You are on page 1of 25

n xuất rau an toàn – cần kiên trì và những giải

pháp đồng bộ
Nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sức
khỏe cho người dân, TP Thanh Hóa đã tiên phong
trong việc xây dựng các mô hình trồng rau an toàn.
Song, do nhiều nguyên nhân mà vài năm trở lại
đây, mô hình trồng rau an toàn không được phát
triển, nhân rộng...

Diện tích
trồng rau an
toàn bị thu hẹp

Ai cũng hiểu
được sự quan
trọng của rau
Sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thắng, TP Thanh Hóa trong khẩu phần
ăn hàng ngày, nhưng hiện nay người dân thường có
tâm lý lo sợ mỗi khi ăn rau, bởi trong quá trình sản
xuất, người trồng rau đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo
vệ thực vật, trong khi đó thời gian cách ly lại không
được bảo đảm, có hộ thu hoạch rau bán sau khi phun
thuốc. Trước thực trạng trên, năm 2003, TP Thanh
Hóa chỉ đạo cho 4 xã Đông Hải, Đông Hương, Quảng
Thành, Quảng Thắng thực hiện thí điểm mô hình rau
an toàn (RAT). Để khuyến khích phát triển và nhân
rộng mô hình, chính quyền thành phố đã hỗ trợ đầu
tư xây dựng công trình cấp thoát nước, điện thắp
sáng, hỗ trợ máy bơm, mở lớp tập huấn về kỹ thuật
trồng RAT cho người dân. Mô hình trồng RAT ngay
lập tức nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân
dân. Thời kỳ “hoàng kim” của mô hình sản xuất RAT
kéo dài được 3 năm (2003 – 2005), với hơn 10 ha rau
các loại như: dưa chuột, ớt, khoai tây, cà chua, hành
tỏi, bắp cải, su hào... Mỗi năm người dân quay vòng
được từ 4 đến 5 vụ, cho giá trị kinh tế cao gấp từ 2
đến 3 lần so với cấy lúa. Một sào RAT nếu trừ chi phí
sản xuất thì trung bình mỗi năm cho lãi từ 5 đến 7
triệu đồng. Hiệu quả là thế, nhưng những năm gần
đây, mô hình trồng RAT ở TP Thanh Hóa hầu như
không phát triển, diện tích RAT không những không
được mở rộng trên địa bàn mà còn bị thu hẹp dần.

Xã Đông Hải, vốn đi đầu trong phong trào trồng và


phát triển mô hình RAT, xã đã xây dựng được khu
trồng RAT khá quy mô, rộng 3 ha, với nhiều chủng
loại rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao. Nhưng từ
năm 2008, mô hình sản xuất RAT ở đây không còn
được duy trì vì diện tích đất sản xuất RAT đã bị thu
hồi để xây dựng khu tái định cư, phục vụ cho dự án
phát triển đô thị của thành phố. Quảng Thắng cũng là
xã tiêu biểu trong việc xây dựng mô hình sản xuất
RAT, năm 2003, xã đã xây dựng khu trồng RAT rộng
2 ha, song mô hình này chỉ hoạt động được một năm
rồi “đóng băng” do gặp khó khăn trong quỹ đất canh
tác, hiệu quả kinh tế đem lại từ việc trồng rau so với
các công việc khác không cao, nên người dân không
còn thiết tha. Hiện tại trên địa bàn xã chỉ còn hơn 1
ha trồng rau theo mô hình RAT nhưng chưa chắc nó
đã an toàn, bởi những mô hình này là do người dân tự
phát làm, không có sự quản lý cũng như kiểm định gì
về chất lượng và độ an toàn trong rau của bất kỳ cơ
quan chức năng nào. Không chỉ ở 2 xã Đông Hải,
Quảng Thắng mà cả ở xã Đông Hương, xã Quảng
Thành hiện nay diện tích trồng RAT cũng đang bị thu
hẹp và mất dần.

Mô hình trồng RAT trên địa bàn thành phố chưa


được phát triển, nguyên nhân chính là do quá trình đô
thị hóa diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất sử dụng cho sản
xuất RAT đã ít mà vùng trồng thì manh mún, nhỏ lẻ,
chia nhiều ô thửa (phần lớn diện tích chỉ ở quy mô hộ
gia đình); hệ thống kênh mương tuy đã được đầu tư
nhưng thiếu đồng bộ, chủ yếu phục vụ canh tác lúa
nước; chưa có hệ thống thủy lợi chuyên biệt cho sản
xuất rau màu thực phẩm. Hệ thống phân phối thì chắp
vá, chưa tạo được thương hiệu, sản phẩm thu hoạch
chủ yếu là thương lái trực tiếp thu mua nên chưa thể
tạo được niềm tin về RAT trong tâm lý người tiêu
dùng. Hơn nữa, cho dù đã được tập huấn những kiến
thức về kỹ thuật trồng RAT nhưng nhận thức về RAT
của người dân trồng rau trên địa bàn vẫn còn nhiều
hạn chế, không ít hộ dân sản xuất RAT chạy theo
năng suất và lợi nhuận, cứ được giá là bán, không
quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Ngược lại, ngay chính những người tiêu dùng vẫn
chưa có thói quen và có ý thức trong việc mua và
dùng RAT, có người còn ham rau giá rẻ..., chưa thực
sự tin tưởng vào RAT... Tất cả những điều này đã và
đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình
sản xuất RAT.

Cần kiên trì và có những giải pháp đồng bộ


Trồng RAT trên địa bàn TP phải đối mặt với nhiều
khó khăn, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là TP
không còn quỹ đất để thực hiện và phát triển mô hình
trồng RAT. Chính vì vậy, muốn phát triển và nhân
rộng mô hình sản xuất RAT trước hết chính quyền
TP cần phải quy hoạch, tạo được quỹ đất cho người
dân sản xuất. Tổ chức xây dựng được vùng chuyên
canh RAT gắn với thương hiệu của các hợp tác xã,
doanh nghiệp tạo niềm tin cho người tiêu dùng, có
vậy RAT mới tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Đồng thời, các cấp chính quyền TP cần có cơ chế
chính sách mạnh hơn nữa nhằm khuyến khích, hỗ trợ
cho người dân trồng RAT. Kêu gọi các nhà đầu tư
thực hiện nhiều dự án có quy mô lớn, tạo ra phong
trào trồng RAT thực sự rầm rộ trong nhân dân. Bên
cạnh đó, cũng cần tổ chức nhiều lớp tập huấn về sản
xuất RAT tới các hộ nông dân giúp họ hiểu được thế
nào là an toàn, nắm bắt được những tiêu chí cơ bản
về RAT và các đặc điểm sinh lý của cây rau qua từng
giai đoạn phát triển, từ đó biết trồng cây khỏe, bón
phân cân đối về dinh dưỡng, không bón phân hữu cơ
chưa qua ủ mục cũng như chọn lọc chủng loại thuốc
bảo vệ thực vật, và nhất là thời gian cách ly trước khi
thu hoạch được bảo đảm. Bên cạnh đó, các nhà sản
xuất, phân phối cần thường xuyên làm tốt công tác
tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu và
quầy, điểm bán RAT tạo thuận lợi cho người tiêu
dùng... Làm tốt được những điều đó, TP Thanh Hóa
sẽ có được những vùng RAT thực sự an toàn và phát
triển.

