You are on page 1of 8

(LĐ) - Ngày 11.

7, Sở Y tế Hà Nội thông báo, theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm
nghiệm Viện Dinh dưỡng, mẫu nước tương "Gà trống vàng" của Trung Thành có hàm
lượng chất 3MCPD là 10,02mg/kg, cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Mẫu nước tương này được lấy tại siêu thị Big C ngày 22.6 vừa qua. Trước vi phạm này, ngay
chiều 11.7, Sở Y tế Hà Nội đã đến kiểm tra tại siêu thị Big C và thu hồi 10 chai nước tương "Gà
trống vàng" đang bày bán tại đây.

Ngày 12.7, Sở Y tế Hà Nội sẽ có buổi làm việc yêu cầu Cty Trung Thành tiến hành thu hồi toàn
bộ sản phẩm nước tương "Gà trống vàng" đang bán trên thị trường. Sở sẽ công văn kiến nghị Bộ
Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nam tiến hành kiểm tra và đình chỉ cơ sở sản xuất của Trung Thành tại
Hà Nam.

Nước tương nhiễm độc chất 3-MCPD


07.08.2007 | In ra | Đóng cửa sổ này

Xung quanh vụ một số loại nước tương nhiễm độc chất 3-MCPD: Thị trường TP Biên
Hòa: Nơi ngưng bán, nơi không
31-05-2007 15:02
Sau khi Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 10 loại nước tương trên thị trường
có nhiễm độc chất 3 - MCPD (một loại độc chất có nguy cơ gây ung thư) gấp hàng trăm,
hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép, phóng viên báo Đồng Nai đã thực hiện một cuộc
khảo sát tại một số chợ ở TP. Biên Hòa và có bài ghi nhận về tình hình mua bán các loại
nước tương này...
* Ai sợ thì... đừng ăn!

