You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM

KHOA HÓA HỌC


 

Bài tiểu luận

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
BÀI TẬP HÓA HỌC 11 –
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

 Nhóm 4:
Nguyễn Hoài Phương
Hoàng Long Vũ
Nguyễn Hoàng Vũ
TPHCM, tháng 10 năm 2010
I – Mở đầu
 Ở lớp 9 học sinh đã có dịp tiếp xúc với kiến thức cơ bản về các chất trong chương cacbohidrat, đặt
nền tảng cho sự phát triển kiến thức một cách tổng quát sau này. Theo quy tắc đồng tâm, chương
cacbohidrat được phân bố trong chương trình hóa học lớp 12_chương 2, nhằm góp phần củng cố kiến
thức đã học và hoàn thiện hơn các khái niệm về chất trong chương cacbohidrat( monosaccarit,
đisaccarit, polisaccarit ), cũng như các tính chất vật lý_hóa học đặc trưng và phương pháp điều chế.
 Thông qua bài tập hóa học, chương cacbohidrat được xây dựng chủ yếu trên các bài toán thực
tiễn, nhằm phát triển tư duy hóa học và cung cấp cho học sinh cái nhìn tổng thể thế giới quan khoa
học.

II – Phân loại
Bài tập trong chương rất đa dạng thông qua các cách nêu vấn đề khác nhau, nhưng có thể chia
thành 4 dạng bài tập điển hình :
1 – Xác định CTPT của chất
2 – Bài tập áp dụng hóa tính điển hình
2.1- Phản ứng tráng gương – Phản ứng khử Cu(II) trong dung dịch Cu(OH)2.
2.2- Bài tập sản xuất : ancol theo phương pháp tự nhiên – tổng hợp tinh bột của cây xanh
3. Bài toán tính số mắc xích trong phân tử ( xenlulose – tinh bột)
4. Bài tập áp dụng lý thuyết
4.1- Nhận biết các chất.
4.2- Chuỗi phản ứng.
4.3- Giải thích hiện tượng tự nhiên.
III – Nội dung
Bài tập trong chương Cacbohiđrat nhìn chung không khó nhưng tương đối đa dạng, mang tính
chất ghi nhớ - tái hiện. Học sinh muốn giải quyết tốt cần nắm vững lý thuyết, ghi nhớ các phản ứng hóa
học – tính chất của từng cacbohiđrat. Sau khi phân loại, chúng em nhận thấy có các dạng bài tập điển
hình như sau

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CTPT CỦA CÁC CACBOHIĐRAT


Phương pháp giải
- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, các tỉ lệ thức, công thức nguyên… Giải tương tự như phần
hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
Bài tập ví dụ
Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat X, thu được 1,98g CO2 và 0,81g H2O. Tỉ khối hơi của X so
với heli (He = 4) là 45. Công thức phân tử của X là
A. C6H12O6
B. C12H22O11
C. C6H12O5
D. (C6H10O5)n
Giải
CTTQ của cacbohiđrat: CnH2mOm
n(CO2) = 0,045 (mol)
n(H2O) = 0,045 (mol) => n = m
M(X) = 4.45 = 180
=>12n + 2n + 16n = 180
=>n = 6 => CTPT: C6H12O6

DẠNG 2:BÀI TẬP ÁP DỤNG HÓA TÍNH


2.1. Phản ứng của glucose, fructose, mantose với bạc nitrat trong amoiac, đồng
(II) hiđroxit
Phương pháp giải
- Viết pt phản ứng
- Tính các số mol từ các dữ kiện không cơ bản (khối lượng, nồng độ…)
- Đặt ẩn (nếu cần), dùng tam suất => các dữ kiện đề bài yêu cầu.