(baothanhhoa.vn)
Thứ bảy, 17 Tháng 10 2009 07:00

Cung chưa đủ cầu

Trên địa bàn thành phố, hiện có hai đơn vị là Chi cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng KHCN có tư cách pháp nhân tổ chức chứng nhận chất lượng. Hiện
Chi cục Bảo vệ thực vật đang thực hiện giám sát và chứng nhận chất lượng vùng sản xuất
rau an toàn của Công ty CP Chế biến thực phẩm Nam Triệu. Ngoài ra, các đơn vị, vùng
sản xuất khác thực hiện tự giám sát nội bộ và công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định, xây dựng thương hiệu trên thị trường.

Sớm quy hoạch chi tiết

vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến. Đồng thời, tích
cực triển khai nhiều mô hình sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm
như mô hình khép kín sản xuất, sơ chế, bảo quản, đóng gói tiêu thụ sản
phẩm với quy mô 5 ha, năng suất 90- 100 tấn/năm, giá trị 400- 500 triệu
đồng/ha/năm.

Toàn thành phố hiện có 25 khu nhà lưới, nhà kính trồng rau sạch quy mô 23.500 m2; 10
vùng được quy hoạch bờ bao hệ thống tưới tiêu tiên tiến phục vụ sản xuất; 4 cơ sở đầu tư
xây dựng nhà sơ chế rau đủ tiêu chuẩn an toàn, trang bị máy tính nối mạng theo dõi thị
trường, thông tin khoa học kỹ thuật về sản xuất rau.

Điều đáng quan tâm là thực trạng diện tích manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, gây khó khăn
cho công tác quy hoạch, chỉ đạo sản xuất vùng rau an toàn diễn ra đã lâu, song chậm
được khắc phục. Cơ sở hạ tầng đường, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, khu sơ chế, bảo quản
thiếu, chưa đồng bộ. Nhận thức hạn chế của một số hộ dân dẫn đến khó khăn trong việc
thực hiện, tuân thủ biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực
vật, phân đạm vô cơ, chưa bảo đảm thời gian cách ly. Do vậy, yêu cầu quy hoạch chi tiết
vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa với số lượng lớn phục vụ thị
trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là cần thiết và đi trước một bước. Thành phố quan
tâm, có chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người sử dụng đất dồn điền, đổi
thửa, cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất rau an toàn,
tập trung, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm rau an toàn.

Theo Văn Lượng / Báo điện tử Hải Phòng

Thời gian qua, một số đề tài nghiên cứu sản xuất rau an toàn do TP Cần Thơ phối
hợp với Trường Ðại học Cần Thơ thực hiện đã đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên,
việc triển khai ứng dụng những kết quả này đang gặp không ít khó khăn, do: nhiều
điểm trồng rau an toàn rơi vào vùng qui hoạch; chưa xây dựng được mạng lưới tiêu
thụ rộng rãi; rau an toàn chưa có nhãn hiệu, chưa có giấy chứng nhận của các cơ
quan chức năng… để tạo lòng tin cho người tiêu dùng. TP Cần Thơ sắp triển khai
dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ tiêu dùng tại Cần Thơ”
nhằm giải quyết những vấn đề trên.

Bước khởi đầu hiệu quả

Một hộ trồng rau an toàn ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Những năm gần đây, diện tích trồng rau màu của TP Cần Thơ tăng lên theo chủ trương
chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân, có
trên 5.000ha rau màu được gieo trồng hàng vụ. Tuy nhiên, phần lớn nông dân canh tác
rau theo phương pháp truyền thống, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), không chú
ý đến dư lượng thuốc trong sản phẩm, thời gian cách ly của thuốc BVTV, phân bón.
Trước tình trạng đó, năm 2003, chi cục BVTV Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Triển khai
ứng dụng kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khả năng tiêu thụ rau an toàn ở TP Cần Thơ”.
Ðề tài do Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Hai, cán bộ Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trường Ðại học Cần Thơ, làm chủ nhiệm. Ðây được xem là bước khởi đầu trong
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rau an toàn tại TP Cần Thơ.

Ðể đảm bảo những tiêu chuẩn về rau an toàn, nhóm nghiên cứu đã điều tra thực trạng sản
xuất rau của nông dân tại các vùng trồng rau trọng điểm; từ đó, hoàn thiện qui trình sản
xuất rau an toàn dựa trên những kỹ thuật của nông dân, kết hợp với kỹ thuật bảo vệ cây
trồng từ các kết quả đã nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tổ chức tập huấn và chuyển giao
qui trình sản xuất rau an toàn cho nông dân trong vùng trồng rau; thực hiện 62 điểm trình
diễn ở các hộ dân ở 6 quận, huyện của TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Những mô hình
áp dụng cho các điểm trình diễn là dùng màng phủ nông nghiệp, nhà lưới đơn giản và các
mô hình ứng dụng tổng hợp. Kết quả cho thấy: năng suất và lợi nhuận của ruộng rau áp
dụng theo qui trình sản xuất rau an toàn thường cao hơn ruộng canh tác theo tập quán của
nông dân. Tiêu biểu là mô hình che lưới trên cải xà lách trong mùa mưa tại phường Hưng
Thạnh, quận Cái Răng, năng suất cao hơn ruộng không che lưới là 8.040kg/ha, lợi nhuận
cao hơn 13,7 triệu đồng/ha. Mô hình trồng dưa leo có màng phủ nông nghiệp năng suất
cao hơn 5.577kg/ha và lợi nhuận cao hơn 6,5 triệu đồng/ha. Mô hình đậu cove có lợi
nhuận chênh lệch so với ruộng bình thường lên đến trên 18 triệu đồng/ha… Rau được sản
xuất theo qui trình kỹ thuật rau an toàn hạn chế được số lần phun thuốc BVTV không cần
thiết từ 0,5 đến 2,44 lần/vụ tùy theo từng loại rau, từng thời vụ canh tác. Các loại thuốc
BVTV sử dụng trên rau an toàn thường là thuốc trừ sâu sinh học, góp phần làm sạch môi
trường, giảm ô nhiễm và ngộ độc thuốc BVTV đối với người trực tiếp sản xuất và tiêu
thụ rau.

