You are on page 1of 7

Câu 11: Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc

tế. Những giải pháp để các doanh nghiệp


Việt Nam vượt qua rào cản chống bán phá giá ở các nước nhập khẩu.
1. Khái niệm bán phá giá
2. Các hình thức bán phá giá
3. Vai trò và mặt trái bán phá giá
4. Điều kiện được xem là bán phá giá
5. Khái niệm về chống bán phá giá
6. Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng
7. Vai trò và hậu quả của việc áp dụng chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ trong TM quốc tế
8. Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và VN
9. Đề xuất giải pháp để vượt rào cản chống bán phá giá ở các nước nk
 Nhóm giải pháp để không bị kiện
 Nhóm giải pháp đối phó khi bị kiện
 Nhóm giải pháp khi bị thua kiện
1. Khái niệm bán phá giá
- Pháp lệnh Giá của Việt Nam đưa ra định nghĩa : "Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá
thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích Nhà nước".
- Trong thương mại quốc tế, theo quy định tại Điều 2.1, Hiệp định Chống bán phá giá của WTO thì :
Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn:
+ Giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại thông thường ("giá trị thông thường")
+ Giá của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu.
- WTO không đề cập đến trường hợp bán phá giá sản phẩm tương tự trong thị trường nội địa của một nước.
+ Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc tính gần giống với sản phẩm là đối tượng điều tra.
+ Điều kiện thương mại thông thường: tuy không có định nghĩa về điều kiện thương mại thông thường nhưng có một số
trường hợp, khi giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất thì có thể coi như là không nằm
trong điều kiện thương mại thông thường.
2. Các hình thức bán phá giá
Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường
nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng
biệt.
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp
hơn giá thành tại thị trường trong nước. Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc
ngăn cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chi phí tại nước nhập khẩu.
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế, những nước tham gia đã chia
việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT - “sản phẩm của một nước được đưa
vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”.
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải biển.
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh.
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hóa với giá thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất.

1
Hoặc cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:

- Bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với giá cả trong nước nhập khẩu. Tình
trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa
lợi nhuận. Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng trong nước nhập
khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi của chúng
- Bán phá giá thường xuyên, một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến khi những nhà sản xuất trong
nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện. Những nhà sản xuất trong nước lúc đó
có thể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại. Có một tranh luận có giá trị cho việc bảo hộ
với việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyển nguồn lực lãng phí. Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào và ra
một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho xã hội

- Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài (hoặc chính phủ) với một thặng dư sản
phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần. Việc bán phá giá theo kiểu này có thể có những ảnh hưởng
xấu tạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà bởi việc làm gia tăng rủi ro trong hoạt động
của ngành. Những rủi ro này cũng như sự mất mát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được tránh khỏi
bởi việc đưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưa vào trong phân tích khi xem
xét những hạn chế thương mại. Tuy nhiên, việc bán phá giá thường xuyên dường như không biện hộ được việc bảo hộ
trong ngắn hạn.
3. Vai trò và mặt trái của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành
kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô.
- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó,
đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh
doanh khác.
- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây
thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các
nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh
nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Xét ở góc độ người tiêu dùng, việc hàng hóa nước ngoài được bán phá giá sẽ mang lại những lợi ích cụ thể, trước mắt cho họ
do mua được hàng hóa với giá rẻ. Tuy nhiên, việc bán phá giá sẽ kéo theo hàng loạt những tác động xấu cho các ngành sản
xuất trong nước. Nó dần dần bóp chết các ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức cạnh tranh. Ngoài ra, một khi hàng hóa bán phá
giá đã chiếm lĩnh được thị trường thì các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại ở đó mà họ sẽ nâng dần giá hàng để thu lợi
nhằm bù đắp những chi phí của việc bán phá giá. Lúc đó, người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa với giá cao.
Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng. Về tổng thể, toàn xã hội cũng được lợi từ bán phá giá.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác động tiêu cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận
của những người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên
người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này. Tuy nhiên, cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi
trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không để từ đó có biện pháp đối phó
thích ứng.
4. Điều kiện được xem là bán phá giá
- Theo Hiệp định, để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, mỗi quốc gia phải thông qua thủ tục điều tra và chứng minh được 3
yếu tố:
 Phải có hành vi bán phá giá của hàng hoá nước ngoài trên thị trường trong nước
 Hành vi bán phá giá phải gây thiệt hại đáng kể, hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong
nước của quốc gia nhập khẩu.

