kế nắm vững các nguyên
công dập tấm, đồng thời nắm vững các công nghệ gia công tiên tiến hiện nay. Việc ứng dụng các công nghệ thiết kế,
mô phỏng và gia công hiện đại đã ngày càng làm tăng độ chính xác, tốc độ, hiệu quả của khuôn dập bước liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất các chi tiết loạt lớn, có tính lắp lẫn cao, giá thành hạ
cho các ngành công nghiệp.
Hình 1. Một số chi tiết được chế tạo bằng công nghệ dập liên tục Trong những năm gần đây, Viện Máy và Dụng cụ
Công nghiệp (IMI) đã tiến hành các nghiên cứu trong thiết kế và chế tạo các bộ khuôn liên tục để sản xuất các linh kiện
trong các sản phẩm tiêu dùng. Những đặc tính và ứng dụng khuôn liên tục trong công nghiệp Khuôn dập liên tục (gọi
tắt là khuôn liên tục) đã được nghiên cứu và ứng dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện, điện
tử, ô tô,... từ nhiều năm nay trên thế giới. Khuôn liên tục là khuôn dập bao gồm nhiều cặp chày cối được bố trí trên
cùng một đế khuôn thực hiện các nguyên công dập tấm khác nhau (dập vuốt, uốn, dập nổi, dập cắt...) sau một hành
trình của máy ép. Mỗi một vị trí làm việc (một cặp chày cối) thực hiện một hoặc nhiều bước công nghệ riêng biệt, nhờ
cơ cấu cấp phôi tự động phôi được chuyển dịch liên tục và tuần tự qua các vị trí để hoàn thành chi tiết cần chế tạo.

Hình 2. Sơ đồ công nghệ Sử dụng khuôn liên tục trong lĩnh vực dập tấm đang được ứng dụng rất rộng rãi trên thế
giới bởi vì nó có những ưu điểm như: Năng suất dập cao, sản phẩm được đảm bảo về cơ tính cũng như chất lượng bề
mặt... Khuôn liên tục có thể chia ra làm một số loại như: Khuôn liên tục dập vuốt, khuôn liên tục dập uốn, khuôn liên
tục cắt hình - đột lỗ, khuôn liên tục thực hiện nhiều bước công nghệ khác nhau (uốn, đột, cắt...). Hình 2 thể hiện sơ đồ
các bước công nghệ bố trí trên phôi (dày 0,1 mm, vật liệu là Nhôm A0) để dập tấm tản nhiệt điều hoà KTS trên khuôn
liên tục do Viện IMI thiết kế.
Những đặc điểm khi thiết kế và chế tạo khuôn liên tục:

• Bố trí các bước dập phải tối ưu

• Khuôn phải được chế tạo rất chính xác

• Khuôn liên tục đòi hỏi phải có thiết bị tháo phôi cuộn, bộ nắn phôi, bộ cấp phôi tự động với các bước dịch

chuyển phôi có độ chính xác cao


• Vật liệu làm khuôn phải là thép hợp kim chất lượng cao vì việc sửa chữa và tháo lắp trên khuôn liên tục là rất

khó khăn
• Lực dập và kích thước khuôn liên tục lớn đòi hỏi máy ép phải đủ lớn để có thể thực hiện được.

