You are on page 1of 227

BÀI GIẢNG

TOÁN CAO CẤP (A1)


Biên soạn: TS. VŨ GIA TÊ
Ths. ĐỖ PHI NGA
Chương 1: Giới hạn của dãy số

CHƯƠNG I: GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

1.1. SỐ THỰC.
1.1.1. Các tính chất cơ bản của tập số thực.
A. Sự cần thiết mở rộng tập số hữu tỉ Q.
Do nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống,tập các số tự nhiên N={0,1,2,...}, cơ sở của phép đếm đã
được mở rộng sang tập các số nguyên Z={0, ± 1, ± 2,...}. Sau đó, do trong Z không có các phần
tử mà tích với 2 hoặc 3 bằng 1, nên nguời ta đã xây dựng tập các số hữu tỉ Q, đó là tập gồm các số
được biểu diễn bởi tỉ số của hai số nguyên, tức là số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Nếu chỉ dừng lại trên tập Q thì trong toán học gặp phải nhiều điều hạn chế, đặc biệt là gặp khó
khăn trong việc giải thích các hiện tượng của cuộc sống. Chẳng hạn việc tính đường chéo của hình
vuông có kích thước đơn vị. Đường chéo đó là 2 không thể mô tả bởi số hữu tỉ. Thật vậy
m
nếu 2 = ∈ Q trong đó ƯSCLN(m, n)=1 thì m2=2n2 ⇒ m=2p và 4p2=2n2 ⇒ n=2q. Điều này vô
n
lí vì lúc này m, n có ước chung là 2. Chứng tỏ 2 ∉ Q. Những số xuất hiện và được dùng thường
xuyên trong giải tích như e, π cũng không phải là số hữu tỉ.
B. Số vô tỉ.
Một số biểu diễn dưới dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn,hay không thể biểu diễn
dưới dạng tỉ số của hai số nguyên được gọi là số vô tỉ.
C. Số thực.
Tất cả các số hữu tỉ và số vô tỉ tạo thành tập hợp số thực.
Kí hiệu tập số thực là R.
Vậy tập số vô tỉ là R\Q.
Người ta có thể xây dựng tập số thực R nhờ vào một hệ suy diễn hay nói cách khác nhờ vào
một hệ tiên đề.Chúng ta không trình bày ở đây mà coi rằng tập hợp số thực R là quá quen thuộc
và kiểm tra lại sự thoả mãn tiên đề đó. Chúng ta coi đó là các tính chất của tập hợp R.
Tính chất 1: Tập R là một truờng giao hoán với hai phép cộng và nhân: (R, + , .).
1. ∀a, b ∈ R, a + b ∈ R, a.b ∈ R

2. ∀a, b, c ∈ R, ( a + b) + c = a + (b + c ), ( a.b)c = a (bc )

3. ∀a, b ∈ R, a + b = b + a, ab = ba
4. R có phần tử trung hoà đối với phép cộng là 0 và đối với phép nhân là 1
∀a ∈ R , a + 0 = 0 + a = a

3
Chương 1: Giới hạn của dãy số

a.1 = 1.a = a
5. Phân phối đối với phép cộng
∀a, b, c ∈ R, a (b + c) = ab + ac
(b + c ) a = ba + ca
6. Tồn tại phần tử đối của phép cộng
∀a ∈ R, ∃( − a ), a + ( − a ) = 0
Tồn tại phần tủ nghịch đảo của phép nhân
∀a ∈ R * , R * = R \ {0}, ∃a −1 , a.a −1 = 1
Tính chất 2: Tập R được xếp thứ tự toàn phần và đóng kín đối với các số thực dương.
1. ∀a, b ∈ R, a < b hoặc a = b hoặc a > b
2.
∀a, b, c ∈ R, a ≤ b ⇒ a + c ≤ b + c
∀a, b ∈ R, c ∈ R+ , a ≤ b ⇒ ac ≤ bc

3. ∀a, b ∈ R+ , a + b ∈ R+ , ab ∈ R+
Tính chất 3: Tập R là đầy theo nghĩa sau đây:
Mọi tập con X không rỗng của R bị chặn trên trong R đều có một cận trên đúng thuộc R và
mọi tập con không rỗng X của R bị chặn dưới trong R đều có một cận dưới đúng thuộc R.
Cho X ⊂ R và a ∈ R
Gọi a là cận trên của X trong R nếu x ≤ a, ∀x ∈ X .
Gọi a là cận dưới của X trong R nếu x ≥ a, ∀x ∈ X .
Gọi X bị chặn trên trong R(bị chặn dưới) khi và chỉ khi tồn tại ít nhất một cận trên (cận
dưới) của X trong R.
Gọi số nhỏ nhất trong các cận trên của X trong R là cận trên đúng của X trong R, kí hiệu
số đó là M* hay SupX (đọc là Suprémum của X).
Gọi số lớn nhất trong các cận dưới của X trong R là cận dưới đúng của X trong R, kí hiệu
số đó là m* hay InfX (đọc là Infimum của X).
Nếu M* ∈ X thì nói rằng M* là phần tử lớn nhất của X, kí hiệu M*=SupX=MaxX.
Nếu m* ∈ X thì nói rằng m* là phần tử nhỏ nhất của X, kí hiệu m*=InfX= MinX.
Gọi X là bị chặn trong R khi và chỉ khi X bị chặn trên và bị chặn dưới trong R.
Chú ý:
1. Tập R\Q không ổn định đối với phép cộng và phép nhân, chẳng hạn

4
Chương 1: Giới hạn của dãy số

2 + (− 2 ) ∉ R \ Q
± 2 ∈ R \ Q nhưng
2. 2 ∉ R \ Q
2. ∀x ∈ R \ Q, ∀y ∈ Q, x + y ∈ R \ Q
xy ∈ R \ Q
1
∈R\Q
x
Nếu M là cận trên của tập X thì SupX ≤ M và nếu m là cận dưới của tập X thì InfM ≥ m.
4. Nếu M*=SupX thì ∀ε > 0, ∃α ∈ X ⇒ M * − ε < α

Nếu m*=InfX thì ∀ε > 0, ∃α ∈ X ⇒ m * + ε > α

Ví dụ 1: Chứng minh ( 2 + 3 + 6 ) ∈ R \ Q

Giải: Giả sử q= 2 + 3 + 6 ∈ Q ⇒ ( 2 + 3 ) 2 = ( q − 6 ) 2 hay q 2 + 1 = 2( q + 1) 6 ,


dễ dàng chứng minh 6 ∉ Q (tưong tự như chứng minh 2 ∉ Q ). Theo chú ý trên suy ra q+1=0
và q2+1=0. Điều này là mâu thuẫn. Vậy q ∉ Q.
Ví dụ 2: Tìm các cận dưới đúng và cận trên đúng trong R nếu chúng tồn tại của tập

⎧ 1 (−1) n ⎫
X =⎨ n +
n
{
, n ∈ N * ⎬ = un , n ∈ N * }
⎩2 ⎭
Giải:
∀p ∈ N * có

1 1 3
u2 p = 2p
+ ⇒ 0 < u2 p ≤ u2 =
2 2p 4
1 1 1 1 1 1
u 2 p +1 = 2 p +1 − ⇒− ≤− ≤ u 2 p +1 ≤ 2 p +1 ≤
2 2 p +1 3 2 p +1 2 8
1
u1 = −
2
1 3
suy ra ∀n ∈ N * có − = u1 ≤ u n ≤ u 2 =
2 4
1 3
InfX=minX= − , SupX=maxX=
2 4
Ví dụ 3: Cho A, B là hai tập không rỗng của R và bị chặn trên.
a. Chứng minh Sup ( A ∪ B )=Max(Sup(A), Sup(B)).
b. Gọi A+B= {x ∈ R, ∃(a, b) ∈ A × B, x = a + b} , chứng minh

5
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Sup(A+B) = Sup(A) + Sup(B)


Giải:
a. Kí hiệu α = SupA, β = SupB , γ = Max (α , β ) . Vậy tập hợp các cận trên của
A ∪ B chính là X= {x, x ≥ α và x ≥ β } hay X= {x, x ≥ γ } Vậy γ = Sup ( A ∪ B )
b.
∀a ∈ A, a ≤ SupA
⇒ ∀a + b ∈ A + B, a + b ≤ SupA + SupB
∀b ∈ B, b ≤ SupB

⇒ M * = Sup( A + B)

ε
∃a ∈ A, a > SupA −
∀ε > 0 2
ε
∃b ∈ B, b > SupB −
2
⇒ ∃a + b ∈ A + B, a + b > SupA + SupB − ε
⇒ ∃M * = SupA + SupB = Sup( A + B)
1.1.2. Tập số thực mở rộng
Người ta thêm vào tập số thực R hai phần tử kí hiệu là − ∞ và + ∞ . Tập số thực mở rộng
kí hiệu là R và R = R ∪ {− ∞,+∞}, các phép toán + và ., quan hệ thứ tự được định nghĩa như sau:

x + ( +∞ ) = ( +∞) + x = +∞
1. ∀x ∈ R
x + ( −∞ ) = ( −∞) + x = −∞
(+∞) + (+∞ ) = +∞
2.
( −∞) + (−∞ ) = −∞

3. ∀x ∈ R+* , R+* = {x ∈ R, x > 0}

x( +∞ ) = (+∞ ) x = +∞
x( −∞ ) = (−∞ ) x = −∞

∀x ∈ R−* , R−* = {x ∈ R, x < 0}


x(+∞ ) = (+∞ ) x = −∞
x(−∞ ) = (−∞ ) x = +∞
4.
(+∞ )(+∞) = ( −∞ )(−∞) = +∞
(+∞ )(−∞) = (−∞ )(+∞) = −∞
5. ∀x ∈ R

6
Chương 1: Giới hạn của dãy số

− ∞ < x < +∞
− ∞ ≤ −∞
+ ∞ ≤ +∞
1.1.3. Các khoảng số thực
Cho a, b ∈ R và a ≤ b . Trong R có chín loại khoảng sau đây:

[a, b] = {x ∈ R; a ≤ x ≤ b} được gọi là đoạn hay khoảng đóng bị chặn


[a, b ) = {x ∈ R; a ≤ x < b}
được gọi là khoảng nửa đóng hoặc nửa mở
(a, b] = {x ∈ R; a < x ≤ b}
[a,+∞ ) = {x ∈ R; a ≤ x}
(− ∞, a] = {x ∈ R; x ≤ a}
(a, b ) = {x ∈ R; a < x < b} được gọi là các khoảng mở
(a,+∞ ) = {x ∈ R; a < x}
(− ∞, a ) = {x ∈ R; x < a}
Các số thực a,b gọi là các mút của khoảng.
1.1.4. Giá trị tuyệt đối của số thực
A. Định nghĩa: Giá trị tuyệt đối của số thực x, kí hiệu x là một số thực không âm xác định
như sau


⎪x khi x ≥ 0

x =⎨
⎪− x khi x ≤ 0
⎪⎩

B. Tính chất
1. ∀x ∈ R, x = Max( x,− x)

2. x = 0 ⇔ x = 0

3.

∀x, y ∈ R, xy = x y
n n
∀n ∈ N ,*
∀x1 , x 2 , x3 , K , x n ∈ R, ∏ xi = ∏ xi
i =1 i =1

n
∀x ∈ R, x n = x

7
Chương 1: Giới hạn của dãy số

1 1
4. ∀x ∈ R * , =
x x

5.

∀x, y ∈ R, x + y ≤ x + y

n n
∀n ∈ N * , ∀x1 , x 2 ,K, x n ∈ R, ∑ xi ≤ ∑ xi
i =1 i =1

6.
1
∀x, y ∈ R, Max( x, y ) = (x + y + x − y )
2
1
Min( x, y ) = (x + y − x − y )
2

7. ∀x, y ∈ R, x − y ≤ x− y

1.1.5. Khoảng cách thông thường trong R


A. Định nghĩa: Khoảng cách trong R là ánh xạ
d : R× R → R

( x, y ) a x− y

Đó là hình ảnh trực quan về khoảng cách giữa 2 điểm x và y trên đường thẳng trục số
thực R.
B. Tính chất
1. d ( x, y ) = 0 ⇔ x = y

2. ∀x, y ∈ R, d ( x, y ) = d ( y , x )

3. ∀x, y, z ∈ R, d ( x, z ) ≤ d ( x, y ) + d ( y, z )

4. ∀x, y, z ∈ R, d ( x, y ) − d ( x, z ) ≤ d ( y, z )

8
Chương 1: Giới hạn của dãy số

1.2. SỐ PHỨC
Chúng ta đã biết rằng trong trường số thực R không thể phân tích thành thừa số tam thức
bậc hai ax 2 + bx + c khi Δ = b 2 − 4ac < 0 .Tuy nhiên sẽ rất tiện lợi nếu có thể thừa số hoá tam
thức này thành dạng a(x − α )( x − β ) trong đó α , β ∉ R .Nhằm mục đích này thêm vào R một
phần tử mới, kí hiệu là i (gọi là đơn vị ảo) kết hợp với các cặp số thực ( x, y ) ∈ R 2 để tạo ra các
số phức.
1.2.1. Định nghĩa và các dạng số phức
A. Định nghĩa:

Cho ( x, y ) ∈ R 2 , một số biểu diễn dưới dạng z=x+iy, trong đó i = −1


2

gọi là một số phức. Tập các số phức kí hiệu là C.


Gọi x là phần thực của z, kí hiệu Rez =x
y là phần ảo của z, kí hiệu là Imz =y

Gọi môđun của z,kí hiệu z xác định bởi số thực không âm

z = x2 + y2 = r ≥ 0

Gọi Acgumen của z , kí hiệu Argz xác định bởi số thực

⎧ x y ⎫⎪
Argz= θ ∈ R; ⎨θ ∈ R; cos θ = và sin θ = ⎬ , với z ≠ 0
z z ⎪⎭

Như vậy Acgumen của z sai khác nhau k 2π , k ∈ Z và Arg0 không xác định.
Vậy số phức z có các dạng viết:
1. z =x+iy gọi là dạng chính tắc hay dạng đại số của số phức z .
2. z = r (cos θ + i sin θ ) gọi là dạng lượng giác của số phức z.
B. Biểu diễn hình học của các số phức

M(z)
y
r

θ
0 x x

9
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Xét mặt phẳng 0xy với hệ toạ độ trực chuẩn.

Ánh xạ ϕ : C → 0 xy đặt mỗi số phức z=x+iy ứng với điểm M có toạ độ (x,y) trên mặt

phẳng 0xy.Vậy ϕ là song ánh.Gọi mặt phẳng 0xy là mặt phẳng phức.
∀z ∈ C , ϕ ( z ) gọi là ảnh của z trên 0xy

∀M ∈ 0 xy, ϕ −1 (M ) gọi là toạ vị của M, đó là số phức z ∈ C . Ngoài ra OM cũng được gọi
⎛→ → ⎞
là véctơ biểu diễn số phức z. Như vậy OM = z và ⎜ Ox, OM ⎟ =Argz
⎝ ⎠
Trên mặt phẳng phức 0xy nhận thấy:
Trục 0x biểu diễn các số thực z = x ∈ R , trục này gọi là trục thực,còn trục 0y biểu diễn các
số phức z = iy, y ∈ R gọi là các số ảo thuần tuý,người ta gọi trục 0y là trục ảo.
1.2.2. Các phép toán trên tập C
A. Phép so sánh bằng nhau

⎧⎪ x = x '

( )
∀ x, y , x ' , y ' ∈ R 4 , x + iy = x ' + iy ' ⇔ ⎨
⎪⎩ y = y '

B. Phép lấy liên hợp

Cho z = x + iy ∈ C , liên hợp của z, kí hiệu z cho bởi z = x − iy


C. Phép lấy số phức đối
Cho z=x+iy ∈ C, số phức đối của z, kí hiệu –z (đọc là trừ z ) được xác định:
-z = -x-iy
D. Phép cộng
Cho z = x+iy, z’= x’+iy’,tổng của z và z’, kí hiệu z+z’ xác định như sau:
z+z’=(x+x’)+i(y+y’)
E. Phép nhân
Cho z=x+iy và z’=x’+iy’, tích của z và z’, kí hiệu z.z’ xác định như sau:
z.z’=(xx’-yy’) + i(xy’+x’y)
F. Phép trừ và phép chia
Là các phép tính ngược của phép cộng và phép nhân
z − z ' = z + (− z ' )
z
= z" ⇔ z = z '.z"
z'

10
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Từ các phép toán trên, nhận được các tính chất dưới đây:

1. ∀z ∈ C , z = z.

2. ∀( z , z ') ∈ C 2 , z + z' = z + z'

3. ∀(z , z ') ∈ C 2 , z. z ' = z z '


n n
∀n ∈ N * , ∀z1 , z 2 ,K, z n ∈ C , ∑ zi = ∑ zi ,
i =1 i =1
n n

∏ zi = ∏ zi
i =1 i =1

4. ∀z ∈ C , ∀z '∈ C * , C * = C \ {0}

⎛z⎞ z
⎜ ⎟=
⎝ z' ⎠ z'

5. ∀z ∈ C , z = z ⇔ z∈R

z = − z ⇔ z ∈ iR , iR = {iy , y ∈ R}
2
6. ∀z ∈ C z. z = z

G. Phép luỹ thừa, công thức Moavrờ ( Moivre)


Cho z = r (cosθ + i sin θ ), ∀k ∈ Z

Gọi z k là luỹ thừa bậc k của z. Bằng qui nạp, dễ chứng minh được
z k = r k (cos kθ + i sin kθ ) (1.1)
Gọi (1.1) là công thức Moivre.
H. Phép khai căn bậc n của z ∈ C * .

Cho n ∈ N * , z = r (cosθ + i sin θ ) . Gọi ς ∈ C * là căn bậc n của z, kí hiệu n


z ,xác định
như sau: ςn = z
1
⎧ρ n = r θ + 2 kπ
Nếu gọi ρ = ς và Φ = Arg ς thì ⎨ hay là ρ = r n và Φ= với
⎩ nΦ = θ + 2 kπ n
k = 0,1,2,..., n − 1 .
Vậy số z có đúng n căn bậc n, đó là các số phức có dạng:

θ + 2kπ θ + 2kπ ⎞
1

ς = r n ⎜ cos + i sin ⎟ k = 0,1,2,..., n − 1 (1.2)
⎝ n n ⎠
11
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Chú ý:
• Trong chương 4, sau khi đã có các khai triển của các hàm số sơ cấp, sẽ nhận được dạng luỹ
thừa của số phức z:
z = re iθ
Khi đó công thức (1.1) sẽ là : z k = r k eikθ , k∈Z
1 θ + 2 kπ
i
(1.2) sẽ là : n z = r n e n
, n ∈ N * , k = 0,1,2,..., n − 1
• Căn bậc n của 1.

Vì z=1 có z =1=r, Argz=0.Vậy căn bậc n của 1 là n số phức dạng:


2 ikπ

ωk = e n
, k = 0,1,2,..., n − 1

Vì e ±2πi = 1 nên các số phức ω k có những tính chất sau:

a. ∀k ∈ {0,1,2,..., n − 1}, ω k = ω n−k . .


b. ∀k ∈ {0,1,2,..., n − 1}, ω k = ω1k .
n −1 1 − ω1n
n −1
c. ∀n ∈ N \ {0,1}, ∑ ω k = ∑ ω = 1 − ω = 0, k
1
k =0 k =0 1

d. Các số phức ω k biểu diễn trên mặt phẳng phức bởi các đỉnh của một đa giác đều n cạnh
nội tiếp trong đường tròn lượng giác và một trong các đỉnh là điểm có toạ vị bằng 1. Đa giác này
nhận 0x làm trục đối xứng, chẳng hạn với n=2, n=3, n=4, biểu diễn hình học các số ω k cho trên
hình 1.2
y y y

1 3
− +i
2 2
x -1 1 x -1 -1 1x
-1 1

1 3
− −i
2 2
n=2 n=3 n=4
h.1.2.

12
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Ví dụ 1: Hãy tìm tất cả các ánh xạ f: C → C sao cho:


∀z ∈ C , f ( z ) + zf ( − z ) = 1 + z
Giải:
Nếu tồn tại f thì f(-z) – zf(z)=1-z đúng
suy ra (1 + z ) f ( z) = 1 + z
2 2

chứng tỏ f(z)=1 nếu z ≠ ±i .


Đặt f (i ) = α + iβ ∈ C ,α , β ∈ R thì f (−i ) = 1 − i + iα − β

f :C → C
⎧1 khi z ≠ ±i
Kiểm tra ⎪
z a ⎨α khi z = i α, β ∈ R
⎪1 − β + i (α − 1) khi z = −i

Sẽ thấy thoả mãn điều kiện đặt ra.

Ví dụ 2. Tính a. (1 − i )(1 − 3i )( 3 + i)

3 −i
b.
1+ i

c. 4
− 1 + 3i
Giải:

a. Đặt z = z1 z 2 z 3 trong đó z1 = 1 − i , z 2 = 1 − 3i , z 3 = 3+i


Ta đi tìm môđun và acgumen của các số phức này

⎧tgθ 1 = −1 π
r1 = z1 = 1 + 1 = 2 , θ1 = arg z1 trong đó ⎨ ⇒ θ1 = −
⎩cos θ 1 > 0 4

π π
Tương tự nhận được r2 = 2,θ 2 = − , r3 = 2,θ 3 =
3 6
−i .

⎡ 5π 5π ⎤
Vậy z = 4 2 .e 12
= 4 2 ⎢cos( − ) + i sin( − )⎥
⎣ 12 12 ⎦
z1
b. Đặt z = trong đó z1 = 3 − i, z 2 = 1 + i
z2

13
Chương 1: Giới hạn của dãy số

π
r1 = z1 = 2,θ1 = Argz1 = −
6
π
r2 = z 2 = 2 ,θ 2 = Argz 2 =
4
π π 5π
i(− − ) −i
Vậy z = 2e 6 4
= 2e 12

c. Đặt ξ k = 4 z , k = 0,1,2,3

⎧r = z = 2

Trong đó z = −1 + 3i ⇒ ⎨ 2π
⎪ϕ = Argz =
⎩ 3
2π 2π
Vậy z = 2(cos + i sin )
3 3
π π 1
ξ 0 = 4 2 (cos + i sin ) = 4 ( 3 + i )
6 6 8
2π 2π 1
ξ1 = 4 2 (cos + i sin ) = 4 (−1 + i 3 )
3 3 8
7π 7π 1
ξ 2 = 4 2 (cos + i sin ) = − 4 ( 3 + i)
6 6 8
5π 5π 1
ξ 3 = 4 2 (cos + i sin ) = 4 (1 − i 3 )
3 3 8
(1 − i )100
Ví dụ 3. Tìm môđun và acgumen của số phức z=
( 3 + i ) 200

Giải: Đặt z1 = 1 − i, z 2 = 3+i


100 −200
Từ đó có: z = z1 .z 2 . Ta có môđun và acgumen của các số phức trên là:

π
z1 = 2 ,θ1 = Argz1 = −
4
π
z 2 = 2,θ 2 = Argz 2 =
6
= −25π = −π , [2π ]
100 100
Vậy z1 = 2 50 , Argz1

200π 2
= π , [2π ]
− 200 − 200
z2 = 2 − 200 , Argz 2 =−
6 3
14
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Cuối cùng z = 2 50.2 −200 = 2 −150

π
Arg z = −
3
1
⎡ 1+ z ≥
Ví dụ 4: Chứng minh rằng ∀z ∈ C thì ⎢ 2
⎣ 1 + z2 ≥ 1

Giải:
⎧ 1
⎪1 + z < 2
Giả sử ∃z = x + iy ∈ C sao cho ⎨
⎪1 + z 2 < 1

⎧( x 2 + y 2 ) 2 + 2( x 2 − y 2 ) < 0 ⎧x2 < y2
⎪ ⎪ 3
⎨ 2 3 ⇒⎨ 2 3 ⇒ 2x2 + 2x + < 0
⎪x + y + 2x + < 0 ⎪x + y + 2x + < 0 4
2 2

⎩ 4 ⎩ 4

3 1
Δ'x = 1 − =− <0
2 2
Chứng tỏ mâu thuẫn.
Ví dụ 5: Cho a,b,c ∈ C và a = b = c = 1, a ≠ c, b ≠ c
Chứng minh
c−b 1 b
Arg = Arg [π ]
c−a 2 a
Giải:

Hãy xét số phức dưới đây, để ý đến 1 = a , 1 1


= b, = c
a b c
2
⎛1 1⎞ 1
⎜ − ⎟
2 2 2
⎛c−b⎞ a ⎜ c b ⎟ a = ⎛⎜ b − c . a ⎞⎟ b = ⎛⎜ c − b ⎞⎟ a
⎜ ⎟ =
⎝c−a⎠ b ⎜1 − 1 ⎟ 1 ⎝a−c b⎠ a ⎝c−a⎠ b
⎜ ⎟
⎝c a⎠ b
2
⎛c−b⎞ a
⇒ Arg ⎜ ⎟ = kπ = 0 [π ]
⎝c−a⎠ b
c−b a
⇒ 2 Arg + Arg = 0
c−a b
c−b 1 b
⇒ Arg = Arg [π ]
c−a 2 a
15
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Ví dụ 6: Cho a ∈ R hãy tính căn bậc 4 trong tập C của số phức:

z = 8a 2 − (1 + a 2 ) + 4a(1 + a 2 )i
2

Giải:

Nhận xét [
z = 2a + (1 − a 2 )i ]
2

Vậy [
z = ± 2a + (1 − a 2 )i ]
Tiếp tục nhận xét thấy:
2
⎧ 1
2a + (1 − a )i = ⎨
2
[(1 + a) + (1 − a)i ]⎫⎬
⎩ 2 ⎭
2
⎧ 1 ⎫
− 2a − (1 − a )i = ⎨ [(1 − a ) − (1 + a )i ]⎬
2

⎩ 2 ⎭
4
Suy ra các giá trị của z sẽ là:

2 2
± {(1 + a) + (1 − a )i}, ± {(1 − a) − (1 + a)i}
2 2
Ví dụ 7: Giải phương trình với ẩn số z ∈ C :

z4 = z + z
Giải:
Nhận xét z1=0 là nghiệm

Xét z≠0,đặt z = ςe iθ , ς ∈ R *+ , θ ∈ R
z 4 = z + z ⇔ ς 3 (cos 4θ + i sin 4θ ) = 2 cosθ
⎧ς 3 cos 4θ = 2 cosθ
⇔⎨
⎩sin 4θ = 0

⎧4θ = 0 [2π ] ⎧4θ = π [2π ]


⎪ ⎪
⇔ ⎨cosθ > 0 hoặc ⎨cosθ < 0
⎪ς 3 = 2 cosθ ⎪ς 3 = −2 cosθ
⎩ ⎩
1

Lấy θ = 0 ⇒ ς = 2 3

1

Lấy θ = ⇒ ς = 26
4

16
Chương 1: Giới hạn của dãy số

1

Lấy θ = ⇒ ς = 26
4
Vậy các nghiệm z ≠ 0 là:
1

z2 = 2 3

1 1
⎛ 3π 3π ⎞ −
z3 = 2 ⎜ (cos
6
+ i sin ⎟ = 2 3 (−1 + i )
⎝ 4 4 ⎠
1 1
⎛ 5π 5π ⎞ −
z4 = 2 6 ⎜ cos + i sin ⎟ = 2 3 ( −1 − i )
⎝ 4 4 ⎠

*
1.2.3 . Áp dụng số phức vào lượng giác
A. Khai triển cos nθ , sin nθ , tgnθ

Cho θ ∈ R, n ∈ N * .Áp dụng công thức Moivre và công thức nhị thức Newton
n
cos nθ + i sin nθ = (cosθ + i sin θ ) = ∑ Cnk cos n − k θ .i k sin k θ
n

k =0

Tách phần thực và phần ảo, nhận được


cos nθ = cosn θ − Cn2 cos n − 2 θ sin 2 θ + L +
sin nθ = Cn1 cos n −1 θ sin θ − Cn3 cosn − 3 θ sin 3 θ + L

Sau khi thay sin 2 θ = 1 − cos 2 θ vào các công thức trên sẽ có:
1. cos nθ biểu diễn dưới dạng một đa thức của cosθ , gọi đó là công thức Chebyshev
loại 1.
2. sin nθ bằng tích của sin θ với một đa thức của cosθ , gọi là đa thức Chebyshev loại 2.
sin nθ
sin nθ Cn1tgθ − Cn3tg 3θ + L
= cos θ =
n
3. tgnθ =
cos nθ cos nθ 1 − Cn2tg 2θ + Cn4tg 4θ − L
cos n θ
B. Tuyến tính hoá cos p θ , sin p θ , cos p θ .sin q θ

⎧ 1
⎪ 2 cosθ = ω + ω = ω +
⎪ ω
Cho θ ∈ R, p ∈ N * ,ω = eiθ ⇒ ⎨
⎪2i sin θ = ω − ω = ω − 1
⎪⎩ ω

17
Chương 1: Giới hạn của dãy số

p p
⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞
Vậy 2 p cos p θ = ⎜ ω + ⎟ và (2i ) sin p θ = ⎜ ω − ⎟
p

⎝ ω⎠ ⎝ ω⎠
Sử dụng công thức nhị thức Newton và xét các trường hợp sau đây:
a. Trường hợp p = 2m, m ∈ N *

⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞
2 2 m cos 2 m θ = ⎜ ω 2 m + 2 m ⎟ + C 21m ⎜ ω 2 m − 2 + 2 m − 2 ⎟ + L + C 2mm
⎝ ω ⎠ ⎝ ω ⎠
1. = 2 cos 2mθ + 2C 2 m cos 2(m − 1)θ `+ L + 2C 2mm−1 cos 2θ + C 2mm
1

⎛1 m −1

cos 2 m θ = 2 −( 2 m −1) ⎜ C 2mm + ∑ C 2km cos 2(m − k )θ ⎟
⎝2 k =0 ⎠

⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞
22 m (−1) m sin 2 m θ = ⎜ ω 2 m + 2 m ⎟ − C21m ⎜ ω 2 m − 2 + 2 m − 2 ⎟ + L + (−1) m C2mm
⎝ ω ⎠ ⎝ ω ⎠
2. = 2 cos 2mθ − 2C2 m cos 2(m − 1)θ + L + (−1) m C2mm
1

m ⎛ ( −1) ⎞
m m −1
sin 2 m θ = 2− ( 2 m −1) (− 1) ⎜⎜ C2mm + ∑ (−1) k C2km cos 2(m − k )θ ⎟⎟
⎝ 2 k =0 ⎠
b. Trường hợp p = 2m + 1, m ∈ N
1.

⎛ 1 ⎞ ⎛⎛ 1 ⎞⎞ ⎛ 1⎞
2 2 m+1 cos 2 m+1 θ = ⎜ ω 2 m+1 + 2 m+1 ⎟ + C 21m+1 ⎜⎜ ⎜ ω 2 m−1 + 2 m−1 ⎟ ⎟⎟ + L + C 2mm+1 ⎜ ω + ⎟
⎝ ω ⎠ ⎝⎝ ω ⎠⎠ ⎝ ω⎠
= 2 cos(2m + 1)θ + 2C 21m+1 cos(2m − 1)θ + L + 2C 2mm+1 cosθ
m
cos 2 m+1 θ = 2 −2 m ∑ C 2km+1 cos(2m + 1 − 2k )θ
k =0

2.

⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞
22 m +1 i (−1) m sin 2 m +1 θ = ⎜ ω 2 m +1 + 2 m +1 ⎟ − C21m +1 ⎜ ω 2 m + − − 2 m −1 ⎟ + L
⎝ ω ⎠ ⎝ ω ⎠
= 2i sin(2m + 1)θ − 2i.C2 m +1 sin(2m − 1)θ + L + 2i (−1) m C2mm +1 sin θ
1

m
sin 2 m +1 θ = 2− 2 m (− 1) ∑ (−1) C2km +1 sin(2m + 1 − 2k )θ
m k

k =0

Để tuyến tính hoá cos θ. sin θ trước hết tuyến tính hoá từng thừa số cos p θ , sin q θ ,
p q

sau đó thực hiện phép nhân rồi cùng tuyến tính hoá các số hạng thu được.
Ví dụ 7: Cho ( n, a, b) ∈ N × R × R , tính các tổng:
n n
Cn = ∑ cos( a + kb), S n = ∑ sin( a + kb)
k =0 k =0

18
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Giải:

( )
n n
Cn + iS n = ∑ ei ( a + kb ) = eia ∑ eib Nếu b ∈ 2πZ
k
Xét
k =0 k =0

Cn = (n + 1) cos a, S n = (n + 1) sin a

Nếu b ∉ 2πZ
( n +1) b
i n +1 n +1
(e ) e 2i sinb i .⎜ a + ⎟ sin .b
2
ib n +1 ⎛ nb ⎞
− 1 ia 2 2
C n + iS n = e ia =e =e ⎝ 2 ⎠
.
e −1
ib
i
b
b b
e 2i sin
2 sin
2 2

n +1 n +1
sin b sin b
⎛ nb ⎞ 2 , ⎛ nb ⎞ 2
C n = cos⎜ a + ⎟ S n = sin ⎜ a + ⎟
⎝ 2 ⎠ b ⎝ 2 ⎠ b
sin sin
2 2
n
n +1 1
Ví dụ 8: Chứng minh ∀n ∈ N * , ∑ sin k
k =1

2

2 sin 1
Giải:

Vì sin0 = 0 và sin k ≤ 1 nên


n n n
1 n
∑ sin k = ∑ sin k ≥ ∑ sin 2 k =
k =1 k =0 k =0
.∑ (1 − cos 2k )
2 k =0
n +1 1 n n + 1 1 sin( n + 1)
= − .∑ cos 2k = − . . cos n
2 2 k =0 2 2 sin 1

sin( n + 1) 1
Vì . cos n ≤
sin 1 sin 1
n
n +1 1
nên ∑ sin k
k =1

2

2 sin 1
1.3. DÃY SỐ THỰC
Sau khi xem xét dãy số thực,chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng cho dãy số phức vì rằng
một dãy số phức tương đương với một cặp dãy số thực.
1.3.1. Các khái niệm cơ bản của dãy số thực
A. Định nghĩa
Một dãy số thực là một ánh xạ từ N vào R, kí hiệu:
u:N →R

19
Chương 1: Giới hạn của dãy số

hay đơn giản nhất,kí hiệu (un)


Với n = n0 ∈ N xác định, u n0 gọi là số phần tử thứ n0 của dãy, un thường là một biểu thức
phụ thuộc vào n gọi là phần tử tổng quát của dãy, chẳng hạn cho các dãy sau đây:
⎛ ⎛ 1 ⎞n ⎞
(1), ((−1) ),
n +1 ⎛1⎞
⎜ ⎟, ⎜ ⎜1 + ⎟ ⎟
⎜⎝ n ⎠ ⎟
⎝n⎠ ⎝ ⎠
B. Sự hôi tụ, sự phân kì của dãy số
1. Dãy (un) hội tụ về a ∈ R nếu

∀ε > 0, ∃n0 ∈ N , ∀n ∈ N , n > n0 ⇒ un − a < ε

Kí hiệu lim un = a , rõ ràng (un-a) hội tụ về 0.


n→∞

2. Dãy (un) hội tụ nếu có số a ∈ R để lim un = a


n→∞

3. Dãy (un) phân kì nếu nó không hội tụ, nghĩa là:

∀a ∈ R, ∃ε > 0, ∀n ∈ N , ∃n0 ∈ N , n0 > n, un − a ≥ ε

4. Dãy (un) nhận +∞ làm giới hạn nếu


∀A > 0, ∃n0 ∈ N , ∀n > n0 ⇒ un > A

Kí hiệu lim un = +∞ , đôi khi nói rằng (un) tiến tới + ∞


n→∞

5. Dãy (un) nhận -∞ làm giới hạn nếu


∀B < 0 ∃n0 ∈ N , ∀n > n0 ⇒ un < B .

Kí hiệu lim un = −∞
n→∞

Dãy có giới hạn là +∞ hoặc -∞ cũng gọi là phân kỳ.


C. Dãy số bị chặn
1. Nói rằng (un) bị chặn trên bởi số A ∈ R nếu ∀n ∈ N , un ≤ A .

2. Nói rằng (un) bị chặn dưới bởi số B ∈ R nếu ∀n ∈ N , un ≥ B .

3. Nói rằng (un) là dãy bị chặn nếu tồn tại M ∈ R+ sao cho ∀n ∈ N , un ≤ M .

1.3.2. Tính chất của dãy hội tụ


A. Tính duy nhất của giới hạn
Định lí: Dãy (un) hội tụ về a thì a là duy nhất
Chứng minh: Giả sử lim = a1 , lim = a2 , a1 ≠ a2
n→∞ n→∞

20
Chương 1: Giới hạn của dãy số

1
Đặt ε = a1 − a2
3
∃n1 , n2 ∈ N , ∀n > n1 ⇒ un − a1 < ε
∀n > n2 ⇒ un − a2 < ε

Gọi n0 = Max(n1 , n2 ), ∀n > n0 sẽ có:

2
a1 − a2 ≤ un − a1 + un − a2 < 2ε = a1 − a2 mâu thuẫn.
3
B. Tính bị chặn
1. Dãy (un) hội tụ thì bị chặn trong R.
2. Dãy (un) tiến đến +∞ thì bị chặn dưới.
3. Dãy (un) tiến đến -∞ thì bị chặn trên.
Chứng minh:
1. Giả sử lim un = a ⇔ ∃n0 ∀n > n0 ⇒ un − a < 1
n→∞

⇒ un ≤ u n − a + a < 1 + a

{ }
Đặt M = Max u0 ,..., un0 ,1 + a ⇒ ∀n ∈ N , un ≤ M .

2. Giả sử lim un = +∞, ∃n0 ∀n > n0 ⇒ un > 1


n→∞

{ }
Đặt m = Min u0 ,..., un0 ,1 ⇒ un ≥ m

3. Quy về 2. bằng cách xét (-un).


Chú ý:
1. Tồn tại các dãy số bị chặn nhưng không hội tụ, chẳng hạn
(un ) = ((−1) n +1 ).
2. Mọi dãy không bị chặn sẽ phân kỳ.
3. Một dãy tiến tới +∞ thì không bị chặn trên, điều ngược lại không đúng, chẳng hạn:
(
(un ) = (−1) n n . )
C. Tính chất đại số của dãy hội tụ
1. lim un = a ⇒ lim un = a .
n →∞ n →∞

2. lim un = 0 ⇔ lim un = 0 .
n →∞ n →∞

3. lim un = a, lim vn = b ⇒ lim (un + vn ) = a + b .


n→∞ n→∞ n→∞

21
Chương 1: Giới hạn của dãy số

4. lim un = a ⇒ lim λun = λa .


n →∞ n→∞

5. lim un = 0, (vn) bị chặn ⇒ lim (un vn ) = 0 .


n→∞ n→∞

6. lim un = a, lim vn = b ⇒ lim (un vn ) = ab .


n→∞ n→∞ n→∞

un a
7. lim un = a, lim vn = b ≠ 0 ⇒ lim = .
n→∞ n→∞ n→∞ v b
n

Chứng minh:
1. ∀ε > 0 ∃n0 ∈ N ∀n > n0 ⇒ un − a < ε

mà un − a ≤ un − a < ε ⇒ lim un = a .
n→∞

2. Vì ta có un − 0 = un = un − 0 .

ε
3. ∀ε > 0 ∃n1 , n2 : ∀n > n1 ⇒ un − a < ,
2
ε
∀n > n2 ⇒ vn − b < ,
2
ε ε
Đặt n0 = Max ( n1 , n2 ), ∀n > n0 ⇒ un + vn − ( a + b) < + =ε.
2 2
ε
4. ∀ε > 0 ∃n0 , ∀n > n0 ⇒ un − a <
1+ λ

λ
⇒ λu n − λa = λ u n − a ≤ ε <ε
1+ λ

5. ∃M ∈ R+ sao cho ∀n ∈ N , vn ≤ M

ε
∀ε > 0 ∃n0 , ∀n > n0 ⇒ un <
1+ M
εM
⇒ un vn = un . vn < <ε
1+ M
6. Gọi α n = un − a .Vậy (α n ) hội tụ về 0

Ta có un vn = (a + α n )vn = avn + α n vn

mà lim avn = ab vì (vn) bị chặn nên lim α n vn = 0 .


n→∞ n→∞

22
Chương 1: Giới hạn của dãy số

1 1
7. Trước hết ta sẽ chỉ ra lim =
n→∞ v b
n

b b
Vì lim vn = b ≠ 0 nên ∃n1 ∈ N , ∀n > n1 ⇒ vn − b < ⇒ vn >
n →∞ 2 2

1 1 v −b 2
Ta có 0 ≤ − = n ≤ 2 vn − b
vn b vn . b b
2
b
suy ra ∀ε > 0 ∃n2 ∈ N , ∀n > n2 ⇒ vn − b < ε
2

1 1
Lấy n0 = Max(n1,n2), ∀n > n0 ⇒ − <ε
vn b

un 1 u a
Ta thấy = un ,theo 6. ta nhận được lim n = .
vn vn n→∞ v
n b
D. Tính chất về thứ tự và nguyên lý kẹp
1. Giả sử lim un = l ∈ ( a, b) .Khi đó ∃n0 , ∀n > n0 ⇒ a < un < b
n→∞

2. Giả sử lim un = l và ∃ n0, , ∀n > n0 có a ≤ un ≤ b khi đó a ≤ l ≤ b


n→∞

3. Giả sử 3 dãy (un), (vn), (wn) thoả mãn:


∃n0 , ∀n > n0 ⇒ un ≤ vn ≤ wn và lim un = lim wn = a
n→∞ n→∞

Khi đó lim vn = a
n→∞

4. Giả sử ∀n > n0 mà un ≤ vn và lim un = +∞ .Khi đó lim vn = +∞


n→∞ n→∞

Chứng minh:
1.
∃n1 , ∀n > n1 ⇒ un − l < l − a ⇒ a < un
∃n2 , ∀n > n2 ⇒ un − l < b − l ⇒ un < b

Lấy n0 = Max(n1,n2) ⇒ ∀n > n0 có a<un<b

2. Lập luận phản chứng và theo 1.


3. ∀ε > 0, ∃n1 , n2 ∈ N

∀n > n1 ⇒ un − a < ε
∀n > n2 ⇒ wn − a < ε

23
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Lấy n3=Max(n0,n1,n2), ∀n > n3 sẽ có:

− ε < un − a ≤ vn − a ≤ wn − a < ε

Vậy lim vn = a .
n→∞

4. Lấy A ∈ R+* , ∃n1 , ∀n > n1 ⇒ u n > A

Gọi n2=Max(n0,n1), ∀n > n2 ⇒ vn > A

Chứng tỏ lim vn = +∞ .
n→∞

Chú ý:
1. Để chứng minh dãy (un) hội tụ về a, thông thường chỉ ra dãy ( ε n ) hội tụ về 0 và thoả mãn
un − a ≤ ε n

2. Bằng cách chuyển qua phần tử đối, nhận được kết quả sau đây:
Nếu ∃n0 , ∀n > n0 ⇒ u n ≥ v n và lim un = −∞ thì lim vn = −∞
n→∞ n→∞

1
Ví dụ 1: Chứng minh lim =0
n→∞ n
Giải:
1 1
∀ε > 0 ∃n0 ∀n > n0 ⇒ < ε hay n >
n ε
⎛1⎞
Vậy chọn n0 = E ⎜ ⎟ + 1 Kí kiệu E(x) là phần nguyên của x.
⎝ε ⎠
n
n
Ví dụ 2: Tính lim un = lim ∑ , n ∈ N*
k =1 n + k
n →∞ n →∞ 2

Giải:
n
n n
n n2
∀n ∈ N * , un = ∑ ≤ ∑ = = vn
k =1 n + k k =1 n + 1 n2 + 1
2 2

n
n n
un ≥ ∑ 2 = = wn
k =1 n + n n +1
lim vn = lim wn = 1 ⇒ lim un = 1
n →∞ n →∞ n →∞

⎧0 khi a < 1
n ⎪
Ví dụ 3: Chứng minh lim a = ⎨1 khi a = 1
n →∞
⎪+ ∞ khi a > 1

24
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Giải:
Xét a > 1, ∃h ∈ R+* để a =1+h
n
a n = (1 + h ) = ∑ Cni hi ≥ 1 + nh
n

i =0

lim (nh) = +∞ ⇒ lim (1 + nh) = +∞ ⇒ lim a n = +∞


n →∞ n →∞ n →∞

n
1 ⎛1⎞
> 1 ⇒ lim ⎜ ⎟ = +∞ ⇒ lim a = 0 ⇒ lim a n = 0
n
Xét a < 1, a ≠ 0 ⇒
a ⎜
n→∞ a ⎟ n→∞ n→∞
⎝ ⎠
Với a=0 rõ ràng an = 0, ∀n ⇒ lim ann = 0
n →∞

Xét a=1 ⇒ a n = 1 ⇒ lim a n = 1


n →∞

Ví dụ 4: Tìm lim n a , a ∈ R+*


n→∞

Giải:

Xét a=1 rõ ràng lim n a = lim 1 = 1


n→∞ n →∞

Xét a>1, áp dụng công thức nhị thức Newton

( a ) = {1 + ( )} = ∑ C ( )
n n n k
a= n n
a −1 k n
n a −1
k =0

( ) ( )
1
a ≥ ∑ Cnk
k
⇒ n
a −1 = 1+ n n a −1
k =0

a −1
⇒ ∀n ∈ N * thì 0 ≤ n a − 1 ≤ = ε n ⇒ lim n a = 1
n n→∞

1 1
Xét 0 < a < 1 ⇒ > 1 ⇒ lim n = 1
a n →∞ a
−1
⎛ 1⎞
mà n
a = ⎜⎜ n ⎟⎟ nên lim n a = 1
⎝ a⎠
n →∞

Kết luận ∀a ∈ R* , lim n a = 1 .


n→∞

⎛ an ⎞
Ví dụ 5: Tính lim⎜⎜ α ⎟⎟, a > 1,α ∈ N *
n →∞ n
⎝ ⎠
Giải:
1 1

Vì a > 1 nên
α
∃h ∈ R để a = 1 + h , áp dụng công thức nhị thức Niutơn (Newton)
*
+
α

25
Chương 1: Giới hạn của dãy số

∀n ∈ N \ {0,1}
n
⎛ α1 ⎞
⎜ a ⎟ = ∑ Cnk h k ≥ 1 + nh + n(n − 1) h 2 ≥ n( n − 1) h 2
n

⎜ ⎟ 2 2
⎝ ⎠ k =0

n n
⎛ α1 ⎞ ⎛ α1 ⎞
⎜a ⎟ ⎜a ⎟
⎜ ⎟ n −1 2 ⎜ ⎟
⇒ ⎝ ⎠ ≥ h ⇒ lim ⎝ ⎠ = +∞
n 2 n→∞ n
α α
⎧ n α1 ⎫ ⎛ αn ⎞
⎪ (a ) ⎜a ⎟
n
a ⎪ an
Suy ra α
=⎨ ⎬ =⎜ ⎟ ⇒ nlim = +∞ .
n → ∞ nα
⎪ n ⎪ ⎜ n ⎟
⎩ ⎭ ⎝ ⎠
Áp dụng nguyên lí kẹp dễ dàng thấy được kết quả vẫn đúng ∀α ∈ R
Người ta nói rằng hàm mũ tăng nhanh hơn hàm luỹ thừa.

an
Ví dụ 6: Tinh lim , a∈R
n → ∞ n!

Giải:
Đặt n0 = E ( a ) + 1, ∀n > n0 sẽ có:

a n ⎛ a a a ⎞⎛ a a ⎞ ⎛a a a⎞a
= ⎜⎜ . ... ⎟⎟⎜⎜ ... ⎟ ≤ ⎜ . ... ⎟ = ε n
⎟ ⎜1 2 n ⎟n
n! ⎝ 1 2 n0 ⎠⎝ n0 + 1 n ⎠ ⎝ 0 ⎠

an
⇒ lim =0
n → ∞ n!

Người ta nói rằng giai thừa tăng nhanh hơn hàm số mũ.
1.3.3. Tính đơn điệu của dãy số
A. Dãy đơn điệu
1. Dãy (un) tăng nếu ∀n ∈ N , un ≤ un +1 ,

Dãy (un) tăng ngặt nếu ∀n ∈ N , un < un +1 .

2. Dãy (un) giảm néu ∀n ∈ N , un ≥ un +1 ,

Dãy (un) giảm ngặt nếu ∀n ∈ N , un > un +1 .


3. Dãy (un ) đơn điệu nếu nó tăng hoặc giảm.
Dãy (un ) đơn điệu ngặt nếu nó tăng ngặt hoặc giảm ngặt
Định lí 1:
1. Mọi dãy tăng và bị chặn trên thì hội tụ.

26
Chương 1: Giới hạn của dãy số

2. Mọi dãy giảm và chặn dưới thì hội tụ.


Chứng minh:
1. (un) bị chặn trên ⇒ ∃l = Sup (un ) ⇒ ∀ε > 0, ∃nε sao cho l − ε ≤ unε ≤ l < l + ε

Vì (un) tăng ⇒ ∀n > nε ⇒ l − ε < un < l + ε ⇒ un − l < ε ,

Vậy lim u n = l = Sup (u n ), n ∈ N .


n →∞

2. Áp dụng kết quả 1 đối với dãy (-un).


Định lí 2:
1. Dãy (un) tăng và không bị chặn trên thì dần đến + ∞ .
2. Dãy (un) giảm và không bị chặn dưới thì dần đến − ∞ .
Chứng minh:
1. (un) không bị chặn trên ⇔ ∀A > 0, ∃n0 sao cho un0 > A

Vì (un) tăng nên ∀n > n0 ⇒ un ≥ un0 > A ⇒ lim = +∞ .


n→∞

2. Áp dụng kết quả 1. với dãy (-un)


Chú ý
1. Nếu (un) tăng thì hoặc (un) hội tụ hoặc lim un = +∞ .
n→∞

2. Nếu (un) tăng và hội tụ đến l thì l = Sup(un , n ∈ N ) và ∀n ∈ N ⇒ un ≤ l .

3. Nếu (un) tăng thì dãy bị chặn dưới bởi u0.

⎛ n 1 ⎞
Ví dụ 7: Chứng minh rằng (un ) = ⎜ ∑ ⎟ hội tụ
⎝ k =1 n + k ⎠
Giải:
∀n ∈ N * có
1 1 1 1
u n +1 − u n = + − = >0
2n + 1 2n + 2 n + 1 (2n + 1)(2n + 2)
1
un ≤ n ≤1
n +1
Vậy (un) tăng và bị chặn trên nên nó hội tụ.
Ví dụ 8: Tìm giới hạn của dãy số cho dưới dạng ẩn sau:
2
5 + x n −1
xn = , x1 > 5
2 x n −1

27
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Giải: Trước hết dùng qui nạp chứng minh x n > 0 ∀n

- x1 > 5 đúng với n = 1


Giả sử x k > 0 ta sẽ chứng minh x k +1 > 0
2
5 + xk
Thật vậy x k +1 = > 0 (do tử số và mẫu số đều dương)
2 xk
Chứng tỏ x n > 0 ∀n
Mặt khác, dựa vào bất đẳng thức Côsi (Cauchy) thì
1 5
xn = ( + x n −1 ) ≥ 5 , ∀n
2 x n −1
2 5
Suy ra x n ≥ 5 hay x n ≥
xn
Cộng vào các vế với x n ta có:

5
2 xn ≥ + x n hay 2 x n ≥ 2 xn +1
xn
Chứng tỏ dãy ( xn ) đơn điệu giảm.

Kết hợp hai kết quả trên ta có lim x n = a ≥ 5


n→∞
2 2
5 + x n −1 5 + x n −1
Vì x n = nên lim x n = lim
2 x n −1 n→∞ n →∞ 2 x n −1
5 + a2
Từ đó ta có a = và a ≥ 5
2a
Giải phương trình đối với a nhận được a = 5.

Ví dụ 9: Cho 2 dãy (un),(vn) thoả mãn


u n +1 − u n
lim un = lim vn = 0, (vn) giảm ngặt, lim =l
n +1 − vn
n→∞ n→∞ n→∞ v

un
Chứng minh lim =l
n→∞ vn
Giải:

un +1 − un
Cho ε > 0, ∃n0 ∈ N , ∀n > n0 ⇒ −l < ε ,
vn +1 − vn

28
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Lấy p, n ∈ N sao cho p >n > n0 sẽ có:


(un +1 − lvn +1 ) − (un − lvn ) < ε (vn − vn +1 )
M
(u p − lv p ) − (u p −1 − lv p −1 ) < ε (v p −1 − v p )

Cộng lại các vế với vế sẽ có:

(u p − l.v p ) − (un − l.vn ) < ε .(vn − v p )

Cho p → +∞ và n cố định,n > n0 từ trên nhận được

un
un − lvn ≤ εvn . Hay −l ≤ ε
vn

Vì (vn) giảm ngặt và dần về 0 nên vn>0 , ∀n > n1 .

B. Dãy kề nhau
Hai dãy (un), (vn) gọi là kề nhau khi và chỉ khi (un) tăng (vn) giảm và lim (vn − un ) = 0
n→∞

Định lí: Hai dãy kề nhau thì hội tụ và có chung một giới hạn l,ngoài ra
∀n ∈ N , un ≤ un +1 ≤ l ≤ vn +1 < vn
Chứng minh:
∀n ∈ N gọi wn = vn − un ⇒ (wn ) giảm vì wn+1-wn = (vn+1 – un+1) - (vn – un)

= (vn+1 – vn) - (un+1 – un) ≤ 0


(wn) giảm và hội tụ về 0 ⇒ wn ≥ 0 ∀n hay un ≤ vn.

Chứng tỏ (un) tăng và bị chặn trên bởi v0, (vn) giảm và bị chặn dưới bởi u0
Suy ra lim un = l1 , lim vn = l2
n→∞ n→∞

Vì lim (vn − un ) = 0 ⇒ l1 = l2 = l
n→∞

Theo chú ý 2 ở mục A suy ra un ≤ un+1 ≤ l ≤ vn+1 ≤ vn


n
⎛ 1⎞
Ví dụ 10: Chứng minh rằng (en ) = ⎜1 + ⎟ hội tụ.
⎝ n⎠
Giải:
Trước hết chỉ ra (en) tăng
Theo công thức nhị thức Newton sẽ có

29
Chương 1: Giới hạn của dãy số

n
⎛ 1⎞ 1 n(n − 1) 1 n(n − 1)(n − 2) 1 n(n − 1)...(n − n + 1) 1
en = ⎜1 + ⎟ =1+ n + 2
+ 3
+L+
⎝ n⎠ n 1.2 n 1.2.3 n 1.2...n nn
1 ⎛ 1⎞ 1 ⎛ 1 ⎞⎛ 2 ⎞ ⎛ k − 1 ⎞ 1 ⎛ 1 ⎞ ⎛ n − 1⎞
= 1+1+ ⎜1 − ⎟ + L + ⎜1 − ⎟⎜1 − ⎟ L ⎜1 − ⎟ + L + ⎜1 − ⎟ L ⎜1 − ⎟
2! ⎝ n ⎠ k! ⎝ n ⎠⎝ n ⎠ ⎝ n ⎠ n! ⎝ n ⎠ ⎝ n ⎠
Suy ra

n +1
⎛ 1 ⎞ 1 1 1 1 n −1 1 1 n
en +1 = ⎜1 + ⎟ = 1+1+ (1 − ) + L + (1 − )L (1 − )+ (1 − )L(1 − )
⎝ n + 1⎠ 2! n +1 n! n +1 n + 1 (n + 1)! n +1 n +1

en+1 nhiều hơn en một số hạng dương và từ số hạng thứ 3 trở đi mọi số hạng của en nhỏ hơn
1 1
số hạng tương ứng của en+1 vì 1 − < 1 − . Suy ra en+1 > en.
n n +1
1 1 1 1 1 1
Ngoài ra en < 2 + + + L + < 2 + + 2 + L + n −1 ,
2! 3! n! 2 2 2
1
suy ra en < 2 + 2 = 3, ∀n
1
1−
2
Gọi giới hạn của (en) là số e, rõ ràng e > 0 .Sau đây dùng số e làm cơ số của logarit.
n
⎛ 1⎞
lim ⎜1 + ⎟ = e .
n→∞
⎝ n⎠
⎛ n 1⎞
Ví dụ 11: Chứng minh rằng (e’n) = ⎜ ∑ ⎟ hội tụ về e
⎝ k = 0 k! ⎠
Giải:

∀n ∈ N * ,đặt vn = en' +
1
n.n!
( )
. rõ ràng (en’) tăng ngặt và lim vn − en' = lim
n→∞
1
n → ∞ n.n!
=0

Hơn nữa ta có:


1 1
vn +1 − vn = en' +1 − en' + −
(n + 1)(n + 1)! n..n!
1 1 1 1
= + − =−
(n + 1)! (n + 1)(n + 1)! n.n! n(n + 1)(n + 1)!
⇒ (vn) giảm ngặt. Trước hết chứng minh e ∉ Q bằng phương pháp phản chứng:
n
1 p
Thật vậy, nếu e = lim ∑ mà e ∈ Q tức là e = , p, q ∈ N * , ta sẽ có:
k = 0 k! q
n→∞

30
Chương 1: Giới hạn của dãy số

q
1 1 1 a
eq' = ∑ = 2 + +L+ = , a ∈ N*
k = 0 k! 2! q! q!
a p a 1
eq' < e < vq ⇔ < < +
q! q q! q.q!

Hay a < p(q-1)! < a +


1
q
3
≤ a + 1 . Điều này mâu thuẫn vì (a,p(q-1)!,a+1) ∈ N * . ( )
n
1
Sau đây ta sẽ chứng minh lim ∑ = e : Rõ ràng khi k cố định và n > k thì
k = 0 k!
n →∞

1 1 1 1 2 1 1 k −1
en > 2 + (1 − ) + (1 − )(1 − ) + L + (1 − )L (1 − )
2! n 3! n n k! n n
1 1 1
Cho n → ∞ suy ra e ≥ 2 + + + L + = ek '
2! 3! k!
Như vậy e ≥ en' > en . Theo định lí kẹp suy ra en' ⎯n⎯
⎯→ e .
→∞

Hệ quả: (Định lí về các đoạn lồng nhau)


Cho hai dãy (an), (bn) thoả mãn : ∀n ∈ N , an ≤ bn , [an +1 , bn +1 ] ⊂ [an , bn ] và
lim (bn − an ) = 0
n→∞

Khi đó tồn tại duy nhất số l sao cho I [a , b ] = {l}


n n
n∈ N

Chứng minh:
Vì (an),(bn) kề nhau nên cùng hội tụ và ∀n có an < an+1 < l < bn+1 < bn.
1.3.4. Dãy con
Cho (un),từ các số hạng của nó lập một dãy mới (un k ) với n1 < n2 < ...< nk < ....

