You are on page 1of 5

Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, được sinh ra vào ngày 19 tháng 5 năm

1890 ở một làng quê rất nghèo, làng Hoàng Trù , xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cha của Bác là ông Nguyễn Sinh Sắc- là một người học rộng, hiểu cao, ông đã từng ra làm quan,
nhưng vốn tính khẳng khái và yêu nước, ông thường chống đối bọn quan trên và thực dân Pháp
cho nên sau một thời gian làm quan rất ngắn, ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc và dạy học. Ông
mất năm 66 tuổi ở Cao Lãnh, Đồng Tháp. Mẹ của Bác là bà Hoàng Thị Loan- là một người phụ
nữ đảm đang, hết mực yêu thương chồng và chăm lo dạy dỗ các con. Ban ngày bà làm ruộng và
tối về thì dệt vải. Bà mất khi tuổi đời còn rất trẻ, chỉ mới 33 tuổi. Chị của Bác là bà Nguyễn Thị
Thanh, anh trai là ông Nguyễn Sinh Khiêm. Cả anh và chị của Bác đều tham gia hoạt động Cách
mạng từ rất sớm, bị thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai và bị lưu đày. Bác là người con thứ ba
trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, Bác đã bộc lộ bản tính thông minh và ham học hỏi. Đặc
biệt, được cha dạy cho từ những chữ đầu tiên, được sinh ra ở một vùng quê giàu truyền thống
Cách mạng, những người than trong gia đình đều có tấm lòng yêu nước thương dân và tham gia
hoạt động Cách mạng từ rất sớm, đây chính là cái nôi của tấm lòng yêu nước thương dân của
Bác sau này.
Năm 1908, Bác học ở trường Quốc học Huế. Giữa năm 1908, Bác cùng nhân dân Thừa
Thiên Huế tham gia chống thuế ở Trung Kỳ và bị đuổi học. Năm 1910, Bác dạy học ở trường tư
thục Dục Thanh, là một trường tư thục do một số văn phong yêu nước lập ra, không chỉ giáo dục
sinh viên những kiến thức và văn hóa, mà Bác còn giáo dục cho họ những tấm lòng yêu nước,
thương nòi. Đầu năm 1911, Bác vào Sài Gòn, đến bến cảng Nhà Rồng, xin làm công trên một
con tàu của Pháp. Cuối năm 1912, Bác vượt Đại Tây Dương sang châu Mỹ. Cũng như bao người
khác, Bác đến New York xem biểu tượng của nước Mỹ- tượng Nữ Thần Tự Do. Bức tượng được
làm bằng đồng, cao 50m, trên đầu tượng Nữ thần đội vòng nguyệt quế biểu trưng cho vinh
quang, tay phải cầm bó đuốc đang cháy giơ cao, tay trái cầm bản Hiến pháp của nước Mỹ, dưới
chân thì xiềng xích bị đập tan lả tả. Trong thời gian này, Bác làm nhiều nghề khác nhau để kiếm
sống như bồi bàn, phụ bếp…. Tháng 6 năm 1919, hội nghị các nước Đế quốc Pháp được họp ở
Vec-xay, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới Nguyễn Ái Quốc, một người họ
Nguyễn yêu nước, yêu cầu Pháp công nhận các quyền sống, quyền dân sinh, dân chủ cho nhân
dân Việt Nam, đập tan khẩu hiệu Tự do, bình đẳng, bác ái của người Pháp và cả một sự bóc lột
đối với người dân thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam ta. Nhưng Hiến pháp này không
được thực dân Pháp chấp nhận nhưng nó đã gây một tiếng vang lớn trong nhân dân Pháp cũng
như trong nhân dân các nước thuộc địa. Ngày 17/7/1920, báo Nhân Đạo, cơ quan ngôn luận của
Đảng Xã hội Pháp, đăng luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nguyễn ái Quốc
đọc đi đọc lại nhiều lần bản luận cương và cuối cùng cũng đã hiểu được ý nghĩa của nó.
