You are on page 1of 7

Bài tập đánh giá luồng tiền của công ty cổ phần đường Biên Hòa

Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Hoàng

Lớp TCDN D- K10

I.Đánh giá các nguồn thu và chi tiền:


Trích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2009:

Đơn vị:1000 VNĐ

Khoản mục Năm 2009 Năm 2008


I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu 1.219.467.845 815.255.681
khác
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ (991.408.567) (746.863.387)
Tiền chi trả cho người lao động (41.418.643) (29.822.209)
Tiền chi trả lãi vay (16.281.008) (27.695.956)
Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (7.084.444) (1.408.906)
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 2.126.227.834 1.828.021.898
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (2.304.835.749) (1.824.329.637)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (15.332.731) 13.157.486
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản (5.186.199) (11.653.594)
dài hạn khác
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản 36.570 309.132
dài hạn khác
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị (96.087.545) (41.414.029)
khác
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn 70.711.876 53.961.073
vị khác
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (1.200.000)
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 3.066.600
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 3.130.985 10.497.660
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (25.527.712) 11.700.242
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ
sở hữu
Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 624.566.472 452.936.409
Tiền chi trả nợ gốc vay (498.661.320) (470.847.387)
Tiền chi trả nợ thuê tài chính
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (18.453.969) (218.648)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 107.451.183 (18.129.626)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 66.590.740 6.728.103
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 19.559.334 12.831.232
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại (23.797)
tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 86.126.277 19.559.334

Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của đường Biên Hòa:

Đơn vị tính: 1000VNĐ

Chỉ tiêu 2009 2008


Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD (15.332.731) 13.157.486
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT (25.527.712) 11.700.242
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 107.451.183 (18.129.626)
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối (23.797)
đoái
Tiền tăng ( giảm) trong năm 66.566.943 6.728.102

Nhận xét: Dựa theo các số liệu trong bảng trên cho thấy, nguồn tiền chính của đường
Biên Hòa năm 2009 là từ HĐTC, trong khi nguồn tiền chính năm 2008 là từ hoạt động
kinh doanh.

- Trong năm 2008, nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu được cung cấp từ doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là một dấu hiệu tốt vì chứng tỏ doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả trong ngành nghề chính của mình.
+Bên cạnh đó, ta có thể thấy trong năm này doanh nghiệp chi khá nhiều tiền để mua
sắm xây dựng các TSCĐ mới, tuy nhiên các khoản chi này đã được bù đắp phần lớn bởi
các khoản thu hồi từ hoạt động đầu tư cũng như cho vay từ những năm trước, chính vì thế
mà dòng tiền thuần từ HĐĐT của doanh nghiệp có giá trị dương khá lớn, ngoài ra việc
đầu tư mua sắm thiết bị mới đã đem lại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cho
doanh nghiệp là một dấu hiệu tốt.
+Xét đến dòng tiền từ hoạt động tài chính, ta có thể thấy chi phí trả nợ vay chiếm phần
lớn, tuy nhiên đây là điều hợp lý vì năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới rơi vào khủng
hoảng, lãi suất cho vay tăng cao, vì vậy chi phí trả nợ tăng là một yếu tố khó tránh khỏi.
Dòng tiền từ HĐTC này được tài trợ chủ yếu bởi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và
hoạt động đầu tư, tuy rằng nếu chỉ xét riêng dòng tiền từ HĐKD thì không đủ bù đắp chi
phí HĐTC, nhưng đây vẫn là một điều chấp nhận được trong một nền kinh tế rơi vào
khủng hoảng như lúc bấy giờ. Khi đem dòng tiền thuần HĐKD so sánh với lợi nhuận sau
thuế của Biên Hòa là -43.276.152, ta thấy dòng tiền thuần HĐKD lớn hơn rất nhiều lợi
nhuận sau thuế, việc lợi nhuận sau thuế âm vẫn chủ yếu do lí do chi phí trả nợ vay quá
lớn, việc dòng tiền thuần HĐKD lớn hơn lợi nhuận sau thuế là một dấu hiệu tốt. Tuy
nhiên, để có một cơ cấu dòng tiền tốt hơn có lẽ doanh nghiệp nên giảm bớt mức vay
xuống để có đảm bảo yếu tố an toàn trong kinh doanh.