Qua điều tra tình hình lưu thông rau trên thị trường và tập quán tiêu thụ rau của người
tiêu dùng, Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Hai, chủ nhiệm đề tài, nhận xét: “75% người
tiêu dùng có nhu cầu sử dụng rau an toàn để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy
nhiên, rau an toàn thường có giá cao hơn rau bình thường nên đa phần người tiêu dùng có
thu nhập chưa cao ngại tìm mua rau an toàn. Bên cạnh đó, người bán rau còn ngại tìm rau
an toàn để bán vì sợ không có người mua và sợ bán không có lời. Còn phía người tiêu
dùng không biết khi mua rau an toàn về dùng có đúng là rau an toàn hay không. Vì vậy,
cần xây dựng vùng sản xuất rau an toàn với sự kiểm tra và giám sát của ngành chức năng,
tìm thị trường tiêu thụ rau, xây dựng cửa hàng kinh doanh phân phối rau an toàn, tạo
thương hiệu cho rau an toàn tại TP Cần Thơ”.

Những vấn đề cần quan tâm

Từ thành công của đề tài trên, các mô hình và kỹ thuật sản xuất rau an toàn ngày càng
được nhân rộng. Một số địa phương đã đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toàn như
huyện Phong Ðiền, quận Bình Thủy… đáp ứng phần nào nhu cầu rau an toàn của người
tiêu dùng. Trong đó, Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Long Tuyền, quận Bình
Thủy được xem là một mô hình hoạt động đạt hiệu quả cao so với các vùng sản xuất rau
an toàn khác của TP Cần Thơ vì tìm được đầu mối tiêu thụ sản phẩm ổn định là siêu thị
Metro. Ðây là một mô hình có sự phối hợp chặt chẽ của nông dân, nhà khoa học, chính
quyền địa phương và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. HTX
có 12 thành viên, với 5ha chuyên sản xuất rau an toàn. Bình quân 1 tháng, HTX sản xuất
khoảng 3 tấn rau, màu các loại, cung ứng cho siêu thị Metro. Ðời sống và thu nhập của
thành viên HTX luôn ổn định.

Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì TP Cần Thơ chưa xây dựng được những vùng chuyên
canh sản xuất rau an toàn với qui mô và diện tích lớn. Các điểm trồng rau an toàn còn
nhỏ lẻ, manh mún vì nhiều nguyên do. Một số điểm trồng rau an toàn trước đây như
phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng), phường An Bình (quận Ninh Kiều) rơi vào vùng
đất qui hoạch nên nông dân không dám phát triển mô hình. Mặt khác, phần lớn các vùng
trồng rau an toàn được thực hiện từ kinh phí đầu tư của địa phương hoặc các dự án sản
xuất, rất ít nông hộ tự đầu tư kinh phí để trồng vì không bảo đảm được đầu ra cho sản
phẩm. Thị trường tiêu thụ rau an toàn là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Ngoài một số siêu thị có uy tín để người tiêu dùng yên tâm khi chọn mua rau an toàn, rất
ít chợ có đầu mối tiêu thụ rau an toàn vì không có gì chứng minh với người tiêu dùng đây
thực sự là rau an toàn. Do đó, rất nhiều ý kiến đề xuất là rau an toàn cần được đóng gói,
có nhãn hiệu, có bao bì, có giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng để người tiêu
dùng tin tưởng. Song song đó, việc xây dựng các mạng lưới kinh doanh, phân phối rau an
toàn cần được quan tâm đầu tư bởi có tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, nông dân
mới yên tâm sản xuất.

Trước yêu cầu thực tiễn, giữa năm 2006, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn
phục vụ tiêu dùng tại Cần Thơ” vừa được UBND thành phố phê duyệt. Dự kiến, tổng
kinh phí thực hiện dự án trên 887 triệu đồng; thời gian thực hiện dự án từ nay đến hết
năm 2007. Thạc sĩ Phạm Văn Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp TP Cần Thơ, chủ
nhiệm dự án, cho biết: “Dự án được thực hiện nhằm tiếp tục phát triển những vùng sản
xuất rau an toàn ở huyện Phong Ðiền và quận Bình Thủy, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau
an toàn ngày càng cao. Dự án sử dụng qui trình sản xuất rau chất lượng cao dựa trên tiến
bộ kỹ thuật mới, hiện đại đã được Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Ðại
học Cần Thơ và Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố xây dựng”. Song song với việc xây
dựng mô hình trồng rau an toàn trong nông dân và mô hình trồng rau an toàn trong nhà
lưới, dự án cũng sẽ xây dựng một số cửa hàng tiêu thụ rau an toàn ở một số chợ; cung cấp
rau an toàn cho các nhà hàng, công ty du lịch, hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành
phố. Ngoài ra, dự án cũng hướng tới sản xuất một số rau quả sạch đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu, liên kết với các công ty xuất khẩu rau quả có uy tín, các siêu thị… giúp nông dân
tiêu thụ sản phẩm. Ðây là một tin vui đối với nông dân sản xuất rau an toàn và cả người
tiêu dùng.

Bài, ảnh: CÁT ÐẰNG


Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ.

Hướng đi mới cho rau an toàn


10:04-03/11/2008
Sắp tới rau an toàn sẽ được dán logo RAT và
đóng gói trước khi đưa ra bày bán tại các chợ đầu mối.