Vì những lý do trên cho nên việc sử dụng khuôn sẽ đòi hỏi đầu tư ban đầu rất lớn chỉ phù hợp với sản xuất loạt lớn.
Hình 3. Tấm trao đổi nhiệt sau khi lắp ráp.
Nghiên cứu về khuôn liên tục tại Viện IMI Việc nghiên cứu công nghệ, tính toán thiết kế khuôn liên tục đã được
Viện IMI (Bộ Công Thương) đã thực hiện thông qua hai đề tài cấp Bộ trong 2 năm 2007 và 2008 với mục tiêu là
nghiên cứu quá trình công nghệ dập bước liên tục, thiết kế khuôn liên tục và chế tạo hoàn chỉnh bộ khuôn cho sản xuất
tấm tản nhiệt điều hoà không khí. Có thể nói IMI là đơn vị đầu tiên chính thức công bố các kết quả nghiên cứu trong
lĩnh vực này (hình 3, hình 4). Các thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm có cấu tạo từ nhiều tấm kim loại, bề mặt gấp nếp định
hình có sẵn các lỗ dành cho hai loại môi chất khác nhau đi qua để tiến hành trao đổi nhiệt với nhau, các tấm kim loại
này được ép thành một khối. Số lượng và kích thước các tấm kim loại được xác định bởi lưu lượng của môi chất, tính
chất vật lý, tổn hao áp suất, nhiệt độ vào/ra của môi chất… Các tấm tản nhiệt này có đặc điểm là rất mỏng (thông
thường nhỏ hơn 0,25 mm), trên bề mặt có các vị trí lỗ, cắt trích và dập nổi để lắp ráp và tăng độ cứng vững. Trên cơ sở
những đặc điểm của sản phẩm đã lựa chọn là tấm tản nhiệt của điều hoà không khí, các nghiên cứu về khuôn liên tục
thực hiện tại Viện IMI đã tập trung vào các các nội dung: + Nghiên cứu tổng quan về công nghệ dập bước liên tục
+ Nghiên cứu ứng dụng module Progressive die của phần mềm CAD/CAM/CAE Unigraphics (SIEMENS) thiết kế
công nghệ và khuôn bước liên tục.
+ Nghiên cứu thiết kế bộ khuôn dập bước liên tục cho sản phẩm tấm tản nhiệt điều hoà không khí kỹ thuật số:
+ Nghiên cứu và đưa ra qui trình công nghệ chế tạo tấm tản nhiệt điều hoà không khí kỹ thuật số, tính toán, thiết kế bộ
khuôn dập bước liên tục hoàn chỉnh
+ Nghiên cứu thiết kế bộ cấp phôi cho khuôn dập bước liên tục tấm tản nhiệt điều hoà không khí kỹ thuật số
+ Nghiên cứu thiết kế công nghệ chế tạo các chi tiết khuôn bước liên tục cho sản phẩm tấm tản nhiệt điều hoà không

khí.
Hình 4. Khuôn liên tục dập tấm tản nhiệt do Viện IMI thiết kế, chế tạo + Chế tạo bộ khuôn dập liên tục.
+ Chế tạo bộ cấp phôi tự động (sử dụng để cấp phôi cho khuôn liên tục)
+ Chế tạo thử nghiệm tấm tản nhiệt điều hoà không khí kỹ thuật số loại 12.000 BTU đạt chất lượng tương đương với
sản phẩm nhập ngoại Kết quả của cả hai đề tài được thực hiện tại Viện IMI là đã nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế
tạo thành công khuôn liên tục dập tấm tản nhiệt điều hoà không khí, sản phẩm tấm tản nhiệt điều hoà không khí loại
12000 BTU được sản xuất trên bộ khuôn liên tục này không bị biến dạng, kích thước hình học ổn định, đạt các dung sai
cho phép; bộ khuôn liên tục và bộ cấp phôi tự động làm việc ổn định. Sản phẩm phục vụ trực tiếp trên dây chuyền công
nghiệp của Công ty DIREA – Chuyên về thiết bị lạnh và điều hoà kỹ thuật số đặt tại Khu công nghiệp Quang Minh.
Qua quá trình thực hiện các đề tài trên, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy cần hoàn thiện hơn nữa thiết kế các bộ khuôn
liên tục theo một số hướng chủ yếu như sau:

• Nghiên cứu các hệ thống cảm biến bảo vệ và nâng cao tuổi thọ của khuôn liên tục

• Nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới sử dụng cho khuôn liên tục.

• Nghiên cứu chế tạo các loại máy dập chính xác tốc độ cao (High speed precision) press), để sử dụng cho

khuôn liên tục.

Sản phẩm Kết luận Khuôn liên tục với những ưu điểm như: năng suất và độ chính xác sản phẩm cao, giảm diện tích
sản xuất… đang có xu hướng được sử dụng rộng rãi hơn ở nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo các bộ
khuôn liên tục chất lượng cao là hết sức cần thiết và cấp bách đối với sản xuất. Khuôn dập liên tục được thiết kế và chế
tạo trong nước với giá thành phù hợp có thể đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra khả
năng phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, thay thế dần việc nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, tạo sức cạnh tranh của
các sản phẩm trong nước. Kết quả của đề tài đặt ra hướng nghiên cứu chuyên sâu công nghệ dập bước liên tục tại Viện
IMI, ứng dụng các công nghệ thiết kế hiện đại trên thế giới, làm chủ được công nghệ thiết kế và công nghệ chế tạo
khuôn liên tục, có thể chuyển giao cho các cơ sở sản xuất.

