You are on page 1of 20

Thất nghiệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bước tới: menu, tìm kiếm

Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - CIA 2005

Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không
tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là
phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở
nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời
gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng.

Mục lục
[ẩn]

• 1 Nguyên nhân
• 2 Phân loại
• 3 Ảnh hưởng tới xã hội và nền kinh tế
o 3.1 Thiệt thòi cá nhân
 3.1.1 Ảnh hưởng tới tâm lý
o 3.2 Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
• 4 Lợi ích
• 5 Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp

• 6 Chú thích

[sửa] Nguyên nhân


Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng
đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải
đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất
đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng
không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo
học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy
nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng
đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).

Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ
không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp
nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động
không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê
hoặc thất nghiệp.

Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học
Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân
(thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao
động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực
thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê
mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ
yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế
giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể
đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất
nghiệp.

Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ lệ thất nghiệp
cũng như giá cả của lao động.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra,
ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là
hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động.

[sửa] Phân loại


• Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công
thực tế trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân
của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công
việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp
tiền công thực tế.
• Thất nghiệp cơ cấu: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn
lao động không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông
tin, v.v...
• Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà
tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải
giảm thuê mướn lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp
Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng cung.
• Thất nghiệp ma sát: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để
tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm
nào.
• Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được
sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này bao gồm cả
những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này
được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ).
• Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo.

[sửa] Ảnh hưởng tới xã hội và nền kinh tế


[sửa] Thiệt thòi cá nhân

Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu
tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như
các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ
gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất
nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe[1].

Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập
thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp
cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng
tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải
thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến,
v.v..).

Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá
nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất
nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp
là cần thiết.

Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công
nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ
việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn
chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán
cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và
giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.

[sửa] Ảnh hưởng tới tâm lý

Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác
nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc
con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người nam, đem
thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc
làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi
buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình[2]. Họ cũng dễ bị rối
loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến
hành vi tự sát.

[sửa] Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn
lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.

Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy
mô.

Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà
cơ hội đầu tư cũng ít hơn.

[sửa] Lợi ích


Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được
minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học.

Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người
lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều
kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù
hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất
nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.

[sửa] Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp


Số người không có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Tổng số lao động xã hội

[sửa] Chú thích


Chương 10: Thất nghiệp

Harvey B. King

Dịch viên: Võ Hồng Long

1)Lực lượng Lao động và Thất nghiệp Tự nhiên


Trong phần trước chúng ta đã nói về việc cân bằng được xác định như thế nào trong
thị trường lao động, nhưng chưa thực sự thảo luận về vị trí của thất nghiệp trong bức
tranh này.

● Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phân tích tại điểm cân bằng đầy đủ.

● Hãy nhớ lại rằng lực lượng lao động (LF) = số người có việc làm + số người không
có việc làm.

● Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc và những người đang kiếm
việc làm, và chúng ta có thể giả định rằng con số này tăng lên khi mức lương thực tế
tăng - chúng ta có thể xây dựng một đường lực lượng lao động (LF) dốc đi lên như
trong Hình 1 dưới đây.

● Số lượng người có việc làm được xác định bởi điểm mà ở đó LD = LS.

● Số lượng người không có việc làm được xác định bằng sự chênh lệch giữ lực lượng
lao động và điểm cắt nhau giữa LD và LS, như được chỉ ra trong Hình 1.

Như hình trên chỉ ra, thậm chí tại mức việc làm đầy đủ chúng ta vẫn có một số người
thất nghiệp, chúng ta gọi đó là thất nghiệp tự nhiên.

● Điều quan trọng là cần nhận thức được rằng khi cầu về lao động = cung về lao
động, vẫn có một mức thất nghiệp tự nhiên phát sinh từ luân chuyển thị trường lao
động tự nhiên.
● Trong thị trường lao động luôn có một dòng người lao động có/mất việc làm, gia
nhập/thoát ra khỏi lực lượng lao động.

● Ngày nay ở Regina, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 6%, nhưng nếu bạn đi vòng quanh
thành phố bạn sẽ thấy rất nhiều doanh nghiệp đăng quảng cáo tìm người - vẫn chưa
có sự phù hợp hoàn hảo về công việc của những người lao động.

● Hình 2 dưới đây cho chúng ta thấy những luồng cơ bản chảy ra và chảy vào thị
trường lao động.

Những dòng lao động này luôn tồn tại, thậm chí là trong thời kỳ kinh tế bùng nổ.

● Phần chính của dòng lao động trên là những người thay đổi công việc, những
người không bị thất nghiệp trong bất kỳ một khoảng thời gian nào.

● Tuy nhiên, cũng có những người đi ra và gia nhập lực lượng lao động, những người
đôi khi mất việc làm.

● Những người này tạo ra mức thất nghiệp tự nhiên.


● Hình 3 dưới đây chỉ ra những dòng lao động này trong khoảng thời gian từ 1975-
1994.

● Như chúng ta có thể thấy, thậm chí trong giai đoạn việc làm đầy đủ như 1980 và
1989, có một dòng lớn những người đi ra và gia nhập thị trường lao động và tạo nên
mức thất nghiệp tự nhiên.

● Chúng ta thường tập trung vào ba nhóm cơ bản của thất nghiệp tự nhiên - thất
nghiệp do thay đổi nghề, thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do cơ cấu.

● Chúng ta hãy xem xét từng nhóm một.

Hình 3[1]

2. Thất nghiệp do Thay đổi Công việc và Thất nghiệp do


Mùa

Thất nghiệp vì thay đổi công việc xảy ra khi có sự luân chuyển thị trường lao
động thông thường, dòng lao động đi ra và vào thị trường lao động như chỉ ra trong
Hình 2 ở trên.