Trong tháng 11-2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp
(thuộc Sở NN-PTNT TPHCM) sẽ triển khai thí điểm mô hình kinh doanh sạp rau an toàn
(RAT) tại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Thủ Đức. Đây được xem như một
hướng đi mới cho việc tiêu thụ RAT của TPHCM, đồng thời giúp người tiêu dùng an tâm
hơn khi lựa chọn sản phẩm RAT không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Trong tháng 11-2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp
(thuộc Sở NN-PTNT TPHCM) sẽ triển khai thí điểm mô hình kinh doanh sạp rau an toàn
(RAT) tại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Thủ Đức. Đây được xem như một
hướng đi mới cho việc tiêu thụ RAT của TPHCM, đồng thời giúp người tiêu dùng an tâm
hơn khi lựa chọn sản phẩm RAT không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
TPHCM: Nhập hơn 70% lượng rau tiêu thụ
Rau an toàn ra chợ: Hướng đi mới!
Như đã nói ở trên, dự kiến trong tháng 11-2008, mô hình sạp RAT sẽ được triển khai thí
điểm tại 3 chợ đầu mối. Mục tiêu của mô hình này là từng bước hướng đến một thị
trường cung cấp RAT cho toàn TP, giúp người tiêu dùng an tâm khi lựa chọn RAT không
có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong
việc kiểm soát chặt chẽ dư lượng chất độc trong rau, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi
vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Theo đó, các sạp RAT phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP do Sở Y tế
TPHCM cấp, cũng như được cơ quan chức năng và ban quản lý chợ dán logo RAT lên
sạp và trên các sản phẩm. Qua những đợt kiểm tra đột xuất, nếu phát hiện các sạp RAT
không đạt các điều kiện bắt buộc, giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP sẽ bị thu hồi.
mức tiêu thụ và thúc đẩy phát triển RAT.

Nguồn: Sài Gòn giải phóng Online


Sau khi tham quan vùng sản xuất, đại diện vùng sản xuất rau an toàn tại xã An Thọ, cán
bộ Trung tâm khuyến nông giới thiệu các quy trình sản xuất và mong muốn rau an toàn
đến được với nhiều người dân thành phố, đặc biệt là các bếp ăn tập thể, trường học, đơn
vị quân đội…

Cùng với vùng sản xuất rau An Thọ, toàn thành phố quy vùng sản xuất tập trung trên diện
tích 600 ha sản xuất rau màu, trong đó có 200 ha áp dụng quy trình sản xuất an toàn; 56,8
ha được công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy trình rau an toàn và được Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận.
NTV) Trong thời gian qua, những mô hình sản xuất rau an toàn đã được phổ biến và nhân
rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng về nguồn rau
sạch và hiệu quả kinh tế đối với người trồng rau. Tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm rau an
toàn vẫn là bài toán khó chưa tìm được lời giải...

Khi rau an toàn chưa đến người tiêu dùng...


đâu là sản phẩm sạch thực sự ?

Chị Phạm Thu Huyền, một người thường xuyên


có nhu cầu mua rau sạch đã cho biết: “Người
tiêu dùng ai cũng muốn mua được sản phẩm rau
sạch để bảo đảm sức khỏe gia đình nhưng ở
thành phố không có cửa hàng hay siêu thị nào
bán rau sạch đã được kiểm định. Khi ra chợ hay
các cửa hàng người bán nào cũng nói rau được bán là rau sạch nhưng lại không có dấu
được kiển định. Rau mua vẫn theo giá rau sạch nhưng chất lượng thì tôi không biết được
có hoàn toàn sạch không?” Sự lo ngại của chị Huyền cũng chính là nỗi lo của không ít
người tiêu dùng khác trên địa bàn tỉnh. Và câu hỏi tại sao rau sạch chưa đến tay người
tiêu dùng ? , “Sản phẩm rau sạch có bảo đảm là “sạch”? hay không được đặt ra cho nhà
quản lý cũng như người sản xuất.

Thực tế, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chưa có cửa hàng hay siêu thị nào bán rau sạch.
Người tiêu dùng dù biết đến những lợi ích của rau sạch cũng không biết mua ở đâu, đó
cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề khó khăn nữa trong việc sản phẩm rau sạch chưa đến được
với người tiêu dùng là do kinh doanh R.A.T là lĩnh vực khó, trồng rau mang lại giá trị cao
nhưng cũng dễ biến động, rủi ro. Mặt khác, muốn rau sạch bảo đảm “sạch”, đòi hỏi nhà
quản lý, các doanh nghiệp và nông dân phải bắt tay với nhau. Đồng thời tạo sự hài hòa
được lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân. Vì trên thực tế không ai có thể quản lý được
việc dùng thuốc trừ sâu của nông dân, việc nói quản lý được người nông dân không dùng
thuốc trừ sâu độc hại, không dùng thuốc ngoài danh mục sẽ khó thực hiện.
Hiện nay, sau hơn 4 năm triển khai dự án về trồng R.A.T trên địa bàn tỉnh nhưng chỉ có
91,4 ha diện tích trồng rau an toàn và 3 cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau
sạch.

...người sản xuất phá sản


và gần 1 sào cà rốt của gia đình anh sẽ có tổng thu nhập hơn 5 triệu đồng thì mới có lợi
nhuận. Tuy nhiên, anh Hoàn tâm sự “chưa bao giờ các tư thương chấp nhận mua sản
phẩm rau của gia đình anh theo giá của rau sạch mà vẫn bị đánh đồng như nông sản của
các hộ trồng rau khác ở địa phương”.

Sự thất bại của mô hình rau sạch thực sự là điều


xót xa đối với những người tâm huyết với dự án
sản xuất rau sạch ở Bắc Ninh.Vậy, làm gì để rau
sạch có chỗ đứng trên thị trường, diện tích được
mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
nông dân, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
vẫn cần tìm lời giải phù hợp!

Bá Trung
Kỹ thuật canh tác cây
ớt

1-Giống ớt cay F1 số 20 của công ty cổ phần


Giống cây trồng miền Nam. 2-Công ty Trang
nông gồm có các giống: Ớt chỉ thiên sư tử
Thái lan, ớt chỉ thiên (F1) TN16 Hàn quốc. Ớt
(chỉ địa) Chi li Trang nông (F1) Hàn quốc.
Giống (chỉ địa) TN48 (F1), TN49 (F1) (chỉ địa),
TN65 (F1) (chỉ địa).
Kỹ thuật trồng ớt trái mùa
[20 - Apr - 2004 ::: minhquan]

Ớt (Capsicum annum) là loại rau rất có giá ở Indonesia. Cho đến nay,
việc trồng ớt ở Indonesia vẫn theo mùa, cho nên sản lượng và giá cả bị
dao động rõ rệt trong năm.

