You are on page 1of 22

Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC

Họ tên giáo viên: Bùi Văn Trình


Giảng dạy các lớp: 12A4, 12A5, 12A6, 12A7, 12C4, 12C5, 12C6, 12C7, 10A1, 10A2

I. VỊ TRÍ
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ
thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy
trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình
thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập
của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho
học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân
cách học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể,
chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường
học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những
đòi hỏi mới nhất của xã hội.

II. MỤC TIÊU


Dạy học môn Tin học trong nhà trường phổ thông nhằm đạt những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ
thông của khoa học Tin học: các kiến thức nhập môn về Tin học, về hệ thống, về thuật toán
và ngôn ngữ lập trình, về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,...
Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của Công nghệ thông tin trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống.
2. Về kĩ năng
Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận
dụng vào cuộc sống.
3. Về thái độ
Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.

III. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

-1-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

- Tin học là môn học mới được chính thức đưa vào chương trình dạy học ở trường phổ thông
nên trước hết cần định hướng một cách tổng thể về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra
- đánh giá của môn học. Tiếp theo tiến hành xây dựng chương trình cho từng cấp học, lớp học
nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh được lãng phí và tình trạng chồng
chéo giữa các cấp học, giữa các môn học của cùng cấp học. Cùng với việc xây dựng chương
trình dạy học cần triển khai các hoạt động đồng bộ: chính sách, biên chế giáo viên, phòng
máy, xây dựng mạng giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy học, đào tạo
giáo viên, thiết bị dạy học.
- Tin học là ngành khoa học phát triển rất nhanh, cứ vài năm phần cứng và phần mềm lại thay
đổi và được nâng cấp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kĩ
năng cơ bản để chương trình không bị nhanh lạc hậu. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác
định nội dung : hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú
ý tới việc hình thành và phát triển những kĩ năng và thao tác.
- Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc trưng của môn học mà tiến hành
tổ chức dạy học một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu
chung của môn học và nâng cao nếu có điều kiện. Khuyến khích học ngoại khoá.
- Chương trình phải có tính “mở”: có phần bắt buộc và phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển
khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của môn học.

-2-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

Phân phối chương trình lớp 12 THPT thí điểm


Môn Tin học
(áp dụng từ năm học 2005-2006)

Cả năm : 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết


Học kì I : 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết
Học kì II : 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết
I. phân phối chương trình
Học kì 1
Chương I. Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tiết - 1, 2 §1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
Tiết - 3, 4 §2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Chương II. hệ quản trị cơ sở dữ liệu microsoft access
Tiết - 5 §1. Giới thiệu Microsoft Access
Tiết - 6, 7 §2. Cấu trúc bảng
Tiết - 8, 9 Thực hành 1. Tạo bảng
Tiết - 10, 11 §3. Các lệnh và thao tác cơ sở
Tiết - 12, 13, 14 Thực hành 2. Biểu mẫu và các thao tác trên cơ sở dữ liệu
Tiết - 15 §4. Truy vấn dữ liệu
Tiết - 16 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết - 17 Ôn tập
Tiết - 18 Kiểm tra học kì I
Học kì 2
Tiết - 19 §4. Truy vấn dữ liệu
Tiết - 20,21,22 Thực hành 3. Mẫu hỏi
Tiết - 23 §5. Báo cáo và kết xuất báo cáo
Tiết - 24 Thực hành 4. Báo cáo
Tiết - 25, 26, 27 Thực hành 5. Bài thực hành tổng hợp
Chương III. cơ sở dữ liệu quan hệ
Tiết - 28 §1. Các loại mô hình cơ sở dữ liệu; §2. Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ
Tiết - 29 §3. Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ
Chương IV. Kiến trúc và bảo mật các hệ Cơ sở dữ liệu
Tiết - 30 §1. Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
Tiết - 31 §2. Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu
Tiết - 32 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết - 33, 34 Ôn tập
Tiết - 35 Kiểm tra học kì II