Bổ sung nội dung cho bài viết và tranh luận

Đề cương ôn tập môn: CÔNG NGHỆ KIM LOẠI VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI

1- Trình bày thực chất, đặc điểm của phương pháp đúc
2- Các bộ phận cơ bản của một khuôn đúc
3- Các loại vật liệu làm khuôn, hỗn hợp làm lõi
4- Trình bày phương pháp làm khuôn bằng tay và phương pháp làm khuôn trên nền
xưởng
5- Hệ thống rót, đậu ngót và đậu hơi.
6- Kỹ thuật đúc gang xám
7- Đúc thép và đúc đồng
8- Các phương pháp đúc đặc biệt
9- Qúa trình biến dạng dẻo của kim loại
10- 4 định luật dùng trong gia công biến dạng
11- Tại sao phải nung nóng kim loại khi gia công áp lực
12- Thực chất, đặc điểm của cán kim loại
13- Phân tích điều kiện cán được
14- Thực chất đặc điểm kéo kim loại và bài tập
15- Thực chất đặc điểm của rèn tự do
16- Nguyên lí làm việc của máy búa hơi
17- Thực chất đặc điểm của dập thể tích
18- Nguyên lý làm việc của máy ép trục khuỷu
19- Thực chất, đặc điểm của quá trình hàn
20- Phân loại các phương pháp hàn
21- Thực chất của hàn hồ quang bằng tay
22- Các loại điện cực hàn và vai trò của lớp thuốc bọc
23- Máy hàn hồ quang xoay chiều và một chiều
24- Công nghệ hàn hồ quang bằng tay và bài tập
25- Thực chất đặc điểm của hàn hồ quang tự động và bán tự động
26- Thực chất và đặc điểm của hàn và cắt kim loại bằng khí
27- Khí hàn
28- Nguyên lý làm việc của van giảm áp
29- Các loại ngọn lửa hàn và ứng dụng
30- Thực chất của quá trình cắt kim loại bằng khí

Hết
Ứng dụng công nghệ rèn, dập nóng
Công nghiệp ô tô

Do vật rèn dập có những đặc tính nổi bật như độ bền cao, rất tin cậy và kinh tế nên
chúng rất lý tưởng để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất ô tô, xe máy. Thông thường
các bộ phận làm từ vật rèn dập được sử dụng vào những vị trí chịu va đập mạnh,
chịu ứng xuất cao như: trục bánh lái, trục bánh xe, tay dẫn hướng, đinh tán cầu,
thanh truyền. Ứng dụng thông thường khác là các chi tiết trong bộ truyền động như:
tay biên, trục khưỷu, trục truyền động, càng gạt đổi số, bánh răng truyền động,
bánh răng vi sai, trục phát động, khớp li hợp, khớp nối.v.v.. Phần lớn các chi tiết này
được dập từ thép cacbon, thép hợp kim, ngoài ra còn từ các vật liệu khác như nhôm,
chúng được coi là những vật liệu tân tiến nhất được dùng trong công nghiệp ô tô, xe
máy.

Máy kéo và thiết bị nông nghiệp

Với độ bền cao, tính dẻo dai và kinh tế, nên các chi tiết rèn dập được dùng rất nhiều
trong sản xuất máy kéo và các thiết bị nông nghiệp. Ngoài các chi tiết dùng trong
động cơ, các chi tiết truyền động, thì vật rèn dập còn được dùng nhiều để làm các chi
tiết chịu va đập, chịu mỏi như bánh răng, trục truyền, răng bừa, càng nâng hạ.v.v..

Dụng cụ cầm tay

Vật rèn dập có truyền thống được dùng làm dụng cụ cầm tay và đồ ngũ kim như
kìm, búa, chìa vặn, mỏ lết.v.v.. Dụng cụ làm vườn như Kéo cắt cành cây, kẹp dây
thừng, móc treo, móc cẩu.v.v.. Dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ nha khoa cũng được
dùng nhiều từ vật rèn dập như: kéo phẫu thuật, kẹp mạch máu, kìm nhổ răng v.v..
Thiết bị phần cứng trong truyền tải điện năng cũng được dùng nhiều từ vật rèn dập
như: bệ cáp, cái treo cáp, cái móc cáp.v.v..

