You are on page 1of 3

Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Cần sinh động

Tại các trường, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chính khóa từ nhiều
năm nay theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông. Cùng với những tri thức
từ các bộ môn khoa học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh có
thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người.

Phải là tiết học sinh động

Cùng với tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được
ban giám hiệu các trường xếp vào tiết thứ ba trong buổi và do giáo viên chủ nhiệm
quản lý. Chủ đề của tiết học được đi theo từng tháng, từng kỳ có những mốc kỷ niệm
trong toàn quốc như tháng 11 có chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, tháng 12 có chủ đề
“Chú bộ đội của em”… Khác với những bài học nặng tính lý thuyết, các tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp thường được các trường tổ chức với nhiều hình thức sinh động như
tọa đàm, thảo luận, đố vui… Thông qua các trò chơi sôi động, các hoạt động tập thể
mang tính thi đua, các em sẽ có thêm những hiểu biết về lịch sử, về những giá trị
truyền thống của dân tộc, về phẩm chất tốt đẹp của con người. Hàng tuần cứ đến
tiết học cuối sáng thứ sáu sân trường THCS Ngô Chí Quốc - quận Thủ Đức lại sôi
động hẳn lên. Như đã thành lệ, các em học sinh từ các lớp học ra sân xếp hàng để
học tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tháng 1, 2-2008 với chủ đề “Mừng Đảng mừng
xuân”, thầy trò cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử của Đảng trong gần 80 năm
qua, khắc ghi công ơn của Bác Hồ - người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam
quang vinh. Thầy Phạm Quốc Tuấn - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Những
tiết học ngoài sân được các thầy cô là đoàn viên của Chi đoàn giáo viên tổ chức với
nhiều hình thức sinh động nên luôn cuốn hút học sinh”.

Theo ý kiến của một số hiệu trưởng, việc tổ chức học ngoài sân trường đòi hỏi các
thầy cô phải tốn nhiều công sức hơn, nhất là khâu tổ chức và quản lý. Ngoài ra giáo
viên phụ trách phải thiết kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các em nhàm
chán. Đây là công việc thường được ban giám hiệu giao cho chi đoàn giáo viên. Họ là
những thầy cô mới ra trường, còn trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động biết tổ chức quản
trò nên luôn có sức hút đối với học sinh. Phạm Đăng Khoa một học sinh lớp 8 cho
biết: “Rất thích học tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thầy chủ nhiệm thường đưa
ra các câu hỏi để các tổ xung phong trả lời, tổ nào trả lời đúng đều được tặng gói quà
khi thì tờ báo, khi là gói kẹo, bịch bánh”.

Không thể thiếu vai trò giáo viên chủ nhiệm

Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng
khởi cho học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các
trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi của các em. Các giờ học đó nếu không cho học
sinh chép bài thì giáo viên cũng “tận dụng” để sinh hoạt chủ nhiệm vì thế thời lượng
45 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng
không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới,
chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không
còn hứng thú khi giờ học đến. Ngoài các trò chơi vận động, giáo viên nên tổ chức các
hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng khiếu của
từng học sinh. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu giáo viên không biết
bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh nổi bật, ít quan tâm tới những
em khác thì tác dụng giáo dục cũng như giáo dưỡng sẽ phiến diện nhất là các trường
tổ chức học giữa sân trường.

Để phát huy tính tích cực của học sinh, nhiều trường đã cho học sinh đứng ra điều
hành các tiết học này. Các em sẽ tự thiết kế chương trình, tự đứng ra tổ chức tiết
học như vai trò của một giáo viên. Cách làm này sẽ giúp các em tự tin hơn, dạn dĩ
trước đám đông và rèn luyện tốt kỹ năng ứng xử trong cuộc sống. Những trò chơi lấy
từ trên mạng hoặc qua các game show truyền hình được các em vận dụng rất linh
hoạt gây nhiều hứng thú cho học sinh. Thế nhưng kết quả như thế nào còn phụ
thuộc vào sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, vì hơn ai hết họ là thủ lĩnh của một
tập thể gần 50 con người.

Gần đây một số phòng GD quận huyện đã tổ chức tiết ngoài giờ lên lớp mẫu tại một
số trường để giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu các trường đến học tập và trao
đổi kinh nghiệm. Những tiết học này cũng là một cách tập huấn kỹ năng tổ chức,
quản lý cho đội ngũ giáo viên THCS để hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự có hiệu
quả. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Cần sinh động

Tại các trường, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chính khóa từ nhiều
năm nay theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông. Cùng với những tri thức
từ các bộ môn khoa học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh có
thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người.

