You are on page 1of 4

So sánh Luận cương chính trị của Đảng( 10/1930) và

Cương lĩnh chính trị( 2/1930).


*Giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có
những điểm giống nhau sau:
-Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư
sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường
ngăn cách
-Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
-Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-
Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
-Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn
kết với VSTG nhất là vô sản Pháp
-Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-
Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga
*Khác nhau: Tuy cả 2 căn kiện trên có những điểm giống nhau nhưng vẫn có nhiều
điểm khác nhau cơ bản :Cưong lĩnh chính trị xây dựng đường lối của CMVN còn Luận
cương rộng hơn (Đông Dương) cụ thể:
-Xác định kẻ th ù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
+Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của CMVM là đánh đổ đế quốc và
bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ
dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của CM, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề
dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho VN hoàn toàn
độc lập, nhân dân đượcc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc
Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho
quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương
chính trị thì xác định: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn
độc lập đua lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng
1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã
đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã
hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy
nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nước thuộc địa nửa
phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của
giai cấp công nhân VN chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
+Lực lượng CM:t rong cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp
công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi
dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ra mặt phản cách mạng.
Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì
cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm
vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là
CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung
tiểu địachủ
Tóm lại Luận cương đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu

1
của chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng
cốt của CM.Tuy nhiên luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: sử sụng 1 cách
dập khuân máy móc chủ nghĩa M -L vào CM VN, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp,
đánh giá không đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS, địa chủ yêu nước, chưa xác định
nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT
còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản
của CM nước ta, phát triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng
đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa M -L vào hoàn cảnh cụ thể của VN, kết hợp nhuần
nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn CMVNnó
thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng

Lay tu Yahoo hoi dap:


Đối chiếu từng điểm chủ yếu trong nội dung hai văn kiện của Đảng thì Luận cương chính
trị ( 10-1930 ) do Trần Phú soạn thảo và Cương lĩnh chính trị ( 2-1930 ) cơ bản giống
nhau.
Luận cương chính trị ( 10-1930 ) đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng,
nhưng cũng bộc lộ những nhược điểm và hạn chế nhất định :
- Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nên không nêu cao vấn
đề dân tộc lên hàng đầu ( trong lúc nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng
ruộng đất ).
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và khả năng liên
minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc.
- Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách
mạng giải phóng dân tộc.
Những nhược điểm này mang tính “ tả khuynh”, giáo điều. Phải trải quá trình đấu tranh
thực tiễn cách mạng, những nhược điểm trên mới dần dần được khắc phục.

Ý nghĩa của cương lĩnh chính trị 1930 với Cách


mạng Việt Nam?
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên ( 2-1930 ) đã vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối
cách mạng Việt Nam.
- Tính chất cách mạng hai giai đoạn : Cách mạng Việt Nam trước tiên là làm cách mạng
tư sản dân quyền ( tức cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ), sau làm cách mạng
XHCN. Hai giai đoạn đó kế tiếp nhau.
- Nhiệm vụ cách mạng : Đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và bọn vua quan phong
kiến, tư sản phản cách mạng.
- Mục tiêu cách mạng : Làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công-
nông-binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, lấy lại
ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.
- Lực lượng cách mạng : Là công nhân và nông dân. Công nông là gốc cách mạng. Cách
mạng đồng thời đoàn kết với tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ
phản cách mạng.
- Vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô
sản Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết

2
định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt
trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa và giai cấp công nhân trên thế giới.
- Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy còn vắn tắt
nhưng nó thể hiện là một Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo,
biết kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân
văn, với tư tưởng chủ yếu là độc lập dân tộc và tự do dân chủ.

Một số nhược điểm, hạn chế:


- Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng đã xác định được những vấn đề chiến lược
trong đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, Luận cương còn có
một số hạn chế nhất định, như chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên
không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản
dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính chất “tả khuynh” giáo điều. Trải qua
quá trình đấu tranh cách mạng những nhược điểm đó mới dần dần được khắc phục.
Quá trình sửa chữa:
- Trong thời kì cách mạng 1936-1939, sửa chữa về lực lượng cách mạng: Đảng ta chủ
trương thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương, sau đó sửa đổi
thành mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp đứng vào
Mặt trận. Như vậy, đến đây lực lượng cách mạng không chỉ có công – nông mà còn các
giai tầng khác trong xã hội.
- Trong thời kì cách mạng 1939-1945, sửa chữa về nhiệm vụ cách mạng: Đảng ta chủ
trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu và cấp bách. Chủ trương này thể hiện trong Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939)
và được hoàn chỉnh trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941). Như vậy, vấn đề dân
tộc được đặt lên trên vấn đề giai cấp.

Phân tích nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng CSVN
Chính cương vắn tắt của Đảng nhận định rằng, Việt Nam là một xứ thuộc địa, nửa phong
kiến, công nghiệp không phát triển "vì tư bản Pháp hết sức ngǎn trở sức sinh sản, làm cho
nghành công nghiệp bản xứ khổng thể mở mang được
- Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng
của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, rồi dựng ra
chính phủ công nông binh chứ không phải bằng con đường cải lương.
- Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng "thu phục cho được đại bộ phận
giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng... phải thu phục cho
được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng
đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến", đồng thời phải liên minh với các giai cấp cách
mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho giai phóng dân
tộc và để đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
- Cương lĩnh đâu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác -

3
Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh
cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của đồng chí Nguyễn ái Quốc về
cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước thuộc địa nửa phong
kiến.
Nhưng không phải những giá trị tư tưởng, đường lối đúng đắn trên đã được mọi người
nhận thức, quán triệt. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 nǎm 1930 đã
phê phán những "sai lầm" của Hội nghị hợp nhất và quyết định "thủ tiêu Chính cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ" của Đảng, thông qua Luận cương chính trị theo tinh
thần chỉ thị củaQuốc tế cộng sản, đổi tên đảng là "Đảng cộng sản Đông Dương ".
Sở dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa Cương lĩnh đầu tiên do Hội nghị thành lập Đảng
vạch ra với Luận cương chính trị và các vǎn kiện của Hội nghị trung ương Đảng tháng l0-
1930 là vì không chỉ do kết hợp hay tách rời yếu tố giai cấp với yếu tố dân tộc, mà còn do
xác định đúng hay chưa đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều kiện cụ thể của nước ta.
Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá đúng
hơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam.
Tuy bị phê phán, nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho sự đúng đắn,
sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên.
Sau 30 nǎm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh; (tức
đồng chí Nguyễn ái Quốc) đã viết: "Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha
của đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng
to lớn chung quanh giai cấp mình.
Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền
lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tǎng
cường".

You might also like