You are on page 1of 4

CÁCH CHỨNG MINH HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

Cách 1: Hai đường thẳng vuông góc với một đường thẳng => Hai đường thẳng song song.
Cách 2: Ta chứng minh một cặp góc so le trong bằng nhau => Hai đường thẳng song song.
Cách 3: Ta chứng minh một cặp góc đồng vị bằng nhau => Hai đường thẳng song song
Cách 4: Ta chứng minh 2 góc trong cùng phía bù nhau => Hai đường thẳng song song
Cách 5: Ta chứng minh 2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 => Hai đường
thẳng song song
Cách 6: -Lợi dụng đường trung bình của tam giác => Hai đường thẳng song song
-Lợi dụng đường trung bình của hình thang => Hai đường thẳng song song
-Hoăc chứng minh hình bình hành ; hình chữ nhật ; hình thoi ; hình vuông => Hai
đường thẳng song song
Cách 7: Dựa vào định lý đảo Ta lét để chứng minh hai đường thẳng song song

CÁCH CHỨNG MINH HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU


Cách 1: Cạnh ; cạnh ; cạnh
Cách 2: Cạnh ; góc ; cạnh
Cách 3: Góc ; cạnh ; góc
CÁCH CHỨNG MINH HAI TAM GIÁC VUÔNG BẰNG NHAU
Chú ý : Xét hai tam giác:
Cách 1:Cạnh ; cạnh ; cạnh
Cách 2:Cạnh ; góc ; cạnh
Cách 3:Góc ; cạnh ; góc
Chú ý : Xét hai tam giác vuông
Cách 4:Cạnh huyền ; 1 góc nhọn
Cách 5:Cạnh huyền ; 1 cạnh góc vuông

CÁCH CHỨNG MINH TAM GIÁC CÂN


Cách 1: 2 cạnh bằng nhau => Tam giác cân
Cách 2: 2 góc bằng nhau => Tam giác cân
Cách 3: Đường cao cũng là trung tuyến => Tam giác cân
Cách 4: Phân giác cũng là trung tuyến => Tam giác cân
Cách 5: Đường cao cũng là phân giác => Tam giác cân
Cách 6: Đường trung trực => Tam giác cân
Chú ý: Tam giac cân có một đường trên =>Các đường còn lại

CÁCH CHỨNG MINH TAMGIÁC ĐỀU


Cách 1: 3 cạnh bằng nhau => Tam giác đều
Cách 2: 3 góc bằng nhau => Tam giác đều
Cách 3: Tam giác cân có một góc 600 => Tam giác đều
Cách 4: Có 2 góc 600 => Tam giác đều
CÁCH CHỨNG MINH TAM GIÁC VUÔNG CÂN
Cách 1: Chứng minh tam giác vuông có một góc 450 =>Tam giác vuông cân
Cách 2: Chứng minh tam giác có 1 góc vuông và tam giác cân =>Tam giác vuông cân

TÍNH CHÂT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC


M thuộc trung trực của AB => MA = MB
Ngược lại MA = MB => M thuộc trung trực của AB

CÁCH CHỨNG MINH ĐƯỜNG THẲNG LÀ ĐƯỜNG TRỰC


Cách 1: Lợi dụng tam giác cân có đường cao => Trung trực
Lợi dụng tam giác cân có trung tuyến => Trung trực
Lợi dụng tam giác cân có đ ường phân giác => Trung trực
Cách 2: Chứng minh hai điểm thuộc trung trực
MA = MB => M thuộc trung trực của AB
NA = NB => N thuộc trung trực của AB
Do đó MN là trung trực của AB
Cách 3: Ta chứng minh đường thẳng đó vuông góc với đoạn thẳng và qua trung điểm của đoạn
thẳng => Đường thẳng là trung trực của đoạn thẳng

