You are on page 1of 16

GDP VÀ CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỎNG ĐẾN GDP Ở VIỆT NAM

I. GDP:
1. Lịch sử ra đời của GDP:
Thực ra, GDP là một chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (System of
National Accounts - SNA). SNA của Liên hiệp quốc được các nhà kinh tế hàng
đầu thế giới, đứng đầu là Richard Stone (đoạt giải Nobel 1984) đưa ra. SNA đã tập
hợp một cách hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm mô tả, phân tích
các hiện tượng kinh tế cơ bản. Hệ thống SNA mô tả quá trình chu chuyển sản
phẩm và tiền tệ trong một quốc gia, nó là một tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt
các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Những chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các khái
niệm, định nghĩa và quy tắc chuẩn mực được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới.
Hệ thống SNA phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích cơ bản là
cung cấp thông tin để phân tích và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô làm cơ sở
cho các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp giám sát, nghiên cứu, điều hành và ứng
xử với nền kinh tế.
Có thể coi việc tập hợp các chỉ tiêu kinh tế đã hình thành từ thế kỷ 17. Năm
1665, Wiliam Petty và Gregory King (1688) đã đưa ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá
thu nhập quốc gia và chi tiêu dùng cuối cùng.
Vào thế kỷ 18, các nhà kinh tế Pháp theo trường phái trọng nông làm giảm
khái niệm về thu nhập quốc gia do họ quan niệm chỉ có ngành nông nghiệp và
khai thác trực tiếp từ thiên nhiên mới thuộc phạm trù sản xuất, tuy nhiên đóng góp
của trường phái này về mặt học thuật là rất quan trọng.
Năm 1758, Francois Quesnay một thành viên của phái trọng nông đã xây
dựng “Lược đồ kinh tế” (tableou economique) mô tả mối quan hệ liên ngành trong
nền kinh tế, và mô hình này được xem như tiền đề của bảng I/O (input-output
table) của Leontief sau này.
Adam Smith đã phê phán tư tưởng của trường phái trọng nông và đề cao vai
trò của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế. Tuy vậy, Adam Smith cũng như
Karl Marx, không thừa nhận vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Quan
điểm này được thể hiện trong “Hệ thống các bảng kinh tế quốc dân - MPS” được
áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa cho tới những năm 90 của thế kỷ 20.
Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, lý thuyết tổng quát của
J.M.Keynes được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới
đã làm thay đổi quan niệm của các nhà kinh tế thời kỳ đó khi họ chỉ sử dụng ý
niệm thu nhập quốc gia như là cách đánh giá duy nhất của một quốc gia (vấn đề
này giống hệt Việt Nam hiện nay khi coi GDP như chỉ tiêu duy nhất đánh giá tình
hình kinh tế của đất nước).
Dựa trên lý thuyết tổng quát của Keynes và lược đồ kinh tế của Francois
Quensnay, năm 1941 Wassily Leontief đưa ra mô hình cân đối liên ngành (còn gọi
là bảng I/O - được công bố trong công trình nghiên cứu “Cấu trúc của nền kinh tế
Hoa Kỳ”).
Đầu những năm 1950, nhu cầu so sánh quốc tế đã thúc đẩy việc xây dựng hệ
thống hạch toán quốc gia theo chuẩn mực quốc tế. Năm 1953, Hội Quốc Liên (tiền
thân của tổ chức Liên hiệp quốc) xây dựng hệ thống tài khoản quốc gia đầu tiên
dựa trên báo cáo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge do Richard
Stone đứng đầu. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Hệ thống tài khoản quốc gia,
còn gọi SNA, 1953.
Sau một thời gian áp dụng, cơ quan thống kê Liên hiệp quốc đã sửa đổi và
kết hợp toàn diện các lý thuyết kinh tế và công bố SNA, 1968. Phiên bản này cũng
do chính Richard Stone đứng đầu nhóm sửa đổi (còn gọi nhóm Cambridge). Ông
xây dựng hệ thống này với mô hình I/O là trung tâm về ý niệm cũng như cách
hạch toán.
Sau đó, do kinh tế thế giới phát triển nhanh và tổ chức Thống kê Liên hiệp
quốc cần thống nhất về ý niệm và định nghĩa với các tổ chức khác như WB, IMF,
Ủy ban Thống kê châu Âu (EUROSTAT), Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu
(OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... những thành viên của các tổ
chức này và chuyên gia kinh tế của các nước thành viên đã nhóm họp và SNA,
1993 ra đời.
Từ năm 1954-1975 đất nước Việt Nam chia làm hai miền thuộc hai chế độ
chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, ngành thống kê áp dụng phương pháp luận của
“Hệ thống các bảng cân đối vật chất - MPS”. Ở miền Nam, Viện Thống kê thuộc
chính quyền Sài Gòn áp dụng “Hệ thống các tài khoản quốc gia - SNA”. Thời kỳ
1976-1988 đất nước thống nhất, ngành thống kê áp dụng MPS cho phạm vi cả
nước.
Từ 1989 đến nay, ngành thống kê Việt Nam áp dụng SNA trên phạm vi toàn
quốc (ngày 25-12-1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 183/TTg về việc
chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS
trước đây).
2. Khái niệm GDP:
GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng
được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong một khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm.
Đối với Việt Nam, chỉ tiêu GDP thể hiện mức sản xuất đạt được do các đơn vị
thường trú trên lãnh thổ Việt Nam tạo ra. Đó là tất cả các đơn vị kinh tế, xã hội, hộ
gia đình và cá nhân cư trú tại Việt Nam trong thời hạn trên một năm, không cần
biết họ mang quốc tịch của quốc gia nào.
GDP chỉ bao gồm sản phẩm cuối cùng, chứ không bao gồm sản phẩm trung
gian.
- Sản phẩm trung gian: Sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất và được sử dụng hết trong quá trình đó. Ví dụ: Điện dùng để chạy máy
dệt, bột dùng để làm bánh, dịch vụ điện thoại trong doanh nghiệp…
- Sản phẩm cuối cùng: Sản phẩm mà người sử dụng cuối cùng mua. Ví dụ:
Máy móc, nhà xưởng, bánh kẹo, thuốc men …
GDP gồm sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất ra trong năm hiện hành và có
thể được bán ở năm sau
GDP không bao gồm sản phẩm ở năm trước
3. Phân loại:
- GDP danh nghĩa: Là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ
nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
GDPin=∑QitPit
Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.
Trong đó:
• i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n
• t: thời kỳ tính toán
• Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i
• P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.
- GDP thực tế: Là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch
vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là
GDP theo giá so sánh.
- GDP thực tế: Được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất
giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn
hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi
khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố
định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc
được chọn theo luật định).
4. Phương pháp tính GDP:
a) Phương pháp chi tiêu:
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng
số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như
vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội
như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP=C+G+I+NX
Trong đó:
C là tiêu dùng của hộ gia đình
G là tiêu dùng của chính phủ
I là tổng dầu tư
I=De+In
De là khấu hao
In là đầu tư ròng
NX là cán cân thương mại
NX=X-M
X (export) là xuất khẩu
M (import) là nhập khẩu
b) Phương pháp thu nhập hay chi phí:
Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc
nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi
nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản
phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP=W+R+i+Pr+Ti+De
Trong đó
W là tiền lương
R là tiền thuê
i là tiền lãi
Pr là lợi nhuận
Ti là thuế gián thu
De là khấu hao
c) Phương pháp giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA) , giá trị tăng thêm của một
ngành (GO) , giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được
chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
Giá trị gia tăng của một ngành (GO)
GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó:
VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