Thiết bị đường sắt


Với độ bền cao, tính dẻo dai, tính dễ gia công và kinh tế nên các vật rèn dập được
dùng rộng rãi trong các thiết bị đường sắt, thiết bị xây dựng nặng, thiết bị khai mỏ.
Các chi tiết rèn dập thường dùng trong động cơ và bộ truyền động như các loại bánh
răng, bánh xích, càng nâng, trục khưỷu, trục truyền động, khớp cầu, mayơ bánh xe,
con lăn, đòn gánh, xà rầm, trục rầm, thanh truyền, kẹp bánh răng.v.v..

Thiết bị công nghiệp

Các chi tiết rèn dập được dùng nhiều trong các máy móc và thiết bị công nghiệp như
trong máy dệt, máy làm giấy, máy phát điện và truyền tải điện năng, thiết bị hóa
học và luyện kim.

Nghành hàng không

Do có tỷ lệ giữa độ bền và trọng lượng rất cao, cấu trúc tin cậy nên các chi tiết rèn
dập có nhiều ưu thế ứng dụng trong nghành hàng không. Được làm từ rất nhiều loại
vật liệu như sắt, kim loại mầu và phi kim loại, các chi tiết rèn dập được sử dụng rộng
rãi trong máy bay phản lực, máy bay lên thẳng, máy bay quân sự và máy bay vận
tải. Phần lớn các chi tiết rèn dập dùng trong động cơ, ngoài ra còn các truyền động
khác như buồng lái, trục, mayơ bánh xe, cơ cấu phanh v.v...

Nghành dầu khí, khai mỏ

Bởi vì có cơ tính cao và không bị rỗ xốp nên các chi tiết rèn dập được dùng nhiều
trong công nghiệp dầu khí và khai mỏ như van dầu và khớp nối chịu áp lực cao, lưỡi
cắt đá, mũi khoan đá v.v...

Rèn, dập là gì?

Rèn, dập là một quá trình gia công, ở đó kim loại bị nén, ép chặt dưới một áp lực rất lớn để hình
thành nên các chi tiết có độ bền rất cao. Quá trình đó thông thường đươc thực hiện ở trạng thái
nóng bằng cách nung kim loại lên đến nhiệt độ thích hợp rồi gia công nó nhờ các dụng cụ đặc
biệt (khuôn rèn, dập) và máy rèn dập chuyên dùng. Một điều hết sức quan trọng cần phải ghi nhớ
rằng, quá trình rèn dập nóng hoàn toàn khác với quá trình đúc kim loại ở chỗ kim loại hình thành
lên vật rèn dập chưa bị làm nóng chảy trước khi đổ vào khuôn như quá trình đúc.

Tại sao lại sử dụng công nghệ rèn, dập?

Quá trình rèn, dập nóng có thể tạo ra các sản phẩm có độ bền cao hơn nhiều so với các sản
phẩm làm bằng bất kỳ công nghệ gia công kim loại nào khác. Đó là lý do tại sao vật rèn dập hầu
như luôn luôn được sử dụng ở những nơi đòi hỏi độ tin cậy cao và vì mục đích an toàn cho con
người. Nhưng bạn hầu như ít nhìn thấy vật rèn dập? Bởi vì thông thường chúng là các chi tiết lắp
ở bên trong các bộ phận máy móc của máy bay, xe ô tô, xe máy, máy kéo, tàu thủy, máy khoan
dầu, động cơ, và thiết bị quan trọng khác.

Kim loại nào có thể rèn và dập được?

Hầu như tất cả các kim loại đều rèn và dập được. Tuy nhiên có một số kim loại thông thường
được sử dụng nhiều bao gồm: Thép, hợp kim, thép không rỉ, các loại thép rất cứng, nhôm, titan,
đồng thau, đồng đỏ, các hợp kim chịu nhiệt cao (có chứa coban, niken, hoặc molipden). Mỗi một
loại kim loại này đều có độ bền đặc trưng, trọng lượng riêng biệt nên chúng được sử dụng vào
những mục đích phù hợp theo lựa chọn của từng khách hàng.