Những vấn đề mà Người tìm kiếm bấy lâu đã được luận cương giải đáp. Sau này khi nhớ
lại thời điểm gặp luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã nói: Luận cương của Lênin làm cho
tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi
một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào
bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ
đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”
Tháng 12/1920, 5 tháng sau khi đọc luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự
Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp- đại hội Tua. Người là đại biểu duy nhất của các nước
thuộc địa tham gia bỏ phiếu tán thành quốc tế ba-quốc tế ba do Lênin sang lập năm 1919. Một
thời gian sau, Bác tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản
Pháp. Bác đã trở thành người Việt Nam đầu tiên trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản. Khi đó,
Bác vừa tròn 30 tuổi.
Năm 1931, Bác cùng một số thanh niên ở các nước thuộc địa lập hội lien hiệp thuộc địa-
cơ quan ngôn luận của hội nhà báo Le Paria,còn có tên là ‘ Người cùng khổ’’. Bác đão viết rất
nhiều bài, vẽ nhiều tranh, đóng góp nguồn tài chính cho báo, đôi khi Bác còn kiêm cả việc đi bán
báo. Trong thời gian sống tại Pháp, để tiện cho việc hoạt động, Bác sống trong một căn phòng
nhỏ vỏn vẹn có 9m vuông chỉ gồm: 1 cái bàn,1 cái tủ, 1 cái giường, 1 cái lò than, không điện ,
không lò sưởi. Với các giá lạnh mùa Đông paris, mỗi sáng trước khi đi làm, Bác để viên gạch
vào lò sưởi của bà chủ nhà, đến chiều về lấy giáy báo gói lại, để dưới giường, lấy hơi ấm ít ỏi từ
viên gạch tỏa ra mà sưởi ấm. Hiện nay căn nhà đã bị phá bỏ, thay vào đó là một chung cư hiện
đại. Phía trước lối ra vào chung cư đó, Cách mạng Pháp đã dể một tấm biển đồng rất to viết
bằng tiếng Pháp:’’ Tại đây, Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh đã sống và đấu tranh cho độc lập
tự do của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác từ năm 1921 đến năm 1923’. Hiện nay,
người Pháp còn lưu lại những kỉ vật của Bác. Đó là cái chốt cửa, cái mắc áo và cái vòi nước, tựa
là “ không gian Hồ Chí Minh” tại bảo tàng Montreau. Trên trang web bảo tàng, cách mạng Pháp
đã đưa một bức hình, trong đó có những người nông dân đang cày ruộng với lời bình:’’ Các bạn
hãy quan sát kĩ những người nông dân kia, trong đó có1 vị đứng đầu nhà nước. Nếu các bạn biết
tên Người , vóc dáng Người , các bạn sẽ nhận ra Người. Nếu không thì không có sự phân biệt
nào giữa một người đứng đầu quốc gia với nhân dân của Người’. Chỉ là những lời giới thiệu đơn
giản như thế nhưng đã cho cả thế giới thấy sự bình dị, gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Và sau 1 thời gian hoạt động thì Bác khao khát được gặp Lênnin, muốn nhìn xem 1 nước
Nga-Soviet đang tạo ra một bước đi cho cả nhân loại. Đồng thời, được Quốc tế Cộng sản cử sang
Liên Xô dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản.
Tháng 6 năm 1923, Bác lên đường sang Liên Xô. Ở đây, Bác học tại trường Đại học
Phương Đông. Bác không gặp được Lennin vì tháng 1 năm 1924, Lênnin từ trần. Bác và các học
viên viếng tang trong niềm thương tiếc vô hạn. đánh giá vai trò to lớn của Lênin đối với các dân
tộc thuộc địa, trong bài viết của mình có một đoạn Bác đã nói: ’’Khi còn sống , Người là người
cha, đồng chí, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ
đường cho chúng ta đi tới cách mạng xã hội Lê-nin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của
chúng ta”.