-3-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

II. THỰC HIỆN


1. Tổ chức dạy học
- Đối với những mục dạy trong 2, 3 tiết giáo viên tự phân chia nội dung
đảm bảo sự cân đối, khoa học.
- Giáo viên cần căn cứ vào tình hình giảng dạy của mình và kết quả tiếp
thu của học sinh, từ đó định ra những nội dung cho các tiết ôn tập, luyện tập, chữa
bài tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu.
- Giáo viên có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được
phân cho một nội dung kiến thức nào đó, tuy nhiên việc kéo dài hoặc rút ngắn
không được làm xê dịch lịch giảng dạy quá 1 tiết so với phân phối chương trình.
- Đối với các trường, lớp mà học sinh (hoặc một số học sinh trong lớp) đã
được học về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, giáo viên chọn các bài đọc
thêm để giảng bổ sung kiến thức, xây dựng thêm các bài thực hành, bài tập để
củng cố, hệ thống và chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng
thời trong tiết thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học
sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học.
- Một số nội dung lý thuyết sẽ tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn nếu sử
dụng máy tính, máy chiếu, chương trình và phần mềm Microsoft Access để giới
thiệu trực quan.
- Trong tiết thực hành bố trí tối đa là 3 học sinh/1 máy tính (tốt nhất là 1
học sinh/ 1 máy tính). Nếu do thiếu máy tính không thể tiến hành dạy tiết thực
hành cho cả lớp học trong 1 tiết như phân phối chương trình thì phải chia ca để
thực hành, khi đó số tiết thực hành thực dạy của giáo viên được tính bằng số tiết
thực hành nhân với số ca. Đối với những tiết thực hành được thiết kế để làm việc
theo nhóm giáo viên có thể bố trí nhiều hơn 3 học sinh/1 máy tính.

2. Kiểm tra, đánh giá


- Giáo viên tự bố trí kiểm tra miệng, kiểm tra dưới 45 phút để đảm bảo đủ
số lượng điểm kiểm tra theo quy định.
- Sau mỗi bài thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm
thực hành làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học
sinh.
- Việc kiểm tra học kì phải được đánh giá ở cả hai nội dung lý thuyết và
thực hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành trong điểm kiểm tra
học kì có thể là: Lý thuyết 6 (hoặc 7): Thực hành 4 (hoặc 3). Giáo viên tự lựa chọn
một trong hai tỉ lệ nêu trên. Việc kiểm tra học kì có thể được tiến hành theo một
trong hai cách sau:
• Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành
trong tiết kiểm tra học kì. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm
tra học kì cho phần lí thuyết và phần thực hành.
• Cách 2: Trong tiết kiểm tra học kì chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn
điểm phần thực hành được lấy từ điểm trung bình các bài thực hành trong học
kì.
- Do thời lượng hạn hẹp, đồng thời do đặc trưng của môn học thuận lợi
cho việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nên giáo viên cần lưu ý tận

-4-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

dụng ưu thế này để sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
----------------------

-5-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHI TIẾT TIN HỌC LỚP 10


CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Chương 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học
Kiến thức
• Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và - Lấy các ví dụ về ứng dụng Tin học trong đời
phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng sống thường ngày.
1. Giới thiệu nghiên cứu, vừa là công cụ.
ngành khoa học • Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã
Tin học hội.
• Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính
• Biết được một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử
trong các họat động của đời sống.
Kiến thức
• Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin,
mã hoá thông tin cho máy tính.
2. Thông tin và • Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
dữ liệu • Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.
• Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kỹ năng
• Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
Kiến thức
3. Giới thiệu về • Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính . - Vẽ lược đồ khái quát của kiến trúc máy tính
máy tính • Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neuman để giải thích.
Kỹ năng - Giáo viên chỉ dẫn các bộ phận của máy tính
• Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính. tại phòng máy.

-6-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
• Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của - Trình bày thuật toán giải một số bài toán đơn
thuật toán. giản như tìm ước chung lớn nhất của 2 số tự
• Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và ngôn ngữ nhiên, kiểm tra một số tự nhiên là số nguyên
4. Bài toán và
liệt kê. tố hay hợp số, tìm kiếm và sắp xếp một dãy số
thuật toán
• Hiểu một số thuật toán thông dụng. nguyên.
- Nên đưa một số ví dụ gần gũi với học sinh
Kỹ năng
để mô phỏng cho các thuật toán
• Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng
sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê.
Kiến thức
5. Ngôn ngữ lập
trình. • Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc - Ghi nhớ việc cần dịch từ ngôn ngữ bậc cao,
cao. hợp ngữ sang ngôn ngữ máy.

6. Giải bài toán Kiến thức - Lấy nội dung thực tế để minh hoạ.
trên máy tính điện • Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác - Ghi nhớ các bước trên có thể lặp lại nhiều
tử định bài toán, xây dựng thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết lần.
chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
Kiến thức
7. Phần mềm máy • Biết khái niệm phần mềm máy tính. - Kể được các loại phần mềm ứng dụng
tính • Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Kiến thức
- Lấy các ứng dụng Tin học trong trường, ở
8. Các ứng dụng • Biết được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời địa phương để minh hoạ.
của Tin học sống xã hội.
• Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để
nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.