Phải là tiết học sinh động

Cùng với tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được
ban giám hiệu các trường xếp vào tiết thứ ba trong buổi và do giáo viên chủ nhiệm
quản lý. Chủ đề của tiết học được đi theo từng tháng, từng kỳ có những mốc kỷ niệm
trong toàn quốc như tháng 11 có chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, tháng 12 có chủ đề
“Chú bộ đội của em”… Khác với những bài học nặng tính lý thuyết, các tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp thường được các trường tổ chức với nhiều hình thức sinh động như
tọa đàm, thảo luận, đố vui… Thông qua các trò chơi sôi động, các hoạt động tập thể
mang tính thi đua, các em sẽ có thêm những hiểu biết về lịch sử, về những giá trị
truyền thống của dân tộc, về phẩm chất tốt đẹp của con người. Hàng tuần cứ đến
tiết học cuối sáng thứ sáu sân trường THCS Ngô Chí Quốc - quận Thủ Đức lại sôi
động hẳn lên. Như đã thành lệ, các em học sinh từ các lớp học ra sân xếp hàng để
học tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tháng 1, 2-2008 với chủ đề “Mừng Đảng mừng
xuân”, thầy trò cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử của Đảng trong gần 80 năm
qua, khắc ghi công ơn của Bác Hồ - người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam
quang vinh. Thầy Phạm Quốc Tuấn - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Những
tiết học ngoài sân được các thầy cô là đoàn viên của Chi đoàn giáo viên tổ chức với
nhiều hình thức sinh động nên luôn cuốn hút học sinh”.

Theo ý kiến của một số hiệu trưởng, việc tổ chức học ngoài sân trường đòi hỏi các
thầy cô phải tốn nhiều công sức hơn, nhất là khâu tổ chức và quản lý. Ngoài ra giáo
viên phụ trách phải thiết kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các em nhàm
chán. Đây là công việc thường được ban giám hiệu giao cho chi đoàn giáo viên. Họ là
những thầy cô mới ra trường, còn trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động biết tổ chức quản
trò nên luôn có sức hút đối với học sinh. Phạm Đăng Khoa một học sinh lớp 8 cho
biết: “Rất thích học tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thầy chủ nhiệm thường đưa
ra các câu hỏi để các tổ xung phong trả lời, tổ nào trả lời đúng đều được tặng gói quà
khi thì tờ báo, khi là gói kẹo, bịch bánh”.
Không thể thiếu vai trò giáo viên chủ nhiệm

Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng
khởi cho học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các
trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi của các em. Các giờ học đó nếu không cho học
sinh chép bài thì giáo viên cũng “tận dụng” để sinh hoạt chủ nhiệm vì thế thời lượng
45 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng
không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới,
chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không
còn hứng thú khi giờ học đến. Ngoài các trò chơi vận động, giáo viên nên tổ chức các
hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng khiếu của
từng học sinh. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu giáo viên không biết
bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh nổi bật, ít quan tâm tới những
em khác thì tác dụng giáo dục cũng như giáo dưỡng sẽ phiến diện nhất là các trường
tổ chức học giữa sân trường.

Để phát huy tính tích cực của học sinh, nhiều trường đã cho học sinh đứng ra điều
hành các tiết học này. Các em sẽ tự thiết kế chương trình, tự đứng ra tổ chức tiết
học như vai trò của một giáo viên. Cách làm này sẽ giúp các em tự tin hơn, dạn dĩ
trước đám đông và rèn luyện tốt kỹ năng ứng xử trong cuộc sống. Những trò chơi lấy
từ trên mạng hoặc qua các game show truyền hình được các em vận dụng rất linh
hoạt gây nhiều hứng thú cho học sinh. Thế nhưng kết quả như thế nào còn phụ
thuộc vào sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, vì hơn ai hết họ là thủ lĩnh của một
tập thể gần 50 con người.

Gần đây một số phòng GD quận huyện đã tổ chức tiết ngoài giờ lên lớp mẫu tại một
số trường để giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu các trường đến học tập và trao
đổi kinh nghiệm. Những tiết học này cũng là một cách tập huấn kỹ năng tổ chức,
quản lý cho đội ngũ giáo viên THCS để hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự có hiệu
quả.

Phan Ngọc Quang

Phan Ngọc Quang

You might also like