Phương pháp giải nhanh


- Cơ sở lý thuyết: Định luật bảo toàn electron (trong phản ứng oxi hóa – khử)
1R-CO-H → 1R-CO-OH : nhường 2 e- 1Ag+ → 1Ag : nhận 1e-
2Cu(OH)2 → 1Cu2O : nhận 2 e-

Lỗi sai hay mắc phải


- Viết và cân bằng ptpư không vững (do không nắm qui tắc xác định số oxi hóa trong hợp chất hữu cơ)
- Cho rằng fructose không tham gia phản ứng oxi hóa - khử vì dạng mạch hở không có nhóm chức
anđehit (trên thực tế do phản ứng trong môi trường bazơ nên fructose đồng phân hoá thành glucose)
- Mantose (bao gồm 2 gốc glucose) phản ứng với AgNO3/NH3 sẽ cho 4Ag kết tủa.
Bài tập ví dụ
1 - Dung dịch X chứa m gam hỗn hợp glucose và saccarose. X tráng gương thì thu được 2,16 gam bạc.
Nếu đun nóng X trong H2SO4 loãng, trung hòa dung dịch rồi mới tráng gương thì được 6,48 gam bạc. Giá
trị của m là bao nhiêu ?
A. 8,44 gam
B. 5,22 gam
C. 10,24 gam
D. 3,60 gam
₪ Giải
1C6H12O6 → 2Ag↓
0,01 0,02
n(Ag) (TH1) = 0,02 (mol) => n(glucose) = 0,01 (mol)
n(Ag) (TH2) = 0,06 (mol) => Σn(glucose) = 0,03 (mol)
 n(glucose tạo từ saccarose) = 0,02
1saccarose → 2glucose
0,01 0,02
m = 180.0,01 + 342.0,01 = 5,22 (g)
2 – Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucose và
lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là bao nhiêu gam?
₪ Giải
1C6H12O6 → 1Cu2O↓
(gam/mol) 180 144
(gam) 9 7,2
2.2. Bài tập sản xuất - tổng hợp:
- Sản xuất ancol etylic từ tinh bột, gỉ đường
- Phản ứng quang hợp tổng hợp tinh bột, glucose…
Phương pháp giải
- Viết các phương trình phản ứng thành phần.
- Chuyển các dữ kiện về dữ kiện cơ bản (số mol, trong chương cacbohiđrat thường sử dụng khối lượng…)
- Dùng tam suất để xác định các dữ kiện cần
- Quy đổi về dữ kiện không cơ bản (hiệu suất, khối lượng, độ rượu…)
Phương pháp giải nhanh:
- Cơ sở lý thuyết: Định luật bảo toàn nguyên tố, áp dụng cho Cacbon.
- Viết sơ đồ hợp thức các phản ứng tổng hợp (nếu quá trình trải qua nhiều giai đoạn phản ứng)
- Sử dụng sơ đồ hoặc phản ứng tính các yếu tố cần thiết

1(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH (+ 2nCO2)


162n → 180n → 92n .

- Không tính hiệu suất cho từng quá trình (sai số lớn và mất thời gian), nên áp dụng công thức tính hiệu
suất cho cả quá trình phản ứng.
Với n quá trình có hiệu suất:

 Lỗi sai hay mắc phải


- 1 (C6H10O5)n → 3n C2H5OH
- Trong chuỗi hệ thức chứa hệ số n, HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng tam suất, đơn giản n.
- Dạng bài tập sản xuất rất hay xuất hiện hiệu suất (của từng quá trình hay của cả quá trình), HS hay áp
dụng sai công thức H% để định lượng chất tham gia cũng như sản phẩm.

 Bài tập ví dụ
1 – Tại một nhà máy, người ta dùng mùn cưa chứa 50% xenlulose làm nguyên liệu sản xuất etanol. Tính
khối lượng mùn cưa cần sàn xuất 1 tấn etanol, biết hiệu suất cả quá trình là 70%.
₪ Giải

(C6H10O5)n nC6H12O6 2n C2H5OH


(g/mol) 162n 96n

(tấn) 1

Khối lượng mùn cưa cần là

2 – Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh xảy ra như sau
6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + 6O2 H = 2813 KJ
a. Nếu trong một ngày mổi dm2 lá xanh hấp thụ được 94,8mg CO2 thì sẽ tạo ra bao nhiêu gam
glucose
b. Nếu trong 1 phút bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,1 (J/cm 2.min) năng lượng ánh sáng thì cần
bao nhiêu thời gian để 10 lá xanh với diện tích trung bình 10cm 2/lá tạo ra được 1.8g glucose. Biết
chỉ có 10% năng lượng mặt trời được sử dụng vào quá trình tổng hợp.
c. Tính thể tích không khí (dkc) cần có đủ CO2 dùng cho phản ứng ở câu (b), Biết CO2 chiếm 0,03%
không khí về thể tích.
₪ Giải

a. 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2


44 180 (g/mol)
94,8 64,5 (mg)
b. 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 H = 2813 KJ
(g/mol) 180