2
 Quốc gia nhập khẩu phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại, hoặc nguy
cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước mình.
5. Khái niệm về chống bán phá giá
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá
(antidumping) như: thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của
nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá
là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
6. Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh
nhất định và phải đáp ứng được 4 điều kiện sau:
- Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị trường của nước nhập khẩu với mức
giá thấp hơn giá bán thông thường của sản phẩm đó ở trên thị trường nước xuất khẩu.
- Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra đối với các doanh nghiệp nội địa đang
sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một
ngành công nghiệp trong nước.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất) do chính
hành động bán phá giá đó gây ra. Cơ quan điều tra không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố
khác gây ra.
- Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn.
Các hình thức đối kháng bao gồm: thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh
mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế
chống bán phá giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập
khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công bằng
trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước). Thuế này đánh vào các nhà sản xuất
riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho hàng hóa của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra trong Hiệp định của
WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hóa bị bán phá giá được xuất khẩu từ
những quốc gia khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá ngang nhau. Mức thuế
chống phá giá sẽ phụ thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các
nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác định.
* Có 2 hình thức thu thuế chống bán phá giá:
- Kiểu tính thuế hồi tố (kiểu của Hoa kỳ):
+ Việc tính mức thuế được căn cứ vào số liệu của thời điểm trước khi điều tra (6 tháng - 1 năm). Sau khi điều tra, cơ
quan chức năng bắt đầu áp dụng một mức thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu yêu
cầu đánh giá lại mức thuế (do giá xuất khẩu tăng lên) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác định lại số tiền thuế phải nộp
trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được yêu cầu. Sau đó mức thuế mới sẽ được áp dụng. Việc hoàn
thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp.
- Kiểu tính thuế ấn định (kiểu của EU):
+ Cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm trước khi điều tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả
quá trình áp dụng thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế với phần
trị giá cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng
12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế kèm theo đầy đủ bằng chứng. Việc hoàn thuế sẽ
được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định hoàn thuế.
- Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của
WTO cũng như luật pháp của rất nhiều nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hóa được bán phá giá gây
thiệt hại đáng kể hay đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu. Như vậy, nếu một hàng hóa được xác
3
định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ
không bị áp đặt thuế chống bán phá giá và các biện pháp chống phá giá khác. Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được
hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc
làm cho người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó khăn cho việc hình thành
một ngành sản xuất trong nước. Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- Biên độ phá giá từ 2% trở lên; 2- Số
lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng
nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước
khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).
7. Vai trò và hậu quả của việc áp dụng chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ trong TM quốc tế
Chống phá giá là một công cụ lợi hại mà các nước đang sử dụng như một con bài để bảo hộ sản xuất trong nước và bảo đảm
một nền thương mại công bằng.
Thông thường thì tranh chấp liên quan tới bán phá giá chỉ thuần tuý mang tính thương mại, nhưng đôi khi ẩn đằng sau lại là các
vấn đề có tính chính trị nhạy cảm tại nước nhập khẩu cũng như giữa nước nhập khẩu với nước xuất khẩu. Tại nước nhập khẩu
việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ động chạm trực tiếp tới lợi ích vật chất của hai nhóm lợi ích căn
bản là những nhà sản xuất mặt hàng tương tự và những người tiêu dùng mặt hàng đó, trong số này phải kể tới những nhà sản
xuất sử dụng mặt hàng này như đầu vào cho quá trình sản xuất của họ.
Mặc dù lợi ích chung của toàn xã hội có thể bị giảm nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhưng thông thường do sức
mạnh chính trị của các nhà sản xuất cao hơn của nhóm còn lại nên cơ quan có thẩm quyền vẫn đưa ra những quyết định có lợi
cho họ. Chính vì vậy trong một số tranh chấp dù cho nước xuất khẩu rất tích cực vận động nhưng do bối cảnh chính trị ở nước
nhập khẩu mà kết quả cuối cùng vẫn khó có thể thay đổi.
Có thể nói, chống bán phá giá là một trong các công cụ bảo hộ được coi trọng và sử dụng nhiều nhất. WTO cho phép các nước
thành viên được áp đặt các biện pháp chống bán phá giá trong khuôn khổ pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước đang phát
triển vẫn thường phản đối điều này, đặc biệt là phản đối một số quốc gia thường sử dụng các biện pháp chống bán phá giá vào
mục đích bảo hộ ngành công nghiệp nội địa. Từ đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách cạnh tranh có thể là công cụ
tốt hơn để giải quyết các trường hợp phá giá với điều kiện tất cả các nước thành viên của WTO sẵn sàng theo đuổi những chính
sách cạnh tranh có hiệu quả. Và cho tới khi điều này xảy ra, các quy tắc về chống phá giá chỉ tạo nên một cơ chế pháp lý hiệu
quả chống lại cạnh tranh bất chính nếu nó hợp pháp và công bằng, nhằm giải quyết những lo ngại do cộng đồng thương mại
đưa ra.
Các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hóa là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi
kiện đến WTO, cụ thể là Cơ quan Giải quyết tranh chấp. Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá luôn là
vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra rất nhiều
mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết
định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình.
Áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra sự bảo hộ cao hơn đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Mức
bảo hộ tăng lên bằng biên độ phá giá, hay là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu và giá xuất khẩu
(GTTT - GXK). Do đó, nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở trong nước không thể bán sản phẩm của mình ở mức giá cao hơn giá
bán của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu cộng thêm các chi phí liên quan tới xuất khẩu như bảo hiểm, vận tải, môi giới, v.v. nhân
với thuế nhập khẩu. Thực tế cho thấy chỉ có các ngành sản xuất có qui mô đáng kể, có sự liên kết khá chặt chẽ, có sức mạnh
chính trị nhất định mới có thể phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ để áp dụng thành công thuế chống bán
phá giá. Như vậy, trong ngắn hạn,việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ góp phần duy trì sản xuất của những ngành đó, qua
đó tạo ra sự ổn định chính trị, giảm thất nghiệp và sự phá sản của một số nhà sản xuất.
8. Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và VN
 Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2008 trên thế giới đã tiến hành 3427 cuộc điều tra về chống bán
phá giá, đứng đầu danh sách nước bị kiện là Trung Quốc (677 vụ), Hàn Quốc (252 vụ), Hoa Kỳ (189 vụ) và Đài Loan (187 vụ).
Tuy nhiên không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá
giá. Các loại mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá thường là các sản phẩm hóa chất, dệt may, giầy dép, sắt thép, kim loại và
một số sản phẩm công nghiệp cơ khí, v.v…