● Những người thay đổi công việc thường có xu hướng thất nghiệp tạm thời, và
thường kiếm được công việc trong cùng một lĩnh vực.
● Ví dụ, bạn rời bỏ Hãng Sear bởi vì bạn ghét thời giờ làm việc, và cuối cùng bạn có
được một công việc tương tự tại hãng Bay, nhưng với thời giờ làm việc như bạn
mong muốn.

● Nhóm này bao gồm những người tốt nghiệp đại học, người làm việc gia đình,
những người rời bỏ/mất công việc.

● Đây là một phần thông thường của nền kinh tế, như Hình 3 trên đây chỉ ra.

Thất nghiệp theo mùa cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là
một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định - đánh cá, làm nông nghiệp,
xây dựng..

Giải pháp của thị trường để giải quyết thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do thay
đổi công việc bao gồm việc tìm việc tư nhân, quảng cáo của các doanh nghiệp cũng
như người tìm việc, và các trung tâm tìm việc tư nhân.

Các biện pháp của chính phủ bao gồm: trung tâm dịch vụ việc làm của chính phủ, và
cố gắng giảm việc tăng thêm những khoản Bảo hiểm Thất nghiệp.

● Bảo hiểm thất nghiệp ở Canada rộng rãi hơn so với ở Hoa Kỳ từ năm 1971, đặc biệt
là trong việc đối đãi với những người thất nghiệp theo mùa.

● Cho đến những cuộc cải tổ vài năm gần đây, người ta có thể làm việc 10 tuần ở
Atlantic Canada, và nhận một khoản bảo hiểm thất nghiệp bằng 67% mức lương của
bạn trong 40 tuần.

● Việc cung cấp bảo hiểm thất nghiệp này có xu hướng tăng mạnh về thời gian mọi
người bỏ ra để tìm kiếm việc làm, và hỗ trợ những ngành làm việc mùa vụ.

● Và người ta cho rằng đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho mức thất
nghiệp tự nhiên ở Canada cao hơn ở Hoa Kỳ.

● Gần đây, bảo hiểm việc làm (tên mới của bảo hiểm thất nghiệp) đã được cải tổ làm
cho nó trở nên khó hơn để nhận được, thời gian làm việc được rút ngắn hơn, và các
điều kiện khắt khe hơn.

● Sự thay đổi này làm giảm mức thất nghiệp do thay đổi công việc và mùa vụ.

3) Thất nghiệp do Cơ cấu.

Thất nghiệp do cơ cấu kà sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự
giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.

● Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông
nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%.

● Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có các
ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có sự
suy giảm.
● Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng khu vực hoặc
có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới - chúng ta chỉ cần suy nghĩ về những
người ngư dân nở Newfoundland với trình độ giáo dục lớp 8.

● Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt
lớn những lập trình viên ở cả nước.

● Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố gắng đào tạo lại, tự thân thay
đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu.

● Điều này có thể khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không
trang trải được việc đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn.

Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:

● Sự dịch chuyển các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự
do hơn - trong 10 năm qua cả xuất khẩu và nhập khẩu của chúng ta đã tăng lên
đáng kể trong phần trăm của nền kinh tế, báo hiệu một sự dịch chuyển lớn trong thị
trường lao động trong các ngành xuất khẩu và ngành nhập khẩu cạnh tranh.

● Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ
như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng
và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính,
nhân viên nhập dữ liệu,.v..)

● Những vấn đề trong các ngành dựa trên nguồn lực như là đánh cá và đốn gỗ.

● Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Lưu ý rằng trong một nền kinh tế năng động, một mức độ thất nghiệp lại tỏ ra hiệu
quả.

● Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã
hội.

● Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công
việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.

● Lợi ích của kết quả do thay đổi công việc làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả
hơn.

● Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc cho
phép những người lao động tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn.

● Do đó, tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên. (So sánh
trường hợp này với trường hợp của những người tốt nghiệp ở Trung Quốc tăng lên
đến những năm 90. Họ được giao những công việc khi tốt nghiệp, với sự đóng góp
rất ít về loại công việc và nơi làm việc)

Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới
nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở.
● Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội - ví
dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai
đoạn.

● Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế
của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến
những ngành mới này.

Giải pháp của thị trường để giải quyết loại thất nghiệp này là khuyến khích tư nhân
đào tạo lại.

● Các biện pháp của chính phủ bao gồm trợ cấp đào tạo lại, trợ giúp việc phân bổ lại
theo vùng.

4) Thị trường Lao động trong Thời kỳ Suy thoái: Thất nghiệp
theo Chu kỳ.

Nhiệm vụ cuối cùng của chúng ta là giải thích điều gì gây nên sự thất nghiệp tăng
thêm trong thời kỳ khủng hoảng mà chúng ta có thể quan sát trong Hình 3 - có một
sự tăng mạnh những người mất việc làm trong khoảng vài tháng thuộc thời kỳ suy
thoái - lưu ý rằng các đoạn uốn vào năm 1982 và 1991 theo hướng lồi lên.

● Đây là một ví dụ của thất nghiệp chu kỳ, nó bằng không trong thời kỳ kinh tế
bùng nổ, nhưng mang số dương trong thời kỳ suy thoái, khi số người phải nghỉ việc
tăng vọt.

● Nó được bắt đầu bằng sự sụt giảm nhu cầu lao động, phát sinh từ việc giảm tổng
sản phẩm trong nền kinh tế.