(g) 1,8 = 28,13 (KJ)

Năng lượng lá cây sử dụng 1min là: = 21 (J)

Thời gian cần thiết là: = 1340 (phút)

c. 6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + 6O2

0,06 (mol)

= 0,06 x 22,4 x = 4480 lít = 4,480 (m3)

 Dạng 2 nâng cao – mở rộng


- Lượng CO2 thu được trong phản ứng lên men rượu được sục qua dung dịch nước vôi trong thu được hỗn
hợp các muối (áp dụng cách giải vô cơ), từ đó, tính ngược lại dữ kiện cho cả quá trình.
 Bài tập ví dụ
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 hấp thu hoàn
toàn vào dung dịch nước vôi trong, thu được 275 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun kĩ dung dịch Y thu
được thêm 50 gam kết tủa nữa. Khối lượng m là:
A. 750 gam
B. 375 gam
C. 325 gam
D. 350 gam
₪ Giải
CO2 → CaCO3
(gam/mol) 44 100
(gam) 143 (275 + 50)
1(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH+ 2nCO2
(g/mol) 162n 88n
(g) 263,25 143

- Từ (C6H10O5)n không chỉ dừng lại ở chuỗi phản ứng điều chế ancol etylic, có thể liên hệ kiến thức cũ, từ
ancol etylic tiếp tục dùng để điều chế cao su buna.
Ngoài ra, còn có các bài tập sản xuất điều chế sorbitol, xenlulose trinitrat, ….
CH2(OH)-(CHOH)4-CHO + H2 → CH2(OH)-(CHOH)4-CH2OH (sorbitol)
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n (xenlulose trinitrat) + 3nH2O

DẠNG 3:BÀI TẬP TÍNH SỐ MẮT XÍCH TRONG 1 CHUỖI POLIME

(TINH BỘT HOẶC XENLULOSE)


 Phương pháp giải
- Tính khối lượng phân tử hoặc chiều dài của một monome

- Áp dụng công thức:

 Bài tập ví dụ
(BT 6/50 SGK11 Nâng cao)
Phân tử khối của xenlulose vào khoảng 1.000.000 – 2.400.000. Hãy tính khoảng biến đổi số mắt
xích C6H10O5 và chiều dài mạch xenlulose (theo đơn vị mét)
Biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao).
₪ Giải
M(C6H10O5) = 162

=> Số mắt xích:

=> Chiều dài mạch: 3,0865.10-6 ≤ L ≤ 7,4070.10-6 (m)

DẠNG 4:BÀI TẬP LÝ THUYẾT


4.1. Bài tập nhận biết, phân biệt gluxit (gluxit với nhau, gluxit với các hợp chất
hữu cơ đã học)
Thuốc thử Glucose Fructose Saccarose Mantose Tinh bột Xenlulose
Xanh lam Xanh lam Xanh lam
Cu(OH)2 Xanh lam thẫm - -
thẫm thẫm thẫm
Cu(OH)2, to/ ↓ đỏ gạch (do
↓ đỏ gạch - ↓ đỏ gạch - -
NaOH đồng phân hóa)
AgNO3/NH3,
↓ Ag ↓ Ag - ↓ Ag - -
to (MT kiềm)
Dung dịch Br2 Mất màu - - Mất màu - -
Màu xanh
Dung dịch I2
tím

 Lỗi sai hay gặp


- Fructose không tham gia phản ứng oxi hoá – khử (thực tế, trong môi trường kiềm, fructose đồng phân
hóa thành glucose, có tính khử). Từ đó, phân biệt fructose – glucose thông qua phản ứng với AgNO3/NH3
hoặc Cu(OH)2/OH-.
- Tinh bột và xenlulose tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam thẫm.

