You are on page 1of 15

Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông


Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Khoa Viễn Thông 2

Tiểu luận môn


Công Nghệ Truy Nhập và Mạng

CÁC SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY


THUÊ BAO ADSL VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Lê Duy Khánh


Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 14
Lớp Đ07VTA3

Tp Hå Chi Minh
Th¸ng 10 - 2010
Tiểu luận môn
Công Nghệ Truy Nhập và Mạng

CÁC SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY


THUÊ BAO ADSL VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Lê Duy Khánh
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nhóm 14
Lớp Đ07VTA3

Danh sách thành viên nhóm 14 thực hiện tiểu luận:

STT Họ và tên Mã số Sinh viên

1 Nguyễn Hữu Sơn 407160149

2 Nguyễn Hoàng Lâm 407160133

3 Nguyễn Văn Linh 407160134

4 Trần Phước Sinh 407160148

5 Nguyễn Thành Tài 407160152

6 Vũ Trọng Đại 407160117

7 Nguyễn Thanh Tâm 407160151

8 Phạm Ngọc Hải 407160122

9 Nguyễn Minh Trí 407160161

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 1


MỤC LỤC

Danh mục Trang

Phần I. Giới thiệu về ADSL ............................................................................................3


1. ADSL là gì? ...............................................................................................................................3
2. Lịch sử ra đời của ADSL ....................................................................................................3
3. Ý nghĩa và triển khai ADSL ở Việt Nam ....................................................................4
Phần II. Các nguyên nhân gây ra lỗi đường dây ADSL ..........................6
1. Các nguyên nhân .................................................................................................................6
Phần III. Các sự cố đường dây ADSL và khắc phục ...................................7
I. Lỗi thứ nhất ...............................................................................................................................7
II. Lỗi thứ hai .................................................................................................................................7
III. Lỗi thứ ba .............................................................................................................................. 10
IV. Lỗi thứ tư .............................................................................................................................. 10
V. Lỗi thứ năm........................................................................................................................... 10
VI. Lỗi thứ sáu............................................................................................................................ 11
VII. Lỗi thứ bảy.......................................................................................................................... 11
VIII. Lỗi thứ tám........................................................................................................................ 12
Phần IV. Các sự cố liên quan đến My TV ........................................................ 13
I. Nguyên nhân ......................................................................................................................... 13
II. Cách khắc phục và xử lý ................................................................................................. 13

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 2


Phần I:
GIỚI THIỆU VỀ ADSL

1. ADSL là gì?
ADSL là từ viết tắt của Tiếng Anh: Asymmetric Digital Subscriber Line dịch
sang tiếng Việt là đường dây thuê bao số bất đối xứng, là một dạng của
DSL.
ADSL cung cấp một phương thức truyền dữ liệu với băng thông rộng, tốc độ
cao hơn nhiều so với phương thức truy cập qua đường dây điện thoại truyền
thống theo phương thức quay số (Dial up). Khi truyền băng thông trên
đường dây điện thoại được tách ra làm 2 phần, 1 phần nhỏ dùng cho các tín
hiệu như Phone, Fax. Phần lớn còn lại dùng cho truyền tải tín hiệu ADSL.
ADSL cho phép truyền theo chiều downstream từ phía nhà cung cấp dịch vụ
tới khách hàng với tốc độ dữ liệu cao hơn chiều upstream từ phía khách
hàng tới nhà cung cấp dịch vụ. Đặc tính bất đối xứng này cùng với tính năng
luôn kết nối (always-on) đã làm cho ADSL trở nên lý tưởng cho truy xuất
Internet, dịch vụ video-on-demand và truy xuất mạng LAN từ xa.
Người sử dụng của những ứng dụng này thường tải thông tin về nhiều hơn
là gởi dữ liệu đi. ADSL thực hiện truyền đến thuê bao với tốc độ trên 6Mbps
và truyền 640kbps theo cả hai chiều. Tốc độ này nhanh hơn tốc độ modem
quay số đến cả trăm lần mà không cần thay cáp mới. Trong khi truy cập theo
phương thức quay số chỉ có thể cung cấp tốc độ lên đến 56kbps, một đường
ADSL chuẩn có thể đạt tốc độ tải xuống đến 8Mbps.