-7-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
• Biết được ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã - Nên giới thiệu một số điều luật, nhị định về
hội. bản quyền, chống tội phạm Tin học của nước
9. Tin học và xã • Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã ta.
hội. hội tin học hoá

Thái độ
• Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên
quan đến việc sử dụng máy tính.
Chương 2. Hệ điều hành
- Không gắn cứng vào một hệ điều hành cụ
Kiến thức
thể nào, mà trình bày những nguyên lí chung.
1. Khái niệm hệ • Biết khái niệm hệ điều hành. - Hệ điều hành được xét dưới góc độ người sử
điều hành • Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành . dụng.

Kiến thức
• Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp. - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục. thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
Kĩ năng những kỹ năng theo yêu cầu
2. Tệp và quản lí
tệp • Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
• Đặt được tên tệp, thư mục

3. Giao tiếp với


Kiến thức
hệ điều hành và
xử lý tệp • Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều - Thực hành trên hệ điều hành cụ thể là MS

-8-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


hành và ra khỏi hệ thống. Windows.
• Hiểu được các thao tác xử lý: sao chép tệp; xoá tệp, đổi tên tệp; - Phân biệt các cách giao tiếp khác nhau.
tạo và xoá thư mục. - Nêu những vấn đề cốt lõi nhất về tệp và
quản lí tệp mà hệ điều hành nào cũng phải có.
Kĩ năng
• Thực hiện được một số lệnh thông dụng
• Thực hiện được các thao tác với tệp và thư mục: tạo, xóa, di
chuyển, đổi tên thư mục và tệp .
Kiến thức
4. Một số hệ điều
hành phổ biến. • Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành. - Giới thiệu sơ lược về MS DOS, UNIX và
• Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay. LINUX
Chương 3. Sọan thảo văn bản
- Nêu các ưu việt của soạn thảo văn bản bằng
Kiến thức
máy tính.
• Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản. - Các chức năng chủ yếu được trình bày độc
1. Một số khái • Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (ký tự, từ, câu, dòng, đoạn, lập với phần mềm soạn thảo văn bản.
niệm cơ bản. trang). - Cho học sinh biết có nhiều loại bộ mã và
• Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt nhiều loại phông chữ Việt khác nhau.
- Giới thiệu về UNICODE, tuy nhiên không đi
sâu vào vấn đề mã.
2. Làm quen với
Kiến thức
Word - Các kĩ năng được truyền thụ thông qua giờ
• Biết màn hình làm việc của Word thực hành với phần mềm Word.
• Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, - Chưa yêu cầu gõ nhanh, nhưng cần tuân thủ
gõ văn bản, ghi tệp. các quy ước trong soạn thảo.
Kĩ năng
• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản.
• Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng tệp, tạo tệp mới, ghi

-9-
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


tệp văn bản.

Kiến thức
• Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng ký tự, định dạng đoạn - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
3. Một số chức văn bản, định dạng trang văn bản, danh sách liệt kê, chèn số thứ thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
năng soạn thảo tự trang. những kỹ năng theo yêu cầu
văn bản • Biết cách in văn bản.
Kĩ năng
• Định dạng được văn bản theo mẫu
Kiến thức
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế. thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
4. Một số công cụ
trợ giúp soạn thảo Kĩ năng những kỹ năng theo yêu cầu
• Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu

Kiến thức
- Nêu những trường hợp sử dụng bảng trong
• Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và soạn thảo
cột. - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Biết soạn thảo và định dạng bảng. thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
5. Làm việc với Kĩ năng
những kỹ năng theo yêu cầu
bảng
• Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng và soạn thảo
văn bản trong bảng .

Chương 4. Mạng và Internet

- 10 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
- Nên trình bày các thành phần chính trong
1. Mạng máy tính • Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông. mạng máy tính kết hợp với giáo cụ trực quan
• Biết khái niệm mạng máy tính (thiết bị vật lí hoặc tranh vẽ minh hoạ).
• Biết một số loại mạng máy tính.
Kiến thức
• Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của - Nêu các ưu, nhược điểm của các kết nối.
2. Mạng thông tin nó.
toàn cầu Internet • Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
• Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet

Kiến thức
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Biết khái niệm trang Web, Website thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
3. Một số dịch vụ • Biết chức năng trình duyệt Web những kỹ năng theo yêu cầu
phổ biến của • Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử - Tuỳ theo điều kiện có thể giới thiệu cho học
Internet Kĩ năng sinh biết cách tạo trang Web đơn giản
• Sử dụng được trình duyệt Web
• Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Interrnet.
• Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.