 Bài tập ví dụ
1 – (BT 2/38 SGK11 Nâng cao) Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt là saccarose, mantose,
etanol, fomanđehit, người ta có thể dùng một trong các hóa chất nào sau đây ?
A. Cu(OH)2/OH-
B. AgNO3/NH3
C. H2/ Ni, to
D. Vôi sữa
2 – Ba ống nghiệm chứa riêng 3 dung dịch: glucose, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 ống nghiệm,
người ta dùng
A. Dung dịch Iot
B. Dung dịch axit
C. Dung dịch Iot và phản ứng tráng bạc
D. Phản ứng với natri
4.2. Chuỗi phản ứng
 Bài tập ví dụ
1 – (BT 3/44 SGK11 Nâng cao)
Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện) theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau
CO2 → (C6H10O5)n → C12H22O11 → C6H12O6 → C2H5OH

₪ Giải

6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n

2(C6H10O5)n nC12H22O11

C12H22O11+ H2O C6H12O6(glucose) + C6H12O6(fructose)

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2

2 – Cho các chuyển hóa sau:


X + H2O → Y
Y + H2 → Sorbitol
Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → Amoni gluconat + 2Ag + NH4NO3
Y→E+Z
Z + H2O → X + G
X, Y, Z lần lượt là
A. xenlulose, fructose, khí cacbonic
B. tinh bột, glucose, ancol etylic
C. xenlulose, glucose, khí cacbonic
D. tinh bột, glucose, khí cacbonic

4.3. Giải thích hiện tượng


Áp dụng hóa tính của các cacbohiđrat giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống.
 Bài tập ví dụ
 Cơm cháy và cơm bình thường, cơm nào ngọt hơn ? Tại sao ? (tương tự đối với ruột bánh mì và vỏ
bánh mì).
 Khi nhỏ 1 giọt hồ tinh bột lên miếng khoai (chuối sống, táo xanh,…) thì có hiện tượng gì ? giải
thích ?
 Anđehit và glucose đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, tuy nhiên trong thực tế người
ta chỉ dùng glucose để tráng ruột phích, tráng gương…Tại sao ?
 Trong nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có chứa glucose. Nêu 2 phản phản ứng hóa học có thể
dùng xác nhận sự có mặt glucose trong nước tiểu. Viết ptpư.

IV – Tổng kết
 Các dạng bài tập ở chươngcacbohidrat rất đa dạng: giải thích hiện tượng thực tế có liên quan
đến hóa học_nhận biết các chất, bài toán liên quan tính chất hóa học (sơ đồ phản ứng, phản ứng
tráng bạc, khử Cu (II) trong Cu(OH)2 thành Cu(I) dưới dạng Cu20 kết tủa, sự thủy phân của các hợp
chất disaccarit và polisaccarit...), các bài toán điều chế ancol etylic ( có thể kết hợp với kiến thức cũ
CO2 tác dụng với dd Ca(OH)2)...
 Bài tập trong chương này giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của các gốc –OH, –CHO.
Từ cấu tạo hóa học của từng loại cacbohidrat có thể suy ra tính chất hóa học đặc trưng và các phản
ứng điển hình cho từng loại đó.
 Bài tập trong chương mang tính thực tiễn rất cao : giới thiệu các dạng tồn tại của cacbohidrat
trong tự nhiên cụ thể là monosacarit, đisaccarit, polisaccarit _hiện tượng cây xanh quang hợp tạo
ra tinh bột_bài toán liên quan đến phương pháp điều chế rượu một cách tự nhiên, hay là công
nghiệp sản xuất vải, phích bình thủy...). Dạng bài tập thực tiễn này cần được chú ý phát huy hiệu quả
hơn, giúp học sinh làm quen và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học, giải thích được các hiện
tượng trong tự nhiên, hiểu rõ hơn cấu tạo cơ bản của vật chất. Từ đó phản ánh được mối liên hệ mật
thiết giữa hóa học và cuộc sống.
---oOo---

You might also like