You are on page 1of 3

TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA NITƠ

NĂM 2007
Câu 1: <Câu 29/CB – M182 - KA> Phát biểu không đúng là.
A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng vớ dung dịch HCl lại thu được
phenol.
B. axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu
được axit axetic.
C. dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo được cho tác dụng với dung dịch
NaOH lại thu được natri phenolat.
D. anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH là thu được
anilin.
Hướng dẫn:
+ CH3COOH + NaOH => CH3COONa + H2O; CH3COONa + CO2 + H2O (không phản ứng) => sai
+ C6H5OH + NaOH => C6H5ONa + H2O; C6H5ONa + HCl => C6H5OH + NaCl => Đúng
+ C6H5NH2 + HCl => C6H5NH3Cl; C6H5NH3Cl + NaOH => C6H5NH2 + NaCl + H2O => đúng
+ C6H5ONa + CO2 + H2O => C6H5OH + NaHCO3; C6H5OH + NaOH => C6H5ONa + H2O => đúng
Câu 2: <Câu 3/CB – M182 – KA> Dãy gồm các chất đều làm giấy qùy tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. metyl amin, amoniac, natri axetat B. anilin, amoniac, natri hiđroxit
C. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit D. anilin, metyl amin, amoniac.
Hướng dẫn:
+ Anilin không có tính bazơ do có vòng benzen hút electron
+ Metyl amin làm chuyển màu quỳ tím ẩm chuyển sang mầu xanh CH3NH2 + H2O <=> CH3NH3+ + OH-
+ Amoniac làm cho quỳ tím ẩm chuyển thành mầu xanh NH3+ H2O <=> NH4+ + OH-
+ NaOH làm cho quỳ tím ẩm chuyển thành mầu xanh NaOH => Na+ + OH-
+ Aminoni clorua làm cho quỳ tím ẩm chuyển thành mầu đỏ NH4+ <=> NH3 + H+
+ Natri axetat làm cho quỳ tím chuyển thành mầu xanh CH3COO- + H2O <=> CH3COOH + OH-
Vậy đáp án là A
Câu 3: (Đề thi tốt nghiệp- 2007) Số đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử là C3H9N là.
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 4: <Câu 44/CB – M182 - KA> Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biết trong 3 lọ mất
nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là.
A. dung dịch NaOH B. giấy qùy C. dung dịch phenolphtalein D. nước brom
Hướng dẫn: Benzen: C6H6; Anilin: C6H5-NH2; Striren: C6H5-CH=CH2
Chỉ có duy nhất nước brom là có thể nhận biết được
+ Benzen không tham gia phản ứng
+ Anilin tham gia phản ứng tạo kết tủa trắng của C6H2Br3NH2
+ Stiren làm mất màu nước brom do nó tham gia phản ứng cộng tạo sản phẩm:C6H5-CHBrCH2Br
Câu 5: (Đề thi tốt nghiệp -2007) Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối
lượng muối thu được là.
A. 7,65 gam B. 0,85 gam C. 8,10 gam D. 8,15 gam
Câu 6: <Câu 44/CB – M182 - KA> Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lit khí CO2,
1,4 lit khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là.
A. C3H7N B. C3H9N C. C4H9N D. C2H7N
Hướng dẫn:
n CO2 = 0,375mol => n C = n CO2 = 0,375mol n N2 = 0,0625mol => n N = 2.n N2 = 0,125mol

n H2O = 0,5625mol => n H = 2.n H 2O = 1,125mol => nC : nH : nN = 3 : 9 : 1 => CT của amin đơn chức C3H9N

CHEMISTRY CLUB - HOAHOC.ORG ® NGÔ XUÂN QUỲNH


Mäi th¾c
th¾c m¾c vÒ ®Ò thi Vµ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi bé m«n Ho¸ häc xin vui lßng liªn hÖ víi mr. QUúNH
theo sè m¸y 09798
09798.17.8.
17.8.85 – 09367.17.8.85 (ngoµi giê hµnh chÝnH) – WEB: HOAHOC.ORG - E mail: HOAHOC.ORG@GMAIL.COM
09367.17.8.
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÓA HỌC – 18A/88 – ĐINH VĂN TẢ - TP.HẢI DƯƠNG

Câu 7: <Câu 10/CB – M182 – KA - CĐ> Để trung hòa 25 gam dung dịch một amin đơn chức X nồng độ
12,4 % cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là.
A. CH5N B. C2H7N C. C3H7N D. C3H5N
Câu 8: <Câu 39/CB – M182 – KB> Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic,
phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng
được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Hướng dẫn:
Số chất tác dụng được với NaOH là: etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p-crezol
Phương trình phản ứng:
CH3COOC2H5 + NaOH => CH3COONa + C2H5OH
CH2=CH-COOH + NaOH => CH2=CH-COONa + H2O
C6H5OH + NaOH => C6H5Ona + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH => C6H5NH2 + NaCl + H2O
CH3-C6H4-OH + NaOH => CH3-C6H4-ONa + H2O

NĂM 2008

Câu 1: (Cao đẳng khối A-2008) Cho dãy các chất: Phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat,
etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 2: (Cao đẳng khối A-2008) Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 9,55 gam muối khan.
Số công thức cấu tạo tương ứng với phân tử của X là.
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 3: (đại học khối B-2008) Chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là.
A. CH3NH2 B. CH3COOH C. CH3OH D. CH3COOCH3
 Đáp án A.

