You are on page 1of 10

tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

1.1. Nội dung 1: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự (Các chủ thể
tham gia quan hệ độc lập, bình đẳng, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và chịu
trách nhiệm tài sản)

1.1.1. Quan hệ tài sản: Các quan hệ xã hội giữa con người với con người
thông qua một tài sản nhất định

* Đặc điểm:

- Thứ nhất, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự đa
dạng, phong phú:

+ Đa dạng về lĩnh vực: Bao gồm các quan hệ trong trạng thái “tĩnh” (quan
hệ xác định một tài sản thuộc về ai? – Quan hệ sở hữu) và trong trạng thái
“động” (tài sản là đối tượng các quan hệ trong quá trình trao đổi của giao lưu
dân sự – mua bán, tặng cho, thuê, gửi giữ, vận chuyển, gia công…);

+ Đa dạng về đối tượng: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản hiện
tại, tài sản hình thành trong tương lai; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…

+ Đa dạng về chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà
nước; chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, chủ thể mang quốc tịch nước
ngoài.

- Thứ hai, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang
tính ý chí

+ Phản ánh và ghi nhận ý chí của các chủ thể trong quan hệ tài sản: trong
xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ;

+ Chịu tác động bởi ý chí của nhà nước – Tính phù hợp với qui định của
BLDS: mỗi quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự đều chịu một qui chế pháp
lý từ nhà nước (quan hệ có đối tượng là tài sản cấm lưu thông, hạn chế chế
lưu thông, tự do lưu thông; có đối tượng là bất động sản…).

- Thứ ba, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang
tính chất giá trị và tính được bằng tiền Tính chất hàng hóa – tiền tệ:
+ Đối tượng của quan hệ tài sản là hàng hóa có giá trị và được xác định
thông qua sự trao đổi hàng hóa, chịu sự chi phối của qui luật giá trị;

+ Tính chất hàng hóa của tài sản cũng phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví
dụ: Quyền sử dụng đất lại chịu những qui định riêng…

- Thứ tư, Quan hệ tại sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự có tính
chất đền bù tương đương trong trao đổi

+ Chủ thể trong một quan hệ tài sản cụ thể để hưởng dụng một tài sản thì
phải chấp nhận một sự đền bù ngang giá trị – Đổi một giá trị tương đương và
ngược lại;

+ Cùng một tài sản nhưng trong những quan hệ khác nhau, chủ thể khác
nhau mức đền bù ngang giá trị là khác nhau;

+ Một số quan hệ tài sản không mang tính chất đền bù ngang giá (không phổ
biến): tặng cho, mượn…

* Câu hỏi thảo luận:

+ Nêu 5 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự;

+ Tìm các ngành luật cũng có đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản và nêu
sự khác biệt với Luật dân sư;

+ Cho các ví dụ về quan hệ tài sản có đối tượng là tài sản vô hình, hữu hình.

1.1.2. Quan hệ nhân thân: Các quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tình
thần gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức

* Đặc điểm:

- Thứ nhất, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
luốn gắn liền một chủ thể xác định theo qui định của pháp luật và có thể chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán;

- Thứ hai, về nguyên tắc các quan hệ nhân thân không mang tính giá trị,
không tính được thành tiền;

- Thứ ba, các giá trị tinh thần là đối tượng của quan hệ nhân thân về nguyên
tắc không là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch;
* Các nhóm quan hệ nhân thân:

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là các quan hệ nhân thân không
mang lại cho chủ thể bất kỳ một lợi ích vật chất nào: danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tên họ…

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là các quan hệ mang lại cho chủ thể
những lợi ích vật chất nhất định: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống, cây trồng vật nuôi

* Câu hỏi thảo luận:

+ Nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân
sự;

+ Tìm các ngành luật cũng có đối tượng điều chỉnh là quan hệ nhân thân và
nêu sự khác biệt so với Luật dân sự;

+ Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan
hệ nhân thân không gắn với tài sản.

1.2. Nội dung 2: Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

Biện pháp, cách thức thông qua đó pháp luật tác động đến các quan hệ tài
sản, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

* Đặc điểm:

- Thứ nhất, các chủ thể bình đẳng với nhau trên phương diện pháp lý

+ Điều kiện gắn liền là các chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản

+ Không phân biệt thành phần xã hội

+ Không áp đặt quyền uy cho nhau.

- Thứ hai, các chủ thể có quyền tự định đoạt:

+ Xác lập, thực hiện, chấm dứt và nội dung quan hệ phụ thuộc vào sự tùy
nghi và theo ý chí của chủ thể;
+ Sự định đoạt có hiệu lực của chủ thể có giá trị bắt buộc đối với tất cả các
chủ thể trong quan hệ, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ;

+ Quyền định đoạt của chủ thể bị hạn chế vì lợi ích công, quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể khác.