● Tuy nhiên, vấn đề này lại được gia tăng bởi thực tế là mức lương có xu hướng ít
thay đổi, và giảm xuống dần dần - mức lương thực tế trở nên quá cao trong thời kỳ
suy thoái.

● Mức lương qúa cao này tạo nên sự thất nghiệp chu kỳ.

● Chúng ta hãy xem thất nghiệp chu kỳ xảy ra như thế nào.

Xem xét một nền kinh tế bắt đầu với cân bằng việc làm đầy đủ như trong Hình 4 (a)

dưới đây, với mức thất nghiệp tự nhiên, và mức lương thực tế .

● Bây giờ, giả sử rằng xảy ra suy thoái, và AD giảm, như trong Hình 4 (b).

● Trong ngắn hạn, mức lương thực tế được cố định tại W0.

● Do đó, khi tổng cầu giảm xuống làm gảm mức giá, chúng ta có mức lương thực tế

tăng lên .
● Trong ngắn hạn, thị trường lao động không ở trong cân bằng tại LD = LS!

● Với mức lương thực tế tăng lên, doanh nghiệp thuê ít lao động đi - chúng ta di
chuyển đường LD trong phần (a) của Hình 4, với L1 lao động được thuê.

● Số việc làm giảm đi có nghĩa là sản xuất giảm xuống thể hiện qua hàm tổng sản
xuất - điều này có nghĩa là GDP thực tế cung ứng ra thấp hơn - đây là sự dịch
chuyển xuống đường SAS như trong phần (b) của Hình 4.

● Doanh nghiệp thuê ít lao động hơn có nghĩa là thất nghiệp tăng lên - tổng thất
nghiệp tăng lên, qua sự tăng lên trong thất nghiệp chu kỳ chúng ta có thể thấy được
trên đồ thị.

● Chú ý rằng thất nghiệp chu kỳ xảy ra là do trên thực tế cung lao động lớn hơn cầu
lao động.

Làm thế nào chúng ta thoát ra khỏi tình trạng này?

● Các biện pháp của thị trường cho thất nghiệp chu kỳ bao gồm việc đàm phán lại
mức lương cuối cùng ở một mức thấp hơn - đường SAS cuối cùng điều chỉnh lại sang
phải khi mức lương danh nghĩa giảm, làm giảm mức lương thực tế về với giá trị cân
bằng.
● Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự khôi phục nền kinh tế quá chậm nên cần các biện
pháp can thiệp của chính phủ, bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ nên hiệu ứng số
nhân sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về lao động.

● Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách tài chính ngược chu kỳ và chính sách tiền
tệ ngược chu kỳ để dịch chuyển đường tổng cầu AD sang phải, và làm giảm mức
lương thực tế bằng cách tăng giá lên.

● Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu của khoá học, một trong những tranh luận chủ
yếu của kinh tế học vĩ mô là sự tranh luận về mức lương điều chỉnh chậm như thế
nào.

● Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng mức lương điều chỉnh nhanh chóng, nên
hầu hết thất nghiệp đều là tự nhiên, và chính sách của chính phủ ít đóng vai trò ở
đây.

1. Các nhà kinh tế học Keynes mới cho rằng mức lương điều chỉnh chậm chạp, và do
đó yêu cầu sự can thiệp của chính phủ bằng chính sách ngược chu kỳ.

2. Chúng ta hãy dành những tranh luận này trong Kinh tế học 302.

5) Nghiên cứu tình huống: Suy thoái 1990-91 và Sự hồi phục


chậm chạp những năm 90.

Hãy xem xét những dữ liệu sau đây về sự suy thoái 1990-91.

Mức lương thực Thất nghiệp Mức thất GDP thực tế


tế nghiệp
(Tỷ đô la theo (tỷ đô la)
giờ)

1990, quý I $13.65 23 7.5% 710.5

1992, quý $14.65 21.6 11.3% 697.1


II

Điều gì xảy ra ở Canada trong những năm 90.

● Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng có nhiều yếu tố xảy ra cùng một lúc.

● Trước hết, chúng ta đã thấy trong chương 6, có sự giảm mạnh trong tổng cầu tại
những năm đầu của thập kỷ 90 do

1. Chính sách tiền tệ chống lạm phát của Ngân hàng Canada, làm tăng lãi suất thực
tế và giảm nhu cầu đầu tư.

2. Chi tiêu tiêu dùng giảm, do sự giảm lòng tin người tiêu dùng trong tương lai.

3. Giảm xuất khẩu ròng, do sự suy thoái ở Hoa Kỳ và tỷ giá hối đoái cao bất thường.
● Thứ hai, có một sự giảm sút về nhu cầu lao động do việc cơ cấu lại rộng khắp trong
toàn bộ nền kinh tế Canada ảnh hưởng bởi Hiệp định Tự do Thương mại, sự ra đời
của GST, và thay đổi kỹ thuật mạnh mẽ trong ngành công nghiệp máy tính.

● Tổng cầu AD giảm xuống tạo ra sự tăng lên thất nghiệp chu kỳ, trong khi việc cơ
cấu lại lại tạo ra thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên!

Trong những năm tiếp theo, ảnh hưởng của việc cơ cấu lại dần dần kết thúc, và
những công nhân mới bắt đầu làm việc trong những lĩnh vực mới - đường cầu lao
động bắt đầu dịch chuyển sang phải, làm giảm mức thất nghiệp tự nhiên.

● Bên cạnh đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi, và xuất khẩu của chúng ta sang
Hoa Kỳ tăng mạnh, làm tăng tổng cầu.

