You are on page 1of 2

Nguyên nhân đích thực của biến động tỷ giá và lãi suất?

Gửi tiết kiệm bằng VND hay USD có lợi hơn?

Một kiến giải đáng chú ý của Tiến sĩ Phan Minh Ngọc (Đại học Kyushu, Nhật Bản) về
những biến động tỷ giá và lãi suất trên thị trường tiền tệ thời gian qua.

"Theo dõi báo chí trong giai đoạn bắt đầu xảy ra cơn sốt Đôla (hồi đầu tháng 5 vừa qua), rồi theo
đó là lãi suất cả ngoại tệ và nội tệ rục rịch tăng, tôi ngạc nhiên vì có quá nhiều bài viết và ý kiến
bàn về nguyên nhân và dự đoán xu hướng diễn biến của tỷ giá và lãi suất, mà đa phần là xoay
quanh/dựa vào những phát biểu của quan chức Ngân hàng Nhà nước.

Ở bài viết này, tôi muốn trình bày những luận điểm của mình về một số vấn đề liên quan đến tỷ
giá và lãi suất.

Thứ nhất, tại sao lại xảy ra cơn sốt Đôla vừa qua, và tại sao tỷ giá lại rục rịch tăng lên hiện nay?
Có thể nói ngay nguyên nhân chính nằm ở việc tiền đồng (VND) đã lên giá so với USD trên thực
tế trong thời gian qua.

Trước tiên, hãy xem mức lạm phát ở Việt Nam và Mỹ trong thời gian 2002- 2005. Mức lạm phát
ở Việt Nam lần lượt là -1,71%; - 0,43%; 3,83%; 3,1%; 7,8%; và 8,23%. Mức lạm phát của Mỹ lần
lượt là 3,4%; 2,8%; 1,6%; 2,3%; - 0,1%, và 3,5%.

Như vậy, mức trượt giá gộp năm 2005 so với 2000 của Việt Nam là 24,36%; và của Mỹ là
10.48%. Chênh lệch về lạm phát tính gộp của 2 nước là 13,88%.

Trong thời kỳ này, tỷ giá danh nghĩa của VND/USD chỉ tăng có 9.6% (mức tỷ giá vào cuối năm
2000 là 14.514 so với 15.908 năm 2005). Theo công thức tính tỷ giá thực tế, tỷ giá thực tế của
VND/USD đã giảm đi 4,28% vào cuối năm 2005 so với 2000.

Nói cách khác, VND thực tế đã lên giá 4,28% so với USD trong vòng 5 năm.

Tỷ giá thực tế giảm (tức VND tăng giá) thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở
nên đắt hơn một cách tương đối, do đó sẽ làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực phá giá lên
VND. Nếu tỷ giá danh nghĩa vào cuối năm 2005 là 15.910 thì thị trường kỳ vọng VND phải bị phá
giá xuống mức 15.910 x 4,28% + 15.910 = 16.591.

Đây là mức mà lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh ngay từ cuối năm 2005. Nhưng rất
tiếc là cho đến tận bây giờ, tỷ giá danh nghĩa mới đang quanh quẩn con số 16.000. Điều này chỉ
ra một thực tế là phải chăng tỷ giá danh nghĩa đã bị “ém” cho đến tận bây giờ, cho dù có thể có lý
do để làm việc “ém” này?

Như vậy, không khó hiểu tại sao lại nổ ra cơn sốt Đôla vừa qua (mà Ngân hàng Nhà nước một
mực cho rằng là do tâm lý đầu cơ), và tại sao tỷ giá danh nghĩa luôn trên đà rục rịch tăng trong
mấy tháng gần đây. Và điều này sẽ còn tiếp diễn cho đến khi mức tăng/giảm tỷ giá thực tế tiến
tới 0 như trong công thức trên. Từ nguyên nhân có tính cơ sở này, có thể bác bỏ toàn bộ những
giải thích lòng vòng, ngụy biện khác.

Vấn đề thứ hai, hiện nay, gửi tiết kiệm bằng VND hay USD có lợi hơn? Câu trả lời cũng rất đơn
giản và rõ ràng.

