You are on page 1of 9

CHUYÊN ĐỀ I: NHỮNG DẠNG NGOẠI LỆ CỦA

NHỮNG BÀI TOÁN DƯỚI DẠNG CỔ ĐIỂN


I. KHÁI QUÁT
Những dạng toán cổ điển được giải quyết bởi các qui luật của Mendel hay Morgan.
Các giải quyết tương đối đơn giản. Tuy nhiên có những dạng toán cho dưới dạng cổ điển
( P, F1, F2, thuần chủng, phân li …) nhưng cách tiếp cận đa dạng hơn. Khi gặp những
dạng này học sinh thường gặp lúng túng vì lối mòn suy nghĩ. Khi xét theo các qui luật
thông thường mà phát hiện những điều bất thường thì phải nghĩ ngay đến các dạng
ngoại lệ.
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
1. Các hiện tượng đa alen
Là dạng ngoại lệ phổ biến thường xuất hiện trong các kì học sinh giỏi quốc gia. Đặc
điểm nhận dạng:
- sự xuất hiện của nhiều hình thái của cùng một tính tráng mà số kiểu hình vượt
khỏi phạm vi của hai alen
- các tính trạng hay được xét như màu mắt ruồi giấm, nhóm máu…
→ Làm trên nguyên tắc: hai kiểu hình khác nhau lai với nhau ra kiểu hình thứ ba mới
thì gen qui định kiểu hình mới lặn so với gen qui định của kiểu hình cha mẹ.
2. Hiện tượng gen gây chết
Hiện tượng gen gây chết cũng rất phổ biến trong các bài toán: vảy của cá diếc, màu
của lông chuột… Dấu hiệu là tỉ lệ 2:1 đặc trưng. Tuy nhiên điều rút được từ hiện tượng
này là tính đa hiệu của gen:
→ Gen gây chết biểu hiện kiểu hình hình thái ( mày lông, hình dạng vảy…) vừa qui
định tính trạng sức sống. Trội với kiểu hình hình thái nhưng lặn với kiểu hình sức sống
(chỉ có AA với chết
Lưu ý: Có thể có cả dạng aa mới gây chết. Hiện tượng này thường xuất hiện trong các
bài toán quần thể tiến hóa khi chọn lọc tự nhiên chống lại hoàn toàn kiểu gen đồng hợp
lặn. Trường hợp này nếu không có thông tin thêm khó lòng phân biệt với hiện tượng
thông thường khi lai hai cá thể AA với nhau. Bởi nếu Aa x Aa thì kiểuhình đời con cũng
là A- còn aa đã chết hết rồi. XEM XÉT KĨ CÁC THÔNG TIN (cho hai cá thể dị hợp tử
lai với nhau, phát hiện các thai chết trong tử cung). Nếu dư giờ khi làm bài, chỉ cho đơn
giản trội với trội ra 100% trội thì nên biện luận cả hai trường hợp.
Nếu đứng trên quan điểm tiến hóa, thì không chừa khả năng Aa gây chết ( trong các
trường hợp đánh đố). CẢNH GIÁC
3. Sinh sản ở thực vật cấp cao
Nhắc lại kiến thức: các tiến trình của quá trình thụ tinh kép, sự hình thành phôi, phôi
nhũ và nội nhũ.
Nhận diện: xuất hiện sự khác biệt về tính trạng của nội nhũ ở hai giới khi xét phép lai
thuận và phép lai nghịch. Sự khác biệt chủ yếu là về sắc độ của màu sắc của nôi nhũ.
Lưu ý: khi thấy màu sắc của nội nhũ khác nhau về sắc độ (vàng đậm, vàng nhạt,
không màu..) thì hãy nghĩ đến dạng toán này. Cảnh giác các tính trạng khác như nhăn
nheo,… có thể chỉ là Mendel đơn thuần.
Ví dụ 1: Ở ngô, cho thụ phấn của cây có nội nhũ không màu với hạt phấn của cây có
nội nhũ hạt màu vàng đậm cho F1 100% vàng tươi. Ở phép lai nghịch, F1 có 100% vàng
nhạt. Giải thích.
Ví dụ 2: Một gen qui định màu của nội nhũ. Qui ước gen:
A: vàng
a: trắng
Cho hạt phấn của cây aa thụ phấn cho cây Aa thu được các hạt ( tỉ lệ thụ tinh 100%)
thu được các hạt khác nhau. Cho biết kiểu gen của phôi và nội nhũ của các hạt thu được
(tất cả các tổ hợp thu được từ phép lai).
→ Ở dạng này cần chú ý nguồn gốc của noãn cầu và nhân thứ là xuất phát từ cùng
một tế bào n. Do đó kiểu gen của noãn cầu và nhân thứ chỉ khác nhau ở bội thể mà thôi.
2. Hiện tượng đa alen nhằm ngăn chặn sự tự thụ
Một số loài thực vật ngăn chặn sự tự thụ tinh nhờ cơ chế bất hoạt hạt phấn. Hệ gen
của những loài thực vật này có một cặp gen với rất nhiều alen (S1,S2,S3…). Theo qui luật
phân li, mỗi hạt phấn sẽ mang một alen, khi rơi vào núm nhụy của một cây mà có kiểu
gen chứa alen đó thì hạt phấn sẽ không phát triển được. → Ngăn ngừa sự tự thụ.
Ví dụ: Cho bảng sau. Cho biết tỉ lệ thụ phấn thành công.
Cây cho phấn Cây nhận phấn
S1S3 S1S2
S3S5 S1S4
S1S1 S1S2
S3S3 S4S4