- Sang năm 2009,cơ cấu dòng tiền của doanh nghiệp lại có sự thay đổi lớn. Nguồn tiền
chính của công ty Biên Hòa lại là từ hoạt động tài chính. Dòng tiền thuần hoạt động kinh
doanh mang giá trị âm -15.332.731.000, tuy nhiên điều này chưa hẳn là một dấu hiệu xấu
bời lẽ dòng tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá cao so với năm 2008
( khoảng 49,6%) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành nghề chính
của mình vẫn rất hiệu quả. Việc dòng tiền thuần mang giá trị âm chủ yếu do khoản chi
khác từ HĐKD của doanh nghiệp khá lớn. Vì vậy phải xem xét khoản chi này thực sự
gồm những khoản nào thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác về hoạt động của doanh
nghiệp. Nếu chi chủ yếu là tiền trả lại các khoản nhận ký quỹ, ký cược hay tiền chi từ quỹ
khen thưởng, phúc lợi… thì không ảnh hưởng gì lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, doanh nghiệp hoạt động vẫn đang trên đà đi lên. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế
năm 2009 của Biên Hòa là 120.086.686.000, tăng rất nhiều so với năm trước, tuy lớn hơn
dòng tiền thuần HĐKD nhưng theo lí do như trên đã nói, đây chưa chắc đã là một dấu
hiệu xấu, vì nếu bỏ qua những khoản thu chi bất thường khác từ HĐKD của doanh
nghiệp thì dòng tiền HĐKD vẫn lớn hơn hẳn lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ chất lượng lợi
nhuận tốt.
+ Dòng tiền hoạt động đầu tư của Biên Hòa chủ yếu là các khoản thu chi từ hoạt động
mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác. Dòng tiến chi mua sắm mới TSCĐ chiếm tỷ
trọng thấp cho thấy trong năm doanh nghiệp không thực sự chú trọng vào việc đầu tư cho
mảng hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình mà lại chuyển hướng đầu tư sang
mua bán các công cụ nợ, đây là một điều không nên đối với một doanh nghiệp sản xuất.
Ta có thể thấy dòng chi lớn hơn dòng tiền vào, khoản chi đầu tư này lại dựa hoàn toàn
vào dòng tiền hoạt động tài chính hay cụ thể hơn là tiền đi vay. Đây là một dạng đầu tư
khá mạo hiểm của doanh nghiệp, dòng tiền từ HĐKD và HĐĐT đều chủ yếu dựa vào đi
vay, năm 2009 là năm nền kinh tế trong nước đang có dấu hiệu hồi phục sau khủng
hoảng, vì vậy việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một hướng đi khá khôn ngoan của doanh
nghiệp, tuy nhiên việc đi vay này nên tập trung chủ yếu vào đầu tư mua sắm mới trang
thiết bị để phục vụ sản xuất thì sẽ tốt hơn là dung cho các hoạt động đầu tư khác.

=>Doanh nghiệp trong 2 năm 2008, 2009 đều có thể vay được một lượng lớn để phục vụ
cho hoạt động sản xuất và đầu tư, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có chất lượng và úy tín
lớn, được các tổ chức tín dụng tín nhiệm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên quá lạm
dụng lợi thế này vì một cơ cấu vốn với nguồn vốn vay lớn sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có
thể ảnh hưởng đến sự ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp trong những kì hoạt
động tiếp theo.

II. Phân tích báo cáo LCTT đồng quy mô:


Báo cáo LCTT đồng quy mô năm 2009 của công ty cổ phần đường Biên Hòa ( dưới dạng
tỷ lệ phần trăm của tổng dòng tiền vào):

Dòng tiền vào Giá trị Tỉ lệ trên tổng


(Tr VNĐ) dòng tiền vào
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ 1.219.468 30,13%
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 2.126.228 52,54%
Tiền thu thanh lí, nhượng bán TSCĐ 36 0,00089%
Tiền thu hồi cho vay bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 70.712 1,74%
Tiền thu hồi đầu tư gópvốn vào đơn vị khác 3.067 0,75%
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và LN được chia 3.131 0,77%
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 624.566 15,43%
Tổng dòng tiền vào 4.047.172 100%

Dòng tiền ra Giá trị Tỉ lệ trên tổng


(Tr VNĐ) dòng tiền vào
Tiền chi trả cho người cung cấp HHDV 991.409 24,9%
Tiền chi trả cho người LĐ 41.419 1,04%
Tiền chi trả lãi vay 16.281 0,41%
Tiền chi nộp thuế TNDN 7.084 0,177%
Tiền chi khác cho HĐKD 2.304.836 57,90%
Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ 5.186 0,13%
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ 96.088 2,41%
Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 1.200 0,03%
Tiền chi trả nợ gốc vay 498.661 12,53%
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH 18.454 0,46%
Tổng dòng tiền ra 3.980.618 100%