- Thứ ba, các chủ thể dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm cam
kết có hiệu lực hoặc vi phạm các qui định của pháp luật dân sự (chủ yếu là
trách nhiệm tài sản):

+ Nghĩa vụ trong luật dân sự thường là nghĩa vụ tài sản;

+ Người gây thiệt hại có nghĩa vụ bù đắp các tổn thất về vật chất cho người
bị thiệt hại (nếu người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
yêu cầu);

+ Ngoài trách nhiệm tài sản, chủ thể vi phạm cam kết có hiệu lực hoặc vi
phạm các qui định của pháp luật dân sự còn phải thực hiện các trách nhiệm
dân sự khác: chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, đăng tin cải
chính….

- Thứ tư, các tranh chấp dân sự được giải quyết theo nguyên tắc thỏa thuận
và hòa giải giữa các chủ thể

+ Các chủ thể tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp;

+ Các chủ thể có thể giải quyết qua vai trò hòa giải của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân do họ thỏa thuận hoặc theo qui định pháp luật (Ví dụ: hòa giải theo
thủ tục tố tụng tại Tòa án);

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế
cần thiết theo trình tự, thủ tục luật định để giải quyết các tranh chấp dân sự
mà các chủ thể không có hoặc không thể thỏa thuận hoặc hòa giải.

- Thứ năm, các chủ thể có thể bảo vệ các quyền dân sự theo phương thức
kiện dân sự.

* Câu hỏi thảo luận:

+ Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều
chỉnh của Luật hành chính, luật hình sự.
2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam –
Nội dung 3

* Thời kỳ nhà nước phong kiến (Tham khảo thêm Giáo trình lịch sử Nhà
nước và pháp luật Việt Nam – Đại học Luật Hà nội):

- Bộ luật Hồng Đức (Nhà Lê);

- Bộ Luật Hoàng Việt luật lệ (nhà Nguyễn)

Tìm đọc trên thư viên trường Đại học Luật Hà Nội.

* Thời kỳ Pháp thuộc (Tham khảo thêm Giáo trình lịch sử Nhà nước và
pháp luật Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội):

- Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883;

- Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931;

- Bộ Dân luật Trung kỳ 1936;

Tìm đọc trên thư viên trường Đại học Luật Hà Nội.

* Thời kỳ 1945 – 1954 (Tham khảo thêm Giáo trình Luật dân sự Việt Nam –
Đại học Luật Hà Nội và các luận án tiến sỹ, sách tham khảo có liên quan);

* Thời kỳ 1954 – 1986 (Tham khảo thêm Giáo trình Luật dân sự Việt Nam –
Đại học Luật Hà Nội và các luận án tiến sỹ , sách tham khảo có liên quan);

* Thời kỳ 1986 – 2005 (Tham khảo thêm Giáo trình Luật dân sự Việt Nam –
Đại học Luật Hà Nội và các luận án tiến sỹ, sách tham khảo có liên quan);

* Thời kỳ 2005 – nay (Tham khảo thêm Giáo trình Luật dân sự Việt Nam –
Đại học Luật Hà Nội và các luận án tiến sỹ, sách tham khảo có liên quan);

* Câu hỏi thảo luận:

+ Xác định các điều kiện chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội đã tác động
đến các quan hệ dân sự và pháp luật dân sự ở mỗi thời kỳ;
+ Sự cần thiết cần thiết ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 và quan điểm chỉ
đạo xây dựng Bộ luật dân sự năm 2005 (Tìm đọc thêm Những vấn đề cơ bản
của Bộ luật dân sự năm 2005 – Bộ Tư pháp – NXB. Tư pháp năm 2005)

3. Nguồn của Luật dân sự Việt Nam – Nội dung 4

3.1. Khái niệm nguồn của Luật dân sự

Là các loại văn bản qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định và có chứa đụng các qui phạm
pháp luật dân sự.

* Điều kiện để một văn bản qui phạm pháp luật là nguồn của Luật dân sự:

- Tính hợp pháp của văn bản qui phạm pháp luật đó:

+ Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Được ban hành theo trình tự, thủ tục được qui định trong Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật;

+ Có hiệu lực áp dụng với quan hệ dân sự được điều chỉnh (Hiệu lực về thời
gian, không gian)

- Văn bản phải chứa đựng các qui phạm pháp luật dân sự: qui định về xử sự
của các chủ thể trong các quan hệ dân sự cụ thể

3.2 Phân loại nguồn của luật dân sự (Theo tiêu chí hiệu lực của văn
bản):

- Hiến pháp

- Các văn bản luật: Bộ luật và các luật

- Các văn bản dưới luật: Lệnh, Pháp lệnh, , Nghị định, Nghị quyết, thông tư,
thông tư liên tịch, quyết định

* Câu hỏi thảo luận:

+ Xác định các văn bản luật là nguồn của luật dân sự;

+ Xác định các qui định trong Hiến pháp là nguồn của Luật dân sự;
+ Nêu 10 Nghị định do chính phủ ban hành là nguồn của Luật dân sự Việt
Nam hiện hành;

+ Nêu các Nghị quyết hưỡng dẫn của Tòa án tối cao là nguồn của Luật dân
sự.