- 11 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHI TIẾT TIN HỌC LỚP 11


CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
I. . Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình
1. Phân loại Kiến thức
ngôn ngữ lập • Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của ngôn ngữ lập
trình - Kiến thức này đã có ở lớp 10, cần nhắc lại
trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. và bổ sung để đảm bảo tính hệ thống.

Kiến thức
- Biết một trong những nhiệm vụ quan trọng
2. Chương trình • Biết vai trò của Chương trình dịch .
của Chương trình dịch là phát hiện lỗi cú pháp
dịch • Biết khái niệm Biên dịch và Thông dịch. của Chương trình nguồn.

3. Các thành phần Kiến thức


của ngôn ngữ lập • Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ - Cần giải thích sự khác nhau giữa Cú pháp và
trình Ngữ nghĩa.
cái, Cú pháp và Ngữ nghĩa.

Kiến thức
- Nên minh hoạ bằng một đoạn chương trình
• Biết các thành phần cơ sở của TP: Bảng chữ cái, Tên, Tên đơn giản
4. Các thành chuẩn, Tên riêng (từ khoá), Hằng và Biến.
phần cơ sở của
TP Kỹ năng
• Phân biệt được Tên, Hằng và Biến. Biết đặt tên đúng.

II. Chương trình TP đơn giản

- 12 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn - Lấy một chương trình TP đơn giản để minh
ngữ lập trình. hoạ
1. Cấu trúc
• Biết cấu trúc của một chương trình TP: cấu trúc chung và các
chương trình
thành phần.
Kĩ năng
• Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.

Kiến thức
2. Một số kiểu • Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn trong TP: nguyên, thực, kí tự, - Cho các ví dụ đơn giản để HS luyện tập
dữ liệu chuẩn logic và miền con.
Kĩ năng
• Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
Kiến thức
• Hiểu được cách khai báo biến. - Cho các ví dụ đơn giản để HS luyện tập
3. Khai báo biến
Kĩ năng
• Khai báo đúng,
• Nhận biết khai báo sai.
4. Phép toán, biểu
Kiến thức
thức, lệnh gán - Phân biệt được sự khác nhau giữa phép
• Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học "gán" (:= ) và phép so sánh bằng (=).
chuẩn, biểu thức quan hệ. - Lấy ví dụ là các biểu thức quen thuộc để
• Hiểu lệnh gán. học sinh luyện tập.
Kĩ năng
• Viết được lệnh gán.

- 13 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


• Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán
thông dụng.
Kiến thức
• Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và
5. Tổ chức vào/ra
đưa thông tin ra màn hình.
đơn giản
Kĩ năng
• Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
Kiến thức
• Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương - Xét một chương trình đơn giản nhưng hoàn
trình. chỉnh và có thể chạy được, cho ra kết quả.
6. Dịch, thực hiện
• Biết một số công cụ của môi trường TP.
và hiệu chỉnh
chương trình Kĩ năng
• Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
• Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi
của Chương trình dịch và tính hợp lí của kết quả thu được.
III. Rẽ nhánh và lặp
Kiến thức
• Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán - Nên sử dụng các thuật toán đã có ở lớp 10
• Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ). - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Hiểu câu lệnh ghép. thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
1. Tổ chức rẽ những kỹ năng theo yêu cầu
nhánh
Kĩ năng
• Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của môt số
bài toán đơn giản.
• Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp
dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.