So sánh rèn dập với đúc


- Vật rèn dập có độ bền cao hơn nhiều:
Công nghệ đúc là quá trình nung nóng chảy - đổ khuôn - làm nguội. Tinh thể kim loại
được kết tinh ở dạng hình cây nên không thể đạt được các sản phẩm có độ bền cao
như rèn dập. Vật rèn dập chắc chắn hơn hẳn vật đúc về độ bền nhờ tinh luyện lại cấu
trúc tinh thể về dạng thớ định hướng theo hình dạng của sản phẩm.

- Công nghệ rèn dập làm giảm bớt các khuyết tật của thỏi đúc:
Vật đúc không được tạo thớ và cũng không có hướng bền, quá trình đúc không ngăn
ngừa được các khuyết tật do luyện kim. Sự tạo thành sợi thớ kim loại trong vật rèn
dập đã làm cho nó trở nên có độ bền cao nhất. Từ cấu trúc hình cây, hợp kim bị phân
chia sau khi đúc sẽ được tinh luyện lại nhờ công nghệ rèn dập.

- Vật rèn dập có độ tin cậy cao hơn và chi phí cho sản xuất ít hơn:
Vật đúc có rất nhiều khuyết tật, các khuyết tật này ở nhiều dạng khác nhau. Vật dập
được tinh luyện lại cấu trúc hạt kim loại nên nó có độ bền, độ dẻo dai, chịu kéo cao
hơn do đó nó được tin cậy hơn. Trong quá trình sản xuất, rèn dập không cần thêm
chi phí điều khiển và kiểm tra quá trình như đúc nên nó rẻ hơn.

- Vật rèn dập thích ứng hơn vật đúc đối với quá trình nhiệt luyện:
Vật đúc đòi hỏi phải điều khiển quá trình nung nóng và làm nguội phải chặt chẽ hơn
bởi vì các hợp kim dễ bị phân ly.

- Rèn dập áp dụng vào sản xuất linh hoạt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn:
Một số quá trình đúc đòi hỏi vật liệu đắt tiền cũng như kiểm soát quá trình tốn kém,
và mất nhiều thời gian. Trong khi đó rèn dập trong khuôn hở thích ứng với rất nhiều
loại chi tiết dài, thời gian sản xuất ngắn.
So sánh rèn dập và hàn
- Sản xuất bằng rèn dập cho hiệu quả kinh tế hơn, tiết kiệm vật tư hơn:
Chi phí cho hàn càng cao khi sản xuất với sản lượng lớn. Chi phí ban đầu của công
nghệ rèn dập có thể được bù đắp lại bằng sản lượng sản xuất lớn, tiết kiệm vật tư và
chi phí cho làm thí nghiệm ít hơn, chi phí cho sửa chữa và chi phí kiểm tra cũng ít
hơn.

- Vật rèn dập khoẻ hơn:


Chi tiết hàn thường bị rỗ. Lợi ích về sức bền đạt được nhờ kết cấu hàn lại bị mất đi
do mối hàn kém.

- Chi phí thiết kế, kiểm tra vật rèn dập ít hơn:
Nhiều chi tiết hàn ghép lại đòi hỏi tốn kém hơn so với thiết kế một chi tiết rèn dập.
Vật hàn đòi hỏi chi phí kiểm tra đắt tiền hơn đặc biệt đối với các chi tiết chịu ứng
xuất cao, Vật rèn dập thì không cần.

- Chi tiết rèn dập đồng đều hơn, tính chất luyện kim tốt hơn:
Nung nóng cục bộ, làm nguôi không đều khi hàn làm cho cấu trúc kim loại của vật
hàn không đồng đều dẫn đến vật hàn bị cong, vênh. Trong lúc sử dụng, vết hàn hoạt
động tương tự như vết khía hình V, nó làm cho chi tiết dễ bị nứt, gẫy. Vật rèn dập
không có khuyết tật bên trong nên không sợ bị hỏng đột ngột khi chịu tải hay va
đập.

- Sản xuất vật rèn dập đơn giản hơn:


Vật hàn với kết cấu lắp ghép đòi hỏi phải lựa chọn kỹ càng vật liệu mối hàn và kiểu
lắp ghép, và phải kiểm tra kỹ càng sự lắp ghép dẫn đến tăng chi phí. Vật rèn dập
đơn giản hoá quá trình sản xuất và chất lượng chắc chắn là tốt hơn và chất lượng các
chi tiết đồng đều hơn.
So sánh rèn dập và gia công cơ
- Đối với một loại vật liệu, rèn dập cho phép kinh tế hơn với phạm vi kích thước và
hình dạng sản phẩm rộng hơn. Các chi tiết được gia công từ dạng thanh hoặc tấm bị
giới hạn bởi kích thước vật tư từ nhà cung cấp.