Gọi (un k ) là một dãy con của (un).Chẳng hạn:

(u2n) và (u2n+1) là các dãy con của (un)


(u ) là các dãy con của (u )
n2 n

(un 2 − n ) không phải là dãy con của (un) vì số hạng u0 xuất hiện 2 lần ứng với n=0,n=1

Định lí : Nếu (un) hội tụ về a ∈ R thì mọi dãy con của nó cũng hội tụ về a
Chứng minh:
∀ε > 0, ∃n0 , ∀n > n0 ⇒ un − a < ε

Vì nk → ∞ khi k → ∞ , nên ∃k 0 , ∀k > k 0 : n k > n0 ⇒ u nk − a < ε suy ra lim un k = a .


k →∞

31
Chương 1: Giới hạn của dãy số

Chú ý:
• Nếu lim = +∞ thì lim un k = +∞
n→∞ k →∞

• Từ định lí trên, chúng ta nhận được điều kiện đủ cho dãy số phân kì: Nếu tồn tại hai dãy
con hội tụ về hai số khác nhau thì dãy số phân kì. Chẳng hạn (-1)n phân kì vì có dãy con ((-1)2n
)hội tụ về 1 và dãy con ( (-1)2n+1) hội tụ về -1
Hệ quả: Để (un) hội tụ đến l điều kiện cần và đủ là hai dãy con (u2n) và (u2n+1) đều hội
đến l .
Chứng minh:
Điều kiện cần suy từ định lí 1.
Điều kiện đủ:

: ∀ε > 0 , ∃n1 , n2 , ∀p > n1 ⇒ u2 p − l < ε


∀p > n2 ⇒ u2 p +1 − l < ε

Đặt n0=Max(2n1,2n2+1) lấy n ∈ N sao cho n=2p hoặc n=2p+1

Trường hợp n=2p ⇒ p > n1 ⇒ un − l = u2 p − l < ε .

Trường hợp n=2p+1 ⇒ p > n2 ⇒ un − l = u2 p +1 − l < ε .

Trong mọi trường hợp có un − l < ε ⇒ lim un = l .


n→∞

Định lí: (Định lí Bônzanô – Vâyơxtrase), (Bolzano -Weierstrass): Từ mọi dãy (un) bị chặn
đều có thể lấy ra một dãy con hội tụ
Chứng minh: Dùng phương pháp chia đôi .
Ta sẽ xây dựng bằng qui nạp hai dãy thực (an), (bn) kề nhau và một dãy con
un k ∈ [an , bn ], ∀k ∈ N

Vì (un) bị chặn nên tồn tại a0,b0 sao cho ∀n ∈ N có a0 ≤ un ≤ b0 ,rõ ràng

un k ∈ [a0 , b0 ], ∀k ∈ N

{ }
Cho n ∈ N giả sử (an , bn ) ∈ R 2 sao cho an ≤ bn . Tập un k ∈ [an , bn ], k ∈ N là vô hạn và

1
bn − an = (b0 − a0 )
2n
an + bn
Xét điểm giữa của [an , bn ] , rõ ràng ít nhất một trong hai khoảng chứa u n k là
2

32
Chương 1: Giới hạn của dãy số

{
vô hạn. Do đó tồn tại (an+1,bn+1) ∈ R 2 sao cho an +1 ≤ bn +1 . Tập un k ∈ [an +1 , bn +1 ], k ∈ N là }
1 1
vô hạn và bn +1 − an +1 = (bn − an ) = n +1 (b0 − a0 )
2 2
Rõ ràng các đoạn [an,bn] lồng nhau. Vậy ∀n tồn tại l sao cho un k − l ≤ bn − an

Vì lim (bn − an ) = 0 ⇒ lim unk = l


n→∞ k →∞

Ví dụ 12: Chứng minh rằng mọi dãy (un) tuần hoàn và hội tụ là dãy dừng
Giải:
(un) tuần hoàn nên ∃T ∈ N * , ∀n ∈ N , un + T = un

Lấy n0 ∈ N , ∀k ∈ N có un0 + kT = un0

(u n 0 + kT ) là một dãy con và là dãy dừng nên lim uk →∞


n 0 + kT = u n0

Vì (un) hội tụ ⇒ lim un = un0 vì n0 bất kì vậy (un ) = (un0 ) ∀n ,đó là dãy dừng.
n→∞

m+n
Ví dụ 13: Cho dãy (un) thoả mãn ∀m, n ∈ N * , 0 ≤ um + n ≤
mn
Chứng minh lim un = 0
n→∞

Giải:
∀n ∈ N có
2n
0 ≤ u2 n ≤ →0
n2
Vậy lim un = 0 .
2n + 1 n→∞
0 ≤ u 2 n +1 ≤ →0
n(n + 1)

33
Chương 2: Hàm số một biến số

CHƯƠNG II: HÀM SỐ MỘT BIẾN SỐ

2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÀM SỐ


2.1.1. Các định nghĩa cơ bản
A. Định nghĩa hàm số
Cho X là tập không rỗng của R. Một ánh xạ f từ X vào R gọi là một hàm số một biến số
f :X →R
x a f (x)
X gọi là tập xác định của f , f ( X ) gọi là tập giá trị của f . Đôi khi ký hiệu

y = f ( x ), x ∈ X x gọi là đối số, y gọi là hàm số.

B. Hàm chẵn, lẻ
Cho X đối xứng với 0 tức là ∀x ∈ X ,− x ∈ X

Hàm số f (x) chẵn khi và chỉ khi f ( x) = f (− x) .


Hàm số f (x) lẻ khi và chỉ khi f ( x) = − f (− x).
C. Hàm số tuần hoàn

Hàm số f (x) gọi là tuần hoàn trên X nếu tồn tại τ ∈ R+* sao cho ∀x ∈ X thì

x+ τ ∈ X và f (x+ τ )= f (x).

Số T dương bé nhất trong các số τ gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn f(x).
D. Hàm số đơn điệu
Cho f (x) với x ∈ X .

1. Nói rằng f (x) tăng nếu ∀x1 , x 2 ∈ X , x1 ≤ x 2 ⇒ f ( x1 ) ≤ f ( x2 ) .

và f (x) tăng ngặt nếu ∀x1 , x2 ∈ X , x1 < x2 ⇒ f ( x1 ) < f ( x2 ) .

2. Nói rằng f (x) giảm nếu ∀x1 , x 2 ∈ X , x1 ≤ x 2 ⇒ f ( x1 ) ≥ f ( x2 ) .

và f (x) giảm ngặt nếu ∀x1 , x2 ∈ X , x1 < x2 ⇒ f ( x1 ) > f ( x2 ) .


3. Nói rằng f (x) đơn điệu nếu nó tăng hoặc giảm.

Nói rằng f (x) đơn điệu ngặt nếu nó tăng ngặt hoặc giảm ngặt.

34
Chương 2: Hàm số một biến số

E. Hàm số bị chặn
1. Hàm số f (x) bị chặn trên trong X nếu tồn tại số A sao cho:
∀x ∈ X , f ( x ) ≤ A .
2. Hàm số f (x) bị chặn dưới trong X nếu tồn tại số B sao cho:

∀x ∈ X , f ( x ) ≥ B
3. Hàm số f (x) bị chặn trong X nếu tồn tại các số A,B sao cho:

∀x ∈ X , B ≤ f ( x ) ≤ A .
Hệ quả: Nếu A là số chặn trên của f (x) trong X thì

Sup f ( x) = Sup{ f ( x), x ∈ X } ≤ A


X

Nếu B là số chặn dưới của f (x) trong X thì

Inf f ( x) = Inf { f ( x), x ∈ X } ≥ B


X

F. Hàm số hợp
Cho f : X → R và g: Y → R với f ( X ) ⊂ Y gọi ánh xạ
g0 f : X → R
x a g ( f ( x ))
Hay y = g( f (x)) là hàm số hợp của hai hàm f và g.
Định lí:
Nếu f , g : X → R bị chặn trên thì f + g cũng bị chặn trên và
Sup( f ( x ) + g ( x )) ≤ Sup f ( x ) + Sup g ( x )
X X X

1. Nếu f , g : X → R bị chặn trên và không âm thì f . g bị chặn trên và


Sup( f ( x ).g ( x )) ≤ Sup f ( x ). Sup g ( x )
X X X

2. Nếu f : X → R bị chặn trên và λ ∈ R* thì λf bị chặn trên đồng thời


Sup λ. f ( x ) = λ Sup f ( x )
X X

3. Để f : X → R bị chặn dưới, điều kiện cần và đủ là - f bị chặn trên và khi đó


Inf f ( x ) = − Sup(− f ( x ))
X X

Chứng minh:
1. Rõ ràng f ( x ) + g ( x ) ≤ Sup f ( x ) + Sup g ( x ) chứng tò f (x)+ g (x) bị chặn trên.
X X

35
Chương 2: Hàm số một biến số

Theo hệ quả suy ra Sup( f ( x ) + g ( x )) ≤ Sup f ( x ) + Sup g ( x )


X X X

2. ∀x ∈ x,0 ≤ f ( x) ≤ Sup f ( x),0 ≤ g ( x) ≤ Sup g ( x)


X X

⇒ ∀x ∈ X ,0 ≤ f ( x).g ( x) ≤ Sup f ( x). Sup g ( x)


X X

Tương tự như trên.


3. Coi λ như hàm hằng. Ap dụng 2 sẽ có Sup λf ( x ) ≤ λ . Sup f ( x )
X X

Với λ =0. Đẳng thức cần chứng minh là hiển nhiên


1
Với λ >0. áp dụng bất đẳng thức ứng với hằng số và hàm số λf (x )
λ
1 1
Sup ( .λf ( x)) ≤ Sup λf ( x)
X λ λ X
⇒ Sup λf ( x) ≥ λ Sup f ( x)
X X

⇒ Sup λf ( x) = λ Sup f ( x)
X X

4. Giả sử f (x ) bị chặn dưới, đặt m = Inf f ( x ) ≤ f ( x ) ⇒ ∀x ∈ X ,− f ( x ) ≤ −m.


X

Vậy - f (x ) bị chặn trên và rõ ràng Sup (− f ( x )) ≤ − Inf f ( x ).


X X

Mặt khác
f ( x) ≤ Sup (− f ( x)) ⇒ f ( x) ≥ − Sup ( − f ( x)) ⇒ Inf f ( x) ≥ − Sup ( − f ( x))
X X X X
Sau khi so sánh hai bất đẳng thức suy ra Inf f ( x ) = − Sup(− f ( x )).
X X

Phần đảo chứng minh tương tự.


G. Hàm số ngược
Cho song ánh f : X → Y , X ,Y ⊂ R

Ánh xạ ngược f −1 : Y → X gọi là hàm số ngược của f

y a x = f −1 ( y )
Thông thường đối số kí hiệu là x, hàm số kí hiệu là y, vậy hàm ngược của y = f (x ) là
hàm số y = f −1 ( x ) . Vì thế trên cùng mặt phẳng toạ độ 0xy, đồ thị của hai hàm số f và f −1 là đối
xứng nhau qua đường phân giác của góc phần tư thứ I và III.
Ví dụ 1: Cho f , g : R → R thoả mãn ∀x , y ∈ R , ( f ( x ) − f ( y ))( g ( x ) − g ( y )) = 0
Chứng minh rằng ít nhất một trong hai hàm số là hằng số.

36
Chương 2: Hàm số một biến số

Giải:
Giả sử a, b ∈ R và f (a) ≠ f ( b) ta sẽ chỉ ra g (x ) là hằng số. Trước hết có

⎧( f (a) − f ( x ))( g(a) − g( x )) = 0


∀x ∈ R : ⎨
⎩( f (b) − f ( x ))( g(a) − g( x )) = 0
Trừ từng vế và để ý đến g(a)=g(b) suy ra:

( f ( a) − f ( b))( g ( a) − g ( x )) = 0 ⇒ g ( x ) = g ( a)

Ví dụ 2: Tìm hàm f (x ) trên R sao cho x. f ( x ) + f (1 − x ) = x 3 + 1 ∀x ∈ R

Giải: Giả sử tồn tại f (x ) ,thay x bởi 1-x vào hệ thức đã cho:

(1 − x ). f (1 − x ) + f ( x ) = 2 − 3x + 3x 2 − x 3

Suy ra ( x 2 − x + 1) f ( x ) = ( x 2 − x + 1) 2

⇒ f (x) = x 2 − x + 1

Kiển tra f ( x ) = x 2 − x + 1 thoả mãn.

Ví dụ 3: Cho f ( x ) = x vầ g ( x ) = 1 − x trong [0,1]. Kiểm tra tính ngặt của bất đẳng thức:

Sup( f ( x ) + g( x )) < Sup f ( x ) + Sup g ( x )


[0 ,1] [0 ,1] [0 ,1]
Sup( f ( x ) g( x )) < Sup f ( x ) Sup g( x )
[0 ,1] [0,1] [0,1]

Giải:
1
Sup f ( x ) = Sup g ( x ) = 1; Sup( f ( x ) + g ( x )) = Sup1 = 1; Sup(f(x)g(x)) = Sup(x - x 2 ) = Chứng
[0,1] [0,1] [0,1] [0,1] [0,1] [0,1] 4
1
tỏ tính ngặt thoả mãn (do 1 < 2 , < 1)
4
2.1.2. Các hàm số thông dụng
A. Hàm luỹ thừa

Cho α ∈ R . Hàm luỹ thừa với số mũ α ,được kí hiệu là Pα , là ánh xạ từ R+* vào R, xác
định như sau ∀x ∈ R+* , Pα ( x ) = xα

Nếu α > 0 , coi rằng Pα (0) = 0 Nếu α = 0 , coi rằng P0 (0) = 1

Đồ thị của Pα (x ) cho bởi h.2.1

37
Chương 2: Hàm số một biến số

y
α >1 α =1
0 <α <1
1
α =0

α <0

H.2.1
B. Hàm mũ cơ số a
Xét a ∈ R+* \ {1} . Hàm mũ cơ số a, kí hiệu là expa x , là ánh xạ từ R vào R+* , xác định như
sau: ∀x ∈ R , exp a x = a x . Đồ thị của y = a x cho bởi h.2.2.

C. Hàm lôgarit cơ số a
Xét a ∈ R+* \ {1} . Hàm lôgarit cơ số a, kí hiệu là log a ,là ánh xạ ngược với ánh xạ expa ,
như vậy ∀( x , y ) ∈ R+* × R , y = log a x ⇔ x = a y

Đồ thị của hàm số y = log a x cho bởi hình h.2.3.

Chú ý: Hàm luỹ thừa có thể mở rộng khi miền xác định là R.

y y
logax, a>1
ax, a>1
1 0 1 x

ax, 0 < a < 1


x logax, 0<a<1

H.2.2 H.2.3
Tính chất của hàm số lôgarit
1. log a 1 = 0

38
Chương 2: Hàm số một biến số

log a xy = log a x + log a y


2. ∀x , y ∈ R , *
+ x
log a = log a x − log a y
y

∀α ∈ R log a x α = α log a x

3. ∀a, b ∈ R+* , log b x = log b a. log a x

4. ∀x ∈ R+* , log 1 x = − loga x


a

Chú ý: Sau này người ta thường lấy cơ số a là số e và gọi là lôgarit nêpe hay lôgarit tự nhiên
ln x
của x, kí hiệu y = lnx và suy ra log a x =
ln a
D. Các hàm số lượng giác
Các hàm số lượng giác: sinx, cosx, tgx, cotgx đã được xét kỹ trong chương trình phổ thông
trung học. Dưới đây chúng ta chỉ nhắc lại một số tính chất cơ bản của chúng.
Tính chất:
1. sinx xác định trên R, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì T = 2 π và bị chặn:
− 1 ≤ sin x ≤ 1, ∀x ∈ R
2. cosx xác định trên R, là hàm số chẵn, tuần hoàn với chu kì T = 2 π và bị chặn:
− 1 ≤ cos x ≤ 1, ∀x ∈ R
π
3. tgx xác định trên R\{ + kπ , k ∈ Z }, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kỳ T = π và nhận
2
giá trị trên khoảng ( −∞,+∞ ) .

4. cotgx xác định trên R\{ kπ , k ∈ Z }, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kỳ T = π và nhận
giá trị trên khoảng ( −∞,+∞ ) .

E. Các hàm số lượng giác ngược


⎡ π π⎤
1. Hàm arcsin là ánh xạ ngược của sin: ⎢− , ⎥ → [− 1,1]
⎣ 2 2⎦
⎡ π π⎤
Kí hiệu là arcsin: [− 1,1] → ⎢− , ⎥ .
⎣ 2 2⎦
⎡ π π⎤
Vậy ta có: ∀x ∈ [− 1,1], ∀y ∈ ⎢− , ⎥ , y = arcsin x ⇔ x = sin y
⎣ 2 2⎦
Chú ý:
• ∀x ∈ [− 1,1], sin(arcsin x) = x

39
Chương 2: Hàm số một biến số

• f ( x ) = arcsin(sin x ) là hàm lẻ, tuần hoàn với chu kỳ 2π và cho dưới dạng:

⎧ ⎡ π⎤
⎪x nÕu x ∈ ⎢0, ⎥
⎪ ⎣ 2⎦
f (x) = ⎨
⎪π − x ⎡π ⎤
nÕu x ∈ ⎢ ,π ⎥
⎪⎩ ⎣2 ⎦
Đồ thị của y=arcsinx cho trên hình 2.4

y y
Arccos
π
π Arcsin
2
π
π 2

2 -1 1
0 1 π
π
2 0 π x
2

H.2.4 H.2.5
2. Hàm arccos là ánh xạ ngược của cos : [0,π ] → [− 1,1] kí hiệu:

arccos : [− 1,1] → [0, π ]


∀x ∈ [− 1,1], ∀y ∈ [0, π ], y = arccos x ⇔ x = cos y
Đồ thị hàm số y=arccosx cho trên hình 2.5
Chú ý:
• ∀x ∈ [− 1,1], cos(arccos x) = x
• g ( x ) = arccos(cos x) là hàm số chẵn tuần hoàn với chu kỳ 2π và biểu diễn dưới dạng:
g ( x ) = x nếu x ∈ [0,π ]

⎛π ⎞ ⎛π ⎞
• Vì ⎜ − arcsin x ⎟ ∈ [0, π ] và cos⎜ − arcsin x ⎟ = sin(arcsin x) = x
⎝2 ⎠ ⎝2 ⎠
π
Vậy arccos x + arcsin x =
2

40
Chương 2: Hàm số một biến số

⎛ π π⎞
3. Hàm actang là ánh xạ ngược của tg : ⎜ − , ⎟ → R , kí hiệu:
⎝ 2 2⎠
⎛ π π⎞
arctg : R → ⎜ − , ⎟
⎝ 2 2⎠
⎛ π π⎞
Vậy ta có ∀x ∈ R, ∀y ∈ ⎜ − , ⎟ y = arctgx ⇔ x = tgy
⎝ 2 2⎠
Đồ thị của y=arctgx cho trên hình 2.6

Chú ý:
• ∀x ∈ R tg ( arctgx ) = x
⎧π ⎫
• h( x ) = arctg (tgx ) xác định trên R \ ⎨ + πZ ⎬ là hàm số lẻ tuần hoàn với chu kỳ π và
⎩2 ⎭
⎡ π⎞
h( x ) = x , x ∈ ⎢0, ⎟
⎣ 2⎠
4. Hàm accôtang là ánh xạ ngược của cotg : (0, π ) → R kí hiệu:
⎛ π⎞
arc cot g : R → ⎜ 0, ⎟
⎝ 2⎠
⎛ π⎞
Vậy ta có ∀x ∈ R, ∀y ∈ ⎜ 0, ⎟ y = arc cot gx ⇔ x = cot gy
⎝ 2⎠
Đồ thị hàm y=arccotgx cho trên hình 2.7

y
tg

π
2
arctg

0 π x
2

H.2.6

41
Chương 2: Hàm số một biến số

π
2

arccotg

0 π π x
2

H.2.7
Chú ý:
• ∀x ∈ R , cot g ( arc cot gx ) = x

• k ( x ) = arc cot g (tgx ) xác định trên R \ πZ ,tuần hoàn với chu kỳ π và
k ( x ) = x , x ∈ (0, π )

⎛π ⎞ ⎛π ⎞
• Vì ⎜ − arc cot g (cot gx ) ⎟ ∈ (0, π ) và cot g ⎜ − arctgx ⎟ = tg ( arctgx )
⎝2 ⎠ ⎝2 ⎠
π
Vậy arctgx + arc cot gx =
2
Người ta gọi hàm số luỹ thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit, các hàm số lượng giác và các
hàm số lượng giác ngược là các hàm số sơ cấp cơ bản.
F. Các hàm hypebôlic thuận
1. Hàm sinhypebôlic là ánh xạ sh : R → R xác định như sau:
1 x
∀x ∈ R, shx = (e − e − x )
2

42
Chương 2: Hàm số một biến số

2. Hàm côsinhypebôlic là ánh xạ ch : R → R xác định như sau:


1 x
∀x ∈ R, chx = (e + e − x )
2
3. Hàm tanghypebôlic là ánh xạ th : R → R xác định như sau:
shx e 2 x − 1
∀x ∈ R, thx = =
chx e 2 x + 1
4. Hàm cotanghypebôlic là ánh xạ coth : R * → R , xác định như sau:

chx 1 e2 x + 1
∀x ∈ R * , coth x = = = 2x
shx thx e − 1
Tính chất:
1. Shx,thx,cothx là các hàm số lẻ còn chx là chẵn và ∀x ∈ R , chx > 0
2. ∀x , a, b, p , q ∈ R , các hàm hypebôlic thoả mãn công thức sau đây

2 2 x2 y2
• ch x − sh x = 1 ⇒ Hyperbon 2 − 2 = 1 biểu diễn tham số sẽ là:
a b
⎧ x = acht

⎩ y = bsht t∈R
• ch( a + b) = cha.chb + sha.shb ; sh ( a + b) = sha.chb + shb.cha
ch(a − b) = cha.chb − sha.shb ; sh (a − b) = sha.chb − shb.cha
tha + thb tha − thb
th( a + b) = ; th (a − b) =
1 + tha.thb 1 − tha.thb
• ch 2a = ch 2 a + sh 2 a = 2ch 2 a − 1 = 1 + 2sh 2 a .
sh2a = 2sha.cha .
2tha
th 2a = .
1 + th 2 a
1 1
ch 2 a = (ch 2a + 1); sh 2 a = (ch 2a − 1) .
2 2
p+q p−q
• chp + chq = 2ch ch
2 2
p+q p−q
chp − chq = 2sh sh
2 2
p+q p−q
shp + shq = 2sh ch
2 2
p+q p−q
shp − shq = 2ch sh
2 2
43
Chương 2: Hàm số một biến số

Tính chất đã nêu lý giải tên gọi sinhypebôlic, ...


Đồ thị của các hàm shx, chx cho trên hình 2.8, còn đồ thị các hàm thx, cothx cho trên hình
2.9

y
ch y coth
sh

1
1
y= e x th
2
0 x 0 x

H.2.8 H.2.9

G. Các hàm hypebôlic ngược


1. Hàm Acsinhypebôlic là ánh xạ ngược của sh : R → R , kí hiệu:
Argsh : R → R haylà ∀( x , y ) ∈ R 2 , y = Argshx ⇔ x = shy
2. Hàm Accôsinhypebôlic là ánh xạ ngược của ch : R → [1,+∞] , kí hiệu:
Argch : [1,+∞ ) → R+ , tức là ∀x ∈ [1,+∞ ), ∀y ∈ R+ , y = Argchx ⇔ x = chy
3. Hàm Actanghypebôlic là ánh xạ ngược của th : R → ( −1,1), kí hiệu:
Argth : ( −1,1) → R , tức là ∀x ∈ ( −1,1), ∀y ∈ R , y = Argthx ⇔ x = thy
4. Hàm Accôtanghypebôlic là ánh xạ ngược của coth : R * → R \ [− 1,1], kí hiệu:
Arg coth : R \ [− 1,1] → R * , tức là
∀x ∈ R \ [− 1,1], ∀y ∈ R * , y = Arg coth x ⇔ x = coth y
Biểu thức logarit của hàm hypebôlic ngược:
1. Trước hết thấy ngay rằng Argshx là hàm số lẻ và vì:
1 y
y = Argshx ⇔ x = shy ⇔ x = (e − e − y )
2

44
Chương 2: Hàm số một biến số

Hay a 2 y − 2 xe y − 1 = 0 và do e y > 0 nên e y = x + 1 + x 2

Cuối cùng ∀x ∈ R , Argshx = ln( x + 1 + x 2 )


2. ∀x ∈ [1,+∞ ), ∀y ∈ R+ , y = Argchx ⇔ x = chy
1 y
⇔x= (e + e − y ) ⇔ e 2 y − 2 xe y + 1 = 0
2
Vì e y ≥ 1 nên lấy e y = x + x 2 − 1 ⇒ ∀x ∈ [1,+∞ ) Argchx = ln( x + x 2 − 1)
3.
∀x ∈ (−1,1), ∀y ∈ R , y = Argthx ⇔ x = thy
e y − e− y 1+ x 1 1+ x
⇔x= −y
⇔ x (e 2 y + 1) = e 2 y − 1 ⇔ e 2 y = ⇔ y = ln
e +e
y
1− x 2 1− x
1 1+ x
Cuối cùng ∀x ∈ ( −1,1) Argthx = ln
2 1− x
1 1 1+ x
4. ∀x ∈ R \ [− 1,1], Arg coth x = Argth = ln
x 2 x −1
H. Đa thức, hàm hữu tỉ.
1. Ánh xạ P: X → R được gọi là đa thức khi và chỉ khi tồn tại n ∈ N và
n
( a0 , a1 ,..., an ) ∈ R n +1 sao cho ∀x ∈ X , P ( x ) = ∑ ai x i
i =0

Nếu an ≠ 0 , gọi n là bậc của đa thức, kí hiệu degP(x)=n


2. Ánh xạ f : X → R được gọi là hàm hữu tỉ khi và chỉ khi tồn tại hai đa thức
P( x )
P,Q: X → R sao cho ∀x ∈ X , Q( x ) ≠ 0, f ( x) =
Q( x )
P( x )
Gọi f ( x ) = là hàm hữu tỉ thực sự khi và chỉ khi: degP(x)<degQ(x)
Q( x )
3. Hàm hữu tỉ tối giản là các phân thức có dạng:
A Bx + C
hoặc
( x − a) k
( x + px + q) k
2

Trong đó k ∈ N * , a, p , q, A, B , C là các số thực và p 2 − 4q <0


Dưới đây ta đưa ra các định lí được chứng minh trong lí thuyết đại số
Định lí 1: Mọi đa thức bậc n với các hệ số thực đều có thể phân tích ra thừa số trong dạng:
P ( x ) = an ( x − α1 ) k1 ...( x − α l ) k l ( x 2 + p1 x + q1 ) β1 ...( x 2 + pm x + qm ) β m

Trong đó α i (i = 1, l ) là các nghiệm thực bội ki của đa thức còn p j , q j , β j ∈ R

45
Chương 2: Hàm số một biến số

l m

∑k + 2∑ β j = n ,
2
với j = 1,2,..., m và i p j − 4q j < 0 ; j = 1, m
i =1 j =1

Định lí 2: Mọi hàm hữu tỉ thực sự đều có thể phân tích thành tổng hữu hạn các hàm hữu tỉ
tối giản.
3
Ví dụ 4: Cho a ∈ R+* \ {1} , giải phương trình log a x − log a 2 x + log a 4 x =
4
Giải:
Điều kiện x ∈ R+*

⎛ 1 1 1 ⎞ 3
ln x ⎜ − + ⎟=
⎝ ln a 2 ln a 4 ln a ⎠ 4
⇔ ln x = ln a ⇔ x = a

∏ (2ch2 )
n
Ví dụ 5: Cho n ∈ N , x ∈ R hãy tính k
x −1 = P
k =0

Giải:

ch2t = 2ch 2t − 1 ∀t ⇒ 4ch 2t − 1 = 2ch2t + 1


2ch2t + 1
⇒ 2cht − 1 =
2cht + 1
2ch2 x + 1 2ch2n +1 x + 1
k +1
P = ∏ (2ch2k x − 1) = ∏
n n
=
k = o 2ch 2 x + 1 2chx + 1
k
k =0

Ví dụ 6: Cho x, y ∈ (− 1,1) hãy biến đổi biểu thức Argthx + Argthy .

1 + 3thx
Áp dụng hãy biến đổi f ( x ) = Argth
3 + thx
Giải:

1 x + 1 1 y + 1 1 ( x + 1)(y + 1)
Argthx + Argthy = ln + ln = ln
2 x − 1 2 y − 1 2 ( x − 1)(y − 1)
x+y
1+
1 1 + xy + x + y 1 1 + xy x+y
= ln = ln = Argth
2 1 + xy − x − y 2 1 − x + y 1 + xy
1 + xy
1
+ thx
3 1 1
f ( x ) = Argth = Argth + Argth(thx ) = ln 2 x
1 3 2
1 + thx
3
Ví dụ 7: Giải phương trình: arcsin(tgx)=x
46
Chương 2: Hàm số một biến số

Giải:

⎧ π ⎛ π π⎞
⎪ x ≠ 2 + kπ , x ∈ ⎜ − 2 , 2 ⎟
⎪ ⎝ ⎠
Điều kiện: ⎨
⎪tgx ∈ [− 1,1] ⇒ x ∈ ⎡− π , π ⎤
⎪⎩ ⎢ 4 4⎥
⎣ ⎦
arcsin(tgx) = arcsin(sin x)
⇒ tgx = sin x
⎛ 1 ⎞
⇒ sin x⎜1 − ⎟=0
⎝ cos x ⎠
⎡sin x = 0
⇒⎢ ⇒ x = kπ , k ∈ Z.
⎣cos x = 1
⎡ π π⎤
Vì kπ ∉ ⎢ − , ⎥ nên phương trình vô nghiêm.
⎣ 4 4⎦
2.1.3. Hàm số sơ cấp
Định nghĩa: Hàm số sơ cấp là những hàm số được tạo thành bởi một số hữu hạn các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia và các phép lấy hàm hợp đối với các hàm số sơ cấp cơ bản và các
hằng số.
2.2. GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ
2.2.1. Khái niệm về giới hạn
A. Định nghĩa giới hạn
Ta gọi δ − lân cận của điểm a ∈ R là tập Ωδ (a) = (a − δ , a + δ )

Gọi A- lân cận của + ∞ là tập Ω A (+∞) = ( A,+∞) với A>0 và khá lớn.

Gọi B- lân cận của − ∞ là tập Ω B (−∞) = (−∞,− B ) với B>0 và khá lớn.

Cho f xác định ở lân cận điểm a (có thể không xác định tại a )
1. Nói rằng f có giới hạn là l khi x dần đến a (gọi tắt: có giới hạn là l tại a) nếu
∀ε > 0, ∃Ωη (a) ⊂ X , ∀x ∈ Ωη (a) \ {a} ⇒ f ( x ) − l < ε

2. Nói rằng f có giới hạn là + ∞ tại a nếu

∀A > 0, ∃Ωη ( a) ⊂ X , ∀x ∈ Ωη (a) \ {a} ⇒ f ( x ) > A .

3. Nói rằng f có giới hạn là − ∞ tại a nếu − f có giới hạn là + ∞ tại a

4. Nói rằng f có giới hạn là l tại + ∞ nếu

47
Chương 2: Hàm số một biến số

∀ε > 0, ∃Ω A (+∞) ⊂ X , ∀x ∈ Ω A (+∞) ⇒ f ( x ) − l < ε .

5. Nói rằng f có giới hạn là l tại − ∞ nếu


∀ε > 0, ∃Ω B (−∞) ⊂ X , ∀x ∈ Ω B (−∞) ⇒ f ( x ) − l < ε .

6. Nói rằng f có giới hạn là + ∞ tại + ∞ nếu

∀A > 0, ∃Ω M (+∞) ⊂ X , ∀x ∈ Ω M (+∞) ⇒ f ( x ) > A .

7. Nói rằng f có giới hạn là − ∞ tại + ∞ nếu và chỉ nếu − f có giới hạn là + ∞ tại

+∞
8. Nói rằng f có giới hạn là +∞ tại −∞ nếu
∀A > 0, ∃Ω M ( −∞ ) ⊂ X , ∀x ∈ Ω M ( −∞ ) ⇒ f ( x) > A .
9. Nói rằng f có giới hạn là − ∞ tại − ∞ khi và chỉ khi − f có giới hạn là + ∞ tại − ∞
Khi f (x ) có giới hạn là l tại a hoặc tại ± ∞ nói rằng f (x ) có giới hạn hữu hạn tại a hoặc tại
± ∞ . Ngược lại f (x ) có giới hạn là ± ∞ , nói rằng nó có giới hạn vô hạn.

B. Định nghĩa giới hạn một phía.

1. Nói rằng f có giới hạn trái tại a là l1 nếu

∀ε > 0, ∃η > 0 (∃Ωη (a) ⊂ X ), ∀x,0 < a − x < η ⇒ f ( x ) − l1 < ε .

2. Nói rằng f có giới hạn phải tại a là l2 nếu

∀ε > 0, ∃η > 0 , ∀x, 0 < x − a < η ⇒ f ( x ) − l2 < ε .

Kí hiệu f có giới hạn là l tại a thường là:

lim f ( x ) = l hoặc f ( x ) ⎯x⎯


⎯→ l
→a
x→a

Tương tự có các kí hiệu:


lim f ( x ) = +∞,−∞; lim = l,+∞,−∞
x→a x → ±∞

Kí hiệu f có giới hạn trái tại a là l1 , thường dùng lim f ( x ) = f (a − ) = l1


x →a −

Tương tự lim f ( x ) = f (a + ) = l2
x →a+

Hệ quả: Điều kiện cần và đủ để lim f ( x ) = l là f (a − ) = f (a + ) = l.


x→a

48
Chương 2: Hàm số một biến số

2.2.2. Tính chất của hàm có giới hạn.


A. Sự liên hệ với dãy số
Định lí: Để f (x ) có giới hạn là l tại a điều kiện cần và đủ là mọi dãy (un ) trong

X hội tụ về a thì lim f (un ) = l


n→∞

Chứng minh:

Cho f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l và un → a . Khi đó
→a

∀ε > 0, ∃η > 0, ∀x,0 < x − a < η ⇒ f ( x) − l < ε

Vì lim u n = a ⇒ ∃n0 (η ), ∀n > n0 ⇒ u n − a < η


n→∞

Như vậy ∀ε > 0, ∃n0 , ∀n > n0 ⇒ f (un ) − l < ε nghĩa là lim f (un ) = l .
n→∞

Ngược lại, cho (un ) → a mà lim f (un ) = l sẽ có lim f ( x ) = l


n→∞ n→a

Nếu không, tức là ∃ε > 0, ∀η > 0, ∃x để x − a < η và f ( x ) − l ≥ ε , tức


* 1 1
là ∀n ∈ N lấy η = , ∃un để un − a < và f (u n ) − l ≥ ε . Rõ ràng lim un = a nhưng
n n n→∞

lim f (un ) ≠ l vô lý. Chứng tỏ phải xảy ra lim f ( x ) = l


x →∞ x→a

B.Tính duy nhất của giới hạn


Định lí: Nếu lim f ( x ) = l thì l là duy nhất.
x →a

Chứng minh:
Là hệ quả của định lí về tính duy nhất của giới hạn của dãy số và định lí vừa phát biểu
ở trên.
C.Tính bị chặn
Định lí: Nếu lim f ( x ) = l thì f (x ) bị chặn trong một lân cận của a.
x →a

Chứng minh:
Lấy ε = 1, ∃η > 0, ∀x ∈ Ωη (a) \ {a} ⇒ f ( x ) − l < 1.

Hay f ( x ) = f ( x ) − l + l ≤ f ( x ) − l + l ≤ 1 + l

Chú ý:
• Trường hợp a = +∞, a = −∞ cũng chứng minh tương tự.

49
Chương 2: Hàm số một biến số

• Định lí đảo: Hàm f (x ) không bị chặn trong lân cận của a thì không có giới hạn hữu hạn
tại a.
1 1
Chẳng hạn f ( x ) = sin không có giới hạn hữu hạn tại 0.
x x
D.Tính chất thứ tự của giới hạn và nguyên lí kẹp.
Định lí 1: Cho lim f ( x ) = l . Khi đó:
x →a

1. Nếu c < l thì trong lân cận đủ bé của a : c < f ( x )


2. Nếu l < d thì trong lân cận đủ bé của a : f ( x ) < d
3. Nếu c < l < d thì trong lân cận đủ bé của a : c < f ( x ) < d
Chứng minh:
1. ε = l − c > 0, ∃η1 , ∀x ∈ Ωη1 (a) \ {a} ⇒ f ( x ) − l < l − c ⇒ c < f ( x )

2. ε = d − l , ∃η2 , ∀x ∈ Ωη 2 (a) \ {a} ⇒ f ( x ) − l < d − l ⇒ f ( x ) < d


3. ∃η = Min (η1,η2 ), ∀x ∈ Ωη ( a) \ {a} ⇒ c < f ( x ) < d
Chú ý: Định lí trên không còn đúng khi thay các bất đẳng thức ngặt bằng các bất đẳng thức
không ngặt.
Định lí 2: Cho lim f ( x ) = l, khi đó
x→a

1. Nếu c ≤ f (x ) trong lân cận của a thì c ≤ l


2. Nếu f ( x ) ≤ d trong lân cận của a thì l ≤ d
3. Nếu c ≤ f ( x ) ≤ d trong lân cận của a thì c ≤ l ≤ d
Nhờ vào lập luận phản chứng, chúng ta thấy định lí trên thực chất là hệ quả của định lí 1.
Định lí 3: Nguyên lí kẹp:
Cho ba hàm số f , g , h thoả mãn: f ( x ) ≤ g ( x ) ≤ h ( x ) trên X; lim f ( x ) = lim h( x ) = l
x →a x →a

Khi đó lim g ( x ) = l
x →a

Chứng minh: ∀ε > 0, ∃η1 ,η2 , ∀x : 0 < x − a < η1 ⇒ f ( x ) − l < ε

0 < x − a < η 2 ⇒ h( x ) − l < ε

⎧⎪ f ( x) − l < ε
Lấy η = Min(η1 ,η2 ) thì ∀x ∈ X : 0 < x − a <η ⇒ ⎨
⎪⎩ h( x) − l < ε

⇒ −ε < f ( x ) − l ≤ g ( x ) − l ≤ h( x ) − l < ε . Tức là lim g ( x ) = l


x →a

50
Chương 2: Hàm số một biến số

Chú ý: Định lí đúng với các trường hợp a = +∞, a = −∞

Định lí 4: Nếu trong lân cận của a có f ( x ) ≤ g ( x ) và lim f ( x ) = +∞ thì:


x→a

lim g ( x ) = +∞
x →a

Chứng minh:
∀A > 0, ∃η1 , ∀x : 0 < x − a < η1 ⇒ f ( x ) > A

Mặt khác ∃η2 , ∀x : 0 < x − a < η2 ⇒ f ( x ) ≤ g ( x )

Lấy η = Min(η1 ,η2 ), ∀x : 0 < x − a < η ⇒ g( x ) > A chứng tỏ g ( x ) ⎯x⎯


⎯→ −∞
→a

Chú ý:
• Định lí đúng với trường hợp a = +∞, a = −∞

• Tương tự có định lí khi f ( x ) ⎯x⎯


⎯→ −∞
→a

E. Các phép tính đại số của hàm số có giới hạn


Định lí 1 (Trường hợp giới hạn hữu hạn):

1. f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l ⇒ f ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ l
→a

2. f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ 0 ⇔ f ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ 0
→a

3. f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l1 và g ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ l2 ⇒ f ( x ) + g ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ l1 + l2
→a

⎯→ l ⇒ λ. f ( x ) ⎯x⎯
4. f ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ λl,
→a
λ ∈R
5. f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ 0 và g (x ) bị chặn trong lân cận của a ⇒ f ( x ).g ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ 0
→a

6. f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l1 và g ( x ) ⎯⎯
→a
⎯→ l2 ⇒ f ( x ).g ( x ) ⎯⎯
x →a
⎯→ l1.l2
x →a

f (x) l
⎯→ l1 và g ( x ) ⎯x⎯
7. f ( x ) ⎯x⎯
→a
⎯→ l2 ≠ 0 ⇒
→a
⎯x⎯
⎯→ 1
→a
g( x ) l2
Chứng minh:
1. ∀ε > 0, ∃η > 0, ∀x : 0 < x − a < η ⇒ f ( x ) − l < ε

Mà f ( x ) − l ≤ f ( x ) − l < ε ⇒ f ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l
→a

2. Hiển nhiên vì f ( x ) − 0 = f ( x ) = f ( x ) − 0

ε
3. ∀ε > 0, ∃η1 > 0, ∀x : 0 < x − a < η1 ⇒ f ( x ) − l1 <
2

51
Chương 2: Hàm số một biến số

ε
∃η2 > 0, ∀x : 0 < x − a < η2 ⇒ g ( x ) − l2 <
2
Gọi η = Min(η1 ,η2 ), ∀x : 0 < x − a < η sẽ có:

ε ε
f ( x ) + g ( x ) − (l1 + l2 ) ≤ f ( x ) − l1 + g ( x ) − l2 < + =ε
2 2
Chứng tỏ f ( x ) + g ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l1 + l2
→a

ε
4. ∀ε > 0, ∃η > 0, ∀x : 0 < x − a < η ⇒ f ( x) − l < với λ ∈ R
1+ λ

λε
Suy ra ∀x : 0 < x − a < η ⇒ λf ( x ) − λ l ≤ <ε
1+ λ

Chứng tỏ λf ( x ) ⎯x⎯
⎯→ λl
→a

ε
5. ∀ε > 0, ∃η1 , ∀x : 0 < x − a < η1 ⇒ f ( x ) <
1+ M
Trong đó g (x ) bị chặn bởi số M trong lân cận Ωη 2 ( a ) . Tức là

∀x, ∃M , ∃η2 : 0 < x - a < η2 ⇒ g ( x ) ≤ M

Đặt η = Min(η1 ,η2 ) thì


∀x : 0 < x − a < η ⇒ f ( x ).g ( x ) = f ( x) . g ( x ) < < ε ⇒ f ( x ).g ( x ) ⎯x⎯
⎯→ 0
→a
1+ M
6. Đặt h ( x ) = f ( x ) − l1 ⇒ h( x ) ⎯x⎯
⎯→ 0 ⇒ f ( x ).g ( x) = l1.g ( x) + h( x).g ( x )
→a

Vì g ( x ) ⎯x⎯
⎯→ l2 nên bị chặn trong lân cận của a.
→a

⎯→ l1.l2 , theo 5. thì h( x).g ( x ) → 0


Theo 4. thì l1.g ( x ) ⎯x⎯
→a

Vậy f ( x).g ( x ) ⎯x⎯


⎯→ l1.l2
→a

1 1
7. Trước hết ta chỉ ra ⎯x⎯
⎯→
→a
g ( x) l2

Vì g ( x) ⎯x⎯
⎯→ l2 ≠ 0 ⇒ g ( x) ⎯x⎯
→a
⎯→ l2 > 0 . Theo định lí 1 về tính thứ tự của giới
→a

l2
hạn thì ∃η1 > 0, ∀x : 0 < x − a < η1 ⇒ g ( x) >
2
1 1 g ( x ) − l2 2 g ( x ) − l2
∀x : 0 < x − a < η1 ⇒ 0 < − = ≤ 2
g ( x ) l2 g ( x ) . l2 l2

52
Chương 2: Hàm số một biến số

1 1
Vì g ( x) − l2 ⎯x⎯
⎯→ 0 . Vậy
→a
⎯x⎯
⎯→ .
→a
g ( x) l2

f 1
Áp dụng 6. với = f.
g g
Định lí 2 (Trường hợp giới hạn vô hạn):
1. Nếu f ( x) ⎯x⎯
⎯→ +∞ và g ( x) ≥ m trong lân cận của a thì f ( x) + g ( x) ⎯x⎯
→a
⎯→ +∞
→a

2. Nếu f ( x) ⎯x⎯
⎯→ +∞ và g ( x) ≥ m > 0 trong lân cận của a thì f ( x).g ( x) ⎯x⎯
→a
⎯→ +∞
→a

Chứng minh:
1. ∀A > 0, ∃η, ∀x : 0 < x − a < η ⇒ f ( x) > A − m

⇒ f ( x) + g ( x ) > A . Tức là f ( x) + g ( x) ⎯x⎯


⎯→ +∞
→a

A
2. ∀A > 0, ∃η , ∀x : 0 < x − a < η ⇒ f ( x) >
m
A
⇒ f ( x).g ( x) > .m = A . Tức là f ( x).g ( x) ⎯x⎯
⎯→ +∞
→a
m
Chú ý: - Định lí trên đúng cho trường hợp a = +∞, a = −∞

- Có sự tương tự cho định lí 2 khi f ( x) ⎯x⎯


⎯→ −∞
→a

F. Giới hạn của hàm hợp


Cho f : X → R, g : Y → R và f ( X ) ⊂ Y

Định lí: Nếu f ( x) ⎯x⎯


⎯→ b và g ( y ) ⎯⎯
→a
⎯→ l thì g ( f ( x)) ⎯x⎯
y →b
⎯→ l
→a

Chứng minh:

∀ε > 0, ∃η , ∀y : 0 < y − b < η ⇒ g ( y) − l < ε


∃ δ η , ∀x : 0 < x − a < δ η ⇒ f ( x) − b < η

Chứng tỏ: ∀x : 0 < x − a < δη ⇒ g ( f ( x)) − l < ε .

Vậy g ( f ( x)) ⎯x⎯


⎯→ l
→a

G. Giới hạn của hàm đơn điệu

Định lí 1: Cho f : (a, b) → R, a, b ∈ R hoặc a, b ∈ R và là hàm tăng.

1. Nếu f bị chặn trên thì lim− f ( x) = Sup f ( x)


x →b ( a ,b )

53
Chương 2: Hàm số một biến số

2. Nếu f không bị chặn trên thì lim− f ( x) = +∞


x →b

Chứng minh:

1. Gọi l = Sup f ( x). ∀ε > 0, ∃ξ ∈ (a, b) để l − ε < f (ξ ) ≤ l


( a ,b )

Do f (x ) tăng nên:

∀x ∈ ( a , b ) : ξ ≤ x ⇒ f (ξ ) ≤ f ( x) ⇒ l − ε < f ( x ) ≤ l ⇒ l − ε < f ( x ) < l + ε

Hay f ( x) − l < ε

Giả sử b ∈ R . Đặt η > b − ξ > 0, ∀x : 0 < b − x < η ⇒ f ( x) − l < ε

Chứng tỏ f ( x) ⎯x⎯
⎯→ l
→b

Giả sử b = +∞ . Lấy A > ξ , ∀x > A > ξ ⇒ f ( x) − l < ε . Chứng tỏ f ( x) ⎯x⎯


⎯→ l
→∞

2. ∀A ∈ R, ∃ξ ∈ ( a, b) ⇒ f (ξ ) > A .

Vậy ∀x ∈ ( a, b) sao cho x ≥ ξ ⇒ f ( x ) ≥ f (ξ ) > A .

f ( x ) > A chứng tỏ f ( x) ⎯x⎯


⎯→ +∞
→b

Với b = +∞ , xét tương tự như trên


Chú ý:
• Nếu b hữu hạn, định lí trên nói về giới hạn trái tại b.
• Từ định lí suy ra: mọi hàm tăng trên (a,b) luôn có giới hạn hữu hạn hoặc vô hạn tại b.
• Định lí 1 có thể suy diễn cho trường hợp f (x ) giảm trên (a,b). Kết quả trong các trường
hợp được mô tả trên hình 2.10.

54
Chương 2: Hàm số một biến số

f : ( a, b) → R Kết luận Đồ thị

Tăng và bị f (x) ⎯⎯⎯


x→a→ Sup f (x)
(a,b)
chặn trên

Giảm và bị
chặn dưới f (x) ⎯x⎯→
⎯ Inf f (x)
→b
(a,b)

Giảm và bị
chặn trên f (x) ⎯x⎯→
⎯ Supf (x)
→a
(a,b)

Tăng và bị f ( x) ⎯x⎯
⎯→ Inff
→a

chặn dưới

Tăng và không
bị chặn trên f ( x) ⎯x⎯
⎯→ +∞
→b

Giảm và không
bị chặn dưới f ( x) ⎯x⎯
⎯→ −∞
→b

Giảm và không f ( x) ⎯x⎯


⎯→ +∞
→a

bị chặn trên

Tăng và không f ( x) ⎯x⎯


⎯→ −∞
→a

bị chặn dưới

H.2.10

Định lí 2: Nếu f (x ) xác định tại a và tăng ở lân cận của a thì luôn tồn tại một giới hạn trái
và một giới hạn phải hữu hạn tại a và: lim f(x) ≤ f(a) ≤ lim f(x)
x→a x→a +

55
Chương 2: Hàm số một biến số

Chứng minh:
Rõ ràng: f (x ) tăng và bị chặn trên bởi f (a ) ở lân cận bên trái của a.

f (x ) tăng và bị chặn dưới bởi f (a ) ở lân cận bên phải của a.


Theo định lí 1, chúng ta nhận được kết quả cần chứng minh. Ta có kết quả
tương tự khi f giảm. Hình 2.11. mô tả định lí 2.
y

f (a + )
f (a )

f (a − )

0 a x
H.2.11
2.2.3. Các giới hạn đáng nhớ
sin x x
A. lim = lim =1 (2.1)
x→0 x x → 0 sin x

⎛ π π⎞
Chứng minh: Dễ dàng thấy được x ∈ ⎜ − , ⎟ \ {0}
⎝ 2 2⎠
sin x
thì có bất đẳng thức kép: cos x < < 1.
x
Dùng định nghĩa chứng minh được lim cos x = 1 . Vậy suy ra công thức (2.1)
x →0

x x
⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞
B. lim ⎜1 + ⎟ = lim ⎜1 + ⎟ = e (2.2)
x → +∞
⎝ x⎠ x → −∞
⎝ x⎠
Chứng minh:
1 1 1
∀x ∈ R+* \ {0,1}, ∃n ∈ N * sao cho n ≤ x ≤ n + 1 ⇒ ≤ ≤
n +1 x n
n x n +1
⎛ 1 ⎞ ⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞
Suy ra ⎜1 + ⎟ ≤ ⎜1 + ⎟ ≤ ⎜1 + ⎟ .
⎝ n + 1⎠ ⎝ x⎠ ⎝ n⎠

56
Chương 2: Hàm số một biến số

Theo ví dụ 10. ở chương 1 và tính chất đại số của dãy hội tụ thì:
n n +1 −1
⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞
⎜1 + ⎟ = ⎜1 + ⎟ .⎜1 + ⎟ →e
⎝ n +1⎠ ⎝ n +1⎠ ⎝ n +1⎠
n +1 n
⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞
⎜1 + ⎟ = ⎜1 + ⎟ .⎜1 + ⎟ → e
⎝ n⎠ ⎝ n⎠ ⎝ n⎠
x
⎛ 1⎞
Suy ra ⎜1 + ⎟ ⎯x⎯⎯→ e . Thực hiện phép biến đổi x = − y
→ +∞
⎝ x⎠
x −y y
⎛ 1⎞ ⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞
lim ⎜1 + ⎟ = lim ⎜⎜1 + ⎟⎟ = lim ⎜⎜1 + ⎟⎟ = e
x → −∞
⎝ x⎠ y → +∞
⎝ − y ⎠ y → +∞
⎝ y − 1 ⎠
1
sin u ( x )
⎯→ 0 thì (1 + u ( x) )u ( x ) ⎯x⎯
Tổng quát nếu u ( x) ⎯x⎯
→a
⎯→ e và
→a
→1
u ( x)

C. lim ln x = +∞, lim ln x = −∞ (2.3)


x → +∞ x →0 +

Chứng minh: Vì lnx tăng trên R+* nên tại + ∞ hàm số có giới hạn hữu hạn hoặc là + ∞ .

Giả sử có giới hạn hữu hạn l thì lim ln x = l = lim ln 2 x.


x → +∞ x→∞

Tuy nhiên ln 2 x = ln 2 + ln x → l = l + 2 vô lý.


1
Vậy ln x ⎯x⎯⎯→ +∞.
→ +∞
∀x ∈ R+* , ln x = − ln ⎯⎯⎯+ → −∞
x x→0
1
Ví dụ 1: Chứng minh: lim+ sin x = 0, lim =0
x →0 x → ±∞ x
Giải:

∀ε > 0 ( ε bé) ∀x ∈ Ωε (0) \ {0} có sin x < x .

Lấy η = ε , ∀x : 0 < x < ε ⇒ sin x < ε

1 1
∀ε > 0 để <ε ⇔ x > = A
x ε
1 1
Vậy ∃A ∈ R+* , ∀x : x > A⇒ < ε . Chứng tỏ ⎯x⎯⎯→ 0
→ ±∞
x x

Ví dụ 2: Tính lim
x→4
2x + 1 − 3
x+2− 2
,
x→∞
(
lim x 2 + 1 − x 2 − 1 )

57
Chương 2: Hàm số một biến số

Giải:

2 x + 1 − 3 2( x − 4).( x − 2 + 2 ) 2.2 2 2
= ⎯x⎯⎯→
→4
= . 2
x−2 − 2 ( x − 4).( 2 x + 1 + 3) 2.3 3
2
x2 + 1 − x2 − 1 = ⎯x⎯
⎯→ 0
→∞
x2 + 1 + x + 1
cos x − cos 3 x
Ví dụ 3: Tính lim
x →0 x2
Giải:
x 3x
− 2 sin 2 + 2 sin 2
cos x − cos 3 x (cos x − 1) + (1 − cos 3x) 2 2
= =
x2 x2 x 2

x 3x
sin 2 sin 2
1 2+9 2 ⎯⎯ 1 9
=− 2 2
⎯→ − + = 4
x →0
2 ⎛ x⎞ 2 ⎛ 3x ⎞ 2 2
⎜ ⎟ ⎜ ⎟
⎝2⎠ ⎝ 2⎠
x2
⎛ x −1⎞ 1
Ví dụ 4: Tính lim ⎜⎜ 2 ⎟ , lim(1 + sin x ) x
x→∞ x + 1 ⎟ x→0
⎝ ⎠
Giải:
⎛ 1+ x 2 ⎞ ⎛ 2x2 ⎞
x2 ⎜− ⎟.⎜ − ⎟
⎛ x2 − 1 ⎞ ⎛ 2 ⎞ ⎜
⎝ 2 ⎟ ⎜ x 2 +1 ⎟
⎠⎝ ⎠
⎜⎜ 2 ⎟⎟ = ⎜1 − 2 ⎟
⎯x⎯
⎯→ e- 2
→∞
⎝ x + 1 ⎠ ⎝ 1+ x ⎠
1 1 sin x
(1 + sin x )x = (1 + sin x )sin x . x ⎯x⎯
⎯→ e
→0

D. Sự tồn tại giới hạn của các hàm sơ cấp


Định lí: Hàm số sơ cấp xác định tại x0 thì lim f ( x) = f ( x0 )
x → x0

2.3. ĐẠI LƯỢNG VÔ CÙNG BÉ (VCB) VÀ ĐẠI LƯỢNG VÔ CÙNG LỚN (VCL)
2.3.1. Đại lượng VCB
A. Định nghĩa:
Ánh xạ α : X → R , gọi là đại lượng VCB tại a nếu như α ( x) ⎯x⎯
⎯→ 0 , a có thể là + ∞
→a

hoặc - ∞
Hệ quả: Để tồn tại lim f ( x) = l điều kiện cần và đủ là hàm số α ( x ) = f ( x ) − l là VCB
x→a

tại a.

58
Chương 2: Hàm số một biến số

B. Tính chất đại số của VCB


Dựa vào tính chất đại số của hàm có giới hạn, nhận được tính chất đại số của các VCB
sau đây:
n n
1. Nếu α i ( x), i = 1,2,..., n là các VCB tại a thì tổng ∑α i ( x) , tích
i =1
∏α ( x)
i =1
i cũng là

VCB tại a
2. Nếu α ( x ) là VCB tại a, f ( x ) bị chặn trong lân cận của a thì α ( x ). f ( x) là VCB tại a.

C. So sánh các VCB


Cho α ( x ), β ( x ) là các VCB tại a.

α
1. Nếu ⎯⎯ ⎯→ 0 thì nói rằng α là VCB cấp cao hơn β tại a, kí hiệu α = o( β ) tại a,
β x→a
cũng nói rằng β là VCB cấp thấp hơn α tại a.

α
2. Nếu ⎯→ c ≠ 0 thì nói rằng α , β là các VCB ngang cấp tại a.
⎯⎯
β x→a
Đặc biệt c = 1 thì nói rằng α , β là các VCB tương đương tại a. Khi đó kí hiệu α ~ β tại a.

Rõ ràng nếu α , β ngang cấp tại a thì α ~ cβ tại a.

3. Nếu γ = o(α k ) thì nói rằng γ là VCB có cấp cao hơn k so với VCB α tại a

4. Nếu γ ~ cα k (c ≠ 0) thì nói rằng γ là VCB có cấp k so với VCB α tại a


α α
Hệ quả 1: Nếu γ ~ α1 , β ~ β1 tại a thì lim = lim 1
x→a β x→a β
1

Hệ quả 2: Nếu α = o( β ) tại a thì α + β ~ β tại a .


