You are on page 1of 12

Lời mở đầu

Chiến tranh lạnh là một vấn đề lớn và đã tốn nhiều giấy mực cũng như công
sức nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều người. Bước vào thời kỳ hòa bình và phát
triển, khi đời sống quốc tế có nhiều điểm tiến bộ cũng như phát triển mạnh mẽ,
thì nhu cầu nghiên cứu cũng như tìm hiểu về lịch sử ngày càng được nâng cao.
Lịch sử bao giờ cũng là bệ phóng, là cái gốc để chúng ta tiến đến tương lai.
Một tương lai phát triển thì con người cũng phải biết nhìn lại những điều đã qua,
nhìn lại vào những phát triển, những suy vong để từ đó học tập cũng như rút ra
nhiều kinh nghiệm trong công cuộc phát triển hiện nay.
Nói đến chiến tranh lạnh là chúng ta nói đế sự đối đầu và đọ sức căng thẳng
giữa hai khối chính trị, quân sự lớn. Đông - Tây, do Liên Xô và Mỹ cầm đầu
từng bên, được hình thành từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Hai
bên không chạm tránh với nhau bằng binh đao, đạn dược trên chiến trường.
Chiến tranh lạnh bắt đầu từ sau khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai không lâu
và nó kéo dài trong khoảng hơn 40 năm. Hình thức của cuộc đấu tranh này vừa
là hòa bình, vừa là phi hòa bình. Hai siêu cường lúc nào là Mỹ và Liên Xô với
những quan hệ căng thẳng đã là hạt nhân chính của cuộc chiến.
Khi nghiên cứu về bất kỳ một cuộc chiến nào trong lịch sử, việc quan tâm
hàng đầu của người nghiên cứu chính là nguồn gốc của cuộc chiến đó, và chiến
tranh lạnh cũng không ngoại lệ. Vấn đề đầu tiên gặp phải và buộc phải đối mặt là
nguộc gốc của chiến tranh lạnh. Một vấn đề tưởng chừng là đơn giản nhưng cũng
đã tốn không ít giấy mực nghiên cứu của nhiều học giả. Đó là một vấn đề hết sức
quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế và lịch sử ngoại giao
trên phạm vi toàn thế giới từ sau chiến tranh thế giới cho đến nay.
“Chưa có bất kỳ một đề tài nào mà lại có nhiều trước tác ra đời và dẫn đến
tranh luận gay gắt như vấn đề nguồn gốc chiến tranh lạnh”(1) Một học giả trong
nghiên cứu lịch sử ngoại giao Mỹ đã nói vậy. Tại Mỹ đã xuất hiện ít nhất ba

4
trường phái khi nghiên cứu về nguồn gốc của chiến tranh lạnh: phái chính thống
(orthodox), phái xét lại (revisionism), phái hậu xét lại (postrevisionism), và còn
nhiều tác phẩm và công trình viết về nó thì nhiều vô kể.
Bài tiểu luận này xin được mang vấn đề nguồn gốc, nguyên nhân của chiến
tranh lạnh ra phân tích cũng như nêu ra những nguyên nhân trọng tâm dẫn tới
cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Hiểu được nguồn gốc
của chiến tranh lạnh sẽ là tiền đề để phân tích tính chất cũng như sự phát triển
và quá trình kết thúc của nó.
Có nhiều học giả nghiên cứu nguồn gốc chiến tranh lạnh theo nhiều khía cạnh,
theo nhiều góc độ. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu cũng như sắp xếp và phân
tích rất nhiều yếu tố dẫn đến chiến tranh lạnh thì tôi gói gọn lại trong ba yếu tố
nguyên nhân chính mà tôi cho là ba nhân tố trọng yếu: đó là yếu tố quốc tế, yếu
tố quốc gia và yếu tố cá nhân.