Từ những kiến thức cơ bản trên ta có thể ráp vào các bài toán cỏ điển kết hợp với
tính trạng khác để thu được các tỉ lệ mới lạ do một số loại hạt phấn đã không thể phát
triển được ( khác với giả thiết thường gặp là tỉ lệ thụ phấn của các hạt phấn là như nhau).
4. Mối quan hệ hoa – quả - hạt
Một số bài toán rất đơn giản nhưng độ bẫy cao thường liên quan đến mối quan hệ hoa
– quả - hạt.
Qui tắc: Hoa quả của cây F1 nằm trên cây F1. Tính trạng của hạt F1 đã thể hiện trên
cây P.
Ví dụ: Qui ước gen
A: hoa đỏ
A: hoa trắng
B: hạt trơn
B: hạt nhăn
Cho cây hoa đỏ hạt trơn thuần chủng lai với cây hoa trắng hạt nhăn thuần chủng. Thu
các hạt đem gieo, phát triển và cho tự thụ. Hỏi tỉ lệ phân tính của màu hoa ở các cây phát
triển từ hạt được gieo.
→ đáp án: 100% đỏ.
5. Dạng một đống
Một số bài tóan cho dưới dạng cổ điển nhưng không đề cập đến dòng thuần mà sử
dụng một số từ như: gieo một số hạt, phối một vài cặp và thu được một số tỉ lệ bất thường
(không giải thích đơn thuần bằng định luật của Mendel). Đó là kết quả của một nhóm các
cá thể có kiểu gen khác nhau.
Ví dụ: Cho màu của vỏ hạt do một gen qui định. Cho cây vỏ vàng thuần chủng lai với
vỏ xanh thuần chủng thu được F1 100% vàng. Cho F1 tự thụ phấn. Lấy 10 hạt trên các
cây F1 đem gieo và cho tự thụ thu đựoc tỉ lệ: 17/20 vàng, 3/20 xanh. Giải thích?
Cách giải: đối với bài này chỉ cần đặt ẩn một lân là tìm ra tỉ lệ cây Aa là 3/5 tương
ứng với 6 hạt. Còn aa và AA thì thu được rất nhiều nghiệm.
Những bài toán trong đề thi sẽ có những ràng buộc chặt chẽ hơn để chỉ thu được một
bộ nghiệm khi đặt phương trình.
Ví dụ: Thêm một ví dụ nữa để đề cao CẢNH GIÁC với những bài toán tưởng chừng
như đơn giản.
Ở bắp, lớp alơron có màu là trội so với không màu và thân xanh là trội so với thân
vàng. Hai cây dị hợp tử đối với cả hai tíh trạng lai phân tích thu được được kết quả sau:
Có màu, xanh 100
Có màu, vàng 97
Không màu, xanh 103
Không màu, vàng 100
Cho biết kiểu di truyền của hai cây trên.
Sẽ có một số bạn chỉ đơn thuần là phân li độc lập vì tỉ lệ 1 1 1 1 quá đẹp nhưng vẫn
còn trường hợp liên kết hoàn toàn một cây là dị hợp đồng một cây là dị hợp đối. Vậy là
cả hai trường hợp mới đủ. Ví dụ này còn chứng minh sự sai lệch nếu như trộn các mẫu
với nhau (không thùân chủng).
6. Các dạng di truyền ngoài nhân
Đây cũng là một dạng khá quen thuộc trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia vòng I
nhưng chỉ dừng lại dạng đã được giới thiệu trong sách giáo khoa là di truyền ty lạp thể
( trong sách còn có dạng ảnh hưởng bởi giới tính cũng đã từng ra thi.
Tuy nhiên di truyền ngoài nhân có nhiều hiện tượng hơn thế và sẽ được trình bày sau
đây. Những dạng này có liên quan sâu sắc tới di truyền phân tử như hiện tượng hiệu ứng
dòng mẹ, in vết gen… IBO 2010 đã cho câu hỏi liên quan hiệu ứng dòng mẹ cho nên khả
năng xuất hiện câu hỏi liên quan đến vấn đề này trong năm nay 2011 hay một vài năm tới
là rất cao. Đây là nơi mà di truyền phân tử có thể xen vào di truyền dạng cổ điển. CẢNH
GIÁC.
I. HIỆU ỨNG DÒNG MẸ