Hệ quả 3: Qui tắc ngắt bỏ VCB cấp cao:

Nếu α * là VCB cấp thấp nhất trong số các VCB α i , i = 1, m ( )


( )
và β * là VCB cấp thấp nhất trong số các VCB β i , i = 1, n tại a . Khi đó:
m

∑α i
α*
lim i =1
= lim
x→a n x→a β *
∑β
j =1
j

Chú ý: Các VCB đáng nhớ là:

1. xα ⎯x⎯
⎯→ 0,α > 0
→0

59
Chương 2: Hàm số một biến số

2. a x ⎯x⎯⎯→ 0, (a > 1)
→ −∞
a x ⎯x⎯⎯→ 0, (0 < a < 1)
→ +∞

3. shx ⎯x⎯
⎯→ 0,
→0
thx ⎯x⎯
⎯→ 0,
→0
Argthx ⎯x⎯
⎯→ 0
→0

4. Sinx ⎯⎯ ⎯→ 0,
x →0
tgx ⎯⎯ ⎯→ 0,
x →0
arcsin x ⎯⎯ ⎯→ 0
x →0

5. arctg ⎯⎯ ⎯→ 0
x →0

2.3.2. Đại lượng VCL


A. Định nghĩa
Ánh xạ A: X → R gọi là đại lượngVCL tại a nếu như A( x) ⎯x⎯
⎯→ +∞ hoặc − ∞
→a

(a có thể là + ∞ hoặc − ∞ ).
1
Hệ quả: Để A( x ) là VCL tại a thì cần và đủ là α ( x) = là VCB tại a.
A( x)
B. Tính chất của VCL
1. Nếu Ai ( x), i = 1,2,..., n là các VCL cùng dấu (+ ∞ ) hay (− ∞) tại a thì tổng
n

∑ A ( x) là VCL mang dấu đó tại a.


i =1
i

n
Nếu Bi ( x), i = 1,2,..., n là các VCL tại a thì tích ∏ B ( x) là VCL tại a
i =1
i

2. Nếu A( x ) là VCL tại a và f ( x ) giữ nguyên dấu tại a và lân cận của nó thì A( x). f ( x)
là VCL tại a.
C. So sánh các VCL
Cho A( x ), B ( x ) là các VCL tại a

A( x)
1. Nếu ⎯⎯ ⎯→ ∞ thì nói rằng A( x ) là VCL cấp cao hơn B ( x ) tại a, hay B là
B ( x) x → a
VCL có cấp thấp hơn A tại a
A( x)
2. Nếu ⎯⎯ ⎯→ c ≠ 0 thì nói rằng A, B là VCL ngang cấp tại a.
B ( x) x → a

Đặc biệt c = 1 thì nói rằng A, B là các VCL tương đương tại a, kí hiệu A ~ B tại a.

A( x) A ( x)
Hệ quả 1: Nếu A ~ A1 , B ~ B1 tại a thì lim = lim 1
x → a B( x) x → a B ( x)
1

Hệ quả 2: Nếu A(x ) làVCL cấp cao hơn B (x ) tại a thì A + B ~ A .


Hệ quả 3: Qui tắc ngắt bỏ cácVCL cấp thấp:

60
Chương 2: Hàm số một biến số

Nếu A* là các CVL cấp cao nhất trong số các VCL Ai ( x), i = 1,2,..., m và B* là VCL cấp
cao nhất trong số các VCL B j ( x ), j = 1,2,..., n tại a thì ta có
m

∑ A ( x)i
A* ( x)
lim i =1
= lim
x→a n x → a B* ( x)
∑ B ( x)
j =1
j

Chú ý: Các VCL sau đây thường hay dùng:

1. xα ⎯x⎯⎯→ +∞,
→ +∞
(α > 0)
2. a x ⎯x⎯⎯→ +∞, (a > 1)
→ +∞
a x ⎯x⎯⎯→ +∞, (0 < a < 1)
→ −∞

3. loga x ⎯x⎯⎯→ +∞, (a > 1)


→ +∞
loga x ⎯x⎯⎯→ +∞, (0 < a < 1)
→0 +

4. loga x ⎯x⎯⎯→ −∞, (a > 1)


→0 +
loga x ⎯x⎯⎯→ −∞, (0 < a < 1)
→ +∞

5. chx ⎯x⎯⎯→ +∞,


→ ±∞
shx ⎯x⎯⎯→ +∞,
→ +∞
shx ⎯x⎯⎯→ −∞
→ −∞

6. coth x ⎯x⎯⎯→ +∞,


→0 +
coth x ⎯x⎯⎯→ −∞
→0 −

⎛ 1⎞ sin x
Ví dụ 1: Tính lim⎜ sin x. cos ⎟ , lim
x →0
⎝ x⎠ x →∞ x

1 1
Sinx ⎯x⎯
⎯→ 0, cos
→0
≤ 1 ⇒ lim sin x. cos = 0
x x →0 x
Giải:
1 sin x
⎯x⎯
⎯→ 0, sin x ≤ 1 ⇒ lim
→∞
=0
x x →∞ x
sin 2 x tg 2 x − x 3
Ví dụ 2: Tính lim , lim
x → 0 sin 4 x x → 0 sin 2 x

sin 2 x ~ 2 x ⎫ sin 2 x 2x 1
⎬ ⇒ lim = lim =
sin 4 x ~ 4 x ⎭ x → 0 sin 4 x x→0 4 x 2
Giải:
tg x − x
2 3
x2
tg x ~ x , sin x ~ x ⇒ lim
2 2 2 2
= lim 2 = 1
x → 0 sin 2 x x→0 x

x2 + x − 1 x2 + x + 1 x2 + 1
Ví dụ 3: Tìm lim , lim , lim
x→∞ 2 x2 − 2 x→∞ x3 + 2 x→∞ x2 − 1

x2 + x − 1 x2 1
Giải: lim = lim =
x→∞ 2 x − 2
2 x→∞ 2 x 2
2

61
Chương 2: Hàm số một biến số

x2 + x + 1 x2 1
lim = lim = lim = 0
x →∞ x +2
3 x →∞ x 3 x→∞ x

x2 + 1 x2
lim = lim =1
x →∞ x 2 − 1 x →∞ x 2

2.4. SỰ LIÊN TỤC CỦA HÀM SỐ


2.4.1. Các khái niệm cơ bản
A. Hàm liên tục tại một điểm
Cho f : X → R và a ∈ X . Nói rằng f (x ) liên tục tại a nếu

lim f ( x ) = f (a ) hay lim f ( x) = f ( lim x)


x→a x→a x→a

Tức là ∀ε > 0, ∃η > 0, ∀x : x − a < η ⇒ f ( x) − f (a) < ε

B. Hàm liên tục một phía tại a


Cho f : X → R, a ∈ X . Nói rằng hàm f liên tục bên trái tại a nếu

lim f ( x) = f (a − ) = f (a)
x→a −

Hàm f liên tục bên phải tại a nếu

lim+ f ( x) = f (a + ) = f (a)
x→a

Hệ quả: Để hàm f (x ) liên tục tại a điều kiện cần và đủ là:

f (a − ) = f (a + ) = f (a)
C. Hàm liên tục trên một khoảng
1. Hàm f (x ) liên tục tại mọi điểm x ∈ X thì nói rằng nó liên tục trên tập X .

2. Hàm f (x ) liên tục trên khoảng mở (a,b) và liên tục trái tại b,liên tục phải tại a nói rằng
nó liên tục trên [a,b]
D. Hàm liên tục từng khúc
Hàm f : [a, b] → R, a, b ∈ R.

Nói rằng hàm f liên tục từng khúc trên [a, b] khi và chỉ khi ∃n ∈ N * và
(a0 , a1,..., an ) ∈ [a, b]n +1 sao cho a = a0 < a1 < ... < an = b và f liên tục trên tất cả các khoảng
mở (ai , ai +1 ), i = 0,1,..., n − 1 và có giới hạn phải hữu hạn tại ai , có giới hạn trái hữu hạn tại ai +1

E. Điểm gián đoạn của hàm số


1. Nếu f (x ) không liên tục tại a, nói rằng f (x ) có điểm gián đoạn tại x = a .

62
Chương 2: Hàm số một biến số

2. Nếu a là điểm gián đoạn và f (a − ), f (a + ) là các số hữu hạn thì gọi x = a là điểm gián
đoạn loại 1 của hàm số và gọi h f (a) = f (a + ) − f (a − ) là bước nhảy của f (x ) tại a.

Hệ quả: Nếu f (x ) tăng (giảm) ở lân cận điểm a khi đó f (x ) liên tục tại a khi và chỉ khi
h f (a ) = 0 . Điều này suy ra từ định lí 2 của hàm số đơn điệu.

3. Nếu a là điểm gián đoạn của f (x ) và không phải là điểm gián đoạn loại 1 thì nói rằng
f (x ) có điểm gián đoạn loại 2 tại x = a .
Các định nghĩa trên được mô tả trên hình 2.12.

y ∞ y

a1 a2 a3 a4 a a1 a2 a3 b
loại 1 loại 2 liên tục từng khúc
H.2.12

2.4.2. Các phép toán đại số của hàm liên tục


Định lí 1: Cho f , g : X → R, a ∈ X ,λ ∈ R

1. Nếu f (x ) liên tục tại a thì f (x) liên tục tại a.

2. Nếu f ( x ), g ( x ) cùng liên tục tại a thì f ( x ) + g ( x ) liên tục tại a.


3. Nếu f (x ) liên tục tại a thì λf (x) liên tục tại a.

4. Nếu f ( x ), g ( x ) liên tục tại a thì f ( x).g ( x ) liên tục tại a.

f ( x)
5. Nếu f ( x ), g ( x ) liên tục tại a và g ( x ) ≠ 0 thì liên tục tại a.
g ( x)
Chú ý:
• Định lí trên được phát biểu tương tự cho các hàm liên tục trên cùng khoảng X

63
Chương 2: Hàm số một biến số

• Nếu f (x ) và g (x ) liên tục tại a thì Sup ( f , g ) và Inf ( f , g ) cũng liên tục tại a.
Với Sup ( f , g ) : X → R Inf ( f , g ) : X → R
x a Sup ( f ( x ), g ( x )) x a Inf ( f ( x ), g ( x ))
1
Thật vậy Sup ( f , g ) = (f +g+ f +g)
2
1
Inf ( f , g ) = (f +g− f +g)
2
Chứng minh định lí 1 tương tự như chứng minh định lí về các phép toán đại số của hàm có
giới hạn hữu hạn.
Định lí 2: Cho f : X → R; a ∈ X , g: Y → R và f ( X ) ⊂ Y .
Nếu f (x ) liên tục tại a và g ( y ) liên tục tại b = f (a ) thì hàm hợp g ( f ( x)) liên tục tại a.
Chứng minh tương tự như chứng minh định lí về giới hạn của hàm hợp.
Chú ý:
• Định lí 2 cũng được phát biểu tương tự cho f liên tục trên X và g liên tục trên Y.

• Sử dụng định lí 2, nhận được các giới hạn quan trọng dưới đây:
Vì khi thỏa mãn định lí 2 thì lim g ( f ( x )) = g (lim f ( x)) do đó:
x→a x→a

log a (1 + x)
lim = log a e (2.4)
x→0 x
ln(1 + x)
Đặc biệt lim =1 (2.5)
x →0 x
ax −1
lim = ln a, (0 < a ≠ 1) (2.6)
x →0 x
Thật vậy gọi y = a x − 1 ⇒ x = log a ( y + 1) . Theo (2.4) sẽ có:

ax −1 y 1
lim = lim = = ln a
x→0 x y → 0 log a (1 + y ) log a e

lim
(1 + x) − 1
α
=α (2.7)
x→0 x
Gọi y = ( x + 1) − 1 ⇒ α ln(1 + x ) = ln(1 + y )
α

lim
(1 + x) − 1
α
= lim
y ( x) ⎛
= lim⎜
y α ln( x + 1) ⎞
⎟⎟ = α
x →0 x x →0 x x→0 ⎜ ln( y + 1) x
⎝ ⎠
Từ trên dễ dàng nhận được định lý sau:
64
Chương 2: Hàm số một biến số

Định lý 3: Mọi hàm số sơ cấp xác định tại x = a thì liên tục tại a.
2.4.3 Tính chất của hàm số liên tục trên một đoạn
Cho f : [a, b] → R là liên tục, a < b .
A. Tính trù mật của hàm số liên tục
Định lí 1: Nếu f (x ) liên tục trên [a, b] và f ( a ). f (b) < 0 thì tồn tại c ∈ (a, b ) để
f (c ) = 0
Chứng minh: Thực hiện phương pháp chia đôi đoạn [a, b] . Nếu trong quá trình chia đôi
tìm được điểm c sẽ dừng lại. Nếu không tìm được c thì nhận được dãy các đoạn lồng nhau
([an , bn ]) trong đó f (an ) < 0, f (bn ) > 0 và bn − an = b −n a .
2
Suy ra lim f ( an ) = f ( lim an ) = f (c) ≤ 0 và lim f (bn ) = f ( lim bn ) = f (c ) ≥ 0
n→∞ n →∞ n →∞ n →∞

trong đó c ∈ ( a, b) . Vậy f (c) = 0 .


Định lí 2: Nếu f (x ) liên tục trên [a, b] khi đó f (x ) nhận giá trị trung gian
giữa f (a ) và f (b) nghĩa là:
∀γ ∈ [ f (a), f (b)], ∃c ∈ [a, b], f (c) = γ
Chứng minh :
Định lí là đúng với γ = f (a ) hoặc γ = f (b) .
Giả sử f ( a ) < f (b) và xét f ( a ) < γ < f (b). Đặt g ( x ) = f ( x ) − γ liên tục trên [a, b] và
g ( a ) < 0, g (b) > 0 . Theo định lí 1 thì tồn tại c ∈ (a, b) để g (c ) = 0 hay f (c) = γ .
B. Tính bị chặn của hàm số liên tục
Định lí 3: Hàm số f (x ) liên tục trên [a, b] thì đạt được giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên
[a, b] nghĩa là:
∃xm , xM ∈ [a, b ], ∀x ∈ [a, b ] có f ( xm ) ≤ f ( x) ≤ f ( xM )
Chứng minh :
Trước hết chứng minh f (x ) bị chặn trong [a, b] . Giả sử f (x ) không bị chặn, tức là:
∀n ∈ N , ∃xn ∈ [a, b] ⇒ f ( xn ) ≥ n

( xn ) bị chặn nên theo định lí Bolzano-Weierstrass tồn tại dãy con của nó

(x ) → x ∈ [a, b] ⇒ f (x ) ≥ n .
nk 0 nk k

Chuyển qua giới hạn sẽ có f ( x0 ) = +∞ . Vô lí vì f (x ) liên tục tại x0 .

Gọi m = Inf f ( x ) và M = Sup f ( x ) .


[a , b ] [a , b ]

65
Chương 2: Hàm số một biến số

1 1
Lấy ε = , n ∈ N * , ∃xn ∈ [a, b ] ⇒ > f ( xn ) − m ≥ 0 .Theo định lí Bolzano-Weierstrass
n n
⎧ xnk → xm ∈ [a, b]
∃(xn k ) là dãy con của (xn ) và ⎨ 1

⎪ n > f ( xnk ) − m ≥ 0
⎩ k
Qua giới hạn sẽ có lim f ( xn k ) = f ( xm ) = m
k →∞

Tương tự ∃xM để f ( xM ) = Sup f ( x ) = M


[a , b ]

Hệ quả: Nếu f : [a, b] → R liên tục thì f ([a, b]) = [m, M ] ⊂ R


Trong đó m = Inf f ( x), M = Sup f ( x )
[a , b ] [a , b ]

2.4.4 Tính liên tục đều


A. Định nghĩa: Cho f : X → R . Nói rằng f liên tục đều trên X nếu
∀ε > 0, ∃η > 0, ∀( x' , x") ∈ X 2 : x'− x" < η ⇒ f ( x' ) − f ( x" ) < ε
Chú ý rằng trong định nghĩa này số η ∈ R không phụ thuộc vào x' và x" , nó khác với tính
liên tục của hàm f tại a, ở đó η có thể phụ thuộc vào a.
Hệ quả: Nếu f (x ) liên tục đều trên X thì liên tục trên X .
Điều này là hiển nhiên, vì lấy a = x' bất kì thì điều kiện f (x ) liên tục tại a là thoả mãn.Tuy
nhiên, một hàm số f (x ) liên tục trên X có thể không liên tục đều trên X

chẳng hạn xét hàm số f : R → R cho bởi f ( x) = x 2 . Thật vậy

∃ε > 0, ∀η > 0, ∃( x' , x") ∈ R 2 sao cho x'− x" < η và x'2 − x"2 ≥ ε

1 1 1
Lấy x"∈ R+ , x ' = x"+ η khi đó x '−x" = η và x '2 − x"2 = ηx"+ η 2 ≥ ε
2 2 4
ε 1 1 1 1
nếu lấy x" = . Cụ thể chọn ε = , x" = và x ' = + η
η 2 2η 2η 2
Định lí Hâyne (Heine)
Nếu f (x ) liên tục trên đoạn đóng [a, b] , a , b ∈ R thì liên tục đều trên [a, b] .
Chứng minh :
Chúng ta lập luận phản chứng như sau: Giả sử f (x ) không liên tục đều , tức là

∃ε > 0, ∀η > 0, ∃( x ' , x") ∈ [a, b ] để có x'− x" < η và f ( x' ) − f ( x" ) ≥ ε
2

1
∀n ∈ N * , lấy η = , ∃( x 'n , x"n ) ∈ [a, b]
2

66
Chương 2: Hàm số một biến số

1
sao cho x'n − x"n < và f ( x'n ) − f ( x"n ) ≥ ε
n
Vì (x'n ) bị chặn nên tồn tại dãy con x'n k ( ) hội tụ về c ∈ [a, b] , có tương ứng dãy con
(x" ) đương nhiên bị chặn.
nk

Vậy tồn tại một dãy con của nó x"n k ( ) hội tụ về c ∈ [a, b] .
j

1
Rõ ràng x'n k − x"n k < và qua giới hạn suy ra c=d đồng thời:
j j
n

f ( x'n k j ) − f ( x"n k j ) ≥ ε .Qua giới hạn, do tính liên tục suy ra

f (c) − f (c) ≥ ε . Vô lý.

Ví dụ 1: Chứng minh rằng f ( x) = x liên tục đều trên khoảng [0,+∞)


Giải:
Lấy x0 > 0 , hàm số liên tục đều trên [0, x0 ]

Lấy x1 , x2 tuỳ ý trên [x0 ,+∞ ), x1 < x2


x 2 − x1 x 2 − x1
Ta có x 2 − x1 = < <ε
x 2 + x1 2 x0
∀ε > 0, ∃δ = 2ε x0 , ∀x1 , x2 sao cho x1 − x2 < δ ⇒ f ( x1 ) − f ( x2 ) < ε

Vậy liên tục đều trên [x0 ,+∞ ) .

Hợp hai khoảng lại ta nhận được f ( x) = x liên tục đều trên [0,+∞)
Ví dụ 2: Chứng minh rằng f ( x) = cos 2 x không liên tục đều trên [0,+∞)
Giải: Ta phải chỉ ra
∃ε > 0, ∀δ , ∃x1 , x2 sao cho x1 − x2 < δ mà f ( x1 ) − f ( x2 ) ≥ ε

Thật vậy: ∀δ > 0, ∃kδ , x1k = 2kπ , x2 k = (2k + 1)π ∈ R

π π
x 2 − x1 = (2k + 1)π − 2kπ = < <δ
k k
(2k + 1)π + 2kπ 2kπ
π 2 2
(Lấy k > ) ⇒ cos x 2k − cos x1k = 2 ( lấy ε = 2 ).
2δ 2

67
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

CHƯƠNG III: PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM SỐ MỘT BIẾN SỐ

3.1. ĐẠO HÀM


Từ nay về sau (đến hết mục 3.8) luôn kí hiệu f : X → R , X ≠ φ và X không thu về
một điểm, tức là X là khoảng nào đó trên R , và R X là tập các ánh xạ đã nói ở trên, còn C f là
đồ thị của hàm số f .
3.1.1. Đạo hàm tại một điểm

3.1.1.1. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm


Cho a ∈ X , a + h ∈ X , f ∈ R X . Nói rằng f khả vi tại a nếu tồn tại giới hạn hữu hạn
f (a + h) − f (a )
lim
h→0 h
df
Giới hạn này thường kí hiệu f ' ( a ) hay (a ) gọi là đạo hàm của f tại a.
dx
f ( a + h ) − f ( a ) Δf ( a )
Tỉ số = gọi là tỉ số của các số gia hàm số và số gia đối số.
h Δx

3.1.1.2. Định nghĩa đạo hàm một phía


1. Cho a ∈ X , a + h ∈ X . Nói rằng f khả vi phải tại a nếu tồn tại giới hạn hữu hạn
f (a + h) − f ( a )
lim
h→0+ h
Giới hạn này kí hiệu là f p ' ( a ) , gọi là đạo hàm phải của f tại a.
2. Cho a ∈ X , a + h ∈ X . Nói rằng f khả vi trái tại a nếu tồn tại giới hạn hữu hạn
f ( a + h) − f ( a )
lim
h →0− h
Giới hạn này kí hiệu là f t ' (a ) , gọi là đạo hàm trái của f tại a.
Hệ quả 1: Để f khả vi tại a điều kiện cần và đủ là f khả vi trái và phải tại a đồng thời
f t ' (a ) = f p ' (a ) = f ' (a )
Hệ quả 2: (điều kiện cần của hàm khả vi)
Nếu f khả vi tại a thì f liên tục tại a

68
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Chứng minh: Lấy h ∈ R * để a + h ∈ X


f ( a + h) − f ( a )
rõ ràng f ( a + h) = f ( a ) + h.
h
f (a + h) − f ( a )
mà ⎯h⎯
⎯→ f ' (a ) ⇒ f ( a + h) ⎯h⎯
→0
⎯→ f ( a )
→0
h
chứng tỏ f liên tục tại a.
Chú ý:
1. f có thể liên tục tại a nhưng không khả vi tại a chẳng hạn các hàm dưới đây và đồ thị của
chúng trên hình 3.1. mô tả điều đó
h
• f ∈ R R cho bởi f ( x) = x . liên tục tại 0 nhưng không khả vi tại 0 vì không có giới
h
hạn khi h → 0 , ở đây ta thấy f t ' ( 0) = − 1 ≠ 1 = f p ' ( 0)

• f ∈ R R+ cho bởi f ( x) = x liên tục tại 0 nhưng không khả vi tại 0 vì với h ∈ R+*
h 1
= ⎯⎯⎯+ → +∞
h h h →0
⎧ 1
⎪ x.sin , x≠0
• f ∈ R cho bởi f ( x) = ⎨
R
x
⎪⎩0 x=0

liên tục tại 0 vì f ( x) ≤ x ⎯x⎯


⎯→ 0 = f (0) nhưng không khả vi vì
→0

1
h.sin
h = sin 1 không có giới hạn khi h → 0
h h
y y
h
x

x f(x)
1

-1 0 1 x 0 x

H.3.1

69
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

2. Nếu f khả vi phải (hoặc trái) tại a thì f liên tục phải (hoặc trái) tại a.

3. Nếu f khả vi phải và trái tại a thì f liên tục tại a.

3.1.1.3. Ý nghĩa hình học của đạo hàm


Nếu f khả vi tại a thì tồn tại tiếp tuyến của đồ thị C f tại điểm A( a, f ( a )) . Tiếp tuyến này
không song song với trục 0y và có hệ số góc là f ' ( a ) .

Trường hợp f không khả vi tại a mà tồn tại f t ' (a ) và f p ' ( a ) . Lúc đó gọi điểm
A( a, f ( a )) ∈ C f là điểm góc của C f ,và hai bán tiếp tuyến tại A không song song với nhau.

Trường hợp f không khả vi tại a nhưng có

f ( a + h) − f ( a )
⎯h⎯⎯→ +∞ hoÆc − ∞
→0+
h
f ( a + h) − f (a )
hoặc ⎯h⎯⎯→ +∞ hoÆc − ∞
→0−
h
thì tại A( a, f ( a )) đường cong C f có một bán tiếp tuyến song song với 0y.

Hình 3.2. mô tả các nội dung trên.

y y

Cf

Cf
f (a) f (a)

0 a x 0 a x

H.3.2

3.1.1.4. Ý nghĩa cơ học của đạo hàm


Cho chất điểm chuyển động tại thời điểm t được định vị bởi véc tơ bán kính r (t ) (Xem
hình 3.3.)

70
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

r (t )

0 y

x
H.3.3

Gọi r = r (t ) là phương trình chuyển động của chất điểm.

Giả sử tại thời điểm t1 ,t2 véc tơ bán kính của chất điểm là r (t1 ), r (t2 )

Δr r (t2 ) − r (t1 )
Gọi vTB = = là vận tốc trung bình từ thời điểm t1 đến t2
t2 − t1 t2 − t1

Vận tốc tức thời v(t1 ) của chất điểm tại thời điểm t1 sẽ là giới hạn của tỉ số trên khi
t2 − t1 → 0
.
r (t2 ) − r (t1 )
v(t1 ) = lim = r (t1 )
t 2 → t1 t2 − t1

Vậy vận tốc tức thời của chất điểm chính bằng đạo hàm của véc tơ bán kính theo thời gian t.
3.1.2. Các phép tính đại số của các hàm khả vi tại một điểm
Định lí 1: Cho f và g khả vi tại a khi đó

1. f + g khả vi tại a và ( f + g )' ( a ) = f ' (a ) + g ' (a )

2. ∀λ ∈ R, λf khả vi tại a và (λf )' (a ) = λ . f ' (a )

3. f .g khả vi tại a và ( f .g )' ( a ) = f ' ( a ).g ( a ) + f ( a ).g ' (a )


'
f ⎛f ⎞ f ' (a ).g (a ) − f (a ).g ' (a )
4. Nếu g ( a ) ≠ 0 thì khả vi tại a và ⎜⎜ ⎟⎟ (a ) =
g ⎝g⎠ g 2 (a)

71
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Chứng minh :
1.
1
(( f + g )(a + h) − ( f + g )(a) ) = 1 ( f (a + h) − f (a) ) + 1 (g (a + h) − g (a) ) ⎯⎯ ⎯→ f ' (a ) + g ' (a )
h →0
h h h
1 1
2. ((λf )(a + h) − (λf )( a ) ) = λ ( f (a + h) − f ( a ) ) ⎯h⎯ ⎯→ λf ' (a )
→0
h h
1
3. (( fg )(a + h) − ( fg )(a) ) = 1 ( f (a + h) − f (a) ).g (a + h) + f (a)(g (a + h) − g (a) )
h h

⎛1 ⎞ ⎛1 ⎞
= ⎜ ( f (a + h) − f (a ) )⎟.g (a + h) + f (a )⎜ ( g (a + h) − g (a ) )⎟ ⎯h⎯
⎯→ f ' ( a ).g ( a ) + f ( a ).g ' (a )
→0
⎝h ⎠ ⎝h ⎠
do g (a + h) ⎯h⎯
⎯→ g (a ) vì g khả vi tại a.
→0

'
⎛1⎞ g ' (a )
4. Trước hết chứng minh ⎜⎜ ⎟⎟ (a ) = − 2
⎝g⎠ g (a )

g ( x ) liên tục tại a và g ( a ) ≠ 0 vậy g khác không trong một lân cận của a, do đó tồn tại
1
hàm xác định ở lân cận của a, với h đủ bé thì
g

1 ⎛⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞ ⎞ 1⎛ 1 1 ⎞ 1 g ( a + h) − g ( a )
⎜ ⎜⎜ ⎟⎟(a + h) − ⎜⎜ ⎟⎟(a ) ⎟ = ⎜⎜ − ⎟⎟ = −
⎜ ⎟
h ⎝⎝ g ⎠ ⎝ g ⎠ ⎠ h ⎝ g ( a + h) g ( a ) ⎠ h g ( a + h) g ( a )

1 1 1
=− (g (a + h) − g (a) ). → − g ' (a ). 2
h g ( a + h) g ( a ) g (a)

suy ra
' '
⎛f ⎞ ⎛ 1⎞ 1 − g ' (a) f ' (a ) g (a) − f (a ) g ' (a )
⎜⎜ ⎟⎟ (a ) = ⎜⎜ f ⎟⎟ (a ) = f ' (a ). + f (a ). 2 = .
⎝g⎠ ⎝ g⎠ g (a) g (a ) g 2 (a)

Định lí 2: (Đạo hàm của hàm hợp).


Cho a ∈ X , f : X → R, g : Y → R với f ( X ) ⊂ Y . Nếu f khả vi tại a và g khả vi tại
f ( a ) thì hàm hợp gof khả vi tại a và

( gof )' (a) = g ' ( f (a) ). f ' (a). (3.1)

Chứng minh:
Lấy h ∈ R tuỳ ý sao cho a + h ∈ X . Đặt

72
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

⎧ f (a + h) − f (a )
⎪ − f ' (a ) nÕu h ≠ 0
ε1 ( h) = ⎨ h
⎪⎩0 nÕu h = 0

suy ra f (a + h) = f (a) + hf ' (a) + hε1 (h)

ε1 ( h) ⎯h⎯
⎯→ 0
→0

Lấy k ∈ R tuỳ ý sao cho f ( a ) + k ∈ Y . Đặt

⎧ g ( f (a) + k ) − g ( f (a) )
⎪ − g ' ( f ( a ) ) nÕu k ≠ 0
ε 2 (k ) = ⎨ k
⎪⎩0 nÕu k = 0

suy ra g ( f (a) + k ) = g ( f (a) ) + kg ' ( f (a) ) + kε 2 (k )

ε 2 ( k ) ⎯k⎯
⎯→ 0
→0

∀h ∈ R sao cho a + h ∈ X sẽ có
(gof )(a + h) = g ( f (a + h)) = g ( f (a) + hf ' (a) + hε1 (h))

= g ( f (a) ) + (hf ' (a) + hε1 (h) )g ' ( f (a) ) + (hf ' (a) + hε1 (h) ).ε 2 (hf ' (a) + hε1 (h) )

= g ( f (a) ) + hf ' (a) g ' ( f (a) ) + hε (h)

trong đó ε (h) = ε1 (h) g ' ( f (a) ) + ( f ' (a) + ε1 (h) ).ε 2 (hf ' (a) + hε1 (h) )

vì ε1 ( h) ⎯h⎯
→0
⎯→ 0 suy ra ε (h) ⎯h⎯
⎯→ 0, ε 2 (k ) ⎯k⎯
→0
⎯→ 0 . Dẫn đến
→0

(gof )(a + h) − (gof )(a) ⎯⎯


⎯→ f ' (a ).g ' ( f (a ) )
h→0
h
Định lí 3: (Đạo hàm của hàm ngược).
Giả sử f : X → R đơn điệu ngặt và liên tục trên X khả vi tại a ∈ X và f ' (a ) ≠ 0

Khi đó hàm ngược của f là f −1 : f ( X ) → R khả vi tại f ( a ) và

( f ) ( f (a ) ) =
−1 ' 1
f ' (a )
(3.2)

Chứng minh: Theo giả thiết tồn tại song ánh f vậy tồn tại hàm ngược f −1 liên tục trên
f (X ) .

∀y ∈ f ( X ) \ { f (a)} chúng ta xét

73
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

f −1 ( y ) − f −1 ( f (a) ) 1 1
= →
y − f (a ) y − f (a) f ' (a)
−1
f ( y) − a
nếu f ' (a ) ≠ 0

Chứng tỏ f −1 khả vi tại f ( a ) và f −1 ( ) ( f (a) ) =


' 1
f ' (a )
( ) ( f (a)). f ' (a) = 1
⇒ f −1
'

Nếu gọi C f −1 là đồ thị của hàm f −1 thì các tiếp tuyến tại A(a, f ( a ) ) ∈ C f và
A' ( f (a), a ) ∈ C f −1 đối xứng với nhau qua đường phân giác của góc phần tư thứ I và III

Hình 3.4. mô tả điều đó

y
C f −1

Cf
a a
f ' (a ) ≠ 0
f (a) f (a) f ' (a ) = 0

0 f (a) a x 0 f (a) a x

H.3.4

3.1.3. Đạo hàm trên một khoảng (ánh xạ đạo hàm)


A. Định nghĩa: Cho f ∈ R X khả vi tại mỗi điểm x ∈ ( a, b) ⊆ R

Kí hiệu ánh xạ f ': (a, b) → R

x a f ' ( x)

là ánh xạ đạo hàm hay đạo hàm của f ( x ) trên (a,b) thường kí hiệu f ' ( x ) hay
df
( x ), ∀x ∈ (a, b) . Cũng nói rằng f ( x ) khả vi trên ( a, b) ⊆ X
dx
B. Các tính chất
Các định lí dưới đây suy ra một cách dễ dàng từ các định lí ở mục 3.12.

74
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Định lí 1: Cho f , g : X → R khả vi trên X , (tức là (a, b) = X ) khi đó.


1. f + g khả vi trên X và ( f + g )' = f '+ g '
2. ∀λ ∈ R, λf khả vi trên X và (λf )' = λf '
3. f .g khả vi trên X và ( f .g )' = f ' g + fg '
'
f ⎛f ⎞ f ' g − fg '
4. g ( x ) ≠ 0 trên X thì khả vi trên X và ⎜⎜ ⎟⎟ =
g ⎝g⎠ g2
Bằng một phép qui nạp đơn giản, nhận được:
Nếu n ∈ N * và f1 , f 2 ,..., f n khả vi trên X thì
'
n
⎛ n ⎞ n

∑ f i khả vi trên X và ⎜ ∑ f i ⎟ = ∑ f i '


i =1 ⎝ i =1 ⎠ i =1
'
n ⎛ n ⎞ n
∏ f i khả vi trên X và ⎜ ∏ f i ⎟ = ∑ f1 ... f k −1 f k' f k +1 ... f n
⎜ ⎟
i =1 ⎝ i =1 ⎠ k =1
Định lí 2: Cho f ∈ R X và g ∈ RY . Nếu f khả vi trên X và g khả vi trên f ( X ) thì gof
khả vi trên X và
( gof )' = ( g ' of ) f '
Mở rộng ( hogof )' = ( h' ogof )( g ' of ) f '
Định lí 3: Cho f ∈ R X đơn điệu ngặt trên X , khả vi trên X và f ' ( x ) ≠ 0 trên X khi đó
f −1 khả vi trên f ( X ) và
1
( f −1 )' =
f'
3.1.4. Đạo hàm của các hàm số thông thường

A. Hàm số mũ
Cho f ( x) = a x , f :R→R
f ( x + h) − f ' ( x ) a x + h − a x ah − 1
= = ax → a x ln a (nhờ vào công thức (2.6))
h h h
Vậy hàm mũ khả vi trên R . Đặc biệt (e x )' = e x

B. Hàm số lôgarit
*
Cho f ( x) = log a x = y, f ∈ R R+ . Hàm ngược x = a y
1 1
x' = a y ln a ⇒ y ' = y
=
a ln a x ln a

75
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

1
Đặc biệt y = ln x thì y '=
x

C. Hàm luỹ thừa


*
Cho f ( x) = xα = y,α ∈ R, f ∈ R R+ lấy logarit cả 2 vế sẽ có
ln y = α ln x
Sử dụng đạo hàm của hàm hợp ta có
y' 1
= α ⇒ y ' = αxα −1
y x
Trường hợp x ≤ 0 tuỳ theo α để biểu thức xα −1 xác định thì ta vẫn có y ' = αxα −1

D. Hàm lượng giác


Cho f ( x ) = sin x, f ∈ [− 1,1]
R

sin( x + h) − sin x cosh − 1 sinh


= sin x + cos x
h h h
h
2 sin 2
= sin x 2 + cos x sinh
h h
h
2 sin 2
sinh 2 ⎯⎯
Theo công thức (2.1) suy ra ⎯h⎯
⎯→1,
→0
⎯→ 0
h →0
h h
Vậy (sin x)' = cos x, ∀x ∈ R
Tương tự có thể chỉ ra f ( x ) = cos x cũng khả vi trên R

⎛ π⎞ ⎛ π⎞
và cos x = sin ⎜ x + ⎟ ⇒ (cos x)' = cos⎜ x + ⎟ = − sin x
⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠
⎧π ⎫
suy ra tgx khả vi trên R \ ⎨ + kπ , k ∈ Z ⎬ và
⎩2 ⎭
'
⎛ sin x ⎞ cos x + sin x
2 2
1
(tgx )' = ⎜ ⎟ = 2
= 2
= 1 + tg 2 x
⎝ cos x ⎠ cos x cos x
cotgx khả vi trên R \ {kπ , k ∈ Z } và
1
(cot gx )' = − = −(1 + cot g 2 x) .
sin 2 x

E. Hàm lượng giác ngược


Cho f ( x) = arccos x = y , f ∈ [0,π ]
[−1,1]
ta sẽ chứng minh f ( x ) khả vi trên (−1,1) .

76
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Thật vậy hàm ngược của nó x = cos y . x ' = − sin y = − 1 − cos 2 y vì y ∈ (0, π )
1 1
Vậy (arccos x)' = − =−
1 − cos 2 y 1 − x2
1
Tương tự (arcsin x )' =
1 − x2
1
( arctgx )' =
1 + x2
1
( arc cot gx )' = −
1 + x2

F. Hàm cho theo tham số


Cho f ∈ R X dưới dạng tham số
x : (α , β ) → X , y : (α , β ) → R
⎧ x = ϕ (t )
Cụ thể ⎨
⎩ y = ψ (t ) víi t ∈ (α , β ) = T
Nếu x, y khả vi trên T, tồn tại hàm ngược t = ϕ −1 ( x) khả vi và ϕ ' (t ) khác không trên T,
thì theo công thức tính đạo hàm của hàm số ngược và hàm số hợp sẽ nhận được
dy ψ ' (t )
= (3.3)
dx ϕ ' (t )

G. Đạo hàm lôgarit


Nếu f có dạng tích của các nhân tử với số mũ cố định hoặc f = u v , u = u ( x) > 0, v = v( x) ,
thì ta có thể xét đạo hàm logarit của f tương tự như hàm luỹ thừa trong mục C hoặc hàm số mũ
trong mục A Sau đó sử dụng định lí đạo hàm của hàm hợp.
Thật vậy f ( x) = uα v β ω γ trong đó α , β , γ ∈ R còn các hàm u ( x), v ( x), ω ( x) khả vi trên
X và luôn dương trên X . Khi đó.
ln f ( x ) = α ln u + β ln v + γ ln ω
f' u' v' ω'
=α + β +γ .
f u v ω
⎛ u' v' ω' ⎞
⇒ f ' ( x) = ⎜α + β + γ ⎟ f ( x)
⎝ u v ω⎠
Hoặc có thể biểu diễn
f ( x) = eα ln u + β ln v +γ ln w
Các cách tính đạo hàm thông qua công thức đạo hàm của hàm lôgarit gọi là đạo hàm lôga.

77
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

H. Bảng các đạo hàm của các hàm số thông dụng


y = C = const ∀x ∈ R y' = 0 ∀x ∈ R
y = xα ,α ∈ R ∀x ∈ X y ' = αxα −1 ∀x ∈ X 1 ⊂ X
y = sin x ∀x ∈ R y ' = cos x ∀x ∈ R
y = cos x ∀x ∈ R y ' = − sin x ∀x ∈ R
⎧π ⎫ 1 ⎧π ⎫
y = tgx ∀x ∈ R \ ⎨ + kπ , k ∈ Z ⎬ y' = 2
= 1 + tg 2 x ∀x ∈ R \ ⎨ + kπ , k ∈ Z ⎬
⎩2 ⎭ cos x ⎩2 ⎭
1
y = cot gx ∀x ∈ R \ {kπ , k ∈ Z } y' = − = −(1 + cot g 2 x) ∀x ∈ R \ {kπ , k ∈ Z }
sin 2 x
y = ax ∀x ∈ R y ' = a x ln a ∀x ∈ R
1
y = log a x ∀x ∈ R+* y' = ∀x ∈ R+*
x ln a
1
y = arcsin x ∀x ∈ [− 1,1] y' = ∀x ∈ ( −1,1)
1 − x2
1
y = arccos x ∀x ∈ [− 1,1] y' = − ∀x ∈ ( −1,1)
1 − x2
1
y = arctgx ∀x ∈ R y' = ∀x ∈ R
1 + x2
1
y = arc cot gx ∀x ∈ R y' = − ∀x ∈ R
1 + x2
y = shx ∀x ∈ R y ' = chx ∀x ∈ R
y = chx ∀x ∈ R y ' = shx ∀x ∈ R
1
y = thx ∀x ∈ R y' = 2
= 1 − th 2 x ∀x ∈ R
ch x
1
y = coth x ∀x ∈ R \ {0} y' = − 2
= 1 − coth 2 x ∀x ∈ R \ {0}
sh x
Ví dụ 1: Hãy tính đạo hàm tại 0 của các hàm số sau (nếu có)
⎧ 2 1
⎪ x sin x≠0
1. f1 ( x ) = ⎨ x
⎪⎩0 x=0
1

2. f 2 ( x) = x 3
2

3. f3 ( x) = x 3

Giải:

78
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

1
h 2 sin
f (h) − f1 (0) h = h sin 1 ⎯⎯
1. 1 = ⎯→ 0 = f ' (0)
h h h h →0
1

f 2 (h) − f 2 (0) h 13
2. = = 2 ⎯h⎯
⎯→ +∞ , f 2 ( x) không khả vi tại 0
→0
h h
h 3

f 3 (h) − f 3 (0) h 13
3. = = 1 ⎯h⎯⎯→ +∞
→0 +
h h
h3
⎯h⎯⎯→ −∞ , f 3 ( x ) không khả vi tại 0
→0 −

Ví dụ 2: Cho f ∈ R X khả vi tại a ∈ X . Hãy tìm

f ( a + h 2 ) − f ( a + h)
lim
h →0 h
Giải:
f ( a + h 2 ) − f ( a + h) f ( a + h 2 ) − f ( a ) f ( a + h) − f ( a )
=h − → − f ' (a)
h h2 h
Ví dụ 3: Chứng tỏ rằng f ∈ R R cho bởi biểu thức dưới đây không khả vi tại mọi x ∈ R

⎧ x + 1 nÕu x ∈ Q
f ( x) = ⎨
⎩3 − x nÕu x ∈ R \ Q
Giải: Nhận thấy tập Q và R\Q đều trù mật lấy x0 ∈ R

lim f ( x) = x0 + 1 , lim f ( x) = 3 − x0
x → x0 x → x0
x∈Q x∈R \ Q

Để liên tục tại x0 thì x0 + 1 = 3 − x0 ⇔ x0 = 1


Vậy hàm không khả vi tại x ≠ 1
f (1 + h) − f (1) h
Xét 1 + h ∈ Q , = ⎯h⎯⎯→1
h h h∈→Q0
f (1 + h) − f (1) h
Xét 1 + h ∈ R \ Q , = − ⎯h⎯ ⎯→ −1
h h h∈→R0\ Q
Vậy không tồn tại f ' (1)
Ví dụ 4: Cho f và g khả vi tại a tính
f ( x) g (a) − f (a ) g ( x)
lim
x→a x−a
Giải:

79
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Lập hàm số h( x ) = f ( x ) g ( a ) − f ( a ) g ( x ) khả vi tại a và h( a ) = 0


f ( x) g (a ) − f (a ) g ( x) h( x) − h(a )
lim = lim = h' ( a )
x→a x−a x → a x−a
= f ' (a ) g (a ) − g ' (a ) f (a)
Ví dụ 5: Vẽ đồ thị của hàm số và đạo hàm của hàm số sau đây.
1. y= xx

2. y = ln x
Giải:
Trước hết ta hãy tính y ' ( x)

⎧⎪− x 2 x≤0 ⎧− 2 x x<0


1. y = x x = ⎨ 2 ⇒ y' = ⎨
⎪⎩ x x≥0 ⎩2 x x>0

− x2
yt ' (0) = lim− =0 , y p ' (0) = 0 . yt ' (0) = y p ' (0) = 0 ⇒ y ' = 2 x trên R
x →0 x
⎧ 1
⎧ln(− x) x < 0 ⎪⎪ − x (−1) x < 0 1
2. y = ln x = ⎨ ⇒ y' = ⎨ ⇒ y '= với x ∈ R*
⎩ln x x>0 ⎪1 x
x>0
⎪⎩ x
Hình 3.5. mô tả các đồ thị của y và y’

y y

y’ 2 2
1
-1 -2 -1
0 1 x 0 1 2 x
-1 -1
y -2

H.3.5

80
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Ví dụ 6 : Tính đạo hàm y x ' của hàm số

⎧ x = ln(1 + t 2 )

⎩ y = t − arctgt
1
1−
dy d (t − arctgt ) 1+ t2 = t
Giải: yx ' = = =
dx d ln(1 + t 2 ) 2t 2
1+ t 2

3.2. VI PHÂN CỦA HÀM SỐ


3.2.1. Định nghĩa vi phân tại một điểm

Cho f ∈ R X , f khả vi tại a ∈ X . Vi phân của f tại a kí hiệu df (a ) xác định bởi
công thức
df (a ) = f ' ( a ).h với h ∈ R

Vậy df (a ) là một hàm tuyến tính của h

Xét hàm số f ( x) = x trên R , f ' ( x ) = 1, ∀x ∈ R vậy dx = 1.h

Từ đó cũng thường kí hiệu df ( a ) = f ' ( a ).dx

Hệ quả: Để f ( x ) khả vi tại a điều kiện cần và đủ là tồn tại hằng số λ ∈ R và một

VCB α ( h) tại 0 sao cho

f ( a + h) − f ( a ) = λh + hα ( h) đồng thời λ = f ' ( a ) .

Thật vậy f ( x ) khả vi tại a khi và chỉ khi tồn tại f ' ( a )

f ( a + h) − f ( a )
Nghĩa là lim = f ' (a)
h→0 h
f ( a + h) − f ( a )
Hay là − f ' (a ) = α (h) ⎯h⎯
⎯→ 0
→0
h
f ( a + h) − f (a ) = f ' ( a ).h + hα ( h)

Vậy f ' (a ) = λ

Tương tự như đạo hàm tại một điểm, ta nhận được tính chất đại số của vi phân.

Định lí : Nếu f , g ∈ R X và khả vi tại a ∈ X thì

1. d ( f + g )( a ) = df ( a ) + dg ( a )

2. d (λf )( a ) = λdf ( a ) với λ ∈ R

81
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

3. d ( f .g )( a ) = f ( a ) dg ( a ) + g ( a ) df ( a )

⎛f⎞ 1
4. d ⎜⎜ ⎟⎟(a) = 2 (g (a)df (a) − f (a)dg (a)) khi g (a) ≠ 0
⎝g⎠ g (a)

Chú ý:

• f ( a + h) − f ( a ) = Δf ( a ) là số gia của hàm số ứng với số gia đối số Δx = h . Vậy nếu


f ( x ) khả vi tại a thì với h khá bé sẽ có công thức tính gần đúng số gia của hàm số

Δf ( a ) ≈ df ( a ) .

• Xét hàm hợp gof . Nếu f khả vi tại a và g khả vi tại f ( a ) theo định lí 2 thì gof khả vi
tại a. Tức là

d (gof )(a) = (gof )' (a).h = g ' ( f (a) ). f ' (a).h = g ' ( f (a) ).df (a) .

Như vậy dù x là biến độc lập hay biến phụ thuộc thì dạng vi phân đều giống nhau. Người
ta nói vi phân cấp 1 có tính bất biến.
3.2.2. Vi phân trên một khoảng

Cho f ∈ R X khả vi trên ( a, b) ⊆ X . Vi phân của hàm số trên (a, b) được xác định theo
công thức
df ( x) = f ' ( x).h với x ∈ ( a, b) .

Tương tự như định lí trên, ta nhận được định lí sau đây.


Định lí: Nếu f , g khả vi trên (a, b) thì trên khoảng đó cũng thoả mãn các hê thức sau.

1. d ( f + g )( x ) = df ( x ) + dg ( x )

2. d (λf )( x ) = λdf ( x )

3. d ( f .g )( x ) = f ( x ) dg ( x) + g ( x ) df ( x )

⎛f⎞ 1
4. d ⎜⎜ ⎟⎟( x) = 2 (g ( x)df ( x) − f ( x)dg ( x)) khi g ( x) ≠ 0
⎝g⎠ g ( x)

Ví dụ 1: Tính gần đúng sin 60 o 40'


Giải:
Đặt f ( x ) = sin x , ta có f ' ( x ) = cos x

π 40.π π
Chọn x o = 60 o = , khi đó h = 40' = =
3 60.180 270

82
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Theo công thức xấp xỉ ta có:


π
sin 60 o 40' ≈ sin 60 o + cos 60 o .
270
3 1 π
≈ + . = 0,866 + 0,006 = 0,872
2 2 270
Ví dụ 2: Một hình cầu bằng kim loại bán kính R , khi nóng lên bán kính nở thêm một đoạn
ΔR . Tính thể tích mới của hình cầu một cách chính xác và gần đúng.
Áp dụng bằng số R = 5cm, ΔR = 0,1cm

Giải:
Công thức tính thể tích V của hình cầu là:

4
V = πR 3
3
Sau khi giãn nở, bán kính hình cầu là R + ΔR , thể tích mới của hình cầu tính chính xác là:
4 4
V + ΔV = π ( R + ΔR ) 3 = π (5 + 0,1) 3 = 176,868π cm 3
3 3
Nếu tính gần đúng, ta xem: ΔV ≈ dV ( Số gia của thể tích gần bằng vi phân) và khi đó thể
4π 3
tích V = R xem như hàm số của đối số R . Vậy:
3

dV = V R '.ΔR = 4πR 2 .ΔR


= 4π .5 2 .0,1 = 10π cm 3

Thể tích ban đầu của hình cầu:


4 3 4 3
V= πR = π 5 = 166,666π cm 3
3 3
Vậy thể tích mới của hình cầu tính gần đúng là:

V + ΔV ≈ V + dV = 176,666π cm 3

Sai số tuyệt đối trong bài toán này là:

176,868π cm 3 − 176,666π cm 3 = 0,202π cm 3

Như vậy sai số tương đối là:


0,202π
δ= = 0,0011
176,868π

83
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

3.3. ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CẤP CAO


3.3.1. Đạo hàm cấp cao
A. Định nghĩa
1. Cho f khả vi trên X , nếu f ' ( x ) khả vi tại a ∈ X thì nói rằng f có đạo hàm cấp 2 tại a
và kí hiệu đạo hàm đó là f " ( a ) . Tương tự đạo hàm cấp n của f ( x ) tại a, kí hiệu là f ( n ) (a )
chính là đạo hàm của hàm f ( n −1) ( x) tại a.

2. Nói rằng f ( x ) khả vi đến cấp n (hay n lần) trên X khi và chỉ khi tồn tại f ( n ) ( x ) trên
X , n ∈ N * trong đó f ( n ) ( x ) là đạo hàm của f ( n −1) ( x)
3. Nói rằng f ( x ) khả vi vô hạn lần trên X khi và chỉ khi f ( x ) khả vi n lần trên X ,
∀n ∈ N . Sau đây thường kí hiệu f ( 0) ( x) = f ( x)
Chú ý:
• Nếu f khả vi n lần trên X thì ∀p, q ∈ N sao cho p + q ≤ n ta có

(f )
( p) (q)
= f ( p + q)
• Tập xác định của f ( n ) thường chứa trong tập xác định của f ( n −1)
B. Định lí
Cho λ ∈ R, n ∈ N * , f , g ∈ R X khả vi n lần trên X , khi đó trên X có các hệ thức sau đây:

(f + g)
(n)
= f (n) + g (n)

1. (λf ) = λf ( n )
(n)

n
2. ( fg )( n ) = ∑ Cnk f ( k ) g ( n − k ) gọi là công thức Leibnitz
k =0

f
3. g ( x ) ≠ 0 trên X thì khả vi n lần trên X
g
Chứng minh:
1. và 2. được chứng minh dễ dàng bằng qui nạp
3. chứng minh qui nạp theo n như sau:
Với n =1, công thức đúng theo định lí 2 trong 3.1.3.
Giả sử f , g khả vi (n+1) lần trên X và công thức Leibnitz đã đúng với n tức là:
n
( f .g )( n ) = ∑ Cnk f ( k ) g ( n − k ) đó là tổng của những f ( k ) g ( n − k ) khả vi trên X nên tồn
k =0

tại ( f .g )
( n +1)

84
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

n n n +1 n
( f .g )( n +1) = ∑ Cnk f ( k +1) g ( n − k ) + ∑ Cnk f ( k ) g ( n − k +1) = ∑ Cnl −1 f (l ) g ( n +1−l ) + ∑ Cnk f ( k ) g ( n +1− k )
k =0 k =0 l =1 k =0

n +1 n +1
= ∑ Cnl −1 f ( l ) g ( n +1− l ) + ∑ Cnk f ( k ) g ( n +1− k ) (vì Cn−1 = 0 và Cnn +1 = 0 )
l =0 k =0

( )
n +1 n +1
= ∑ Cnk −1 + Cnk f ( k ) .g ( n +1− k ) = ∑ Cnk+1 f ( k ) g ( n +1− k )
k =0 k =0

4. Qui nạp theo n.


'
⎛f ⎞ f ' g − fg ' ⎛f⎞
Với n =1 ta có công thức ⎜⎜ ⎟⎟ = chứng tỏ rằng ⎜⎜ ⎟⎟ khả vi
⎝g⎠ g2 ⎝g⎠
Giả sử rằng f , g khả vi (n+1) lần và tính chất đã đúng với n. Vì f ' , g , f , g ' khả vi n lần
f ' g − fg '
trên X nên f ' g − fg ' và g 2 khả vi n lần trên X . Theo giả thiết qui nạp khả vi n
g2
f
lần trên X như vậy khả vi (n+1) lần trên X .
g
3.3.2. Vi phân cấp cao
A. Định nghĩa
1. Nếu f khả vi đến cấp n tại a ∈ X thì biểu thức f ( n ) (a).h n gọi là vi phân cấp n tại a kí
hiệu là d n f (a) . Vậy là d n f (a) = f ( n ) (a)h n hay d n f (a) = f ( n ) (a)dx n
2. Nếu f khả vi đến cấp n trên X thì vi phân cấp n của f trên X được kí hiệu là
d n f ( x), x ∈ X và xác định theo công thức sau

∀x ∈ X , d n f ( x) = f ( n ) ( x)h n = f ( n ) ( x)dx n
B. Công thức tính vi phân cấp cao
Từ định lí về đạo hàm cấp cao, trực tiếp nhận được các công thức tính vi phân cấp cao dưới
đây
Định lí: Nếu f , g khả vi đến cấp n trên X thì khi đó

1. d n ( f + g ) = d n f + d n g

2. Với λ ∈ R, d n (λf ) = λd n f
n
3. d n ( f .g ) = ∑ Cnk d k f .d n − k g
k =0

f
4. Nếu g ( x ) ≠ 0 thì có vi phân đến cấp n.
g

85
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Chú ý:
(n)
⎛f ⎞ f
• Không có công thức đơn giản cho ⎜⎜ ⎟⎟ cũng như d n .
⎝g⎠ g

• Tính bất biến của vi phân bị phá vỡ khi lấy vi phân cấp cao (từ 2 trở lên), Ví dụ sau sẽ
chứng tỏ điều đó. Cho hàm hợp gof , trong đó

f ( x) = x 3 , g ( f ) = f 2 ⇒ g ( f ( x) ) = x 6

⇒ dg ( x) = 6 x 5dx ⇒ d 2 g ( x) = 30 x 4 dx 2

Mặt khác dg ( f ) = 2 fdf ⇒ d 2 g ( f ) = 2(df ) 2

mà df = 3x 2 dx ⇒ d 2 g ( f ) = 18 x 4 dx 2 ≠ 30 x 4 dx 2
3.3.3. Lớp của một hàm
A. Định nghĩa

1. Cho n ∈ N , Ta nói f thuộc lớp C n (kí hiệu f ∈ C n ) trên X nếu f khả vi n lần trên
X và f ( n ) liên tục trên X .

2. Nói rằng f ∈ C ∞ trên X nếu f khả vi vô hạn lần trên X .

3. Nói rằng f ∈ C 0 trên X nếu f liên tục trên X .

Chú ý: Như vậy, một hàm có thể khả vi n lần trên X nhưng chưa chắc đã thuộc C n .
Chẳng hạn

⎧ 2 1
⎪ x sin , x≠0
f ( x) = ⎨ x khả vi trên R nhưng không thuộc lớp C 1 trên R
⎪⎩0 , x=0

Thật vậy

⎧ 1 1
⎪2 x sin − cos , x ≠ 0
f ' ( x) = ⎨ x x không có lim f ' ( x )
x→0
⎪⎩0 , x=0

4. Nói rằng f ∈ C n từng khúc trên [a, b] khi và chỉ khi tồn tại p ∈ N * , a0 ,..., a p ∈ R để
f ∈ C n trên [ai , ai +1 ] (i = 0,..., p − 1)

⎧ x 2 nÕu x ∈ (0,1]
Chẳng hạn f ( x) = ⎨
⎩0 nÕu x ∈ [− 1,0]

86
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

⎧2 x nÕu x ∈ (0,1]
f ' ( x) = ⎨
⎩0 nÕu x ∈ [− 1,0]
Vậy f ( x) ∈ C1 trên [− 1,1]

⎧2 nÕu x ∈ (0,1]
f " ( x) = ⎨
⎩0 nÕu x ∈ [− 1,0]

f ∈ C 2 từng khúc trên [− 1,1]


B. Định lí

Định lí 1: Nếu f , g ∈ C n trên X thì

1. ( f + g ) ∈ C n trên X

2. λf ∈ C n trên X , λ ∈ R

3. fg ∈ C n trên X

f
4. ∈ C n trên X khi g ( x ) ≠ 0 ∀x ∈ X
g

Định lí này thực chất là hệ quả của định lí trong mục 3.3.1.

Định lí 2: Cho f ∈ R X và g ∈ RY , f ( X ) ⊂ Y . Nếu f và g thuộc lớp C n thì


gof ∈ C n trên X
Chứng minh : Qui nạp theo n.
Với n =1 định lí đúng (theo định lí 2 trong mục 3.1.3.)