5
I. Yếu tố quốc tế:
Yếu tố quốc tế là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì hành vi đối ngoại của
một quốc gia và quan hệ của nó với quốc gia khác đều chịu sự chi phối của môi
trường bên ngoài. Môi trường quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều
kiện cho những đối kháng Xô Mỹ và chiến tranh lạnh Đông - Tây xảy ra.
Môi trường quốc tế sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc có nhiều đặc
điểm lớn cần lưu ý:
1. Chất keo dính phát xít không còn:
Trước tiên cần phải nói đó là nền chính trị hòa bình đã thay thế nền chính trị
thời chiến với sự đầu hàng của ba nước phát xít Đức, Ý, Nhật Bản đã tuyên bố
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài suốt mấy năm. Sự nghiệp chung
chống các nước phát xít Đức và Ý đã chở thành chất keo kết dính để duy trì đồng
minh trong thời chiến của một số nước lớn. Do cùng đối mặt với kẻ thù phát xít
chung, dù không cùng chung chế độ, không cùng chung lợi ích quốc gia, nhưng
họ đã liên kết với nhau và hợp tác vô cùng chặt chẽ. Nhưng cùng với sự kết thúc
của chiến tranh thế giới thứ hai nên chất keo kết dính đó dần dần mất đi. Hơn
nữa, cùng với sự thất bại của phe trục đã làm cho hai cường quốc Mỹ và Liên Xô
mất đi một nhân tơ cơ bản ràng buộc nhau trong liên minh.
Chính vì thế, về khách quan thì hòa bình sau chiến tranh thế giới đã tạo điều
kiện cho xung đột đối khác giữa các nước lớn với nhau, tạo nên nguy cơ một
cuộc đối đầu sắp tới.
2. So sánh lực lượng quốc tế đã có sự thay đổi:
So sánh lực lượng không cân bằng giữa các quốc gia sau khi chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc đã có sự thay đổi mang tính căn bản. Các nước phát xít
hùng mạnh trước kia trong chiến tranh là Đức, Ý, Nhất đã bị đánh bại hoàn toàn
và suy yếu. Anh và Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đã cũng bị chiến tranh tàn
phá hết sức nặng nề, trên thực tế đã bị tụt xuống các nước “hạng hai”. Sau chiến

6
tranh chỉ có Mỹ và Liên Xô trở thành hai nước hùng mạnh nhất trên thế giới và
không một nước nào có thể so sánh được.
Trước chiến tranh các nước tồn tại với so sánh lực lượng ngang bằng nhau, so
sánh lực lượng quốc tế với đặc trưng “đa cực hóa”. Nhưng sau chiến tranh, so
sánh lực lượng quốc tế đã có thay đổi mang tính căn bản, đặc trưng cơ bản của
nó là “hai cực hóa”, nghĩa là cán cân quyển lực mới chỉ còn lại hai nước Mỹ -
Xô”(2).
Nói về riêng nước Mỹ, trong chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ chưa hề bị
chiến tranh phá hoại, sức mạnh quân sự, thực lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị
của Mỹ đã được tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ chiến tranh và sau chiến
tranh trở thành một nước mạnh nhất thế giới. Mỹ trở thành một nước khổng lồ về
quân sự và sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu thế giới. Trước chiến tranh,
tổng số quân vũ trang của Mỹ chỉ khoảng 335.000 người, dự đoán ngân sách
quốc phòng không quá 1 tỷ USD. Nhưng đến năm 1945, đêm trước khi kết thúc
chiến tranh châu Âu, tổng số quân của Mỹ đã có hơn 12 triệu, dự toán ngân sách
quốc phòng vượt quá 80 tỷ USD(3).
Còn về Liên Xô, thực lực kinh tế của Liên Xô còn tụt hậu xa xo với Mỹ, sức
mạnh quân sự cũng không lớn mạnh như Mỹ. Hơn nữa là thời kỳ đầu sau chiến
tranh thế giới thứ hai Liên Xô còn chưa có trong tay vũ khí hạt nhân. Điều quan
trọng hơn thế đó là Liên Xô đã bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh, và sau
chiến tranh phải bắt đầu xây dựng lại nền móng từ đống gạch vụn đổ nát. Nhưng
Liên Xô còn có những ưu thế riêng của mình và vẫn là một cường quốc trên thề
giới chỉ đứng sau Mỹ. Ngoài ra, sự cống hiến kiệt xuất của Liên Xô trong cuộc
chiến tranh chống phát xít đã giành được uy tín rất cao của nhân dân toàn thế
giới. Tóm lại, thời kỳ đầu sau chiến tranh, Liên Xô đã trở thành một trung tâm
sức mạnh khác trên thế giới.