n là số lượng doanh nghiệp trong ngành
Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP
GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)
Trong đó:
GOj là giá trị gia tăng của ngành j
m là số ngành trong nền kinh tế
5. Hạn chế của GDP:
Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một
chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các
điểm sau:
• Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối,
nhất là khi so sánh xuyên quốc gia.
• GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn
xác trong đánh giá mức sống.
• GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi,
các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không
làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ
ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một
cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.
• GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể
có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên.
• GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến
những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm
một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm
tăng GDP.
• GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích
trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ
lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại
cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.
• Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng việc tìm một chỉ số khác thay thế GDP
cũng rất khó khăn. Một sự thay thế được biết đến là Chỉ số tiến bộ thực sự (GPI)
được cổ động bởi Đảng Xanh của Canada. GPI đánh giá chính xác như thế nào thì
chưa chắc chắn; một công thức được đưa ra để tính nó là của Redefining Progress,
một nhóm nghiên cứu chính sách ở San Francisco.
6. Mối liên hệ giữa GDP và GNP:
Theo định nghĩa, GDP được tính trên lãnh thổ một nước. Nhưng trên lãnh
thổ một nước thì ngoài phần thu nhập do công dân nước đó còn có phần thu nhập
do công dân nước khác tạo ra. Cho nên, nếu xét riêng cho Việt nam thì GDP cũng
có hai phần thu nhập:
(a) Phần do công dân Việt nam tạo ra trên lãnh thổ Việt nam.
(b) Phần do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ Việt nam.
Phần này bao gồm tiền công lao động của người nước ngoài đến làm việc
trong nước, thu nhập từ việc sở hữu về vốn, bản quyền… của người nước ngoài
đầu tư vào trong nước. Khi người nước ngoài mang vốn, sức lao động… vào Việt
nam, ta nói việt nam đang nhập khẩu các yếu tố sản xuất. Cho nên, thu nhập của
người nước ngoài kiêm được từ những nguồn này được gọi là thu nhập từ các yếu
tố (sản xuất) nhập khẩu hay còn gọi là thu nhập yêú tố chuyển ra nước ngoài.
Theo định nghĩa thì GNP được tính theo quyền sở hữu của công dân một
nước. Mà công dân một nước thì có thể tạo ra thu nhập trên lãnh thổ nước đó hoặc
nước khác. Vì vậy, nếu xét cho Việt nam thì GNP gồm có hai phần thu nhập:
(a) Phần do công dân Việt nam tạo ra trên lãnh thổ Việt nam.
(c) Phần do công dân Việt nam tạo ra trên lãnh thổ nước khác.
Thu nhập này bao gồm tiền công của những người đi lao động ở nước ngoài,
lợi nhuận do mang vốn đầu tư ra nước ngoài, thu nhập do bán hay cho thuê bản
quyền ở nước ngoài,… việc mang vốn, mang sức lao động,…ra nước ngoài chính
là việc xuất khẩu các yếu tố sản xuất. Cho nên, phần tthu nhập mang về từ nước
ngoài dưới các dạng nêu trên được gọi là thu nhập từ các yếu tố (sản xuất) xuất
khẩu hay còn gọi là thu nhập yếu tố chuyển vào trong nuớc.
Như vậy GDP của Việt nam gồm (a)+(b) trong khi GNP gồm (a)+(c) do đó có
thể biểu hiện mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu này qua công thức:
GNP = GDP + (c) – (b)
tức là:
GNP=GDP+ thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu– thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu
Hiệu số giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập
khẩu đuợc gọi là thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA- Net Income from Abroad) .
Ta có thể viết lại công thức liên hệ giữa GDP và GNP duới dạng rút gọn:
GNP = GDP + NIA