Nói chung, ở Indonesia thường trồng ớt vào đầu mùa khô. Sản lượng hạ thấp vào
mùa mưa. Nhằm kéo dài mùa vụ thu hoạch và bình ổn giá cả, một hệ thống trồng ớt
trái mùa đã được triển khai, bằng cách sử dụng plastic đen để phủ đất.

Khả năng thích ứng kỹ thuật

Kỹ thuật này sẽ thích ứng với mọi diện tích ruộng, từ nhỏ đến lớn.

Lợi thế kỹ thuật


Sản lượng ớt và giá cả sẽ ổn định suốt năm, thay vì dao động giữa thừa và thiếu,
nông dân có được nguồn thu nhập thêm trong mùa khô.

[http://agriviet.com]>
Kỹ thuật
Hạt giống
Hạt giống phải chín già, sạch, đều nhau và không bị sâu bệnh. Những quả giống chín già
phải có màu đỏ.

Những yêu cầu chăm bón

Đất phải xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ, không có quá nhiều hàm lượng sét. Độ
pH 5,5-6,8. Lượng nước vừa đủ, phải có rãnh thoát nước tốt.

Cây giống
Đất để ươm cây giống là đất trộn phân, với tỷ lệ 1:1. Cây giống ươm trong các túi nhựa,
hay trên các luống đất được làm kỹ.
Đất luống phải được don sạch cỏ, rác rưởi, và sau đó được cày bừa kỹ.

Cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng
trực sạ. Khung đỡ rộng từ 1-2m và cao 40-50cm. Được phủ bằng rơm rạ hay vật liệu
tương tự. Các mặt xung quanh để ngỏ để tạo sự thông thoáng cho luống trồng.

Cây giống cần được tưới nước hằng ngày, hoặc khi cần thiết. Khi cây giống được 25-30
ngày tuổi có thể đem ra trồng được.

Làm đất

Đất cần được dọn sạch và cày bừa. Nếu độ pH đất thấp, thì bón thêm dolomite hay vôi.
Nếu đất rất chua, thì bón khoảng 2tấn/ha dolomite, phối hợp với phân trộn compost và
chế phẩm phân bón cơ bản. Phân bón cơ bản cần dùng là urê trộn lẫn với phân
(300kg/ha), SP36 (250-300kg/ha), và KCl (Kaliclorua) (250kg/ha). Cần phải làm luống
cao trước khi trồng cây giống. Luống thường rộng 120cm, rãnh giữa luống rộng 40cm và
sâu 20cm quanh luống.

Phủ plastic đen:

Khoảng 12 cuộn/ha. Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới (Mặt ánh
bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho
cỏ không mọc được).

Plastic được rải vào buổi trưa khi ánh nắng mặt trời bắt đầu gay gắt. Độ nóng sẽ làm co
giãn chất nhựa cho nên nó dễ bị dão. Plastic nên được căng đều trên mặt luống với mặt
ánh bạc hướng lên trên.

Mép plastic được kéo thấp xuống các bờ luống và được buộc chặt vào vị trí bằng các lạt
tre. Chúng dài khoảng 40cm, được uống cong một nửa và được cắm xuống đất để giữ cho
các cạnh cách nhau 50cm. Trên mặt plastic trổ các lỗ chữ thập tại những vị trí trồng cây
để cho cây có thể tăng trưởng.

Trồng trọt
Mỗi luống trồng thành 2 hàng. Các cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 70cm.
Trồng ớt vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn.

Bảo vệ
Cây giống bị chết hay sâu bệnh thì cần được thay thế. Nước tưới được bơm vào cho từng
gốc cây.

Phòng trừ sâu bệnh:


Trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl. Các loài gây hại và dịch bệnh đều có thể
kiểm soát bằng việc phun các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp

Thu hoạch và sau thu hoạch


Sau 60-70 ngày, lứa ớt đầu tiên có thể thu hoạch. Đến thời gian này, chúng sẽ biến
thành màu đỏ tươi.

Việc bao gói cho vận chuyển cần phải tạo những lỗ thoáng khí. Có thể dùng loại túi lưới.
Nơi bảo quản phải khô ráo và thoáng mát.

Rau màu

Kỹ thuật trồg đậu đũa


[30 -

ĐẬU ĐŨA
Tên khoa học: Vigna sesquipedalis Fruwirth
Vigna sinensis spp.
Dolichos sesquipedalis L.
Họ Đậu: Leguminosae, Fabaceae

[http://agriviet.com]

ThS. Trần Thị Ba


Bộ môn Khoa Học Cây Trồng
Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT
1. GIỚI THIỆU

Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vigna unquiculata) được
trồng nhiều ở Trung Quốc; vùng Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Philippines; Nam
Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và mở rộng sang Châu Phi.

Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nước ngoài
trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựa trên màu
sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị
trường. Dạng trái cực dài, màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thái Lan và Hồng
Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn, màu xanh đậm vì có nhiều trái/kg. Đậu xuất
khẩu sang Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình, màu xanh nhạt.

2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Cây thân thảo hằng năm, hệ thống rễ phát triển tốt.

Thân bò, leo quấn, có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím.

Lá kép 3 lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẻ, mặt lá ít lông tơ.

Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở đỉnh. Tràng hoa có
5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noản với 12 - 21 noản. Hoa lưỡng tính, tỉ lệ
thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô, nhưng trong điều kiện
ẩm ướt tỉ lệ nầy có thể tăng đến 40%.

Trái dài 30 - 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại. trái chứa 10 - 30 hạt.
Trái tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein, chất bột đường và vitamin A.

Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi.

Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo và bắt đầu cho thu
hoạch trái tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu hái, cây ra
hoa, kết trái kéo dài 1.5 - 2 tháng và cây tàn 3 - 4 tháng sau khi trồng.

Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35oC và nhiệt độ ban
đêm không dưới 15oC. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rỏ rệt nhưng thiên về
cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ở cao độ cao
> 700 m sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là vào mùa có thời tiết lạnh.

Đậu đũa chịu hạn giỏi đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ cao, nơi có vủ
lượng 1500 - 2000 mm. Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8 mm/ngày. Trồng trong mùa nắng có
tưới đậu mọc tốt như trong mùa mưa.

Đậu trồng được trên mọi loại đất , thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH từ 5,5 - 6.
3. GIỐNG

Có 2 nhóm giống là đậu lùn và đậu leo.

3.1. Đậu lùn: cây cao 50 - 70 cm, trái ngắn 30 - 35 cm, thịt trái chắc, ăn ngon, sai trái, thu
hoạch tập trung. Đậu lùn thu ít lứa, thời gian sinh trưởng ngắn 70 - 75 ngày, năng suất
thấp hơn đậu leo.