4
Theo Báo cáo của Ban Thư ký WTO, giai đoạn từ 1/1 - 30/6/2008 số lượng điều tra các vụ việc chống bán phá giá tăng 30% so
với cùng kỳ năm 2007, theo đó số lượng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng tăng lên, mặc dù không nhiều trong
giai đoạn này. 16 thành viên của WTO đã đưa ra con số các vụ điều tra chống bán phá giá giai đoạn này là 85 vụ so với 61 vụ
cùng kỳ năm 2007. 12 thành viên WTO báo cáo áp dụng biện pháp chống bán phá giá 54 vụ trong quý I/ 2008, cao hơn 6% so
cùng kỳ năm 2007. 31 vụ trong số 85 vụ kiện bán phá giá đã được các thành viên là các quốc gia phát triển tiến hành điều tra
và 13 trong số 54 vụ được các nước phát triển áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong nửa năm 2008. Con số này có thể so
sánh với 20 vụ điều tra đã được tiến hành và 13 biện pháp được áp dụng của các quốc gia phát triển trong suốt nửa năm đầu
2007.
Mặt hàng bị áp thuế nhiều thứ hai trong nửa năm đầu 2008 là lĩnh vực hóa chất, chiếm 16 trong số 54 vụ. Mặt hàng về kim loại
chiếm 14 vụ và các sản phẩm nhựa chiếm 13 vụ bị áp thuế chống bán phá giá trong giai đoạn này. Ấn Độ có 6 vụ liên quan đến
sản phẩm hóa chất bị áp thuế trong số 16 vụ, Trung Quốc 4 vụ, EU bị áp thuế 2 vụ, Brazil, Ukraina và Hoa Kỳ mỗi nước 1 vụ
bị áp thuế chống bán phá giá.
 Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá tại VN
Thị trường Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng đa quốc gia của nhiều nước có nền kinh tế lớn mạnh
như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Với sự cạnh tranh như vũ bão của các công ty nước ngoài lớn mạnh hơn hẳn về mọi mặt, nhiều ngành sản xuất của Vịêt Nam
cũng đã từng làm ăn rất hiệu quả như: xe đạp, quạt điện, may mặc, điện tử, nước giải khát… nay bị sức ép mạnh mẽ của hàng
hóa ngoại nhập làm cho thị phần ngày cành bị thu hẹp. Trong quá trình cạnh tranh, các công ty nước ngoài dùng mọi biện pháp
để chiếm đọat thị phần của đối phương, mở rộng thị phần của mình kể cả các biện pháp tiêu cực trong đó có biện pháp bán phá
giá.
Hơn một thập kỷ qua Việt nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đối với Việt Nam
tính đến tháng 12/2008 đã phải đối phó với 23 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống
bán phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde
kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai đoạn
1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt
hàng công nghiệp xuất khẩu. Ở thời kỳ trước, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá chưa
phải là những mặt hàng chiến lược, vì vậy ảnh hưởng chưa lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhưng từ vụ kiện cá tra,
cá ba sa năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: thuỷ sản, giày dép... mà cả
những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng của kiện bán
phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hoá liên quan từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khởi
kiện như: khoá Inôx (EU) săm lốp xe đạp, xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập)...
Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng.
Trong xu hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thì có thể
dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng
tăng mạnh.
9. Đề xuất giải pháp để vượt rào cản chống bán phá giá ở các nước nk
 Nhóm giải pháp để không bị kiện
Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền
kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản
xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần
thiết.
Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro,
tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá.
Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn
Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một
thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của
Mỹ trước đây.