Theo một tiểu thương chuyên bán các loại gia vị và nước chấm ở chợ Biên Hòa thì từ nhiều
ngày nay, chị đã bỏ hết những loại nước tương có trong danh mục nhiễm chất 3 - MCPD
xuống khỏi kệ hàng của mình và chỉ bày bán những loại nước tương không vi phạm như:
Maggi, Mê Kông... Chị cho biết, một vài tiểu thương nhỏ cũng đã làm như chị, vì lo sợ mất
uy tín với khách hàng.
Tuy nhiên, quanh khu vực chợ Biên Hòa cũng còn nhiều nơi chưa có động thái gì trong việc
ngưng bán các loại nước tương này. Một số cửa hàng vẫn bày nước tương nhãn hiệu Nam
Dương trên kệ hàng. Chị S., chủ một cửa hàng chuyên phân phối sỉ lẻ các loại nước mắm,
nước tương trong chợ Biên Hòa cho biết: "Mặc dù đã có thông tin bị nhiễm chất độc, nhưng
các nhãn hiệu: Nam Dương, Con Gấu, Lêkima... của các nhà sản xuất Đông Phương, Lam
Thuận... vẫn còn có người hỏi mua. Trong các nhà cung cấp, chỉ mới có một vài nhà thông
báo sẽ thu hồi nước tương cho các đại lý, nhưng thực chất cũng mới thông báo ngưng bán
chứ chưa hề có hành động bồi thường nào. Các nhà cung cấp còn lại thì vẫn chưa có thông
báo gì".
Các loại nước tương vi phạm cũng vẫn được nhiều tiểu thương khu vực chợ Tân Hiệp bày
bán một cách rất bình thường. Khảo sát tại 5 nơi chuyên bán gia vị thì có đến 4 cửa hàng vẫn
bán nước tương nhãn hiệu Nam Dương (đứng thứ 2 trong danh sách những nhãn hiệu vi
phạm). Một trong những chủ tiệm còn nói cứng: "Người ta ăn mấy chục năm nay có sao đâu
(?). Ai sợ thì đừng ăn!"
* Siêu thị chấp hành, người tiêu dùng lo lắng
Trong khi tại các chợ, nhiều nhãn hiệu nước tương vi phạm vẫn còn được
bày bán công khai thì các siêu thị lại khá "nhanh chân" trong việc ngưng
bán những loại nước tương nằm trong danh mục vi phạm. Thông tin từ
Ban giám đốc siêu thị Big C cho biết, từ hơn 10 ngày nay, Big C đã dỡ
Một số nơi bán đã hết những chai nước tương vi phạm ra khỏi kệ hàng của mình, trước cả
bỏ hết các loại khi báo chí công bố danh mục các nhà sản xuất vi phạm, vì Big C đã có
nước tương vi nguồn tin riêng trước đó.
phạm xuống kệ Tương tự, các siêu thị khác như: siêu thị Đồng Nai, siêu thị VINATEX
hàng. Mart cũng đã ngưng bán các nhãn nước tương vi phạm từ mấy ngày nay.
Ông Võ Anh Vũ, Phó giám đốc siêu thị Đồng Nai cho biết: "Ngay từ khi báo chí công bố
danh mục là chúng tôi đã nhanh chóng ngưng bán các sản phẩm vi phạm. Cũng may là siêu
thị chúng tôi chỉ bán sản phẩm của một nhà cung cấp có tên trong danh mục". Ông Nguyễn
Thái Hiệp, Phó giám đốc siêu thị VINATEX Mart cũng cho biết, siêu thị VINATEX trước
nay vẫn bán hàng của 3 nhà cung cấp là Trường Thành, Nosafood và Nam Dương, nay thì đã
ngưng hết, chuyển hàng về tổng kho chờ giải quyết.
Về phía khách hàng, tuy nước tương vi phạm vẫn bày bán nhiều trên thị trường nhưng theo
ghi nhận của chúng tôi, phần lớn người tiêu dùng biết thông tin đều ngưng sử dụng các loại
nước tương này bằng cách chọn nhãn hàng khác an toàn hơn để sử dụng. Chị Hương, nhà ở
phường Thống Nhất băn khoăn: "Nhà tôi sử dụng nước tương Nam Dương hơn 3 năm rồi.
Nay mới biết thông tin này, thấy lo lắm. Thật chẳng biết dùng cái gì thì mới không có chất
nguy cơ gây bệnh nữa!". Nhiều người tiêu dùng lại lo lắng vì không biết những loại nước
tương còn lại trên thị trường tuy không có tên trong danh sách nhưng làm thế nào để biết
được rằng chúng không chứa một chất độc hại nào khác, ngoài 3 - MCPD?
Định mức 3-MCPD an toàn nào được đặt ra cho sản
phẩm nước tương?
Vietsciences-Nguyễn Đình Nguyên 01/06/2007