● Tuy nhiên, giữa những năm 90, chúng ta có trưng cầu dân ý ở Quebec, điều này
làm tăng sự không chắc chắn về tương lai, và tạo áp lực đối với đồng đô la Canada
và được thể hiện bằng sự tăng lãi suất mạnh mẽ trong các năm 1994-95, điều này
làm giảm tổng cầu đầu tư do đó giảm tổng cầu.

● Hơn nữa, chính quyền liên bang và hầu hết các tỉnh bắt đầu lo lắng về thâm hụt
của họ, bắt đầu cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - chính sách ngược chu kỳ này làm
giảm tổng cầu.

● Kết quả của những yếu tố này là tổng cầu KHÔNG khôi phục lại trong những năm
90, và thất nghiệp chu kỳ vẫn cao.

Vậy, điều gì xảy ra cuối những năm 90?

● Sự cơ cấu lại nền kinh tế hầu như đã kết thúc (ngoại trừ một số lĩnh vực như nông
trại và đánh cá), và "Nền kinh tế Mới" đang tăng trưởng mạnh, với nhu cầu về lao
động lớn - mức thất nghiệp tự nhiên dường như đang giảm ở Canada, và giảm rõ rệt
ở Hoa Kỳ.

● Chính phủ đã kết thúc việc cân bằng ngân sách, và do đó chính sách của họ không
còn kéo nền kinh tế tụt xuống.

● Kinh tế Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh, do đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh.

● Lãi suất thực tế thấp và nền kinh tế đang tăng trưởng làm cho các doanh nghiệp
đầu tư nhiều hơn vào hàng hoá - cầu đầu tư cũng tăng.

● Kết quả của những yếu tố này là tổng cầu đã tăng mạnh trong những năm qua, và
GDP thực tế cũng tăng mạnh, và gần đạt đến mức sản xuất tự nhiên.

Viễn cảnh của nền kinh tế có vẻ tốt trong đầu năm 2000 - để trích dẫn tựa đề bài
báo mà tôi đã nhắc đến ở Phần III, B, "Chúng ta đang có tiền".

LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


Tại Hoa Kỳ
Thy Anh

Chẳng riêng gì các siêu cường kinh tế nhưng với mọi quốc gia trên thế
giới, lạm phát và thất nghiệp là những bóng ma ám ảnh làm kinh
hoàng mọi người. Lạm phát và thất nghiệp là nguyên ủy của nghèo đói
và những tệ nạn xã hội khác. Thứ sáu ngày 14-04-2000, thị trường
chứng khoán Hoa Kỳ mất giá trầm trọng, nhiều người gọi đây là "Black
Friday", một ngày mà nhiều người giàu có bỗng nhiên trở nên tay trắng
vì thua lỗ và mất cả vốn liếng. Có người lo âu nền kinh tế đang bước
dần đến cơ nguy suy sụp khi liên tưởng đến ngày "Black Monday" năm
1988 đã dẫn tới thời kỳ kinh tế suy thoái (recession) trong nhiều năm
(1990-1993). Thời kỳ mà lạm phát và thất nghiệp tăng cao, nhiều
người phải đem nhà cửa cho không bạn bè, người quen để tránh mang
tiếng có quá trình tín dụng xấu (bad credit history) hoặc bỏ ngỏ cho
nhà băng xiết nợ. Dĩ nhiên người ta còn chờ đợi bàn tay phù phép của
đại kinh tế gia Alan Greenspan, Chủ Tịch Quĩ Dự Trữ Liên Bang, có thể
chống đỡ nền kinh tế hiện đại và đưa nhân dân Hoa Kỳ vào một thời kỳ
huy hoàng và thịnh vượng mới hay ít ra giữ vững hoàn cảnh hiện tại với
những gì họ đang có trong tầm tay. Những bản báo cáo lợi nhuận của
các công ty vẫn đang trong chiều hướng lạc quan, mức lạm phát được
báo cáo là trong vòng kiểm soát. Mức thất nghiệp tháng 03, 2000 là
4.1% và tháng 04 là 3.9%, một con số thấp nhất trong 30 năm qua!
Liệu chuyện gì sẽ xảy ra chăng? Chẳng ai biết chắc! Bài viết này không
nhằm đem lại câu trả lời trên nhưng với mục đích đem lại một vài kiến
thức cơ bản về những nguyên nhân và cách hình thành của nạn lạm
phát và thất nghiệp tại Hoa Kỳ, một xứ sở được mệnh danh là thiên
đường của người tị nạn chúng ta.

I. LẠM PHÁT
A. ÐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI

Lạm phát là sự gia tăng liên tục và đáng kể trong mức giá (price level).
Mặc dù người ta thường gọi bất cứ việc tăng giá đáng kể nào đó là "lạm
phát", nhưng ý nghĩa đó không hoàn toàn đúng trong nghành kinh tế
học. Ðối với nghành kinh tế học, chỉ gọi là lạm phát khi giá cả tăng liên
tục (persistent) và đáng kể (significant). Có người đặt câu hỏi là giá
tăng liên tục trong bao lâu mới gọi là lạm phát? Và như thế nào mới là
đáng kể? Trừ khi giá cả tăng ở tỉ lệ chẳng hạn 1% một năm thì gọi là
đáng kể còn không thì không đáng quan ngại. Còn thời gian tăng liên
tục, thật ra "khoảng thời gian" đó vẫn mang vẻ tùy tiện vì chính các
kinh tế gia cũng chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về thời gian này. Có
người cho rằng phải ít nhất ba năm, người khác lại vạch lằn ranh ở mức
một năm là đủ. Lý do người ta vạch lằn ranh phân biệt giữa sự tăng giá
từng giai đoạn hay dai dẳng chỉ là để phân biệt theo lý thuyết. Trong
thực tế, có rất nhiều dữ kiện có thể phát sinh sự tăng giá theo giai
đoạn nhưng lại không được coi như là nguyên ủy của sự tăng giá dai
dẳng.