Khái niệm: Là hiện tượng kiểu hình của con bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm của gen
mẹ trong tế bào chất của trứng. Các sản phẩm đột biến của gen này có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển bình thường của hợp tử trong những lân phân bào đầu tiên.
Bài I: Ở loài ốc nước ngọt Limnaea peregra, người ta thực hiện phép lai và nhận
được kết quả như sau:
P: Mẹ DD (xoắn phải) x Bố dd (Xoắn trái)
F1: 100% con có kiểu hình xoắn phải)
F2: 100 con có kiểu hình xoắn phải
F3: Cho F2 tự phối thu được F3 có tỉ lệ 3 xoắn phải: 1 xoắn trái.
Giaỉ thích và viết sơ đồ lai?
Bài II: Cho loài ốc nước ngọt Limnaeu peregra, người ta thực hiện các phép lai
như sau:
P: Mẹ DD (Xoắn phải) x Bố dd (xoắn trái)
F1: 100 xoắn phải
Cho F1 lai phân tích. Thu được F2 100% Xoắn phải. Cho F2 tự phối thu được tỉ lệ
kiểu hình ở F3 là 1 xoắn phải và 1 xoắn trái.
Giaỉ thích và viết sơ đồ lai.
Bài giải: Hai bài toán trên đều dựa trên một qui luật di truyền là hiệu ứng dòng mẹ.
Các sản phẩm của gen mẹ trong tế bào chất trứng đã qui định sự sắp xếp các thoi vô sắc
trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử quyết định chiều xoắn của vỏ ốc. Điều này
làm cho ở F2 du là có kiểu gen dd nhưng ốc vẫn có kiểu hình xoắn phải (Do sản phẩm
của Dd trong tế bào chất). Khi dd tự phối sản phẩm thay đổi của dd làm thế hệ con có
kiểu hình xoắn trái
Bài III: Ở Drosophila các gen kiểm soát sự tổ chức phôi theo hai trục của cơ
thể.Trong nghiên cứu của Sang Hai Jeon. Một locus có hai alen là pho và pho ev. Ông
thực hiện các phép lai như sau:
Phép lai I: Ruôi cái ev/ev với ruồi đực +/+ cho ra kiểu hình của con không bình
thường đa số bị chết.
Phép lai II: Ruồi đực ev/ev lai với ruồi cái +/+. Cho ra ruồi con có kiểu hình bình
thường.
Cho biết đây là hiệu ứng dòng mẹ.
Dự đoán kết quả của F1,F2.