4. Qui phạm pháp luật dân sự và áp dụng luật dân sự

4.1. Nội dung 5 – Qui phạm pháp luật dân sự

* Khái niệm: Định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo của qui phạm pháp luật (Đọc
giáo trình Lý lâận nhà nước và Pháp luật Việt Nam và Giáo trình Luật dân sự
của Đại học Luật Hà Nội)

* Phân loại:

- Qui phạm mệnh lệnh: qui định các xử sự bắt buộc chủ thể dân sự phải tuân
thủ

- Qui phạm tùy nghi lựa chọn: Pháp luật dự liệu nhiều cách xử sự khác nhau
và chủ thể có quyền lựa chọn một trong các xử sự đó.

- Qui phạm tùy nghi theo thỏa thuận: Qui phạm cho phép các chủ thể được
toàn quyền định đoạt theo ý chí của mình – Xử sự do chủ thể quyết định
theo ý chí

* Câu hỏi thảo luận:

+ Tại sao trong luật dân sự lại có qui phạm tùy nghị lựa chọn và qui phạm
tùy nghi theo thỏa thuận?

+ Phân biệt giữa qui phạm tùy nghi theo lựa chon và qui phạm ùy nghi theo
thỏa thuận;

+ Cho ít nhất 5 ví dụ đối với mỗi loại qui phạm pháp luật dân sự.

4.2. Nội dung 6 – Áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật, áp dụng
tập quán

4.2.1. Áp dụng luật dân sự:

* Khái niệm:
- Định nghĩa (Giáo trình Luật dân sự Việt nam);

- Các yếu tó tác động đến hiệu quả áp dụng luật dân sự:

+ Tính đúng đắn của qui phạm;

+ Ý thức pháp luật của các chủ thể dân sự;

+ Hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong áp dụng luật.

* Hậu quả pháp lý của áp dụng luật dân sự

- Công nhận hoặc làm phát sinh quyền dân sự của chủ thể;

- Công nhận hoặc làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của chủ thể;

- Áp dụng các trách nhiệm dân sự đối với chủ thể vi phạm

* Hiệu lực áp dụng luật dân sự:

- Hiệu theo thời gian:

+ Đối với những quan hệ dân sự phát sinh trước ngày 1/7/1996 (Ngày Bộ
luật dân sự năm 1995 có hiệu lực);

+ Đối với các quan hệ dân sự phát sinh từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/2006
(Ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực);

+ Đối với quan hệ dân sự phát sinh từ ngày 1/1/2006

Lưu ý: Hiệu lực hồi tố trong luật dân sự

- Hiệu lực về không gian:

+ Có hiệu lực đối với các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Trừ trường
hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham giá hoặc ký kết qui định khác.

+ Có hiệu lực đối với các quan hệ dân sự trên lãnh thổ nước ngoài nếu điều
ước quốc tế mà việt Nam tham giá hoặc ký kết có viện dẫn.

4.2.2. Áp dụng tương luật


* Định nghĩa;

* Điều kiện: Quan hệ được điều chỉnh là quan hệ dân sự; chưa được trực tiếp
qui định trong Bộ luật dân sự hoặc các văn bản hướng dẫn; đã được qui định
trong các văn bản pháp luật khác còn hiệu lực.

4.2.3. Áp dụng tập quán

* Định nghĩa

* Điều kiện: Quan hệ dân sự cụ thể chưa dduwwojc qui định trong Bộ luật
dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác; đã có tập quán áp dụng cho quan hệ
dân sự đó; tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên tắc
cơ bản của luật dân sự.

* Câu hỏi thảo luận:

+ Cho ít nhất 5 ví dụ cho mỗi hậu quả pháp lý của áp dụng luật dân sự;

+ Tìm ít nhất 3 ví dụ về áp dụng BLDS năm 1995 mà không áp dụng BLDS
năm 2005;

+ Tìm 3 ví dụ về áp dụng tương tự Luật;

+ Tìm 3 ví dụ về áp dụng tập quán.

5. Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự Việt Nam – Nội dung 8

5.1. Định nghĩa:

5.2. Các nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của Luật dân sự

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận;

- Nguyên tắc bình đẳng;

- Nguyên tắc thiện chí, trung thực;

- Nguyên tắc hòa giải.

* Các nguyên tắc cơ bản khác


- Nguyên tắc chịu trách nhiệm pháp lý – trách nhiệm dân sự (Nguyên tắc này
cũng có thể được coi là nguyên tắc đặc trưng nếu xuất phát từ các đặc thù
của trách nhiệm dân sự so với các trách nhiệm pháp lý khác);

- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, phong tục tập quán;

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự;

- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích công, quyền, lợi ích của người khác;

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.

* Câu hỏi thảo luận:

+ Tại sao Luật dân sự lại có các nguyên tắc cơ bản, đặc trưng;

+ Chứng minh các nguyên tắc cơ bản không đặc trưng của luật dân sự cũng
có thể được áp dụng ở các ngành luật khác.

You might also like