Sau Đại Hội thứ 5 Quốc Tế Cộng Sản, Bác được Quốc Tế Cộng Sản giữ lại phụ trách
trong bang phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản, trong thời gian đó Bác đã tham dự nhiều đại
hội quốc tế quan trọng: Đại hội lần thứ 4 của quốc tế Thanh niên, Đại hội lần thứ 3 quốc tế Phụ
Nữ, Đại hội lần thứ nhất quốc tế Đỏ; có thể nói hơn 1 năm ở 1 năm ở nước Nga Xô Viết, Bác đã
thực sự trở thành 1 chiến sĩ cách mạng vững vàng, đã tìm ra và hoàn thiện con đường giải phóng
cho dân tộc Việt Nam. Cũng trong lúc này, có 1 nhà thơ, nhà báo nước Nga – ông Ô-Xít Ben Tan
đã nhận xét về chủ tịch Hồ Chủ Minh và dân tộc Việt Nam như sau: “ Từ Nguyễn Ái Quốc đã
mở ra 1 nền văn hoá, không phải là văn hoá Châu Âu, mà có lẽ là 1 nền văn hoá của tương lai,
dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị, lịch sự qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của
Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai,thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình khổ ái
toàn thế giới bao la như đại dương. 11-1924, Bác trở về Trung Quốc làm phiên dịch cho phái
đoàn cố vấn của chính phủ Rô-Vo-Din với tên là Lý Thuỵ, Bác dịch từ tiêng tiếng Trung Quốc
sang tiếng Liên Xô và ngược lại. Đầu Năm 1925, tại căn nhà số 13 và 13/1 đường Van Minh,
Quảng Đông, Bác mở lớp huấn luyện cán bộ của Việt Nam, 1 số Bác đứ về nước hoạt động, 1 số
Bác cho sang nước khác tiếp tục huấn luyên, và những bài giảng của Bác được in thành sách
Đường Cách Mệnh. 6-1925, Bác thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên và cơ quan
ngôn luận của nó la tờ báo Thanh Niên, báo ra hàng tuần bằng Tiếng Việt, từ năm 1925 đến năm
1927 báo ra được tất cả 88 số. 4-1927, Tưởng Giới Thạch đảo chánh, đàn áp đẫm máu phong
trào cách mạng nên Bác xin ý kiến Quốc Tế Cộng Sản trở về nước, trong lúc này 1 sự kiện đã
xảy ra, ngày 10-10-1929, Toà án Nam Triều kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc – kết án tử
hình vắng mặt nghĩa là hiện tại chúng chưa bắt được Bác nhưng vẫn mở ra phiên toà xét xử và
kết án tử hình nếu sau này bác chúng ta khinh xuất rơi vào tay giặc thì chúng sẽ kết án tử hình
ngay mà không cần xét xử lại. Sự việc này cho thấy kẻ thù đã nhận ra vai trò to lớn của Bác
trong phong trào cách mạng của Việt Nam nói riêng và phong trào cách mạng ở Đông Dương nói
chung. 3-2-1930 dưới hình thức trên bàn cờ mạc chược – 1 loại cờ của Trung Quốc để tránh tai
mắt của địch, Bác và 6 đồng chí khác tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ khi ra đời
Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh từ Bắc đến Nam và cao trào của nó là cao trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931 và lập ra chính quyền Xô Viết Công Nông đầu tiên. Cũng trong
thời gian này, Bác chúng ta đã bị cảnh sát Anh bắt trái phép ở Cửu Long Hồng Kông.