II. IN DẤU GEN

In dấu gen (Imprinted gene) là hiện tượng kiểu hình của con lai tuỳ thuộc vào nguồn
gốc của alen của nó được nhận là từ mẹ hay bố. Hiện tượng in dấu gen là hiện tượng
được giải thích bởi sự metyl hoá khác nhau ở hai giới.
Bài IV: Giaỉ thích cơ chế của hiệnt tượng sau:
Ở ruồi giấm có hai locus là Igf2 và H19. Gỉa sử mỗi locus có hai alen là +(trội
hoàn toàn) và – (lặn). Ta thực hiện phép lai:
(I)P: Ruồi đực Igf2-/Igf2- H19+/H19+ x ruồi cái Igf2+/Igf2+H19-H19-
F1: có kiểu hình Igf2- và H19-
(II) P: ruồi đực Igf2+/Igf2+ H19-H19- x ruồi cái Igf2-/Igf2- H19+/H19+
F1: ruồi con có kiểu hình Igf2+và H19+
Giaỉ thích:
Cơ chế phân tử của hiện tượng này khác phức tạp. Gen Igf2 chỉ biểu hiện alen nhận
từ ruồi bố trong khi đó H19 chỉ biểu hiện alen nhận từ ruồi mẹ. Đó là do sự khác biệt về
sự metyl hoá giữa hai vùng này.
Hai locus này nằm gần kề nhau cách nhau bởi một trình tự liên gen. Hai gen này sử
dụng chung một enhancer ở cuối. Ở ruồi cái không có hiện tượng metyl hoá trình trự liên
gen và có sự tham gia của yếu tố cách li CTCF làm gen Igf2 không biểu hiện được và chỉ
biểu hiện locus H19.
Ở ruồi đực có sự metyl hoá vùng liên gen và gen H19 làm cho yếu tố cách li không
tiếp cận được Igf2 và H19 bị bất hoạt. Enhancer kích hoạt sự hoạt động của gen Igf2.
Bài V: Bệnh khối u búi quản cầu do alen đột biến(a) của gen trên nhiễm sắc thể
thường qui định. Phân tích phả hệ cho thấy:
P: bố aa x mẹ AỬ
Con 100% bị mắc bệnh ung thư quản cầu.
P: bố AA x mẹ aa
Con không có ai bị mắc bệnh.
Giaỉ thích?
Khả năng thứ nhất : dit truyền theo dòng bố (ít có khả năng này)
Khả năng hai: in dấu gen, chỉ biểu hiện alen nhận từ bố. Do các alen bị metyl hoá
khác nhau.
Bài VI: Giải thích cơ chế hình thành hội chứng Prader – Willi và Angelman. Cho
biết kiểu hình mong chờ trong các trường hợp sau:
a. Con trai của một người đàn ông Angelman với một người phụ nữ bình thường
b. Con gái của một người đàn ông có hội chứng Prader-Willi
c. Con gái của một người phụ nữ có hội chứng Angelman
d. Con trai của một người phụ nữ có hội chứng prader-willi
Trả lời:
Hội chứng Prader-willi và Angelman đều là những hội chứng khi cá thể có một mất
đoạn ở NST số 15 (15q11-13). Cá thể biểu hiện hội chứng nào tuỳ thuộc vào nhận được
NST mất đoạn từ bố hay mẹ.
Nếu nhận từ bố sẽ có hội chứng Prader-willi và nếu nhận từ mẹ sẽ có hội chứng
Algelman.
Sâu hơn, đoạn NST 15 bị mất có 2 locus là A và PW. Ở đàn ông luôn được metyl hóa
gen A còn ở ruồi cá luôn metyl hóa PW. Do đó nếu mất đoạn từ bố sẽ không có gen PW.
Còn nếu mất đoạn từ mẹ sẽ không có gen A.
 Giải thích được các trường hợp ở phía dưới.
Đọc thêm chương điều hòa sự điều hòa biểu hiện gen ở sách CƠ SỞ DI TRUYỀN
HỌC phân tử và tế bào.
III. DI TRUYỀN TẾ BÀO CHẤT THÔNG QUA CÁC BÀO QUAN