5
Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh
bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các
điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước... và
phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.
Xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của Hiệp Hội Doanh Nghịêp vì đó chính là cơ quan điều phối mọi họat động liên quan tới vụ
kiện. Hiệp hội cần theo dõi tình hình của ngành và cơ chế vận hành sa o ch o có t h ể đư a ra nh ững cảnh báo sớm cho
các doanh nghiệp. Hiệp hội cũng chịu trách nhiệm trong việc tổ chức đào tạo cho các thành viên để đối phó với việc điều tra
chống bán phá giá cũng như là người phát triển mạng lưới quan hệ ở quốc gia xảy ra vụ kiện. Để chuẩn bị một cách tốt
nhất cho các vụ kiện chống bán phá giá, mỗi hiệp hội doanh nghiệp cần thành lập một nhóm chuyên trách với nhiệm vụ:
+ Đánh giá mức khả năng hàng hoá của hiệp hội bị kiện chống bán phá giá ở nước ngoài;
+ Nghiên cứu luật pháp về chống bán phá giá tại các thị trường xuất khẩu chính của hiệp hội;
+ Làm việc với luật sư và các kinh tế gia chuyên ngành về chống bán phá giá để nghiên cứu các vụ kiện trước đây
tại các quốc gia mà hàng hoá Việt Nam có khả năng bị kiện để tìm hiểu chiến thuật và chiến lược của ngành công nghiệp
nội địa tại quốc gia đó cũng như quan điểm của cơ quan quản lý chống bán phá giá;
+ Làm việc với các thành viên hiệp hội để hoàn thiện tiêu chuẩn kế toán nhằm đáp ứng các đòi hỏi của việc điều
tra chống bán phá giá;
+ Hoạch định một kế hoạch nhằm hợp tác giữa các thành viên của hiệp hội trong trường hợp bị kiện.
 Nhóm giải pháp đối phó khi bị kiện
* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện
- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở
tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...
* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.
- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài.
- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia kháng kiện.
+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định
pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông
tin.
* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ
đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của
doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...
- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở
nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng
Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống
lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.
- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành
vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá
trình điều tra phải hợp tác với cơ quan điều tra. Thay vì việc cố gắng chứng minh “ai đúng” và “ai sai” thì doanh nghiệp cần
tập trung vào việc cung cấp cho cơ quan điều tra tất cả các thông tin mà cơ quan này cần. Điều quan trọng nhất không phải là