Mục đích của cảnh sát Anh muốn bắt bác là giao bác cho Pháp để hưởng một số tiền kết
xù từ pháp, do Pháp phải đưa bác trở về đong dương để mà xử tử theo bản án đã tuyên vào năm
1929 tại Vinh. Được sự giúp đỡ của quốc tế cộng sản, luật sư người Anh_ông Lôdơbai đến thăm
bác và điều tra việc giúp đỡ. Thái độ, bản lĩnh, phong cách của nguyễn ái quốc đã thuyết phục
được luật sự, ông quyết tâm bảo vệ bác theo đúng giới chính trị của luật pháp Anh và cũng chính
nhờ luật sư mà bác được thả tự do vào 9 phiên tòa xét xử lớn nhỏ khác nhau. Sau này, vào năm
1960, khi đã là chủ tịch hồ chí minh, bác có mời vợ chồng luật sư Lôdơbai đến thăm việt nam.
Trong một không khí ấm cúng và thân mật thì bác Hồ đã nói: luật sư Lôdơbai là người đã tái sinh
ra tôi. Và khi trở về nước thì luật sư có viết thư trả lời với bác hồ rằng: ngài nói rằng tôi đã cứu
sống ngài, điều đó có thể đúng, vậy thì đó là một việc làm tốt nhất tôi đã từng làm và đó mãi mãi
là một việc làm sang suốt. năm 1938, bác về đến trung quốc theo sự phân công của tổ chức, bác
công tác trong hàng ngũ (bát lộ quân_nge hem rõ nha px) của đảng cộng sản trung quốc với danh
hào thiếu tá ký danh là Hồ Quang. ở đây thì bác đã gặp được đồng chí Phạm văn Đồng và Võ
Nguyên Giáp từ trong nước sang, bác giới thiệu hai đồng chí này vào học tại trường quân chính
của đảng cộng sạn trung quốc. năm 1940, nghe tin Paris thất thủ, Nhật nhảy vào đông dương.
Bác triệu tập cuộc họp và phân tích: nhật, pháp ở đông dương chống, trị, và bắn nhau, việt nam
sẽ giành được độc lập và căn dặn các đồng chí nhanh chóng trở về nước. vào ngày 28 tháng 1
năm 1941, khi bác cùng một số đồng chí lên đường trở về nước, khi đến ‘cồn ốc’-từ này nghe
hem được nha, 108 bên giới việt-trung, thì bác đứng lặng hồi lâu xúc động sau 30 năm xa cách tổ
quốc, ngày ra đi bác chỉ là một chàng thanh niên 21 tuổi, nhưng khi đặt chân về quê hương, bác
đã trỡ thành một ông cụ 51 tuổi rồi, râu tóc đã lướm đướm bạc. khi trở về nước thì bác ở hang
Bắc bó-cao bằng. Mặc dù điều kiện khắc nghiệt, nhưng với tình thần lạc quan, bác làm việc
không mệt mỏi, hàng loạt các tác phẩm của bác đã ra đời phục vụ cho phong trào cách mạng lúc
bấy giờ, như là tác phẩm “chương trình viện minh”, ra báo “việt nam độc lập”, viết lịch sử nước
ta: dân ta phải biết sử ta cho từ gốc tích nước nhà việt nam. Một năm sau, với một tên gọi mới là
Hồ Chí Minh, bác lên đường sang trung quốc. ở đây, bác bị chính quyền địa phương Tưởng Giới
Thạch bắt giam vì bị nghi là gián điệp. Hơn 1 năm bị giam cầm, bị giải qua 18 nhà giam, 13 nhà
tù của trung quốc thì một tập thơ đã ra đời: “nhật ký trong tù”, không chỉ tố cáo chế độ nhà tù
khắc nghiệt mà nó còn nói lên tình thần lạc quan của một người chiến sĩ cộng sản. Và hiện nay,
tập thơ này đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới. Năm 1945, thời cơ cách mạng có lợi
cho Việt nam, phe Phát xít thất bại, thắng lợi thì bắt đầu nghiêng về phe đồng minh, cào trào đấu
tranh trong nước dâng cao hừng hực mà do đó quyết định tổng khởi nghĩa. Lúc này, bác của