Định nghĩa: Là hiện tượng di truyền theo tế bào chất. Các gen qui định kiểu hình nằm
trên các gen ở bộ gen của bào quan. Đặc điểm di truyền di theo dòng mẹ.
Bài VII: Nêu các đặc điểm của hiện tượng di truyền theo các bào quan bên trong
tế bào chất?
Tră lời:
- Thể hiện kiểu di truyền theo dòng mẹ. Con sinh ra có kiểu hình giống mẹ.
- Gen nằm trong các bào quan. Thay nhân kiểu hình vẫn không thay đổi. Thay bào
quan kiểu hình thay đổi.
- Không tuân theo các qui luật di truyền thông thường như phân li hay liên kết gen.
Sự di truyền có nhiều biến động và không ổn định.

Bài VIII: Phân biệt các thuật ngữ: đồng gen bào chất và dị gen bào chất?
Trả lời: Đồng gen bào chất là cá thể chỉ chứa một kiểu alen của một gen.
Cá thể trong tế bào chất chứa nhiều hơn một kiểu alen của một gen gọi là dị gen bào
chất.
Bài IX: Giaỉ thích hiện tượng đột biến lục lạp trắng gây ảnh hưởng đến kiểu hình
rất đa dạng: xanh, xanh đốm trắng, trắng.
Tră lời: Đó là do sự phân li rất ngẫu nhiên của các lục lạp mang đột biến.
IV. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA GEN BÀO QUAN VÀ GEN NHÂN
Có thể có sự tương tác giữa gen nằm trong nhân và gen nằm trên các bào quan tương
tự như các tương tác giữa các gen nằm trên nhân.
Bài X: Giaỉ thích các phép lai sau:
Phép lai I: Đực thân bò x Cái thân đứng
F1: 100% Hữu thụ
F2: 100%Hữu thụ
Phép lai II: Cái thân bò x Đực thân đứng
F1: 100%Hữu thụ
F2: 75% Hữu thụ : 25 % bất thụ.
Giải thích:
Đây là hiện tượng di truyền theo dòng mẹ. Trong tế bào chất của cây thân ngang có
yếu gen gây bất thụ. Nếu một locus trong gen nhân đồng hợp về một alen lặn kết hợp với
tế bào chất của trứng của cây thân bò sẽ dẫn đến tính trạng bất thụ.
Bài XI: Giỉa thích các phép lai sau.
Ở loài ngô có tồn tại một tính trạng là bất thụ đực một tính trạng có ý nghĩa trong
nông nghiệp. Ta xét phép lai sau:
Phép lai I: Đực có chấm ở nách lá x Cái không có chấm ở nách lá
F1: 100% Hữu thụ bình thường
F2: 100% Hữu thụ
Phép lai II: Cái có chấm ở nách lá x Đực không có chấm ở nách lá
F1: 100% Hữu thụ
F2: 9 Hữu thụ :7 bất thụ đực
Trả lời: Trong tế bào chất của của cây có chấm ở nách lá có một gen Cys nằm trên ty
thể gây ra tính bất thụ đực. Đồng thời trong nhân có hai locus, nếu hai locus này đồng
thời chứa hai gen trội A, B thì sẽ phục hồi tính hữu thụ. Còn nếu thiếu một trong hai gen
trội trên cộng với gen Cys trong tế bào chất sẽ gây ra sự bất thụ đực.
Ở phép lai I: tế bào chất của cây làm mẹ không có cys nên không có tính bất thụ
Ở phép lai II: tế bào chất của cây mẹ có Cys. Mà ở F2 có kiểu gen là 9 A-B- (Hữu
thụ) 3 A-bb (bất thụ) 3aaB- (bất thụ) aabb (bất thụ).
V. DI TRUYỀN LÂY NHIỄM
Là hiện tượng các thành phần gen ngoại lai trong tế bào chất (virus, vi khuẩn, viroid,
prion…) có khả năng truyền lại cho thế hệ sau thông qua sự phân chia tế bào chất ở các tế
bào gốc sinh dục.
Một hiện tượng được quan sát là ở paramecium có một số chủng được gọi là chủng
gây chết. Trong quá trình tiếp hợp chủng gây chết với một chủng mẫn cảm. Số lượng tế
bào con tạo ra có tỉ lệ là ½ chủng gây chết và ½ chủng mẫn cảm. Trong quá trình này chỉ
một số hạt vi khuẩn nội cộng sinh gọi là kappa. Các hạt kappa này có vai trò tiết ra
paramecin và làm giảm khả năng kháng paramecin của tế bào chủ. Nếu kéo dài thời gian
tiếp hợp thì tỉ lệ các tế bào con bị chết càng tăng lên.