Giả sử định lí đã đúng với n, cho f , g ∈ C n +1 trên X và trên Y . Ta có

( gof )' = ( g ' of ) f '

Vì f , g '∈ C n , từ giả thiết qui nạp chứng tỏ g ' of ∈ C n . Hơn nữa f '∈ C n Vậy tích

( g ' of ). f '∈ C n , chứng tỏ gof ∈ C n +1

Ví dụ 1: Cho f ( x) = x m , m ∈ N , x ∈ R

Tính f ( n ) ( x ) với n ∈ N

Giải:

f ' ( x) = mx m −1 , f " ( x) = m(m − 1) x m − 2 , ...

f ( k ) ( x) = m(m − 1)...(m − k + 1) x m − k

87
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Chứng tỏ
⎧m(m − 1)...(m − n + 1) x m − n nÕu n < m

f ( n ) ( x) = ⎨m! nÕu n = m
⎪0 nÕu n > m

Ví dụ 2: Chứng minh nếu f ( x ) = sin x thì
⎛ π⎞
∀x ∈ R, ∀n ∈ N * f ( n ) ( x) = sin ⎜ x + n ⎟
⎝ 2⎠
Giải:
⎛ π⎞
Trường hợp n =1. Đúng (sin x)' = cos x = sin ⎜ x + ⎟
⎝ 2⎠
Giả sử công thức đúng với n
⎛ π⎞ ⎛ π⎞ ⎛ π⎞
f ( n ) ( x ) = sin ⎜ x + n ⎟ ⇒ f ( n +1) ( x) = cos⎜ x + n ⎟ = sin ⎜ x + (n + 1) ⎟
⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠
Tương tự cũng nhận được
⎛ π⎞
(cos x)( n ) = cos⎜ x + n ⎟, ∀x, ∀n ∈ N
⎝ 2⎠

Ví dụ 3 * : Cho y = arctgx hãy tính y ( n ) ( x)


Giải:
1 ⎛ π⎞
Vì x = tgy ⇒ y ' = = cos 2 y = cos y.sin ⎜ y + ⎟
1+ x 2
⎝ 2⎠
⎡ ⎛ π⎞ ⎛ π ⎞⎤
y" = ⎢− sin y.sin ⎜ y + ⎟ + cos y. cos⎜ y + ⎟⎥ y '
⎣ ⎝ 2⎠ ⎝ 2 ⎠⎦
⎛ π⎞ ⎛ π⎞
= cos 2 y. cos⎜ 2 y + ⎟ = cos 2 y.sin 2⎜ y + ⎟
⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠
⎛ π⎞
Bằng qui nạp suy ra y ( n ) = ( n − 1)!cos n y.sin n⎜ y + ⎟
⎝ 2⎠
1 π
Ta có Z = arctg = −y (xét x ≠ 0 )
x 2
1
Vậy y ( n ) = (n − 1)! n sin n(π − Z )
(1 + x 2 ) 2
1 ⎛ 1⎞
Hay y ( n ) ( x) = (−1) n −1 (n − 1)! n sin⎜ n.arctg ⎟
(1 + x 2 )
2 ⎝ x⎠

88
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Ví dụ 4: Tính đạo hàm cấp 100 của hàm số f ( x) = x 2 sin x

Giải:
Áp dụng công thức Leibnitz
100
f (100 ) ( x) = ∑ C100
k
( x 2 )( k ) (sin x)(100 − k )
k =0

f (100 ) ( x ) = C100
0
x 2 (sin x) (100 ) + C100
1
( x 2 )' (sin x ) ( 99 ) + C100
2
( x 2 )" (sin x ) ( 98)

⎛ 99π ⎞
= x 2 sin( x + 50π ) + 200 x sin ⎜ x + ⎟ + 9900 sin( x + 49π )
⎝ 2 ⎠

= x 2 sin x − 200 x cos x − 9900 sin x


Ví dụ 5: Cho f : ( −1,1) → R

2x + 3
f ( x) = hãy tính f ( n ) ( x )
( x − 1) ( x + 1)
2

Giải: Phân tích f ( x ) thành các phân thức tối giản

5 1 1 1 1 1
f ( x) = . − . + .
2 ( x − 1) 2
4 x −1 4 x +1

5 (n + 1)! 1 n! 1 n!
f ( n ) ( x) = .(−1) n . 2+ n
− .(−1) n n +1
+ .(−1) n
2 ( x − 1) 4 ( x − 1) 4 ( x + 1) n

Ví dụ 6*: Cho f n ( x) = x n −1 ln(1 + x ) với x ∈ ( −1,+∞ ) .

Chứng minh f ( x ) khả vi n lần trên ( −1,+∞ ) và trên đó có


n
1
f n( n ) ( x) = (n − 1)!∑
k =1 (1 + x )
k

Giải:

Các hàm x n −1 và ln(1 + x) khả vi vô hạn lần trên ( −1,+∞ ) vậy f n ( x ) ∈ C ∞ trên
( −1,+∞ ) . Chứng minh qui nạp theo n.

1
+ n =1 f1 ' ( x) = đúng
1+ x
+ Giả sử công thức đúng với n, theo công thức Leibnitz

d n +1
f n(+n1+1) ( x) = n +1
{x. f n ( x)} = xf n( n +1) ( x) + Cn1+1 f n( n ) ( x)
dx

89
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

n
−k n
1
= x(n − 1)!∑ k +1
+ ( n + 1)( n − 1)!∑
k =1 (1 + x ) k =1 (1 + x)
k

n
⎧ −k k n +1 ⎫
= (n − 1)!∑ ⎨ + k +1
+ ⎬
k =1 ⎩ (1 + x )
k
(1 + x) (1 + x) k ⎭

⎧ n n + 1 − k n +1 l − 1 ⎫
= (n − 1)!⎨∑ +∑ l ⎬
+ l = 2 (1 + x ) ⎭
k
⎩ k =1 (1 x )

⎧ n n n
n ⎫
= (n − 1)!⎨ + n +1
+ ∑ k ⎬
⎩1 + x (1 + x) k = 2 (1 + x ) ⎭

n +1
1
= n!∑ Vậy công thức đúng với n+1.
k =1 (1 + x )
k

Nếu x ≠ 0 sẽ có
1
1−
n
f n( n ) ( x) = (n − 1)!∑
1
=
(n − 1)!
. =
(
(1 + x) n (n − 1)! (1 + x) n − 1 )
k =1 (1 + x )
k
1+ x 1− 1 x(1 + x) n
1+ x

Ví dụ 7*: Cho các đa thức P ( x ), Q ( x ) và hàm số f ∈ C ∞ trên R với

⎧ P( x) x≤0
f ( x) = ⎨
⎩Q( x) x>0

chứng minh P = Q

Giải:

Vì f ∈ C ∞ ⇒ ∀n có: f ( n ) (0) = P ( n ) (0) = Q ( n ) (0) ⇒ deg P = deg Q

Giả sử P ( x ) = a0 + a1 x + ... + am x m với n ∈ N

Q ( x ) = b0 + b1 x + ... + bm x m

∀n = 0,1,..., m sẽ có an = bn thật vậy

P ( n ) (0) Q ( n ) (0)
P(0) = a0 = Q(0) = b0 ; an = = = bn
n! n!
⇒ P ( x) = Q( x)

⎧ f ( x) nÕu g ( x) ≥ 0
Ví dụ 8*: Cho f , g ∈ C 2 trên R và h( x ) = ⎨
⎩ f ( x) + ( g ( x) )
3
nÕu g ( x) < 0

90
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Chứng minh h ∈ C 2 trên R


Giải:

⎧0 nÕu t ≥ 0
Dễ dàng nhận được ϕ (t ) = ⎨ 3
⎩t nÕu t < 0

Thuộc lớp C 2 trên R ⇒ ϕog ∈ C 2 trên R ⇒ h = f + ϕog ∈ C 2 trên R .

3.4. CÁC ĐỊNH LÍ VỀ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH


3.4.1. Định lí Phéc ma (Fermat)
A. Điểm cực trị của hàm số
Cho f ∈ R X . Gọi hàm số đạt cực trị địa phương tại a ∈ X khi và chỉ khi tồn tại
Ω δ (a) ⊂ X , để ∀x ∈ Ω δ (a) thoả mãn f ( x ) − f ( a ) ≥ 0 hoặc f ( x ) − f ( a ) ≤ 0
Trường hợp thứ nhất xảy ra nói rằng f đạt cực tiểu địa phương tại a, trường hợp sau nói
rằng f đạt cực đại địa phương tại a.

Nếu chỉ có f ( x ) − f ( a ) > 0 hoặc f ( x ) − f ( a ) < 0 nói rằng hàm số đạt cực trị địa phương
ngặt tại a.
B. Định lí Fermat
Định lí: Nếu f ( x ) khả vi tại a và đạt cực trị địa phương tại a thì f ' (a ) = 0

Chứng minh: Theo giả thiết tồn tại Ω δ (a) sao cho ∀x ∈ Ω δ (a) ta có f ( x ) − f ( a ) ≤ 0

(Ta đã giả thiết hàm đạt cực đại địa phương)

∀h ∈ R * sao cho a + h ∈ Ω δ (a) sẽ có

⎧ f ( a + h) − f ( a )
⎪⎪h > 0 ⇒ h
≤0

⎪h < 0 ⇒ f ( a + h ) − f ( a ) ≥ 0
⎪⎩ h
Chuyển qua giới hạn khi h → 0 sẽ có

⎧ f ' (a) ≤ 0
⎨ ⇒ f ' (a ) = 0
⎩ f ' (a) ≥ 0
Hàm đạt cực tiểu địa phương cũng chứng minh tương tự
Chú ý:
• Sau này thường nói rằng hàm đạt cực trị tại a theo nghĩa là đạt cực trị địa phương tại a.

91
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

• Nếu hàm đạt cực trị tại a thì a phải là điểm trong của X . Như vậy nếu f ( x ) xác định
trên [a,b] thì không có khái niệm đạt cực trị tại đầu mút a và b, có chăng chỉ nói về các đạo
hàm trái tại b và phải tại a.

• Định lí Fermat có thể phát biểu tổng quát hơn: Nếu f ( x ) khả vi phải và trái tại a và đạt
cực đại (cực tiểu) tại a thì

f t ' (a ) ≥ 0 và f p ' (a ) ≤ 0

( f t ' (a) ≤ 0 và f p ' (a ) ≥ 0 )

• Hàm số có cực trị tại a chưa chắc khả vi tại a


Chẳng hạn

⎧ 2 1
⎪ x sin nÕu x ≠ 0
f ( x) = ⎨ x
⎪⎩0 nÕu x = 0

1 ⎛ 1 ⎞
có cực tiểu không chặt tại 0 vì 0 ≤ x sin 2 , ∀x ≠ 0, f ⎜ ⎟ = 0, ∀k ∈ Z .
x ⎝ kπ ⎠
Tuy nhiên không khả vi tại 0 vì

1
k sin 2
f (h) − f (0) h
= không có giới hạn khi h → 0
h h
• Hàm số khả vi tại a và f ' (a ) = 0 chưa chắc đạt cực trị tại a, chẳng hạn

f ( x) = x 3

⎧⎪ x 3 ≤ 0 víi x ≤ 0
có f ' (0) = 0 tuy nhiên ⎨ 3 Vậy nó không có cực trị tại 0.
⎪⎩ x ≥ 0 víi x ≥ 0

3.4.2. Định lí Rôn (Rolle)

Định lí: Cho f ∈ R [a , b ] thoả mãn.

1. f liên tục trên [a,b]

2. f khả vi trên (a,b)

3. f ( a ) = f (b) khi đó tồn tại c ∈ ( a, b) sao cho f ' (c) = 0

92
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

f ( a ) = f (b )

0 a c b x

H.3.6

Chứng minh:
Theo tính chất của hàm liên tục trên [a,b] thì f ( x ) sẽ đạt giá trị nhỏ nhất m và lớn nhất
M trên [a,b]
m = Min f ( x ) = Inf f ( x) ; M = Max f ( x) = Sup f ( x )
[a , b ] [a , b ] [a , b ] [a , b ]

Nếu m=M thì f ( x ) = const ⇒ f ' ( x ) = 0 ∀x ∈ ( a, b)

Nếu m<M, vì f ( a ) = f (b) nên không có đồng thời M = f (a ) và m = f (b) hoặc


m = f ( a ) và M = f (b) . Chứng tỏ hàm đạt giá trị nhỏ nhất m hoặc lớn nhất M tại điểm
c ∈ ( a, b) Tức là f (c ) ≤ f ( x ) hoặc f (c ) ≥ f ( x ) theo định lí Fermat thì f ' (c) = 0

Chú ý:
• Định lí Rolle có thể minh hoạ hình học như sau :
Tồn tại ít nhất một điểm M (c, f (c ) ) ∈ C f với c ∈ ( a, b) tại đó tiếp tuyến của C f song
song với trục 0x. Xem hình 3.6.
• Điểm c ∈ ( a, b) tương ứng số θ ∈ (0,1) sao cho c = a + θ (b − a )

3.4.3. Định lí số gia hữu hạn. (định lí Lagơrăng (Lagrange))


Định lí: Cho f ∈ R [a , b ] thoả mãn:

1. Liên tục trên [a,b]


2. Khả vi trên (a,b), khi đó tồn tại c ∈ ( a, b) sao cho

f (b) − f ( a ) = (b − a ) f ' (c )
Chứng minh:

93
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

f (b) − f (a )
Xét hàm ϕ ∈ R [a , b ] xác định bởi ϕ ( x) = f ( x) − Rõ ràng ϕ ( x ) liên tục trên
b−a
[a,b], khả vi trên (a,b) và ϕ ( a ) = ϕ (b) = f ( a ) . Theo định lí Rolle tồn tại c ∈ ( a, b) sao cho
ϕ ' (c ) = 0
f (b) − f (a )
ϕ ' (c ) = f ' (c ) − =0
b−a
f (b ) − f ( a )
Suy ra f ' (c ) = hay f (b) − f ( a ) = f ' (c )(b − a )
b−a
Như vậy Δf ( a ) = f ' (c).h trong đó h + a = b
θ ∈ (0,1), c = a + θh
Chú ý:
• Định lí Lagrange có thể minh hoạ hình học như sau :
Tồn tại ít nhất một điểm M (c, f (c ) ) ∈ C f với c ∈ ( a, b) mà tiếp tuyến tại đó song song với
đường thẳng AB, trong đó A(a, f (a) ) , B(b, f (b) ) . Xem hình 3.7.

Hệ quả 1: (Định lí giới hạn của đạo hàm )

Cho x0 ∈ ( a, b), f ∈ R ( a , b ) thoả mãn

1. f ( x ) liên tục tại x0

2. f ( x ) khả vi trên (a, b) \ {x0 }

3. lim f ' ( x) = l khi đó f khả vi tại x0 và f ' ( x ) liên tục tại x0


x → x0

Chứng minh:
Vì lim f ' ( x) = l nên ∀ε > 0, ∃η > 0 sao cho
x → x0

∀x ∈ (a, b) \ {x0 } : 0 < x − x0 < η ⇒ f ' ( x) − l < ε

Áp dụng định lí Lagrange trên [x, x0 ] , như vậy tồn tại cx ∈ ( x, x0 ) sao cho

f ( x) − f ( x0 ) = ( x − x0 ) f ' (cx ) và đương nhiên

cx − x0 < x − x0 < η

f ( x) − f ( x0 )
Từ đó suy ra − l = f ' (c x ) − l < ε
x − x0

Điều này chứng tỏ f ' ( x0 ) = l và từ điều kiện của định lí suy ra f ' ( x ) liên tục tại x0 .

94
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

f (b ) B
Cf

A
f (a)
0 a c b x

H.3.7

Chú ý:
Chúng ta nhận được định lí tương tự đối với đạo hàm trái hoặc phải

Hệ quả 2: Cho f ∈ R [a , b ] thoả mãn

1. f liên tục phải tại a

2. f khả vi trên (a,b)

f ( a + h) − f ( a )
3. lim+ f ' ( x) = l khi đó có f p ' ( a ) = lim+ =l
x→a h→0 h
Hệ quả 3: Cho f ∈ R ( a ,b ) thoả mãn.

1. f liên tục tại x0 ∈ (a, b)

2. f khả vi trên (a, b) \ {x0 }

f ( x ) − f ( x0 )
3. lim f ' ( x) = +∞, (−∞) khi đó lim = +∞, ( −∞ )
x → x0 x → x0 x − x0

3.4.4. Định lí số gia hữu hạn suy rộng (Định lí Côsi(Cauchy))


Định lí: Cho f , g ∈ R [a , b ] thoả mãn:

1. f , g liên tục trên [a,b]

2. f , g khả vi trên (a,b)

f (b ) − f ( a ) f ' ( c )
3. g ' ( x ) ≠ 0 ∀x ∈ ( a, b) . Khi đó tồn tại c ∈ ( a, b) sao cho =
g (b ) − g ( a ) g ' ( c )

95
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Chứng minh:
Trước hết thấy ngay g (a ) ≠ g (b) , vì nếu g (a ) = g (b) , theo định lí Rolle suy ra tồn tại
c ∈ ( a, b) để g ' (c ) = 0 , vô lí theo giả thiết.

Xét hàm số ϕ ∈ R [a , b ] cho bởi

f (b ) − f ( a )
ϕ ( x) = f ( x) − f (a ) − (g ( x) − g (a) )
g (b ) − g ( a )

Hàm ϕ thoả mãn các điều kiện của định lí Rolle nên tồn tại c ∈ ( a, b) để ϕ ' (c) = 0 ,

f (b) − f ( a ) f (b ) − f ( a ) f ' ( c )
tức là f ' (c ) − g ' (c) = 0 hay =
g (b) − g ( a ) g (b ) − g ( a ) g ' ( c )

Chú ý:
• Thấy ngay rằng định lí Lagrange là trường hợp riêng của định lí Cauchy
(lấy g ( x ) = x trên [a,b] )

• Định lí Rolle là trường họp riêng của định lí Lagrange (cho f ( a ) = f (b) ).

Ví dụ 1: Cho f ∈ R [a , b ] thoả mãn

1. f liên tục trên [a,b]

2. f khả vi phải và trái trên [a,b]

3. f ( a ) = f (b )
Chứng minh rằng ∃c ∈ ( a , b) để f t ' (c ) f p ' (c) ≤ 0

Giải:
Tương tự như chứng minh định lí Rolle
Nếu m =M thì rõ ràng f ( x ) = const trên [a,b] suy ra

∀c ∈ ( a, b) có f ' (c) = 0 ⇒ f t ' (c ) = f p ' (c ) = 0 ⇒ f t ' (c ). f p ' (c ) = 0

Nếu m<M. Giả sử hàm f đạt Maximum tại c ∈ ( a, b)

f (c + h ) − f (c )
Vậy nếu h > 0 thì ≤0
h
f (c + h ) − f (c )
nếu h < 0 thì ≥0
h
Qua giới hạn khi h → 0 sẽ có f p ' (c ) ≤ 0 và f t ' (c) ≥ 0

Cuối cùng suy ra f p ' (c ). f t ' (c ) ≤ 0

96
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Ví dụ 2: Cho f khả vi trên (a,b), a<b và thoả mãn

f ( a ) = f (b) = 0, f p ' (a ) > 0, f t ' (b) > 0 . Chứng minh tồn tại c1 , c2 , c3 ∈ (a, b) sao cho
c1 < c2 < c3 , f (c2 ) = 0, f ' (c1 ) = f ' (c3 ) = 0

Giải:
f ( x) − f (a)
lim+ = f p ' (a ) > 0, f ( a ) = 0 ⇒ ∃α > 0 đủ bé để:
x→a x−a
⎛ α⎞
∀x ∈ ( a, a + α ) có f ( x) > 0 chẳng hạn f ⎜ a + ⎟ > 0
⎝ 2⎠

⎛ β⎞ ⎡ α β⎤
tương tự ∃β > 0 đủ bé để f ⎜ b − ⎟ < 0 . Vì f liên tục trên ⎢ a + , b − ⎥ nên
⎝ 2⎠ ⎣ 2 2⎦
⎛ α β⎞
∃c2 ∈ ⎜ a + , b − ⎟ ⊂ ( a, b) sao cho f (c2 ) = 0 . Áp dụng định lí Rolle cho các đoạn [a,c2 ] và
⎝ 2 2⎠
[c2 , b] sẽ ∃c1 ,c2 để f ' (c1 ) = f ' (c3 ) = 0 trong đó a < c1 < c2 < c3 < b .
Ví dụ 3*: Cho f khả vi trên tập X . Chứng minh ảnh f ' ((a, b) ) là một khoảng của R
trong đó (a, b) ∈ X 2

Giải:
Giả sử a<b và f ' ( a ) < f ' (b) lấy k ∈ ( f ' (a), f ' (b) ) sẽ chứng minh tồn tại
d ∈ ( a, b) để f ' ( d ) = k .

f (b) − f (a )
Kí hiệu t0 = , U = [t0 , f ' (a)] , V = [t0 , f ' (b)]
b−a

⎧ f ( x) − f (a)
⎪ nÕu x ≠ a
Xét hàm ϕ ( x) = ⎨ x−a
⎪⎩ f ' ( a ) nÕu x = a

⇒ ϕ ( x ) liên tục trên [a,b] và ϕ (a) = f ' (a ),ϕ (b) = t0 theo định lí về giá trị trung bình
chứng tỏ U ⊂ ϕ ([a, b])

⎧ f ( x) − f (b)
⎪ nÕu x ≠ b
Tương tự xét ψ ( x ) = ⎨ x−b
⎪⎩ f ' (b) nÕu x = b

Suy ra ψ (a) = t0 ,ψ (b) = f ' (b),ψ ( x) liên tục trên [a, b] ⇒ V ⊂ ψ ([a, b])

97
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

mà ( f ' (a), f ' (b) ) ⊂ U ∪ V . Do đó nếu k ∈ ( f ' (a), f ' (b) ) thì tồn tại c ∈ ( a, b) chẳng hạn
f (c ) − f ( a )
ϕ (c ) = = k ⇒ ∃d ∈ (a, c ) ⊂ (a, b) để f ' ( d ) = k
c−a
Ví dụ 4*: Cho f liên tục trên [a,b], khả vi trên (a,b) trừ ra n điểm trên (a,b). Chứng minh
n +1
rằng tồn tại n+1 số dương α1 ,...,α n +1 sao cho ∑α
i =1
i = 1 và n+1 số

ci ∈ (a, b), (i = 1,..., n + 1) sao cho a < c1 < ... < cn +1 < b thoả mãn

⎛ n +1 ⎞
f (b) − f (a) = ⎜ ∑α i f ' (ci ) ⎟(b − a)
⎝ i =1 ⎠
Giải:

Giả sử f không khả vi tại các điểm a i , i = 1, n và a < a1 < a2 < ... < an < b

Áp dụng định lí Lagrange cho n+1 khoảng ta có


∃c1 ∈ (a, a1 ) : f (a1 ) − f (a) = f ' (c1 )(a1 − a)

∃c2 ∈ (a1 , a2 ) : f (a2 ) − f (a1 ) = f ' (c2 )(a2 − a1 )



. ..

∃cn +1 ∈ (an , b) : f (b) − f (an ) = f ' (cn +1 )(b − an )

a1 − a a −a b − an
Đặt α1 = , α 2 = 2 1 ,..., α n +1 = ⇒ α i ∈ R+*
b−a b−a b−a

⎛ n +1 ⎞
và f (b) − f (a ) = ( f (b) − f (an ) ) + ... + ( f (a1 ) − f (a) ) = ⎜ ∑α i f ' (ci ) ⎟(b − a)
⎝ i =1 ⎠
3.5. ỨNG DỤNG CÁC ĐỊNH LÍ VỀ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH
3.5.1. Công thức Taylo (Taylor), công thức Maclôranh (McLaurin)
A. Định nghĩa

1. Cho hàm f khả vi đến cấp (n+1) tại a ∈ X tức là f ∈ C n tại lân cận của a và có đạo
hàm cấp n+1 tại a. Gọi đa thức Pn (x ) với deg Pn ( x) ≤ n thoả mãn điều kiện

Pn( k ) (a) = f ( k ) (a) k = 0, n

là đa thức Taylor của f ( x ) tại lân cận điểm a, hay là phần chính qui của khai triển hữu hạn
bậc n tại a của f ( x )

98
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

2. Nếu a = 0 thì Pn (x ) gọi là đa thức McLaurin của f ( x )

B. Định lí
Nếu Pn (x ) là đa thức Taylor của f ( x ) tại lân cận của a thì nó là duy nhất và có dạng

f ' (a) f ( n ) (a)


Pn ( x) = f (a) + ( x − a) + ... + ( x − a) n
1! n!
Chứng minh:
Giả sử tồn tại đa thức thứ hai là Qn (x) khi đó hiệu Pn ( x) − Qn ( x) là đa thức có
bậc không vượt quá n và có nghiệm x = a bội n+1 chứng tỏ Pn ( x) = Qn ( x)

Đặt Pn ( x ) = A0 + A1 ( x − a ) + ... + An ( x − a ) n

f ( k ) (a)
Pn( k ) (a) = k! Ak = f ( k ) (a) ⇒ Ak = (k = 0,1,..., n)
k!
n
f ( k ) (a)
Chứng tỏ Pn ( x) = ∑ ( x − a)n
k =0 k!
C. Công thức Taylor
Cho Pn (x ) là đa thức Taylor của f ( x ) tại lân cận của a

1. Gọi rn ( x) = f ( x) − Pn ( x) là phần dư Taylor bậc n tại a của f ( x )

Hệ quả: Phần dư rn (x) có dạng:

f ( n +1) (c)
rn ( x) = ( x − a) n +1 với c ∈ ( a, x )
(n + 1)!

Hay c = a + θ ( x − a ), 0 < θ < 1 , gọi là phần dư trong dạng Lagrange

Chứng minh:

Rõ ràng rn (a ) = rn ' ( a ) = ... = rn( n ) ( a ) = 0

Đặt G ( x) = ( x − a ) n +1 ⇒ G (a ) = G ' (a) = ... = G ( n ) (a) = 0 và G ( n +1) (a) = (n + 1)!

Với x ≠ a và x ∈ Ω δ (a) , theo định lý Cauchy sẽ có

rn ( x ) rn ( x) − rn (a ) rn' (c1 )
= = , c1 ∈ (a, x)
G ( x ) G ( x) − G ( a) G ' (c1 )

rn' (c1 ) rn' (c1 ) − rn' (a) rn " (c 2 )


= = , c 2 ∈ (a, c 1 )
G ' (c1 ) G ' ( x) − G ' (a ) G" (c 2 )

99
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Sau (n+1) lần áp dụng định lí Cauchy, kết quả sẽ là

rn ( x) rn( n +1) (c)


= với c ∈ (a, cn ) ⊂ (a, cn −1 ) ⊂ ... ⊂ (a, x)
G ( x) G ( n +1) (c)

mà rn( n +1) (c ) = f ( n +1) (c ), G ( n +1) (c ) = ( n + 1)!

f ( n +1) (c)
Suy ra rn ( x) = ( x − a ) n +1 .
(n + 1)!
n
f ( k ) (a) f ( n +1) (a + θ ( x − a))
2. Gọi công thức f ( x) = ∑ ( x − a)k + ( x − a) n +1 là
k =0 k! (n + 1)!
công thức Taylor bậc n , hay khai triển hữu hạn bậc n hàm f ( x ) tại lân cận của a
n
f ( k ) (0) k f ( n +1) (θx) n +1
3. Gọi công thức f ( x) = ∑ x + x là công thức McLaurin bậc n,
k =0 k! (n + 1)!
hay khai triển hữu hạn bậc n của f ( x ) tại lân cận của 0.

Chú ý:

rn ( x) f ( n +1) (c)
• Nếu f ( n +1) bị chặn ở lân cận của a thì rõ ràng = ( x − a) dần đến 0 khi
( x − a)n (n + 1)!
x → a nghĩa là rn ( x ) = 0(( x − a ) n )

• Với giả thiết f ( n +1) bị chặn ở lân cận của a thì có thể lấy gần đúng f ( x ) ở lân cận của a
bằng đa thức Pn (x ) với sai số là rn ( x ) = 0 ( x − a ) n . ( )
• Người ta đã chứng minh phần dư viết trong dạng khác, gọi là dạng Cauchy:

f ( n +1) (θx)
rn ( x) = (1 − θ ) n x n +1
n!
D. Công thức McLaurin của các hàm thường dùng

1. f ( x) = e x , ∀x ∈ R .

Ta thấy f ∈ C ∞ trên R và f ( k ) (0) = 1 ∀k ∈ N


n
xk
Suy ra e x = ∑ + 0( x n )
k =0 k !

2. f ( x) = sin x, ∀x ∈ R, f ∈ C∞

⎛ π⎞ kπ ⎧0 , k = 2m
f ( k ) ( x) = sin⎜ x + k ⎟ ⇒ f ( k ) (0) = sin =⎨
⎝ 2⎠ 2 ⎩(−1) m , k = 2m + 1

100
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

n
x 2 m +1
sin x =
m=0
∑ (−1)m (2m + 1)!
+ 0( x 2 n + 2 )

n
x2m
Tương tự cos x = ∑ (−1)m
m =0 (2m)!
+ 0( x 2 n +1 ) .

3. f ( x) = (1 + x)α , α ∈ R, x ∈ X , X phụ thuộc α . Với x ở lân cận của 0 thì


f ∈ C∞
f ( k ) ( x) = α (α − 1)...(α − k + 1)(1 + x)α − k
f ( k ) (0) = α (α − 1)...(α − k + 1)
n
α (α − 1)...(α − k + 1)
Suy ra (1 + x )α = 1 + ∑ x k + 0( x n ) .
k =1 k!
Các trường hợp đặc biệt:
• Với α = −1
1
= 1 − x + x 2 − ... + ( −1) n x n + 0( x n )
1+ x
1
⇒ = 1 + x + x 2 + ... + x n + 0( x n )
1− x
1
• Với α =
2
1 1
1+ x = 1+ x − x 2 + 0( x 2 )
2 8
1
• Với α = −
2
1 1 3
= 1 − x + x 2 + 0( x 2 )
1+ x 2 8
4. f ( x ) = ln(1 + x) , ở lân cận 0 thì f ∈ C ∞
n!
f ( n +1) ( x ) = (−1) n ⇒ f ( n +1) (0) = ( −1) n .n!
( x + 1) n +1

x2 xn
ln(1 + x) = x − + ... + (−1) n −1 + 0( x n )
2 n
5. f ( x ) = arctgx , ∀x ∈ R

⎧0 nÕu k = 2m
f ∈ C ∞ , f ( k ) (0) = ⎨ m −1
(Xem ví dụ ở mục 3.3.3.)
⎩(−1) (2m − 2)!, nÕu k = 2m + 1

101
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

x3 x5 (−1) m −1 2 m −1
Vậy arctgx = x − + + ... + x + 0( x 2 m )
3 5 2m − 1
6. f ( x) = tgx, f ∈ C ∞ ở lân cận của 0.
x3 x5
x− + 3
sin x 3! 5! = x + x + 0( x 3 )
Ta biểu diễn tgx = =
cos x x2 x4 3
1− +
2! 4!
3.5.2. Qui tắc Lôpitan (L’Hospital)
Cho a ∈ X , f , g ∈ R X thoả mãn các điều kiện sau:
1. liên tục tại a và khả vi ở lân cận Ω δ (a ) \ {a}

2. g ' ( x) ≠ 0 ∀x ∈ Ω δ (a) \ {a}


f ' ( x)
3. lim =l
x→a g ' ( x)
f ( x) − f (a)
Khi đó lim = l.
x→a g ( x) − g (a)
Chứng minh:
f ' ( x)
∀ε > 0, ∃α > 0, ∀x : 0 < x − a < α ⇒ −l < ε
g ' ( x)

Lấy x ∈ Ωα (a) \ {a} sao cho 0 < x − a < α . Theo định lí Cauchy sẽ tồn tại

f ( x ) − f ( a ) f ' (c x )
cx ∈ Ωα (a) \ {a} sao cho 0 < cx − a < x − a để có =
g ( x ) − g ( a ) g ' (c x )

f ( x) − f (a)
Chứng tỏ ∀ε > 0, ∃α > 0, ∀x ∈ Ωα (a) ⇒ −l < ε
g ( x) − g (a)
f ( x) − f (a)
nghĩa là lim =l
x→a g ( x) − g (a)
Chú ý:
• Nếu f ( a ) = g (a ) = 0 thì rõ ràng qui tắc L’Hospital cho ta điều kiện đủ để tìm giới hạn
0 f ( x) f ' ( x)
dạng lim = lim =l
0 x→a g ( x) x → a g ' ( x)

102
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

1 1
• Nếu lim f ( x) = lim g ( x ) = ∞ , thì bằng cách xét các hàm số và và như vậy
x→a x→a f ( x) g ( x)

cũng nhận được điều kiện để tìm giới hạn dạng .

• Nhận thấy rằng trong phép chứng minh qui tắc L’Hospital nếu a = ∞ hoặc l = ∞ kết quả
vẫn đúng.
• Cần lưu ý rằng qui tắc L’Hospital chỉ cho điều kiện đủ để tìm giới hạn. Bởi vì khi không
f ' ( x) f ( x)
tồn tại lim vẫn có thể tồn tại lim . Chẳng hạn :
x → a g ' ( x) x → a g ( x)

x + cos x 1 ( x + cos x)' 1 − sin x


lim = . Tuy nhiên lim = lim không tồn tại
x→∞ 2x 2 x → ∞ (2 x)' x → ∞ 2
f ' ( x)
• Để tìm lim đương nhiên có thể áp dụng qui tắc L’Hospital trong đó f và g thay
x→a g ' ( x)
bởi f ' và g ' . Như vậy, trong một bài toán tìm giới hạn , có thể lặp lại qui tắc L’Hospital một số
lần.
Ví dụ 1: Hãy phân tích e sin x đến x 3
Giải:
1 1
Vì x → 0 thì sin x → 0 nên esin x = 1 + sin x + sin 2 x + sin 3 x + 0(sin 3 x )
2 6
1 3
sin x = x − x + 0( x 4 )
6

⇒ esin x = 1 + x −
1 3 1 2
6
( ) (
1
)
x + x + 0( x 4 ) + x 3 + 0( x 5 ) + 0( x 3 )
2 6
1 2
= 1+ x + x + 0( x 3 )
2
x − sin x
Ví dụ 2: Tính lim
x→0 x (1 − cos x )
Giải:
Áp dụng các công thức khai triển hữu hạn sẽ nhận được
1 3
x + 0( x 4 )
x − sin x 1
lim = lim 6 2 =
x → 0 x (1 − cos x ) x→0 ⎛ x ⎞ 3
x⎜⎜ + 0( x 3 ) ⎟⎟
⎝ 2 ⎠
1 − e − x − 1 − cos x
Ví dụ 3: Tính lim+
x →0 sin x

103
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Giải:

1 − e − x = 1 − (1 − x + 0( x) ) = x + 0( x ) = x + 0( x )

⎛ x2 ⎞ x2 x
1 − cos x = 1 − ⎜⎜1 − + 0( x 3 ) ⎟⎟ = + 0( x 3 ) = + 0( x)
⎝ 2 ⎠ 2 2

x3
sin x = x− + 0( x 4 ) = x + 0( x )
6
x
x + 0( x ) − − 0( x )
1 − e − 1 − cos x
x
2 x
Vậy lim+ = lim+ = lim+ =1
x →0 sin x x →0 x + 0( x ) x →0 x
Ví dụ 4. Tìm
ln(1 + αx)
a. lim ,
x →0 βx
b. lim x α ln x, (α > 0)
x →0 +

Giải:
α
(ln(1 + αx))' α ln(1 + αx)
a. Nhận xét lim = lim 1 + αx = = lim
x →0 ( β x)' x →0 β β x →0 βx
ln x (ln x)' − xα
b. lim+ x α ln x = lim+ = I , lim+ = lim+ =0
x →0 x →0 1 x →0 1 x →0 α
( α )'
xα x
Vậy I=0.
Ví dụ 5: Tính
ln x
a. lim , (α > 0)
x → +∞ x α


b. lim , ( a > 1, α > 0)
x → +∞ ax
Giải:
1
a.
(ln x)'
= x = 1 → 0 khi x → +∞ chứng tỏ lim ln x = 0
( x α )' αx α −1 αx α x → +∞ x α

( x α )' αx α −1
b. = , lấy đạo hàm hữu hạn n lần sao cho α − n ≤ 0 . Khi đó
(a x )' a x ln a

104
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

α (α − 1)...(α − n + 1) x α − n xα
→ 0 chứng tỏ lim =0
a x ln n a x → +∞ x → +∞ ax
Vậy ta cũng so sánh được các VCL ln x, x α , a x tại ∞ với nhau. Kết quả đã có trong mục
1.3.2.
Ví dụ 6: Bằng phương pháp lôga hãy tính các giới hạn sau đây
1 1
x ⎛ sin x ⎞ 1−cos x
I 1 = lim+ x , I 2 = lim ⎜ ⎟ , I 3 = lim+ (cot gx) ln x
x →0 x →0⎝ x ⎠ x →0

Giải:
ln x x = x ln x →+ 0 (theo ví dụ 4)
x →0

⇒ I1 = e 0 = 1
1
⎛ sin x ⎞ 1−cos x 1 sin x ln sin x − ln x
ln⎜ ⎟ = ln =
⎝ x ⎠ 1 − cos x x 1 − cos x
(ln sin x − ln x )' x cos x − sin x
=
(1 − cos x)' x sin 2 x
( x cos x − sin x)' − x sin x −1 1
= = →−
2
( x sin x)' sin x + 2 x sin x cos x sin x
2 x →0 3
+ 2 cos x
x
1

⇒ I2 = e 3

1
1
ln(cot gx ) ln x = ln cot gx
ln x
1 1
(− 2 )
(ln cot gx)' cot gx sin x x
= =− → −1
(ln x)' 1 sin x cos x x→0+
x
⇒ I 3 = e −1

3.6. SỰ BIẾN THIÊN CỦA HÀM SỐ


3.6.1. Tính đơn điệu của hàm khả vi

Định lí 1: Cho f ∈ R [a ,b ] thỏa mãn:

1. f liên tục trên đoạn [a,b]


2. f khả vi trên khoảng (a,b)

105
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

3. f ' ( x ) = 0, ∀x ∈ (a, b) khi đó f(x) không đổi trên [a,b]

Chứng minh:

Lấy bất kỳ x1 , x2 ∈ [a, b] . Theo định lí Lagrange tồn tại c ∈ ( x1 , x 2 ) sao cho
f ( x2 ) − f ( x1 ) = f ' (c)( x 2 − x1 ) = 0 ⇒ f ( x1 ) = f ( x 2 ) vì x1 , x1 tùy ý vậy f(x) không đổi trên
[a,b], tức là f(x)=const trên [a,b]
Định lí 2: Cho f liên tục trên [a,b], khả vi trên (a,b). Để f tăng trên [a,b] thì cần và đủ là
f ' ( x ) ≥ 0, ∀x ∈ (a, b)

Chứng minh:

* Giả sử f tăng trên [a,b]. Cho x 0 ∈ ( a, b), ∀h ∈ R * sao cho x0 + h ∈ (a, b) , ta có:
f ( x 0 + h) − f ( x 0 )
≥0
h
Qua giới hạn khi h → 0 nhận được f ' ( x 0 ) ≥ 0

* Ngược lại, giả sử ∀x ∈ ( a, b), f ' ( x ) ≥ 0 . Lấy tùy ý x1 , x2 ∈ [a, b] . Áp dụng định lí
Lagrange trên [ x1 , x2 ] sẽ có c ∈ ( x1 , x 2 ) sao cho:

f ( x2 ) − f ( x1 ) = ( x 2 − x1 ) f ' (c)

⇒ ( x2 − x1 )( f ( x 2 ) − f ( x1 )) ≥ 0 ⇒ f ( x) tăng trên [a,b]


Thay f bởi –f sẽ nhận được định lí trong trường hợp hàm giảm.
Định lí 3: Cho f liên tục trên [a,b], khả vi trên (a,b). Để f tăng ngặt trên [a,b], điều kiện cần
và đủ là
a. f ' ( x ) ≥ 0, ∀x ∈ (a, b)

b. Tập {x ∈ ( a, b), f ' ( x) = 0} không chứa bất kỳ một khoảng có phần trong không
rỗng nào.
Chứng minh:
• Giả sử f tăng ngặt trên [a,b]. Theo định lí 2 ta có:
f ' ( x ) ≥ 0 ∀x ∈ ( a , b )

Nếu {x ∈ ( a, b), f ' ( x ) = 0} chứa một khoảng có phần trong không rỗng tức là tồn tại
α > 0 đủ bé , c để f’(c)=0 sao cho (c − α , c + α ) ⊂ {x ∈ ( a, b), f ' ( x) = 0} hay là
∀x ∈ (c − α , c + α ), f ' ( x ) = 0 . Theo định lí 1 thì f(x)=const trên [c − α , c + α ] , điều này mâu
thuẫn vì f(x) tăng ngặt trên [a,b]. Chứng tỏ tập các không điểm của f’(x) không chứa bất kỳ
khoảng nào có phần trong không rỗng.

106
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

• Ngược lại, giả sử f ' ( x ) ≥ 0 ∀x ∈ ( a, b) và tập các không điểm của f’(x) không chứa bất
kỳ khoảng nào có phần trong không rỗng. Theo định lí 2, rõ ràng f tăng trên [a,b]. Giả sử f tăng
không ngặt, tức là ∃x1 , x2 ∈ (a, b) sao cho x1 < x2 và f ( x1 ) = f ( x2 ) vì f tăng trên [a,b] nên
∀x ∈ [ x1 , x2 ] f ( x1 ) ≤ f ( x) ≤ f ( x2 ) ⇒ f ( x) = f ( x1 ) = f ( x2 ) trên [ x1 , x2 ] . Vậy
( x1 , x2 ) ⊂ {x, f ' ( x) = 0} mâu thuẫn với giả thiết.Chứng tỏ f tăng ngặt trên [a,b]

3.6.2. Điều kiện hàm số đạt cực trị

Định lí 1: Cho f ∈ R X . Nếu tồn tại lân cận Ω δ ( a) ⊂ X và f ' ( x ) ≥ 0 trên ( a − δ , a ) và


f ' ( x ) ≤ 0 trên ( a + δ , a ) thì f có một cực đại tại a.

Định lí này suy trực tiếp từ định lí 2 trong mục 3.6.1 và định nghĩa cực trị của hàm số.

Định lí 2: Cho f ∈ C n tại lân cận Ω δ (a) và thỏa mãn điều kiện:

f ' (a) = ... = f ( n −1) (a ) = 0, f ( n ) (a) ≠ 0

Khi đó:

a. Nếu n chẵn thì f(x) đạt cực trị tại a: đạt cực tiểu nếu f (n)
(a) > 0 , đạt cực đại nếu
f (n)
(a) < 0 .

b. Nếu n lẻ thì f(x) không đạt cực trị tại a.


Chứng minh:
Trong lân cận đủ bé của a, ta có công thức Taylor tại lân cận đó:

f ' (a) f ( n −1) (a) f ( n ) (θ )


f ( x) = f (a ) + ( x − a ) + ... + ( x − a) n −1 + ( x − a) n
1! (n − 1)! n

f ( n ) (θ )
f ( x) = f (a ) + ( x − a) n , θ ∈ ( a, x )
n!

a. Nếu n chẵn thì ( x − a) n ≥ 0

Giả sử f(n)(a)>0, do tính liên tục của f(n)(x) ở lân cận a nên f (n)
(θ ) > 0 suy ra trong
Ω δ (a) . Vậy f đạt cực tiểu tại a.

Giả sử f(n)(a)>0, khi đó f ( x ) ≤ f (a ) chứng tỏ f đạt cực đại tại a.

b. Nếu n lẻ, ( x − a )n đổi dấu ở lân cận Ω δ (a) trong khi đó f (n)
(a) ≠ 0 . Giả sử
f ( n ) ( a ) = f 0 > 0 do tính liên tục của f(n)(x) nên f ( n ) (θ ) > 0 ở lân cận khá bé của a. Lúc đó
f ( n ) (θ )( x − a) n có dấu thay đổi khi x đi qua a. Vậy
f ( x ) < f (a ) nếu x < a

107
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

f ( x ) > f ( a ) nếu x > a với x khá gần a.


Suy ra f(x) không đạt cực trị tại a.

Ví dụ 1: Cho f : R → R, g : R+ → R sao cho

∀x, y ∈ R, f ( x) − f ( y ) ≤ x − y .g ( x − y ) và g (0 + ) = 0

Chứng minh f là hằng số trên R.


Giải:
Lấy x cố định tùy ý trên R

f ( x) − f ( y )
∀y ≠ x : ≤ g( x − y )
x− y

f ( x) − f ( y )
Qua giới hạn, vì g (0 + ) = 0 ⇒ lim = 0 = f ' ( x)
y→ x x− y

Theo định lí 1 thì f(x)=const trên R.

Ví dụ 2: Cho f : R+ → R , f bị chặn, khả vi đến cấp 2 và f " ( x ) ≥ 0 . Chứng minh f là


hàm giảm.
Giải:
Vì f " ( x ) ≥ 0 ⇒ f ' ( x) tăng. Giả sử ∃c ∈ R để f’(c)>0 thì theo định lí Lagrange đối với
f(x) trên [c,x], ∀x > c ∃c1 ∈ (c, x) sao cho

f ( x) − f (c) = f ' (c1 )( x − c) ≥ f ' (c)( x − c)

f ( x ) ≥ f (c) + f ' (c)( x − c) → + ∞


x → +∞

Chứng tỏ f(x) không bị chặn. Vậy f ' ( x ) ≤ 0 ⇒ f ( x ) giảm trên R.


2 2

Ví dụ 3: Tìm các khoảng tăng, giảm và cực trị của hàm số: y = x 3 + ( x − 1) 3

Giải: Hàm số xác định ∀x ∈ R và khả vi trên R \ {0;1}

2⎛ 1 1 ⎞
y/ = ⎜ + ⎟⎟
3 ⎜⎝ 3 x 3
x −1 ⎠

1
y / = 0 khi 3
x = −3 x − 1 . Giải phương trình này nhận được x =
2

108
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Từ biểu thức của y / ta có bảng biến thiên của hàm số:

1
x −∞ 0 1 +∞
2

y’ - + 0 - +
+∞ 3
4 +∞

y 1 1

1
Vậy hàm số giảm trong các khoảng (−∞;0), ( ;1)
2
1
hàm số tăng trong các khoảng (0; ), (1;+∞ )
2
y min = y (0) = y (1) = 1
1
y max = y ( ) = 3 2
2
3.7. BÀI TOÁN TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ BÉ NHẤT
Bài toán: Cho hàm số f ( x) xác định trên tập X . Tìm giá trị bé nhất (GTBN) , giá trị
lớn nhất (GTLN) của hàm số trên tập đó.
Nói rằng hàm f ( x) đạt GTBN là m tại x1 ∈ X khi và chỉ khi :

m = f ( x1 ) ≤ f ( x), ∀x ∈ X

Nói rằng hàm f ( x) đạt GTLN là M tại x 2 ∈ X khi và chỉ khi :


M = f ( x 2 ) ≥ f ( x), ∀x ∈ X
3.7.1. Hàm liên tục trên đoạn kín [a,b]
Theo tính chất liên tục của hàm số trên một đoạn kín bao giờ cũng tồn tại m,M. Theo định
lý Fermat nếu hàm khả vi tại x0 và đạt cực trị tại đó thì f’(x0)=0. Vì cực trị có tính địa phương nên
các điểm tại đó hàm đạt GTBN, GTLN chỉ có thể là hoặc các điểm tại đó hàm số không khả vi
hoặc các điểm làm đạo hàm triệt tiêu hoặc các điểm a,b. Từ đó các quy tắc tìm m, M tương ứng
x1, x2 như sau:
a. Tìm các giá trị f(a), f(b).
b. Tìm các giá trị của hàm số tại các điểm hàm số không khả vi.
c. Tìm giá trị của hàm số tại các điểm làm triệt tiêu đạo hàm f’(x).

109
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

d. So sánh các giá trị tìm được ở trên để tìm ra giá trị bé nhất, đó là m, tìm ra giá trị lớn
nhất, đó là M.
3.7.2. Hàm liên tục trên khoảng mở, khoảng vô hạn
Trong trường hợp này, thay vì tính f(a), f(b), ta tìm giới hạn của hàm số khi x dần tới a,
dần đến b, hoặc dần đến ∞ . Tuy nhiên phải xem xét hàm số có đạt được giới hạn này không. Các
bước tiếp theo thực hiệm như mục trên.

Ví dụ 1: Tìm GTBN, GTLN của hàm số y = 3 ( x 2 − 2 x ) 2 0≤ x≤3

Giải:

y (0) = 0, y (3) = 3 9
Hàm số khả vi trên khoảng (0,3)\{2}. y (2) = 0 .

4 x −1
y' = = 0 khi x = 1 , y (1) = 1
3 3 x( x − 2)

{ }
m = min 0,1, 3 9 = 0 đạt được tại x = 0, x = 2

M = max {0,1, 9 }= 3 3
9 đạt được tại x = 3

Ví dụ 2: Tìm GTBN, GTLN của hàm số y = x x , 0,1 ≤ x < +∞

Giải:
Hàm số khả vi trên khoảng (0,1;+∞ ) .

1
y (0,1) = 10 , lim y = lim x x = +∞
x → +∞ x → +∞
10

y ' = x x (ln x + 1) = 0 khi x = e −1


1

y (e −1 ) = e e

⎧ ⎫
⎪1 1 ⎪ 1
Vậy m = min ⎨ 1 , ⎬ = 1 đạt được tại x = e
−1
10
⎪⎩ e e 10 ⎪
⎭ ee
Hàm số không có GTLN.
3.8*. HÀM LỒI
3.8.1. Khái niệm về hàm lồi, hàm lõm và điểm uốn
A. Định nghĩa
1. Ánh xạ f : X → R được gọi là lồi nếu

110
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

∀x1 , x 2 ∈ X , ∀λ ∈ [0,1], f (λx1 + (1 − λ ) x2 ) ≤ λf ( x1 ) + (1 − λ ) f ( x2 )


Nói rằng f là lõm khi và chỉ khi –f là lồi.
Đồ thị của hàm lồi f trên (a,b) được mô tả trên hình 3.8.
Đặt x = λx1 + (1 − λ ) x 2 , M 1 ( x1 , f ( x1 )), M 2 ( x 2 , f ( x 2 )), C f là đồ thị của hàm số f
y

f ( x2 ) M2

λf ( x1 ) + (1 − λ ) f ( x 2 )
M1
f ( x1 )
f (x)

0 x1 x x2 x

H.3.8

Như vậy ánh xạ f lồi khi và chỉ khi với bất kỳ cặp điểm ( M 1 , M 2 ) của C f , mọi điểm
M ∈ C f có hoành độ nằm giữa các hoành độ của M1 và M2 đều nằm phía dưới đoạn M1M2 . Nói
cách khác đường cong nằm dưới mọi dây cung tương ứng

2. Cho f ∈ R X . Giả sử X = [ a , b] ∪ [b, c ] mà f lồi (lõm) trên [a,b], f lõm (lồi) trên [b,c] .
Khi đó điểm U(b,f(b)) gọi là điểm uốn của đồ thị Cf của hàm số. Như vậy điểm uốn là điểm phân
biệt giữa các cung lồi và cung lõm của đồ thị hàm số.
B. Định lí
Định lí 1: Để f là lồi trên X điều kiện cần và đủ là ∀a ∈ X , tỷ số gia tại a của f tăng trên
X \ {a} , tức là

f ( x) − f (a)
τ a ( x) = tăng trên X \ {a} .
x−a
Chứng minh:
Lấy tùy ý a, b, c ∈ X sao cho a<b<c . Gọi A(a,f(a)), B(b,f(b)), C(c,f(c)) và P(AB), P(AC),
P(BC) là các hệ số góc của các đường AB, AC, BC. Như vậy τ a (b) = P( AB),τ a (c) = P( AC ) .

111
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Như vậy định lí được chứng minh khi ta chỉ ra P ( AB ) ≤ P ( AC ) là điều kiện cần và đủ của
hàm lồi.
c−b
Đặt b = λa + (1 − λ )c , trong đó λ = ∈ [0,1]
c−a
f lồi có nghĩa là:
f (λa + (1 − λ )c ) ≤ λf ( a ) + (1 − λ ) f (c )
⇔ (c − a ) f (b) ≤ (c − b) f (a) + (b − a ) f (c)
f (b) − f (a) f (c) − f (a)
⇔ ≤
b−a c−a
hay P ( AB ) ≤ P ( AC )

Định lí 2 : (Bất đẳng thức Jensen)


n
Nếu f ∈ R X lồi , n ∈ N * , x 1 , x 2 ,..., x n ∈ X ; λ1 , λ 2 ,..., λ n ∈ [0,1] sao cho ∑λ
k =1
k = 1 thì sẽ

⎛ n ⎞ n
có f ⎜ ∑ λ k x k ⎟ ≤ ∑ λ k f ( x k )
⎝ k =1 ⎠ k =1
Chứng minh: Qui nạp theo n
• Với n=1 đúng, với n =2 đúng theo định nghĩa hàm lồi.

• Giả sử tính chất trên đúng với ∀n ∈ N * , ta đi chứng minh tính chất đó cũng đúng với
n+1.
n
Cho x1 , x 2 ,..., x n +1 ∈ X và λ1 , λ 2 ,..., λ n +1 ∈ [0,1] sao cho ∑λ
k =1
k = 1.