7
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi căn bản quan hệ giữa hai nước.
Là hai cường quốc mạnh nhất trên thế giới, Xô - Mỹ trực tiếp đối đầu trên phạm
vy thế giới. Đó là kết quả của so sánh lực lượng quốc tế “hai cực hóa”. Tình
trạng này đã tạo điều kiện cho xung đột đối kháng của Liên Xô và Mỹ và đã
chuyển từ đồng minh sang chiến tranh lạnh. Bởi vì, từ góc độ lịch sử trong hệ
thống quốc tế “hai cực hóa” thì hai cường quốc sống hữu hảo với nhau là hết sức
khó khăn, sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên, bên nào cũng muốn mình là bá
chủ, coi cái được của đối phương là cái mất của mình. Từ đó dẫn đến sự thù
địch, đấu tranh lẫn nhau ngày càng gay gắt. Chính vì thế mà có thể nói rằng
không có “hai cực hóa” sau chiến tranh thì không thể có chuộc chiến tranh lạnh
giữa Xô – Mỹ hay Đông – Tây(4).
Cuối cùng là hệ thống quốc tế sau chiến tranh chứa đầy những hỗn loạn và
chao đảo. Tình hình chính trị của nhiều quốc gia không ổn định. Không ít đảng
cộng sản của các nước và thế lực cánh tả khác ở Tây Âu trong chiến tranh chống
phát xít đã kiên trì lãnh đạo nhân dân trong nước kháng chiến nên đã giành được
sự ủng hộ của quần chúng, ảnh hưởng của của nó sau chiến tranh không ngừng
lớn mạnh và còn có khả năng giành được chính quyền, còn các thế lực bảo thủ
do Anh, Mỹ ủng hộ lại hết sức thù địch với lực lượng cánh tả đã ra sức khống
chế chính quyển ở đó.
Tóm lại, môi trường quốc tế sau chiến tranh, đặc biệt là cục diễn so sánh lực
lượng quốc tế “hai cực hóa” đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng Xô -
Mỹ, từ đồng minh thời tranh lao vào cuộc đối đầu chiến tranh lạnh.
II. Yếu tố quốc gia:
1. Sự đối lập về ý thức hệ:
Trên một bình diện nào đó thì môi trường quốc tế ảnh hưởng rất lớn đối với
công tác đối ngoại của mỗi nước, nhưng môi trường quốc tế lại không phải là
nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến hành vi đối ngoại của một nước. Từ góc độ đó

8
thì ta thấy rõ rằng, môi trường quốc tế trong thời kỳ đầu sau chiến tranh thế giới
thứ hai chỉ tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa hai cường quốc, và biến
chiến tranh lạnh thành khả năng. Hai nước vẫn có thể lựa chọn thái độ hợp tác,
cùng giải quyết những vấn đề bất cập sau chiến tranh. Nhưng thực sự, hai nước
Liên Xô và Mỹ lại không lựa chọn phương thức hòa bình hợp tác, mà từng bước
mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh lạnh. Đó là sự đối lập căn bản về ý thức hệ, sự
khác biệt cơ bản về lợi ích quốc gia của hai nước.
Liên Xô và Mỹ, một nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, một nước tư bản chủ
nghĩa lớn nhất. Chịu vào sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước đã dựa
vào tiến triển của Chiến tranh thế giới thứ hai và cục diện sau chiến tranh để ra
sức mở rộng phạm vy ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân. Ngay trong
chiến tranh, từ 1944, Liên Xô đã bắt đầu phản công với quy mô lớn, thu lại được
những lãnh thổ đã bị mất trong thời kỳ đầu chiến tranh, và tiến mạnh ra biên
giới. Trong quá trình phát triển ra bên ngoài của Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ
các đảng cộng sản ở những nơi đó thành lập chính quyền, ủng hộ lực lượng tiến
bộ. Giống như Stalin nói với đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nam Tư vào
tháng 4-1945: “Chiến tranh lần này và trước kia là khác nhau: bất luận ai chiếm
lĩnh đất đai thì đều áp đặt chế độ của mình ở đó. Không thể khác được”(5)
Nhân tố ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Rooservelt được phản ánh
rõ nét trong chính sách đối với Đông Âu. Bề ngoài, Rooservelt chủ trương thực
hiện tự quyết dân tộc ở Đông Âu, để nhân dân ở đó lựa chọn chính phủ của
mình. Nhưng trên thực tế, mục đích của chính sách đó là biến khu vực này thành
“phi chủ nghĩa cộng sản hóa”. Làm suy yếu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. Đối
với mục tiêu ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trợ lý thân cận của
Rooservelt là Hopkin đã nói hết sức rõ ràng: “Cố gắng lợi dụng sức mạnh ngoại
giao của chúng ta, thúc đẩy và khích lệ xây dựng chính quyền dân chủ trên toàn
thế giới. Chúng ta không nên ngần ngại tỏ rõ lập trường của mình đối với thế