6
chứng minh rằng “lẽ phải thuộc về mình” mà là giảm thiểu mức áp thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt. Cam kết giá là
việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán
phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá
được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các
nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp.
Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất
khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán
phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu
tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ
ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện
chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết...
 Nhóm giải pháp khi bị thua kiện
* Đa dạng hóa thị trường:
Khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất của trong nước giảm sút, thị phần của họ suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện
pháp có thể để ngăn cản hàng nhập khẩu. Chống phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử
dụng.
Các nhà sản xuất nội địa có nhiều ưu thế hơn các nhà sản xuất nước ngoài trong việc vận động hành lang đối với ngành
lập pháp. Vận động hành lang đối với ngành hành pháp có hiệu quả hạn chế, tuy nhiên vận động là cần thiết vì nó có thể
khiến cho cơ quan chống phá giá áp dụng các biện pháp công bằng và hợp lý trong quá trình điều tra. Trong vận động hành
lang, chứng cứ tạo ra sức thuyết phục mạnh hơn là chỉ tiếp cận tới các đối tượng và đưa ra những lập luận cảm tính đối với
họ. Hợp tác với báo chí, các tổ chức có quyền lợi chung và các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc
giành sự ủng hộ của dư luận.
Do đó, các nhà sản xuất trong nước có nhiều cơ hội trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập hơn là ngược lại. Đa dạng thị
trường xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu các ảnh hưởng xấu trong việc xuất khẩu sang một quốc gia bị
ngăn cản.
* Xây dựng thương hiệu mạnh:
Vụ cá da trơn có một hệ quả mà hiệp hội chế bi ến và xuất khẩu thủy sản Vịêt Nam (VASEP) không thể dự đoán
trước được là sau khi áp dụng thuế bán phá giá đối với cá da trơn Việt Nam, lượng xuất khẩu cá da trơn của VASEP tới
các thị trường khác tăng vọt(ví dụ EU, Nhật, Úc). Người Việt Nam cũng bắt đầu sử dụng cá da trơn trong bữa ăn. Lý do khá
đơn giản, cá da trơn được giới truyền thông quan tâm và là đề tài nóng hổi – dù rằng chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng
đủ để người tiêu dùng Mỹ và các quốc gia khác biết về sản phẩm. Kinh nghiệm này cho thấy rằng, chất lượng tốt và giá rẻ
là chưa đủ cho một sản phẩm để thâm nhập thị trường nước ngoài. Chính vì vậ y, t hương hiệu mạnh và các biện pháp
marketing phù hợp là cần thiết để hàng hóa có thể cạnh tranh với thị trường thế giới

You might also like