Nếu λ1 = λ 2 = ... = λ n = 0 bất đẳng thức muốn có là hiển nhiên.


n n
1
Giả sử (λ1 , λ 2 ,..., λ n ) ≠ (0,0,...,0) gọi μ = ∑ λ k = 1 − λ n +1 > 0 và x' = ∑λ xk ∈ X
μ
k
k =1 k =1

vì x1 , x 2 ,..., x n ∈ X vì f lồi, suy ra

⎛ n +1 ⎞
f ⎜ ∑ λ k x k ⎟ = f ( μx'+(1 − μ ) x n +1 ) ≤ μf ( x' ) + (1 − μ ) f ( x n +1 ) = μf ( x' ) + λ n +1 f ( x n +1 )
⎝ k =1 ⎠
Theo giả thiết qui nạp:

⎛ n λ ⎞ n λ 1 n
f ( x' ) = f ⎜⎜ ∑ k x k ⎟⎟ ≤ ∑ k f ( x k ) = ∑ λ k f ( x k )
⎝ k =1 μ ⎠ k =1 μ μ k =1

112
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

λk n
λk ⎛ n +1 ⎞ n +1
Do
μ
∈ [0,1] và ∑
k =1 μ
= 1 suy ra f ⎜ ∑ k k ⎟⎠ ≤ ∑
⎝ k =1
λ x
k =1
λk f ( xk )

3.8.2. Điều kiện hàm lồi


Định lí 1: Giả sử f là lồi trên X khi đó f khả vi phải và trái tại mọi điểm trong của X và
∀a, b, c ∈ X sao cho a<b<c, ta có

f (b) − f (a ) f (c) − f (b)


≤ f t ' (b) ≤ f p ' (b) ≤
b−a c−b
f (c) − f (b)
Chứng minh: Theo định lí 1, τ b ( x) = tăng trên X \ {b}
c−b
• Cho u ∈ [ a, b) và ∀ v ∈ (b , c ) sẽ có:
τ b (a) ≤ τ b (u ) ≤ τ b (v) ≤ τ b (c) . Như vậy τ b (x) tăng trên [b,c) và bị chặn dưới bởi τ b (u ) .
Theo mục G của 2.2.2. τ b (x) có giới hạn phải tại b, chính là f’(b) và
τ b (a ) ≤ τ b (u ) ≤ f b ' (b) ≤ τ b (c)

• Từ đó suy ra τ b (x) tăng trên [a,b) và bị chặn dưới bởi f p ' (b) . Vậy nó có giới hạn trái tại
b, giới hạn đó là f t ' (b) và τ b ( a ) ≤ f t ' (b) ≤ f p ' (b) ≤ τ b (c )

Chú ý:
• f lồi trên [a,b] thì liên tục trên (a,b) (Theo mục 3.1)
• f lồi trên [a,b] có thể gián đoạn tại a hoặc liên tục tại a hoặc không khả vi phải tại a.
Định lí 1 và các chú ý được minh họa trên hình 3.9.

y y y

C
f ( x) = 1 − 1 − x 2 , x ∈ [−1,1]
A 1
⎧0, x ∈ (0,1)
f ( x) = ⎨
B ⎩1, x = 0, x = 1

t 1

0 a b c x 0 x -1 0 1 x

H.3.9

113
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Định lí 2: Cho f ∈ R X khả vi. Để f lồi trên X điều kiện cần và đủ là f’ tăng trên X
Chứng minh:
Giả sử f lồi trên X , lấy a, b ∈ X sao cho a < b . Theo định lí 1 ta có:

f (b) − f (a )
f ' (a) ≤ ≤ f ' (b) ⇒ f ' ( x) tăng trên X
b−a
Ngược lại cho f’(x) tăng trên X, cho a, b ∈ X sao cho a<b và λ ∈ [0,1] , đặt
x = λa + (1 − λ )b ( các trường hợp a=b hoặc λ = 0, λ = 1 là tầm thường). Áp dụng định lí
Lagrange cho f trên [a,x], [x,b] thì tồn tại c ∈ ( a, x ), d ∈ ( x, b) sao cho
f ( x) − f ( a ) = ( x − a ) f ' (c) = (1 − λ )(b − a ) f ' (c)
f (b) − f ( x ) = (b − x ) f ' ( d ) = λ (b − a ) f ' ( d )
Vì f’ tăng nên f ' (c ) ≤ f ' ( d ) ⇒ λ ( f ( x ) − f ( a )) ≤ (1 − λ )( f (b) − f ( x )) . Nghĩa là
f ( x ) ≤ λf ( a ) + (1 − λ ) f (b)
Chứng tỏ f lồi trên X.
Hệ quả 1: Cho f khả vi hai lần trên X. Để f là lồi điều kiện cần và đủ là f " ( x) ≥ 0

Hệ quả 2: Để u(a,f(a)) là điểm uốn của đồ thị hàm f ∈ R X với a ∈ X , f khả vi hai lần
trên X , điều kiện cần và đủ là f”(a)=0 và f”(x) đổi dấu khi x đi qua điểm a.
a a
Ví dụ 1: Xét tính lồi, lõm và tìm điểm uốn của đồ thị hàm số y = ln , a > 0
x x
Giải:
Hàm số khả vi mọi cấp khi x > 0 .
a a
y' = − 2
(1 + ln )
x x
a a
y" = 3
(3 + 2 ln )
x x
3
a
y" = 0 khi 3 + 2 ln = 0 hay x = ae 2
x
3 3
Ta có y" < 0 khi x > a.e và y" > 0 khi x < ae .
2 2

⎛ 3
⎞ ⎛ 32 ⎞ 3
Vậy hàm số lõm trong khoảng ⎜ 0, ae 2 ⎟ , lồi trong khoảng ⎜ ae ,+∞ ⎟ và xU = ae 2 và
⎜ ⎟ ⎜ ⎟
⎝ ⎠ ⎝ ⎠
3
3 −
yU = − ae 2
2

114
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Ví dụ 2: Cho f(x)=xlnx trên (0,+∞ )


a. Chứng minh f là lồi trên (0,+∞ )
x y x+ y
b. Chứng minh ∀x, y , a, b ∈ (0,+∞ ) có x ln + y ln ≥ ( x + y ) ln
a b a+b
Giải:
1
a. f ' = ln x + 1, f " = ≥ 0 . Vậy f lồi trên (0,+∞ )
x
x y a
b. Lấy x1 = , x 2 = và λ =
a b a+b
⎛ a x b y⎞ a ⎛ x⎞ b ⎛ y⎞
f⎜ + ⎟≤ f⎜ ⎟+ f⎜ ⎟
⎝a+b a a+b b⎠ a+b ⎝a⎠ a+b ⎝b⎠
x+ y x+ y a x x b y y
ln ≤ ln + ln
a+b a+b a+b a a a+b b b
x+ y x y
hay ( x + y ) ln ≤ x ln + y ln
a+b a b
3.9. TIỆM CẬN CỦA ĐƯỜNG CONG
3.9.1. Khái niệm chung về tiệm cận
Đường thẳng ( Δ ) được gọi là tiệm cận của đường cong Cf nếu như khoảng cách δ từ
một điểm M ( x, y ) ∈ C f đến ( Δ ) dần đến 0 khi x 2 + y 2 → +∞ (Tức là M chạy ra vô cùng trên
đường cong Cf). Xem hình 3.10
y

(Δ )

δ
H

y M ( x, y )

0 x
x
Cf
u
H. 3.10

115
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Như vậy điều kiện cần để đường cong Cf có tiệm cận là đường cong đó có nhánh ra vô
cùng. Hơn nữa Cf và tiệm cận của nó vẫn có thể giao nhau.
3.9.2. Phân loại và cách tìm tiệm cận
A. Tiệm cận đứng (Tiệm cận song song với trục tung)
Đường x=a là tiệm cận đứng của đường cong y = f ( x) khi và chỉ khi

lim f ( x) = ∞
x→a

Giới hạn trên có thể bao hàm cả trường hợp x → a − , x → a + , y → −∞ , y → +∞ . Ứng với
từng trường hợp sẽ nhận được tiệm cận đứng ở phía trên hoặc phía dưới, bên phải hoặc bên trái
đường cong Cf. Số a chính là cực điểm của hàm số.
B. Tiệm cận ngang (Tiệm cận song song với trục hoành)
Đường y=b là tiệm cận ngang của đường cong y = f ( x) khi và chỉ khi

lim f ( x) = b
x→∞

Tuỳ theo x → −∞ hay x → +∞ ta có tiệm cận ngang bên trái hay bên phải.
C. Tiệm cận xiên (Tiệm cận không song song với các trục toạ độ)
Đường y = αx + β , α ≠ 0 là tiệm cận xiên của đường cong y = f ( x) khi và chỉ khi

⎧ f ( x)
⎪lim =α
⎨ x →∞ x
⎪lim[ f ( x) − αx] = β
⎩ x →∞
Tuỳ theo x → −∞ hay x → +∞ ta có tiệm cận xiên bên trái hay bên phải.
Rõ ràng về phía nào đó khi đã có tiệm cận ngang y=b thì không thể có tiệm cận xiên bởi vì
f ( x)
khi đó lim = 0 và ngược lại.
x →∞ x
Ví dụ: Tìm các tiệm cận của đường cong cho bởi phương trình
1
y = x ln(e + )
x
1 1
Giải: Hàm số xác định khi e + > 0 hay (ex + 1) x > 0 . Suy ra x < − hoặc x>0.
x e
1
Vậy tập xác định X = ( −∞,− ) ∪ (0,+∞ )
e
1 1
lim− x ln(e + ) = +∞ ⇒ x = − là tiệm cận đứng.
x→−
1 x e
e

116
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

y
lim =1
x → ±∞ x
1 1
(− ).
1 x 2
1
ln(e + ) − 1 e+
⎡ 1 ⎤ x x =1
lim ( y − x) = lim x ⎢ln(e + ) − 1⎥ = lim = lim
x → ±∞ x → ±∞
⎣ x ⎦ x → ±∞ 1 x → ±∞ 1 e
− 2
x x
1
Vậy y = x + là tiệm cận xiên cả hai phía.
e
3.10. BÀI TOÁN KHẢO SÁT HÀM SỐ
Những kết quả trong các mục trên dẫn đến việc khảo sát đầy đủ một hàm số về phương diện
định lượng và định tính.
Sơ đồ tổng thể để khảo sát hàm số gồm các bước dưới đây
1. Tìm miền xác định f (nếu như chưa cho) và các tính chất đặc biệt của hàm số như: chẵn,
lẻ, tuần hoàn (nếu có)
2. Xét sự biến thiên của hàm số: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số.
3. Tìm cực trị (nếu có)
4. Xét tính lồi, lõm của hàm số, điểm uốn (nếu có)
5. Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số (nếu có)
6. Lập bảng biến thiên
7. Vẽ đồ thị
Dưới đây ta sẽ minh họa bài toán khảo sát hàm số qua một số ví dụ cụ thể.

x3
Ví dụ 1: Khảo sát hàm số y = f ( x) =
x −1
Giải:

x3 x
• Tập xác định : để hàm số xác định thì ≥ 0 hay ≥ 0 . Vậy X = R \ (0,1]
x −1 x −1

3 x
• Chiều biến thiên: y' = ( x − ) trên X
2 ( x − 1) 3

3
y ' ( x ) = 0 khi x = 0, x = Bảng xét dấu của y’
2

117
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

3
x −∞ 0 1 +∞
2

y' - 0 - 0 +

3
⇒ y giảm khi x < 0 hoặc 1 < x <
2

3
• Cực trị: Từ bảng xét dấu của y’ suy ra x min =
2
3 3 3
y min = y ( ) =
2 2

3 1
• Tính lồi, lõm: y" = ≥ 0, ∀x ∈ X \ {0} chứng tỏ f(x) lồi trên X.
4 x( x − 1) 5

• Tiệm cận: lim f ( x) = +∞ Tiệm cận đứng x = 1.


x→1+

1
x ⎛ 1 ⎞2
f ( x) = x = x ⎜1 + ⎟
x −1 ⎝ x −1⎠
α
Áp dụng công thức Taylor cho hàm (1 + x)

x 1 x ⎛ 1 ⎞
f ( x) = x + − + x .0⎜ ⎟
2( x − 1) 8 ( x − 1) 2 ⎜ ( x − 1) 2 ⎟
⎝ ⎠
⎛ 1⎞
Suy ra ⎜ f ( x) + x + ⎟ → 0
⎝ 2 ⎠ x→−∞
⎛ 1⎞
⎜ f ( x) − x − ⎟ → 0
⎝ 2 ⎠ x→+∞
1 1
Vậy tiệm cận xiên y = − x − ,y = x+
2 2

• Bảng biến thiên

118
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

3
x −∞ 0 1 +∞
2

y' - 0 - 0 +

y" + + +

y +∞ +∞ +∞

3 3
0 2

• Đồ thị

3 3
2

x
0 1 3
2

x
Ví dụ 2: Khảo sát hàm số y =
(1 − x)(1 + x) 2
Giải:
• Tập xác định: X = R \ {±1}

2x2 − x + 1
• Chiều biến thiên: y ' = trên X
(1 + x ) 2 (1 + x) 3
Bảng xét dấu của y’:

x −∞ -1 1 +∞

y' - + +

119
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

Từ bảng xét dấu của y’ suy ra y giảm trên (−∞,−1) y tăng trên (−1,1) và (1,+∞)

Ngoài ra y không đạt cực trị

• Tính lồi lõm:

3x 3 − 3x 2 + 5 x − 1
y" = 2.
(1 − x) 3 (1 + x) 4

3 2
Nhận xét: Phương trình y" = 0 ⇔ 3x − 3x + 5 x − 1 = 0 có duy nhất nghiệm trong

3
khoảng (0, ) , gọi nghiệm đó là x0
2

Vậy y lõm trên (−∞,−1), (−1, x0 ), (1,+∞)

y lồi trên (x0,1) và U (x0,y (x0)) là điểm uốn.

x
• Tiệm cận: lim = −∞
x→−1 (1 − x)(1 + x) 2

x x
lim 2
= +∞, lim = −∞
x→1 −
(1 − x)(1 + x) x→1 (1 − x)(1 + x ) 2
+

Nhận được các tiệm cận đứng x = ±1 , ngoài ra lim y = 0 có tiệm cận ngang y=0.
x→±∞

• Bảng biến thiên

x −∞ -1 x0 1 +∞

y' - + +

y" - - 0 + -

y 0 +∞ +∞

yU

−∞ −∞ −∞

120
Chương 3: Phép tính vi phân hàm số một biến số

• Đồ thị

x
-1 0 x0 1

121
Chương 4: Phép tính tích phân

CHƯƠNG IV: PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN

4.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH


4.1.1. Định nghĩa tích phân xác định
Cho f : [a, b] → R , a < b

1. Ta gọi một họ hữu hạn các điểm ( xi ) , i = 0, n sao cho


a = x0 < x1 < ... < xn −1 < xn = b
là một phân hoạch (hay một cách chia) đoạn [a, b] và gọi λ = Max Δxi , trong đó
0 ≤ i ≤ n −1

Δxi = xi +1 − xi , i = 0, n − 1 là bước của phân hoạch đã chọn. Tập phân hoạch là (℘n )
2. Ta gọi một cách chọn ứng với phân hoạch là một cách lấy n điểm ξ i , sao cho
ξ i ∈ [xi , xi +1 ] , i = 0, n − 1
n −1
3. Ta gọi số thực σ = ∑ f (ξ i )Δxi là tổng Riơman (Riemann) của hàm f ứng với một phân
i =0

hoạch và một cách chọn.Rõ ràng với f ∈ R[a ,b ] sẽ có dãy vô hạn tổng Riemann σ Kí hiệu là
(σ n ) .
4. Nếu λ → 0 mà σ n → I hữu hạn ( không phụ thuộc vào cách chia đoạn [a,b] và cách
chọn các điểm ξ i ứng với cách chia đó ) thì I gọi là tích phân xác định của f trên [a, b] , Kí
b
hiệu là ∫ f ( x)dx , khi đó nói rằng f khả tích trên [a, b] .
a

b n −1
Như vậy ∫ f ( x)dx = lim ∑ f (ξ i )Δxi (4.1)
λ →0
a i =0

b
Trong kí hiệu trên: ∫ là dấu lấy tích phân, ∫
a
là lấy tích phân từ a đến b, a là cận dưới, b là

cận trên của tích phân, x là biến lấy tích phân, f (x) là hàm dưới dấu tích phân, dx là vi phân của
biến lấy tích phân.
Chú ý:
• Chúng ta sẽ nhận được ý nghĩa hình học của tích phân xác định như sau: Nếu f ( x) ≥ 0
trên [a, b] thì tổng Riemann chính là tổng diện tích các hình chữ nhật có kích thước tương ứng
Δxi và f (ξ i ) , i = 0, n − 1 . Đó là diện tích của hình thang gần đúng diện tích của hình thang cong

122
Chương 4: Phép tính tích phân

giới hạn bởi trục Ox, đường cong C f của hàm số, các đường thẳng x = a , x = b . Như vậy
b

∫ f ( x)dx chính là diện tích của hình thang cong đã mô tả ở trên, kí hiệu là hình thang [a, b, C ].
a
f

Xem hình 4.1.


y

0 a xi ξi xi +1 b x

H.4.1
b b
• Nếu f (x) khả tích trên [a, b] thì ∫ f ( x)dx = ∫ f (t )dt . Bởi vì tích phân ở vế phải cũng
a a
n −1
chính là giới hạn của dãy tổng Riemann σ n = ∑ f (ξ i )Δxi , vì cả hai đều thực hiện phân hoạch
i =0

[a, b] với cùng một hàm số f . Như vậy tích phân xác định không phụ thuộc vào biến lấy tích phân
a
• Người ta định nghĩa ∫ f ( x)dx được tính theo công thức
b
a b

∫ f ( x)dx = −∫ f ( x)dx
b a
(4.2)

a
Đặc biệt ∫ f ( x)dx = 0
a
(4.3)

4.1.2. Điều kiện tồn tại


A. Điều kiện cần
Định lí: Nếu f khả tích trên [a,b] thì f bị chặn trên [a,b]
Chứng minh: Lý luận phản chứng:
Giả sử f không bị chặn trên, khi đó lập được dãy con của (σ n ) dần đến + ∞ bằng cách lấy
các điểm ξ i trong lân cận không bị chặn trên của f . Chứng tỏ không tồn tại giới hạn hữu hạn của

123
Chương 4: Phép tính tích phân

σ n . Vậy f bị chặn trên, tương tự f cũng bị chặn dưới. Tức là tồn tại m, M ∈ R sao cho
m ≤ f ( x) ≤ M , ∀x ∈ [a, b ]
B*. Các tổng Đácbu ( Darboux)
Cho f : [a, b] → R và phân hoạch ( xi ) xác định (i = 0, n)

Đặt mi = Inf f , M i = Sup f , i = 0, n − 1 .


[ xi , xi +1 ] [ xi , xi +1 ]
n −1 n −1
Ta gọi s = ∑ mi Δxi , S = ∑ M i Δxi là các tổng Darboux dưới và trên, hay tổng tích phân
i =0 i =0

dưới và tổng tích phân trên của f ứng với một phân hoạch xác định.
Vì rằng mi ≤ f (ξi ) ≤ M i , ∀ξi ∈ [xi , xi +1 ] nên s ≤ σ ≤ S .
Một phân hoạch đã định thì s, S là hằng số, tổng Riemann phụ thuộc vào
ξ i ∈ [xi , xi +1 ] i = 0, n − 1 . Chứng tỏ các tổng Darboux là cận dưới đúng và cận trên đúng của σ
Hệ quả 1: Nếu thêm vào điểm chia mới thì s tăng và S giảm.
Chứng minh: Giả sử thêm vào phân hoạch điểm x'∈ [xk , xk +1 ]
Gọi S ' là tổng Darboux mới, khác với tổng S cũ chỉ trên [xk , xk +1 ]. Hãy so sánh
M k ( xk +1 − xk ) và M k ' ( x'− xk ) + M k " ( xk +1 − x' ) trong đó M k '= Sup f và M k " = Sup f .
[ x k , x '] [ x ', x k + 1 ]
Đương nhiên M k ' ≤ M k , M k " ≤ M k
Vậy M k ' ( x'− xk ) + M k "( xk +1 − x' ) ≤ M k ( xk +1 − xk )
Chứng tỏ S giảm. Tương tự sẽ chứng minh được s tăng.
Hệ quả 2: Mọi tổng Darboux dưới không vượt quá một tổng Darboux trên.
Chứng minh: Gọi s1 , S1 ứng với ℘1 ; s2 , S 2 ứng với ℘2 . Ta sẽ chứng minh s1 ≤ S 2 . Lập
℘3 gồm họ tất cả các điểm của ℘1 và ℘2 . Theo hệ quả 1 sẽ có
s1 ≤ s3 ≤ S3 ≤ S2 ⇒ s1 ≤ S2
Như vậy tồn tại I* = Sup{s} ≤ S
I * = Inf {S } ≥ s

và s ≤ I* ≤ I * ≤ S .
C*. Điều kiện cần và đủ để hàm khả tích
Định lí: Để cho hàm f khả tích trên [a,b] điều kiện cần và đủ là
lim ( S − s ) = 0 (4.4)
λ →0

Chứng minh: Điều kiện trên có thể diễn đạt như sau
∀ε > 0, ∃δ > 0, ∀λ < δ ⇒ S − s < ε , ∀ξ i ∈ [xi , xi +1 ], (i = 0, n − 1)

124
Chương 4: Phép tính tích phân

Điều kiện cần: Giả sử hàm f khả tích, tức là σ n dần tới I khi λ → 0 không phụ thuộc vào
cách chia [a,b] và cách chọn các điểm ξ i ∈ [xi , xi +1 ], i = 0, n − 1 . Nói cách khác
∀ε > 0, ∃δ > 0, ∀λ < δ ⇒ σ n − I < ε ∀ξ i ∈ [xi , xi +1 ] ⇒ I − ε < σ n < I + ε

Vì s,S là các cận dưới đúng và cận trên đúng của σ n nên ta có
I −ε ≤ s ≤ S ≤ I +ε
Suy ra lim s = lim S = I . Hay là lim ( S − s ) = 0
λ →0 λ →0 λ →0

Điều kiện đủ:


Theo hệ quả 2, s ≤ I* ≤ I * ≤ S
Nếu lim( S − s ) = 0 ⇒ I* = I * = I và s ≤ I ≤ S
λ →0

Mặt khác s ≤ σ n ≤ S ⇒ σ n − I ≤ S − s ⇒ lim σ n = I


λ →0

Thường kí hiệu ωi = M i − mi gọi là dao động của f trên [xi , xi +1 ], i = 0, n − 1 .


n −1
Như thế S − s = ∑ ω i Δxi
i =0

Vậy để f khả tích trên [a,b] cần và đủ là


n −1
lim ∑ ω i Δxi = 0 (4.5)
λ →0
i =0

4.1.3. Lớp các hàm khả tích.


Định lí 1: Nếu f (x) liên tục trên [a,b] thì khả tích trên đoạn đó
Chứng minh: Giả sử f liên tục trên [a,b] khi đó f liên tục đều trên [a,b], tức là
∀ε > 0, ∃δ > 0, ∀Δxi < δ ⇒ ωi < ε .
Vậy ∀λ , λ < δ sẽ nhận được
n −1 n −1 n −1

∑ωi Δxi < ε ∑ Δxi = ε (b − a) ⇒ lim ∑ωi Δxi = 0


i =0 i =0
λ →0
i =0

Định lí 2: Nếu f (x) đơn điệu và bị chặn trên [a,b] thì khả tích trên đoạn đó.
Chứng minh: Giả sử f (x) đơn điệu tăng, vậy ωi = f ( xi +1 ) − f ( xi )

ε n −1 n −1
∀ε > 0 ∃δ = > 0, ∀Δxi < δ ⇒ ∑ω i Δxi < δ ∑ ( f ( xi +1 ) − f ( xi ) ) = ε
f (b) − f (a) i =0 i =0

n −1
⇒ lim ∑ ω i Δxi = 0
λ →0
i =0

125
Chương 4: Phép tính tích phân

Hệ quả: Nếu f (x) liên tục từng khúc trên [a,b] thì khả tích trên đoạn đó. Dưới đây ta
đưa ra các định lí và sẽ không chứng minh, về một lớp hàm khả tích, lớp hàm này chứa tất cả các
lớp hàm đã xét ở trên.
Định lí 3: Nếu f (x) bị chặn trên [a,b] và chỉ có hữu hạn điểm gián đoạn thì f (x)
khả tích trên [a,b].
Định lí 4: Nếu f (x) khả tích trên [a,b] thì f ( x) , k . f ( x) ( k = const ) cũng khả tích
trên [a,b].
Định lí 5: Nếu f , g khả tích trên [a,b] thì tổng, hiệu, tích của chúng cũng khả tích trên
[a,b].
Định lí 6: Nếu f khả tích trên [a,b] thì khả tích trên mọi đoạn [α , β ] ⊂ [a, b ] . Ngược lại
nếu [a,b] được tách ra thành một số đoạn và trên mỗi đoạn đó hàm khả tích thì f khả tích trên
[a,b].
4.1.4. Các tính chất của tích phân xác định
A. Tính chất
Cho f , g khả tích trên [a,b] và a<b, λ là hằng số.
b c b
1. ∫ f ( x)dx = ∫ f ( x)dx + ∫ f ( x)dx với c ∈ (a, b)
a a c

b b
2. ∫ λf ( x)dx = λ ∫ f ( x)dx
a a

b b b
3. ∫ ( f ( x) + g ( x))dx = ∫ f ( x)dx + ∫ g ( x)dx
a a a

b
4. Nếu f ( x) ≥ 0 trên [a,b] thì ∫ f ( x)dx ≥ 0
a

b b
5. Nếu f ( x) ≥ g ( x), ∀x ∈ [a, b ] thì ∫ f ( x)dx ≥ ∫ g ( x)dx
a a

b
6. Nếu f ≥ 0 trên [a,b], f liên tục tại x0 ∈ [a, b] và f ( x0 ) > 0 thì ∫ f ( x)dx > 0
a

1
Thật vậy ∃Ωδ ( x0 ) để f ( x) ≥ f ( x0 ), ∀x ∈ Ω δ ( x0 )
2
⎧1
⎪ f ( x0 ) x ∈ Ω δ ( x0 )
Xét e( x) = ⎨ 2
⎪⎩0 x ∈ [a, b] \ Ω δ ( x0 )

126
Chương 4: Phép tính tích phân

Suy ra f ( x) ≥ e( x), ∀x ∈ [a, b] . Theo 5.


b b
1
∫ f ( x)dx ≥ ∫ e( x)dx = 2 f ( x ).2δ > 0
a a
0

b b
7. ∫ f ( x)dx ≤ ∫
a a
f ( x) dx

b
8. Nếu m ≤ f ( x) ≤ M , ∀x ∈ [a, b] thì m(b − a ) ≤ ∫ f ( x)dx ≤ M (b − a)
a

b b
1 1
⇒m≤ ∫
b−a a
f ( x)dx ≤ M . Đặt μ =
b − a ∫a
f ( x)dx

Gọi μ là giá trị trung bình của f trên [a,b], khi đó ta có


b

∫ f ( x)dx = μ (b − a)
a

Nếu f (x) liên tục trên [a,b] theo định lí 2 của mục 2.4.3 sẽ tồn tại c ∈ [a, b ] sao cho
b
μ = f (c) . ∫ f ( x)dx =
a
f (c)(b − a)

Như vậy trên đường cong C f đồ thị của hàm f ( x) ≥ 0 trên [a,b] bao giờ cũng tìm được
điểm M (c, f (c) ) để hình chữ nhật có kích thước b-a và f (c) có diện tích bằng diện tích của hình
[ ]
thang cong a, b, C f . Xem hình 4.2

B
M2 M3
M1

0 a b x

H.4.2

127
Chương 4: Phép tính tích phân

B. Định lí tổng quát về giá trị trung bình


Định lí: Cho f , g khả tích trên [a,b], a<b, g ( x) ≥ 0 hoặc g ( x) ≤ 0 trên [a,b] và
b b
m ≤ f ( x) ≤ M . Khi đó tồn tại μ ∈ [m, M ] để cho ∫ f ( x).g ( x)dx = μ ∫ g ( x)dx . (4.6)
a a

Nếu thêm điều kiện f (x) liên tục thì tồn tại c ∈ [a, b ] sao cho
b b

∫ f ( x).g ( x)dx =
a
f (c) ∫ g ( x)dx
a
(4.7)

b
Chứng minh: Giả sử g ( x) ≤ 0 trên [a,b], khi đó ∫ g ( x)dx ≤ 0 và
a

mg ( x) ≥ f ( x).g ( x) ≥ Mg ( x)
b b b
m ∫ g ( x)dx ≥ ∫ f ( x).g ( x)dx ≥ M ∫ g ( x)dx
a a a

b b
Nếu ∫ g ( x)dx = 0 thì ∫ f ( x).g ( x)dx = 0 ⇒ Công thức đúng ∀μ
a a

b b
1
Nếu ∫ g ( x)dx < 0 thì m ≤ b
.∫ f ( x).g ( x)dx ≤ M
a
∫ g ( x)dx
a
a

b b b
1
Đặt μ = b
.∫ f ( x).g ( x)dx ⇒ ∫ f ( x).g ( x)dx = μ ∫ g ( x)dx
∫ g ( x)dx
a
a a a

Khi f (x) liên tục trên [a,b], sẽ ∃c ∈ [a, b] để f (c) = μ


b b
và ta có ∫ f ( x).g ( x)dx =
a
f (c) ∫ g ( x)dx .
a

Trường hợp g ( x) ≥ 0 được chứng minh tương tự.

C. Bất đẳng thức Côsi-Svác( Cauchy-Schwarz) đối với tích phân


Định lí: Nếu f , g liên tục từng khúc trên [a,b] thì khi đó
2
⎛b ⎞ b b
⎜ ∫ f ( x).g ( x)dx ⎟ ≤ ∫f
2
( x)dx.∫ g 2 ( x)dx .
⎜ ⎟
⎝a ⎠ a a

b
Chứng minh: ∀λ ∈ R có ∫ (λf + g ) dx ≥ 0
2

128
Chương 4: Phép tính tích phân

⎛b ⎞ ⎛b ⎞ b
hay ⎜⎜ ∫ f 2 dx ⎟⎟λ2 + 2⎜⎜ ∫ fgdx ⎟⎟λ + ∫ g 2 dx ≥ 0
⎝a ⎠ ⎝a ⎠ a

∫f dx = 0
2
Giả sử
a

b
⎛b ⎞ b
Nếu ∫ fgdx > 0 thì 2⎜ ∫ fgdx ⎟λ + ∫ g 2 dx ⎯d⎯
⎜ ⎟ ⎯→ −∞ mâu thuẫn
→ −∞
a ⎝a ⎠ a

b
⎛b ⎞ b
Nếu ∫ fgdx < 0 thì 2⎜⎜ ∫ fgdx ⎟⎟λ + ∫ g 2 dx ⎯d⎯⎯→ −∞ mâu thuẫn
→ +∞
a ⎝a ⎠ a

b
Vậy ∫ f .gdx = 0 , bất đẳng thức đúng.
a

∫f dx > 0 . Theo tính chất của tam thức bậc 2 suy ra


2
Giả sử
a

2
⎛b ⎞ b 2 b 2
Δ ' = ⎜ ∫ f .gdx ⎟⎟ − ∫ f dx.∫ g dx ≤ 0

⎝a ⎠ a a

Từ đó nhận được bất đẳng thức cần chứng minh.


4.1.5. Công thức Niutơn-Lépnít (Newton-Leibnitz).
A. Hàm tích phân của cận trên
Cho f (x) khả tích trên [a,b]. Lấy x0 cố định, x0 ∈ [a, b] . Cho x ∈ [a, b] khi đó theo định lí 6
thì hàm f (x) khả tích trên [x0 , x] với x tuỳ ý trong [a,b]. Hàm số
x
φ ( x) = ∫ f (t )dt
x0
(4.8)

gọi là hàm tích phân của cận trên hay tích phân của hàm f (x) theo cận trên
Định lí 1: φ (x) là hàm liên tục trên [a,b]

Chứng minh: Lấy x ∈ (a, b) và h ∈ R* sao cho x + h ∈ [a.b] xét số gia hàm số tại x :
x+h
Δφ ( x) = φ ( x + h) − φ ( x) = ∫ f (t )dt = μh
x

trong đó Inf f ≤ Inf f ≤ μ ≤ Sup f ≤ Sup f (Theo tính chất 8.)


[a , b ] [x , x + h ] [x, x + h ] [a , b ]

Từ đó Δφ ( x) ⎯h⎯
⎯→ 0 , vậy φ (x) liên tục tại x ∈ (a, b)
→0

Chú ý: Cũng tương tự như trên ta sẽ chứng minh φ (x) liên tục phải tại a, liên tục trái tại b.

129
Chương 4: Phép tính tích phân

Định lí 2: Nếu f (x) liên tục trên [a,b] thì φ (x) khả vi trên [a,b] và có
φ ' ( x) = f ( x) , ∀x ∈ [a, b] . (4.9)
Chứng minh:
φ ( x + h) − φ ( x ) ⎡ ⎤
Lấy x ∈ (a, b) ta có = μ , với h khá bé và μ ∈ ⎢ Inf f , Sup f ⎥
h ⎣[ x , x + h ] [ x , x + h ] ⎦
Vì f (x) liên tục tại x nên khi h → 0 thì Inf f và Sup f cùng dần đến f (x) , do đó μ
[x , x + h ] [x , x + h ]
cũng dần đến f (x) .Theo định nghĩa của đạo hàm, giới hạn đó chính là φ ' ( x)
Vậy φ ' ( x ) = f ( x)
Đương nhiên φ p ' (a ) = f (a ) , φt ' (b) = f (b)
Hệ quả:
Nếu α ( x), β ( x) khả vi trên X , f ( x) liên tục trên X và [α ( x), β ( x)] ⊂ X ∀x ∈ X thì
β ( x)
G ( x) =
α
∫ f (t ) dt
( x)
khả vi trên X và

G ' ( x) = f (β ( x) )β ' ( x) − f (α ( x) )α ' ( x) (4.10)

B. Nguyên hàm của hàm số và tích phân bất định


Cho f , F : X → R . Gọi F là một nguyên hàm của f trên X nếu F khả vi trên X và ta
có F ' ( x) = f ( x) , ∀x ∈ X .
Định lí: Nếu f (x) liên tục trên X thì sẽ có nguyên hàm trên X và nếu F (x) là một
nguyên hàm thì tập hợp các nguyên hàm của f là {F ( x) + C , C ∈ R}
Chứng minh: Theo định lí 2, rõ ràng tồn tại nguyên hàm của f (x) là
x
φ ( x) = ∫ f (t )dt ⇒ φ ( x) ∈ C
1

x0

Giả sử F (x) là một nguyên hàm của f trên X thì F ( x) + C , ∀C ∈ R cũng là nguyên
hàm của f vì

(F ( x) + C )' = F ' ( x) = f ( x) , ∀x ∈ X .
Ngược lại nếu φ là một nguyên hàm nào đó của f trên X thì F ( x) − φ ( x) khả vi trên X ,
ngoài ra
(F ( x) − φ ( x) )' = f ( x) − f ( x) = 0 trên X
⇒ F ( x) − φ ( x) = const ⇒ φ ( x) = F ( x) + C trong đó C ∈ R .
Tập hợp các nguyên hàm của f (x) trên X gọi là tích phân bất định của f (x) ,

130
Chương 4: Phép tính tích phân

Kí hiệu ∫ f ( x)dx . Vậy


∫ f ( x)dx = F ( x) + C (4.11)

Trong đó F (x) là một nguyên hàm của f (x) trên X .

C. Công thức Newton-Leibnitz.


Định lí: Nếu f (x) liên tục trên [a,b] có một nguyên hàm là F (x) trên [a,b] thì
b

∫ f ( x)dx = F (b) − F (a)


a
(4.12)

Đại lượng F (b) − F (a) được kí hiệu F ( x ) ba gọi là biến phân từ a đến b của F (x) .

Chứng minh: Theo định lí trên, tồn tại C ∈ R sao cho


x
F ( x) = φ ( x) + C , trong đó φ ( x) = ∫ f (t )dt
a

b b
F (b) = φ (b) + C = ∫ f (t )dt + C = ∫ f ( x)dx + C
a a

F (a) = φ (a) + C = C
b

Vậy F (b) − F (a ) = ∫ f ( x)dx .


a

Chú ý: Công thức Newton-Leibnitz cho cách tính tích phân của các hàm liên tục bằng cách
tìm một nguyên hàm của hàm số đó rồi tính biến phân của nó từ a đến b.
b
Ví dụ 1: Từ định nghĩa hãy tính ∫ sin xdx
a

Giải:
Hàm f ( x) = sin x liên tục trên [a,b] vậy khả tích trên đó. Thực hiện một phân hoạch với
b−a
Δxi = và chọn ξ i = a + i.h ( i = 1, n) vậy tổng Riemann là
n
n
σ = h.∑ sin(a + ih)
i =1

Theo ví dụ 7 mục 1.2.3 nhận được


h
⎧ ⎛ 1 ⎞ ⎛ 1 ⎞⎫
σ = 2 ⎨cos⎜ a + h ⎟ − cos⎜ b + h ⎟⎬
h 2 ⎠ 2 ⎠⎭
sin ⎩ ⎝ ⎝
2

131
Chương 4: Phép tính tích phân

Cho h → 0 ⇔ λ → 0 thì σ → cos a − cos b vậy


b

∫ sin xdx = cos a − cos b


a

∫x dx với b > a > 0, μ ∈ R .


μ
Ví dụ 2*: Xuất phát từ định nghĩa, hãy tính
a

Giải:
Hàm x μ khả tích trên [a,b] vì liên tục trên [a,b]. Thực hiện một phân hoạch
b
( xi ) i = 0, n : xi = aq i trong đó q = n , tức là:
a
a < aq < ... < aqi < ... < b = aq n
Δxi = aq i (q − 1) < b(q − 1) → 0 khi n → ∞
Chọn ξ i = aq i (đầu mút bên trái của [aqi , aqi +1 ] với i = 0, n − 1 ).Suy ra
n −1 n −1
σ = ∑ (aq i ) μ Δxi = a μ +1 (q − 1)∑ (q μ +1 )i
i =0 i =0

Nếu μ = −1 sẽ có:

⎛ b ⎞ b
σ = n(q − 1) = n⎜⎜ n − 1⎟⎟ ⎯n⎯
⎯→ ln , Xem công thức (2.6)
→∞
⎝ a ⎠ a

Nếu μ ≠ −1 sẽ có:
μ +1
⎛b⎞
⎜ ⎟ −1
q −1
μ +1 a
σ = a (q − 1) ⎝ μ⎠+1
q −1
= b μ +1 − a μ +1 μ +1
q −1
( )
Sử dụng qui tắc L’Hospital, dễ dàng suy ra

σ ⎯n⎯
⎯→
→∞
1
μ +1
( )
b μ +1 − a μ +1 .

b
⎧ln b − ln a nÕu μ = −1

∫a x dx = ⎨ b μ +1 − a μ +1 nÕu μ ≠ −1
μ
Vậy
⎪ μ +1

Ví dụ 3*: Tính giới hạn dãy số cho bởi số hạng tổng quát

1 ⎛ α − α1 n α− ⎞
1
1

a. un = α +1 ∑ k ⎜ n
⎜ +k α ⎟
α
{}
⎟, α ∈ (0,+∞) \ 1
n k =1 ⎝ ⎠

132
Chương 4: Phép tính tích phân

2n
π
b. vn = ∑ sin
k =n k
n 1

c. ωn = ∑ e n+k
−n
k =1

Giải:
1
α
1 n ⎛ k ⎞α 1 n ⎛ k ⎞
a. un = ∑ ⎜ ⎟ + ∑ ⎜ ⎟
n k =1 ⎝ n ⎠ n k =1 ⎝ n ⎠
1

Đó là các tổng Riemann của hàm x α và xα khả tích trên [0,1] ứng với phân hoạch
1 i
Δxi = và cách chọn ξ i = , i = 1, n .
n n
1 1 1
1 1
Vậy lim un = ∫ x α dx + ∫ xα dx = + =1
n→∞
0 0 1+
1 α +1
α
2n
π n
π π n
l
b. Đặt vn ' = ∑ =∑ = ∑
k n+l n l
k =n k =0 l =0
1+
n
⎯→ π ln(1 + x) 10 = π ln 2
vn ' ⎯n⎯
→∞

n
π π
∀n ∈ N * , vn − vn ' ≤ ∑ sin −
l =0 n+l n+l
x3
Với x > 0 khá bé, từ công thức Taylor suy ra sin x − x ≤
6
π3 n
1 π 3n π 3
Vậy vn − vn ' ≤ ∑ ≤ = ⎯⎯⎯→ 0
6 l = 0 ( n + l ) 3 6n 3 6n 2 n → ∞
⎯→π ln 2
Suy ra vn ⎯n⎯
→∞

c. Trước hết, nhờ vào định lí 2 ở mục 3.6.1 có thể chứng minh rằng
x2
∀x ∈ R+ thì 0 ≤ e x − 1 − x ≤ e x .
2
1 1
n
1 ⎛ n +1 k
n
1 ⎞⎟ n e n+k ne n +1
ωn − ∑ = ∑ ⎜⎜ e − 1 − ≤ ∑ ≤ ⎯⎯ ⎯→ 0
k =1 n + k k =1 ⎝ n + k ⎟⎠ k =1 2(n + k ) 2 2(n + 1) 2 n → ∞
n 1
1 1 n 1 dx
mà ∑
k =1 n + k
= ∑
n k =1 1 + k
⎯→ ∫
⎯n⎯
→∞
1+ x
= ln 2
0
n

133
Chương 4: Phép tính tích phân

Vậy lim ω n = ln 2 .
n→∞

Ví dụ 4: Cho f : [0,1] → [0,1] , f liên tục, khác không và


1 1


0
f ( x)dx = ∫ f 2 ( x)dx . Chứng minh f = 1
0

Giải:
1 1 1

∫ f (1 − f )dx = ∫ f .dx − ∫ f dx = 0 ,theo giả thiết f (1 − f ) ≥ 0 và f (1 − f ) liên


2
Xét
0 0 0

tục trên [0,1]. Từ tính chất 6 suy ra f (1 − f ) = 0 ∀x ∈ [0,1] . Vì f ≠ 0 suy ra


f = 1 ∀x ∈ [0,1] .
x2
dt
Ví dụ 5: Tính lim
x → +∞ ∫ (ln t )
x
2

Giải:
Với x dương khá lớn sẽ có (ln x) 2 ≤ (ln x 2 ) 2
x2
dt x2 − x
Theo tính chất 8 nhận được. ∫x (ln t )2 (ln x 2 )2 → +∞ (Dùng qui tắc L’Hospital)

x2
dt
Vậy lim
x → +∞ ∫ (ln t )
x
2
= +∞ .

b
Ví dụ 6*: Cho f : [a, b] → R , f liên tục từng khúc và f ≥ 0 thoả mãn ∫ f ( x)dx = 0 .
a

Chứng minh f ( x) = 0 trừ ra một số hữu hạn điểm:

Giải:
Vì f liên tục từng khúc nên tồn tại a0, ... ,an để f liên tục trên (a i, a i+1),

i= 0, n − 1 .

Theo tính chất 1, sẽ có:


b n −1 a i + 1

∫ f ( x)dx = ∑ ∫ f ( x)dx = 0
a i = 0 ai

ai +1

Do f ( x) ≥ 0 , suy ra ∫ f ( x) = 0 ,
ai
i = 0, n − 1 mà f (x) liên tục trên (ai , ai +1 ) suy ra

f ( x) = 0 , ∀x ∈ (ai , ai +1 ) chứng tỏ f ( x) = 0 có thể trừ ra các điểm ai, i = 0, n

134
Chương 4: Phép tính tích phân

4.2. HAI PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TÍNH TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH
4.2.1. Phép đổi biến
Định lý 1: Nếu ϕ : [α , β ] → R thuộc lớp C1 trên [α , β ]

f : [ a, b] → R thuộc lớp C0 trên [a,b]

và ϕ ([α , β ]) ⊂ [a, b]. Khi đó:


β ϕ (β )

∫ f (ϕ (t )).ϕ (t ).dt = ϕ ∫α f ( x)dx


'
(4.13)
α ( )

Chứng minh: Theo giả thiết f ∈ C0 suy ra tồn tại nguyên hàm của nó F(x) ∈ C1.

Theo công thức Newton - Leibnitz nhận được:


ϕ (β )

∫ f ( x)dx = F (ϕ ( β )) − F (ϕ (α ))
ϕ (α )

Theo định lý về hàm hợp ta có F (ϕ (t )) ∈ C1 trên [α , β ] và

{F (ϕ (t ))}' = Fϕ' .ϕ ' (t ) = f (ϕ ).ϕ ' (t ) .Chứng tỏ F (ϕ (t )) là nguyên hàm của f (ϕ ).ϕ ' (t ) .

Vậy tích phân vế trái là F (ϕ ( β )) − F (ϕ (α )) . Chứng tỏ phép biến đổi tích phân
x = ϕ (t ) đã được chứng minh.

Định lý 2: Nếu ϕ : [α , β ] → R với ϕ đơn điệu và thuộc lớp C1 trên [α , β ]


f : [ a, b] → R f ∈ C0 trên [a,b]

với t = ϕ (x) mà f ( x)dx = g (t )dt , g ∈ C 0 trên [ϕ (a),ϕ (b)] . Khi đó:


b ϕ (b)

∫ f ( x)dx = ϕ ∫ g (t )dt
a (a)
(4.14)

Định lý ở đây được chứng minh tương tự như định lý 1, ở đây đã thực hiện phép đổi
biến tích phân t = ϕ (x) .

Chú ý: Khi thực hiện phép đổi biến, nhận được tích phân có cận mới. Tuỳ theo các hàm
dưới dấu tích phân mà chọn một trong hai cách đổi biến.
4.2.2. Phép tích phân từng phần
Định lý: Nếu u, v : [a, b] → R và u, v ∈ C1 trên [a,b] thì:
b b

∫ u ' ( x).v( x)dx = u( x).v( x) a − ∫ u ( x).v' ( x)dx


b
(4.15)
a a

135
Chương 4: Phép tính tích phân

Chứng minh: Nếu u, v ∈ C1, dễ dàng nhận được công thức sau:

∫ u '.vdx = u.v − ∫ u.v' dx


Thật vậy (u.v)' = u '.v + u.v ' ⇒ u.v = ∫ u ' vdx + ∫ u.v' dx
b b

∫ u ' vdx = u.v a − ∫ u.v' dx


b
Suy ra
a a

Ví dụ 1: Chứng minh các công thức dưới đây:


a a
Cho f ∈ C trên [0, a] thì ∫ f ( x)dx = ∫ f (a − x)dx
0
a.
0 0

π π
2 2
Cho f ∈ C trên [0, 1] thì: ∫ f (sin x)dx = ∫ f (cos x)dx
0
b.
0 0

π π
π
∫ xf (sin x)dx =
0 2 ∫0
f (sin x)dx

c. Cho f ∈ C0 trên [-a, a] thì

a
⎧0 nÕu f ( x) lµ hµm sè lÎ
⎪ a
∫− a f ( x)dx = ⎨2∫ f ( x)dx nÕu f ( x) lµ hµm sè ch½n

⎩ 0
d. Cho f ∈ C0 trên (−∞,+∞) và tuần hoàn với chu kỳ T thì:
a +T T


a
f ( x)dx = ∫ f ( x)dx,
0
∀a ∈ R

Giải:
a. Đổi biến x = a – t
π
b. Đổi biến x = − t và đổi biến x = π − t
2
a 0 a
c. ∫
−a
f ( x)dx = ∫ f ( x)dx + ∫ f ( x)dx
−a 0

0 a a a
Đổi biến x = - t, ∫
−a
f ( x)dx = ∫ f (− x)dx
0
⇒ ∫
−a
f ( x)dx = ∫ { f ( x) + f (− x)}dx
0

a
f (x) là hàm số lẻ ⇔ f ( x) = − f (− x), ∀x ∈ [0, a] . Do đó: ∫ f ( x)dx = 0
−a

136
Chương 4: Phép tính tích phân

a a
f (x) là hàm số chẵn ⇔ f ( x) = f (− x), ∀x ∈ [0, a] . Do đó: ∫
−a
f ( x)dx = 2 ∫ f ( x)dx
0

a +T 0 T a +T
d. ∫ f ( x)dx = ∫ f ( x)dx + ∫ f ( x)dx + ∫ f ( x)dx
a a 0 a

Đổi biến x = t + T và nhớ rằng f ( x + T ) = f ( x) sẽ có:


a +T a a 0


T
f ( x)dx = ∫ f (t + T )dt = ∫ f (t )dt = − ∫ f ( x)dx
0 0 a

a +T T
suy ra ∫
a
f ( x)dx = ∫ f ( x)dx
0

Ví dụ 2: Tính các tích phân sau:


a
a. I1 = ∫ a 2 − x 2 dx
0

π
2
sin x
b. I2 = ∫ 1 + cos
0
2
x
dx

Giải:
⎡ π⎤
a. Đổi biến x = a sin t , x ∈ [0, a ] ⇒ t ∈ ⎢0, ⎥
⎣ 2⎦
π
2
π
I1 = ∫ a cos t a cos t dt = a a 4
0

⎡ π⎤
b. Đổi biến t = cos x , x ∈ ⎢0, ⎥ ⇒ t ∈ [1,0]
⎣ 2⎦
0
dt π
I 2 = −∫ = arctgt 10 =
1
1+ t 2
4
1
ln(1 + x)
Ví dụ 3*: Tính I = ∫
0 1+ x
2
dx

Giải:
⎡ π⎤
Đổi biến x = tgϕ , x ∈ [0,1] ⇒ ϕ ∈ ⎢0, ⎥
⎣ 4⎦
π ⎛ π⎞ π
2 cos⎜ ϕ − ⎟
ln(1 + tgϕ ) dϕ
4
⎝ 4⎠
4
I=∫ = ∫ ln dϕ
0
1 cos ϕ 0
2
cos ϕ
cos 2 ϕ

137
Chương 4: Phép tính tích phân

π π π
4
⎛ π⎞ 4 4
= ∫ ln 2dϕ + ∫ ln cos⎜ ϕ − ⎟dϕ − ∫ ln cos ϕdϕ
0 0 ⎝ 4⎠ 0

π
Đổi biến ϕ = −t
4
π π
4
⎛ π⎞ 4

∫0 ln cos⎜⎝ϕ − 4 ⎟⎠dϕ = ∫0 ln cos t dt


π
I= ln 2
4
Ví dụ 4: Cho a ∈ R+* , f : [0, a] → R , liên tục sao cho f ( x) ≠ −1 và
a
1
f ( x). f (a − x) = 1 , ∀x ∈ [0, a ] . Tính ∫ 1 + f ( x) dx
0

Giải:
Đổi biến x = a − t
a 0 a a
dx dt dt dt
∫0 1 + f ( x) = −∫a 1 + f (a − t ) = ∫0 1 + f (a − t ) = ∫0 1
1+
f (t )
a a a a a
f (t ) dx dx f ( x)
=∫ dt ⇒ 2∫ =∫ +∫ dx = ∫ dx = a
0 1 + f (t ) 0 1 + f ( x) 0 1 + f ( x) 0 1 + f ( x) 0

a
dx a
∫ 1 + f ( x) = 2
0

n
dx
Ví dụ 5*: Chứng minh lim ∫ =0
n→∞
1 n + x3
2

Giải:
x
Đổi biến y = 2

n3
1 2 1
n n3 n3
dx n dy3
1 dy
∫ n +x
2 3
=∫
1 n (1 + y )
2 3
= 1 ∫ 1 + y3
1 3 1
2 n 2
n3 n3

1 1 1
dy dy
Ta có ∫
1 1 + y3
≤∫
0 1 + y3
≤ ∫ dy = 1
0
2
n3

138
Chương 4: Phép tính tích phân
1 1
n3 n3 3
dy − 2

1 1 + y3
≤ ∫ y 2 dy = 2 −
1
1
≤2
n 6

n
dx 3
Vậy ∀n ∈ N 0≤ ∫ ≤ ⎯n⎯
⎯→ 0
*
1 →∞
1 n +x
2 3
n 3

Ví dụ 6*: (Tích phân Wallis)


π
2
a. Tính I n = ∫ cos n xdx , n ∈ N
0

π
b. Với 0 < x < từ bất đẳng thức sin 2 n +1 x < sin 2 n x < sin 2 n −1 x
2
2
π
⎡ (2n)!! ⎤ 1
Hãy chứng minh = lim ⎢ ⎥ .
2 n → ∞ ⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n + 1

(Công thức Wallis)


Giải:

a. Đặt u = cosn −1 x , dv = cos xdx ⇒ du = (n − 1) cosn − 2 x sin x dx , v = sin x


π
π 2
I n = cosn −1 x sin x 02 + (n − 1) ∫ cosn − 2 x(1 − cos2 x)dx
0

n −1
= (n − 1) I n − 2 − (n − 1) I n ⇒ I n = In−2
n
π

π 2
1 1 π 2 2
I0 = , I1 = ∫ cos x dx = 1 , I2 = I0 = . , I3 = I1 =
2 0 2 2 2 3 3

2m − 1 2m − 3 3 1 π (2m − 1)!! π
I 2m = . ... . . = .
2 m 2( m − 2) 4 2 2 (2m)!! 2

m 2( m − 2) 2 (2m)!!
I 2 m +1 = . ... .1 =
2m + 1 2m − 1 3 (2m + 1)!!

⎧ (n − 1)!! π
⎪⎪ n!! 2 nÕu n ch½n
In = ⎨ gọi là tích phân Wallis
⎪ (n − 1)!! nÕu n lÎ
⎪⎩ n!!

139
Chương 4: Phép tính tích phân

b. Lấy tích phân bất đẳng thức kép sẽ có


π π π
2 2 2

∫ sin x dx < ∫ sin x dx < ∫ sin x dx


2 n +1 2n 2 n −1

0 0 0

Theo tích phân Wallis nhận được


(2n)!! (2n − 1)!! π (2n − 2)!!
< <
(2n + 1)!! (2n)!! 2 (2n − 1)!!
2 2
⎡ (2n)!! ⎤ 1 π ⎡ (2n)!! ⎤ 1
Hay ⎢ ⎥ . < <⎢ ⎥ .
⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n + 1 2 ⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n
π
an < < bn .
2
2 2
⎡ (2n)!! ⎤ 1 ⎡ (2n)!! ⎤ 1
Trong đó an = ⎢ ⎥ , bn = ⎢ ⎥
⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n + 1 ⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n
Từ đó suy ra:
π 2n π π
< an < ⇒ an →
2 2n + 1 2 2
Ví dụ 7*: Chứng minh: ∀f ∈ C1 có
b b
lim ∫ f ( x) cos nxdx = lim ∫ f ( x) sin nxdx = 0
n→∞ n→∞
a a

Giải:
b
Xét I n = ∫ f ( x )e
inx
dx
a

Tích phân từng phần


b
einx einx
I n = f ( x) b
a − ∫ f ' ( x) dx
in a in
b
=
1
in
( 1
)
f (b)einb − f (a )eina − ∫ f ' ( x)einx dx
in a

1⎛
b

⎜ f (b) + f (a) + ∫ f ' ( x) dx ⎟ ⎯n⎯
⇒ In ≤
n ⎜⎝ ⎟ →⎯ ∞
→0
a ⎠
⇒ I n → 0 ⇒ Re .I n → 0 và Im I n → 0
b b
Mà Re I n = ∫
a
f ( x) cos nxdx và Im I n = ∫ f ( x) sin nxdx
a

140
Chương 4: Phép tính tích phân

Vậy bài toán được chứng minh.


4.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TÍCH PHÂN BẤT ĐỊNH
Ta đã biết rằng ∫ f ( x)dx = F ( x) + C trên X Trong đó F (x) là một nguyên hàm của
f (x) trên X và C là hằng số tuỳ ý.
4.3.1. Bảng các nguyên hàm thông dụng
Tính chất cơ bản của tích phân bất định.
Trước hết thấy ngay rằng các tính chất sau đây của tích phân bất định là hiển nhiên.
Cho f , g có nguyên hàm, λ ∈ R

1. (∫ f ( x)dx )' = f ( x) , d ∫ f ( x)dx = f ( x)dx


2. ∫ ( f ( x) + g ( x))dx = ∫ f ( x)dx + ∫ g ( x)dx
3. ∫ λ. f ( x)dx = λ ∫ f ( x)dx
4. Nếu f (x) có một nguyên hàm là F (x) thì f (u ( x) )u ' ( x) có một nguyên hàm là
F (u (x) ) nếu u ∈ C1 , tức là

∫ f ( x)dx = F ( x) + C ⇒ ∫ f (u ( x) )u ' ( x)dx = F (u ( x)) + C


Hàm số f (x) Nguyên hàm F (x) Tập xác định X

xα ,α ∈ R \ {− 1} xα +1 R+*
α +1
1 ln x R*
x
1 R
αx
aαx
a ,α ∈ R ,0 < a ≠ 1
*
α ln a
eαx 1
eαx
R
α
cos x sin x R
sin x − cos x R
chx shx R
shx chx R
tgx − ln cos x ⎧π ⎫
R \ ⎨ + kπ , k ∈ Z ⎬
⎩2 ⎭
cot gx ln sin x R \ {kπ , k ∈ Z }
thx ln chx R

141
Chương 4: Phép tính tích phân

coth x ln shx R*
1 tgx ⎧π ⎫
2
= 1 + tg 2 x R \ ⎨ + kπ , k ∈ Z ⎬
cos x ⎩2 ⎭
1 − cot gx R \ {kπ , k ∈ Z }
2
= 1 + cot g 2 x
sin x
1 thx R
2
= 1 − th 2 x
ch x
1 − coth x R*
2
= coth 2 x − 1
sh x
1 1 x R
, a ∈ R* arctg
a +x
2 2
a a
1 1 1+ x R \ {− 1,1}
ln
1 − x2 2 1− x
1 ln( x + 1 + x 2 ) R
1 + x2
1 x R \ {− a, a}
, a ∈ R* arcsin
a −x2 2 a
1 ln x + x 2 − 1 R \ [− 1,1]
x −12

4.3.2. Hai phương pháp cơ bản tính tích phân bất định
A. Phương pháp tích phân từng phần
Cho u, v ∈ C1 trên X khi đó

∫ u ( x)dv( x) = u ( x).v( x) − ∫ v( x)du ( x) trên X (4.16)

Chú ý:
• Phương pháp này thường áp dụng tính các tích phân các hàm số có dạng sau đây:
k ∈ N * , α , β ∈ R* , P ( x ) là đa thức P( x) ln k x , P( x)eαx , P( x) sin αx ,
P( x) cosαx , P( x) arcsin x , P( x)arctgx , eαx cos βx , eαx sin βx

∫ P( x) cosαxdx ∫ P( x) sin αxdx ∫ P ( x )e


iαx
• Để tính hoặc ta có thể tính dx sau đó tìm
phần thực và phần ảo.

∫ P ( x )e
αx
• Để tính dx , ta có thể dùng phương pháp hệ số bất định.