- Vật rèn dập có cấu trúc thớ kim loại được định hướng theo hình dạng sản phẩm nên
có độ bền cao hơn. Các chi tiết gia công từ thanh, tấm dễ bị mỏi và ăn mòn do độ
nhám của bề mặt gia công. Trong hầu hết các trường hợp, cấu trúc thớ định hướng
theo hình dạng của vật dập đã làm cho chúng có độ bền, tính dễ uốn, chịu va đập và
chịu mỏi tối ưu.

- Dễ làm hơn, tốn ít vật liệu hơn:


Cắt bằng ngọn lửa là một trong những quá trình sản xuất tiêu tốn nhất do đốt cháy
vật liệu, đặc biệt khi sản xuất các chi tiết dạng vòng đai, hay may ơ. Thậm trí còn
mất nhiều hơn nữa ở các bước gia công sau đó.

- Rèn dập tạo ra ít phế liệu, hiệu xuất sản xuất cao hơn:
Rèn dập, đặc biệt là ép tinh, tạo ra rất ít phế liệu. Sản lượng sản xuất càng cao thì
việc tiết kiểm chi phí càng lớn.

- Rèn dập đòi hỏi các hoạt động phụ ít hơn:


Hình dạng kích thước phụ thuộc vào nhà cung cấp nên các chi tiết gia công từ dạng
thanh hay tấm cần phải thêm một số bước gia công phụ như tiện, mài, đánh bóng để
đạt được bề mặt đồng đều, độ bóng, độ chính xác kích thước, tính dễ gia công và độ
bền như mong muốn. Thông thường vật rèn dập có thể sử dụng được ngay mà không
cần các bước phụ đắt tiền.
So sánh rèn dập và nhựa gia cường
- Rèn dập cho phép năng xuất cao hơn nhiều:
Thiết kế một bộ phận làm từ nhựa tổng hợp tân tiến đòi hỏi phải mất một thời gian
dài, chi phí cho việc phát triển này rất đáng kể. Tốc độ sản xuất các sản phẩm từ rèn
dập cao hơn nhiều các sản phẩm từ nhựa gia cường và nhựa tổng hợp.

- Tài liệu về rèn dập đã được kiểm chứng và rất sẵn có:
Còn các số liệu về tính chất vật lý của nhựa và nhựa tổng hợp thường khan hiếm, số
liệu từ nhà cung cấp thì thiếu nhất quán.
- Có thể sử dụng vật rèn dập ở khoảng nhiệt độ rộng, còn nhựa và nhựa tổng hợp bị
giới hạn trong khoảng hẹp.

- Sử dụng vật rèn dập được tin cậy hơn.


Vật liệu của vật rèn dập hơn hẳn nhựa và nhựa tổng hợp ở hầu như tất cả các tính
chất vật lý và cơ học, đặc biệt ở sức bền nén và chịu va đập.
Khuôn dập vuốt tấm

Các sản phẩm đang sử dụng khuôn dập vuốt của Vạn Xuân
Công ty MEINFA sử sụng khuôn dập vuốt của Vạn Xuân để sản xuất các thiết bị và
dụng cụ y tế làm bằng thép không gỉ (inox) như:
- Chậu rửa mặt.
- Nồi luộc dụng cụ tiêm.
- Khay, cốc đựng dung dịch.

Khuôn dập vuốt xoong, nồi các loại

Khuôn dập uốn tấm


Sử dụng gấp, uốn các sản phẩm dạng tấm. Dùng cho việc sản xuất tủ các loại!
Khuôn cắt hình, khuôn đột lỗ

Khuôn cắt nguội, cắt hình, đột lỗ trên các chi tiết dạng tấm.
Khuôn dập nóng - Ép nguội
Khuôn dập nóng - Khuôn cắt via - Khuôn ép chỉnh hình

Sản phẩm sử dụng khuôn: Phụ tùng ô tô, xe gắn máy

Sản phẩm sử dụng khuôn: Dụng cụ nông nghiệp


Sản phẩm sử dụng khuôn: Dụng cụ cơ khí cầm tay

1 - 4 of 4
Start Prev | 1 | Next End

You might also like