Lãi suất danh nghĩa cho các loại kỳ hạn tiền gửi của VND luôn được duy trì cao hơn của USD
chừng 3-4,5% ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Dựa vào điều này, một số tác giả và kể
cả các quan chức ngân hàng nhận định rằng gửi tiết kiệm bằng VND có lợi hơn vì lãi suất cao
hơn.
Đây cũng là một quan niệm hết sức sai lầm. Ví dụ, năm 2005 đem gửi 1.590.000 VND vào ngân
hàng thương mại với lãi suất là 7%/năm (lãi suất giả định) thì sẽ được hưởng 111.300 VND tiền
lãi vào năm 2006. Nếu đem 100 USD (tương đương 1.590.000 VND, với giả thiết tỷ giá là 15.900
VND/USD) gửi với lãi suất là 3%/năm (lãi suất giả định) thì sẽ chỉ được hưởng 3 USD tiền lãi,
tương đương với 48.000 VND năm 2006 (với giả thiết tỷ giá là 16.000), đúng là thấp hơn nhiều
so với gửi bằng VND.

Tuy nhiên, cần chú ý là con số tiền lãi trên chỉ là lãi danh nghĩa, vì sau 1 năm, với lạm phát của
Việt Nam là 8,23% và của Mỹ là 3,5%, thì số lãi thực thu được tính bằng VND chỉ còn 111.300 -
111.300*8,23% = 102.140 VND, và tính bằng USD là 3 - 3*3,5% = 2,89 USD. Tổng số vốn và lãi
ròng thu được từ khoản tiết kiệm bằng VND sau một năm là: 1.590.00 - 1.590.000*8,23% +
102.140 = 1.561.583 VND.

Con số tương ứng cho khoản đầu tư bằng USD là: 100 - 100*3,5% + 2.89 = 99.37 USD, hay
tương đương với 99.39*16.000 = 1.589.920 VND, và tức là lớn hơn con số thu được nếu gửi
bằng VND (lưu ý rằng tôi sử dụng mức tỷ giá giả thiết trong năm 2006 chỉ là 16.000, là mức khá
thấp so với thực tế, để tiện bề so sánh). Bạn đọc có thể dựa vào cách tính này để tự kiểm chứng
các mức thu ròng trong các khoản tiền gửi tiết kiệm của mình.

Vấn đề thứ ba, tại sao lãi suất tiết kiệm VND lại rục rịch tăng? Cũng hoàn toàn không khó hiểu
nếu biết lý do mang tính cơ sở của nó, và có liên quan đến vấn đề trên.

Như trên đã nói, chênh lệch tổng thu ròng vốn và lãi tiền gửi tính theo 2 đồng tiền trong thời gian
qua đã ở mức âm và dự đoán sẽ tiếp tục ở mức âm hơn nữa trong thời gian tới vì lạm phát của
Việt Nam sẽ có nhiều khả năng cao hơn Mỹ, và vì đặc biệt khi Mỹ tiếp tục nâng lãi suất làm cho
khoảng cách lãi suất USD trong nước với của Mỹ càng tăng lên.

Nếu có chút hiểu biết, người gửi tiền tiết kiệm bằng VND sẽ đòi hỏi ngân hàng thương mại phải
nâng lãi suất VND lên tương ứng sao cho ít nhất là tổng vốn và lãi ròng thu được khi đến hạn
phải ít nhất là bằng với khoản thu từ gửi tiết kiệm bằng USD.

Dưới áp lực này, ngân hàng thương mại buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất VND (chưa kể lãi suất
USD sao cho theo kịp với biến động của lãi suất ở Mỹ), nếu không thì người gửi tiết kiệm sẽ rút
VND ra, chuyển sang gửi tiết kiệm bằng USD, vừa bảo toàn vốn, vừa có lãi ròng cao hơn, hoặc
đem USD của mình đầu tư đâu đó, kể cả mang ra nước ngoài (tình trạng capital flight).

Trên đây là những nguyên nhân mà theo tôi mang tính cơ sở để giải thích cho những biến động
vừa qua trên thị trường tiền tệ và ngoại hối. Tôi rất sẵn lòng tranh luận thêm với, và học hỏi từ,
bạn đọc để làm sáng tỏ thêm những vấn đề này, tránh những hiểu lầm đáng tiếc gây hại cho
quyết định đầu tư của công chúng."

Công thức tính tỷ giá thực tế:

Tỷ giá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa x Giá hàng ngoại) : Giá hàng nội

Logarit hóa 2 vế và qua vài biến đổi đơn giản, ta có:

% tăng/giảm tỷ giá thực tế = % tăng/ giảm tỷ giá danh nghĩa - % chênh lệch lạm phát

Admin (Theo www.vneconomy.com.vn

You might also like