Trong đó, NIA được xác định bởi:
NIA = thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu
Thu nhập ròng từ nước ngoài có thể là số duơng hoặc số âm. Khi NIA >0 thì
GNP > GNP. Ở những quốcc gia kém phát triển như Việt nam thì thường NIA < 0,
bời vì khả năng xuất khẩu các yếu tố sản xuất, nhất là vốn và bản quyền, thường
nhỏ hơn yêu cầu nhập khẩu những yếu tố đó. Vì vậy, ở các yếu tố này thì thường
thì GNP < GDP.
II. Thực trạng GDP và các yếu tố ảnh hưởng đến GDP ở Việt Nam:
1. Tình hình GDP ở Việt Nam:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010. Theo đó, kinh tế có bước tiến
mạnh nhưng chỉ tiêu tăng trưởng 5 năm không đạt kế hoạch.
Đánh giá về tình hình tăng trưởng 5 năm qua, nhóm làm báo cáo của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (MPI) cho rằng kinh tế Việt Nam đã chịu tác động lớn từ những
diễn biến bất thường và không thuận lợi của kinh tế thế giới.
Trong 2 năm đầu (2006-2007), GDP tăng khá cao, lần lượt đạt 8,2% và
8,48%. Tuy nhiên, do tác động của lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
sau đó, GDP 2008 và 2009 chỉ còn đạt 6,18% và 5,2%. Dự kiến năm 2010, tổng
sản phẩm quốc nội của toàn nền kinh tế có thể hồi phục, đạt 6,5%. Tuy nhiên,
ngay cả với mức tăng trưởng như vậy, GDP bình quân 5 năm mới chỉ đạt 6,9%,
thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu 7,5-8% mà kế hoạch đề ra.
Theo dự báo của ADB, tốc độ tăng CPI của Việt Nam cả năm nay sẽ là 25%
và giảm xuống 17,5% trong năm 2009. Dự báo của cơ quan này đã được điều
chỉnh tăng lên so với mức đưa ra trong tháng 4 vừa qua, lần lượt là 18,3% và
10,2%. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm này cũng có khả năng tăng lên 13,5%
GDP, và lùi về 7% trong năm tới.
Chuyên gia ADB cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã xử lý được cơn bão kinh tế
hiệu quả và cải thiện được các chỉ số trong những tháng gần đây, song những khó
khăn thử thách vẫn chưa qua. Trong đó, đáng chú ý nhất vẫn là lạm phát và nhập
siêu vẫn cao và cần một thời gian mới bình ổn được.
Từ trước đến nay, Ngân hàng Phát triển châu Á giữ quan điểm nhất quán là
Việt Nam nên ưu tiên cho mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát và nhập
siêu trong thời điểm khó khăn, trước khi tiếp tục tăng tốc.
Các chuyên gia ADB nhận định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên cho
chống lạm phát hơn là kích thích tăng trưởng, cho đến khi tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) được đưa về một con số. Tuy nhiên, họ lo ngại sau khi có dự báo
áp lực tăng giá và nhập siêu đang giảm dần, cùng với việc GDP tăng trưởng chậm
lại, Việt Nam có thể sẽ nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, đồng thời đẩy mạnh
đầu tư công để khuyến khích tăng trưởng.
"Nếu điều này xảy ra thì tăng trưởng GDP và lạm phát đều tăng, và thâm hụt
tài khoản vãng lai năm 2009 cũng sẽ cao hơn so với kịch bản gốc", Giám đốc quốc
gia ADB tại Việt Nam nhận định.
Mặt khác, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, sẽ đến thời điểm nào đó Việt
Nam phải điều chỉnh tiền lương, giá điện và giá cả các mặt hàng thiết yếu khác.
Trong khi đó, vẫn có khả năng còn có một đợt bão giá mới trên thị trường toàn
cầu. Vì thế, hiện vẫn là sớm để thúc đẩy tăng trưởng GDP trở lại.
ADB cũng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục giám sát cẩn
trọng đối với các nhà băng và hành động nhanh để ngăn chặn khủng hoảng ngân
hàng có hệ thống, nếu có ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng nguy cấp.
Đại diện tổ chức IMF Ông Benedict Bingham cho rằng kinh tế Việt Nam có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong năm 2010
Trưởng đại diện IMF tại Hà Nội cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế trị
giá 95 tỷ USD của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất lớn vào cán cân thanh toán trong
năm 2010. “Nếu tái cơ cấu nhằm ổn định lại các cân đối vĩ mô, tạo ra nhiều nhân
tố thuận lợi cho đồng Việt Nam, tôi nghĩ nền kinh tế có thể tăng trưởng hơn 6%”,
Trưởng đại diện IMF nhận định.

Quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng gói kích cầu mà Chính phủ Việt Nam thực
hiện trong năm 2009 mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng gây
áp lực không nhỏ lên cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh
tế.

“Áp lực chủ yếu đè nặng lên cán cân thanh toán của Việt Nam hiện nay là
mối quan hệ giữa sự thâm hụt mậu dịch ngày càng lớn và tâm lý thiếu tự tin, đặc
biệt là của giới đầu tư trong nước, đối với đồng bản tệ”, ông Benedict Bingham
nhấn mạnh.

Riêng đối với vấn đề xuất khẩu của Việt Nam, bà Johanna Chua, trưởng bộ phận
nghiên cứu châu Á của Citigroup cho rằng tỷ giá hối đoái hiện nay khá thuận lợi
cho xuất khẩu của Việt Nam.

Theo chuyên gia này, giá trị xuất khẩu của nền kinh tế đã đạt 5,25 tỷ USD trong
tháng 12/2009, tăng 12% so với mức 4,69 tỷ USD của tháng 11, khi tỷ giá đồng
Việt Nam so với đôla Mỹ chưa được điều chỉnh. Riêng xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam tăng trưởng 12%, đạt 820 triệu USD, xuất khẩu giầy dép tăng 22%,
đạt 420 triệu USD.

Theo ông Benedict Bingham, tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay “thực sự
tốt”, trong khi nhập khẩu được kiềm chế ở mức thấp hơn dự kiến. Điều này khiến
thâm hụt thương mại trong tháng 12 giảm đến 38% so với tháng 11, ở mức 1,3 tỷ
USD (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). IMF nhận định xuất khẩu của Việt
Nam trong tháng 12 chủ yếu được đóng góp từ các mặt hàng như gạo, cà phê và
một số sản phẩm phi hàng hóa khác.

Trong khi đó, lạm phát trong tháng 12 của Việt Nam tăng lên mức 6,52% so với
mức 4,35% của tháng 11. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP lại tăng lên mức 6,9% so
trong quý IV (chỉ số này đạt 6,04% trong quý III.

“Để đảm bảo tăng trưởng và ổn định cho nền kinh tế, Chính phủ cần dành sự quan
tâm lớn đến lạm phát, đặc biệt là đà tăng của giá của các mặt hàng hàng thiết yếu
như lúa gạo hay xăng dầu”, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam kết luận.

Tăng trưởng kinh tế


a) Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng
sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời
gian nhất định (thường tính cho một năm).

- Những chỉ tiêu chính để tính mức tăng trưởng kinh tế: Là tỷ lệ tăng GNP hoặc
GDP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước.

b) Vai trò của tăng trưởng kinh tế

- Là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu

- Là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp…

Chú ý: Cần xác định mức tăng trưởng hợp lý, tránh trạng thái quá “nóng”

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song các nhân tố cơ bản là:

- Vốn

- Con người

- Kỹ thuật và công nghệ

- Cơ cấu kinh tế

- Thể chế chính trị và quản lý nhà nước

Tăng trưởng kinh tế

a) Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời
điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế
nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi"
trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính
mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc
dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và
dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong
nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và
dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong
nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một
năm).

So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta
thấy:

GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.


Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó
làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm
việc tại nước đó.
Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước.

GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước
biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP
danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá
hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố
định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được
ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa
và mức tăng trưởng thực tế.

Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ
yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở
để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng
hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để
giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định
đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng
tới giàu có, thịnh vượng.

- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.

- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.
Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng
là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất
nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp
ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% -
1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP
tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc
phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà
nước đối với xã hội.

- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế
còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so
với các nước đang phát triển.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ
là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không
phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi
quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể
dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng
trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân
hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ
phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong
thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn
với bảo vệ môi trường sinh thái.

Sáu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam


Khủng hoảng tài chính thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam trên sáu phương diện.