∫ P ( x )e
αx
dx = Q( x)eαx + C

Trong đó deg P( x) = deg Q( x)

142
Chương 4: Phép tính tích phân

• Trong quá trình tính toán có thể phải lặp lại một số hữu hạn lần phương pháp tích phân
từng phần.
B. Phương pháp đổi biến số
Đặt x = ϕ (t ) , với ϕ đơn điệu và ϕ ∈ C1 trên Y khi đó

∫ f ( x)dx = ∫ f [ϕ (t )]ϕ ' (t )dt t =ϕ − 1 ( x )


(4.17)

Đặt t = ψ (x) khi đó f ( x)dx = g (t )dt

∫ f ( x)dx = ∫ g (t )dt t =ψ ( x ) (4.18)

Chú ý:
Đổi biến số để tính nguyên hàm theo biến mới dễ dàng hơn. Trong kết quả phải trở về biến
lấy tích phân bất định ban đầu. Điều này khác hẳn khi tính tích phân xác định.
Ví dụ 1: Tính a. I1 ( x) = ∫ x 3 cos xdx

b. I 2 ( x ) = ∫ ( x + 3)e x cos 3 xdx

Giải:
a. Đặt J1 ( x) = ∫ x 3 sin xdx

I1 + iJ1 = ∫ x 3eix dx = ( ax 3 + bx 2 + cx + d )eix + C a, b, c, d ∈ C , C là hằng số phức tuỳ ý


Lấy đạo hàm nhận được
∀x ∈ R , i(ax3 + bx 2 + cx + d ) + (3ax 2 + 2bx + c) = x3
⎧ia = 1 ⎧ a = −i
⎪ib + 3a = 0 ⎪b = 3
⎪ ⎪
⎨ ⇔ ⎨ ⇒ I1 + iJ1 = (−ix 3 + 3x 2 + 6ix − 6).(cos x + i sin x) + C
⎪ic + 2b = 0 ⎪c = 6i
⎪⎩id + c = 0 ⎪⎩d = −6
So sánh phần thực với phần thực, phần ảo với phần ảo suy ra
I1 ( x) = ( x3 − 6 x) sin x + (3x 2 − 6) cos x + C1
J1 ( x) = (− x3 + 6 x) cos x + (3x 2 − 6) sin x + C2 C1 , C2 ∈ R
b. Đặt J 2 ( x) = ∫ ( x + 3)e x sin 3 xdx

I 2 + iJ 2 = ∫ ( x + 3)e (1+ 3i ) x dx = (ax + b)e (1+ 3i ) x + C

⇒ ∀x ∈ R , (1 + 3i)(ax + b) + a = x + 3
⎧(1 + 3i )a = 1 1 − 3i 19 − 42i
⎨ ⇒a= ,b =
⎩(1 + 3i )b + a = 3 10 50

143
Chương 4: Phép tính tích phân

⎧⎛ 1 − 3i 19 − 42i ⎞ x ⎫
I 2 ( x) = Re⎨⎜ x+ ⎟e (cos 3x + i sin 3x )⎬ + C
⎩⎝ 10 50 ⎠ ⎭
e x ⎧⎛ 19 ⎞ ⎛ 42 ⎞ ⎫
= ⎨⎜ x + ⎟ cos 3x + ⎜ 3 x + ⎟ sin 3x ⎬ + C
10 ⎩⎝ 5⎠ ⎝ 5 ⎠ ⎭
Ví dụ 2: Tính các tích phân sau:
dx
a. I1 = ∫
( x + 1) x

sin 3 x dx
b. I2 = ∫ 3
x2
Giải:
a. Đặt x = t 2 , t > 0 , dx = 2tdt
2tdt dt
I1 = ∫ t (1 + t 2
)
= 2∫
1+ t2
= 2arctg x + C

b. Đặt x = t 3 , dx = 3t 2 dt
sin t 2
I2 = ∫ .3t dt = 3∫ sin tdt = −3 cos 3 x + C
t2
x +1 + 2
Ví dụ 3: Tính: I= ∫ ( x + 1) 2
− x +1
dx

Giải:
Đặt t = x + 1 , dx = 2tdt
t+2 ⎛ 2 2t + 2 ⎞ (t − 1) 2 2 2t + 1
I = 2∫ dt = ∫ ⎜ − ⎟ dt = ln − arctg +C
t −1
3
⎝ t −1 t + t + 1⎠
2
t + t +1
2
3 3
( x + 1 − 1) 2 2 2 x +1 +1
= ln − arctg +C
x +1 + x + 2 3 3
Ví dụ 4: Tính: I = ∫ 3 2 x +1
dx
Giải:
Đặt 2 x + 1 = t , dx = tdt
t.3t 1 t.3t 1
I = ∫ 3t tdt = − ∫ 3t
dt = − 3t + C
ln 3 ln 3 ln 3 (ln 3) 2

=
3 2 x +1
(ln 3) 2
( 2 x + 1. ln 3 − 1 + C )

144
Chương 4: Phép tính tích phân

4.3.3. Cách tính tích phân bất định của các hàm số hữu tỉ
Nhận xét:
P( x n )
• Nếu hàm hữu tỉ có dạng f ( x) = x n −1 n
, n ∈ N \ {0,1} , bằng cách đổi biến t = x n sẽ
Q( x )

1 P(t )
∫ f ( x)dx = n ∫ Q(t ) dt
Như vậy ta đã hạ thấp bậc của các đa thức có mặt trong hàm f
• Mọi hàm hữu tỉ (đôi khi gọi là phân thức hữu tỉ) không thực sự đều phân tích thành tổng
của một đa thức với một phân thức hữu tỉ thực sự.
• Sử dụng định lí 2 trong mục 2.1.2 và tính chất của tích phân bất định, thấy rằng quá trình
tích phân các hàm hữu tỉ là quá trình tích phân các phân thức tối giản.
Dưới đây ta trình bày phương pháp tích phân các phân thức tối giản thực sự.
A. Tích phân các phân thức tối giản loại thứ nhất
dx
I =∫ , a∈R
( x − a) n
dx
• Nếu n = 1 thì ∫ x − a = ln x − a + C

Với C = const khi xét x < a hoặc x > a


dx 1 1
• Nếu n ∈ N * \ {1} thì ∫ ( x − a) =− . +C
n
n − 1 ( x − a ) n −1

B. Tích phân các phân thức tối giản loại thứ hai
λx + μ
I= ∫ (ax 2
+ bx + c) n
dx , λ , μ , a, b, c ∈ R và b 2 − 4ac < 0, n ∈ N *

• Nếu λ = 0
dx
I = μ∫
(ax + bx + c) n
2

Δ ⎧⎪ ⎛ 2ax + b ⎞ ⎫⎪
2

Biến đổi ax + bx + c = − ⎨1 + ⎜
2
⎟ ⎬ , Δ = b − 4ac
2

4a ⎪⎩ ⎝ − Δ ⎠ ⎪⎭
2ax + b
Thực hiện đổi biến t =
−Δ

145
Chương 4: Phép tính tích phân

n
⎛ 4a ⎞ −Δ dt
Suy ra I = μ ⎜ −
⎝ Δ⎠
⎟ ∫
2a (1 + t 2 ) n
dt
Dẫn đến tính J n (t ) = ∫ (1 + t 2 n
)
bằng phương pháp truy toán.

dt
Trước hết J1 (t ) = ∫1+ t 2
= arctgt + C

Tích phân từng phần sẽ có


t t 2 dt
J n (t ) =
(1 + t 2 ) n
+ 2 n ∫ (1 + t 2 )n +1
t
Jn = + 2 n ( J n − J n +1 )
(1 + t 2 ) n
t
2nJ n +1 = (2n − 1) J n +
(1 + t 2 ) n
Chú ý:
Có thể tính Jn bằng phép đổi biến θ = arctgt ⇒ dt = (1 + tg 2θ )dθ

Jn = ∫ (1 + tg θ )2 n −1
= ∫ cos 2 ( n −1) θ dθ

Tuyến tính hoá cos2( n −1) θ (phần B mục 1.2.3) rồi tính nguyên hàm, sau đó trở về biến t.
• Nếu λ ≠ 0.
2 aμ
2ax +
λ λ
2a ∫ (ax 2 + bx + c) n
I= dx

λ 2ax + b λ ⎛ 2 aμ ⎞ dx
2a ∫ (ax
= dx + ⎜ − b ⎟∫
2
+ bx + c) n
2a ⎝ λ ⎠ (ax + bx + c)
2 n

Tích phân thứ nhất tính được nhờ phép đổi biến u = ax 2 + bx + c
2ax + b du 1 1
∫ (ax 2
+ bx + c) n
dx = ∫ n =
u 1 − n (ax + bx + c) n −1
2
+C

Tích phân thứ hai tính theo J n đã trình bày ở trên.


dx dx
Ví dụ 5: Tính I = ∫x 3
+1
và J = ∫ 3
(x + 1) 2
Giải:
1 1 1 1 1 x−2
Phân tích = = . − . 2
x + 1 ( x + 1)( x − x + 1) 3 x + 1 3 x − x + 1
3 2

146
Chương 4: Phép tính tích phân

x−2 1 (2 x − 1) − 3 1 3
∫x 2
− x +1
dx = ∫ 2
2 x − x +1
dx = ln( x 2 − x + 1) − I1
2 2
dx dx 2 2x − 1
Trong đó I1 = ∫ x − x +1 ∫ ⎛ 1 ⎞ 3 3
2
= 2
= arctg
3
+C
⎜x − ⎟ +
⎝ 2⎠ 4
1 1 1 2x − 1
Cuối cùng I = ln x + 1 − ln( x 2 − x + 1) + arctg +C
3 6 3 3
Bằng phép tích phân từng phần sẽ có
x x3 x
I=
x +1
3
+ 3∫ ( x + 1)
3 2
dx = 3
x +1
+ 3( I − J )

1⎛ x ⎞
Suy ra J ( x) = ⎜ 2 I + 3 ⎟
3⎝ x +1⎠
2 1 2 2x − 1 x
= ln x + 1 − ln( x 2 − x + 1) + arctg + +C
9 9 3 3 3 3( x + 1)
3

4.3.4. Tính nguyên hàm các phân thức hữu tỉ đối với một số hàm thông dụng
A. Hàm hữu tỉ đối với sin và côsin
1. Trường hợp tổng quát.
Xét ∫ R(sin x, cos x)dx trong đó R là "phân thức hữu tỉ hai biến"

x
Thực hiện phép đổi biến: t = tg . Khi đó
2
2t 1− t2 2dt
sin x = , cos x = , dx =
1+ t 2
1+ t 2
1+ t2
P(t )
Khi đó đưa về dạng ∫ Q(t ) dt
Tuy nhiên bậc của P(t ) và Q(t ) thường là cao, làm cho quá trình tính toán rất nặng nhọc.
Sau đây ta xét một số trường hợp đặc biệt, với cách đổi biến thích hợp sẽ tính toán dễ dàng hơn.
2. Trường hợp đặc biệt thứ nhất.
• Nếu R(sin x, cos x) = R(− sin x,− cos x) thì đổi biến t = tgx hoặc t = cot gx
• Nếu R(sin x, cos x) = − R(sin x,− cos x) thì đổi biến t = sin x
• Nếu R(sin x, cos x) = − R(− sin x, cos x) thì đổi biến t = cos x
3. Trường hợp đặc biệt thứ hai.
Khi R(sin x, cos x) = sin m x. cosn x , m, n ∈ Z

147
Chương 4: Phép tính tích phân

• Nếu m lẻ thì đổi biến t = cos x


• Nếu n lẻ thì đổi biến t = sin x
• Nếu m, n chẵn và không cùng dương thì đổi biến t = tgx
• Nếu m, n chẵn và cùng dương thì tuyến tính hoá sau đó tính nguyên hàm.
dx
Ví dụ 6: Tính I = ∫ a + cos x , a >1

Giải:
x 2dt
Đặt t = tg thì I = ∫
2 (a + 1) + (a − 1)t 2

2 ⎛ a −1 x ⎞
I= arctg ⎜⎜ tg ⎟⎟ + C
a2 − 1 ⎝ a + 1 2⎠
dx
Ví dụ 7: Tính I = ∫ 4 sin x + cos x + 5
Giải:
x
Đổi biến t = tg
2
2
dt
1 + t 2 dt dt
I=∫ = 2∫ 2 =∫
2t 1− t 2
2t + 8t + 8 (t + 2) 2
4. + 3 . + 5
1+ t2 1+ t2
1 1
=− +C = − +C
t+2 x
tg + 2
2
Ví dụ 8: Tính các tích phân sau.
cos3 x
a. I1 = ∫ dx
sin 4 x
b. I 2 = ∫ sin 3 x cos 2 xdx

sin 2 x
c. I3 = ∫ dx
cos6 x
d. I 4 = ∫ sin 2 x cos 4 xdx
Giải:
cos3 x
a. I1 = ∫ dx , đặt t = sin x , dt = cos xdx
sin 4 x

148
Chương 4: Phép tính tích phân

cos 2 x cos xdx 1− t2 ⎛1 1⎞


I1 = ∫ 4
= ∫ 4
dt = ∫ ⎜ 4 − 2 ⎟dt
sin x t ⎝t t ⎠
1 1 1 1
=− 3
+ +C = − 3
+ +C
3t t 3 sin x sin x
b. I 2 = ∫ sin 3 x cos 2 xdx , đặt t = cos x , dt = − sin xdx

cos5 x cos3 x
I 2 = ∫ sin 2 x cos2 x sin xdx = − ∫ (1 − t 2 )t 2 dt = − +C
5 3
sin 2 x dx
c. I3 = ∫ 6
dx , đặt t = tgx , dt =
cos x cos2 x
sin 2 x sin 2 x 1 dx
I3 = ∫ 6
dx = ∫ 2 2 2
= ∫ t 2 (1 + t 2 )dt
cos x cos x cos x cos x
tg 3 x tg 5 x
= + +C
3 5
1
d. I 4 = ∫ sin 2 x cos 4 xdx = ∫ sin 2 2 x(1 + cos 2 x)dx
8
1 1
=
16 ∫ (1 − cos 4 x)dx + ∫ sin 2 2 xd sin 2 x
16
1 1 1
= x − sin 4 x + sin 3 3x + C
16 64 48
1
dx
Ví dụ 9*: Tính I = ∫2+
−1 1− x + 1+ x
Giải:
Đặt x = cos t , x ∈ [− 1,1] , t ∈ [π ,0]
π π
sin tdt sin tdt
I =∫ =∫
⎛ t t⎞ ⎛ t π ⎞
0 2+ 2 ⎜ sin + cos ⎟ 0 2⎜⎜1 + cos⎛⎜ − ⎞⎟ ⎟⎟
⎝ 2 2⎠ ⎝ ⎝ 2 4 ⎠⎠

⎛t π⎞
π2 cos 2 ⎜ − ⎟ − 1
=∫ ⎝2 4⎠ dt
0 ⎛ ⎛ t π ⎞⎞
2⎜⎜1 + cos⎜ − ⎟ ⎟⎟
⎝ ⎝ 2 4 ⎠⎠

149
Chương 4: Phép tính tích phân

t π ⎡ π π⎤
Đặt θ = − , t ∈ [0,π ] , θ ∈ ⎢− , ⎥
2 4 ⎣ 4 4⎦
π π
4
2 cos θ − 1
2 4
2(cos 2 θ − 1) + 1
I =2∫ dθ = 4 ∫ dθ
π 2(1 + cosθ ) 0 2(1 + cosθ )

4

π π π θ
d
⎛ π ⎞⎟
π
4 4
dθ 4
2
= 4 ∫ (cosθ − 1)dθ + 2 ∫ = 4⎜ sin θ 4
− + 2∫
θ ⎜ 4 ⎟⎠ θ
0
0 0 2 cos 2 ⎝ 0 cos 2
2 2
π
⎛ 2 π⎞ θ π
= 4⎜⎜ − ⎟⎟ + 2tg 4
0 = 2 2 − π + 2tg
⎝ 2 4⎠ 2 8

2tgϕ
= 2 2 − π + 2( 2 − 1) = 4 2 − π − 2 (sử dụng tg 2ϕ = )
1 − tg 2ϕ

B. Hàm hữu tỉ đối với shx và chx


Vì đạo hàm của các hàm shx và chx tương tự như các hàm sin x và cos x , mà
x
∫ R(sin x, cos x)dx có phép đổi biến tương ứng là t = tg 2 , t = cos x , t = sin x , t = tgx , cho
nên ∫ R( shx, chx)dx có phép đổi biến tương ứng là
x
t = th , t = chx , t = shx , t = thx
2
Ví dụ 10: Tính các tích phân sau

sh 2 x
a. I1 = ∫ chx(2sh3 x + 3ch2 x) dx
sh3 x
b. I 2 = ∫ chx(2 + sh 2 x) dx
Giải:
a. Hàm dưới dấu tích phân chẵn đối với shx và chx nên đặt

t = thx , dt = (1 − th 2 x)dx

sh 2 x
2 2 th 2 x(1 − th 2 x)
I1 = ∫ ch x3 .ch x dx = ∫ dx
2th x + 3 2th3 x + 3

150
Chương 4: Phép tính tích phân

t2 1 1
=∫ dt = ln 2t 3 + 3 + C = ln(3 + 2th3 x) + C
2t + 3
3
6 6
b. Hàm dưới dấu tích phân lẻ đối với shx , ta đặt t = chx , dt = shx

sh 2 x.shx.dx t2 −1 ⎛ 1 2t ⎞
I2 = ∫ chx(2 + sh 2 x) ∫ t (t 2 + 1) dt = ∫ ⎜⎝ − t + t 2 + 1 ⎟⎠dt
=

= − ln t + ln(t 2 + 1) + C = − ln chx + ln( 2 + sh 2 x ) + C

Ví dụ 11: Tính các tích phân sau.

A = ∫ ch(n + 1) x.sh n −1 xdx , B = ∫ sh( n + 1) x.sh n −1 xdx

Giải:
n −1 n −1
⎧1
( ⎫
A + B = ∫ e ( n +1) x ⎨ e x − e − x ⎬ ) ⎧1
( )

dx = ∫ ⎨ e 2 x − 1 ⎬ e 2 x dx
⎩2 ⎭ ⎩2 ⎭
n
1 ⎧1
n ⎩2
( ⎫
) 1
= ⎨ e 2 x − 1 ⎬ + C1 = e nx sh n x + C1
n

1 − nx n
A− B = e sh x + C2
n
1 1
Suy ra A = chnx.sh n x + C , B= shnx.sh n x + C
n n
C. Hàm hữu tỉ đối với eαx , α ∈ R

∫ f (e
αx
Xét I = ) dx , trong đó f (x) là hàm hữu tỉ. Thực hiện phép đổi biến
t = eαx , dt = αeαx dx , Khi đó
1 f (t )
α∫
I= dt
t
Đó là tích phân của hàm hữu tỉ đã xem xét trong phần A.

ax + b
D. Hàm hữu tỉ đối với x và n
cx + d

⎛ ax + b ⎞
Xét I = ∫ R⎜⎜ x, n ⎟dx trong đó R( x, y) là hàm hữu tỉ của hai biến x, y

⎝ cx + d ⎠

151
Chương 4: Phép tính tích phân

ax + b
Với y = n thoả mãn điều kiện ad ≠ bc
cx + d
Thực hiện phép đổi sang biến y thì

⎛ y n d − b ⎞ ny n −1 (ad − bc)
R( x, y )dx = R⎜⎜ , y ⎟⎟ dy
⎝ a − cy ⎠ (a − cy )
n n 2

= f ( y )dy
Trong đó f ( y ) là hàm hữu tỉ của y.
Ví dụ 12: Tính các tích phân bất định sau
dx
a. ∫ (1 + eα ) x 2
, α ∈ R*

x
b. ∫ (1 − x)3
dx

Giải:
a. Đặt t = eαx , dt = αeαx dx

dx 1 dt 1 ⎛1 1 1 ⎞
∫ (1 + eα ) x 2
=
α ∫ t (1 + t ) 2
= ∫ ⎜⎜ − − ⎟dt
α ⎝ t t + 1 (t + 1) 2 ⎟⎠
1⎛ 1 ⎞ 1⎛ αx 1 ⎞
= ⎜ ln t − ln t + 1 + ⎟+C = ⎜αx − ln(1 + e ) + ⎟+C
α⎝ t +1⎠ α⎝ 1 + eαx ⎠

x 1 x
b. ∫ (1 − x) 3
dx = ∫
1− x 1− x
dx = I

x t2 2tdt
Đặt t = ⇒x= , dx =
1− x 1+ t 2
(1 + t 2 ) 2

t2 ⎛ 1 ⎞
I = 2∫ dt = 2∫ ⎜1 − 2 ⎟
dt = 2(t − arctgt ) + C
1+ t 2
⎝ 1+ t ⎠
x x
=2 − 2arctg +C
1− x 1− x

4.4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH


Chú ý: Trong mục này khi xem xét một hình phẳng hay một vật thể, chúng ta luôn để ý đến
tính chất đối xứng của hình để đơn giản quá trình tính toán hoặc để chọn một hệ qui chiếu thích
hợp để giải quyết bài toán được dễ dàng hơn.

152
Chương 4: Phép tính tích phân

4.4.1. Tính diện tích hình phẳng


A. Miền phẳng giới hạn bởi các đường cong trong toạ độ Đềcác(Descartes)

y y
f1
d
g2 g1
f2

0 a b x 0 x
H.4.3

Giả sử miền phẳng D giới hạn bởi các đường:


x = a , x = b , (a < b) , y = f1 ( x) , y = f 2 ( x) trong đó f1 , f 2 liên tục từng khúc trên
[a,b]. Gọi diện tích của miền phẳng D là S. Theo ý nghĩa hình học của tích phân xác định, nhận
được công thức tính S như sau:
b
S= ∫
a
f1 ( x) − f 2 ( x) dx (4.19)

Tương tự, nếu D giới hạn bởi các đường:


y = c , y = d , (c < d ) , x = g1 ( y ) , x = g 2 ( y ) trong đó g1 , g 2 liên tục từng khúc trên
[c,d] thì
d
S = ∫ g1 ( y ) − g 2 ( y ) dy (4.20)
c

B. Giả sử miền phẳng D giới hạn bởi đường cong cho dưới dạng tham số:

⎧ x = x(t )
⎨ t0 ≤ t ≤ t1
⎩ y = y (t )
β
∫ y (t ).x (t ) dt
,
Khi đó S= (4.21)
α

153
Chương 4: Phép tính tích phân

C. Nếu miền phẳng D giới hạn bởi đường cong có phương trình cho dưới dạng toạ
độ cực.
r = r (ϕ ) , α ≤ϕ ≤ β
Liên hệ giữa toạ độ Descartes và toạ độ cực là:
⎧ x = r (ϕ ) cos ϕ

⎩ y = r (ϕ ) sin ϕ
1 2
2∫
Khi đó S= r (ϕ )dϕ (4.22)

Ví dụ 1: Tính diện tích của hình elíp có các bán trục a,b.
Giải: Hình êlíp giới hạn bởi êlíp có phương trình
x2 y 2
+ =1
a 2 b2
Do tính chất đối xứng của êlíp qua các trục toạ độ và do phương trình tham số
của êlíp x = a cos t , y = b sin t , 0 ≤ t ≤ 2π
π
2
nên ta có: S = 4 ∫ ab sin 2 t.dt = πab
0

Ví dụ 2: Hãy tính diện tích của hình giới hạn bởi trục hoành và một nhịp của đường
Cycloid,cho bởi phương trình tham số:
x = a(t − sin t )
y = a(1 − cos t ) , 0 ≤ t ≤ 2π
Xem hình 4.4
y
2a
a

0 πa 2π a 3π a

H.4.4

2π 2π

∫ a (1 − cos t ) dt = a ∫ (1 − 2 cos t + cos t )dt = 3a π


2
Giải: S = 2 2 2 2

0 0

154
Chương 4: Phép tính tích phân

Ví dụ 3: Tính diện tích của hình trái tim giới hạn bởi đường Cardioid (đường trái tim),
trong hệ toạ độ cực cho bởi phương trình r = a(1 + cosϕ ) , xem hình 4.5
y

x
0 2a

H.4.5
Giải: Do tính đối xứng của hình qua trục Ox,vậy
π π
S = ∫ a (1 + cos ϕ ) dϕ = a ∫ (1 + 2 cosϕ + cos ϕ )dϕ
2 2 2 2

0 0

⎛ 1 ⎞ 3
= a 2 ⎜ π + π ⎟ = πa 2
⎝ 2 ⎠ 2
4.4.2. Tính độ dài đường cong phẳng
A. Phương trình cho trong hệ toạ độ Descartes vuông góc

Giả sử đường cong AB cho bởi phương trình
y = f ( x) , A (a, f (a ) ) , B(b, f (b) )
Trong đó f ∈ C1 trên [a, b ] , (a < b)

Nếu gọi l là độ dài cung AB thì l được tính theo công thức
b
l = ∫ 1 + f '2 ( x)dx (4.23)
a

B. Phương trình cho trong dạng tham số


⎧ x = ϕ (t )
⎨ , t0 ≤ t ≤ t1
⎩ y = ψ (t )
ϕ ,ψ ∈ C1 trên [t0 ,t1 ]
t1

l= ∫
t0
ϕ '2 (t ) + ψ '2 (t )dt (4.24)

155
Chương 4: Phép tính tích phân

C. Phương trình cho trong dạng toạ độ cực


r = r (ϕ ) , α ≤ ϕ ≤ β
β
2
l= ∫
α
r 2 (ϕ ) + r , (ϕ ) dϕ (4.25)

Chú ý:

• Độ dài của cung AC trong đó C ( x, f ( x) ) với x ∈ [a, b] sẽ là
x
2 2
l ( x ) = ∫ 1 + f , ( x) dx ⇒ dl = 1 + f , ( x) dx (4.26)
a

gọi đó là công thức tính vi phân cung.



• Trong không gian đường cong AB cho bởi phương trình tham số

⎧ x = x(t )

⎨ y = y (t ) t0 ≤ t ≤ t1
⎪ z = z (t )

x, y, z ∈ C1 trên [t0 ,t1 ] . Khi đó công thức tính độ dài cung sẽ là


t1
2 2 2
l= ∫
t0
x , (t ) + y , (t ) + z , (t )dt và công thức vi phân cung

2 2 2
dl = x , (t ) + y , (t ) + z , (t )dt (4.27)

Ví dụ 4: Hãy tính độ dài của một nhịp Cycloid cho trong ví dụ 2


Giải:
x' (t ) = a(1 − cos t ) , y ' = a sin t
π π
l = 2∫ a (1 − cos t ) + a sin t dt = 2 2a ∫ 1 − cos t dt
2 2 2 2

0 0

π
t t
= 4a ∫ sin dt = 8a cos 0
π = 8a
0 2 2

Ví dụ 5: Hãy tính độ dài của Astroid, phương trình tham số có dạng.

⎧⎪ x = a cos3 t

⎪⎩ y = a sin 3 t , a > 0 , 0 ≤ t ≤ 2π

156
Chương 4: Phép tính tích phân

hoặc trong hệ toạ độ Descartes có dạng


2 2 2

x +y =a
3 3 3

Xem hình 4.6.


y

-a 0 a x

-a

H.4.6

Giải:

x' = −3a cos2 t sin t , y ' = 3a sin 2 t cos t


π
2 π
l = 6a ∫ sin 2tdt = −3a cos 2t 2
0 = 6a
0

4.4.3. Tính thể tích vật thể


A. Công thức tổng quát
Giả sử vật thể (V ) nằm giữa hai mặt phẳng vuông góc với trục Ox, các mặt phẳng này có
phương trình là x = a và x = b , a < b . Các thiết diện của vật thể (V ) vuông góc với trục Ox
nằm trên mặt phẳng có phương trình x = x0 , x0 ∈ [a, b] có diện tích tương ứng S ( x0 ) . (Xem
hình 4.7). Khi đó thể tích của vật thể (V ), kí hiệu là V, tính theo công thức
b
V = ∫ S ( x)dx (4.28)
a

157
Chương 4: Phép tính tích phân

S ( x0 )

a x0 b x

H.4.7
B. Công thức tính cho vật thể tròn xoay

y y = f (x)

a x

z
H.4.8
Vật thể (V) tròn xoay là vật thể được tạo thành do một hình thang cong giới hạn bởi các
đường: x = a , x = b , (a < b) , y = 0 và y = f ( x) ≥ 0 , x ∈ [a, b ] quay xung quanh
trục Ox (xem hình 4.8). Cụ thể hơn, phần không gian bị chiếm chỗ do hình thang cong quay xung
quanh trục Ox gọi là vật thể tròn xoay.
Như vậy các thiết diện vuông góc với trục Ox là các hình tròn. Diện tích của thiết diện nằm
trên mặt phẳng x = x0 sẽ là π . f 2 ( x0 ) . Từ đó nhận được công thức tính:
b
V = π ∫ f 2 ( x)dx (4.29)
a

158
Chương 4: Phép tính tích phân

Ví dụ 6: Hãy tính thể tích của êlipxôít với các bán trục a, b, c:
x2 y 2 z 2
+ + ≤1
a 2 b2 c 2
Giải:
Thiết diện của elipxôit vuông góc với trục Ox là một hình elíp. Thiết diện nằm trên mặt
phẳng x = x0 , x0 ∈ [− a, a ] được giới hạn bởi elip có các bán trục

x02 x02
b 1− , c 1 −
a2 a2
phương trình là
⎧ y2 z2 x2
⎪ 2 + 2 = 1 − 02
⎨b c a
⎪x = x
⎩ 0

Theo ví dụ 1, diện tích thiết diện biểu diễn dưới dạng


⎛ x2 ⎞
S ( x0 ) = πbc⎜⎜1 − 02 ⎟⎟
⎝ a ⎠
⎛ x2 ⎞
a
⎛ x3 ⎞ 4
Vậy V = πbc ∫ ⎜⎜1 − 2 ⎟⎟dx = 2πbc⎜⎜ a − 2 a
0
⎟⎟ = πabc
− a⎝ a ⎠ ⎝ 3a ⎠ 3
Ví dụ 7: Tính thể tích vật thể do một nhịp Cycloid quay xung quanh trục Ox tạo ra. Biết
Cycloid cho bởi phương trình tham số là.
⎧ x = a (t − sin t )

⎩ y = a(1 − cos t ) t ∈ (−∞,+∞)
Giải:
2πa 2π
V =π ∫ y dx = πa ∫ (1 − cos t ) dt
2 3 3

0 0


= πa 3 ∫ (1 − 3 cos t + 3 cos 2 t − cos3 t )dt
0

⎧⎪ 3

1

⎫⎪
2 ∫0 4 ∫0

= πa 3 ⎨2π − 3 sin t 0 + (1 + cos 2t ) dt − (cos 3t + 3 cos tdt ) ⎬
⎪⎩ ⎪⎭

= 5π 2a3
4.4.4. Tính diện tích mặt tròn xoay
)
Mặt tròn xoay là một mặt cong được tạo thành do một cung cong AB quay xung quanh trục
)
Ox tạo ra. Cụ thể hơn: Phần không gian bị chiếm chỗ do cung AB quay xung quanh trục Ox gọi là
mặt tròn xoay. Gọi S là diện tích của mặt tròn xoay, dưới đây chúng ta sẽ đưa ra các công
thức tính.

159
Chương 4: Phép tính tích phân


A. Cung AB cho bởi phương trình y = f ( x) ≥ 0 , a ≤ x ≤ b
b
S = 2π ∫ f ( x) 1 + f '2 ( x) dx (4.30)
a


B. Cung AB cho bởi phương trình tham số
⎧ x = x(t )
⎨ , t0 ≤ t ≤ t1
⎩ y = y (t ) ≥ 0
t1

S = 2π ∫ y (t ) x'2 (t ) + y '2 (t ) dt (4.31)


t0


C. Cung AB cho bởi phương trình trong hệ toạ độ cực
r = r (ϕ ) , α ≤ ϕ ≤ β
β
S = 2π ∫ r (ϕ ) sin ϕ r 2 (ϕ ) + r '2 (ϕ ) dϕ (4.32)
α

Ví dụ 8: Tính diện tích của mặt tròn xoay tạo thành do một đường xích có phương trình
x ⎛ x⎞
y = ach , a > 0 gắn ở các đầu A(0, a ) , B⎜ x, ach ⎟ , x > a quay xung quanh trục Ox
a ⎝ a⎠
Giải:
x x x
y ' = sh , 1 + y '2 = 1 + sh 2 = ch
a a a
x x
x ⎛ 2x ⎞
S = 2πa ∫ ch dx = πa ∫ ⎜1 + ch ⎟dx
2

0 a 0⎝ a ⎠

⎛ a 2x ⎞
= πa⎜ x + sh ⎟
⎝ 2 a ⎠
Ví dụ 9: Đường cong cho bởi phương trình r = a(1 + cosϕ ) quay quanh trục Ox tạo ra một
mặt tròn xoay. Tính diện tích mặt cong này.
Giải:
Đó là đường trái tim (Xem hình 4.5)
ϕ
r ' (ϕ ) = −a sin ϕ , r 2 + r '2 = 2a 2 (1 + cosϕ ) = 4a 2 cos2
2
π
ϕ
S = 4πa 2 ∫ (1 + cos ϕ ) sin ϕ cos dϕ
0 2

160
Chương 4: Phép tính tích phân

π
ϕ ϕ 32πa 2 ϕ 32 2
= 16πa 2 ∫ sin cos 4 dϕ = cos5 0
π = πa
0 2 2 5 2 5
4.5. TÍCH PHÂN SUY RỘNG
4.5.1. Tích phân suy rộng với cận vô hạn
A. Định nghĩa
1. Cho f : [a,+∞ ) → R , a ∈ R , khả tích trên [a, A] , ∀A > a .
+∞
Tích phân suy rộng của f với cận + ∞ được kí hiệu là: ∫ f ( x)dx
a

+∞
Nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx hội tụ về số
a
I ∈ R nếu

A +∞
lim
A → +∞ ∫
a
f ( x)dx = I kí hiệu ∫ f ( x)dx = I
a

+∞
Nếu I không tồn tại hoặc I = ∞ , thì nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx phân kỳ.
a

2. Cho f : (− ∞, a ] → R , a ∈ R , khả tích trên [B, a ] , ∀B < a


a
Tích phân suy rộng của f với cận − ∞ , kí hiệu là ∫ f ( x)dx .
−∞

a
Nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx
−∞
hội tụ về số J ∈ R nếu

a a
lim
B → −∞ ∫
B
f ( x )dx = J = ∫ f ( x)dx
−∞

a
Nếu J không tồn tại hoặc J = ∞ , thì nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx phân kỳ.
−∞

3. Cho f : R → R khả tích trên [A, B ] , ∀A, B ∈ R . Tích phân suy rộng của f với các
+∞
cận vô hạn, kí hiệu là:
−∞
∫ f ( x)dx .
+∞
Nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx
−∞
hội tụ khi và chỉ khi các tích phân suy rộng

a +∞

∫ f ( x)dx
−∞
và ∫ f ( x)dx
a
cùng hội tụ, ∀a ∈ R . Trong trường hợp này kí hiệu

+∞ a +∞


−∞
f ( x)dx = ∫
−∞
f ( x)dx + ∫ f ( x)dx , ∀a ∈ R
a

161
Chương 4: Phép tính tích phân

Rõ ràng nếu f liên tục trên tập xác định của nó, và có nguyên hàm F (x) thì có thể dùng
kí hiệu Newton-Leibnitz như sau:
+∞

∫ f ( x)dx =
a
lim F ( A) − F (a ) = F ( x) a+ ∞
A → +∞

∫ f ( x)dx = F (a) − lim F ( B) = F ( x)


a
−∞
B → −∞
−∞

+∞

∫ f ( x)dx =
−∞
lim F ( A) − lim F ( B ) = F ( x) +− ∞∞
A → +∞ B → −∞

Ví dụ 1: Xét sự hội tụ, phân kỳ của các tích phân suy rộng sau:
+∞ +∞ +∞ +∞
dx dx dx
a. ∫0 1 + x 2 , b. ∫−∞ 1 + x 2 , c. ∫ sin xdx , a ∈ R , d.
a
∫ xα
1
, α∈R

Giải:
+∞
dx π
a. ∫1+ x
0
2
= arctgx 0+ ∞ = lim arctgx − arctg 0 =
x → +∞ 2

Vậy tích phân suy rộng đã cho hội tụ.


+∞
dx π π
∫ 1+ x =π
+∞
b. 2
= arctgx −∞ = lim arctgx − lim arctgx = +
−∞
x → +∞ x → −∞ 2 2

Vậy tích phân suy rộng trên hội tụ.


+∞

∫ sin xdx = − cos x


+∞
c. a = cos a − lim cos x
x → +∞
a

Không tồn tại giới hạn của cos x khi x → ∞ , vậy tích phân suy rộng đã cho phân kỳ.

+∞
⎧ln x 1+∞ nÕu α = 1
dx ⎪
d. ∫1
=⎨
xα ⎪ 1 . 1 +∞
nÕu α ≠ 1
⎩1 − α xα −1
1

1 ⎧0 nÕu α > 1
Nhận thấy lim ln x = +∞ , lim α −1
=⎨
x → +∞ x → +∞ x ⎩∞ nÕu α < 1
+∞
dx 1
Vậy tích phân hội tụ với α > 1 , khi đó ∫ xα
1
=
α −1
, và phân kỳ với α ≤ 1 Chú ý: Tương

tự như ý nghĩa hình học của tích phân xác định, ở đây ta thấy:
Nếu tích phân suy rộng hội tụ và f ( x) ≥ 0 thì một miền vô hạn có diện tích hữu hạn, tính
được nhờ vào tích phân suy rộng với cận vô hạn

162
Chương 4: Phép tính tích phân

B. Điều kiện hội tụ của tích phân suy rộng



Sau đây ta xét trường hợp tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx với
a
f ( x) ≥ 0 .

Các trường hợp tích phân suy rộng khác với f (x) giữ nguyên dấu, chúng ta có thể suy diễn
tương tự để nhận được các kết quả tương ứng.
A
Đặt φ ( A) = ∫ f ( x)dx
a

Vì f ( x) ≥ 0 trên [a,+∞ ) , chứng tỏ φ (A) đơn điệu tăng trên [a,+∞ ) . Từ định lí về giới
hạn của hàm đơn điệu (Xem mục 2.2.2) suy ra:
Định lí 1: Cho hàm số f ( x) ≥ 0 và khả tích trên [a, A] , ∀A > a để tích phân suy rộng
+∞

∫ f ( x)dx hội tụ, điều kiện cần và đủ là tồn tại L ∈ R sao cho φ ( A) ≤ L , ∀A
a

Định lí 2: Cho các hàm số f ( x), g ( x) khả tích trên [a, A] , ∀A > a và
0 ≤ f ( x) ≤ g ( x) , ∀x ≥ b > a khi đó
+∞ +∞
Nếu ∫ g ( x)dx hội tụ thì
a
∫ f ( x)dx hội tụ.
a

+∞ +∞
Nếu ∫a
f ( x)dx phân kỳ thì ∫ g ( x)dx phân kỳ
a

Chứng minh:
+∞ b +∞
Ta có thể biểu diễn ∫ f ( x)dx = ∫ f ( x)dx + ∫ f ( x)dx
a a b

+∞
Như vậy sự hội tụ hay phân kỳ của tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx là đồng thời với sự hội tụ
a
+∞
hay phân kỳ của tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx
b

+∞ +∞ A
Nếu ∫ g ( x)dx
a
hội tụ ⇒ ∫ g ( x)dx
b
hội tụ, theo định lí 1 suy ra ∫ g ( x)dx ≤ L , ∀A . Theo
b
A A
tính chất của tích phân xác định sẽ có ∫ f ( x)dx ≤ ∫ g ( x)dx ≤ L , ∀A
b b

+∞
Chứng tỏ ∫ f ( x)dx hội tụ
b

+∞ A
Nếu ∫ f ( x)dx phân kỳ ⇒ ∫ f ( x)dx không bị chặn
b b

163
Chương 4: Phép tính tích phân

A0 A0 A0

Tức là ∀M > 0 ∃A0 ∈ (b,+∞) sao cho ∫ f ( x )dx > M ⇒ ∫ g ( x)dx ≥ ∫ f ( x)dx > M
b b b

A +∞
Chứng tỏ ∫ g ( x)dx không bị chặn theo định lí 1 suy ra
b
∫ g ( x)dx phân kỳ
b

Định lí 3: Cho các hàm số f ( x), g ( x) không âm và khả tích trên [a, A] , ∀A > a . Khi đó:
+∞
f ( x)
1. Nếu lim
x → +∞ g ( x)
= l , l ∈ R+* thì các tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx và
a

+∞

∫ g ( x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.


a

+∞ +∞
f ( x)
2. Nếu lim
x → +∞ g ( x )
= 0 và ∫ g ( x)dx hội tụ thì ∫ f ( x)dx hội tụ
a a

+∞ +∞
f ( x)
3. Nếu lim
x → +∞ g ( x )
= +∞ và ∫ g ( x)dx phân kỳ thì ∫ f ( x)dx phân kỳ
a a

Chứng minh:
f ( x)
1. ε > 0 , ∃b > 0 , ∀x > b ⇒ l − ε < < l +ε
g ( x)
Vì g ( x) ≥ 0 ⇒ (l − ε ) g ( x) < f ( x) < (l + ε ) g ( x)
+∞
Lấy ε sao cho l − ε = c > 0 . Theo định lí 2: Nếu ∫ f ( x)dx hội tụ thì
a

+∞ +∞

∫ (l − ε ) g ( x)dx hội tụ ⇒ ∫ g ( x)dx hội tụ.


a a

+∞ +∞ +∞
Nếu ∫ g ( x)dx hội tụ ⇒ ∫ (l + ε ) g ( x)dx hội tụ ⇒ ∫ f ( x)dx hội tụ.
a a a

2. Lấy ε = 1 , ∃b > 0 , ∀x > b ⇒ 0 ≤ f ( x) ≤ εg ( x) = g ( x)


+∞
Theo định lí 2 chứng tỏ ∫ f ( x)dx hội tụ
a

f ( x)
3. ∀M > 0 , ∃b > 0 , ∀x > b ⇒ > M , Lấy M = 1 thì f ( x) > g ( x) . Theo định
g ( x)
+∞
lí 2 suy ra ∫ f ( x)dx phân kỳ
a

164
Chương 4: Phép tính tích phân

Hệ quả 1: Giả sử với x đủ lớn hàm số f (x) có dạng:


h( x )
f ( x) = , k > 0 , h( x) ≥ 0 . Khi đó
xk
+∞
Nếu k > 1 và 0 ≤ h ≤ c < +∞ thì ∫ f ( x)dx hội tụ.
a
+∞
Nếu k ≤ 1 và h( x) ≥ c > 0 thì ∫ f ( x)dx phân kỳ
a
Trong đó c là hằng số.
+∞
1
Hệ quả 2: Nếu f ( x) ≥ 0 và là VCB cấp k so với VCB
x
tại + ∞ thì ∫ f ( x)dx
a
hội tụ

khi k > 1 và phân kỳ khi k ≤ 1


Hệ quả 1 được suy ra trực tiếp từ định lí 2 và ví dụ 1d.
Hệ quả 2 được suy ra trực tiếp từ định lí 3 và ví dụ 1d.
Ví dụ 2: Xét sự hội tụ, phân kỳ của các tích phân sau
3
+∞ +∞ +∞ − x 2
x2 dx e
a. ∫ dx , b. ∫ , c. ∫ dx
0
1+ x 2
1 x 1+ x
2
1
x2
Giải:
⎛ 32 ⎞
⎜ x 1 ⎟
a. ⎜ : 1 ⎟ ⎯x⎯ ⎯→1 theo hệ quả 2, tích phân suy rộng phân kỳ.
→ +∞
⎜ 1 + x 2

⎝ x 2 ⎟⎠
⎛ 1 1⎞
b. ⎜
⎜ : 2 ⎟⎟ ⎯x⎯ ⎯→1 , tích phân suy rộng hội tụ
→ +∞
⎝ x 1+ x x ⎠
2

⎛ e− x 1 ⎞⎟
2

c. ⎜ : ⎯⎯⎯→ 0 , theo định lí 3, tích phân suy rộng hội tụ.


⎜ x 2 x 2 ⎟ x → +∞
⎝ ⎠
Dưới đây ta sẽ đưa ra định lí tổng quát về điều kiện hội tụ của tích phân suy rộng.
+∞
Định lí 4: Để tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx hội tụ, điều kiện cần và đủ là:
a

∀ε > 0 , ∃A0 > a , ∀A > A0 , ∀A' > A0 ⇒ φ ( A' ) − φ ( A) < ε


A'
Hay ∫ f ( x)dx
A

Dựa vào tính chất của tích phân xác định


A' A'

∫ f ( x)dx ≤ ∫
A A
f ( x) dx

165
Chương 4: Phép tính tích phân

Ta nhận được hệ quả sau đây


+∞ +∞
Hệ quả 3: Nếu ∫
a
f ( x) dx hội tụ thì ∫ f ( x)dx hội tụ.
a
C. Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ của tích phân suy rộng
+∞ +∞
1. Nói rằng tích phân suy rộng ∫
a
f ( x)dx hội tụ tuyệt đối nếu tích phân suy rộng ∫
a
f ( x) dx

hội tụ.
+∞ +∞ +∞
2. Nói rằng tích phân suy rộng ∫
a
f ( x)dx bán hội tụ nếu ∫
a
f ( x)dx hội tụ và ∫
a
f ( x) dx

phân kỳ.
+∞
Định lí 5: Nếu tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx hội tụ tuyệt đối và hàm số
a
g (x) bị chặn trên
+∞
[a,+∞ ) thì ∫ f ( x) g ( x)dx hội tụ tuyệt đối
a

Chứng minh:
Giả sử f .g ≤ M . f , ta có
+∞ +∞
Theo định lí 2 suy ra ∫
a
f ( x).g ( x) dx hội tụ, chứng tỏ ∫ f ( x).g ( x)dx hội tụ
a
tuyệt đối.

Ví dụ 3: Xét sự hội tụ của các tích phân suy rộng:


+∞ +∞ +∞
cosαx xdx ln x
a. ∫ 2 dx , α ∈ R , k ∈ R* ; b. ∫ ; c. ∫x dx
0 k + x 2
0 e −1
2x
1 x2 − 1
Giải:
1 1
a. Nhận xét cosαx ≤ 1 , ∀x ; ~ 2 khi x → ∞
k +x 2
2
x
+∞
cosαx
Vậy ∫k
0
2
+ x2
dx hội tụ tuyệt đối.

x x
b. Vì lim = lim = 0;
x→0
e2 x − 1 x→0
e2 x − 1
2
2x
+∞ a +∞
xdx xdx xdx
∫ =∫
e − 1 0 e − 1 a e2 x − 1
0
2x 2x
, a>0 + ∫
Tích phân thứ nhất hội tụ (đó là tích phân xác định vì hàm dưới dấu tích phân khả tích).
x1 x λ +1
Lấy λ > 1 nhận được λ
= : → 0 khi x → ∞ .
e2 x − 1 x e2 x − 1

166
Chương 4: Phép tính tích phân

+∞
dx
Vì ∫ xλ
a
hội tụ, a > 0 suy ra tích phân suy rộng đã cho hội tụ.

ln x x −1 1 x −1
c. lim = lim = lim =0
x →1
x x −1 2 x →1
x x −1 2 x →1 x x +1
+∞ a +∞
ln x ln x ln x
Ta có ∫x
1 x2 − 1
dx = ∫x
1 x2 − 1
dx + ∫x
a x2 − 1
dx

Tích phân thứ nhất hội tụ (tồn tại ) vì hàm dưới dấu tích phân khả tích trên
[1, a ] , ∀a > 1
1
ln x ln x 1
Lấy 1 < λ < 2 nhận được λ
= 2−λ .
: → 0 khi x → ∞ .
x x −1 x
2 x 1
1− 2
x
+∞
dx
Mà ∫ xλ
a
hội tụ, ∀a > 0 ⇒ tích phân đã cho hội tụ.

4.5.2. Tích phân suy rộng với hàm dưới dấu tích phân có cực điểm
A. Định nghĩa
1. Cho f : (a, b) \ {x o } → R . Nói rằng x0 ∈ (a, b) là cực điểm của f nếu lim f ( x) = ∞ .
x → x0
+ −
Hàm số có cực điểm tại a hoặc b nếu f (a ) = ∞ hoặc f (b ) = ∞

2. Cho f : [a, b ) → R , f (b − ) = ∞ , khả tích trên [a, b − ε ] , ∀ε > 0 đủ bé. ích phân suy
b
rộng của f trên [a, b] , kí hiệu ∫ f ( x)dx . Nói rằng tích phân suy rộng hội tụ về I ∈ R nếu
a
b −ε b
lim
ε →0 ∫ f ( x)dx = I , kí hiệu
a
I= ∫ f ( x)dx
a

Nếu không tồn tại giới hạn hữu hạn (không có I hoặc I = ∞ ) thì nói rằng tích phân suy
b
rộng ∫ f ( x)dx phân kỳ.
a

3. Cho f : ( a, b] → R , f ( a + ) = ∞ khả tích trên [ a + ε , b]


b
Nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx hội tụ về J
a
nếu

b
lim
ε →0 ∫ f ( x)dx = J
a +ε
(hữu hạn).

Nếu không tồn tại J nói rằng tích phân suy rộng phân kỳ.

167
Chương 4: Phép tính tích phân

4. Cho f : [a, b] \ {x o } → R , xo ∈ (a, b) là cực điểm của f


b
Nói rằng tích phân suy rộng ∫ f ( x)dx
a
hội tụ khi và chỉ khi các tích phân suy rộng

x0 b


a
f ( x )dx và ∫ f ( x)dx cùng hội tụ, Khi đó kí hiệu:
x0

b x0 b


a
f ( x)dx = ∫ a
f ( x)dx + ∫ f ( x)dx
x0

Chú ý: Nếu hàm f (x) liên tục trên [a, b] trừ ra các cực điểm của nó và có nguyên hàm là
F (x) , ta có thể dùng công thức Newton- Leibnitz và viết
b b


a
f ( x)dx = lim F (b − ε ) − F (a) hoặc
ε →0 ∫ f ( x)dx = F (b) − lim
a
ε→0
(a + ε )

Ví dụ 4: Xét sự tồn tại của các tích phân suy rộng sau:
1 b
dx dx
a. ∫
−1 1− x 2
; b. ∫ ( x − a)α
a
, α∈R

Giải:
a. Hàm dưới dấu tích phân có cực điểm là ± 1
1 a 1
dx dx dx

−1 1− x 2
= ∫
−1 1− x 2
+∫
a 1 − x2
, ∀a ∈ (−1,1)

= arcsin a − lim arcsin x + lim arcsin x − arcsin a = π


x → −1 x →1

b. Hàm dưới dấu tích phân có cực điểm là a

b
⎧ln( x − a ) ba víi α = 1
dx ⎪
∫a ( x − a)α = ⎨ 1 . 1 b
víi α ≠ 1
⎪ α −1
⎩1 − α ( x − a )
a

1 ⎧0 nÕu α < 1
Vì lim+ ln( x − a) = −∞ , lim+ α −1
=⎨
x→a x→a ( x − a) ⎩∞ nÕu α > 1
Suy ra tích phân đã cho hội tụ với α < 1 và phân kỳ với α ≥ 1 .
B. Điều kiện hội tụ của tích phân suy rộng
Chúng ta giới hạn trường hợp f (x) giữ nguyên dấu trên (a, b) . Giả sử f ( x) ≥ 0
trên [a, b ) và f (b − ) = ∞

168
Chương 4: Phép tính tích phân

b −ε
Đặt φ (ε ) = ∫ f ( x)dx
a

Rõ ràng φ (ε ) là hàm số giảm ở lân cận bên phải của điểm 0. Từ định lí về giới hạn của
hàm đơn điệu, chúng ta nhận được định lí sau đây:
b
Định lí: Để tich phân suy rộng ∫ f ( x)dx hội tụ, điều kiện cần và đủ là φ (ε ) bị chặn ở lân
a

cận bên phải điểm ε = 0 , tức là φ (ε ) ≤ L , ∀ε > 0

Các định lí so sánh ở mục 4.5.1 hoàn toàn đúng cho các trường hợp tích phân suy rộng
với hàm dưới dấu tích phân có cực điểm. Các hệ quả tương tự với hệ quả 1,2 sẽ là:
Hệ quả 1’: Giả sử với x đủ gần b và ( x < b) hàm số f (x) có dạng

g ( x)
f ( x) = , k > 0 , g ( x) ≥ 0 khi đó:
(b − x) k
b
Nếu k < 1 và 0 ≤ g ( x) ≤ c < ∞ thì ∫ f ( x)dx hội tụ.
a

b
Nếu k ≥ 1 và g ( x) ≥ c > 0 thì ∫ f ( x)dx phân kỳ trong đó c là hằng số
a

1
Hệ quả 2’: Nếu f ( x) ≥ 0 và là VCL cấp k so với VCL tại b thì
b−x
b

∫ f ( x)dx hội tụ khi k < 1 và phân kỳ khi k ≥ 1 .


a

Ví dụ 5: Xét sự hội tụ của các tích phân suy rộng sau:


θ
dϕ π
1 1
dx dx
a. ∫
0 (1 − x 2 )(1 − k 2 x 2 )
, k < 1 ; b. ∫0 ln x ; c. ∫
0 cos ϕ − cosθ
,0 <θ ≤
2

1 +∞
dx
∫ ∫x
p −1 − x
d. e. e dx
−x
0
3
x (e − e )
x
0

Giải:
1 1
a. Hàm dưới dấu tích phân có một cực điểm x = 1 , là VCL cấp so với VCL tại
2 1− x
x = 1 . Vậy tích phân suy rộng hội tụ.

169
Chương 4: Phép tính tích phân

1
dx 1 1
b. ∫ ln x .
0
lim+
x →0 ln x
= 0 , vậy hàm
ln x
có cực điểm tại x = 1

⎛ 1 1 ⎞
⎜ : ⎟ ⎯x⎯

→1
→1 , theo hệ quả 2’, tích phân suy rộng phân kỳ.
⎝ ln x x − 1 ⎠
θ
dϕ π
c. ∫
0 cos ϕ − cosθ
, 0 < θ ≤ , ϕ = θ là cực điểm
2
ϕ +θ ϕ −θ ϕ +θ θ −ϕ
Nhận xét cosϕ − cosθ = −2 sin sin = 2 sin sin
2 2 2 2
θ −ϕ
1 1 2 1
: = ⎯ϕ⎯
⎯→
cos ϕ − cosθ θ −ϕ ϕ +θ θ −ϕ →θ
sin θ
sin sin
2 2
Vậy tích phân hội tụ.
1
dx
d. ∫
0
3
x (e x − e − x )
, x = 0 là cực điểm.

e x − e − x = 2 x + o( x 2 ) ⇒ 3 x(e x − e − x ) ~ 3 2 .x 3 khi x → 0
Theo hệ quả 2’, tích phân suy rộng hội tụ.
∞ 1 ∞

∫ x e dx = ∫ x e dx + ∫ x e dx
p −1 − x p −1 − x p −1 − x
e.
0 0 1

∫x e dx , Nếu p ≥ 1 ta nhận được tích phân thông thường.


p −1 − x
Xét
0

Nếu p < 1 , nhận được tích phân suy rộng, hàm dưới dấu tích phân có cực điểm tại x = 0

⎛ 1 ⎞
Nhận thấy ⎜ x p −1e − x : 1− p ⎟ = e − x ⎯x⎯
⎯→1 , theo hệ quả 2’, tích phân suy rộng hội tụ khi
→0
⎝ x ⎠
1 − p < 1 hay p > 0
+∞
⎛ 1⎞
∫x e dx . Nhận thấy ⎜ x p −1e − x : 2 ⎟ = x p +1e − x ⎯x⎯
p −1 − x
Xét ⎯→ 0 , ∀p
→ +∞
1 ⎝ x ⎠
Vậy tích phân suy rộng hội tụ khi p > 0 .

Chú ý:
• Tích phân suy rộng có các tính chất tương tự như tích phân xác định

170
Chương 4: Phép tính tích phân

• Để tính tích phân suy rộng (trường hợp tích phân suy rộng hội tụ), người ta cũng thường
sử dụng hai phương pháp cơ bản: Đổi biến số và tích phân từng phần. Sau đây, ta đưa ra một số ví
dụ về tích phân suy rộng thường đề cập đến trong các lĩnh vực kỹ thuật.
π
2
Ví dụ 6*: Tích phân Euler. E = ∫ ln sin xdx
0
π
2
dx
Sự hội tụ của tích phân có thể suy ra bằng cách so sánh với ∫ xα
0
, 0 <α <1

Giải:
Đặt x = 2t
π π π
4
π 4 4
E = 2 ∫ ln sin 2tdt = ln 2 + 2 ∫ ln sin tdt + 2 ∫ ln cos tdt
0 2 0 0
π
4
π
Xét ∫ ln cos tdt , đặt t = 2 − α
0
π π
4 2

∫ ln cos tdt = ∫ ln sin αdα


0 π
4
π π
Suy ra E = ln 2 + 2 E ⇒ E = − ln 2
2 2
+∞

∫ e dx
2
−x
Ví dụ 7*: Tích phân Euler-Poisson. I =
0
Giải:
+∞

∫e
2
Sự hội tụ có thể thấy được khi để ý rằng: ∀x > 1 có e − x < e − x mà −x
dx hội tụ
0
−t
Nhận thấy hàm số g ( x) = (1 + t )e đạt giá trị lớn nhất khi t = 0
và g max = g (0) = 1 . Vậy ∀t ≠ 0 có (1 + t )e −t < 1
Thay t = ± x 2 nhận được
⎧⎪(1 − x 2 )e x < 1
2
2 1
⎨ ⇒ 1 − x 2 < e− x <
2
⎪⎩(1 + x 2 )e − x < 1 1 + x2
2
Với 0 < x < 1 có e − nx > (1 − x 2 ) n
2 1
∀x có e − nx <
(1 + x 2 ) n
1 1 +∞ ∞
dx
∫ (1 − x ) dx < ∫ e dx < ∫ e dx < ∫
2 2
2 n − nx − nx
Từ đó
0 (1 + x )
2 n
0 0 0

171
Chương 4: Phép tính tích phân

Thực hiện phép đổi biến u = n x


∞ ∞
1 I
∫0 e dx = n ∫0 e du = n
− nx 2 −u 2

Thực hiện phép đổi biến x = cos t


π
1 2
(2n)!!
∫ (1 − x ) dx = ∫ sin tdt =
2 n 2 n +1

0 0 (2n + 1)!!
Thực hiện phép đổi biến x = cot gt , ta có
π

dx 2
(2n − 3)!! π
∫0 (1 + x 2 )n ∫0 sin tdt = (2n − 2)!!. 2 .
2n −2
=

Thay các tích phân đã tính vào bất đẳng thức trên, nhận được
(2n)!! (2n − 3)!! π
n <I< n .
(2n + 1)!! (2n − 2)!! 2
Bình phương các vế bất đẳng thức kép trên.
2 2
n ⎡ (2n)!! ⎤ 1 n ⎡ (2n − 3)!! ⎤ π2
⎢ ⎥ < I 2
< ⎢ ⎥ .( 2 n − 1)
2n + 1 ⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n + 1 2n − 1 ⎣ (2n − 2)!!⎦ 4
Theo công thức Wallis (Xem ví dụ 6 mục 4.2.2)
2
π ⎡ (2n)!! ⎤ 1
= lim ⎢ ⎥ .
2 n → ∞ ⎣ (2n − 1)!!⎦ 2n + 1
π π
Suy ra I2 = ⇒I=
4 2
+∞
dx
Ví dụ 8*: Tính J = ∫1+ x
0
4

Giải:
∞ ∞ ∞
1 dx t 2 dt x 2 dx
Đặt x = ⇒J =∫ = ∫0 1 + t 4 ∫0 1 + x 4
=
0 1+ x
4
t
⎛ 1⎞
∞ ⎜1 + 2 ⎟dx ∞
x +1 2
1 x ⎠
⇒ 2J = ∫ 4 dx ⇒ J = ∫ ⎝
0
x +1 2 0 x2 + 1
x2
1
Đặt z = x − , nhận được
x
+∞
1 dz 1 z +∞ π
J = ∫ 2 = arctg −∞ =
2 −∞ z + 2 2 2 2 2 2

172
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

CHƯƠNG V: LÝ THUYẾT CHUỖI

5.1. CHUỖI SỐ
5.1.1. Các khái niệm chung
A. Định nghĩa chuỗi số và sự hội tụ của chuỗi số
1. Cho dãy số thực (an ) , an ∈ R với mọi n

Gọi a1 + a2 + ... + an + ... là một chuỗi số thực



Kí hiệu chuỗi số trên là ∑ak =1
k (5.1)

Số thực ak với k xác định gọi là số hạng thứ k của chuỗi , với k không xác định gọi là số
hạng tổng quát của chuỗi .Sau đây là một vài chuỗi số dạng đặc biệt :

1 1 1 1 1
∑ (−1)
n =1
n −1

n
=1 − + − ... + (−1) n −1 + ... có số hạng tổng quát là (−1) n −1
2 3 n n

∑ (−1)
n =1
n −1
= 1 − 1 + 1 − 1 + ... + ( −1) n −1 + ...


1 1 1 1 1 1
∑2
k =0
k
= 1+ + + + ... + k + ... gọi là chuỗi cấp số nhân có công bội là .
2 4 8 2 2

1 1 1
∑ n = 1 + 2 + ... + n + ...
n =1
gọi là chuỗi điều hoà .


1 1 1 1
∑ nα
n =1
= 1+

+ α + ... + α + ... gọi là chuỗi Riemann với tham số α .
3 n
2. Cho chuỗi số (5.1). Gọi tổng riêng thứ n của chuỗi (5.1) là
n
S n = ∑ ai (5.2)
i =1

Nếu lim S n = S (hữu hạn) thì nói rằng chuỗi số (5.1) hội tụ và có tổng là S, khi đó kí hiệu
n→∞

∑a
i =1
i = S . Nếu không xảy ra điều trên nói rằng chuỗi (5.1) phân kì .

3. Nếu chuỗi (5.1) hội tụ về S thì gọi Rn = S − S n là phần dư thứ n của chuỗi. Theo trên suy ra:
Để chuỗi (5.1) hội tụ về S thì cần và đủ là phần dư Rn hội tụ về 0.