MỘT SỐ BÀI TẬP LÀM THÊM


Câu 1: Trong các tế bào nhân thực, những gen ảnh hưởng đến kiểu hình của tế bào có
thể tìm thấy được ở đâu?
Câu2: So sánh bộ gen của ti thể và bộ gen của nhân?
Câu 3: Nêu cách nhân đôi của NST ti thể?
Câu 4: So sánh quá trình dịch mã ở ti thể động vật và gen nhân?
Câu5: So sánh giữa di truyền ngoài nhân và di truyền kiểu Mendel?
Câu 6: Giải thích hiện tượng quan sát được khi thụ phấn cho cây lá đốm trắng bằng
hạt phấn của cây xanh?
Câu 7: Ở một cành cây của cây sồi đỏ có lá trắng. Hãy nêu giả thiết cho hiện tượng
trên và nêu thí nghiệm chứng minh giả thiết của mình?
Câu 8: Một chủng Chlamydomonas mang alen đột biến mẫn cảm với nhiệt độ được
lai với chủng kiểu dại. Tất cả các tế bào thế hệ con đều mẫn cảm với nhiệt độ giải thích?
Câu 9: Ở loài cây hạt trần ta thực hiện phép lai:
Bố lục lạp có đột biến không diệp lục x mẹ bình thường. Hỏi kết quả thu được ở F1.
Câu 10: Một phép lai được thực hiện giữa chủng A của Neurospora crassa có đột biến
trên gen ti thể là [mi-1] với chủng a với alen dại tương ứng. Hỏi ở F1 kiểu hình của thế hệ
con sẽ được biểu hiện như thế nào?
Câu11: Ở nâm men, phép lai sau được thực hiện giữa các gen kháng kháng sinh trên
ti thể:
MATa oliRcapR x MAT α oliScapS.
Xác định kiểu bộ bốn thu được?
Câu 12: Người ta xử lí chlamydomonas với streptomicine để hình thành tế bào đột
biến kháng streptomicine (đây có thể là sai sót của tác giả biên soạn sách hay chính
streptomicine là một tác nhân gây đột biến). Sau đó các tế bào kháng streptomicin nguyên
phân ta thu được một số tế bào mẫn cảm trở lại với thuốc kháng sinh. Giải thích?
Câu 13: Ở Aspergillus, dạng mycelium đỏ xuất hiện trong một chủng đơn bội. Tiến
hành tạo thể dị nhân giữa chủng đỏ với chủng hoang dại có nhu cầu với PABA. Ta thu
đuợc đời con có màu đỏ với nhu cầu khác nhau về PABA. Giải thích?
Câu14.Thực hiện phép lai giữa hai loài có quan hệ gần với nhau Neurospora crassa và
N sitophila. Ở thế hẹ lai thu được từ một số phép lai này có kiểu hình là ac (không có bào
tử dính – bào từ vô tính).
(Cái) N.sitophila x (đực) N.crasa  ½ ac : ½ bình thường
(Cái)N.crasa x (đực) N. sitophila  tất cả bình thường.
a. Giải thích kết quả nhận được
b. Gen qui định ac bắt nguồn từ loài nào
c. Tại sao không có dạng bố mẹ nào là ac.
Câu15: Gỉa sử cây lưỡng bội A có tế bào chất khác biệt với B. Muốn tạo cây có tế
bào chất của A và nhân chủ yếu từ B thì làm như thế nào?
Lưu ý: Hiện tượng di truyền ngoài nhân, di truyền tế bào chất có mức biến động rất
cao ( do sự phân phối không đồng đều các vùng của tế bào chất) mà mức độ biểu hiện
của một số tính trạng lại phụ thuộc vào mức độ. Sau đây là môt ví dụ:
Cho phả hệ:
Phả hệ này mô tả sự di truyền của bệnh LHON một bệnh di truyền ảnh thưởng đến
thần kinh thị giác. Hãy cho biết
- Hình thức di truyền
- Xác suất của III3 và III4 cho con bệnh (đáp án xác suất là không biết chính xác
được III3 không biểu hiện bệnh có thể là do bệnh này chỉ biểu hiện ở trung niên
hay là sự biến động của số lượng ti thể trong tế bào do ti thể bị đột biến tồn tại
chung với ti thể bình thường tùy vào sự tương quan giữa hai loại ti thể này mà
bệnh có được biểu hiện hay không)
7. Những tỉ lệ bất thường liên quan đến giới tính