Mọi biến động về tiền tệ và ngân hàng luôn được người dân quan tâm. Sự kiện một loạt
các định chế tài chính Mỹ sụp đổ như: Lehman Brothers phá sản; Merill Lynch sát nhập
với Bank of America; AIG được bơm 85 tỷ USD để khỏi chung số phận với Lehman
Brothers; hai công ty thế chấp hàng đầu Fannie Mae và Freddie Mac lâm nạn; Goldman
Sachs, Morgan Stanley phải chuyển thành NH thương mại để tiếp cận các khoản vay của
FED

Nguyên nhân sụp đổ của hệ thống tài chính xuất phát từ bong bóng của thị trường bất
động sản xì hơi. Tiền được cho vay với lãi suất chỉ 2-3%/năm, trong khi giá bất động sản
từ năm 2000 đến 2005 đã tăng đến 150%.

Vì vậy, dân chúng đổ xô đi vay tiền và đầu cơ nhà đất để kiếm lời và đến 2005 thì hoạt
động liên quan đến bất động sản chiếm đến ½ GDP của Mỹ. Nhà cửa mua bằng tiền vay
được thế chấp tiếp tục để mua tiếp bất động sản khác và cứ như vậy, vòng xoay tín dụng
có trường hợp đã đạt đến 30 lần, tạo ra một số tiền ảo cực lớn, gây lạm phát.

Chính phủ Mỹ phải đề xuất kế hoạch cả gói 700 tỷ USD để cứu thị trường tài chính
nhưng theo một số chuyên gia thì phải có 1.500 tỷ USD mới có thể qua được cơn bão
này. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, động thái cứu vãn bằng cách bơm tiền vẫn là
động thái mờ mịt. Bởi, tung tiền ra thì sẽ gây lạm phát với các rủi ro rất lớn, nhưng nếu
không tung tiền ra để cứu thị trường tài chính thì thị trường sẽ sụp đổ, người dân đổ xô đi
rút tiền, doanh nghiệp tê liệt và rối loạn xã hội. Khó có thể núi rủi ro nào là cao hơn.
Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cơn bão tài chính tại
Mỹ vì dù cho người Mỹ khủng hoảng đến đâu thì họ vẫn phải ăn cá basa nuôi của Việt
Nam, phải mặc quần áo do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Mặt khác, thị trường chứng
khoán Việt Nam chưa lớn mạnh và có tác động đến nền kinh tế không nhiều.

Tuy nhiên, ảnh hưởng là chắc chắn có vì tất cả các thị trường có quan hệ chặt chẽ với
nhau, nguy cơ lan rộng sang châu Âu, Nhật… là rất lớn. Đặc biệt là mức độ ảnh hưởng
do tâm lý, tính tức thì.

Vốn tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều ngân hàng trong nước vay tiền của
ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì tín dụng trong nước sẽ bị
thu hẹp.

Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp khó khăn ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, việc giải ngân ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật,
châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA. Tính đến
nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân
được khoảng 7-8 tỷ USD.

Thứ hai, nguồn vốn FDI cũng sẽ gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng
cao, nhưng chắc chắn lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước vì các nhà
đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước
ngoài.

Thứ ba, kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát từ
Mỹ. Mỗi năm Việt Nam nhận khoảng 3 tỉ USD kiều hối, số tiền này chắc chắn sẽ giảm
khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn.

Thứ tư, cán cân thanh toán sẽ gặp khó khăn khi các ngân hàng bị thiếu hụt tín dụng.

Thứ năm, xuất khẩu sẽ bị tác động nặng nề nhất vì Mỹ, EU, Nhật đang là thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam.

Thứ sáu, nhập siêu với Trung Quốc sẽ tăng nhanh vì hàng giá rẻ của Trung Quốc không
vào được thị trường Nhật, Mỹ, EU thì sẽ đổ dồn sang Việt Nam.

Để hạn chế bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường; đặc
biệt chú trọng và tăng cường công tác dự báo. Cần xây dựng nhiều “kịch bản” và cách
ứng phù hợp, để khi xảy ra trường hợp nào thì ứng phó được ngay. Về tiền tệ, cần tăng
cường quản lý các hoạt động tài chính.

Trong đó, các doanh nghiệp phải tự cứu mình bằng cách phát triển thị trường nội địa và
tiếp tục phát triển xuất khẩu cho các thị trường mới ngoài Mỹ, EU và Nhật.

You might also like