2. Lịch sử ra đời của ADSL:


Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 3
Năm 1985 Bell Labs phát minh ra phương pháp truyền dịch vụ số trên dải
tần số cao của dây điện thoại xoắn đôi truyền thống. Năm 1995 các công ty
điện thoại triển khai ADSL để thâm nhập thị trường video. ANSI tiêu chuẩn
hoá thành công ADSL với tiêu chuẩn T1.413. Sau đó ADSL không cạnh tranh
nổi với truyền hình cáp đồng trục, truyền hình vệ tinh nên bị xếp xó và cuối
cùng được sử dụng lại rất hiệu quả với truy xuất Internet tốc độ cao nhờ bản
chất bất đối xứng của nó.
Vào năm 1998, nhóm công tác ADSL toàn cầu (UAWG: Universal ADSL
Working Group) được thành lập bao gồm các tổ chức hàng đầu trong công
nghiệp viễn thông mạng và máy tính cá nhân để phát triển một dạng ADSL
tốc độ thấp, giá thành hạ để có thể nhanh chóng giành lấy thị trường. Kết
quả công việc của nhóm công tác này là một chủng loại ADSL dựa trên tiêu
chuẩn mới là G.lite ra đời.
G.lite được ITU-T chấp nhận ở khuyến nghị G.922.2 vào tháng 6 năm 1999 và
có thể cung cấp tốc độ lên đến 1,5 Mbps theo chiều downstream và 512
kbps theo chiều upstream. Tháng 7 năm 2002 ITU-T ban hành tiêu chuẩn
đầu tiên về ADSL2 (prepublication) trong khuyến nghị G.992.3 và G.992.4.
ADSL2 ra đời nhằm cải tiến tất cả các ứng dụng trên ADSL về cả thoại và số
liệu.
Ngoài hai chế độ truyền dẫn trên ADSL là chế độ truyền dẫn đồng bộ STM
và chế độ truyền dẫn bất đồng bộ ATM như ADSL thế hệ đầu tiên ADSL2 còn
hỗ trợ thêm chế độ truyền dẫn thứ ba là chế độ truyền dẫn paket và hỗ trợ
thoại không gói hoá gọi là thoại kênh hoá (CV: Channelized Voice). Thoại
kênh hoá được đưa vào dòng dữ liệu của ADSL2 mà không cần qua bộ IAD.
Tháng 5 năm 2003 ITU-T đưa ra khuyến nghị G.992.5 dành cho ADSL2+.

3. Ý nghĩa thực tiễn và thực tế triển khai mạng ADSL ở Việt


Nam hiện nay:

ADSL đã làm thay đổi mạng thông tin công cộng hiện nay từ chỗ chỉ tải
được thoại, văn bản và các hình ảnh độ phân giải thấp trở thành hệ thống
đem lại đa phương tiện kể cả video cho mọi nhà ngay từ thế kỷ 20.

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 4


ADSL sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thập kỷ này hay sẽ trở thành phổ
biến khi các công ty điện thoại cung cấp các thông tin như video và đa
phương tiện.

Tại Việt Nam hiện nay có nhiều các nhà cung cấp dịch vụ như SPT, FPT,
Viettel, VNPT tốc độ lý thuyết tải xuống có thể đạt đến 24Mbps.

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 5


PHẦN II:
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI
ĐƯỜNG DÂY ADSL

I. Các nguyên nhân gây ra lỗi:


Các sự cố phát sinh ra trong quá trình sử dụng hay sau khi lắp đặt dịch vụ SL
đặt yêu cầu ta phải xác định được sai hỏng trên thiết bị hay phần đi dây, khi
sự cố được báo cáo thì cần phải mô tả chi tiết vấn đề và ghi lại trước khi
khắc phục.
Các câu hỏi thường gặp:
 Còn dùng được điện thoại hay không ?
Nguyên nhân: Vấn đề có thể là ở dịch vụ ADSL, có thể đường dây hở mạch.

 Thiết bị ADSL có đồng bộ được với DSLAM hay không ?


Nguyên nhân: Do cấu hình thực hiện tại máy tính cá nhân không đúng hay
sai hỏng ở mạng ISP

 Thiết bị ADSL làm việc có bị chập chờn hay không hay chỉ trong một
thời điểm cố định trong ngày?
Nguyên nhân: Có thể do can nhiễu từ tần số vô tuyến do các Đài phát đều
đặn. Cấu hình lại thêm kháng nhiễu của hệ thống (nó có thể làm giảm tốc
độ bit tối đa)

 Với thiết bị ADSL rời, phải xem thử đã được kết nối đúng hay chưa và
đã bật nguồn chưa?

Nối lại thiết bị cho đúng và bật nguồn.

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 6


PHẦN III:
CÁC SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO ADSL
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

I. Lỗi thứ nhất: Do bị disable card mạng

Đây là lỗi thường gặp nhất mà khách hàng có thể tự khắc phục để sử dụng
lại dịch vụ.

Biểu tượng Network Adapter của card mạng sẽ xuất hiện ở thanh Taskbar
dưới góc phải màn hình, báo hiệu máy tính và Modem ADSL đã kết nối hành
công, nếu vì vô tình ta disable card mạng thì sẽ không thấy biểu tượng trên
như trước nữa khi đó máy tính và modem ADSL không kết nối với nhau được
mặc dù tín hiệu đường truyền ASDL vẫn bình thường.