a. Gen nằm trên NST giới tính → đây là dạng cổ điển thường gặp
b. Ảnh hưởng bởi giới tính (influent)
Một số gen là trội ở giới này nhưng là lặn ở giới khác như bệnh hói đầu, độ dài của
ngón tay trỏ và ngón tay giữa, sừng ở động vật…
Ví dụ: Cho một dê cái có sừng lai với dê đực không sừng (thuần chủng)
F1: 1 đực có sừng: 1 cái không sừng
F2: 1 có sừng – 1 không sừng
c. Giới hạn bởi giới tính (Limit)
8. Sự đổi gen – converse
Đây là một vấn đề thú vị chắc chắc sẽ được khai thác trong những năm tới ít nhất là ở
vòng hai.
Cở sơ phân tử của hiện tượng này là hiện tượng trao đổi chéo kết hợp với hiện tượng
sửa sai bắt cặp sai.
Chúng ta vẫn thường quen với hiện tượng trao đổi chéo giữa các gen tuy nhiên trao
đổi chéo vẫn xảy ra ở trong gen với một xác xuất nhất định.
Khí trao đổi chéo xảy ra ở trong gen, những vùng không tương đồng bắt cặp với nhau
(xem mô hình Holliday). Những nu không tương đồngng sẽ được bộ máy sửa sai phát
hiện dẫn đến sửa theo khuôn nhất định (xác xuất ½). Dẫn đến khi lai cá thể dị hợp tử với
cá thể đồng hợp tử về một cặp gen thu được các tỉ lệ 100, 3:1, 1:1. Những bài toán liên
quan đến bộ tứ với các túi bào tử lên đến 8 bào tử thì có tỉ lệ bất thường 5:3
Xem thêm 204 sách cơ sở di truyền học phân tử và tế bào của thầy Đinh Đòan
Long
→ Có thể ra một đề bài rất đơn giản nhưng lại khó như:
Cho một cá thể dị hợp tử Aa lai với cá thể aa thu được tỉ lệ 3 aa và 1 Aa. Giải thích?
(Chú ý: tỉ lệ chọn khuôn là 50/50 do các dấu chuẩn trên khuôn (phân biệt cũ mới – xem
thêm chuyên đề sửa sai) là giống nhau)
Ngày 26/9/2010
Tham khảo:
- Genetics practice problém and solutions – Joseph Chinici, David Mathes
- Cơ sở di truyền học phân tử và tế bào – Đinh Đoàn Long
- Chọn lọc và hướng dẫn giải bài tập DI TRUYỀN HỌC – Đỗ Lê Thăng, Hoàng
Thị Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân
- Giáo trình DI TRUYỀN HỌC – Đỗ Lê Thăng

Tổng hợp: Cao Bảo Anh

You might also like