- Thứ nhất, xét về dòng tiền vào của doanh nghiệp, ta có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất
là tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ( chiếm 52,54%), tiếp theo là đến tiền thu từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ ( 30,13%), tiền vay ngắn hạn dài hạn nhân được (15,43%)…
Tỷ trọng lớn của tiền vay ( 15,43%) cho ta thấy một sự phụ thuộc lớn của DN vào
nguồn vốn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, dòng tiền vào chính của DN lại là từ hoạt động
khác từ HĐKD ( 52,54%), điều này khiến ta lo ngại về sự lành mạnh các khoản thu của
DN, nếu khoản thu này chủ yếu từ nhận ký quỹ ký cược hay tiền thu về bồi thường… thì
không chứng tỏ được DN đang kinh doanh hiệu quả. Nhưng nếu những khoản thu này
chủ yếu từ tiền nhận được từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng… thì đây lại là một
dấu hiệu tốt cho thấy mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp được đảm bảo. Một lượng lớn
tiền vào khác là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp ( 30,13%) ,
đây là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình ở mức cao, tuy nhiên với một doanh nghiệp sản xuất thì khoản mục này
nên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dòng tiền vào thì mới thực sự là tốt.

- Thứ hai,về dòng tiền ra của doanh nghiệp, ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền chi
khác cho HĐKD (57,90% ), tiếp theo là tiền chi trả cho người cung cấp HHDV ( 24,9%),
tiền chi trả nợ gốc vay (12,53%) , tiền chi cho vay mua các công cụ nợ ( 2,41%)…
Tỷ trọng lớn của tiền chi khác cho HĐKD là một dấu hiệu cần xem xét. Nếu khoản chi
này hợp lí như tiền chi quỹ khen thưởng phúc lơi, chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp.. thì là
một điều tốt. Nhưng nếu là chi tiền bồi thường, tiền phạt… thì lại là một xu hướng xấu
của DN. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là tiền chi trả cho HHDV, như trên đã phân
tích, với một DN sản xuất như Biên Hòa thì khoản mục này nên chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng dòng tiền chi ra thì mới thực sự là tốt.

III.Dòng tiền tự do cho vốn chủ sở hữu:


Tính dòng tiền tự do cho chủ sở hữu của công ty đường Biên Hòa năm 2009:

Đơn vị tính: 1000VNĐ

CFO - 15.332.731
+ IDrc 3.130.985
- FCInv 5.186.199
+ Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 624.566.472
- Tiền chi trả nợ gốc vay 498.661.320
FCFE 108.517.207

Như vậy,dòng tiền tự do cho vốn chủ sở hữu dương, chứng tỏ công ty còn thừa một
lượng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh sau khi đã đầu tư cho tương lai và trả nợ
=> Đây là một dấu hiệu tốt.

IV. Các tỷ số dòng tiền:

Chỉ tiêu 2008 2009


Dòng tiền trên TS 2,07% -2,07%
Dòng tiền trên VCSH 3,72% -4,05%
Dòng tiền trên DTT 1,66% -1,29%
Dòng tiền trên LNT từ HĐKD -0,97 -0,12
Khả năng trả nợ 0,047 -0,042
Khả năng trả nợ ngắn hạn 0,123 -0,069
Thời gian trả hết nợ dài hạn 13,01 -9,15
Khả năng trả lãi vay 1,52 0,49
Khả năng trả nợ gốc vay 0,027 -0,03
Khả năng chi trả cổ tức 60,17 -0,83
Khả năng tái đầu tư 1,129 -2,956

Dựa vào những chỉ số trên, ta có thể thấy dòng tiền của doanh nghiệp không thực
sự tốt. Năm 2009 có xu hướng xấu hơn năm 2008, tất cả chỉ số dòng tiền tính toán
được đều giảm. Trung bình, mỗi 100 đồng tài sản và vốn chủ sở hữu năm 2009
tương ứng mang lại -2,07 đồng và -4,05 đồng tiền thuần từ HĐKD, giảm 4,14 và
7,77 đồng sơ với năm trước. Tỷ suất dòng tiền giảm từ 1,66% năm 2008 xuống còn
-1,29% năm 2009. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ và khả năng trả nợ ngắn
hạn năm 2009 đều thấp hơn năm 2008 trong khi bản thân khả năng trả nợ của năm
2008 cũng đã rất thấp. Tất cả điều này là do DN đã không tập trung vào việc đầu tư
cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN mà chuyển sang đầu tư nhiều
trên mảng mua bán các công cụ nợ, đây cũng một phần vì nền kinh tế năm 2008 ở
giai đoạn khủng hoảng và năm 2009 thì cũng mới chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng,
một phần vì trong năm 2009 hai cơn bão số 9 và 11 đã khiến 50% diện tích mía ở
miền Trung chịu thiệt hại nặng nề khiến giá nguyên vật liệu tăng cao làm giảm lợi
nhuận đạt được của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây cũng có
thể là lí do khiến Biên Hòa trong 2 năm 2008, 2009 chuyển hướng sang đầu tư ở
hoạt động mua bán các công cụ nợ là chủ yếu, từ đó làm giảm các chỉ số dòng tiền
của doanh nghiệp.

You might also like