Lạm phát được phân loại bằng độ lớn của chúng. Lạm phát chậm
(creeping inflation) là lạm phát có mức độ vừa phải và từ từ khoảng
1%-3% một năm. Loại lạm phát này có vẻ không quan trọng lắm nhưng
sự thực trong trường kỳ thì lại hao tổn không ít. Nếu mức lạm phát là
3%, mỗi Mỹ Kim sẽ mất đi một nửa giá trị sau 24 năm. Nếu mức lạm
phát ở 4% thì chỉ trong ba năm, sức thu mua của một Mỹ Kim chỉ còn
lại 85 xu.

Một thái cực khác của lạm phát là lạm phát nhanh (hyperinflation),
lạm phát nhanh là loại lạm phát có độ gia tăng cực lớn. Loại lạm phát
này không có đường ranh rõ ràng nhưng người ta có thể nhìn thấy tốc
độ phi mã của lạm phát dễ dàng vì hàng tháng có thể vượt tới trên
50%. Chẳng hạn tháng 07 năm 1922, chỉ số giá sỉ của Ðức là 100 Ðức
Mã. Tháng 12 năm 1923, chỉ số này tăng lên 1,261 tỉ tỉ (trillion). Người
dân Ðức mỗi lần đi chợ phải mang theo một va-li tiền. Người công nhân
Ðức mỗi ngày lãnh lương hai lần và khi về đến nhà thì tiền của người
công nhân chỉ còn 2/3 giá trị. Tiền bạc vào lúc ấy mất hẳn tiêu chuẩn
giá trị mà chỉ còn là phương tiện để trao đổi. Ðể dễ dàng nhận ra giá trị
đồng bạc trong túi, người ta chỉ cần nhìn vào bảng đối chiếu ngoại tệ
mỗi ngày trên báo chí hoặc các phương tiện truyền thông khác là có
thể nhận ra sự tăng giảm giá trị này.

Những mức độ lạm phát tiêu biểu được báo cáo thường chẳng là lạm
phát chậm mà cũng không là lạm phát nhanh. Ðầu thập niên 80 (1981-
1984), mức lạm phát trung bình hằng năm ở Anh là 7.5, Canada 8.4,
Pháp 10.6, Ðức 4.3, Ý 15.1, Nhật 2.9, Hoa Kỳ 6.0. Ðối với những nước
kỹ nghệ tiên tiến thì mức lạm phát như thế là quá cao để gọi là lạm
phát chậm. Với các nước chưa phát triển, ngược lại, người ta còn thấy
mức lạm phát cao hơn nhiều. Riêng Hoa Kỳ, những năm cuối thế kỷ
vừa qua mức lạm phát được coi là trong vòng kiểm soát nhưng vẫn
không thấp hơn mức 3.5%.

B. LẠM PHÁT TẠI HOA KỲ

Cuối năm 1955, có người cho rằng Hoa Kỳ đứng ngoài mức lạm phát
thời bình. Lý do người ta ví von như thế là vì tất cả những lần lạm phát
nặng tại Hoa Kỳ đều có liên hệ tới chiến tranh. Nói cách khác, lạm phát
nặng thường chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ nếu không ở thời tiền chiến thì hậu
chiến. Hoa Kỳ chỉ bị một lần duy nhất lạm phát nhanh (hyperinflation)
là vào thời kỳ Cách Mạng. Ðơn vị tiền tệ lúc ấy được gọi là "Tiền Lục
Ðịa" (Continental) do Quốc Hội Lục Ðịa phát hành đã bị mất giá trầm
trọng đến nỗi một câu nói chua chát đã ra đời lúc đó: "Not worth a
Continental", vô giá trị! Trong thời gian nội chiến Nam-Bắc (Civil War),
giá sỉ tăng gấp đôi. Một lần lạm phát trầm trọng khác là vào thời kỳ
Thế Chiến I. Sau những lần lạm phát này, giá cả thường ở những giai
đoạn "rớt giá", tức là giá cả tụt xuống nhanh hơn cả lúc lên. Chẳng hạn
năm 1890, giá sỉ ở mức 20 trong khi năm 1860, giá sỉ ở mãi 30 và năm
1933, giá sỉ tương đương với năm 1889 ( gần 40 năm trước đó!)

Sau Thế Chiến Thứ II, hoàn cảnh đã thay đổi! Giá cả không "rớt" xuống
sau chiến tranh. Từ năm 1965-1979, một lạm phát trầm trọng khác đã
xảy ra. Tổng sản Lượng Quốc Gia giảm phát, mức giá tăng trung bình
hằng năm 5.9%. Mức gia tăng này không chỉ trong những năm chiến
tranh Việt Nam nhưng xuyên suốt giai đoạn trên. Ðây là điều không thể
chấp nhận, vì thế chính sách tiền tệ được thắt chặt nhờ thế mức lạm
phát được đo lường bằng Tổng Sản Lượng Quốc Gia giảm phát đã rơi
xuống 4.1% năm 1985. Tuy nhiên cái giá quá đắt phải trả cho cuộc
chiến chống lạm phát ấy là nạn thất nghiệp.

