You are on page 1of 2

Nero Cover Designer trong Nero Burning ROM của Ahead

Có một vấn đề nẩy sinh ở đây: Các loại đề-can đang được bày bán rộng rãi tại TP.HCM
lại có kích thước rất... “lạ lùng” 12,2x26cm nên việc canh chỉnh khi in rất khó khăn, do
đa số chương trình tạo nhãn cho ta chọn lựa các loại giấy để in lại không có kích thước
nào như vậy. Để giải quyết khó khăn này, xin đề nghị các bạn dùng giải pháp Nero Cover
Designer.

Nero Cover Designer là chương trình làm nhãn được tích hợp vào chương trình ghi đĩa
Nero Burning. Bạn hãy cài Nero Burning ROM, chọn Start/Programs/ Ahead Nero/Nero
Cover Designer để mở chương trình. Hộp thoại New document đồng thời sẽ được mở và
cho bạn chọn các loại đã được chương trình định nghĩa sẵn, nhưng do kích thước đề-can
không giống ai nên bạn phải tự định nghĩa riêng cho mình bằng cách chọn Standard,
Empty Document và trong mục Disks chọn là hai (các đĩa VCD thường hai đĩa, nếu bạn
chỉ cần một đĩa thì có thể bỏ bớt khi in), chọn OK.

Bước kế tiếp, bạn phải định lại kích thước bằng cách chọn File/ Paper Stocks, chọn User-
defined Stocks và chọn nút Add Stock, một stock mới được tạo ra với tên là Stock 1.

Chọn Stock 1 này và bắt đầu chỉnh các thuộc tính. Name: Đánh tên mới cho stock,
width/height: 122mm và 260mm, Feed paper as: Portrait, chọn nút Add Item và chọn
Label hai lần để tạo thành hai label cho stock của mình.

Sau đó, bên bảng trái, chọn label thứ nhất và chọn thuộc tính cho nó là: Outer Radius:
58.500mm, Inner Radius: 22mm, Position(X/Y): 4mm và 6mm.

Chọn label thứ hai và chọn thuộc tính Position(X/Y): 4mm và 136mm.

Nếu muốn thêm các Booklet (nhãn mặt trên hộp đĩa), Inlay(nhãn mặt dưới hộp đĩa), bạn
cũng hãy tạo ra tiếp một stock nữa và thêm Booklet, Inlay và chỉnh lại tương tự như trên.

Chọn OK để quay về màn hình thiết kế. Chọn thẻ Booklet (Front) bên dưới màn hình
thiết kế, sau đó trên Toolbar chọn danh sách xổ xuống Paper Stock là Stock mà bạn tạo
cho Booklet. Làm tương tự với các thẻ Booklet (Rear), Inlay, Disk 1, Disk 2 với các
stock tương ứng (chọn File/ Save as Template và đặt tên cho Template mình vừa mới
tạo). Như vậy, bạn đã có một Template của riêng mình, lần sau bạn chỉ việc mở hộp thoại
New Document chọn Template mà mình đã tạo để có được các thiết kế mẫu này.

Bây giờ, bạn hãy dùng các công cụ ở Panel bên trái và thêm vào các thành phần như văn
bản, hình ảnh. Ngoài các thành phần cơ bản này, chương trình còn giúp ta tạo nhanh các
list cho đĩa nhạc hay đĩa chương trình qua hai công cụ Track list tool và Directory tool.

Nếu muốn làm list nhanh, bạn hãy chọn Data/Document Data, trong hộp thoại Document
Data bạn thêm đĩa vào, chọn loại cho đĩa là Data hay Audio, chọn các file để làm list nếu
là đĩa Data và thêm track, đặt tên track, tên tác giả... nếu là đĩa Audio, sau đó chọn OK và
dùng hai công cụ kể trên để thêm list vào. Sau khi thêm các thành phần vào, bạn có thể
bấm kép chuột vào từng thành phần để chỉnh thêm các thuộc tính như màu sắc, hình
nền... cho chúng.

Sau khi thiết kế xong, bạn chọn Print Preview để xem lại, rồi chọn Print. Trong hộp thoại
Print, chọn thẻ General và chọn thuộc tính Print Borders là never để đừng in đường viền
(đường viền rất dễ bị lệch). Sau đó, chọn thẻ Elements: Tại đây, bạn có thể chọn lựa các
phần cần in (các phần được chọn in sẽ được tô màu xanh tại phần hiển thị bên phải).

Khi dán nhãn vào đĩa, bạn nên hết sức cẩn thận. Nếu lỡ dán sai, bạn nên dùng lưỡi lam
gọt các phần dư và dán chồng thêm lớp mới chứ đừng tháo nhãn ra nhé (khi tháo nhãn,
lớp từ có thể sẽ “kết mô-đen” với nhãn mà đi theo nó luôn thì chết!).

You might also like