173
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Ví dụ 1: Xét sự hội tụ của chuỗi cấp số nhân với công bội q


∑ aq
k =0
k
, a≠0

Giải:

⎧ qn − 1
⎪a. víi q ≠ 1
Tính tổng riêng thứ n : S n = ⎨ q − 1
⎪na víi q = 1

Bây giờ tìm lim S n :
n→∞

a
Nếu q < 1 thì lim S n =
n→∞ 1− q

Nếu q ≥ 1 thì ( S n ) không hội tụ.

Vậy chuỗi cấp số nhân hội tụ khi và chỉ khi q < 1 .



1
Ví dụ 2: Xét sự hội tụ của chuỗi điều hoà ∑n
n =1

Giải:
1 1
Tính tổng riêng thứ n : Sn = 1 + + ... +
2 n
1 1
Tổng riêng thứ 2n : S2n = Sn + + ... +
n +1 2n
1 1 n 1
Suy ra S 2 n − S n = + ... + > = Theo tính chất của dãy số hội tụ
n +1 2n 2n 2
chứng tỏ ( S n ) không hội tụ . Vậy chuỗi điều hoà phân kì .

n
Ví dụ 3: Xét sự hội tụ của chuỗi ∑ ln n + 1
n =1

Giải:
n n
k
S n = ∑ ln = ∑ [ln k − ln(k + 1)]
k =1 k + 1 k =1
= ln 1 − ln 2 + ln 2 − ln 3 + ... + ln n − ln( n + 1) = − ln(n + 1)

lim S n = − lim ln( n + 1) = −∞ Vậy chuỗi phân kì.


n→∞ n→∞

174
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1
Ví dụ 4: Xét sự hội tụ của chuỗi số ∑ n(n + 1)
n =1

Giải:
n
1 n
⎛1 1 ⎞
Sn = ∑ = ∑⎜ − ⎟
k =1 k ( k + 1) k =1 ⎝ k k + 1⎠
1 1 1 1 1 1
= 1− + − + ... + − = 1−
2 2 3 n n +1 n +1

⎛ 1 ⎞ 1
lim S n = lim⎜1 − ⎟ =1= ∑ .
n→∞ n→∞
⎝ n + 1⎠ n =1 n( n + 1)

B. Điều kiện hội tụ của chuỗi số


Từ điều kiện Cauchy cho dãy số hội tụ suy ra.
Định lí 1: Để chuỗi số (5.1) hội tụ thì cần và đủ là
∀ε > 0 , ∃n0 : ∀n > n0 , ∀p , n, p ∈ N *

⇒ an + an +1 + ... + an + p < ε

Từ định nghĩa về sự hội tụ của chuỗi số suy ra:


Định lí 2: Điều kiện cần của chuỗi số hội tụ là số hạng tổng quát an dần đến 0 khi
n→∞:
lim an = 0 (5.3)
n→∞

Chứng minh: Cho chuỗi (5.1) hội tụ về S tức là


lim S n = S , ta có S n +1 = S n + an +1 hay an +1 = S n +1 − S n
n→∞

Vì lim ( S n +1 − S n ) = S − S = 0 ,
n→∞

Nên lim an +1 = 0
n→∞

Chú ý: Điều kiện (5.3) không phải là điều kiện đủ của chuỗi hội tụ, điều này nhận thấy
được qua các ví dụ 2 và ví dụ 3.
C. Tính chất của chuỗi số hội tụ
1. Tính chất hội tụ hay phân kì của chuỗi số vẫn giữ nguyên khi thay đổi hữu hạn số hạng
đầu tiên của chuỗi .
Thật vậy: Gọi tổng riêng thứ n của chuỗi ban đầu là S n còn tổng riêng thứ n của chuỗi khi
thay đổi k số hạng đầu tiên của chuỗi là S n ' Vậy rõ ràng S n = S n '+ a trong đó a là hiệu số 2 tổng
k số hạng đầu tiên cũ và mới. Suy ra S n và S n ' cùng hội tụ hay cùng phân kì.

175
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

2. Nếu chuỗi (5.1) hội tụ về S thì chuỗi ∑ λa
i =1
i hội tụ về λS . Thật vậy nếu gọi tổng riêng

thứ n của (5.1) là S n thì


n n

∑ λa
i =1
i = λ ∑ ai = λS n
i =1

∑ λa
i =1
i = λS

∞ ∞
3. Nếu các chuỗi ∑ ai và
i =1
∑b
i =1
i hội tụ tương ứng về A và B thì chuỗi

∑ (a
i =1
i + bi ) hội tụ về A+B.

n n n
Thật vậy ∑ (a
i =1
i + bi ) = ∑ ai + ∑ bi
i =1 i =1


Qua giới hạn sẽ có ∑ (a
i =1
i + bi ) = A + B

Chú ý: Các khái niệm trên được chuyển sang cho chuỗi số phức
∞ ∞

∑ z = ∑ (Re z
i =1
i
i =1
i + i Im zi ) (5.4)

Cụ thể : Để chuỗi số phức (5.4) hội tụ cần và đủ là 2 chuỗi số thực


∞ ∞

∑ Re zi và
i =1
∑ Im z
i =1
i cùng hội tụ và ta có :

∞ ∞ ∞

∑ zi = ∑ Re zi + i∑ Im zi
i =1 i =1 1

5.1.2. Chuỗi số dương



Sau đây xét chuỗi số ∑ai =1
i với ai ∈ R+* các kết quả sẽ được chuyển sang cho chuỗi số

∑a
i =1
i với ai ∈ R *−

A. Điều kiện hội tụ của chuỗi số dương


Định lí: Chuỗi số dương hội tụ khi và chỉ khi dãy tổng riêng của nó bị chặn trên.
S n ≤ M , ∀n ∈ N

Chứng minh:

176
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Ta biết rằng chuỗi số hội tụ khi và chỉ khi dãy ( S n ) hội tụ

Ta có S n +1 = S n + an +1 > S n vì an +1 > 0 . Suy ra ( S n ) đơn điệu tăng. Để ( S n ) hội tụ thì


cần và đủ là ∃M sao cho S n ≤ M , ∀n (Theo tính chất hội tụ của dãy đơn điệu).

B. Các tiêu chuẩn về sự hội tụ


1. Các định lí so sánh.
∞ ∞
Cho 2 chuỗi số dương ∑ ai (a) và
i =1
∑b
i =1
i (b)

Định lí 1: Giả sử an ≤ bn , ∀n ≥ n0 , n0 ∈ N *

Khi đó: Nếu chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi (a) hội tụ .
Nếu chuỗi (a) phân kì thì chuỗi (b) phân kì .
Chứng minh: Xét hai chuỗi mới được thành lập bằng cách thay đổi n0 số hạng đầu tiên
của mỗi chuôi (a) , (b) để xảy ra bất đẳng thức an ≤ bn , ∀n ∈ N . Theo tính chất 1 của chuỗi
số ta chỉ việc chứng minh định lí với điều kiện an ≤ bn , ∀n ∈ N *
n n
Các tổng riêng sẽ thoả mãn: An = ∑ ak ≤ ∑b k = Bn , ∀n
k =1 k =1

• Nếu chuỗi (b) hội tụ thì tồn tại số M sao cho Bn ≤ M ∀n ⇒ An ≤ M ∀n Vậy chuỗi
(a) hội tụ .
• Nếu chuỗi (a) phân kì thì rõ ràng chuỗi (b) phân kì , nếu không sẽ mâu thuẫn với điều vừa
chứng minh trên .
an
Định lí 2: Giả sử lim =k
n→∞ b
n

Khi đó: Nếu 0 < k < +∞ hai chuỗi (a) và (b) cùng hội tụ hoặc cùng phân kì
Nếu k = 0 và chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi (a) hội tụ.
Nếu k = ∞ và chuỗi (b) phân kì thì chuỗi (a) phân kì .
Chứng minh:
• Nếu 0 < k < +∞ , Lấy ε > 0 đủ bé sao cho k − ε > 0 . Theo định nghĩa giới hạn , tồn tại
n0 ∈ N * sao cho

an
∀n > n0 có − k < ε hay bn (k − ε ) < an < (ε + k )bn
bn
Theo tính chất 2 về chuỗi số hội tụ và định lí 1 suy ra hai chuỗi (a) và (b) cùng hội tụ
hoặc cùng phân kì.

177
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

• Nếu k=0, lấy ε > 0 , sẽ tồn tại u0 ∈ N * để ∀n > n0 sẽ có an < εbn . Từ đó ta thấy: Khi

chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi ∑ εb
k =1
k hội tụ , Theo định lí 1 chuỗi (a) sẽ hội tụ . Khi chuỗi (a) phân kì

thì chuỗi ∑ εb
k =1
k phân kì , Theo tính chất 1 suy ra chuỗi (b) phân kì .

Kết luận này đã chứng minh trường hợp k = ∞


2. Các tiêu chuẩn hội tụ .
a. Tiêu chuẩn Đalămbe (D’Alembert).

⎛a ⎞
Gọi ( Dn ) = ⎜⎜ n +1 ⎟⎟ là dãy D’Alembert (5.5)
⎝ an ⎠

Nếu tồn tại số q ∈ R+* sao cho Dn ≤ q < 1 thì chuỗi hội tụ

Nếu Dn ≥ 1 thì chuỗi phân kì

Chứng minh:

• Nếu Dn ≤ q < 1 thì an +1 ≤ an q ≤ an −1q 2 ≤ ... < a1q n Chuỗi cấp số nhân ∑a q
n =1
1
n
hội tụ

vì 0 < q < 1 . Vậy chuỗi đã cho hội tụ

• Nếu Dn ≥ 1 thì an +1 ≥ an ≥ an −1 ≥ ... ≥ a1 > 0 . Vậy ( an ) không hội tụ về 0. Chứng tỏ


chuỗi phân kì
Tiêu chuẩn D’Alembert ở dạng "bất đẳng thức" đã nêu ít khi được áp dụng do việc tìm số q
rất khó khăn. Thông thường dùng tiêu chuẩn D’Alembert ở dạng "giới hạn" cho bởi định lí sau.
Định lí: Giả sử lim Dn = D khi đó:
n→∞

Nếu D > 1 thì chuỗi phân kì


D < 1 thì chuỗi hội tụ
D = 1 thì chưa thể kết luận được.
Chứng minh:
• Nếu D > 1 , lấy ε > 0 sao cho D − ε > 1 Khi đó
∃n0 : ∀n > n0 ⇒ 1 < D − ε < Dn < D + ε Theo trên chứng tỏ chuỗi phân kì .

• D < 1 , hoàn toàn tìm được số ε > 0 sao cho q = D + ε < 1 Khi đó ∃n0 : ∀n > n0 có
Dn < q < 1 Theo trên chuỗi hội tụ.

• Nếu D = 1 . thì các ví dụ 2 và ví dụ 4 đã chứng minh kết luận của định lí.

178
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

b. Tiêu chuẩn Côsi (Cauchy).

Gọi (Cn ) = ( a ) là dãy Cauchy


n
n (5.6)

Nếu tồn tại số q ∈ R+* sao cho Cn ≤ q < 1 thì chuỗi số hội tụ

Nếu Cn ≥ 1 thì chuỗi số phân kì .

Chứng minh:

• Nếu Cn = n an ≤ q < 1 thì an ≤ q n . Chuỗi cấp số nhân ∑q
n =1
n
hội tụ vì 0 < q < 1 nên

chuỗi số dương đã cho hội tụ.


• Nếu Cn ≥ 1 thì an ≥ 1 chứng tỏ ( an ) không thể hội tụ về 0, do đó chuỗi phân kì.

Định lí: Giả sử lim Cn = C khi đó


n→∞

Nếu C > 1 thì chuỗi phân kì


C < 1 thì chuỗi hội tụ
C = 1 thì chưa thể kết luận được.
Chứng minh:
• Nếu C > 1 , lấy ε > 0 sao cho C − ε > 1 , khi đó ∃n0 để ∀n > n0 ⇒ C − ε < Cn . Theo
trên suy ra chuỗi phân kì
• Nếu C < 1 , lấy ε > 0 sao cho q = C + ε < 1 khi đó ∃n0 để ∀n > n0 có Cn < q < 1 Vậy
chuỗi hội tụ
• Nếu C = 1 , các ví dụ 2 và ví dụ 4 đã chứng minh điều kết luận cuối cùng của định lí.
c. Tiêu chuẩn tích phân Cauchy-McLaurin.
Giả sử f (x ) dương và liên tục trên [1,+∞ ) thoả mãn các điều kiện.

⎧ f ( x ) gi¶ m vÒ 0 khi x → ∞

⎩ f (n) = an , ∀n = 1,2,...

Khi đó chuỗi ∑a
n =1
n hội tụ hay phân kì cùng với sự hội tụ hay phân kì của tích phân

+∞

∫ f ( x)dx
1

Chứng minh:
Vì f (x ) đơn điệu giảm nên ∀x ∈ [k − 1, k ] , k ∈ N * có f ( k ) ≤ f ( x ) ≤ f ( k − 1)

179
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
k k k
suy ra ak = ∫
k −1
f (k )dx ≤ ∫
k −1
f ( x)dx ≤ ∫ f (k − 1)dx = a
k −1
k −1

Sau khi lấy tổng ứng với k từ 2 đến n sẽ có


n n
S n − a1 ≤ ∫ f ( x)dx ≤ S n − an trong đó S n = ∑ ai
1 i =1

+∞ n
• Nếu ∫ f ( x)dx hội tụ thì ∫ f ( x)dx bị chặn trên
1 1
∀n , nghĩa là ∃M để cho

∫ f ( x)dx ≤ M
1
, ∀n

Suy ra S n ≤ M + a1 , ∀n Chứng tỏ chuỗi hội tụ .


+∞ n
• Nếu ∫
1
f ( x) dx phân kì thì ∫ f ( x)dx không bị chặn trên mà
1

n
S n ≥ an + ∫ f ( x)dx
1

Vậy S n không bị chặn trên do đó chuỗi phân kì

Sau đây chúng ta xét một số ví dụ về sự hội tụ hay phân kì của chuỗi số nhờ vào các định lí
so sánh và các tiêu chuẩn đã đưa ra ở trên

1
Ví dụ 1: ∑ (ln n)
n=2
p
( p > 0)

Giải:
n 1 1
Vì p
→ ∞ khi n → ∞ nên ∃n0 ∈ N để ∀n > n0 có p
> , mà
(ln n) (ln n) n

chuỗi điều hoà phân kì , vậy theo định lí so sánh 1 suy ra chuỗi đã cho phân kì

1
Ví dụ 2: ∑ (ln n)
n =2
ln n

Giải:
1 1 1
ln n
= ln n. ln(ln n ) = ln(ln n )
(ln n) e n

Vì ln(ln n) → ∞ khi n → ∞ nên với n đủ lớn sẽ có ln(ln n) > 2

180
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1 1 1
Suy ra
(ln n) ln n
< 2 mà chuỗi
n
∑n
n =2
2
hội tụ (Xem ví dụ 8 dưới đây). Vậy chuỗi đã

cho hội tụ

1
Ví dụ 3: ∑n
n =1
n
n
Giải:
1 1
Do n
n → 1 khi n → ∞ , vậy ~ khi n → ∞ , chứng tỏ chuỗi đã cho phân kì
n nn
n

1
Ví dụ 4: ∑ (ln n)
n =3
ln(ln n )

Giải:
1 1
= (ln(ln n ) )2 Vì ln n > (ln(ln n) )
2
ln(ln n )
(ln n) e
1 1 1
nên ln(ln n )
> ln n = Vậy chuỗi đã cho phân kì.
(ln n) e n

xn
Ví dụ 5: 1+ ∑ , ( x > 0)
n =1 n!

Giải:
x
Có Dn = , lim Dn = 0 . Vậy chuỗi hội tụ với ∀x > 0 .
n +1 n →∞

∞ n
⎛ x⎞
Ví dụ 6: ∑
n =1
n!⎜ ⎟ , ( x > 0)
⎝n⎠
Giải:
x x
Có Dn = n
, lim Dn =
⎛ 1⎞ n→∞ e
⎜1 + ⎟
⎝ n⎠
n
x ⎛ 1⎞
Với x = e có Dn = n
> 1 bởi vì ⎜1 + ⎟ < e
⎛ 1⎞ ⎝ n⎠
⎜1 + ⎟
⎝ n⎠
Vậy chuỗi hội tụ với x < e , chuỗi phân kì với x ≥ e

181
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
n

⎛ x⎞
Ví dụ 7: ∑ ⎜⎜ ⎟⎟
n =1 ⎝ an ⎠
, (an > 0 vµ lim an = a , x > 0)
n→∞

Giải:
x
Có Cn =
an

Nếu a = 0 thì lim Cn = ∞


n→∞

Nếu a = ∞ thì lim Cn = 0


n →∞

x
Nếu 0 < a < +∞ thì lim Cn =
n→∞ a
Vậy nếu a = 0 thì chuỗi phân kì
a = ∞ chuỗi hội tụ
0 < a < +∞ , chuỗi hội tụ khi x < a
chuỗi phân kì khi x > a
chưa kết luận khi x = a
Thật vậy xét các chuỗi số sau với a=1

1
∑ phân kì
n =1 ( n)n
n


1

(n) n
hội tụ
n =1 n 2

Xem ví dụ 8 dưới đây



1
Ví dụ 8: Xét sự hội tụ của chuỗi sau theo tham số α (chuỗi Riemann) ∑ nα
n =1

Giải:
1
Đặt f ( x) = . Hàm số này thoả mãn các điều kiện của tiêu chuẩn tích

phân Cauchy-McLaurin .
+∞
dx
∫ xα
1
hội tụ khi α > 1 , phân kì khi α ≤ 1 (Xem ví dụ 1, mục 4.5)

Vậy chuỗi Riemann hội tụ với α > 1 , phân kì với α ≤ 1

182
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1
Ví dụ 9: ∑ n ln
n=2
1+ α
n
, (α > 0)

Giải:
1 1
Đặt f ( x) = 1+ α
, nguyên hàm của f (x ) trên [2,+∞) là F ( x) = −
x ln x α lnα x
+∞
lim F ( x) = 0 Vậy
x → +∞ ∫ f ( x)dx hội tụ , do đó chuỗi đã cho hội tụ .
2


1
Ví dụ 10: ∑ n ln n.ln(ln n)
n =3

Giải:
1
f ( x) = có nguyên hàm là F ( x) = ln(ln(ln x) )
x ln x. ln(ln x)
+∞
lim F ( x ) = +∞ , tích phân
x → +∞ ∫ f ( x)dx phân kì , chứng tỏ chuỗi đã cho phân kì
3

5.1.3. Chuỗi đan dấu


A. Định nghĩa chuỗi đan dấu

Chuỗi số có dạng ∑ (−1)
k =1
k +1
ak trong đó ak > 0 , ∀k (5.7)


hoặc ∑ (−1)
k =1
k
ak trong đó ak > 0 , ∀k (5.8)

gọi là chuỗi đan dấu.



1 ∞
(−1) n
Chẳng hạn ∑ (−1)n .
n =0 n +1
, ∑
n =1 n
2
là các chuỗi đan dấu

Sự hội tụ hay phân kì của các dạng (5.7) , (5.8) có tính chất như nhau. Dưới đây chúng ta
xét dạng (5.7).
B. Điều kiện hội tụ của chuỗi đan dấu
Định lí Leibnitz.
Cho chuỗi (5.7) nếu dãy ( an ) thoả mãn các điều kiện :

- Dãy ( an ) đơn điệu giảm: an > an +1 , ∀n ∈ N

- lim an = 0
n→∞

183
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Thì chuỗi (5.7) hội tụ về tổng S và S < a1


2m
Chứng minh: Dãy tổng riêng chẵn S 2 m = ∑ (−1) n +1 an có thể biểu diễn như sau:
n =1

S 2 m = (a1 − a2 ) + (a3 − a4 ) + ... + (a2 m −1 − a2 m )

Do an > an +1 , ∀n ∈ N , nên dãy ( S 2m ) là dương và tăng ngặt. Mặt khác.

S 2 m = a1 − (a2 − a3 ) − ... − (a2 m − 2 − a2 m −1 ) − a2 m

Suy ra S 2 m < a1 , như vậy lim S 2 m = S (Theo định lí 1 mục 1.3.3.)


m→∞

Dãy tổng riêng lẻ có dạng : S 2 m +1 = S 2 m + a2 m +1

Vì lim a2 m +1 = 0 nên lim S 2 m +1 = lim S 2 m = S


m→∞ m→∞ m→∞

Vậy lim S n = S (Xem hệ quả mục 1.3.4). Chứng tỏ chuỗi hội tụ về S.


n →∞

Mặt khác S 2 m +1 = S 2 m −1 − (a2 m − a2 m +1 ) suy ra dãy ( S 2 m +1 ) dương và giảm ngặt . Vì thế


nhận được bất đẳng thức
S 2 m < S < S 2 m +1 < S 2 m −1 < ... < a1
Ví dụ 1: Xét sự hội tụ của chuỗi số sau :

1
∑ (−1)
n =1
n +1


, (α > 0)

Giải:
Chuỗi là đan dấu thoả mãn các điều kiện của định lí Leibnitz:
⎛ 1 ⎞ 1
⎜ α ⎟ đơn điệu giảm và lim α = 0 vậy chuỗi hội tụ.
⎝n ⎠ n → ∞ n

1 + (−1) n . n
Ví dụ 2: Xét sự hội tụ của chuỗi số ∑
n=2 n
Giải:

1
Chuỗi là đan dấu tuy nhiên phân kì vì là tổng của chuỗi điều hoà ∑n
n=2


(−1) n 1
và chuỗi đan dấu ∑
n=2
1
đã xét ở ví dụ 1 với α =
2
.
n 2

184
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

5.1.4. Chuỗi có số hạng mang dấu bất kì


A. Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Cho chuỗi số bất kì ∑a
i =1
i , ai ∈ R (a)


Lập chuỗi số dương ∑a
i =1
i (b)

1. Nếu chuỗi (a) hội tụ và chuỗi (b) phân kì thì nói rằng chuỗi (a) bán hội tụ
2. Nếu chuỗi (a) và (b) cùng hội tụ thì nói rằng chuỗi (a) hội tụ tuyệt đối .
Định lí: Nếu chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi (a) cũng hội tụ .
Chứng minh: Giả sử chuỗi (b) hội tụ về S’
Gọi S n là tổng riêng thứ n của chuỗi (a) và S n ' là tổng riêng thứ n của chuỗi (b), tức là:

S n = a1 + a2 + ... + an = Pn − Qn

Sn ' = a1 + a2 + ... + an = Pn + Qn

Trong đó Pn là tổng các số dương trong n số hạng đầu tiên , còn − Qn là

tổng các số âm trong n số hạng đầu tiên. Vì chuỗi (b) hội tụ về S’ nên dãy ( S n ' ) tăng ngặt
và hội tụ về S’:
lim S n ' = S ' vµ S n ' < S '
n →∞

Rõ ràng các dãy ( Pn ) vµ (Qn ) tăng ngặt và thoả mãn:


Pn ≤ S n ' < S '

Qn ≤ S n ' < S ' , ∀n

Suy ra các dãy ( Pn ) vµ (Qn ) hội tụ :


lim Pn = P , lim Qn = Q
n →∞ n →∞

Vậy lim S n = lim ( Pn − Qn ) = P − Q = S ,


n →∞ n→∞

Nghĩa là chuỗi (a) hội tụ về S.


Chú ý: Trong nhiều bài toán xét sự hội tụ của chuỗi số (a), nhờ vào định lí trên người ta đi
xét sự hội tụ của chuỗi (b). Đó là chuỗi số dương nên có thể sử dụng các tiêu chuẩn trong mục B
của 5.1.2. Trong trường hợp sử dụng tiêu chuẩn D’Alembert hoặc Cauchy mà chuỗi (b) phân kì
thì kết luận chuỗi (a) cũng phân kì vì thấy ngay được trong trường hợp này số hạng tổng quát
không dần tới không khi n → ∞
B*. Một số tính chất của chuỗi bán hội tụ và hội tụ tuyệt đối

185
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1. Nếu chuỗi đã cho là bán hội tụ thì có thể lấy số S * tuỳ ý (hữu hạn hoặc vô hạn) để sao cho
khi thay đổi vị trí các số hạng được chuỗi mới hội tụ về S * . Nói cách khác, trong trường hợp này
tính chất giao hoán, tính chất kết hợp không còn đúng đối với tổng vô hạn.
Chẳng hạn: Xét chuỗi bán hội tụ
1 1 1 1
1− + − ... + − + ... = ln 2
2 3 2k − 1 2k
n
⎛ 1 1 ⎞
có tổng riêng thứ 2n là: S 2 n = ∑ ⎜ − ⎟
k =1 ⎝ 2 k − 1 2k ⎠
(Chuỗi hội tụ về S = ln 2 , xem công thức 5.35)
Xét chuỗi mới do thay đổi vị trí các số hạng
1 1 1 1 1 1 1 1
1− − + − − + ... + − − + ...
2 4 3 6 8 2k − 1 4k − 2 4k
Xét các tổng riêng của chuỗi này.
n
⎛ 1 1 1 ⎞ 1 n ⎛ 1 1 ⎞ 1
S3*n = ∑ ⎜ − − ⎟ = ∑⎜ − ⎟ = S2n
k =1 ⎝ 2 k − 1 4k − 2 4k ⎠ 2 k =1 ⎝ 2k − 1 2k ⎠ 2
1
S3*n −1 = S3*n +
4n
1
S3*n − 2 = S3*n −1 +
4n − 2
1 1
Suy ra lim S3*n = lim S3*n −1 = lim S3*n − 2 = lim S 2 n = ln 2
n→∞ n→∞ n→∞ 2 n→∞ 2
1
Chứng tỏ chuỗi mới hội tụ về S * = ln 2.
2
2. Nếu chuỗi đã cho hội tụ về S và là hội tụ tuyệt đối thì chuỗi mới nhận được bằng cách
thay đổi vị trí các số hạng hoặc bằng cách nhóm một số hữu hạn các số hạng lại cũng hội tụ về S
và cũng là hội tụ tuyệt đối. Nói cách khác trong trường hợp này tính chất giao hoán và kết hợp
được giữ nguyên đối với chuỗi vô hạn
∞ ∞
3. Cho hai chuỗi số ∑a
i =1
i vµ ∑b
i =1
i

Lập bảng số a1b1 a2b1 a3b1 ... ak b1 ...

a1b2 a2b2 a3b2 ... ak b2 ...


.........................................
a1b j a 2b j a3b j ... ak b j ...

186
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Lập dãy số (un ) với u1 = a1b1 , u2 = a1b2 + a2b1 , ...

(vn ) với v1 = a1b1 , v2 = a1b2 + a2b2 + a2b1 , ...


∞ ∞
Các chuỗi ∑ un vµ
n =1
∑v
n =1
n gọi là chuỗi tích của hai chuỗi đã cho.

Nếu hai chuỗi đã cho hội tụ tương ứng về S1 , S2 và là hội tụ tuyệt đối thì các chuỗi
tích của chúng hội tụ về S1 . S 2 và là hội tụ tuyệt đối.
5.2. CHUỖI HÀM
5.2.1. Các khái niệm chung về chuỗi hàm
A. Định nghĩa chuỗi hàm
Cho dãy hàm thực ( f n ( x) ) , x ∈ ( a, b) ,

gọi f1 ( x) + f 2 ( x) + ... + f n ( x) + ... = ∑ f k ( x) (5.9)
k =1

là một chuỗi hàm xác định trên (a,b).


B. Miền hội tụ của chuỗi hàm

1. Điểm x0 ∈ (a, b) là điểm hội tụ của chuỗi hàm nếu chuỗi số ∑f
n =1
n ( x0 ) hội tụ.

2. Tập X các điểm hội tụ của chuỗi hàm gọi là miền hội tụ của chuỗi hàm.
n
3. Hàm số S n ( x) = ∑ f k ( x) víi x ∈ (a, b) gọi là tổng riêng thứ n chuỗi hàm. Chuỗi hàm
k =1

gọi là hội tụ về S ( x) víi x ∈ X nếu lim S n ( x) = S ( x), ∀x ∈ X . Trong trường hợp này kí hiệu
n →∞

∑f
n =1
n ( x) = S ( x) , x ∈ X

∞ ∞
4. Nếu chuỗi hàm ∑
n =1
f n ( x ) hội tụ trên tập X thì nói rằng chuỗi hàm ∑f
n =1
n ( x) hội tụ tuyệt

đối trên tập X .


Sau đây ta sẽ tìm miền hội tụ của một số chuỗi hàm.

1
Ví dụ 1: ∑n
n =1
x

Giải:
Tập xác định : R
Đó là chuỗi Riemann với tham số là x . Vậy miền hội tụ X = (1,+∞ )

187
Chương 5: Lý thuyết chuỗi


xn
Ví dụ 2: ∑
n =1 n!

Giải:
Tập xác định : R
n

x x
Lấy x ∈ X và xét chuỗi số
n!

n =1
. Dùng tiêu chuẩn Cauchy ta có lim n
n →∞ n!
= 0 , Vậy

chuỗi hàm hội tụ tuyệt đối trên R . Đương nhiên miền hội tụ X = R .

cos nx
Ví dụ 3: ∑n
n =1
2
+ x2
Giải:
Tập xác định: R
cos nx 1
Lấy x ∈ R ta có ≤ 2
n +x
2 2
n
Vậy chuỗi hàm hội tụ tuyệt đối trên R .

⎛ nx (n − 1) x ⎞
Ví dụ 4: ∑ ⎜⎜ 1 + n x 2 2
− ⎟
1 + (n − 1) 2 x 2 ⎟⎠
n =1 ⎝
Giải:
Tập xác định : R
nx
Tổng riêng thứ n : S n ( x) =
1 + n2 x2
nx
Suy ra lim S n ( x) = lim = 0 , ∀x . Vậy miền hội tụ là R .
n→∞ n →∞ 1 + n2 x2
5.2.2*. Sự hội tụ đều của chuỗi hàm
A. Định nghĩa
1. Dãy hàm ( f n (x ) ) được gọi là hội tụ đều về hàm f (x ) trên tập X nếu như

∀ε > 0 , ∃n0 (ε ) , ∀n > n0 ⇒ f n ( x) − f ( x) < ε , ∀x ∈ X

2. Chuỗi hàm (5.9) được gọi là hội tụ đều về hàm S (x ) trên X nếu dãy tổng riêng của nó
hội tụ đều về S (x ) trên X .

Nghĩa là: ∀ε > 0 , ∃n0 (ε ) , ∀n > n0 ⇒ Sn ( x) − S ( x) < ε , ∀x ∈ X (5.10)

Vậy nếu chuỗi hội tụ đều về S (x ) thì phần dư Rn ( x) = S ( x) − S n ( x) sẽ hội tụ đều về 0,


tức là:

188
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

∀ε > 0 , ∃n0 (ε ) , ∀n > n0 ⇒ Rn ( x) < ε , ∀x ∈ X (5.11)

Trong trường hợp chuỗi hội tụ đều về hàm S (x ) trên (a,b) thường kí hiệu

∑f
n =1
n ( x ) ⇒ S ( x ) , x ∈ ( a, b)


⎡ x x ⎤
Ví dụ 1: Chứng minh chuỗi hàm ∑ ⎢1 + n x 2 2
− 2 2⎥
1 + (n − 1) x ⎦
n =1 ⎣
hội tụ đều trên [0,1]

Giải:
x
S n ( x) = , lim S n ( x) = 0 , x ∈ [0,1]
1 + n2 x2 n →∞

x 2nx 1 1
Rn ( x) = = . ≤ <ε
1+ n x
2 2
1 + n x 2n 2n
2 2

⎡1⎤
Suy ra ∃n0 = ⎢ ⎥ để ∀n > n0 sẽ có Rn ( x) < ε , ∀x ∈ [0,1]
⎣ 2ε ⎦

⎡ nx (n − 1) x ⎤
Ví dụ 2: Chứng tỏ rằng chuỗi hàm ∑ ⎢1 + n x 2 2
− ⎥
1 + (n − 1) 2 x 2 ⎦
n =1 ⎣
không hội tụ đều trên [0,1]

Giải:
nx
Từ ví dụ 4 ta có phần dư thứ n của chuỗi là Rn ( x) = , x ∈ [0,1]
1 + n2 x2
1 1 1
Như vậy ∃ε = , ∀n , ∃xn = ∈ [0,1] ⇒ Rn ( xn ) = = ε
2 n 2
Chứng tỏ chuỗi không hội tụ đều trên [0,1] .
Ví dụ 3: Chứng minh rằng các chuỗi hàm sau đây hội tụ đều trên tập R .

(−1) n −1 ∞
(−1) n −1 x 2
a. ∑
n =1 x + n
2
b. ∑
n =1 (1 + x )
2 n

Giải:
Với x cố định trên R ta nhận được các chuỗi số đan dấu. Theo định lí Leibnitz các
chuỗi này hội tụ .

189
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

a. ∀x ∈ R , Theo định lí Leibnitz thì phần dư của chuỗi. Rn (x) thoả mãn
1 1 1
Rn ( x) ≤ < < < ε . Vậy Rn ( x) ⇒ 0 chứng tỏ chuỗi hàm hội tụ đều trên R .
x + n +1 n +1 n
2

x2 1
b. ∀x ∈ R cã Rn ( x) < < <ε
1 + nx + ... n
2

Vậy Rn ( x) ⇒ 0 chứng tỏ chuỗi hàm hội tụ đều trên R .


B. Các tiêu chuẩn về sự hội tụ đều của chuỗi hàm
1. Tiêu chuẩn Cauchy.
Định lí: Giả sử (Sn (x)) là dãy tổng riêng của chuỗi hàm. Để chuỗi hàm hội tụ đều trên tập
X điều kiện cần và đủ là:
∀ε > 0 , ∃n0 (ε ) ∈ N , ∀n > n0 , ∀p ∈ N
(5.12)
⇒ S n + p ( x) − S n ( x) < ε , ∀x ∈ X
Chứng minh:
Điều kiện cần: Ta có chuỗi hội tụ đều trên X về S (x ) , tức là
ε
∀ε > 0 , ∃n0 (ε ) ∈ N , ∀n > n0 ⇒ S n ( x) − S ( x) < , ∀x ∈ X
2
Lấy n > n0 vµ ∀p ∈ N sẽ có
S n + p ( x) − S n ( x) = S n + p ( x) − S ( x) + S ( x) − S n ( x)
ε ε
≤ S n + p ( x) − S ( x) + S n ( x) − S ( x) < + =ε
2 2
Điều kiện đủ: Trước khi chứng minh điều kiện đủ chúng ta hãy công nhận nguyên lý hội tụ
sau đây của dãy số:
Để dãy số ( an ) hội tụ thì điều kiện cần và đủ là

∀ε > 0 , ∃n0 , ∀n > n0 , ∀p ⇒ an + p − an < ε

Trong trường hợp này gọi ( an ) là dãy Cauchy.

Từ điều kiện (5.12) rõ ràng với x ∈ X nhận được (S n (x) ) là dãy Cauchy. Vậy tồn tại hàm
S (x ) xác định trên X để lim S n ( x) = S ( x) .
n→∞

Từ (5.12) suy ra lim S n + p ( x ) − S n ( x ) < ε , ∀x ∈ X


p→∞

hay là S ( x) − Sn ( x) < ε , ∀x ∈ X

Vậy S n ( x ) ⇒ S ( x ) trª n X

190
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

2. Tiêu chuẩn Weierstrass.


Định lí: Giả sử các số hạng của chuỗi hàm thoả mãn bất đẳng thức
f n ( x) ≤ an , ∀x ∈ X (5.13)
∞ ∞
và chuỗi số ∑ an hội tụ . Khi đó chuỗi hàm
n =1
∑f
n =1
n ( x ) hội tụ tuyệt đối và đều trên tập X

Chứng minh: Trước hết chứng minh sự hội tụ tuyệt đối trên X .
Lấy x0 tuỳ ý trên X có f n ( x0 ) ≤ an . Theo định lí so sánh mục B, 5.1.2 thì chuỗi số
∞ ∞


n =1
f n ( x0 ) hội tụ tức là ∑f
n =1
n ( x0 ) hội tụ tuyệt đối. Vì x0 tuỳ ý trên X chứng tỏ chuỗi hội tụ

tuyệt đối trên X .


Xét sự hội tụ đều trên X .
∞ n
Vì ∑ an hội tụ , nghĩa là dãy tổng riêng S n = ∑ ak hội tụ. Theo nguyên lí hội tụ sẽ có :
n =1 k =1

n+ p
∀ε > 0 , ∃n0 , ∀n > n0 , ∀p ∈ N ⇒ ∑a
k = n +1
k <ε

n+ p n+ p
Ta có: S n + p ( x) − S n ( x) ≤ ∑
k = n +1
f k ( x) ≤ ∑a
k = n +1
k < ε , ∀x ∈ X

Theo tiêu chuẩn Cauchy chuỗi hàm hội tụ đều trên X .


Ví dụ 4: Xét sự hội tụ của các chuỗi hàm sau đây:
∞ ∞
cos nx sin nx

n =1 n + x
2 2
; ∑n
n =1
2
+ x2
Giải:
cos nx 1 sin nx 1
≤ 2 , 2 ≤ 2 , ∀x ∈ R
n +x
2 2
n n +x 2
n

1
Chuỗi Riemann ∑n
n =1
2
hội tụ vậy các chuỗi hàm đã cho hội tụ đều trên R

∞ ∞
Từ ví dụ trên suy ra nếu các chuỗi số ∑ ai ,
i =1
∑b
i =1
i hội tụ tuyệt đối thì các chuỗi hàm
∞ ∞

∑a
n =1
n cos nx , ∑ b sin nx hội tụ đều trên R .
n =1
n

C. Các tính chất của chuỗi hàm hội tụ đều


Định lí 1: Cho chuỗi hàm (5.9), các hàm số f i ( x) , (i = 1,2,...) liên tục trên tập X và hội
tụ đều về S (x ) trên X thì S (x ) liên tục trên X

191
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Chứng minh: Lấy x ∈ X và sẽ chứng minh sự liên tục của S (x ) tại điểm x đó.
Lấy h ∈ R sao cho x + h ∈ X và gọi S n (x) là tổng riêng thứ n của chuỗi.

Xét S ( x + h) − S ( x) = S ( x + h) − Sn ( x + h) + Sn ( x + h) − S n ( x) + S n ( x) − S ( x)

≤ S ( x + h) − S n ( x + h) + S n ( x + h ) − S n ( x ) + S n ( x ) − S ( x )

Do tính hội tụ đều của dãy (S n (x) ) trên X nên


ε ε
∀ε > 0 , ∃n0 (ε ) , ∀n > n0 ⇒ S ( x + h) − S n ( x + h) < , S n ( x) − S ( x) <
3 3
Ngoài ra S n ( x) , (n > n0 ) là tổng n hàm số liên tục tại x trên X . Vậy với ε đã chọn
thì tồn tại δ > 0 để h < δ sẽ có.
ε
S n ( x + h) − S n ( x ) <
3
Như vậy ∀ε > 0 , ∃δ để h < δ thì có S ( x + h) − S ( x) < ε
Chứng tỏ S (x ) liên tục tại x ∈ X .
Tính chất này thường dùng để chứng minh sự hội tụ không đều của chuỗi hàm trên tập X
nào đó.

Ví dụ 5: Xét sự hội tụ đều của chuỗi hàm ∑ x(1 − x) n
trên [0,2)
n=0

Giải:
S n ( x) = 1 − (1 − x ) n +1 , x ∈ [0,2 )
⎧0 víi x = 0
lim S n ( x) = S ( x) = ⎨
n→∞
⎩1 víi x ∈ [0,2) \ {0}
Các hàm x(1 − x) n liên tục trên [0,2) tuy nhiên S (x ) gián đoạn tại x = 0 . Vậy chuỗi hàm
hội tụ không đều trên [0,2) .
Định lí 2: Cho chuỗi hàm (5.9) hội tụ đều về S (x ) trên [a, b] và các hàm
f i ( x) , (i = 1,2,...) liên tục trên [a, b] thì
b ∞ b

∫ S ( x)dx = ∑ ∫ f ( x)dx
a i =1 a
i (5.14)

Hệ thức (5.14) chứng tỏ với điều kiện nào đó có thể lấy tích phân từng từ của chuỗi hàm.
n b b
Chứng minh: Ta sẽ chứng minh lim ∑ ∫ f i ( x)dx = ∫ S ( x)dx
n →∞
i =1 a a
b n b
Tức là ∀ε > 0 , ∃n0 : ∀n > n0 ⇒ ∫ S ( x)dx − ∑ ∫ fi ( x)dx < ε
a i =1 a

Các tích phân tồn tại do tính liên tục của các hàm dưới dấu tích phân.

192
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Thật vậy do chuỗi hàm hội tụ đều về S (x ) nên


ε
∀ε > 0 , ∃n0 : ∀n > n0 ⇒ S ( x ) − S n ( x ) <
b−a
b n b b b
mà ∫ S ( x)dx − ∑ ∫ f ( x)dx = ∫ S ( x)dx − ∫ S ( x)dx
a i =1 a
i
a a
n

b b b
ε
= ∫ [S ( x) − S ( x)]dx ≤ ∫ S ( x) − S ( x) dx < ∫ b − a dx = ε
a
n
a
n
a

Chú ý: Sự hội tụ đều chỉ là điều kiện đủ để lấy tích phân từng từ của chuỗi, sau đây chúng
ta sẽ nêu ra một số ví dụ minh hoạ điều đó .
Ví dụ 6: Chứng minh các hệ thức sau:
1 ∞
⎡ nx (n − 1) x ⎤ ∞ 1
⎡ nx (n − 1) x ⎤
∫0 ∑ ⎢
n =1 ⎣1 + n x
2 2
− 2 2⎥
1 + (n − 1) x ⎦
dx = ∑ ∫ ⎢
i =1 0 ⎣1 + n x
2 2
− ⎥ dx
1 + (n − 1)2 x 2 ⎦
Giải:

⎡ nx (n − 1) x ⎤
Theo ví dụ 6, ∑ ⎢1 + n x − ⎥ không hội tụ đều trên [0,1]
n =1 ⎣
2 2
1 + (n − 1) 2 x 2 ⎦
Tuy nhiên chuỗi hội tụ về hàm S ( x ) = 0 và tổng riêng thứ n của chuỗi là:
1 1
nx
S n ( x) = ta có ∫ S ( x)dx = ∫ 0dx = 0
1 + n2 x2 0 0
1 1
nx 1 ln(1 + n 2 )
lim ∫ S n ( x)dx = lim ∫ dx = lim ln(1 + n 2 2 1
x ) 0 = lim =0
n →∞ n→∞ 1 + n2 x 2 n → ∞ 2n n→∞ 2 n
0 0

Vậy hệ thức đúng.


Định lí 3: Nếu chuỗi hàm (5.7) hội tụ về hàm S (x ) trên tập X và các hàm f i (x) thoả
mãn:
+ f i ' ( x) liên tục trên X , ∀i = 1,2,...

+ ∑ f ' ( x) hội tụ đều về R(x) trên
i =1
i X

Khi đó S ' ( x) = R ( x) = ∑ f i ' ( x) , x ∈ X (5.15)
i =1

Hệ thức (5.15) chứng tỏ với các điều kiện nào đó có thể lấy vi phân từng từ
của chuỗi hàm.
Chứng minh: Lấy x0 ∈ X vµ x ∈ X khi đó f i ' ( x) liên tục trên
[x0 , x] , i = 1,2,... . Theo định lí 2 ta có:
x ∞ x

∫ R( x)dx = ∑ ∫ f ' ( x)dx


x0 i =1 x 0
i

193
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

= f1 ( x) − f1 ( x0 ) + f 2 ( x) − f 2 ( x0 ) + ... + f n ( x) − f n ( x0 ) + ...

= S ( x) − S ( x0 )

Theo định lí 1, hàm R (x ) liên tục trên X do đó S (x ) khả vi trên X . Suy ra


x
d
dx x∫0
R( x)dx = R( x) = S ' ( x)


Hay S ' ( x) = ∑ fi ' ( x)
i =1

5.3. CHUỖI LŨY THỪA


5.3.1. Các khái niệm chung về chuỗi luỹ thừa
A. Định nghĩa chuỗi luỹ thừa

Một chuỗi hàm có dạng ∑a x
i =0
i
i
, ai ∈ R , ∀i (5.16)


hoặc ∑ a ( x − a)
i =0
i
i
, a là hằng số (5.17)

Gọi là một chuỗi luỹ thừa. Trong chuỗi luỹ thừa trên ai là các hằng số (i = 1,2,...) gọi là
các hệ số của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi (5.17) suy từ (5.16) bằng phép thay x bởi x − a . Do đó để
thuận tiện, dưới đây chúng ta chỉ cần xem xét chuỗi (5.16).
B. Tính chất hội tụ của chuỗi luỹ thừa
Định lí Aben (Abel)
Nếu chỗi luỹ thừa (5.16) hội tụ tại x = x0 ≠ 0 thì hội tụ tuyệt đối tại mọi điểm x thoả mãn
x < x0
Nếu chuỗi luỹ thừa (5.16) phân kì tại x = x1 thì phân kì tại mọi điểm x thoả mãn x > x1

Chứng minh: Chuỗi số ∑a x
i =0
i
i 0 hội tụ . Từ điều kiện cần của chuỗi hội tụ suy ra

lim an x0n = 0 . Từ điều kiện của dãy hội tụ suy ra tồn tại số M để an x0n ≤ M , ∀n . Xét
n →∞
n

⎛ x⎞

∑ an x = ∑ a x ⎜⎜ ⎟⎟
n n
n 0
n=0 n=0 ⎝ x0 ⎠
n n
⎛ x⎞ x
Ta có a x ⎜⎜ ⎟⎟ ≤ M
n
n 0
⎝ x0 ⎠ x0
n

x
Với x thoả mãn x < x0 thì chuỗi cấp số nhân ∑ M hội tụ. Vậy chuỗi
n =0 x0

194
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
∞ ∞

∑a x
n =0
n
n
hội tụ chứng tỏ chuỗi ∑a x
n=0
n
n
hội tụ tuyệt đối khi x < x0

Phần hai của định lí là hệ quả trực tiếp từ phần một.


C. Bán kính hội tụ của chuỗi luỹ thừa
Trước hết ta thừa nhận một định lí sau:
Định lí 1: Đối với chuỗi luỹ thừa (5.16) luôn tồn tại số R ≥ 0 để chuỗi hội tụ tuyệt đối
trong khoảng ( − R, R ) , phân kì trong các khoảng ( −∞,− R ), ( R,+∞ ) . Số R thoả mãn điều kiện
trên gọi là bán kính hội tụ của chuỗi (5.16).
Định lí 2: (Qui tắc tìm bán kính hội tụ).
an + 1
Nếu lim = ρ hoÆc lim n an = ρ ,
n →∞ a n →∞
n

(5.18)
⎧1
⎪ ρ nÕu 0 < ρ < +∞
⎪⎪
thì R = ⎨0 nÕu ρ = ∞ (5.19)
⎪∞ nÕu ρ = 0

⎪⎩

R = 0 nghĩa là chuỗi luỹ thừa chỉ hội tụ tại x = 0


R = ∞ nghĩa là chỗi luỹ thừa hội tụ tại mọi x
Chứng minh:

• Trường hợp 0 < ρ < +∞ . Giả sử x xác định xét chuỗi số dương ∑a x
n =0
n
n
. Áp dụng tiêu

chuẩn D’Alembert sẽ có
an +1 x n +1
lim =ρx =D
n →∞ an x n
1
Khi D < 1 hay x < chuỗi số hội tụ
ρ
1
D > 1 hay x > chuỗi số phân kì
ρ
1
Theo định nghĩa suy ra R =
ρ

195
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

• Trường hợp ρ = ∞ . Hiển nhiên chuỗi luỹ thừa hội tụ tuyệt đỗi tại x = 0 Với x ≠ 0 có
an +1 x n +1
lim = ∞ > 1 . Vậy chuỗi luỹ thừa phân kì với ∀x ≠ 0 (Xem chú ý mục A, 5.1.4). Suy ra
n →∞ an x n
R = 0.

an +1 x n +1
• Trường hợp ρ = 0 , lấy x tuỳ ý có lim = 0 < 1 . Chứng tỏ chuỗi luỹ thừa hội tụ
n →∞ an x n
với mọi x , hay nói cách khác R = ∞ .
Chú ý: Từ định lí 2 suy ra: Để tìm miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa trước hết ta tìm bán kính

hội tụ R của nó, sau đó xét tiếp sự hội tụ của các chuỗi số ∑ a (± R)
i =0
i
i
.

Ví dụ 1: Tìm miền hội tụ của các chuỗi luỹ thừa sau:



xn ∞
xn ∞
a. ∑
n =1 n
b. ∑
n = 0 n!
c. ∑n x
n =1
n n

Giải:
1
a. Bán kính hội tụ: lim n =1= ρ ⇒ R =1
n→∞ n

(−1) n ∞
1
Chuỗi số ∑ hội tụ, ∑n phân kì. Vậy miền hội tụ là X = [− 1,1)
n =1 n n =1

1
b. lim n = 0 ⇒ R = ∞.
n →∞ n!

c. lim n n = ∞ ⇒ R = 0 .
n
n →∞

Ví dụ 2: Tìm miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa


4 10 8 15 16 20
2 x5 + x + x + x + ...
3 5 7
Giải:

2n 5 n
Chuỗi đã cho kí hiệu là ∑
n =1 2n − 1
x


2n
Đặt x 5 = X , nhận được chuỗi luỹ thừa theo biến X . ∑
n =1 2n − 1
Xn

2n 1
Bán kính hội tụ của chuỗi mới: lim n = 2 ⇒ R = . Chuỗi số
n→∞ 2n − 1 2
n

2n ⎛ 1 ⎞ ∞
(−1) n
∑ ⎜
n =1 2 n − 1 ⎝
− ⎟
2⎠
= ∑
n =1 2 n − 1
hội tụ (Theo dấu hiệu Leibnitz)

196
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
n

2n ⎛ 1 ⎞ ∞
1 ∞
1
Chuỗi số ∑ ⎜ ⎟
n =1 2 n − 1⎝ 2 ⎠
= ∑
n =1 2 n − 1
phân kì (So sánh với chuỗi ∑ 2n )
n =1

1 1
Trở về biến x : − ≤ x5 <
2 2
1 1
−5 ≤x<5
2 2
⎡ 1 1 ⎞
Miền hội tụ: X = ⎢− 5 , 5 ⎟
⎣ 2 2⎠
( x − 1) n

Ví dụ 3: Tìm miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa ∑
n =1 n
Giải:

Xn
Đặt x −1 = X , Xét chuỗi ∑
n =1 n
1
Bán kính hội tụ : lim n =1⇒ R =1
n→∞ n

(−1) n
Chuỗi số ∑
n =1 n
hội tụ (theo dấu hiệu Leibnitz)

1

n =1 n
phân kì .

Chuỗi đã cho hội tụ tại x thoả mãn − 1 ≤ x − 1 < 1 hay 0 ≤ x < 2


Miền hội tụ: X = [0,2)
n

(−1) n ⎛ x ⎞
Ví dụ 4: Tìm miền hội tụ của chuỗi hàm ∑
n=0 2
n
⎜ ⎟
n +1 ⎝ 3 − x ⎠
Giải:
x
Đặt =X
3− x

(−1) n X n
Xét chuỗi luỹ thừa ∑ n
n =0 2 n +1
(−1) n 1 1 1
Bán kính hội tụ : lim n = lim n = ⇒R=2
n →∞ 2 n +1
n n → ∞ 2 n +1 2

(−1)n (−2)n ∞
1 ∞
1
Chuỗi số ∑
n =0 2
n
n +1
= ∑
n =0
1
phân kì (so sánh với chuỗi ∑
n =1 n
).
(n + 1) 2


(−1) n 2n ∞
(−1) n
Chuỗi số ∑
n =0 2
n
= ∑
n + 1 n=0 1 + n
hội tụ theo dấu hiệu Leibnitz.

x
Vậy chuỗi ban đầu hội tụ với x thoả nãn: − 2 < ≤2
3− x

197
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

⎧6 − x ⎧⎡ x < 3
⎪⎪ 3 − x > 0 ⎪⎢
⎪⎣ x > 6 ⎡x ≤ 2
Hay ⎨ , ⎨ , ⎢x > 6
⎪ 3x − 6 ≤ 0 ⎪⎡ x ≤ 2 ⎣
⎩⎪ 3 − x ⎪⎢ x > 3
⎩⎣
Miền hội tụ : X = (− ∞,2] ∪ (6,+∞ ) .
D. Tính chất của chuỗi luỹ thừa

Giả sử chuỗi luỹ thừa (5.16) có bán kính hội tụ R > 0 và [a, b] là đoạn tuỳ ý chứa trong
khoảng ( − R, R ) .

Tính chất 1. Chuỗi luỹ thừa hội tụ đều trên [a, b] .

Chứng minh: Giả sử [a, b ] ⊂ (− R, R) ⇒ ∃x0 ∈ (− R, R) để [a, b] ⊂ [− x0 , x0 ] mặt khác:



∀x ∈ [a, b] ⇒ an x n ≤ an x0n vì x0 ∈ (− R, R ) nên ∑a x n
n 0 hội tụ, Theo tiêu chuẩn Weierstrass
n =0

suy ra chuỗi luỹ thừa hội tụ đều trên [a, b] .


Tính chất 2. Chuỗi luỹ thừa hội tụ đều về hàm S (x ) , liên tục trên ( − R, R )

Chứng minh: Lấy tuỳ ý x ∈ ( − R, R ) . Xét sự liên tục của S (x ) tại x . Thật vậy tồn tại
[a, b] ⊂ (− R, R) vµ x ∈ [a, b] . Theo tính chất 1 và định lí 1 mục C, 5.2.2 suy ra S (x ) liên tục
trên [a, b] . Vậy liên tục tại x

Tính chất 3. Bất kì x1 , x2 trong khoảng ( − R, R ) luôn có


x2 ∞ ∞ x2

∫ ∑ an x dx = ∑ an ∫ x dx
n n
(5.20)
x1 n = 0 n=0 x1

x ∞ ∞
an n +1
∀x ∈ ( − R , R ) thì ∫ ∑ an x dx = ∑
n
Đặc biệt x (5.21)
0 n =0 n =0 n + 1

Chứng minh: Vì x1 , x2 ∈ (− R, R) nên tồn tại đoạn [a, b] thoả mãn:


x1 , x2 ∈ [a, b] ⊂ (− R, R) . Theo tính chất 1 và định lí 2 mục C, 5.2.2 suy ra các công thức (5.20),
(5.21).
'
⎛ ∞ ⎞ ∞
Tính chất 4. ∀x ∈ ( − R , R ) luôn có ⎜ ∑ an x n ⎟ = ∑ nan x n −1 (5.22)
⎝ n =0 ⎠ n =1
Chứng minh: Lấy tuỳ ý x ∈ ( − R, R ) sẽ chứng minh công thức (5.20) đúng tại điểm x đó.

Với x ∈ ( − R, R ) sẽ tồn tại số r sao cho x < r < R , rõ ràng chuỗi số ∑a r
n =0
n
n
hội tụ suy

ra lim an r n = 0 ⇒ an r n ≤ L , ∀n trong đó L là hằng số nào đó .


n →∞

198
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Xét sự hội tụ tuyệt đối của chuỗi số ∑ na x
n =1
n
n −1

n −1 n −1
n −1 x 1 L x
Ta có n an x = n an r n
. ≤ n
r r r r
n −1
L ∞ x x
mà chuỗi số ∑n
r n =1 r
hội tụ khi
r
< 1 (Theo tiêu chuẩn Cauchy)


Vậy ∀x ∈ ( − R, R ) chuỗi ∑ na x
n =1
n
n −1
hội tụ tuyệt đối.

Gọi bán kính hội tụ của chuỗi đạo hàm từng từ là R ' thì rõ ràng R ' ≥ R
Theo định lí 3 mục C, 5.2.2 và tính chất 1, công thức (5.22) sẽ đúng trên [− r ,+ r ], vậy sẽ
đúng tại x .

Ngoài ra ta thấy: an x n ≤ n an x n , ∀n

Chứng tỏ nếu chuỗi đạo hàm từng từ hội tụ tại x ∈ ( − R ' , R ' ) thì chuỗi ban đầu cũng hội tụ
tại x , do đó suy ra R ≥ R ' . Vậy chuỗi đạo hàm từng từ cũng có bán kính hội tụ là R .
Chú ý: Dưới đây chúng ta sẽ công nhận các kết quả mở rộng như sau.
• Nếu chuỗi luỹ thừa hội tụ tại x = R thì nó sẽ hội tụ đều trên [0, R ]
• Nếu chuỗi luỹ thừa hội tụ tại x = R thì tổng S (x ) của chuỗi sẽ liên tục bên trái tại x = R
• Nếu chuỗi luỹ thừa hội tụ tại x = R thì công thức (5.21) vẫn đúng với x = R
• Nếu chuỗi đạo hàm từng từ hội tụ tại x = R thì công thức (5.22) vẫn đúng với x = R .

x 4n
Ví dụ 1: Chứng minh rằng hàm số: y=∑ . thoả mãn phương trình vi phân
n = 0 ( 4n)!

y ( 4 ) = y trên R
Giải:

Xn
Đặt x 4 = X , chuỗi luỹ thừa ∑
n =0 ( 4n)!
có bán kính hội tụ là ∞ vì

1
lim n = 0 , đương nhiên hội tụ ∀X ≥ 0 suy ra chuỗi ban đầu hội tụ trên R . Theo
n →∞ (4n)!
tính chất 4 sẽ có

x 4 n −1 ∞
x4n −2
y' = ∑ , y" = ∑
n =1 ( 4n − 1)! n =1 ( 4n − 2)!


x4n −3 ∞
x4n − 4
y' ' ' = ∑ , y ( 4) = ∑
n =1 ( 4n − 3)! n =1 ( 4n − 4)!