II. THẤT NGHIỆP

Mới nghe qua, người ta thường nghĩ thất nghiệp là một hoàn cảnh hiển
nhiên dễ dàng để định nghĩa nhưng thực ra không phải như vậy! Chẳng
hạn, một người thợ bị sa thải, nhưng sẽ được gọi trở lại nhiệm sở một
tháng sau đó, liệu có thể gọi anh ta là thất nghiệp không? Những người
bỏ việc vì đồng lương quá ít ỏi thì sao? (Và như thế nào gọi là lương ít
ỏi?) Những người thợ thường làm việc bán phần nhưng vẫn thích được
thuê mướn để làm việc toàn phần? Hoặc những người không muốn đi
kiếm việc nữa vì đã tuyệt vọng? Các dữ kiện cho thấy người ta chỉ được
gọi là thất nghiệp khi bị tạm thời sa thải hoặc những người bỏ việc để
đi tìm một công việc khác nhưng người ta không kể đến kẻ tuyệt vọng
và bỏ lửng trong việc tìm kiếm công ăn việc làm.

Mục tiêu không phải là chấm dứt nạn thất nghiệp, bởi chẳng bao giờ
hết nạn này. Có một số thất nghiệp được gọi là "thất nghiệp mài sát"
(frictional unemployment), loại thất nghiệp này hiện hữu mọi thời, mọi
nước ngay cả những khi nhu cầu lao động đạt tới mức tột đỉnh vượt cả
cung, chẳng hạn những công nhân bỏ công việc hiện tại để mưu tìm
một công việc khác khá hơn hoặc những người vừa bước vào tuổi
trưởng thành, gia nhập lực lượng lao động nhưng chưa tìm được công
ăn việc làm. Năm 1944, khi Thế Chiến II đạt tới cao điểm, tại Hoa Kỳ,
con số chính thức thất nghiệp được Bộ Lao Ðộng báo cáo vẫn là 1.9%.

Theo phép loại suy thì một vài con số thất nghiệp là cần thiết để nền
kinh tế đạt năng xuất. Chẳng hạn trong thị trường thuê mướn nhà cửa,
nếu các chung cư đều đã cho mướn cả thì một người muốn di chuyển
chỗ ở sẽ gặp trở ngại vì không thể tìm ra chung cư trống để dọn vào.
Như vậy một vài căn trống trong chung cư hiển nhiên không phải là phí
phạm. Tương tự, một công ty luôn cố giữ đủ mặt hàng theo nhu cầu
người tiêu thụ, mặc dù có những mặt hàng nằm chết trên kệ lâu ngày.
Những mặt hàng này tưởng là phí chỗ nhưng nếu thiếu chúng, nền kinh
tế có thể mất năng xuất. Một đơn vị kinh tế để đạt năng xuất đòi hỏi
một vài con số thất nghiệp để mang lại sự linh động cũng như đem lại
việc áp dụng kỷ luật trong lao động thêm hữu hiệu.

III. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT


A. TĂNG GIÁ NGHÀNH CUNG (SUPPLY)

Có rất nhiều dữ kiện có thể đưa tới việc tăng giá nghành cung. Chẳng
hạn các liên minh ngoại quốc nâng giá nhập cảng như OPEC (The
Organization of Petroleum-Exporting Countries) nâng giá dầu thô gấp 4
lần trong các năm 1973-1974. Giá nhập cảng cũng tăng khi giá trị Mỹ
Kim sút giảm trên thị trường trao đổi ngoại tệ. Những lý do khác có thể
khiến nghành cung nâng giá như lương nhân công tăng do sức ép của
công đoàn, mất mùa hoặc tăng giá do việc độc bá không cạnh tranh.

Không ai chối cãi rằng việc nâng giá nghành cung có thể tạm thời tăng
mức giá (price level), nhưng liệu nó có liên tục tăng khiến có thể đưa
đến lạm phát không? Rất có thể, tuy nhiên theo lý thuyết có hai lý do
sau khiến nó khó có thể đưa đến lạm phát. Trước hết việc nâng giá đột
xuất nghành cung thường xảy ra mau chóng và không lập lại những
năm sau đó. Giá tăng cao và dừng lại ở mức cao đó có thể một thời
gian nhưng không liên tục tăng mãi. Thứ đến, nếu mức giá gia tăng thì
mức lương bổng thực sự (real income) sẽ giảm xuống. Kết quả là nạn
thất nghiệp sẽ tạo nên sức ép trên lương bổng và giá cả.

Công nhân thường có sức phản kháng rất mạnh mẽ đối với việc giảm
sút lương bổng. Như vậy giả như giá xăng dầu tăng, họ sẽ đòi hỏi chủ
nhân tăng lương để bù lấp vào khoản tiền tiêu dùng phụ trội đó. Ðể
khỏi thất thoát phân lời, chủ phải tăng giá hàng hóa. Giá hàng hóa
tăng, nhân công lại đòi tăng thêm lương để bù lấp. "Giá cả - lương
bổng - giá cả" như một biện chứng trôn ốc không thể cùng lúc loại trừ
toàn diện. Giả như OPEC không tăng giá dâu thô những năm 1973-
1974 và 1979-1980, lương bổng công nhân có thể sẽ không tăng nhiều
trong những năm sau đó. Như đã mô tả tổng quát về lạm phát, biện
chứng trôn ốc "giá cả - lương bổng - giá cả" không đủ sức thuyết phục
để giải thích về lạm phát. Tuy nhiên, hễ tăng giá và tăng lương hậu
quả hiển nhiên thường là tăng nạn thất nghiệp. Chủ nhân vì muốn duy
trì lợi nhuận, nhưng do sức ép của giá cả phải tái phối trí nhân sự để
cắt giảm chi phí. Như vậy không thể chối bỏ rằng sự đột biến về giá cả
do nghành cung, trong thực tế có thể sẽ là nguyên nhân cho một vài
trường hợp lạm phát. Người ta có thể nghi ngờ rằng sự đột biến về giá
cả do nghành cung có thể là nguyên nhân quan trọng đưa tới sự lạm
phát tại Hoa Kỳ, trừ phi được điều giải bởi sự phát triển của chính sách
tiền tệ. Ở Âu Châu, công đoàn mạnh mẽ hơn và dĩ nhiên sức phản
kháng về việc giảm sút lương bổng cũng mãnh liệt hơn vì thế sự đột
biến về giá cả do nghành cung cũng đóng một vai trò quan trọng hơn
nhiều.