chúng ta đang ốm nặng, nằm trên giường bệnh, bác căn dặn các đồng chí: lúc nay, thời cơ cách
mạng đã đến, dù phải hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả giải trường sơn cũng kiên quyết dành
cho được độc lập. Và theo lời bác dặn, chỉ trong 10 ngày từ 18 đến ngày 28 ta đã giải phóng
được toàn bộ đất nước đế đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, bác
đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Công Hòa. Tuy nhiên, nước
Việt Nam ra đời thì rất non trẻ, gặp rất nhiều khó khăn, thù trong giặt ngoài. Bác phải chèo
chống, lèo lát đưa con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn đó và bác đã xác định nhiệm vụ của
mình: phận tôi như một người cầm lái phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền tổ quốc vượt
khỏi nhưng cơn song gió mà an toàn đi đến bến bờ hạnh phúc của nhân dân. Bác kêu gọi người
dân tăng gia sản xuất, tất đất tất vàng, không một tất đất bỏ hoang. Bảo các lớp bình dân học vụ,
ai chưa biết chữ thì cố gắng học cho mà biết, cha mẹ chưa biết thì con cái bảo, vợ chưa biết thì
chồng bảo. Tuy nhiên việt nam độc lập chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược
Việt Nam, chúng gây hấn ở Hải Phòng, Hà Nội, yêu cầu ta giao quyền kiểm soát thủ độ lại cho
chúng. Trước tình thế đó, bác kêu gọi nhân dân toàn dân kháng chiến. Vào 19 tháng 2 năm 1946,
thực hiên theo lời kêu gọi của bác, nhân dân 2 miền Nam Bắc đứng lên đấu tranh chống thực dân
Pháp xâm lược. Ở miền bắc có đội quyết tử cho tổ quốc quyết sinh giam chân địch trong lòng Hà
nội, bảo đảm trung ương đảng xuất về Việt bắc an toàn. Năm 1950, khi mà chiến dịch biên giới
đang diễn ra thì người anh cả của bác đã mất ở quê, nhưng bác là người trực tiếp chỉ huy chiến
dịch này nên bác không về viếng tang anh được. Trong thư gửi cho dong họ Nguyễn Sinh, bác
của chúng ta đã viết: gửi họ Nguyễn Sinh, nghe tin anh cả mất lòng con rất buồn rầu, vì việc
nước nặng nhiều, đường xá xa cách, lúc anh đau yếu con không thể trông nom, lúc anh tạ thế con
không thể lo liệu, than ơi, tôi chịu nỗi bật để trước linh hồn anh và xin ba con…(2 chữ)..cho một
người con đã hi sinh tình nhà vì phải lo việt nước. Chúng ta biết là anh bác mất, bác không thể về
viếng tang, chị bác mất bác cũng không thế về, và ngay cả người cha của bác mất ở Cao Lãnh
Đồng Tháp, bác cũng chưa một lần thắp một nén nhang. Không phải vì bác không muốn làm tròn
chữ hiếu, nhưng vì việc nước nặng nhiều bác phải gác lại nỗi niềm riêng của mình. Năm 1954,
bác đã lãnh đạo nhân dân ta làm Điên Biên Phủ thành công, bắt sống tướng…., đưa Pháp lên bàn
ký hiệp định Gernever công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nhân dân 3 nước: việt
nam, Lào, Campuchia. Và Việt Nam thống nhất tổng tuyển cử vào 2 năm sau đó.
Nước ta được chia làm 2 miền, miền bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền nam
đứng lên đấu tranh chống đế quốc mỹ xâm lược, bở vì lúc này đế quốc mỹ đã nhảy vào niềm
nam việt nam lập nên chính quyền tay sai ngô đình nhiệm tố tộc diệt cộng, đưa máy chém đi
khắp miền nam.