Những bài cùng tác giả

Lời mở:
Sau khi đăng bài viết “Đánh giá nguy cơ tác hại của thành phần 3-MCPD trong thực
phẩm lên sức khoẻ con người", nhiều bạn đọc đặt câu hỏi cho tôi là: “Tại sao lại có sự
khác nhau về quy định hàm lượng tối đa 3-MCPD giữa các nước?”. Mặc dù trong bài
viết đã có giải thích, nhưng có thể chưa được rõ ràng. Bài bổ sung này là nhằm để
giải đáp câu hỏi đó.
Câu chuyện nước tương và dầu hào bị nhiễm 3-MCPD ở mức nguy hại đã được lần
đầu tiên dấy lên ở Việt nam vào nửa cuối 2001, rồi bẵng đi một thời gian; bây giờ nó
lại bùng lên. Giới chuyên môn thì đang đau đầu, giới quản lý và kinh doanh lao đao;
còn người tiêu dùng thì mất định hướng.
Cho đến hiện nay, giới khoa học chỉ mới xác định được rằng với nồng độ 3-MCPD ở
mức tối thiểu 1.1mg/kg thể trọng, có thể gây thương tổn hệ sinh sản của chuột cống
đực, thương tổn dạng tăng sinh và tạo khối u ở thận trên mô hình thực nghiệm động
vật. Thương tổn gia tăng khi liều lượng tiếp xúc gia tăng, và chưa tìm thấy gây độc
cho gen (có tìm thấy dựa trên nghiên cứu mô biệt lập nhưng với liều rất cao). Các
thương tổn này đưa đến kết luận là 3-MCPD được xếp vào nhóm hoá chất gây ung
thư có đáp ứng theo liều lượng nhưng không gây độc cho gen (có nghĩa là có nguy
cơ gây bệnh đối với cá thể tiếp xúc chứ chưa có bằng chứng sẽ tạo đột biến gen, di
truyền cho thế hệ sau).
Dựa trên kết quả đó, giới khoa học phải chấp nhận suy luận ngoại suy là 3-MCPD vẫn
có thể có nguy cơ gây hại cho con người. Từ 2002, nhiều quốc gia trên thế giới đã
tiến hành nghiên cứu, khảo sát và thiết lập ngưỡng tiếp xúc được cho là tương đối
an toàn đối với hoá chất này. Một điều đặc biệt, 3-MCPD là một hoá chất được sinh ra
trong quá trình sử dụng acid HCl thuỷ phân đạm thực vật trong chế biến thực phẩm
và sản phẩm nước tương và tương tự là những sản phẩm chứa 3-MCPD với nồng độ
cao nhất. Do đó mới có quy định về nồng độ 3-MCPD trong sản phẩm này khá chặt
chẽ.
Nhiều người thắc mắc: “Tại sao lại có sự khác nhau về quy định hàm lượng tối đa 3-
MCPD giữa các nước?”. Một câu hỏi rất thực tế, nhưng để trả lời đầy đủ và ngọn
ngành là một chuỗi vấn đề chuyên môn, nên bài viết này chỉ với mục đích giải thích
ngắn gọn về sự khác biệt này.
Nhìn vào bảng biểu 1, chúng ta có thể thấy quy định ở Anh quốc và liên hiệp Âu châu
và kể cả Malaysia là chặt chẽ nhât, chỉ cho phép 3-MCPD tối đa 0.01mg/kg và
0.02mg/kg nước tương, trong khi đó một số nước khác con số này gấp 10 lần.
Bảng 1: Nồng độ tối đa 3-MCPD cho phép trong một kg nước tương của các nước
như sau

Nồng độ tối đa 3-MCPD cho phép /kg


Nước
nước tương

Canada, Phần lan, Áo, Các


1mg/kg
tiểu vương quốc Ả-rập

1mg/kg cho 3-MCPD và 0.05mg/kg cho 1,3-


Mỹ
DCP

0.2mg/kg cho 3-MCPD và


Úc và New Zealand
0.005mg/kg cho 1,3-DCP
Liên hiệp Âu châu, Hà-lan,
Hy-lạp, Bồ-đào-nha, 0.02mg/kg
Malaysia, Thuỵ-điển
Anh quốc 0.01mg/kg

Dựa vào đâu mà họ có thể đưa ra những con số như vậy?


Thứ nhất, dựa vào liều tối đa cho phép cơ thể dung nạp trên một ngày. Cho đến
hiện nay FAO/WHO khuyến cáo liều tối đa cho phép một cơ thể có thể dung nạp tối
đa là 2microgam/kg thể trọng (tức là 0.002mg/kg), hay một người cân nặng 50kg có
thể cho phép thu nạp đến 0.1mg/ngày. Con số 0.002mg/kg này là dựa trên kết quả
nghiên cứu ở chuột cho thấy liều thấp nhất có thể gây độc cho chuột (cũng có nghĩa
là liều tối đa không gây hại) đó là 1.1mg/kg, rồi chia cho một hệ số bất định cho phép
dung sai, cũng như chuyển đổi giữa các loài sinh vật khác nhau (chuột và người), ở
đây giới khoa học đưa ra hệ số 500, do đó là 0.0022 hay làm tròn là 0.002mg/d, gọi
là mức thu nạp có thể chấp nhận được mỗi ngày (tolerable daily intake, TDI) hay
chặt chẽ hơn phải gọi là định mức tạm thời cho phép cơ thể thụ nạp mỗi ngày
(provisional maximum tolerable daily intake, PMTDI), bởi vì chưa có số liệu nghiên
cứu cụ thể trên người, đây mới chỉ là ước tính từ chuột.
Bước thứ hai, giới nghiên cứu của mỗi nước cần phải tiến hành nghiên cứu khảo sát
trong quần thể xem người dân của mình hiện đang dung nạp mức 3-MCPD (bảng 2)
và tiêu thụ sản phẩm nước tương trung bình bao nhiêu trên một ngày (dựa trên các
sản phẩm nước tương hiện lưu hành); ngoài ra họ phải tính toán đến con số những
người dùng tối đa trong một ngày là bao nhiêu.