3.2. Đậu leo: có rất nhiều giống như giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và
hạt trắng đen. Thân sinh trưởng vô hạn, canh tác phải làm giàn, trái dài 40 - 70 cm tùy
giống, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen).
Các giống còn phân biệt bởi sắc tố đỏ tím ở đuôi trái. Năng suất, phẩm chất trái, khả năng
thích nghi điều hiện thời tiết của các giống rất cũng khác nhau. Giống hạt trắng cho trái
thịt dầy, ăn ngon, năng suất cao và thường trồng trong mùa nắng. Giống hạt đỏ và hạt đen
cho trái thịt mỏng, ăn giòn, thích hợp canh tác trong mùa mưa. Đậu leo cho năng suất từ
18 -25 tấn/ha. Hiện nay các Công Ty Giống có nhiều giống cao sản đã qua tuyển lựa và
thích hợp canh tác cho các mùa khác nhau và cho trái đáp ứng yêu cầu thương phẩm.

4. KỸ THUẬT CANH TÁC

4.1. Thời vụ

Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. Vụ Đông Xuân gieo tháng 11 - 12 dl, vụ
Xuân Hè gieo tháng 2 - 3 dl, vụ Hè Thu gieo tháng 5 - 6 dl và vụ Thu Đông gieo tháng 8
- 9 dl.

4.2. Cách trồng

Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và phơi ải 7 - 10
ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 - 20 cm.

Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0.40 m, mỗi lỗ để 2 cây.

Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 50 x 30 cm, mỗi lổ để 2 cây.

Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dầy để thu
được năng suất cao.

Khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo.

Lượng giống gieo 18 - 20 kg hạt /ha (đậu leo) và 30 - 40 kg hạt (dạng lùn).

4.3. Bón phân:


Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây qua
từng giai đoạn sinh trưởng. Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove nên thường bón
lượng phân cao hơn. Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là:

N: 180 - 250 kg/ha

P2 O5: 150 - 200 kg/ha

K2O : 80 - 120 kg /ha

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 : 1 tấn phân 16-16-8, 100 - 150 kg Urê, 50 kg
DAP và 50 kg KCl hoặc 400 - 450 kg Urê, 800 - 1.000 kg super lân, 150 - 200 kg KCl,
20 - 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

Sau đây là một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha:

Loại phân Tổng Bón lót Tưới thúc Bón thúc 2Bón nuôi trái
số lần
Vôi (tấn) 1 1
Phân chuồng (tấn) 20 20
16-16-8 (kg) 1.000 300 400 300
Urê (kg) 100 100
DAP (kg) 50 50
KCl (kg) 50 50

Bón thúc lần 1: làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép lấp
phân và giữ ấm gốc.

Bón thúc lần 2: làm cỏ và đánh rảnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn
lại.

Trong thời gian thu hoạch trái tươi, tưới dậm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài
thời gian thu trái và trái đậu được tốt.

Các khâu chăm sóc khác thực hiện như canh tác đậu cove.

5. THU HOẠCH

Đậu lùn cho thu hoạch 40 - 45 ngày và đậu leo cho thu hoạch 45 - 50 ngày sau khi gieo.
Năng suất lứa đầu rất thấp, khoảng 150 - 200 kg/ha. Lứa thứ 4 - 5 thu rộ, cách ngày thu 1
lần, mỗi lần thu khoảng 1 -1.5 tấn/ha. Đậu cho thu hoạch kéo dài 30 - 40 ngày với 12 -15
lứa. Khi thu dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa
các lứa sau.
Rau an toàn những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá,
hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất
độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức mức tiêu chuẩn cho phép, an
toàn cho người tiêu dùng và môi trường.

[http://agriviet.com]

Việt Nam hiện có gần 400.000ha trồng rau, sản lượng đạt gần 6 triệu tấn/năm với nhiều loại rau, đậu nhiệt
đới và á nhiệt đới như: cà chua, cải bắp, su hào, súp lơ, dưa chuột, hành tây, đậu ngọt, …
Sản xuất rau phải trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau, tăng thu nhập, cải thiện chế độ dinh
dưỡng cho người lao động, góp phần cải thiện môi trường, môi sinh. Nhiệm vụ người sản xuất rau là không
ngừng trau dồi nâng cao sự hiểu biết và nắm vững quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rau, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật tiên tiến để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng rau. Đảm bảo thành phần dinh
dưỡng chủ yếu trong từng loại rau. Đặc biệt phải thực hiện quy trình sản xuất rau sạch một cách triệt để.
Ngày nay, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều đến sự an toàn của thực phẩm bởi sự tồn dư một số chất độc
hại trong cây rau như: các hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật có hại, …
Theo Quyết định số 67 - 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/4/1998 về sản xuất rau an toàn của Bộ Nông
nghiệp và PTNT thì “rau an toàn“ được khái niệm như sau: những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các
loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất
độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu
dùng và môi trường thì được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn. Rau an toàn
phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng dưới đây vượt ngưỡng cho phép:
+ Thuốc bảo vệ thực vật
+ Hàm lượng nitrat
+ Kim loại nặng
+ Vi sinh vật gây hại

Trong đó mức độ an toàn về chất lượng thực phẩm là quan trọng nhất.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp với tốc độ rất
nhanh. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ở các vùng này ngày càng khó khăn. Đứng trước
thách thức này đòi hỏi họ phải vận động để thay đổi hoạt động sản xuất như chuyển dần một phần lao động
trong nông hộ sang tham gia hoạt động phi nông nghiệp, chuyên môn hóa các loại cây đặc sản (cây ăn quả,
cây cảnh…) hay chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn. Đi cùng với quá trình thay
đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời của các nhóm, hợp tác xã chuyên
ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và phân phối rau an toàn… Tuy nhiên, đối
với mỗi địa phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 644 nghìn ha, năng suất
đạt 150 tạ/ha và sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng
sông Hồng, Đồng bằng Sông cửu Long và Đông Nam Bộ. Phát triển nghề trồng rau không những giải quyết
tốt việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà còn nâng cao thu nhập cho
người sản xuất rau ở các vùng sản xuất thâm canh.
So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn hiện nay chiếm chưa tới 10%. Nhu
cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn. Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường
chỉ được phép cung ứng và tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau
an toàn.