Cách khắc phục:


Vào Start Settings Control Panel Network Connections và nhấp đúp vào

biểu tượng Local Area Connection để Enable lại card


mạng.

II. Lỗi thứ hai: Biểu tượng Network Adapter (card mạng)
dưới thanh task bar góc phải màn hình có "dấu chấm
than" màu vàng.

Cách khắc phục:

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 7


Đây là trường hợp máy tính để chế độ IP tự động nhưng modem không cấp địa chỉ
IP cho máy tính. Vì thế, chúng ta phải cấp IP tĩnh cho máy tính, để cấp IP tĩnh cho
máy tính chúng ta làm như sau:
A. Đối với máy tính dùng hệ điều hành Windows 2000 hoặc Windows XP:
 Chọn Start Settings Control Panel Network Connections
 Nhấp chuột phải (right click) vào biểu tượng Local Area Network chọn
Properties.
 Tại tab General chọn dòng Internet Protocol (TCP/IP) chọn Properties
 Gán IP tĩnh, chọn vào Use the following IP address và nhập địa chỉ IP (xem
hình 1)

(Hình 1)

B. Đối với máy tính dùng hệ điều hành Windows Vista:


 Chọn Start Settings Control Panel Network and Sharing Center
 Nhấp chuột vào View Status của Network Adapter
 Tại tab General chọn Properties
Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 8
 Tại tab Networking chọn dòng Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)
chọn Properties
 Gán IP tĩnh, chọn vào Use the following IP address và nhập địa chỉ IP (xem
hình 2)

(Hình 2)

Lưu ý:
 Địa chỉ IP của máy tính phải cùng địa chỉ mạng của modem ADSL. Ví dụ:
chúng ta có modem Huawei MT880 trong trường hợp này địa chỉ IP của
modem là: 192.168.1.1 thì địa chỉ IP của máy tính chúng ta có thể gàn từ:
192.168.1.2 đến 192.168.1.254.
 Default gateway là địa chỉ IP của modem trong trường hợp này là:
192.168.1.1
 DNS Server : 203.162.4.190 và 203.162.4.191

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 9


III. Lỗi thứ ba: Do dịch chuyển máy tính, modem ADSL cắm
dây không chặt.

Trong quá trình sử dụng vì lý do nào đó mà khách hàng dịch chuyển máy
tính hoặc modem ADSL, sau đó đấu nối lại không chặt hoặc không đúng kỹ
thuật nên các thiết bị không kết nối được với nhau.

Cách khắc phục:

Đấu lại các thiết bị đúng kỹ thuật theo nguyên tắc: nối Modem ADSL vào máy tính
bằng cáp mạng hoặc cáp USB (trong trường hợp dùng modem cổng USB), nối
đường dây ADSL vào modem ADSL, các thiết bị dùng thoại như: máy fax, máy điện
thoại phải đấu từ cổng Phone của Filter / Splliter.

IV. Lỗi thứ tư: Do bố trí lại phòng ốc, tăng thêm máy điện
thoại nhưng đấu nối sai kỹ thuật.

Trong quá trình sử dụng nếu vì lý do phải bố trí lại phòng ốc hoặc do nhu
cầu tăng thêm máy điện thoại mà khách hàng đấu lại đường dây ADSL sai kỹ
thuật dẫn đến nhiễu và làm mất tín hiệu ADSL.

Cách khắc phục:

Đấu lại các thiết bị đúng kỹ thuật theo nguyên tắc: nối Modem ADSL vào máy tính
bằng cáp mạng hoặc cáp USB (trong trường hợp dùng modem cổng USB), nối
đường dây ADSL vào modem ADSL, các thiết bị dùng thoại như: máy fax, máy điện
thoại phải đấu từ cổng Phone của Filter / Splliter.

V. Lỗi thứ năm: Không kết nối Internet do nợ cước Internet


nên nhà cung cấp dịch vụ khóa tài khoản.

Cách khắc phục:

Thanh toán cước Internet đúng hạn và liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để
biết thêm về tình trạng tài khoản của mình.

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 10


VI. Lỗi thứ sáu: Đăng nhập vào cấu hình modem ADSL và nhập
vào mật khẩu mới vừa đổi sau đó lưu cấu hình modem ADSL
nhập lại mật khẩu mới vừa đổi.

Cách khắc phục:


Đăng nhập vào cấu hình modem ADSL và nhập vào mật khẩu mới vừa đổi sau đó
lưu cấu hình modem ADSL.

Lưu ý:

Việc đăng nhập cấu hình modem để nhập lại mật khấu và lưu cấu hình modem
ADSL tương đối phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu kỹ thuật. Nếu không
cần thiết thì ta không nên đổi mật khẩu truy cập thường xuyên. Nếu đã đổi mật
khẩu truy cập khách hàng nên đọc tài liệu kèm theo của modem để đăng nhập cấu
hình modem hoặc gọi 119 để được hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại.