Dưới sự lãnh đạo của trung ương đảng và chủ tịch hồ chí minh, nhân dân việt nam đồng
long đứng lên đấu tranh chống đế quốc mỹ và đạt được nhiều thành quả lớn. Thì cũng trong lúc
này vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, cũng như bao ngày quốc khánh khác, bác…(nghe khúc này
không được cỡ 2 3 chữ)..nhân dân, nối nghĩa với nhân dân, đôn đốc tình thần đấu tranh của nhân
dân việt nam, nhưng do tuổi già sức yếu và sau một thời gian đau nặng, mặc dù được các bác sĩ
tận tình cứu chữa, nhưng bác của chúng ta đã không qua khỏi. vào lúc 9h47 ngày 2 tháng 9 năm
1969 thì một trái tim đã ngừng đập, bác của chúng ta đã qua đời ở tuổi 79.
Tang này là đại tang của toàn nhân tộc, một ngọn đèn, một ngôi sao đã vụt tắt. người ta
nói: chưa một vĩ lãnh tụ nào trên thế giới khi mất đi lại để lại nỗi đau lớn như chủ tịch hồ chí
minh của Việt Nam. Người tuôn nước mắt, trời tuôn mua. Ngày hôm đó, trời Hà nội mưa như
trút nước còn trời miền Nam thì cũng chẳng khác gì “ đầm đìa mưa ướt ngoài trời như chia sẽ nỗi
buồn mất cha”. Cả đời bác hi sinh cho độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân, bác không có gì
riêng cho mình, không một mái gia đình riêng, khi bác mất thì không còn một người thân ruột
thịt bên cạnh.
Nhưng mà bác không cảm thấy hối tiếc vì điều đó. Bác nói: mong đời tôi hết lòng hết sức
phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nay dù phải có từ biệt thế giới này, tôi
không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng, tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều
hơn nữa.
Cả cuội đời cống hiến, cả cuộc đời hi sinh, ấy mà khi mất đi bác lại tiếc một chỗ mình
nằm cho nước cho dân, bác nói: khi mà tôi mất đi thì chớ nên tổ chức đình đám, sẽ mất nhiều
thời giờ, tiền bạc của nhân dân, tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nếu tôi mất trước ngày miền
nam hoàn toàn giải phóng, thì một ít tro tôi gửi cho đồng bào miền nam, phần còn lại giữ luôn
miền bắc, mỗi bùn nên chọn một mã đồi mà chôn, bán đảo hay là ba vì gì đó, trên đó không nên
có bia đá tượng đồng, chỉ dựng một cái chồi đơn giản nhưng chắc chắn để những người đến
viếng có chỗ mà nghỉ ngơi, một người đến viếng chỉ trồng một cây, lâu ngày cây to thành chum
sẽ có ích cho nông nghiệp.
Chúng ta biết rằng, cả cuộc đời bác 30 năm buôn ba qua bao nhiêu sứ người, bác của
chúng ta đã đi qua 4 châu lục, 28 nước, làm gần 30 nghề khác nhau để kiếm sống và để tránh tay
mắt của địch, bác đã có 174 bút danh và tên gọi khác nhau. Để hiểu ngôn ngữ các nước mình đi
qua, bác của chúng ta đã tự học, biết trễn 10 ngoại ngữ và thong thạo 4 thứ tiếng chính: Anh,
Pháp, Nga, Hoa. Quốc hội đã quyết định đổi tên sài gòn gia định là thành phố hồ chí mình, thành
phố mang tên bác vào năm 1976. Và thế giới đã phong tặng bác qua 2 danh hiệu: anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất việt nam.
Tình hữu nghị theo di chúc của chủ tịch hồ chí minh vĩ đại, cả 2 miền nam bắc đứng lên
đấu tranh chống đế quốc mỹ xâm lược. Miền bắc là hậu phương lớn, miền nam là tiền tuyến lớn,
để đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì thống nhất hoàn toàn. Nước việt nam từ một nước thuộc
địa đứng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, người dân việt nam từ một người nô
lệ đứng lên làm chủ đất nước. Vì thế chúng ta có thể tự hào nói với thế giới rằng: chúng ta là
người dân của việt nam và là con cháu của Bác Hồ.

You might also like