- 14 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
• Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán - Cần tổng kết lại có 3 loại cấu trúc điều khiển
• Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số là: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
lần định trước. - Bước đầu hình thành khái niệm về lập trình
• Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tính có cấu trúc.
huống cụ thể. - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
2. Tổ chức lặp thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
Kĩ năng
những kỹ năng theo yêu cầu
• Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng
lệnh lặp.
• Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số
lần định trước
• Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
IV. Kiểu dữ liệu có cấu trúc
Kiến thức
- Biết được rằng với kiểu dữ liệu có cấu trúc,
• Hiểu khái niệm mảng một chiều và hai chiều. người ta có thể thiết kế một kiểu dữ liệu mới
• Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng. phức tạp hơn từ những kiểu đã cho.
1. Kiểu mảng và - Có thể sử dụng một số thuật toán ở lớp 10.
Kĩ năng
biến có chỉ số - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Cài đặt được thuật toán của một số bài toán đơn giản với kiểu thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
dữ liệu mảng một chiều. những kỹ năng theo yêu cầu
• Thực hiện được khai báo mảng, truy cập, tính toán các phần tử
của mảng.
2. Kiểu dữ liệu
Kiến thức
Xâu
• Biết xâu là một dãy ký tự (có thể coi xâu là mảng một chiều). - Cho học sinh biết kiểu dữ liệu xâu với một
• Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu. số hàm và thủ tục giúp thuận tiện khi xử lý dữ
Kĩ năng liệu văn bản.

- 15 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


• Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
• Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu.
Kiến thức
- Nhấn mạnh rằng khác với kiểu mảng, trong
3. Kiểu Bản ghi • Biết khái niệm kiểu Bản ghi. kiểu bản ghi, các trường có thể thuộc các kiểu
• Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi. dữ liệu khác nhau.
V. Tệp và xử lý tệp
Kiến thức
• Biết khái niệm về kiểu dữ liệu tệp.
1. Phân loại và • Biết khái niệm tệp định kiểu và tệp văn bản.
khai báo tệp • Biết các lệnh khai báo tệp định kiểu và tệp văn bản.
Kĩ năng
• Khai báo đúng tệp văn bản.
Kiến thức
• Biết các bước làm việc với tệp: gán tên cho biến tệp, mở tệp, - Chỉ dừng lại ở những ví dụ đơn giản.
đọc/ghi tệp, đóng tệp.
2. Xử lý tệp
• Biết một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.
Kĩ năng
• Sử dụng được một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp
VI. Chương trình con
- Thông qua các ví dụ cụ thể.
1. Chương trình
Kiến thức
con và phân loại • Biết vai trò của chương trình con trong lập trình.
• Biết sự phân loại chương trình con: thủ tục và hàm.
2. Thủ tục
Kiến thức

- 16 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


• Biết cấu trúc một thủ tục, danh sách vào/ra hình thức.
• Biết mối liên quan giữa chương trình và thủ tục.
• Biết gọi một thủ tục
Kĩ năng
• Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
• Sử dụng được lời gọi một thủ tục.
• Viết được thủ tục đơn giản
Kiến thức
• Biết cấu trúc của một hàm, danh sách vào/ra hình thức. - Biết được sự giống nhau và khác nhau giữa
• Biết mối liên quan giữa chương trình và hàm. hàm và thủ tục.
3. Hàm • Biết gọi một hàm
Kĩ năng
• Nhận biết được các thành phần trong đầu của hàm.
• Viết được hàm đơn giản.
Kiến thức
4. Khai thác • Biết cách sử dụng thư viện chuẩn: các hàm và thủ tục chuẩn
chương trình sẵn có.
con sẵn có của • Hiểu một số câu lệnh đã dùng trước đây thực chất là thủ tục và
ngôn ngữ lập hàm chuẩn.
trình Kĩ năng
• Biết khai báo và sử dụng hàm CRT
VII. Đồ hoạ và âm thanh
1. Một số yếu tố
Kiến thức
đồ hoạ.
• Hiểu khái niệm màn hình đồ hoạ và điều kiện làm việc trong - Chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, giới thiệu.
chế độ đồ hoạ. - Có thể cho chạy một chương trình đồ hoạ

- 17 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


• Biết một số hàm và thủ tục vẽ hình đơn giản: điểm, đường, sinh động để gây hứng thú.
hình tròn, elip, hình chữ nhật.

Kiến thức
- Chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, giới thiệu.
2. Một số yếu tố • Biết một số hàm và thủ tục chuẩn của ngôn ngữ hiện dùng để - Có thể cho chạy một chương trình âm thanh
âm thanh. mô phỏng âm thanh và khả năng thể hiện bản nhạc đơn giản hay để gây hứng thú.
bằng một chương trình TP.