199
Chương 5: Lý thuyết chuỗi


x4k
Thay chỉ số n −1 = k Vậy y ( 4 ) = ∑ =y
k =0 ( 4k )!


x n +1
Ví dụ 2: Tính tổng của chuỗi luỹ thừa ∑ (−1)n +1
n =1 n(n + 1)
Giải:
(−1) n +1
Trước hết tìm bán kính hội tụ lim n =1⇒ R =1
n →∞ n(n + 1)

(±1) n +1 1 1
Các chuỗi số ∑ (−1)n +1
n =1 n(n + 1)
hội tụ tuyệt đối vì < 2
n(n + 1) n

1
mà chuỗi ∑n 2
hội tụ . Vậy chuỗi luỹ thừa hội tụ trên [− 1,1] . Gọi tổng của chuỗi là
n =1

S (x ) , rõ ràng S (0) = 0 . Theo tính chất 4 ta có



(−1) n +1 x n
S ' ( x) = ∑ với − 1 < x ≤ 1
n =1 n
S ' (0) = 0
∞ ∞
S " ( x ) = ∑ (−1) n +1 x n −1 = ∑ (−1) k x k , − 1 < x < 1
n =1 k =0

x
1
S " ( x) = ⇒ S ' ( x) = ∫ S " ( x)dx vì S ' (0) = 0
1+ x 0

x
dx
S ' ( x) = ∫ = ln(1 + x) 0x = ln(1 + x)
0
1+ x

(−1) n +1 x n
Như vậy ln(1 + x) = ∑ , −1 < x ≤ 1
n =1 n
Từ S (0) = 0 suy ra
x x
S ( x) = ∫ S ' ( x)dx = ∫ ln(1 + x)dx
0 0
x
x
S ( x) = x ln(1 + x) − ∫ x
0 dx
0
1+ x
= x ln(1 + x ) − x + ln(1 + x )
= ( x + 1) ln( x + 1) − x với − 1 < x ≤ 1

1
Với x = −1 ta có S (−1) = ∑ . Ta xét tổng riêng thứ n của chuỗi này
n =1 n( n + 1)

200
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
n
1 1 1 1
Sn = ∑ = + + ... +
k =1 k ( k + 1) 1.2 2.3 n.(n + 1)
1 1 1 1 1
= 1 − + − + ... + −
2 2 3 n n +1
1
= 1−
n +1
⎧1 víi x = −1
lim S n = 1 . Kết luận S ( x) = ⎨
n→∞
⎩( x + 1) ln( x + 1) − x víi − 1 < x ≤ 1
n
⎛ 3x − 2 ⎞ ∞
Ví dụ 3: Tính tổng của chuỗi hàm. ∑ n⎜ ⎟
n =1 ⎝ x ⎠
Giải:
3x − 2 ∞
Đặt X =
x
. Xét chuỗi luỹ thừa ∑ nX
n =1
n

Bán kính hội tụ : lim n n = 1 ⇒ R = 1


n→∞


Với X = ±1 nhận được các chuỗi số ∑ n(±1)
n =1
n
phân kì, vì số hạng tổng quát không

dần đến 0. Vậy chuỗi luỹ thừa hội tụ với X < 1 . Gọi tổng của chuỗi đó là S ( X ) . Xét chuỗi luỹ

thừa ∑X
n =1
n
. Chuỗi này hội tụ với X < 1

' '
⎛ ∞ ⎞ ⎛ X ⎞ 1
Rõ ràng S ( X ) = X ⎜ ∑ X n ⎟ = X ⎜ ⎟ = X. , X <1
⎝ n =1 ⎠ ⎝1− X ⎠ (1 − X ) 2
Đặt R (x ) là tổng của chuỗi hàm vậy
⎛ 3x − 2 ⎞ 3x − 2
R( x) = S ⎜ ⎟ với <1
⎝ x ⎠ x
(3 x − 2) x 1
= với < x <1
4( x − 1) 2
2
5.3.2. Khai triển một hàm số thành chuỗi luỹ thừa
A. Khái niệm về chuỗi Taylor của hàm số f (x ) ở lân cận x0

• Giả sử hàm số f ( x) ∈ C ∞ tại lân cận điểm x0 . Chuỗi luỹ thừa có dạng
f ' ( x0 ) f ( n ) ( x0 )
f ( x0 ) + ( x − x0 ) + ... + ( x − x0 ) n + ... (5.23)
1! n!
được gọi là chuỗi Taylor của f (x ) ở lân cận điểm x0

201
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

• Giả sử hàm số f ( x) ∈ C ∞ tại lân cận điểm 0. Chuõi luỹ thừa biểu diễn trong dạng
f ' (0) f ( n ) (0) n
f (0) + .x + ... + .x + ... (5.24)
1! n!
được gọi là chuỗi McLaurin của hàm số f (x ) . Đó chính là chuỗi Taylor của f (x ) ở lân
cận của x = 0
1
Ví dụ 1: Viết chuỗi Taylor của hàm số f ( x) = ở lân cận x = 1
x
Giải:
1
Rõ ràng f ( x) = khả vi mọi cấp ở lân cận x = 1
x
k!
f ( k ) ( x) = (−1) k . k +1 ⇒ f ( k ) (1) = (−1) k .k!
x
Chuỗi Taylor của hàm số đã cho có dạng

1 − ( x − 1) + ( x − 1) 2 − ... + (−1) k ( x − 1) k + ... = ∑ (−1) k ( x − 1) k
k =0

Ví dụ 2: Viết chuỗi McLaurin của hàm số f ( x ) = e 2x

Giải:
f ( x) = e 2 x ⇒ f ( k ) ( x) = 2k e 2 x ⇒ f ( k ) (0) = 2k , ∀k
Chuỗi Maclaurin là:
22 x 2 2k x k ∞
2k x k
1 + 2x + + ... + + ... = ∑
2! k! k = 0 k!

⎧ − 12
⎪ x , x≠0
Ví dụ 3: Viết chuỗi McLaurin của hàm số f ( x) = ⎨e
⎪⎩0 , x=0
Giải:
1

f ( x) − f (0) α
2
e x
f ' (0) = lim = lim = lim α 2 = 0
x →0 x x →0 x α →∞
e
1
(Đặt = α ,sử dụng tính chất tăng nhanh của hàm mũ so với hàm luỹ thừa)
x
Tương tự như trên sẽ nhận được f ( k ) (0) = 0 , ∀k
Vậy chuỗi McLaurin của hàm đã cho là
x x2
0 + 0. + 0. + ... = 0 .
1! 2
Định lí: Nếu f (x ) biểu diễn dưới dạng chuỗi luỹ thừa ở lân cận của x0 :

202
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

f ( x ) = a0 + a1 ( x − x0 ) + ... + an ( x − x0 ) n + ...
Thì chuỗi đó là chuỗi Taylor của f (x ) ở lân cận của x0 .
f ( k ) ( x0 )
Chứng minh: Chúng ta sẽ chỉ ra ak = , ∀k ∈ N .
k!
Thật vậy, theo tính chất 4 thì f (x ) khả vi mọi cấp trong lân cận của x0 và có
[
công thức. f ( k ) ( x ) = a0 + a1 ( x − x0 ) + ... + an ( x − x0 ) n + ... ]
(k )
, ∀k ∈ N
f ( k ) ( x ) = ak k!+ ak +1 (k + 1).k ...2.( x − x0 ) + ...
f ( k ) ( x0 ) = ak k!
f ( k ) ( x0 )
suy ra ak =
k!
• Nếu hàm số f (x ) biểu diễn dưới dạng chuỗi luỹ thừa ở lân cận của x0 thì nói rằng f (x )
khai triển được thành chuỗi Taylor ở lân cận của x0 , Tức là trong trường hợp này chuỗi Taylor
của f (x ) ở lân cận của x0 hội tụ về chính f (x )

f ( k ) ( x0 )
f ( x) = ∑ ( x − x0 ) k (5.25)
k =0 k!
1
Từ ví dụ 1, cho thấy hàm f ( x) = khai triển được thành chuỗi Taylor ở lân cận x = 1 . Cụ
x
thể trong khoảng (0,2) .

Từ ví dụ 2 cho thấy hàm số f ( x ) = e 2 x khai triển được thành chuỗi McLaurin trong khoảng
(−∞,+∞ )
Từ ví dụ 3 cho thấy chuỗi McLaurin của hàm f (x ) hội tụ về 0, nghĩa là hàm số f (x )
không khai triển được thành chuỗi McLaurin.
B. Điều kiện đủ để hàm số khai triển thành chuỗi Taylor

Định lí 1: Cho f ( x) ∈ C ∞ ở lân cận x = x0 , để hàm f(x) khai triển được thành chuỗi
Taylor ở lân cận của x0 thì cần và đủ là phần dư Taylor rn (x) dần đến không khi n → ∞

Chứng minh: Theo mục C, 3.5.1 ta có f ( x) = Pn ( x) + rn ( x)


n
f ( k ) ( x0 )
Trong đó Pn ( x) = ∑ ( x − x0 ) k
k =0 k!

f ( n +1) (c)
rn ( x) = ( x − x0 ) n +1 , c ∈ (0, x)
(n + 1)!

lim f ( x ) − lim rn ( x) = lim Pn ( x )


n→∞ n→∞ n→∞

203
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Pn (x) chính là tổng riêng thứ n + 1 của chuỗi Taylor của f (x ) . Theo định nghĩa chứng tỏ
chuỗi Taylor của f (x ) hội tụ về chính f (x ) trong lân cận của của x0 cần và đủ là
lim rn ( x ) = 0
n →∞

Định lí 2: Nếu f ( x) ∈ C ∞ ở lân cận của x = x0 và trong lân cận đó có


f (k )
( x ) ≤ M , ∀k ∈ N thì f (x ) khai triển được thành chuỗi Taylor ở lân cận x0 .

Chứng minh:
M n +1
rn ( x) ≤ x − x0
(n + 1)!

( x − x0 ) n +1
Chuỗi luỹ thừa ∑
n=0 (n + 1)!
hội tụ trên (−∞,+∞ )

( x − x0 ) n +1
Suy ra lim = 0 ⇒ lim rn ( x) = 0
n→∞ (n + 1)! n→∞

Theo định lí 1, vậy hàm f (x ) khai triển được thành chuỗi luỹ thừa ở lân cận của x0 .

C. Khai triển một số hàm thường dùng thành chuỗi McLaurin

1. f ( x) = e x

Hàm số e x khả vi mọi cấp và

f ( k ) ( x) = (e x ) ( k ) = e x ⇒ f ( k ) (0) = 1 , ∀k ∈ N .
Lấy số thực dương tuỳ ý h , ta có

f ( k ) ( x) = e x < e h , ∀x ∈ (− h, h) , ∀k

Suy ra hàm số f ( x) = e x khai triển được thành chuỗi McLaurin trên ( −∞,+∞ ) và có dạng

xn

e =∑
x
, ∀x ∈ R (5.26)
n = 0 n!


(−1) n x n
Suy ra e− x = ∑ , ∀x ∈ R (5.27)
n =0 n!
Từ đó bằng cách trừ và cộng hai chuỗi trên sẽ nhận được các khai triển sau đây:

x 2 k +1
shx = ∑ , ∀x ∈ R (5.28)
k = 0 ( 2k + 1)!


x2k
chx = ∑ , ∀x ∈ R (5.29)
k = 0 ( 2k )!

204
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

2. f ( x) = sin x

⎛ π⎞
Ta có f ( k ) ( x) = sin ⎜ x + k ⎟ , ∀k ∈ N , ∀x
⎝ 2⎠

π ⎧0 víi k = 2m
f ( k ) (0) = sin k =⎨
2 ⎩(−1) víi k = 2m + 1
m

⎛ π⎞
Ngoài ra sin⎜ x + k ⎟ ≤ 1 , ∀k , ∀x . Vậy
⎝ 2⎠

(−1) m x 2 m +1
sin x = ∑
m = 0 ( 2m + 1)!
, ∀x ∈ R (5.30)


(−1) m x 2 m
Tương tự cos x = ∑ (2m)!
m=0
, ∀x ∈ R (5.31)

3. f ( x ) = arctgx
Theo ví dụ 3 mục B,3.3.3 có
⎛ π⎞
y ( n ) = ( n − 1)!cos n y.sin n⎜ y + ⎟ , ∀n ∈ N
⎝ 2⎠
Theo mục D, 3.5.1 nhận được chuỗi McLaurin của hàm số f ( x ) = arctgx là:
2 k −1
x3 x5 k −1 x
x − + − ... + (−1) + ...
3 5 2k − 1
Chuỗi này hội tụ trên [− 1,1]

⎡ ⎛ π ⎞⎤
cos n +1 y0 .sin ⎢(n + 1)⎜ y0 + ⎟⎥
⎣ ⎝ 2 ⎠⎦ n +1
Xét rn ( x) = .x ,
n +1
trong đó y0 = arctgθx , 0 < θ < 1 .
1
∀x ∈ [− 1,1] thì rn ( x ) ≤
⇒ rn ( x ) → 0 khi n → ∞
n +1
Vậy nhận được khai triển McLaurin của hàm số
2 k −1
x3 x5 k −1 x
arctgx = x − + − ... + (−1) + ... , ∀x ∈ [− 1,1] (5.32)
3 5 2k − 1
Thay x = 1 vào công thức trên chúng ta nhận được công thức khai triển của số π
π 1 1 1
= 1− + − ... + (−1) k −1 + ... (5.33)
4 3 5 2k − 1

205
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

4. f ( x) = ln(1 + x) víi x > −1


( n − 1)!
f ( n ) ( x) = (−1) n −1 ⇒ f ( n ) (0) = (−1) n −1 (n − 1)! , n ≥ 1
(1 + x )
n

Chuỗi Maclaurin có dạng

x 2 x3 xn
x− + − ... + (−1) n −1 + ...
2 3 n
Chuỗi này hội tụ trên (− 1,1]
Phần dư McLaurin thứ n trong dạng Lagrange là:

1 x n +1
rn ( x) = (−1) . n
. , 0 <θ <1
n + 1 (1 + θx) n +1

x n +1 1
∀x ∈ [0,1] thì ≤ 1 . Vậy rn ( x) ≤ → 0 khi n → ∞
(1 + θx) n +1
n +1

Xét phần dư McLaurin trong dạng Cauchy (Xem mục C, 3.5.1 )

(1 − θ ) n
rn ( x) = (−1) n x n +1 , 0 <θ <1
(1 + θx) n +1
∀x ∈ (−1,0) sẽ có
n +1 n
x ⎛ 1−θ ⎞
rn ( x) ≤ .⎜ ⎟ vì 1 − x < 1 + θx
1 − x ⎝ 1 + θx ⎠
n +1
Ngoài ra 1 + θx > 1 − θ và x → 0 khi n → ∞

Vậy rn ( x) → 0 khi n → ∞ . Theo định lí 1 sẽ có:

x 2 x3 xn ∞
xn
ln(1 + x) = x − + − ... + (−1) n −1 + ... = ∑ (−1) n −1 , ∀x ∈ (− 1,1] (5.34)
2 3 n n =1 n
Nói riêng, với x = 1 nhận được
1 1 1
ln 2 = 1 − + − ... + (−1) n −1 + ... (5.35)
2 3 n
Thay x bởi − x vào (5.32) sẽ có

x 2 x3 xn ∞
xn
ln(1 − x) = − x − − − ... − + ... = −∑
2 3 n n =1 n

Từ đó suy ra

206
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1+ x ∞
x 2m
ln = 2 x.∑ , ∀x ∈ (−1,1) (5.36)
1− x m = 0 2m + 1

5. f ( x) = (1 + x)α , α ∈ R \ N
Theo mục D, 3.5.1 nhận được chuỗi McLaurin của f (x ) như sau.

α (α − 1) α (α − 1)...(α − n + 1)
1 + αx + x 2 + ... + x n + ...
2! n!
Dùng công thức D’Alembert nhận được bán kính hội tụ của chuỗi trên là R = 1 . Phần dư
McLaurin trong dạng Cauchy sẽ là

α (α − 1)...(α − n)(1 + θx)α − n −1


rn ( x) = .(1 − θ ) n x n +1 , 0 < θ < 1
n!
Hay là
n
(α − 1)(α − 2)...(α − 1 − n + 1) n ⎛ 1−θ ⎞
rn ( x) = .x α x (1 + θx)α −1.⎜ ⎟
1.2.....n ⎝ 1 + θx ⎠
Với x ∈ (−1,1) thì
n
⎛ 1−θ ⎞
1 − θ < 1 + θx ⇒ ⎜ ⎟ → 0 khi n → ∞
⎝ 1 + θx ⎠

αx (1 − x ) < αx (1 + θx)α −1 < αx (1 + x )


α −1 α −1

Chứng tỏ αx(1 + θx)α −1 luôn bị chặn không phụ thuộc vào n , cuối cùng chuỗi luỹ thừa

(α − 1)(α − 2)...(α − 1 − n + 1) n

n =1 n!
x có bán kính hội tụ là 1. Vậy số hạng tổng quát của

nó dần về 0 khi n → ∞
Như vậy lim rn ( x ) = 0 , ∀x ∈ ( −1,1) .
n→∞

Cuối cùng nhận được công thức Newton hay chuỗi nhị thức
α (α − 1) α (α − 1)...(α − n + 1)
(1 + x)α = 1 + αx + x 2 + ... + x n + ...
1 .2 1.2.....n

α (α − 1)...(α − n + 1)
= 1+ ∑ x n , ∀x ∈ (−1,1) (5.37)
n =1 n!
Sự hội tụ của chuỗi nhị thức tại x = ±1 phụ thuộc vào α , chúng ta không xem xét vấn đề
1 1
này. Tuy nhiên dưới đây chúng ta thay α = 1,+ ,− sẽ nhận được lần lượt các khai triển ứng
2 2
với x = ±1 .

207
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1
= 1 − x + x 2 − ... + (−1) n x n + ... , ∀x ∈ (−1,1) (5.38)
1+ x
1 1 1 5 4 (2n − 3)!! n
1+ x = 1+ x − x 2 + x3 − x + ... + (−1) n −1 x + ...
2 8 16 128 (2n)!!
∀x ∈ (− 1,1] (5.39)

1 1 3 ( 2n − 1)!! n
= 1 − x + x 2 − ... + (−1) n x + ... , ∀x ∈ (− 1,1] (5.40)
1+ x 2 8 ( 2n)!!

x
Ví dụ 1: Khai triển hàm số f ( x) = thành chuỗi luỹ thừa của ( x − 1)
( x + 1)( x + 2)
Giải:
Thực chất của bài toán là khai triển hàm số đã cho thành chuỗi Taylor ở lân cận của x = 1
x 2 1
f ( x) = = −
( x + 1)( x + 2) x + 2 x + 1
Áp dụng công thức (5.38) sẽ có
n
2 2 2 1 2 ∞ ⎛ x −1⎞
= = . = ∑ (−1) n ⎜ ⎟ , −2< x < 4
x + 2 3 + x − 1 3 1 + x − 1 3 n =0 ⎝ 3 ⎠
3
n
1 1 1 1 1 ∞ ⎛ x −1⎞
= = . = ∑ (−1) n ⎜ ⎟ , −1 < x < 3
x + 1 2 + x − 1 2 1 + x − 1 2 n =0 ⎝ 2 ⎠
2
Cuối cùng.

x ⎛ 2 1 ⎞
f ( x) = = ∑ (−1) n ⎜ n +1 − n +1 ⎟( x − 1) n , − 1 < x < 3
( x + 1)( x + 2) n = 0 ⎝3 2 ⎠
x
dx
Ví dụ 2: Khai triển hàm số f ( x) = ∫
0 1 + x2
thành chuỗi luỹ thừa của x .

Giải:
1
f ' ( x) = . Theo công thức (5.40) sẽ có
1 + x2

(2n − 1)!! 2 n
f ' ( x) = 1 + ∑ (−1) n x , x ∈ [− 1,1]
n =1 (2n)!!
x
f ( x) = ∫ f ' ( x)dx vì f (0) = 0
0

208
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

(2n − 1)!!
f ( x) = x + ∑ (−1) n .x 2 n +1 , x ∈ [− 1,1]
n =1 (2n)!!(2n + 1)

Ví dụ 3: Tính các hệ số a3 ,a4 trong khai triển esin x = ∑ an x n
n=0

Giải:
Nhớ rằng các chuỗi cho bởi công thức (5.26) , (5.30) hội tụ tuyệt đối ∀x
Vậy ta có
sin x sin 2 x sin 3 x sin 4 x
esin x = 1 + + + + + ...
1! 2! 3! 4!
x3 x5
sin x = x − + − ...
3! 5!
2
⎛ x3 ⎞ 1
2 ⎜
sin x = x − + o( x 4 ) ⎟ = x 2 − x 4 + o( x 5 )
⎜ 3! ⎟ 3
⎝ ⎠
sin 3 x = x 3 + o( x 5 )
sin 4 x = x 4 + o( x 4 )
x3 x 2 1 4 x3 x 4
Do vậy e sin x = 1 + x − + − x + + + o( x 4 )
3! 2 6 6 24
1 1 1
Suy ra a3 = 0 , a4 = − + =−
6 24 8
Ví dụ 4: Khai triển hàm số f ( x) = xe x thành chuỗi luỹ thừa của x − 1 .
Giải:
[
f ( x) = xe x = e ( x − 1)e x −1 + e x −1 ]
⎡ ∞
( x − 1)
n ∞
( x − 1) n ⎤ ∞
⎡ ( x − 1) n +1 ( x − 1) n ⎤
= e ⎢( x − 1)∑ +∑ ⎥ = e∑ ⎢ + ⎥
⎣ n =0 n! n =0 n! ⎦ n =0 ⎣ n! n! ⎦

( n + 1)
= e∑ ( x − 1) n
n=0 n !
5.4. CHUỖI PHURIÊ (FOURIER)
5.4.1. Các khái niệm chung
A. Chuỗi lượng giác
a0 ∞
Chuỗi hàm có dạng + ∑ an cos nx + bn sin nx (5.41)
2 n =1
trong đó a0 , an , bn , n = 1,2,... là các hằng số , được gọi là một chuỗi lượng giác.

209
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

B. Điều kiện hội tụ của chuỗi lượng giác


∞ ∞
Định lí 1: Nếu các chuỗi số ∑a
n =1
n , ∑b
n =1
n hội tụ tuyệt đối thì chuỗi lượng giác (5.41) hội

tụ tuyệt đối và đều trên tập R .

Chứng minh: ∀x ∈ R luôn có an . cos nx + bn .sin nx ≤ an + bn


∞ ∞ ∞
Vì các chuỗi ∑ an ,
n =1
∑ bn hội tụ tuyệt đối nên chuỗi số
n =1
∑(a
n =1
n + bn ) hội tụ , theo tiêu
chuẩn Weierstrass suy ra chuỗi (5.41) hội tụ tuyệt đối và đều trên tập R .
Định lí 2: Nếu các dãy số (an ) , (bn ) đơn điệu giảm và hội tụ về 0 khi n → ∞ thì chuỗi
lượng giác (5.41) hội tụ trên tập X = R \ {2mπ , m ∈ Z }

Chứng minh: Xét x ≠ 2mπ , m ∈ Z các hàm số:


n n
An = ∑ ak cos kx , Bn = ∑ bk sin kx
k =1 k =1

Ta sẽ chứng minh sự hội tụ của các dãy hàm ( An ) và ( Bn )

x n
x n
⎡ ⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞ ⎤
2 sin An = ∑ 2ak sin cos kx = ∑ ak ⎢sin ⎜ k + ⎟ x − sin ⎜ k − ⎟ x ⎥
2 k =1 2 k =1 ⎣ ⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠ ⎦

⎛ 1⎞ x n ⎛ 1⎞
= an sin ⎜ n + ⎟ x − a1 sin + ∑ (ak −1 − ak ) sin ⎜ k − ⎟ x
⎝ 2⎠ 2 k =2 ⎝ 2⎠

⎛ 1⎞
Ta có lim an sin ⎜ n + ⎟ x = 0
n→∞
⎝ 2⎠

⎛ 1⎞
(ak −1 − ak ) sin⎜ k − ⎟ x < ak −1 − ak = ak −1 − ak
⎝ 2⎠
n ∞
Vậy ∑ (ak −1 − ak ) = a1 − an , suy ra chuỗi số
k =2
∑ (a
k =2
k −1 − ak ) hội tụ về a1 .

Theo tiêu chuẩn Weierstrass suy ra



⎛ 1⎞
∑ (a
k =2
k −1 − ak ) sin ⎜ k − ⎟ x ⇒ S1 ( x)
⎝ 2⎠
x x
Vậy 2 sin An hội tụ về − a1 sin + S1 ( x)
2 2
a1 S1 ( x)
Hay lim An = − + = A( x) , ∀x ≠ 2mπ , m ∈ Z
n→∞ 2 2 sin x
2

210
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Tương tự chứng minh được


lim Bn = B ( x ) , ∀x ≠ 2mπ , m ∈ Z
n →∞

Chứng tỏ chuỗi lượng giác (5.41) hội tụ về


a0
+ A( x) + B ( x) , ∀x ≠ 2mπ , m ∈ Z
2
C. Chuỗi Fourier
Cho hàm số f (x ) khả tích trên [− π ,π ] , chuỗi lượng giác có dạng

a0 ∞
+ ∑ ak cos kx + bk sin kx (5.42)
2 k =1
trong đó
π π π
1 1 1
a0 =
π ∫ f ( x)dx , a
−π
k =
π ∫ f ( x) cos kxdx , b
−π
k =
π ∫ f ( x) sin kxdx , k = 1,2,...
−π
(5.43)

được gọi là chuỗi Fourier của hàm số f (x ) , các hằng số tính theo công thức (5.43) gọi là
các hệ số Fourier của hàm số f (x ) .
D. Chuỗi Fourier trong dạng phức
Xuất phát từ công thức Euler
1 ikx
cos kx = (e + e − ikx )
2 (5.44)
1
sin kx = (eikx − e − ikx )
2i
Thay (5.44) vào (5.42) sẽ nhận được chuỗi trong dạng
a0 ∞ 1 1
+ ∑ ak (eikx + e − ikx ) + bk (eikx − e − ikx )
2 k =1 2 2i

a0 ∞ 1 1
+ ∑ (ak − ibk )eikx + (ak + ibk )e − ikx
2 k =1 2 2
Từ (5.43) suy ra
π π
1 1
∫π f ( x)(cos kx − i sin kx)dx = π ∫π f ( x)e
− ikx
ak − ibk = dx
π − −

π π
1 1
ak + ibk = ∫π f ( x)(cos kx + i sin kx)dx = ∫π f ( x)e
ikx
dx
π −
π −

Từ đó nhận thấy ak + ibk = a− k − ib− k

211
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1 1
Đặt ck = (ak − ibk ) thì (ak + ibk ) = c− k
2 2
π
1
∫π f ( x)e
− ikx
Như vậy ck = dx , k = ±1 , ± 2 , ± 3 ,... (5.45)
π −

Ngoài ra
π π
1 1
∫π f ( x)dx = π ∫π f ( x)e
− i .0. x
a0 = dx = c0
π − −

Cuối cùng chuỗi Fourier đưa về dạng



c0 + ∑ ck eikx + c− k e − ikx
k =1
+∞
hay ∑c e
k = −∞
k
ikx
(5.46)

gọi là chuỗi Fourier của hàm f (x ) trong dạng phức.


E. Hàm số khai triển thành chuỗi Fourier
Nếu trong [− π ,π ] chuỗi Fourier (5.42) hội tụ về chính hàm số f (x ) thì nói rằng hàm số
f (x ) khai triển được thành chuỗi Fourier trên [− π ,π ] .

Định lí: Nếu f (x ) biểu diễn thành chuỗi lượng giác (5.42) trên [− π ,π ] và các chuỗi số
∞ ∞

∑ a , ∑b
i =1
i
i =1
i hội tụ tuyệt đối thì chuỗi đó chính là chuỗi Fourier của f (x ) .

Chứng minh: Giả sử f (x ) biểu diễn dưới dạng


a0 ∞
f ( x) = + ∑ ak cos kx + bk sin kx (5.47)
2 k =1
Ta sẽ chỉ ra a0 , ak , bk (k = 1,2,...) chính là hệ số Fourier của f (x ) , tức là được tính
theo công thức (5.43).
Thật vậy, do chuỗi (5.47) hội tụ đều về f (x ) trên [− π ,π ] nên có thể thực hiện phép lấy
tích phân từng từ
π π π
a0 ∞
∫ + ∑ ak cos kxdx + bk ∫ sin kxdx
2 k =1 −∫π
f ( x ) dx =
−π −π
π
1
= a0π ⇒ a0 =
π ∫ f ( x)dx
−π

Nhân cả hai vế của (5.47) với cos mx , ( m ≠ 0) sau đó lấy tích phân sẽ có
π ∞ π π π
a0
∫ f ( x ) cos mxdx =
2 −∫π
cos mxdx + ∑
k =1
ak ∫ cos kx. cos mxdx + bk ∫ sin kx. cos mxdx = amπ
−π −π −π

212
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
π
1
Suy ra am =
π ∫ f ( x) cos mxdx
−π

Trong tính toán trên chúng ta đã sử dụng các kết quả dễ dàng nhận được dưới đây
π π
⎧0 ∀k ≠ 0
∫ sin kxdx = 0 , ∀k ∈ Z
−π

−π
cos kxdx = ⎨
⎩2π k =0

π π ⎧0 k≠m

∫ sin kx.cos mxdx = 0 , ∀k , m ∈ Z ∫−π cos kx.cos mxdx = ⎨2π k =m=0
−π ⎪π k=m≠0

π
⎧0 , k ≠ m , k = m = 0

∫πsin kx.sin mxdx = ⎨⎩π , k=m≠0
Tương tự nhận được
π
1
bm =
π ∫π f ( x) sin mxdx .

5.4.2. Điều kiện đủ để hàm số khai triển thành chuỗi Fourier


Định lí Đirichlê (Dirichlet): Nếu f (x ) tuần hoàn với chu kỳ 2π , đơn điệu từng khúc và
bị chặn trên [− π ,π ] thì chuỗi Fourier của hàm số f (x ) hội tụ về tổng S (x ) trên tập R . Tổng
S (x ) có tính chất:
1
S ( x) = [ f ( x − 0) + f ( x + 0)] , ∀x ∈ R (5.48)
2
Chúng ta thừa nhận định lí này. Công thức (5.48) cho thấy nếu f (x ) liên tục tại x thì
S ( x ) = f ( x ) , như vậy coi rằng hàm số f (x ) thoả mãn các điều kiện của định lí Dirichlet thì khai
triển được thành chuỗi Fourier.
Sau đây là các chú ý rất quan trọng đến việc khai triển thành chuỗi Fourier của hàm số
f (x ) thoả mãn các điều kiện của định lí Dirichlet.
Chú ý:
⎧ l
⎪x = X
1. Nếu f (x ) tuần hoàn với chu kỳ T = 2l bằng phép đổi biến ⎨ π khi đó nhận được
⎪⎩ y = Y
hàm số F ( X ) = f ( x ) . Hàm số mới tuần hoàn với chu kỳ 2π .
a0 ∞
Ta có: F ( X ) = + ∑ an cos nX + bn sin nX
2 n =1
Trở về hàm số ban đầu nhận được
a ∞
πx πx
f ( x) = 0 + ∑ an cos n + bn sin n , (5.49)
2 n =1 l l
trong đó

213
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1
l
1
l
πx 1 πx l
a0 = ∫
l −l
f ( x)dx , an = ∫ f ( x) cos n dx , bn = ∫ f ( x) sin n dx , n = 1,2,...
l −l l l −l l
(5.50)

2. Nếu f (x ) tuần hoàn với chu kỳ T = 2l được mô tả bởi biểu thức giải tích trên
(α ,α + 2l ) thì không nên sử dụng công thức (5.50) để tính các hệ số Fourier mà dựa vào tính chất
hàm tuần hoàn (Xem ví dụ 1d mục 4.2.2) nhận được công thức sau:
α + 2l α + 2l α + 2l
1 1 πx 1 πx
a0 =
l ∫
α
f ( x)dx , an =
l ∫
α
f ( x) cos n
l
dx , bn =
l ∫
α
f ( x) sin n
l
dx (5.51)

πx πx
3. Nếu f (x ) là hàm số chẵn thì f ( x ) cos n là hàm số chẵn và f ( x) sin n là hàm số lẻ
l l
do đó khai triển có dạng

πx 2 πx l
f ( x) = ∑ ak cos k , trong đó ak = ∫ f ( x) cos k dx , k = 0,1,2,... (5.52)
k =0 l l 0 l

Tương tự nếu f (x ) là hàm số lẻ thì



πx 2
l
πx
f ( x) = ∑ bk sin k , bk = ∫ f ( x) sin k dx (5.53)
k =1 l l 0 l

4. Tương tự như trong phần khai triển thành chuỗi luỹ thừa, nhờ vào khai triển thành chuỗi
Fourier có thể tính được tổng một số chuỗi đặc biệt.
Ví dụ 1: Cho hàm số f (x ) tuần hoàn với chu kỳ bằng 2 và có dạng

f ( x) = 2 − x , x ∈ (0,2) . Hãy khai triển hàm số thành chuỗi Fourier

(−1) m

và tính tổng S = ∑
m = 0 2m + 1

Giải: Đồ thị của hàm số được mô tả trên hình 5.1.


Hàm số thoả mãn các điều kiện của định lí Dirichlet và có các điểm gián đoạn loại 1 tại
x = 2k , k ∈ Z .
Chúng ta tính các hệ số Fourier của hàm số
2
1
a0 = ∫ (2 − x)dx = ( x − 2) 2 0
2 =2
0
2

214
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

-4 -2 0 2 4 x

H.5.1

2 2
2− x 1
ak = ∫ (2 − x) cos kπxdx =
kπ ∫0
sin kπx 02 + sin kπxdx
0

1
=− cos kπx 02 = 0 , k = 1,2,...

2 2

2 2
x−2 1
bk = ∫ (2 − x) sin kπxdx =
kπ ∫0
cos kπx 02 − cos kπxdx
0

2 1 2
= − 2 2 sin kπx 02 = , k = 1,2,...
kπ k π kπ
2 ∞ sin kπx
Vậy 2 − x = 1 + ∑ , ∀x ≠ 2k , k ∈ Z
π k =1 k
2 ∞
kπx
1− x =
π
∑ k =1 k

1 π ∞
(−1) k
Thay x = vào công thức trên sẽ có =∑ =S.
2 4 k = 0 2k + 1

Ví dụ 2: Hãy khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f (x ) tuần hoàn với chu
kỳ 2π và f ( x) = x với x ∈ [− π ,π ] .

1
Từ đó tính tổng S = ∑ (2m + 1)
m=0
2

Giải:
Đồ thị hàm số cho bởi hình 5.2

215
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

− 3π − 2π −π 0 π 2π 3π x

H.5.2

Hàm số đã cho là chẵn, liên tục ∀x và thoả mãn định lí Dirichlet


π
2
a0 =
π ∫ xdx = π
0
π π
2 2⎛x 1 ⎞
an =
π ∫ x cos nxdx =
0
⎜ sin nx π0 − ∫ sin nxdx ⎟

π ⎝n n0 ⎟

⎧0 , n = 2m
= 2 cos nx 0 = 2 ((−1) − 1) = ⎨
2 π 2 n ⎪
4
πn πn ⎪− π (2m + 1) 2 , n = (2m + 1)

m = 0 , 1 , 2 ,....
π 4 cos(2m + 1) x

Vậy x = − ∑ , ∀x
2 π m = 0 (2m + 1) 2
Thay x = 0 vào công thức trên nhận được
π2 ∞
1 1 1 1
=∑ = 1 + 2 + 2 + 2 + ...
8 m = 0 (2m + 1) 2
3 5 7
Ví dụ 3: Cho hàm số f (x ) tuần hoàn với chu kỳ là π , biết
f ( x) = cos x , x ∈ (0,π ) . Hãy khai triển Fourier hàm số đã cho
Giải:
Đồ thị hàm số cho bởi hình 5.3
Hàm số là lẻ và thoả mãn định lí Dirichlet có các điểm gián đoạn x = kπ , k ∈ Z
π π
2 2
4 2
bn =
π ∫ cos x.sin 2nxdx = π ∫ [sin(2n + 1) x + sin(2n − 1) x]dx
0 0

2⎡ 1 1 ⎤
= ⎢ cos( 2n + 1) x + cos( 2n − 1) x ⎥ 0
π
π ⎣ 2n + 1 2n − 1 ⎦ 2

2⎛ 1 1 ⎞ 8 n
= ⎜ + ⎟=
π ⎝ 2n + 1 2n − 1 ⎠ π 4n 2 − 1

216
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

3π π π 3π
− 2π − −π − 0 π 2π x
2 2 2 2

-1
H.5.3
π ∞
n sin 2nx
Vậy cos x =
8
∑ n =1 4 n − 1
2
, x ∈ (0,π ) .

5.4.3. Khai triển thành chuỗi Fourier của một hàm số bất kỳ
Xét hàm số f (x ) đơn điệu từng khúc và bị chặn trên (a, b) , a < b . Bây giờ chúng ta sẽ
biểu diễn hàm số dưới dạng một chuỗi lượng giác trên (a, b) .
Có nhiều cách biểu diễn, tuy nhiên thường dùng phương pháp sau đây:
A. Thác triển tuần hoàn
Lập hàm số f (x ) tuần hoàn với chu kì T = b − a và F ( x ) = f ( x ) , ∀x ∈ ( a, b) .
Xem hình 5.4
y

f (x )

a −T a b b +T x

H.5.4

Rõ ràng f (x ) khai triển được thành chuỗi Fourier , F ( x) = f ( x) , ∀x ∈ (a, b) .


Vậy tại các điểm liên tục của f (x ) trên (a, b) ta có:
a0 ∞ kπx kπx
f ( x) = + ∑ ak cos + bk sin (5.54)
2 k =1 l l

217
Chương 5: Lý thuyết chuỗi
b
b−a 1
Trong đó l = , a0 = ∫ f ( x)dx
2 la
kπx kπx
b b
1 1
ak =
la∫ f ( x) cos
l
dx , bk = ∫ f ( x) sin
la l
dx , k = 1,2,... (5.55)

B. Thác triển chẵn, thác triển lẻ


Ngoài phương pháp thác triển tuần hoàn, khi hàm số f (x ) cho trên khoảng (0, a ) , a > 0 ,
người ta có dùng phương pháp thác triển lẻ hoặc chẵn hàm số đã cho, cụ thể như sau:
Lập hàm số Fl (x) tuần hoàn với chu kì T = 2a và

⎧− f ( − x ) , − a < x < 0
Fl ( x) = ⎨
⎩ f ( x) , 0< x<a
Xem hình 5.5

− 3a −a 0 a 3a x

H5.5

Trên cơ sở khai triển hàm Fl (x) đó là hàm số lẻ tuần hoàn với chu kì 2a (Xem chú ý 3
mục 5.4.2 ) chúng ta nhận được công thức sau tại các điểm liên tục của f (x ) trên (0, a ) .

kπx kπx
∞ a
2
f ( x) = ∑ bk sin , bk = ∫ f ( x) sin dx , k = 1,2,... (5.56)
k =1 a a0 a

Lập hàm số Fc (x) tuần hoàn với chu kì T = 2a

218
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

⎧ f ( − x) , − a < x < 0
và Fc ( x) = ⎨
⎩ f ( x) , 0 < x < a
Xem hình 5.6
Hàm số Fc (x) là hàm số chẵn và thoả mãn định lí Dirichlet, khai triển được thành chuỗi
Fourier. Vậy tại các điểm liên tục của f (x ) trên (0, a ) sẽ có:

kπx kπx
∞ a
a 2
f ( x) = 0 + ∑ ak cos , ak = ∫ f ( x) cos dx , k = 0,1,2,... (5.57)
2 k =1 a a0 a

Như vậy, nhờ vào thác triển lẻ hoặc chẵn hàm số sẽ nhận được khai triển theo hệ các hàm
sin hoặc côsin của hàm số f (x ) đã cho.
y

− 3a −a a 3a x

H.5.6

Ví dụ 1: Cho f ( x ) = x , x ∈ (0,1)
a. Khai triển hàm số thành chuỗi Fourier.
b. Khai triển hàm số theo các hàm sin.
c. Khai triển hàm số theo các hàm côsin.
Giải:
a. Bằng cách thác triển tuần hoàn hàm số với chu kì T = 1 (Xem 5.54) nhận được:
a0 ∞
x= + ∑ ak cos 2kπx + bk sin 2kπx
2 k =1
1
a0 = 2∫ xdx = 1
0

219
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

1
⎛ x 1
1

ak = 2 ∫ x cos 2kπxdx = 2⎜⎜ sin 2kπx 10 − ∫ sin 2kπxdx ⎟⎟
0 ⎝ 2 kπ 2kπ 0 ⎠
1
= cos 2kπx 10 = 0 , k = 1,2,...
2 ( kπ ) 2

1
⎛ x 1
1

bk = 2 ∫ x sin 2kπxdx = −2⎜⎜ cos 2kπ 1
0 − ∫ cos 2kπxdx ⎟⎟
0 ⎝ 2 kπ 2kπ 0 ⎠
1
=− , k = 1,2,...

1 1 ∞ sin 2kπx
x= − ∑ , x ∈ (0,1)
2 π k =1 k
b. Bằng cách thác triển lẻ hàm số (Xem 5.55 ) sẽ có:

x = ∑ bk sin kπx , x ∈ (0,1)
k =1

1
⎛ x cos kπx 1
1

bk = 2 ∫ x sin kπxdx = −2⎜⎜ 1
− ∫ cos kπxdx ⎟⎟
⎝ kπ
0
0 kπ 0 ⎠
2 cos kπ 2 2
=− − sin kπx 10 = (−1) k −1 , k = 1,2,...
kπ ( kπ ) 2

2 (−1) k −1 sin kπx

x= ∑
π k =1 k
Công thức này đúng trên [0,1)
c. Bằng cách thác triển chẵn hàm số (Xem 5.52 )
a0 ∞
x= + ∑ ak cos kπx , ∀x ∈ (0,1)
2 k =1
1
a0 = 2∫ xdx = 1
0
1
⎛ x sin kπx 1
1

ak = 2 ∫ x cos kπxdx = 2⎜⎜ 1
− ∫ sin kπxdx ⎟⎟
⎝ kπ
0
0 kπ 0 ⎠
⎧0 , k = 2n
=
2
cos kπx = 1 2 ⎪
(−1) − 1 = ⎨ ( k
4 )
(kπ ) 2 (kπ ) 2 ⎪− π 2 (2n + 1) 2 , k = 2n + 1
0


1 4 ∞
cos(2n + 1)πx
x= − 2∑
2 π n = 0 (2n + 1) 2

220
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Công thức này đúng trên [0,1]

Thay x = 0 hoặc x = 1 vào công thức trên sẽ nhận được tổng của một chuỗi
số đặc biệt
π2 ∞
1 1 1
=∑ = 1 + 2 + 2 + ...
n = 0 ( 2n + 1)
2
8 3 5
Ví dụ 2: Cho hàm số f ( x ) = sin x , x ∈ (0, π ) . Hãy khai triển thành chuỗi
Fourier chỉ chứa các hàm côsin
Giải:
Thác triển chẵn hàm số đã cho sẽ có.

a
sin x = 0 + ∑ ak cos kx ,
2 k =1
trong đó
π
2 4
π∫
a0 = sin xdx =
0
π
π π
2 1
ak =
π ∫ sin x cos kxdx = π ∫ [sin(1 + k ) x + sin(1 − k ) x]dx
0 0

1
Suy ra a1 = − cos 2 x π0 = 0

1⎡ 1 1 ⎤ π
ak = − ⎢ cos( k + 1) x − cos( k − 1) x ⎥ 0
π ⎣k +1 k −1 ⎦
⎧0 , k = 2n + 1
1⎛ 1
= ⎜ −
1 ⎞ k +1 ⎪
⎟ ( −1) − 1 = ⎨ 4
π ⎝ k −1 k +1⎠
( 1 )
⎪⎩− π . 4n 2 − 1 , k = 2n

2 4 cos 2nx
Vậy sin x = − ∑ 4n , x ∈ [0,π ]
π π n =1
2
−1
Thay x = 0 vào công thức sẽ có

1 1
=∑ 2
2 n =1 4n − 1
Ví dụ 3: Chứng minh rằng

221
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

⎧ π π
⎪2 3 , 0≤ x<
3

⎪ π π
⎪4 3 , x =
3

cos 5 x cos 7 x cos11x ⎪ π 2π
cos x − + − + ... = S ( x) = ⎨0 , <x<
5 7 11 ⎪ 3 3
⎪ π 2π
⎪- , x=
3
⎪ 4 3
⎪ π 2π
⎪− 2 3 , 3 < x ≤ π

Giải:
Nhận thấy tổng của chuỗi là hàm số S (x ) xác định trên [0,π ] và các số hạng của chuỗi là
các hàm côsin, vậy chuỗi đó chính là thác triển chẵn của hàm f (x ) nào đó cho trên (0, π ) . Từ
tổng S (x ) , chúng ta hãy xét hàm f (x )

⎧1 π
⎪2 , 0< x<
3

⎪ π 2π
f ( x) = ⎨0 , <x<
⎪ 3 3
⎪ 1 2π
⎪− 2 , < x <π
⎩ 3
Và khai triển hàm f (x ) theo các hàm côsin
a0 ∞ π 2π
f ( x) = + ∑ ak cos kx , x ∈ (0,π ) , x ≠ ,
2 k =1 3 3
⎛ π3 ⎞
2⎜ 1 1 ⎟
π
a0 = ⎜ ∫ dx − ∫ dx ⎟ = 0
π ⎜0 2 2π 2 ⎟
⎝ 3 ⎠
⎛ π3 ⎞
1⎜ ⎟
π
ak = ⎜ ∫ cos kxdx − ∫ cos kxdx ⎟
π ⎜0 2π ⎟
⎝ 3 ⎠
1 ⎡ kπ 2kπ ⎤ 2 kπ kπ
= ⎢sin + sin ⎥ = sin cos
πk ⎣ 3 3 ⎦ kπ 2 6
⎧0 , k = 2m

= ⎨ 2(−1) m (2m + 1)π
⎪ (2m + 1)π cos , k = 2m + 1
⎩ 6

222
Chương 5: Lý thuyết chuỗi

Tiếp tục

⎪0 , m = 3k + 1 , k ∈ N

⎪⎪ 3
a 2 m +1 =⎨ , m = 3k , k ∈ N
⎪π (6k + 1)
⎪ 3
⎪− , m = 3k − 1 , k ∈ N *
⎪⎩ π (6k + 1)

3⎛ ∞ 1 ∞
cos(6k − 1) x ⎞
Vậy f ( x) = ⎜∑ cos( 6 k + 1) x − ∑ ⎟
π ⎝ k = 0 6k + 1 k =1 6k − 1 ⎠
Theo định lí Dirichlet ta nhận được S (x ) chính là tổng của chuỗi.

Ví dụ 4: Cho hàm số f (x ) tuần hoàn với chu kì 2π có các hệ số Fourier là


a0 , ak , bk , k = 1,2,... . Hãy tính các hệ số Fourier của hàm f ( x + h) , ( h = const ) .
Giải:
Giả sử các hệ số Fourier của f ( x + h) là A0 , Ak , Bk , k = 1,2,... . Khi đó.
π π +h
1 1
A0 =
π ∫
−π
f ( x + h)dx =
π ∫ f ( x)dx = a
−π + h
0

π π +h
1 1
Ak =
π ∫ f ( x + h) cos kxdx = π π∫ f ( x) cos k ( x − h)dx
−π − +h

π +h π +h
1 1
= cos kh.
π ∫ f ( x) cos kxdx + sin kh. π π∫ f ( x) sin kxdx
−π + h − +h

= ak cos kh + bk sin kh , k = 1,2,...


Tương tự
Bk = bk cos kh − ak sin kh , k = 1,2,...

223
Tài liệu tham khảo

1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. G. M. FICHTENGÔN, Giáo trình phép tính vi tích phân, Tập 1,2,3. Nauka, Moskva,1969.
(tiếng Nga)
2. G. M. FICHTENGÔN, Cơ sở giải tích toán học, Tập 1,2,3. NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà nội, 1977.

3. K. MAURIN, Analiza, Czes , c , 1. PWN, Warszawa, 1976.


4. R. A. ADAMS, Calculus-a complete, Addison,Wesley, New York,Don Mills, 1991.
5. NGUYỄN ĐÌNH TRÍ (chủ biên), Toán học cao cấp ,Tập 1,2,3. NXB Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà nội, 1990.
6. JEAN-MARIE MONIER, Giáo trình toán, Tập 1,2,3,4. NXB Giáo dục, Hà nội, 1999 (dịch
từ tiếng Pháp, DUNOD, Paris,1999)

224
Môc lôc

Môc lôc

Ch−¬ng I: Giíi h¹n cña d∙y sè .................................................................................... 3


1.1. Sè thùc .................................................................................................................................... 3
1.1.1. C¸c tÝnh chÊt c¬ b¶n cña tËp sè thùc..................................................................................... 3
1.1.2. TËp sè thùc më réng ............................................................................................................. 6
1.1.3. C¸c kho¶ng sè thùc............................................................................................................... 7
1.1.4. Gi¸ trÞ tuyÖt ®èi cña sè thùc.................................................................................................. 7
1.1.5. Kho¶ng c¸ch th«ng th−êng trong R...................................................................................... 8
1.2. Sè phøc ................................................................................................................................... 9
1.2.1. §Þnh nghÜa vµ c¸c d¹ng sè phøc ........................................................................................... 9
1.2.2. C¸c phÐp to¸n trªn tËp C.......................................................................................................10
1.2.3. ¸p dông sè phøc vµo l−îng gi¸c ..........................................................................................17
1.3. D·y sè thùc.............................................................................................................................19
1.3.1. C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n cña d·y sè thùc..................................................................................19
1.3.2. TÝnh chÊt cña d·y héi tô .......................................................................................................20
1.3.3. TÝnh ®¬n ®iÖu cña d·y sè......................................................................................................26
1.3.4. D·y con.................................................................................................................................31

Ch−¬ng II: Hμm sè mét biÕn sè....................................................................................34


2.1. C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n vÒ hµm sè ..........................................................................................34
2.1.1. C¸c ®Þnh nghÜa c¬ b¶n ..........................................................................................................34
2.1.2. C¸c hµm sè th«ng dông ........................................................................................................37
2.1.3. Hµm sè s¬ cÊp.......................................................................................................................47
2.2. Giíi h¹n cña hµm sè ..............................................................................................................47
2.2.1. Kh¸i niÖm vÒ giíi h¹n...........................................................................................................47
2.2.2. TÝnh chÊt cña hµm cã giíi h¹n..............................................................................................49
2.2.3. C¸c giíi h¹n ®¸ng nhí ..........................................................................................................56
2.3. §¹i l−îng v« cïng bÐ (VCB) vµ ®¹i l−îng v« cïng lín (VCL)...........................................58
2.3.1. §¹i l−îng VCB .....................................................................................................................58
2.3.2. §¹i l−îng VCL .....................................................................................................................60

225
Môc lôc

2.4. Sù liªn tôc cña hµm sè...........................................................................................................62


2.4.1. C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n ...........................................................................................................62
2.4.2. C¸c phÐp to¸n ®¹i sè cña hµm liªn tôc..................................................................................63
2.4.3. TÝnh chÊt cña hµm sè liªn tôc trªn mét ®o¹n........................................................................65
2.4.4. TÝnh liªn tôc ®Òu...................................................................................................................66

Ch−¬ng III: PhÐp tÝnh vi ph©n hμm sè mét biÕn sè..........................................68


3.1. §¹o hµm .................................................................................................................................68
3.1.1. §¹o hµm t¹i mét ®iÓm ..........................................................................................................68
3.1.2. C¸c phÐp tÝnh ®¹i sè cña c¸c hµm kh¶ vi t¹i mét ®iÓm.........................................................71
3.1.3. §¹o hµm trªn mét kho¶ng (¸nh x¹ ®¹o hµm) .......................................................................74
3.1.4. §¹o hµm cña c¸c hµm sè th«ng th−êng................................................................................75
3.2. Vi ph©n cña hµm sè ...............................................................................................................81
3.2.1. §Þnh nghÜa vi ph©n t¹i mét ®iÓm ..........................................................................................81
3.2.2. Vi ph©n trªn mét kho¶ng ......................................................................................................82
3.3. §¹o hµm vµ vi ph©n cÊp cao .................................................................................................84
3.3.1. §¹o hµm cÊp cao ..................................................................................................................84
3.3.2. Vi ph©n cÊp cao ....................................................................................................................85
3.3.3. Líp cña mét hµm ..................................................................................................................86
3.4. C¸c ®Þnh lÝ vÒ gi¸ trÞ trung b×nh...........................................................................................91
3.4.1. §Þnh lÝ PhÐc ma (Fermat) .....................................................................................................91
3.4.2. §Þnh lÝ R«n (Rolle)...............................................................................................................92
3.4.3. §Þnh lÝ sè gia h¹n. (®Þnh lÝ Lag¬r¨ng (Lagrange))................................................................93
3.4.4. §Þnh lÝ sè gia h÷u h¹n suy réng (§Þnh lÝ C«si (Cauchy)).....................................................95
3.5. øng dông c¸c ®Þnh lÝ vÒ gi¸ trÞ trung b×nh ..........................................................................98
3.5.1. C«ng thøc Taylo (Taylor), c«ng thøc Macl«ranh (McLaurin)..............................................98
3.5.2. Qui t¾c L«pitan (L' Hospital)............................................................................................. 102
3.6. Sù biÕn thiªn cña hµm sè ................................................................................................... 105
3.6.1. TÝnh ®¬n ®iÖu cña hµm kh¶ vi ........................................................................................... 105
3.6.2. §iÒu kiÖn hµm sè ®¹t cùc trÞ.............................................................................................. 107
3.7. Bµi to¸n t×m gi¸ trÞ lín nhÊt, gi¸ trÞ bÐ nhÊt .................................................................... 109
3.7.1. Hµm liªn tôc trªn ®o¹n kÝn [a,b]........................................................................................ 109
3.7.2. Hµm liªn tôc trªn kho¶ng më, kho¶ng v« h¹n................................................................... 110

226
Môc lôc

3.8. Hµm låi ................................................................................................................................ 110


3.8.1. Kh¸i niÖm vÒ hµm låi, hµm lâm vµ ®iÓm uèn.................................................................... 110
3.8.2. §iÒu kiÖn hµm låi .............................................................................................................. 113

3.9. TiÖm cËn cña ®−êng cong .................................................................................................. 115


3.9.1. Kh¸i niÖm chung vÒ tiÖm cËn ............................................................................................ 115
3.9.2. Ph©n lo¹i vµ c¸ch t×m tiÖm cËn .......................................................................................... 116
3.10. Bµi to¸n kh¶o s¸t hµm sè .................................................................................................... 117

Ch−¬ng IV: PhÐp tÝnh tÝch ph©n.............................................................................. 122


4.1. Kh¸i niÖm vÒ tÝch ph©n x¸c ®Þnh....................................................................................... 122
4.1.1. §Þnh nghÜa tÝch ph©n x¸c ®Þnh........................................................................................... 122
4.1.2. §iÒu kiÖn tån t¹i ................................................................................................................ 123
4.1.3. Líp c¸c hµm kh¶ tÝch......................................................................................................... 125
4.1.4. C¸c tÝnh chÊt cña tÝch ph©n x¸c ®Þnh ................................................................................. 126
4.1.5. C«ng thøc Niut¬n-LÐpnÝt (Newbnitz)................................................................................ 129

4.2. Hai ph−¬ng ph¸p c¬ b¶n tÝnh tÝch ph©n x¸c ®Þnh ........................................................... 135
4.2.1. PhÐp ®æi biÕn ..................................................................................................................... 135
4.2.2. PhÐp tÝch ph©n tõng phÇn................................................................................................... 135

4.3. Ph−¬ng ph¸p tÝnh tÝch ph©n bÊt ®Þnh.............................................................................. 141


4.3.1. B¶ng c¸c nguyªn hµm th«ng dông..................................................................................... 141
4.3.2. Hai ph−¬ng ph¸p c¬ b¶n tÝnh tÝch ph©n bÊt ®Þnh ............................................................... 142
4.3.3. C¸ch tÝnh tÝch ph©n bÊt ®Þnh cña c¸c hµm sè h÷u tØ .......................................................... 145
4.3.4. TÝnh nguyªn hµm c¸c ph©n thøc h÷u tØ ®èi víi mét sè hµm th«ng dông ........................... 147

4.4. Mét sè øng dông cña tÝch ph©n x¸c ®Þnh.......................................................................... 152
4.4.1. TÝnh ®iÖn tÝch h×nh ph¼ng.................................................................................................. 153
4.4.2. TÝnh ®é dµi ®−êng cong ph¼ng .......................................................................................... 155
4.4.3. TÝnh thÓ tÝch vËt thÓ ........................................................................................................... 157
4.4.4. TÝnh diÖn tÝch mÆt trßn xoay ............................................................................................. 159

4.5. TÝch ph©n suy réng............................................................................................................. 161


4.5.1. TÝch ph©n suy réng víi cËn v« h¹n .................................................................................... 161
4.5.2. TÝch ph©n suy réng víi hµm d−íi dÊu tÝch ph©n cã cùc ®iÓm ........................................... 167

227
Môc lôc

Ch−¬ng V: Lý thuyÕt chuçi....................................................................................... 173


5.1. Chuçi sè ............................................................................................................................... 173
5.1.1. C¸c kh¸i niÖm chung ......................................................................................................... 173
5.1.2. Chuçi sè d−¬ng.................................................................................................................. 176
5.1.3. Chuçi ®an dÊu.................................................................................................................... 183
5.1.4. Chuçi cã sè h¹ng mang dÊu bÊt k×..................................................................................... 185
5.2. Chuçi hµm ........................................................................................................................... 187
5.2.1. C¸c kh¸i niÖm chung vÒ chuçi hµm................................................................................... 187
5.2.2. Sù héi tô ®Òu cña chuçi hµm.............................................................................................. 188
5.3. Chuçi luü thõa .................................................................................................................... 194
5.3.1. C¸c kh¸i niÖm chung vÒ chuçi luü thõa............................................................................. 194
5.3.2. Khai triÓn mét hµm sè thµnh chuçi luü thõa ..................................................................... 201
5.4. Chuçi Phuriª (Fourier) ...................................................................................................... 209
5.4.1. C¸c kh¸i niÖm chung ......................................................................................................... 209
5.4.2. §iÒu kiÖn ®ñ ®Ó hµm sè khai triÓn thµnh chuçi Fourier .................................................... 213
5.4.3. Khai triÓn thµnh chuçi Fourier cña mét hµm sè bÊt kú ..................................................... 217

Tμi liÖu tham kh¶o ........................................................................................................ 224

228

You might also like