Bảng 2: Mức độ tiêu thụ 3-MCPD mỗi ngày của người dân được tính ra đầu người
trong toàn quốc trong thời điểm khảo sát

Mức tiêu thụ trung bình Mức tiêu thụ cao


Nước
(mg/người/ngày) (mg/người/ngày)

Úc 0.2 0.4 (90 bách phân vị)* 0.63


(95 bách phân vị)
Nhật 0.54 1.1 (95 bách phân vị)

Mỹ 0.1 0.29 (90 bách phân vị)

* 90 bách phân vị có nghĩa là có khoảng 10 phần trăm dân số tiêu thụ ở mức
này
Như vậy chúng ta dễ thấy là người Nhật dùng nước tương nhiều hơn cả so với Úc và
Mỹ. Và như thế, với một người trung bình của âu châu (mặc định là 70kg) thì tính
bình quân đầu người, theo mức cho phép thu nạp hiện hành, là mỗi ngày một cơ thể
trung bình tiêu thụ 0.14g 3-MCPD (70 x 0.002), thì mới mức mặc định đó, tại thời
điểm khảo sát, mỗi người dân Nhật trung bình đã tiêu thụ vượt ngưỡng quy định
3.85 lần (hay 285%), và những người dùng nhiều thì vượt 7.86 lần (686%) mức cho
phép. Nhưng xin nhắc lại đây là con số tính trung bình cho một người dân có cân
nặng như nhau là 70kg, và sức khoẻ được cho là như nhau. Con số này sẽ vượt rất
rất nhiều lần nếu tính riêng cho từng cá thể, thí dụ như trẻ em, hoặc những người ăn
chay trường, sử dụng nhiều nước tương.
Dựa vào chỉ số tiêu thụ 3-MCPD hiện hành, cân nhắc với nguồn thu nạp 3-MCPD từ
các thực phẩm khác, cộng với cân nhắc khả năng đáp ứng kỹ thuật của giới thương
mại, để đặt ra một định mức 3-MCPD nào đó dung hoà được liều tối đa cho phép mà
nhà sản xuất cũng có thể đáp ứng được. Có nghĩa là lượng 3-MCPD phải giảm xuống
đến mức để cho một người dân trong nước dùng ở mức tối đa mà vẫn không bị
nhiễm độc. Lấy thí dụ, nếu quy định cho phép 3-MCPD là 1mg/kg nước tương, thì nếu
một người cân nặng 50kg một ngày người này dùng đến 100ml nước tương thì cơ
thể người này có thể thu nạp đến 0.1mg 3-MCPD trong ngày chỉ riêng từ nước tương
vừa sát với quy định lượng tối đa thu nạp cho người này là 0.1mg (50 x 0.002). Như
vậy là rất nguy hiểm, vì người đó đã tới con số giới hạn mà mới chỉ có sử dụng nước
tương mà thôi. Một điều thực tế là không thể quy định cho mỗi người dân chỉ được
ăn bao nhiêu nước tương trong một ngày, mà phải quy định nhà sản xuất phải giảm
lượng 3-MCPD như thế nào mà để cho có người sử dụng nước tương nhiều cũng
không bị vượt quá mức. Và vì lý do đó mà một số nước như Anh Quốc hay Liên hiệp
Âu châu, quy định mức 3-MCPD tối đa cho phép trong sản phẩm nước tương chỉ là
0.01mg/kg hay 0.02mg/kg là “nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng để giảm thiểu
yếu tố nguy cơ của nước tương gia tăng tích luỹ vào mức độ cơ thể tiêu thụ cho phép
hàng ngày là 2microgram/kg cơ thể, bởi vì 3-MCPD còn có thể đến từ các nguồn
thức ăn khác nữa”. Với Malaysia, vì mức độ tiêu thụ nước tương trung bình của
người dân cao, nên quy định cho phép hàm lượng 3-MCPD trong nước tương ở đây
cũng rất thấp.