Trong sản xuất rau an toàn áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới thấm dẫn nước bằng ống nhựa. Cách tưới
này không chỉ hiệu quả đối với vùng thiếu nước mà ở đâu nếu áp dụng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hại
do giảm ẩm độ xung quanh cây trồng. Sử dụng nhà lưới dùng vỉ để ươm cây con trong canh tác rau là xu
thế phát triển mạnh. Các biện pháp dù đơn lẻ hay đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo của quy trình
sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với 2 dạng:
- Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hoá chất, chỉ sử dụng nông dược hữu cơ.
- Sản xuất trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng.

Một số mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà có mái che tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã đem lại hiệu quả
kinh tế rất cao, cung cấp một phần rau sạch cho thị trường Hà Nội

Đạm Phú Mỹ hướng đến thị trường mới


Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có trên 1,4 triệu ha rau, quả cho
thu hoạch trên 6,5 tấn triệu trái cây, 9,6 triệu tấn rau với tiềm năng rất lớn về xuất khẩu.
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau quả ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu
hoạch, chế biến, tiêu thụ. So với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 của "Chương
trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999- 2010" thì đến năm 2006 chúng ta mới xuất khẩu
được hơn 260 triệu USD, đạt 30% kế hoạch. Mặc dù đã có những mô hình sản xuất rau, hoa quả cho thu
nhập 400-500 triệu đồng/ha nhưng cho tới nay, nhận thức về vị trí, vai trò và lợi ích của việc phát triển sản
xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả ở nhiều cấp chính quyền và doanh nghiệp còn hạn chế, chỉ tập trung nhiều
vào quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, hoặc quy hoạch đất cho cây lương thực và cây công
nghiệp mà chưa có quy hoạch cụ thể cho phát triển sản xuất rau, hoa, quả, nhất là khu nông nghiệp công
nghệ cao để tạo đột phá cho sản xuất rau, hoa, quả xuất khẩu. Hầu hết các địa phương đều chưa có quy
hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại để tạo ra được các vùng sản xuất lớn, tập trung,
chuyên canh cho rau, hoa, quả, sản xuất hàng hoá, tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao... đáp ứng yêu
cầu thị trường cho xuất khẩu. Quy mô nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa. Cho tới nay, sản xuất của
người nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu vào khai thác lợi
thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các mùa vụ ( mùa đông với rau, mùa hè với quả)
thì lượng hàng hoá tập trung quá cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như
không có, không tạo được sản lượng đủ lớn, ổn định cho xuất khẩu. Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộ
gia đình, với mỗi hộ từ 200 - 300 m2 cho rau, 1.000 m2 cho hoa hoặc quả. Quy mô sản xuất quá nhỏ bé
khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều (quy mô sản xuất của Thái Lan là 5-10 ha/hộ, còn của Australia
là 40-50 ha/hộ). Hạ tầng cơ sở cho sản xuất rau, hoa, quả vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sử
dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Lại thêm việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực
rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có đơn vị nào tổ chức kinh doanh sản xuất, xuất khẩu bài
bản, chính qui theo các qui trình tiên tiến từ canh tác đến thu hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu
kho bảo quản lạnh, dưỡng sinh, vận chuyển, giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan-Indonesia HATSFARM ở Đà Lạt hiện
nay. Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa, quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào
sản phẩm. Không có thương hiệu riêng cũng khiến rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị
trường. Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của chúng ta không
được như mong đợi mà là sự trồi sụt thất thường theo diễn biến thị trường. Bắt đầu tháo gỡ từ vùng nguyên
liệu.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, vấn đề lớn nhất hiện nay là cả nước hiện thiếu một chương trình
đồng bộ có mục tiêu về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam. Công tác quy hoạch
chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập nên nhiều quy hoạch diện tích trồng
rau, hoa, quả đã trở thành quy hoạch treo; một số nhà máy chế biến được xây dựng xong nhưng thiếu
nguyên liệu hoặc có nguyên liệu nhưng không đảm bảo các yêu cầu và chất lượng cho chế biến xuất khẩu.
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc thừa nhận: "Trước
đây, khi xây dựng chương trình xuất khẩu rau quả, do chưa tính đến yếu tố Việt Nam sẽ gia nhập WTO,
nên có nhiều chỉ tiêu không sát". Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản
xuất rau, hoa, quả chưa thỏa đáng so với cây lúa, chè, cà phê, mía..., những hỗ trợ của Nhà nước cho rau,
hoa, quả còn rất thấp mặc dù thu nhập của rau, hoa, quả đã được thực tế chứng minh là vượt trội.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không dùng đất. Đây là
công nghệ sản xuất rau an toàn của Mỹ đã được nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát triển ở nước ta
- PGS.TS. Hồ Hữu An, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Công nghệ này hoàn toàn mới mẻ bởi khâu
gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không dùng đất mà trên các giá thể sẵn có như hộp xốp, giá nhựa, … Phân
bón được sử dụng trên 10 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích,
kiểm chứng trên cơ sở khoa học. Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc tưới nước sạch được cung cấp đầy đủ
từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng cây rau. Hệ thống tưới nhỏ giọt được bố
trí tự động hoặc bán tự động dưới dạng dung dịch theo thời gian và lưu lượng để cây có thể hút trực tiếp
một cách đồng đều và tiết kiệm đặc biệt với vùng hạn hán. Công nghệ này đã đảm bảo được độ an toàn rất
cao cả về mặt chất lượng cũng như hình thức và được nhiều người ưa chuộng.

Hệ thống công nghệ cao cũng giúp tự động hóa điều chỉnh trong nhiều khâu khác như ánh sáng, bức xạ
nhiệt, bảo đảm chất dinh dưỡng, nguồn nước, các cây giống ươm trong nhà kính. Nhờ vậy, cây giống trong
nhà kính có khả năng đem lại năng suất rất cao, đặc biệt là các sản phẩm thu được rất sạch. Ví dụ: Dưa
chuột có thể đạt năng suất khoảng 250 tấn/ha so với mức bình thường trồng ở ngoài là 70 - 80 tấn/ha. Tuy
vậy, năng suất của dưa chuột vẫn chưa phải là cao so với thế giới bởi vì tại Philippines, dưa chuột sản xuất
trong nhà kính có thể đạt 300 - 400 tấn/ha, ở Australia còn lên tới 500 - 600 tấn/ha. Lý do đơn giản là điều
kiện khí hậu của Việt Nam không được thuận lợi vì có độ ẩm cao.Phát triển nghề trồng rau an toàn tức là
việc tổ chức xây dựng ngành sản xuất RAT thành một ngành sản xuất riêng, có vị trí nhất định trong nền
sản xuất nông nghiệp. Sản xuất rau an toàn phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau,
có giá trị hàng hoá cao, có thương hiệu trên thị trường.