B. TĂNG GIÁ NGHÀNH CẦU (DEMAND)

Nếu nghành cầu tăng, giá cả sẽ tăng theo. Nghành cầu tăng ở đây phải
được hiểu rộng rãi không chỉ giới hạn trong hàng hóa tiêu dùng nhưng
ngay cả việc tăng thuế, tăng hàng nhập cảng hoặc nhu cầu về tiền tệ
lưu hành giảm sút. Nghành cầu tăng như thế do xu hướng tiêu thụ
tăng, năng xuất đầu tư bị giới hạn, chi phí của chính phủ tăng, hàng
hóa xuất cảng, và nhu cầu về tiền tệ lưu hành suy giảm.

Những dữ kiện trên thường đưa tới việc lạm phát hơn là chỉ một lần
tăng mức giá. Chẳng hạn, chi phí của chính phủ tăng và nằm ở mức
cao thì nghành cầu sẽ tăng và như vậy giá cả cũng sẽ tăng nhưng chỉ
tăng một lần chứ không liên tục. Nếu diễn tả bằng ý niệm chuyên môn
của nghành tiền tệ thì khi chi phí của chính phủ tăng, phân lời (interest
rate) sẽ tăng theo tốc độ. Nếu nghành cầu và giá cả tăng, nhưng chỉ
tăng một lần thì tiền lời và mức giá cũng chỉ tăng một lần và không kéo
dài. Dĩ nhiên, việc tăng giá sẽ bành trướng theo thời gian. Mặc dù như
vậy, nhưng sự lạm phát dai dẳng chỉ thật sự xuất hiện khi chi phí của
chính phủ tăng một thời gian dài và ở mức cao.

Sự lạm phát quan trọng dường như không phải là kết quả của sự thay
đổi về xu hướng tiêu thụ, nhu cầu tiền tệ, nhập cảng hay xuất cảng.
mà nhiều người cho rằng nguyên nhân lạm phát là do việc cung ứng
tiền tệ lưu hành (money supply). Trước hết, việc cung ứng tiền tệ lưu
hành sẽ mang lại hiệu quả mạnh mẽ trên lương bổng. 10% tăng trong
việc cung ứng tiền tệ lưu hành sẽ mang lại 10% mức giá cao hơn. Thứ
đến, tốc độ tăng trưởng của tiền tệ sẽ mang lại sự thay đổi trạng thái
lạm phát trầm trọng hay không là tùy theo thời gian lâu mau cũng như
mức độ tăng trưởng nhiều ít. Sau cùng do kinh nghiệm, người ta nhận
ra sự chuyển động hỗ tương giữa tiền tệ và giá cả. Bởi vậy cũng chẳng
ngạc nhiên gì khi Milton Friedman đã phát biểu "lạm phát luôn là một
hiện tượng của chính sách về tiền tệ". Các nhà kinh tế cũng đồng ý
rằng lạm phát trầm trọng thường là hệ quả của việc cung ứng tiền tệ
lưu hành.

C. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHỐNG LẠM PHÁT

Cách thế hữu hiệu nhất để chống lạm phát là cắt giảm nghành cầu.
Vấn đề là hậu quả của việc cắt giảm nhu cầu sẽ đưa tới việc cắt giảm
sản xuất, dĩ nhiên sau đó là cắt giảm công nhân và như vậy sự việc lại
còn trầm trọng hơn việc cắt giảm giá cả, trừ phi chính sách chống lạm
phát đáng tin cậy, khả thi và chính sách áp dụng cho lương bổng linh
động đủ. Tháng 10, năm 1979, Ngân Hàng Trung Ương đặt ra những
chính sách khắt khe hơn về tiền tệ đồng thời đình chỉ những thay đổi
đột biến trong nghành cung để đem mức lạm phát (đo lường theo sự
sút giảm của Tổng Sản Lượng Quốc Gia) xuống từ 9.7% năm 1981
xuống 3.8% năm 1983. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó vì nạn thất
nghiệp tăng vọt từ 5.8% năm 1979 tới 9.5% năm 1982 và 1983, một
giá quá đắt cho nghành sản xuất và điều kiện sinh sống của dân
chúng.

Một cách thế khác của chính sách chống lạm phát là chính sách về lợi
tức. Chính sách này được dùng để tránh những giá đắt đỏ phải trả.
Chính sách về lợi tức nhắm vào sự liên hệ "giá cả-khả năng". Hầu như
trong trận chiến chống lạm phát, đối thủ nào cũng mang nặng tính
chất phòng thủ và phản kháng. Người công nhân không muốn bị thiệt
hại về lương bổng. Giới chủ nhân không muốn mất đi một phần lợi
nhuận và chẳng ai muốn mình bị bỏ lại sau lưng trong cuộc chiến. Tình
trạng này cũng giống như người đi xem diễn hành. Nếu hàng trước
đứng lên để xem cho rõ thì hàng sau không thể thấy gì nếu không
đứng vùng dậy! Như vậy rõ ràng rằng chính phủ phải chặt chẽ kiểm
soát những đòi hỏi quá đáng của giới công nhân đồng thời phải thích
nghi trong việc kiểm soát giá cả hàng hóa mới có thể ổn định tình
trạng lạm phát ở mức giá thiệt hại tối thiểu.