CÁC ĐỊNH LÝ TRONG TAM GIÁC


1) Tổng các góc trong một tam giác bằng 180
2) Góc ngoài tam giác bằng tổng hai góc trong không kề nó
3) Định lý PITAGO
-Định lý thuận: Trong một tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương độ
dài hai cạnh góc vuông
-Định lý đảo: Trong một tam giác bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn
lại thì tam giác đó vuông
4) Trong một tam giác đối diện với cạnh lớn hơn thì góc lớn hơn
Trong một tam giác đối diện với góc lớn hơn thì cạnh lớn hơn
5) Trong một tam giác: Hiệu 2 cạnh < 1 cạnh < tổng 2 cạnh
6) Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ 1 điểm đến một đường thẳng thì đường
vuông góc là đường ngắn nhất
7) Trong các đường xiên kẻ từ 1 điểm đến một đường thẳng :
a) Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn đường xiên đó lớn hơn
b) Đường xiên nào lớn hơn thì hình chiếu đó lớn hơn
c) 2 đường xiên bằng nhau thì 2 hình chiếu bằng nhau và ngược lại
8) 2 tam giác có 2 cạnh tương ứng bằng nhau góc xen giữa lớn hơn thì cạnh đối diện lớn hơn
và ngược lại
9) a) ĐỊNH LÝ THUẬN tam giác vuông ; trung tuyến thuộc cạnh huyền thì bằng nửa cạnh huyền
Ví dụ : Tam giác ABC vuông ; có AM là trung tuyến thuộc cạnh huyền
=> AM = BC/2 hoặc AM = MB = MC hoặc AM = MB hoặc MA = MC
b) ĐỊNH LÝ ĐẢO : Trong một tam giác trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam
giác đó vuông
Ví dụ : Tam giác ABC ; AM là trung tuyến
Mà AM = BC/2 ( hoặc AM = MB = MC ) => Tam giác ABC vuông ( hình trên )
CÁCH CHỨNH MINH HÌNH THANG

Tứ giác có 2 cạnh song song => Tứ giác hình thang


CÁCH CHỨNG MINH HÌNH THANG CÂN
1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau => hình thang cân
2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau => hình thang cân
ĐỊNH LÝ ĐƯỜNG TRUNG BÌNH TAM GIÁC
1) Định lý: Đường thẳng đi qua trung điểm cạnh thứ nhất và song song với cạnh thứ hai thì
qua trung điểm của cạnh thứ ba
Ví dụ: Tam giác ABC
M là trung điểm của AB
MN // BC
2) Định lý: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ 3 và bằng nữa cạnh ấy
Ví dụ: Tam giác ABC
M là trung điểm của AB
N là trung điểm của AC
=> MN là đường trung bình
Do đó MN // BC và MN = BC/2
ĐỊNH LÝ ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG
1) Định lý: Đường thẳng đi qua trung điểm của cạnh bên thứ nhất và song song với
hai đáy thì qua trung điểm cạnh bên thứ hai
Ví dụ: Hình thang ABCD
Có M là trung điểm của AD
MN // AB // CD
=> N là trung điểm của BC
2) Định lý: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng
nửa tổng hai đáy
Ví dụ: Hình thang ABCD có
M là trung điểm của AD
N là trung điểm của AC
=> MN là đường trung bình
Do đó MN // CD // AB và MB = (AB + CD)/2

CÁCH CHỨNG MINH HÌNH BÌNH HÀNH


1. Hai cặp cạnh đối song song => Hình bình hành
2. Hai cặp cạnh đối bằng nhau => Hình bình hành
3. Hai cặp góc đối bằng nhau => Hình bình hành
4. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mổi đường => Hình bình hành
5. Một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau => Hình bình hành

CÁCH CHỨNG MINH HÌNH CHỮ NHẬT


1. Hình bình hành có một góc vuông => Hình chữ nhật
2. Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau => Hình chữ nhật
3. Hình thang cân có một góc vuông => Hình chữ nhật
4. Tứ giác có 3 góc vuông => Hình chữ nhật

CÁCH CHỨNG MINH HÌNH THOI


1. Hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằng nhau => Hình thoi
2. Hình bình hành có 2 đường chéovuông góc => Hình thoi
3. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc => Hình thoi
4. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau => Hình thoi

CÁCH CHỨNG MINH HÌNH VUÔNG


1. Hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp bằng nhau => Hình vuông
2. Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc => Hình vuông
3. Hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giáccủa 1 góc => Hình vuông
4. Hình thoi có một góc vuông => Hình vuông
5. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau => Hình vuông

TÓM TẮT CÁCH CHỨNG MINH HÌNH VUÔNG

Thêm 1 tính chất hình thoi => Hình vuông


Tứ giác =>Hình bình hành
Thêm 1 tính chất hình chữ nhật => Hình vuông

Diện tích hình tam giác : S = ½ ( cao* đáy)


Diện tích tam giác vuông:

Diện tích hình thang:

Diện tích hình chữ nhật:


Diện tích hình vuông:

Diện tích hình bình hành:

Diện tích hình thoi:

Diện tích hình tròn:

Chu vi đường tròn:

Diện tích hình quạt:

Độ dài cung tròn:

CÁCH CHỨNG MINH 3 ĐIỂM THẲNG HẢNG


Cách1:
Chứng minh : ABC = 180 => A , B ,C thẳng hàng.
0

Cách 2: Chứng minh 3 điểm thuộc trung trực


CM AB

AM = AN => A Thuộc trung trực của MN


BM = BN => B Thuộc trung trực của MN A,B,C thẳng hàng
CM = CN => C Thuộc trung trực của MN

You might also like