9
giới, tức là yêu cầu nhân dân trên thế giới đều phải được hưởng quyền thành lập
một chính phủ đích thực do dân bầu. Chúng ta tin tưởng, chính thể dân chủ có
sức sống của chúng ta là tốt nhất trên thế giới”(6).
2. Khác biệt về lợi ích quốc gia:
Hình thái ý thức mà Xô - Mỹ tôn thờ căn bản là đối lập nhau, lợi ích quốc gia
của họ cũng khác nhau về căn bản. Lợi ích quốc gia của Liên Xô sau chiến tranh
là đảm bảo an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới phía Tây. Còn đối với Mỹ thì lợi
ích quốc gia của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai chắc chắn là an ninh chính
trị và quân sự. Nó bao gồm tránh sự bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới
nguy hại đến sự sinh tồn của nước Mỹ, đảm bảo cho thế giới phương Tây không
bị uy hiếp về chính trị quân sự từ phương Đông. Mặt khác trong lợi ích quốc gia
của Mỹ còn có tính tiến công và bành trướng, nghĩa là mở rộng ảnh hưởng và thế
lực của nó trên toàn thế giới. Chính vì thế lợi ích quốc gia của hai cường quốc
Xô và Mỹ trái ngược nhau, chính sách mà hai bên áp dụng để thực hiện lợi ích
quốc gia cũng triệt tiêu lẫn nhau. Liên Xô muốn thiết lập và bảo vệ một phạm vi
thế lực của mình, còn Mỹ để chống lại sự uy hiếp của chủ nghĩa cộng sản và lãnh
đạo thế giới hòng là suy yếu, thậm chí đánh đổ Liên Xô.
Tóm lại, nếu như nói môi trường quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đã
tạo điều kiện cho sự đối kháng giữa hai nước, thậm chí là hai tập đoàn quốc gia
lớn hoặc hai khối do họ đứng đầu, thì sự đối lập ý thức hệ và sự khác biệt về lợi
ích quốc gia cũng khiến cho hai nước Xô - Mỹ không thể tránh khỏi đối kháng
trong môi trường quốc tế sau chiến tranh, dẫn đến sự xuất hiện của chiến tranh
lạnh.
III. Yếu tố cá nhân:
Bên trên tôi đã phân tích và đi sâu vào hai yếu tố dẫn đến chiến tranh lạnh đó
là môi trường quốc tế và động cơ hành vi của quốc gia. Nhưng để nghiên cứu kỹ
cũng như làm rõ hơn về nguồn gốc của chiến tranh lạnh thì cần phải phân tích từ

