You are on page 1of 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thanh niên

Thứ năm, 17.09.2009, 05:37am (GMT+7)

Web.ĐTN: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh


đạo cách mạng kiệt xuất, Người đặc biệt quan tâm nhiều
đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến trong việc phát
triển những tư tưởng đạo đức mới. Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh và tấm gương đạo đức trong sáng của Người có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng,
là nhân tố có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng
con người mới ở Việt Nam hiện nay.

Đoàn thanh niên tham gia Trong đó, đặc biệt chú ý là những quan điểm của Người về
tuyên truyền ATGT đạo đức thanh niên và giáo dục đạo đức cho thanh niên,
Người luôn coi đây là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối
với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Điều này được Người căn dặn rất rõ trong Di
chúc: “... Thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn,
có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.” (1)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức thanh niên được đề cập nhiều trong các bài nói và bài
viết của Người. Người phân tích một cách rõ ràng vị trí và vai trò quan trọng của thanh niên trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Chính vậy, việc nghiên
cứu các quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức thanh niên và vận dụng các quan điểm đó vào
việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên là một yêu cầu quan trọng trong việc
đào tạo, dồi dưỡng con người mới xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.

Nhìn nhận và đánh giá đúng thanh niên, điều quan trọng trước hết là phải xác định cho đúng vị
trí, vai trò của lực lượng thanh niên trong tiến trình phát triển của xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, có tác dụng chỉ đạo và định hướng cho công tác giáo dục và chuẩn bị hành
trang vào đời cho thanh niên. Ý thức được điều này, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng
của mình, ngay từ những ngày đầu, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của
thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau này, Người vẫn luôn chăm lo giáo dục thanh
niên, mạnh dạn giao nhiệm vụ và từng bước dìu dắt họ tham gia đấu tranh cách mạng. Đúc rút
từ thực tiễn những năm tháng khó khăn, gian khổ đầy thử thách của bản thân, Hồ Chí Minh đã
sớm nhận ra những phẩm chất tuyệt vời của thanh niên, đánh giá cao vị trí, vai trò của họ đối với
vận mệnh của dân tộc và cách mạng. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến thanh niên, biểu
dương những việc làm tốt, những hành động anh hùng, dũng cảm, sáng tạo của họ. Người nói:
“Khắp thành thị, nông thôn, miền xuôi, miền núi, thanh niên ta ngày nay đã thành một đội quân to
lớn, hăng hái tiến lên, quyết tâm phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc thân yêu, vì tiến bộ xã hội”(2).
Chính vì vậy, thanh niên xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng luôn luôn đi đầu
trong việc thực hiện đường lối do Đảng đề ra và là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ của Đảng.
Người nói: “... thanh niên ta luôn luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực
của Đảng”(3). Như vậy, với lòng yêu thương, tin tưởng và hy vọng to lớn ở thanh niên nước ta,
Hồ Chí Minh cũng không quên việc cần phải chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế mà thanh niên ta
còn mắc phải và Người đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ đối với thanh niên để khắc phục những
hạn chế đó. Người nhận xét: “Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong.
Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”. Rất mong
toàn thể nhân dân ta ra sức phát triển những ưu điểm, tẩy sạch những khuyết điểm ấy”(4).
Người thường ân cần nhắc nhở thanh niên đấu tranh khắc phục những khuyết điểm, nhược điểm
và luôn khuyên thanh niên phải có chí tiến thủ vươn lên, ham làm việc, tích cực làm việc và khi
đã làm gì thì phải làm cho kỳ xong.

Trên cơ sở nhìn nhận cả hai mặt của vấn đề, Người đã đề ra những yêu cầu về phẩm chất đạo
đức đối với thanh niên trong công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, bao gồm cả
các yêu cầu đối với từng đối tượng, từng thế hệ và ở tùng thời điểm khác nhau. Với tư tưởng coi
đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con
người mới. Chính vì vậy, trong vấn đề học tập, rèn luyện, tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách của
người thanh niên, Hồ Chí Minh luôn đề ra yêu cầu thanh niên phải thấm nhuần tinh thần làm chủ
nước nhà và học tập, trau rồi đạo đức cách mạng. Người đưa ra những phẩm chất cần thiết
trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên, đó là: Trung với nước, hiếu với
dân; tinh thần dũng cảm, hăng say trong lao động; tinh thần đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân...

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, trước những ảnh hưởng ngày càng to lớn của nền kinh tế thị
trường và xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có
không ít những tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ thanh niên như: Biểu hiện suy
thoái về đạo đức lối sống, nhạt phai lý tưởng, thiếu chí tiến thủ, không quan tâm đến tình hình
đất nước... Vì vậy, hiện nay những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Việc phấn
đấu tu dưỡng bản thân là một quá trình lâu dài, nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm của bản
thân đối với tập thể, với cộng đồng, với đất nước và với chính bản thân mình còn là một quá trình
rèn luyện và phấn đấu lâu dài hơn, đòi hỏi ở mỗi người phải có một ý chí, nghị lực, quyết tâm
cao để chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng mọi cám dỗ của đồng tiền, của tâm lý
hưởng thụ, của chủ nghĩa cá nhân... Trong quá trình ấy, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức trong sáng của Người trong những
công việc hằng ngày của bản thân mỗi người sẽ giúp mỗi chúng ta biết vươn lên với tinh thần,
tình cảm và trách nhiệm của mình. Trước sự nghiệp đổi mới hiện nay của Đảng và Nhà nước ta,
việc đào tạo thế hệ trẻ cũng đang trở thành một vấn đề trọng tâm trong toàn bộ chiến lược phát
huy nhân tố con người. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương sáu (khoá
VII) và Nghị quyết Trung ương bảy (khoá X) của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta
phát động nhằm kích thích vai trò xung kích của thanh niên, quyết tâm đào tạo họ thành những
người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” như mong mỏi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.

You might also like