Năm 1971, Tổng Thống Richard Nixon đã triệt để áp dụng chính sách
này. Ông mạnh mẽ thúc đẩy thợ-chủ ngồi vào bàn làm việc không phải
để tranh chấp nhưng để giải quyết vấn đề trong trách nhiệm và lợi ích
của xã hội. Ðồng thời với chính sách trên, chính phủ đã rút lại những
hợp đồng bất lợi về giá cả khỏi các công ty và cắt bỏ hoặc giảm nhẹ
những phần thuế má trên mức sản xuất của các công ty nào thực hiện
đúng chính sách lợi tức của chính phủ. Chính sách lợi tức đôi khi cũng
được hình thành như một "hợp đồng xã hội" mà các công đoàn thường
dùng để điều đình với các chủ nhân. Hình thức "hợp đồng xã hội" này
được sử dụng rất thông thường ở nhiều nước Âu Châu nơi các công
đoàn hoạt động mạnh mẽ hơn ở Hoa Kỳ.

Chính sách về lợi tức tuy vậy cũng có một số giới hạn. Trước hết, chính
sách về lợi tức có vẻ hơi ôn hòa khiến nhiều khi đem áp dụng không
đạt được kết quả nhanh và chính xác. Chính sự giới hạn này đã đem lại
nhiều tranh luận gay gắt thời Thổng Thống John F. Kennedy và Lyndon
B. Johnson khi các vị này đem ra áp dụng. Thứ đến, nếu đem áp dụng
việc kiểm soát lương bổng và giá cả mạnh mẽ dễ gây trở ngại cho việc
sản xuất. Chúng ta dựa vào giá cả tương đối để hướng dẫn sản xuất.
Tài nguyên được đổ vào nơi cần thiết với giá cả thích hợp. Kiểm soát
giá cả có thể làm đình trệ việc phân phối tài nguyên và dĩ nhiên việc
sản xuất.
IV. NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP

Cách giải thích hiển nhiên nhất của nạn thất nghiệp tăng cao là
nghành cầu (Demand) suy giảm. Bất cứ một biến số nào trong nghành
cầu như năng xuất giới hạn của đầu tư, xu hướng tiêu thụ. có thể mang
đến ảnh hưởng liên hệ. Nạn thất nghiệp, không giống như lạm phát,
không đòi hỏi sự thay đổi liên tục trong các biến số. Chẳng hạn, nếu chi
phí của chính phủ giảm và dừng lại ở mức thấp thì nạn thất nghiệp
tăng và đôi khi sẽ dừng lại ở mức cao.

Những đột biến ở nghành cung (Supply) cũng có thể là nguyên nhân
của nạn thất nghiệp. Chẳng hạn, nếu mức sản xuất giảm, các công ty
sẽ giảm bớt công nhân hoặc cắt giảm lương thợ. Việc suy giảm kéo dài
cách trầm trọng trong nghành sản xuất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu
sản xuất tăng chậm hơn dự định khi hợp đồng lương bổng đã được ký
kết và rồi lợi tức thực� được tăng qúa nhanh thì nguy cơ thất nghiệp
sẽ đến. Trường hợp giá cả nhập cảng tăng cũng đưa đến tình trạng
tương tự. Ðể bảo vệ lợi tức thật sự của mình khi giá cả tăng, công nhân
thường đòi hỏi tăng lương. Tuy nhiên nếu sản xuất không tăng, chủ
nhân thường tìm cách cắt giảm nhân công để giá thành lao động không
thay đổi. Nói cách khác, giới chủ nhân có thể sẽ tăng cho một số nhân
công nhưng sẽ cắt giảm một số khác để bù vào chi phí nhân sự. Ở Hoa
Kỳ những dữ kiện bên nghành cung thường không đem lại ảnh hưởng
nhiều trên nạn thất nghiệp vì hoạt động công đoàn không đủ mạnh và
công đoàn thường chỉ nhắm vào lương bổng thành tiền (wage) mà
không nhắm vào lợi tức thật (real income). Ở Âu Châu, công nhân
nhắm đến lợi tức thật và sinh hoạt công đoàn mạnh mẽ hơn nên sức ép
trên giới chủ nhân thường đem lại nhiều khả quan hơn.

Trên một quan điểm nào đó, giới thất nghiệp thường bị chỉ trích là đòi
hỏi quá đáng về lương bổng! Nếu giả sử rằng lương bổng của người
công nhân nào đó hoàn toàn có tính cách linh động thì có lẽ khi người
công nhân đó thất nghiệp, anh ta sẽ sẵn sàng chấp nhận bất cứ công
việc nào với bất cứ số lương nào khả dĩ đem lại cho họ công ăn việc
làm. Trên một quan điểm khác, người ta cho rằng những người thất
nghiệp hầu như là do tự nguyện, vì có rất nhiều người cũng thất nghiệp
nhưng họ đã chấp nhận một công ăn việc làm với số lương có thể kém
hơn khả dĩ có thể đưa họ ra khỏi sự nghèo đói. Ða số các nhà kinh tế
cho rằng người thất nghiệp không nên nói họ không thể tìm ra công
việc nhưng chỉ nên nói họ không tìm được việc nhiều tiền như họ vẫn
thường có. Rất tiếc hoàn cảnh xã hội đổi thay hàng ngày, vì thế để có
một công việc như những ngày trong quá khứ thường. vô vọng. Và tên
họ dĩ nhiên đã không được nằm trong bản báo cáo thất nghiệp!

You might also like