10
vai trò và hành vi của lãnh đạo hoặc người đưa ra những quyết sách của hai
nước. Quyết sách chính sách đối ngoại của mỗi nước là do cá nhân quyết định và
phương thức xử lý ngoại giao của lãnh đạo hai bên đã mở rộng hoặc làm sâu sắc
thêm xung đột giữa hai nước, đẩy nhanh quá trình tiến tới chiến tranh lạnh.
Sau thế chiến thứ hai, vai trò của các cá nhân lãnh đạo như Stalin, Churchill,
Rooserverlt, Truman đến tình trạng đối đầu là rất lớn.
Một học giả người Mỹ khi nghiên cứu quyết sách chính sách của Mỹ đối với
liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã nói: “Nhận thức luôn là một loạt hoạt
động như vậy, một bộ phận của nó là hiện thưc, một bộ phận là hình thức tư
tưởng của người nhận thức”(7). Nhận thức của lãnh đạo hai nước đối với đối
phương có phần không phù hợp và mang tính chủ quan, từ đó dẫn đến sự không
tin tưởng và hoài nghi lẫn nhau. Bên cạnh đó còn là phương thức xử lý ngoại
giao, tư tưởng chống cộng cố hữu của Truman, Churchill và nhiều nhân vật khác.
Tuy nhiên, cũng không thể nói chiến tranh lạnh chỉ là sản phẩm của sự không tin
tưởng và nghi ngờ lẫn nhau, những nhân tố tâm lý cũng làm tăng thêm xung đột
của hai nước.
1. Nhận thức sai lầm của nhà lãnh đạo hai bên
Thời kỳ đầu của chiến tranh, khi Liên Xô ra sức mở rộng chế độ của mình,
động cơ hành vi cơ bản của Liên Xô là bảo vệ an ninh quốc gia. Nhưng những kẻ
trong tập đoàn thống trị của Mỹ lại không đánh giá như vậy đối với hành vi quốc
tế của Liên Xô và cho rằng Liên Xô muốn mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa
cộng sản ra toàn thế giới, hoặc là khuếch trương tầm ảnh hưởng của Liên Xô.
Đại sứ Harriman tại Liên Xô trở về Oasinhtơn đã nói, một khi Liên Xô khống
chế được khu vực tiếp giáp với nó, khả nắng tiếp theo sẽ là xâm nhập hơn nữa
vào các nước tiếp giáp(8). Truman được coi là “một tay mới” trong ngoại giao.
Chính vì thế mà trong chính sách đối ngoại, Truman hoàn toàn tin tưởng vào sự
chỉ đạo của cố vấn. Giới cầm quyển của Mỹ coi đảng cộng sản của các nước là

11
tay sai của Mátxcơva. Hơn nữa, nghiêm trọng hơn là không ít những nhân vật có
tầm cỡ trong chính phủ Mỹ cho rằng Liên Xô có kế hoạch tấn công quân sự Tây
Âu, nguy cơ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba ngay trước mắt(9).
Cũng như vậy, nhận thức của các nhà lãnh đạo của Liên Xô đối với hành vi
của Mỹ cũng có phần chủ quan và xa rời thực tế. Stanlin hết sức sợ hãi sự xâm
lược của Mỹ, năm 1945, ông ta cũng lo ngoại quân đội Mỹ vượt qua giới tuyên
quân sự nước Đức, lo lắng Mỹ đưa quân đội đến Tiệp Khắc và khôi phục chính
phủ giai cấp tư bản và cũng lo ngoại một thảm họa mới tang tính diệt chủng do
Tây Đức trỗi dậy dưới sự giúp đỡ của Mỹ(10).
Sự hoài nghi và không tin tưởng của các nhà lãnh đạo Liên Xô đối với Mỹ
chủ yếu là vì sau chiến tranh trong so sánh lực lượng quốc tế. Liên Xô ở vào một
bên tương đối yếu, nhà lãnh đạo Liên Xô nhìn vấn đề từ khung của ý thức hệ,
cộng thêm thái độ hùng hổ của Mỹ. Đến năm 1946, nhận thức của lãnh đạo hai
nước Xô - Mỹ đối với đối phương đã hình thành một định thức, đều coi bên kia
là kẻ thù chủ yếu của mình.
Mặt khác, phương thức xử lý ngoại giao hoặc phong cách ngoại giao và chiến
lược của những người lãnh đạo Xô – Mỹ trên một góc độ nhất định đã làm tăng
thêm quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
2. Phương thức xử lý ngoại giao:
Kể từ khi Trumna lên kế nhiệm tổng thống khi Rooservelt qua đời, thì ông đã
áp dụng những phương thức làm ngoại giao khác hẳn với Rooservelt như ít làm
ngoại giao cá nhân hơn, ít tìm hiểu và hiểu biết về Liên Xô hơn. Với một cách xử
lý nóng nảy và không muốn thoả hiệp nên sau khi nhậm chức không lâu thì lần
đầu tiên gặp gỡ lãnh đạp Liên Xô đã xảy ra cãi vã. Hơn thế nữa, Truman còn có
thái độ không thân thiện với Liên Xô khi ngoại trưởng Liên Xô - Môlôxốp ghé
qua Oasinh tơn để gặp Truman. Truman luôn thể hiện khuynh hướng cứng rắng