Phát triển nghề trồng rau an toàn nhằm phát huy những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội mỗi vùng. Đặc
biệt phải chú ý đến các vùng trọng điểm, những vùng có diện tích lớn và tập trung khối lượng sản phẩm
lớn, chủng loại rau phong phú, đa dạng, phổ biến kinh nghiệm của những người trồng rau giỏi, giao thông
thuận tiện, bảo quản và chế biến rau. Sản phẩm rau an toàn có thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng với nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang
được coi là vấn đề cốt lõi để có tăng thu nhập, tăng chất lượng của rau, quả Việt Nam.

Ths. Đỗ Đức Hưng , SOLATE


Cách trồng đậu cô ve

Đặc điểm sinh học

- Đậu cô ve lùn, còn gọi là đậu xanh. Quả màu xanh, hạt nâu, cây lùn không leo.
Ăn quả xanh có thể để giả ăn hạt. Quả ăn không ngon bằng đậu vàng. Tính
chống chịu khá hơn đậu vàng.

- Đậu cô ve lùn đều thuộc nhóm đậu lùn. Cây có dạng bụi, cao 30-40cm. Cây có
khả năng tạo nhánh ở mức trung bình. Thân mảnh, có lóng, có thể vươn dài như
một dây leo. Trong trường hợp vươn dài, năng suất bị giảm rõ rệt.

Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 12-20oC. Vì vây, chỉ trồng ở vụ đông xuân
mới có năng suất cao. Tuy nhiên, đậu vàng không chịu đợc giá lạnh dưới 10oC.

Đậu côve thuộc loại a ngắn ngày. Thời gian chiếu sáng 8-10giờ/ ngày là thích
hợp.

Đậu côve có bộ rễ ăn nông, lại ít rễ phụ. Do đó chúng yêu cầu đất luôn được giữ
ẩm. Độ ẩm đất 65% là thích hợp. Vợt quá 80% cây dễ bị bệnh. Thời kì ra hoa
cần ẩm nhiều.

Độ ẩm không khí thấp có thể gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả và nhiều hiện
tượng khác thường làm mất giá trị thương phẩm.

- Đậu cô ve ưa các loại đất nhẹ, có độ phì vao. Đất cần tơi xốp, dễ thoát nước.

Kỹ thuật gieo trồng và thời vụ

Thời vụ: Có 3 vụ gieo trồng:

Vụ sớm: gieo từ tháng 8 đến tháng 9.

Vụ chính gieo từ tháng chín đến hết tháng11.

Vụ muộn: geo từ tháng 12 đến hết tháng 1 năm sau.

Kỹ thuật trồng
- Làm đất và bón lót, gieo hạt: đất được làm kĩ đập nhỏ để đậu nhanh bén rễ.

Luống có bề mặt rộng 0,9-1m. Vụ sớm cần chú ý lên luống cao và dốc để thoát
nước.

Bón lót cho 1 ha đậu vàng trồng thuần cần.

8-10 tấn phân chuồng đã ủ thật hoai mục

100-125 kg phân lân

25-35 kg phân kali

25 kg phân đạm urê

Các loại phân lân và kali được trộn ủ với phân chuồng trước khi bón. Riêng phân
đạm lúc trồng đậu mới trộn lẫn với phân chuồng hoai để bón hoặc rắc lên bề mặt
rạch rồi đảo sau. Phân lót được bón theo rạch. Dùng cuốc rạch thành từng hàng
trên luống, sâu 10-12cm lấp đất phủ kín phân rồi tra hạt lên trên.

Hàng được rạch cách nhau 30-40 cm. Cây trên hàng cách nhau 10-15cm. Hạt
được đặt vào các hốc, mỗi hốc tra 2-3 hạt. Tra xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt.
Mỗi hec ta gieo 80kg hạt giống.

Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi gieo hạt không nên tưới nguyên nhân nước đậm làm hạt hút no nước
quá mạnh, trương lên làm rách vỏ áo, hạt dễ bị trẫm. Tốt nhất là trước khi gieo
nên tưới nước láng qua trên mặt luống nếu đất bị khô để đảm bảo độ ẩm cho
hạt, sau đó mới gieo hạt. Trường hợp sờ đất thấy mát tay thì không cần tới nước
lên luống.

Khi đậu có 2-3 lá thật thì nạo cỏ, xới đất và vun nhẹ vào gốc.

Khi đậu cao 20 cm thì xới mặt luống, thu nhặt cỏ và vun cao gốc.

Sau mỗi trận mưa, mặt luống bị đóng váng, nhất thiết phải xới xáo lại, nhưng cần
đợi khô đất mới được tiến hành xới. Nếu xới khi đất còn ướt có thể làm thương
tổn rễ và gốc cây, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh.
Đặc biệt là bệnh chết vàng. Cây đậu có lá vàng, úa rồi chết.

Bón thúc cho đậu vàng đợc tiến hành 3 lần;

Lần thứ nhất khi cây có 4-5 lá thật, chỉ bón nhẹ.

Lần thứ hai khi cây 7-8 lá thật.


Lần thứ ba khi nụ sắp nở.

Hai lần sau bón thúc phân đậm hơn. Phân dùng để bón thúc là phân đạm. Dùng
60kg urê bón cho 1 ha cho cả ba lần. Có thể thay thế phân đạm bằng 7-8 tấn
phân ngâm để bón thúc.

Biện pháp chọn giống và giữ giống:

Muốn chọn giống đậu côve, cần chọn những ruộng tốt, không bị sâu bệnh hại ở
những vụ chính. Chọn lấy những quả lứa đầu làm giống, hái sớm những quả lứa
sau để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả để giống.
Khi quả để giống đã già, hái về để nguyên cả vỏ phơi thật khô. Trước khi phơi
chọn kĩ để loại quả xấu, quả dị hình, quả bị sâu bệnh. Sau đó phơi khô: Rải hạt
lên nong nia phơi thêm 1-2 nắng nhẹ cho hạt thật khô rồi đem bảo quản nơi
thoáng mát để trồng ở vụ sau.

You might also like