VII. Lỗi thứ bảy: Do hệ điều hành bị nhiễm VIRUS máy tính
nên truy cập Internet chậm hoặc không truy cập được
Internet.
Biểu hiện nhận biết máy tính có bị nhiễm VIRUS máy tính thường khởi động
máy tính chậm, khởi động một chương trình ứng dụng chậm, máy tính
thường bị treo.

Cách khắc phục:

Cài đặt chương trình phòng chống VIRUS máy tính, quét VIRUS máy tính nếu vẫn
không khắc phục hãy liên hệ nhà cung cấp máy tính hỗ trợ.

Lưu ý:

Trong trường hợp máy vi tính nhiễm VIRUS máy tính mức độ nhẹ, các loại VIRUS
máy tính không nguy hiểm thì có thể quét được; trong trường hợp nặng có thể
quét VIRUS máy tính xong sẽ không phát hiện được hoặc có diệt được nhưng vẫn
không cải thiện tình trạng ta phải cài đặt lại hệ điều hành máy tính.

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 11


VIII. Lỗi thứ tám: Do các yếu tố ngoại cảnh gây ra hư hỏng
vật lý đường truyền ADSL
Cách khắc phục:

Thực hiện phép đo thử giả lập thiết bị ADSL tại điểm lên mạng kế tiếp trong vòng
thuê bao (có thể là hộp đấu dây, ngoài cột treo cáp...), kiểm tra điện trở hay dung
kháng không cân bằng của đôi dây.

 Kiểm tra việc rẽ nhánh của đường dây trong nhà thuê bao.

 Kiểm tra tính đồng nhất của đôi dây.

 Kiểm tra sự hở mạch trên đôi dây cáp đồng.

 Kiểm tra tính chất vật lý của đôi dây.

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 12


PHẦN IV:
CÁC SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN MY TV

I. Nguyên nhân:

Khi gặp sự cố liên quan đến MyTV, ta phải xác định sự cố xảy ra liên tục hay
chỉ trong một thời điểm nào đó trong ngày. Trong cả hai trường hợp,
nguyên nhân thường là đường dây bị nhiễu hoặc suy hao dẫn đến chất
lượng đường truyền không đảm bảo. Đối với trường hợp thứ nhất, nguyên
nhân còn có thể là do khai báo, cấu hình modem chưa đúng. Ngoài ra, ta
cũng kiểm tra tín hiệu trên Modem, các Jack cắm tường, thiết bị
Splliter,…xem đã đấu nối đúng chưa và cũng kiểm tra những thành phần
khác tương tự như đối với các sự cố Internet.

II. Cách khắc phục và xử lý:

Bước 1: Vào cấu hình Modem kiểm tra Status, xem trạng thái kết nối, xem
chất lượng đường dây có đáp ứng đúng với tiêu chuẩn hay không: tín hiệu
công suất trên nhiễu phải lớn hơn 11dB, suy hao đường dây phải nhỏ hơn
50dB. Nếu như các thông số đó không đúng với quy định thì ta phải thay đôi
dây khác cho khách hàng.

Bước 2: Nếu như các thông số trên đã phù hợp, ta vào xem lại phần VLAN
đã được chia đúng chưa, các thông số khai báo có chính xác hay không. Lưu
ý là ta phải khai báo đường Internet đi cổng USB, kiểu kết nối PPPoAPPPoE
và MyTV đi cổng Ethernet, kiểu kết nối Bridge.
Bước 3: Khi đã kiểm tra và chắc chắn rằng cấu hình Modem đã được khai
báo đúng mà MyTV vẫn bị lỗi. Ta tìm hiểu xem các đường dây kết nối ADSL
trong nhà thuê bao đi như thế nào. Hiện nay, xu hướng của khách hàng khi
lắp MyTV thường đi dây âm tường nên nếu gặp môi trường không thuận lợi,

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 13


dây rất dễ bị ẩm mốc, hoặc đi dây trùng với hướng đường dây điện dẫn đến
dây bị nhiễu hoặc bị suy hao. Đối với các tình huống này, ta phải thử từ
trong ra ngoài, tức là kiểm tra đường dây âm tường nối đến Modem trước,
sau đó là đường dây tới Splliter, … Từ đó lần ra được đoạn dây nào không tốt
và thay dây mới vào.

Bước 4: Nếu như đã thực hiện các bước trên mà MyTV vẫn gặp sự cố, ta
thay cáp, đổi cổng DSLAM cho khách hàng đến khi các thông số nằm trong
chất lượng cho phép thì thôi..

Nhóm 14, Lớp Đ07VTA3 Page 14

You might also like