12
khác hẳn với thái độ hữu hảo của Rooservelt với Liên Xô, Truman đã nói: “Tôi
không sợ người Nga, tôi sẵn sàng có thái độ kiên định”(11).
Phương thức ngoại giao của lãnh đạo Liên Xô thời kỳ đầu chiến tranh lạnh
cũng có chỗ cứng rắn. Ví dụ như trong vấn đề Đông Âu, đặc biệt trong các vấn
đề như: tổ chức chính phủ lâm thời Ba Lan, nước Đức bồi thường, Quỹ Tiền tệ
Thế giới và Ngân hàng Thế giới…, Liên Xô chưa linh hoạt, thiếu tinh thần thỏa
hiệp. Đối với hành vi thù địch mà Mỹ áp dụng đối với Liên Xô sau chiến tranh,
Liên Xô đối đầu gay gắt, lấy máu trả máu. Sự thù địch lẫn nhau giữa Xô - Mỹ
ngày càng ác liệt. Đến bây giờ nhìn lại, lấy máu trả máu lại không phải là biện
pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề, nó sẽ làm quan hệ căng thẳng hơn nhiều.
Tóm lại, nhận thức và phương thức xử lý ngoại giao của lãnh đạo hai nước
Xô - Mỹ càng làm tăng thêm xung đột đối với hai bên. Nhưng thực tế yếu tố các
nhân không mang tính quyết định đến nguồn gốc của chiến tranh lạnh, nó chỉ
đẩy nhanh quá trình xảy ra.
Kết Luận
Như ta đã thấy chiến tranh lạnh là sản phẩm hợp thành của nhiều yếu tố, có
môi trường quốc tế, động cơ hành vi của mỗi quốc gia và cả cá nhân lãnh đạo.
Trên thực tế, ba cái đó có quan hệ nội tại, không thể xem xét riêng biệt từng cái.
Mỗi yếu tố đều chi phối cũng như liên quan đến những yếu tố khác. Thông qua
sự phân tích về nguồn gốc của chiến tranh lạnh, tôi có thể rút ra được một số vấn
đề có tính kết luật hoặc mang tính suy ngẫm hơn nữa: Đó là chiến tranh lạnh
Đông - Tây không chỉ là sản phẩm của nhiều yếu tố tạo thành mà là một sản
phẩm của một giai đoạn lịch sử đặc biệt, trong một tương lại không xa lại bùng
nổ một cuộc chiến tranh lạnh mới là một điều không thể. Bên cạnh đó ta còn có
thể thấy vai trò của cá nhân là điều quan trọng không thể phủ nhận trong khởi
nguồn của chiến tranh lạnh. Do đó giữa những người lãnh đạo của mỗi quốc gia

13
phải thông hiểu tư tưởng của nhau, thúc đẩy phát triển quan hệ song phương,
tăng cường đối thoại để thúc đẩy hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.

14
Chú thích trích dẫn
1. Smell Worker (Mỹ), "Sử gia và nguồn gốc chiến tranh lạnh", Động thái
nghiên cứu lịch sử thế giới, 1985, kỳ 2.
2. A.W.Debote (Mỹ) (Đường Lôi Bảo dịch): "Châu Âu và nước lớn siêu cường",
Nxb.Khoa học xã hội Trung Quốc, 1986, tr. 78.
3. Trường thiên lịch sử thế giới sau chiến tranh (năm 1974), Nxb. Nhân dân
Thượng Hải, 1977, tr. 1.
4. Raymond Aron, The Imperial Republic, The US and the World, 1945-1973,
Winthrop Publishers, Inc., Cambride, 1974, tr. 9.
5. Milovan Derlass (Nam Tư cũ), Nói chuyện với Stalin, Nxb. Trí thức thế giới,
1963, tr. 81.
6. Henry H. Adams, Harry Hopkins, A Biography, Putnam, New York, 1977, tr.
398.
7. Ernest May, "The Cold War." in Joseph S. Nye, Jr., The Making of America's
Soviet Policy., Yale University Press, New Haven, 1984, tr. 226.
8. Aiful Hariman, Ili Aibel (Mỹ): Chi chép hội nghị bàn tròn giữa đặc sứ với
Sớcsin và Stalin, Tam liên thư điếm, 1978, tr. 498.
9. George F. Kennan, "Containment: The and Now, Foreign Affair, Spring 1987.
10. William Taubman, Stalin's American Policy: From Entente to Detente to
Cold War, W. W. Norton & Company, New York, 1979, tr. 196.
11. Harry Truman (Mỹ), Hồi ký Truman, Tam liên thư điếm, 1974, quyển
thượng, tr. 61.

15

You might also like