Cho đến hiện nay, ở Việt nam giới chức thẩm quyền đã có quy định hàm lượng tối đa
cho phép sự hiện diện của 3-MCPD trong 1kg nước tương là 1mg/kg. Quy định này
được cho là an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng. Nhưng theo chúng tôi được biết
cho đến hiện nay, Việt nam hiện vẫn chưa có một công trình khảo sát nào có tính hệ
thống để đánh giá mức tiêu thụ trung bình, tối thiểu và tối đa đối với sản phẩm nước
tương của người dân, trong khi đó sản phẩm nước tương là một sản phẩm được sử
dụng khá phổ biến ở Việt nam. Thiết nghĩ một công trình đánh giá như vậy là cần
thiết để trước hết là có thể đảm bảo được sức khoẻ cho người tiêu dùng và cũng để
dung hoà được khả năng chấp nhận về tiêu chuẩn kỹ thuật cho người sản xuất, bởi vì
thay đổi một công nghệ sản xuất cũng gây tác hại không nhỏ đối với nền kinh tế của
doanh nghiệp và địa phương.

2. Độc chất 3-MCPD và 1,3-DCP có trong nước tương

2.1 Độc chất 3-MCPD và 1,3-DCP được sinh ra trong quá trình sản xuất nước tương theo phương
pháp hoá giải. Nguyên nhân như sau:

Trong nguyên liệu sản xuất nước tương có 2 thành phần chính là protein và chất béo từ bánh dầu
đậu phộng (hoặc bã đậu nành). Khi nấu ở nhiệt độ trên 1000C phản ứng thuỷ phân xảy ra, phân giải các
mạch protein thành các chất bổ dưỡng là các acid amin. Đồng thời chất béo cũng được thuỷ phân thành
glycerol (còn gọi là glycerin) và acid béo. Glycerol tham gia phản ứng thế với gốc Clo của acid clohric
(HCl) tạo thành 3-MCPD và 1,3-DCP. Phương trình phản ứng như sau:

3-MCPD viết tắt của 3-MonoCloroPropane-Diol (còn có tên 3-chloro-1,2 Diol)

tức 1 gốc Cl gắn vào vị trí số 3 của propane diol

1,3 DCP viết tắt của 1,3-DiChloro-2-Propanol

tức 2 gốc Cl gắn vào vị trí số 1 và 3 của propanol

2.2 Tác hại của 3-MCPD & 1,3-DCP (Tư liệu của Cục QLCLVSATTP- Bộ Y Tế):

Thử nghiệm trên chuột cống uống liên tục với liều lượng khác nhau:

Với 3-MCPD:

- Liều 1mg/kg thể trọng/ngày (TT/N): tinh trùng giảm khả năng hoạt động & giảm khả năng sinh sản
của chuột đực.

- Liều lớn hơn 10mg đến 20mg/kg TT/N: gây tổn thương tinh hoàn chuột đực, biến đổi hình dạng
tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của chuột đực.

- Lớn hơn 25mg/kg TT/N: gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.

- Liều 30mg/kg TT/N: làm tăng trọng lượng thận của chuột.

Với 1,3-DCP:
Hàm lượng lớn hơn 19mg/kg TT/N trong nhiều ngày: gây khối u ở thận, gan, biểu mô miệng, lưỡi,
tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen.

Như vậy với 1,3-DCP độc tính cao hơn 3-MCPD nhưng do có sự liên quan giữa 2 chất về hàm
lượng và 3-MCPD dễ phát hiện hơn nên trong chỉ tiêu chất lượng thường nhắm vào 3-MCPD.

2. 3 Giới hạn tối đa cho phép chất 3-MCPD trong nước chấm:

Châu Âu: 0.020 mg/kg chất 3-MCPD: tính trên nước tương có độ khô 40% và sản phẩm protein
thực vật thủy phân acid (CE 466/2001 ngày 8/3/2001)

Úc và New Zealand (24/10/2001) 0,2 mg/kg cho chất 3-MCPD + 0,005mg/kg cho 1,3-DCP

Canada (25/11/1999): chỉ tiêu có tính cách hướng dẫn là 1mg/kg chất 3-MCPD

Đài loan: 1mg/kg chất 3-MCPD

Việt Nam (QĐ 11/2005/QĐ-BYT) ngày 25/3/2005: 1mg/kg chất 3-MCPD trong nước tương, xì dầu
và dầu hào

3. Nước tương không có 3-MCPD:

3.1 Sản xuất bằng phương pháp lên men:

Nước tương được sản xuất bằng phương pháp lên men do không có phản ứng sinh ra Glycerin và
không sử dụng axit HCl nên không tạo thành 3-MCDP.