- 18 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

KÊ HOẠCH GIẢNG DẠY CHI TIẾT TIN HỌC LỚP 12


CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Chương 1. Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Kiến thức
- Lấy bài toán quản lí của nhà trường hoặc
1. Khái niệm cơ • Biết khái niệm CSDL.
một cơ quan xí nghiệp để minh hoạ
sở dữ liệu • Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
(CSDL)
• Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
Kiến thức
• Biết khái niệm hệ quản trị CSDL. - Phân biệt CSDL với hệ quản trị CSDL.
2. Hệ quản trị cơ • Biết chức năng của hệ quản trị CSDL: tạo lập CSDL; cập
sở dữ liệu nhập dữ liệu, tìm kiếm kết xuất thông tin; kiểm soát, điều khiển
việc truy cập vào CSDL.
• Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
Chương 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ MS ACCESS
Kiến thức
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Hiểu các chức năng chính của ACCESS: Tạo lập bảng, thiết thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
lập mối liên kết giữa các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin. những kỹ năng theo yêu cầu
• Biết 4 đối tượng chính: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo.
1. Giới thiệu MS
ACCESS • Biết 2 chế độ làm việc: Chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc)
và chế độ làm việc với dữ liệu.
Kĩ năng
• Thực hiện được khởi động và ra khỏi ACCESS, tạo một CSDL
mới, mở CSDL đã có.
2. Cấu trúc bảng
Kiến thức

- 19 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


• Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng: - Lấy ví dụ cụ thể để trình bày cấu trúc bảng.
Cột (Thuộc tính): tên, miền giá trị. - Cho ví dụ minh hoạ cho mục tiêu thiết kế
Dòng (Bản ghi): Bộ các giá trị của thuộc tính. đơn giản
Khoá. - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Biết tạo và sửa cấu trúc bảng. thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
• Hiểu việc tạo liên kết giữa các bảng. những kỹ năng theo yêu cầu

Kĩ năng
• Thực hiện được tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào
bảng, cập nhật dữ liệu.
• Thực hiện việc khai báo khoá
• Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng.
Kiến thức
• Biết các lệnh làm việc với bảng: Cập nhật dữ liệu, sắp xếp và - Học sinh cần có kĩ năng bước đầu thực hiện
lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu. những công việc này.
3. Các thao tác cơ - Sử dụng thích hợp hai chế độ: Tự thiết kế và
Kĩ năng
sở dùng Thuật sĩ.
• Thực hiện được: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu, cập nhật dữ
liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu bằng
Wizard, định dạng và in trực tiếp.
Kiến thức
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi. thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
4. Truy xuất dữ • Biết các bước chính để tạo ra một mẫu hỏi . những kỹ năng theo yêu cầu
liệu
Kĩ năng
• Viết đúng biểu thức điều kiện đơn giản.
• Tạo được mẫu hỏi đơn giản.

- 20 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức
• Biết khái niệm báo cáo và vai trò của nó thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được
• Biết các bước lập báo cáo. những kỹ năng theo yêu cầu
5. Báo cáo
Kĩ năng
• Tạo được báo cáo bằng Wizard.
• Thực hiện được lưu trữ và in báo cáo.
Chương 3. Cơ sở dữ liệu quan hệ
1. Các loại mô Kiến thức
hình CSDL • Biết 2 loại mô hình dữ liệu: logic và vật lí.
Kiến thức
• Biết khái niệm mô hình quan hệ. - Lấy ví dụ trong thực tế (thư viện, bảng
• Biết các đặc trưng cơ bản của mô hình quan hệ: cột (trường), điểm...) để minh hoạ
dòng (bản ghi). - Không lệ thuộc vào hệ quản trị CSDL quan
• Biết khái niệm khoá và khái niệm liên kết giữa các bảng. hệ cụ thể nào
2. Hệ CSDL quan
hệ • Biết các thao tác với CSDL QH: Tạo bảng, cập nhật, sắp xếp
các bản ghi, truy vấn CSDL và lập báo cáo.
Kĩ năng
• Xác định các bảng và khoá liên kết giữa các bảng của bài toán
quản lí đơn giản.
Chương 4. Kiến trúc và bảo mật hệ cơ sở dữ liệu

1. Các loại kiến


Kiến thức
trúc cuả hệ CSDL • Biết khái niệm về các cách tổ chức tập trung và phân tán.
• Biết được ưu nhược điểm của mỗi cách tổ chức này.

- 21 -
Kế hoạch giảng dạy môn tin học THPT

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ


Kiến thức
- Giới thiệu thông qua các ví dụ gần gũi với
2. Bảo mật thông • Hiểu khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật CSDL
học sinh.
tin trong các hệ • Biết một số cách thông dụng bảo mật CSDL.
- Cần lưu ý cho học sinh có thái độ đúng
CSDL
trong việc sử dụng và bảo mật CSDL.

- 22 -

You might also like