→ CH3NH3+ + OH− ; Fe3+ + 3OH− → Fe(OH)3↓
CH3NH2 + H2O ←

Câu 4: <Câu 43/CB – M195> Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch
NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85. B. 68. C. 45. D. 46.
 Đáp án C.
X + NaOH → chất hữu cơ Y và các chất vô cơ ⇒ X là CH3CH2NH3NO3
CH3CH2NH3NO3 + NaOH  → CH3CH2NH2 + NaNO3 + H2O ⇒ Y là CH3CH2NH2 (M = 45 đvC).
Nhận xét : Nhiều bạn sẽ lúng túng trong việc xác định CTCT của X.
Câu 5: <Câu 51/NC – M195> Muối C6 H 5 N 2+ Cl − (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5-NH2
(anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-50C). Để điều chế được 14,05 gam
C6 H 5 N +2 Cl − (với hiệu suất 100%), lượng C6H5-NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là
A. 0,1 mol và 0,4 mol. B. 0,1 mol và 0,2 mol. C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0,1 mol và 0,3 mol.
 Đáp án C.
Phản ứng : C6H5NH2 + NaNO2 + HCl → C6 H 5 N 2+ Cl − + 2H2O
⇒ Loại A, B, D ⇒ Duy chỉ có C đúng !

CHEMISTRY CLUB - HOAHOC.ORG ® NGÔ XUÂN QUỲNH


Mäi th¾c m¾c vÒ ®Ò thi Vµ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi bé m«n Ho¸ häc xin vui lßng liªn hÖ víi mr. QUúNH
theo sè m¸y 09798.17.8.85 – 09367.17.8.85 (ngoµi giê hµnh chÝnH) – WEB: HOAHOC.ORG - E mail: HOAHOC.ORG@GMAIL.COM
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA NITƠ

NĂM 2009

Câu 1: <Câu 57/NC – M637> Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:
O
Fe+ HCl ,t
Benzen    → nitrobenzen 
H 2 SO4dac , HNO3dac
→ anilin.
Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt
50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là
A. 111,6 gam. B. 55,8 gam. C. 93,0 gam. D. 186,0 gam.
Câu 2: <Câu 37/CB – M825> Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba
chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy
nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 3: <Câu 54/NC – M825> Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.
C. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
D. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
Câu 4: (Cao đẳng khối A-2009) Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử
C4H11N là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 5: <Câu 24/CB – M825> Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được
15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5. B. 8. C. 7. D. 4.

NĂM 2010

Câu 1: <Câu 28/CB – M728> Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt
cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp khí Y và hơi
nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở
cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hidrocacbon là:
A. C2H6 và C3H8 B. CH4 và C2H6 C. C3H6 và C4H8 D. C2H4 và C3H6
Câu 2: <Câu 52/NC – M728> Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi 1 amin X bằng một lượng oxi vừa đủ để tạo ra
8V lít hỗn hợp gồn khí CO2, khí N2 và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X
tác dụng với axit HNO2 ở nhiệt độ thường giải phóng ra khí N2. Chất X là:
A. CH3-CH2NH-CH3 B. CH3-CH2-CH2-NH2
C. CH2=CH-CH2-NH2 D. CH2=CH-NH-CH3
Câu 3: <Câu 31/CB – M795 - CĐ> Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh
A. Etylamin B. Phenylamoni clorua C. Glyxin D. Anlin
Câu 4: <Câu 31/CB – M795 - CĐ> Cho 2,1 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam muối. Công thức phân tử của 2
amin trong hỗn hợp X là:
A. C2H5NH2 và C3H7NH2 C. C3H7NH2 và C4H9NH2
B. CH3NH2 và (CH3)2N D. CH3NH2 và C2H5NH2
Câu 5: <Câu 54/NC – M795 - CĐ> Số amin thơm bậc 1 ứng với công thức phân tử C7H9N là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT

CHEMISTRY CLUB - HOAHOC.ORG ® NGÔ XUÂN QUỲNH


Mäi th¾c
th¾c m¾c vÒ ®Ò thi Vµ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi bé m«n Ho¸ häc xin vui lßng liªn hÖ víi mr. QUúNH
theo sè m¸y 09798
09798.17.8.
17.8.85 – 09367.17.8.85 (ngoµi giê hµnh chÝnH) – WEB: HOAHOC.ORG - E mail: HOAHOC.ORG@GMAIL.COM
09367.17.8.

You might also like