Tuy nhiên cần quan tâm đến độc tố Aflatoxin cũng là tác nhân gây bệnh ung thư như 3-MCPD.
Aflatoxin được sinh ra từ nấm Aspergylus flavus lẩn trong nấm Aspergylus Oryzae lên men tạo thành
nước tương. Mặt khác nước tương sản xuất từ phương pháp lên men thời gian kéo dài và mùi vị khác so
với phương pháp hoá giải.

3.2 Sản xuất bằng phương pháp hóa giải:

Nguyên nhân sinh ra nước tương có chất 3-MCPD là do nguồn nguyên liệu có chất béo, do đó để
không có 3-MCPD trong nước tương cần sử dụng nguồn nguyên liệu không chứa, hoặc có hàm lượng
chất béo tối thiểu. Điều này cần có thêm công nghệ ép kiệt bánh dầu đậu phộng hoặc bã đậu nành trước
khi hoá giải. Hoặc thay đổi kỹ thuật trong công nghệ sản xuất như khống chế quá trình thuỷ phân bằng
axit HCl ở điều kiện nhiệt độ thích hợp không sinh ra phản ứng phụ tạo thành 3-MCPD.

Đình chỉ cơ sở sản xuất nước tương chứa 3-MCPD


Ngày 23/12, BS Nguyễn Minh Hùng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết,
thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện hai mẫu nước tương của Công ty TNHH SX-
TM Khương Phát (60/4D ấp Mỹ Hoà 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn,
TP.HCM) có hàm lượng 3 - MCPD vượt quá mức cho phép.

Đó là nước tương đậu nành Sojabean Sauce loại chai nhựa 500ml (NSX: 12/11/2009, HSD: 12/11/2010) và nước
tương đặc cấp hương vị chay Seasoning Soya Sauce loại chai thủy tinh 450ml (NSX: 1/11/2009, HSD: 1/11/2010).

Trên nhãn hai sản phẩm trên đều ghi “không chứa 3MCPD, bảo đảm an toàn” (!). Thanh tra Sở đã đình chỉ hoạt
động của công ty TNHH SX-TM Khương Phát, niêm phong 18 lít nước tương và một dụng cụ chiết rót nước tương.
Đồng thời thu hồi và tiêu huỷ lô hàng không dảm bảo chất lượng
7 cơ sở sản xuất nước tương đó là: Công ty Sản xuất Gia vị và Nước chấm Hậu Sanh, Công ty Mekong,
Công ty Miwon VN, cơ sở Tâm Ký, cơ sở Vĩnh Phước, cơ sở Bách Thảo và cơ sở Khương Phát.

Đáng chú ý, sản phẩm của những cơ sở này có hàm lượng 3-MCPD từ 1,11 -147,68 mg/lít. Tất cả những
mẫu nước tương của 7 cơ sở trên đều được lấy trong hai ngày 3-5 và 21-5, do Viện Vệ sinh Y tế công
cộng xét nghiệm.

Cơ sở Tâm Ký (147,68 mg/lít), Công ty Mekong (103,47 mg/lít). Cơ sở Vĩnh Phước (53,76mg/lít), Công ty
Khương Phát (19,38mg/lít0, Cơ sở Bách Thảo (6,80mg/lít), Công ty Miwon VN (2,47mg/lít). Riêng Công
ty Hậu Sanh có 2 mẫu nước tương xét nghiệm thì cả 2 mẫu đều có chất 3-MCPD vượt mức cho phép,
(2,8mg/lít) và (1,11mg/lít).

Công ty Hậu Sanh và Miwon VN đã bị ra quyết định xử phạt tiền hơn 10 triệu đồng (mỗi đơn vị), các cơ
sở khác chưa xử lý.

You might also like