You are on page 1of 2

Đẩy mạnh phát triển logistics: Hội nhập cùng khu vực

Nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa năng động và đa dạng, Việt Nam
có vị trí địa lí rất quan trọng trong khu vực châu Á.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập ngành giao vận (logistics) Việt Nam vẫn chưa có
những bước tiến nhanh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc… Do đó, việc
đẩy mạnh phát triển logistics để hội nhập cùng khu vực trong thời gian tới được nước ta quan
tâm hàng đầu trong chính sách phát triển.
Theo nhiều khảo sát thì thị trường dịch vụ logistics Việt Nam hiện có trên 800 DN nhưng phần
lớn trong số đó là nhỏ bé, hạn chế về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cơ sở hạ
tầng logistics còn yếu kém, hành làng pháp lý còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc đã làm cản trở
sự phát triển của logistics tại Việt Nam. Ông Gopal R - Giám đốc Bộ phận Vận tải và Kho vận
Công ty Frost & Sullivan cho rằng, tiềm năng của ngành logistics Việt Nam rất lớn, nhưng các DN
trong nước chưa khai thác hiệu quả cao. Hiện các DN trong nước mới đáp ứng được 18% tổng
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ. Bên
cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics tại Việt Nam còn kém phát triển, chưa đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Hệ thống giao thông đường bộ kết nối các cảng biển, kho bãi, sân
bay... chưa đồng bộ, khiến chi phí logistics của doanh nghiệp nội địa gia tăng. Điều nay hạn chế
sự phát triển của DN logistics Việt Nam nói riêng và ngành logistics nói chung.
Trong bối cảnh đó, đến năm 2012 Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO là mở
cửa 100% cho các công ty nước ngoài khai thác dịch vụ kho vận. Đây chính là khó khăn lớn cho
các DN logistics Việt Nam khi phải cạnh tranh với các DN nước ngoài mạnh về vốn và năng lực
cạnh tranh. Ông Trịnh Ngọc Hiển - Phó Chủ tịch Tập đoàn HB, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều
hành Công ty Cổ phần Vinafco cho biết, phần lớn các DN logistics nội địa đều có nguồn gốc từ
các xí nghiệp vận tải nhà nước nên chưa linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Chỉ xét về khía
cạnh xây dựng website, phần lớn website của Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về bản thân và
dịch vụ của mình, thiếu các tiện ích như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo
dõi chứng từ,... Trong khi đó, đây lại là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Đặc biệt, khi mở cửa đây chính là khó khăn lớn mà các
DN logistics nội địa cần khắc phục.
Trước xu hướng tăng nhanh về giao vận trong phát triển kinh tế, để đáp ứng nhu cầu phát triển
và khai thác của hiệu quả tiềm năng logistics Việt Nam, theo ông Gopal R thì Việt Nam cần kiện
toàn cơ sở hạ tầng và phát triển một cách đồng bộ hệ thống logistics rộng khắp cả nước, cần đa
dạng các loại hình giao vận từ đường bộ, đường hàng không, đường biển,…để quá trình vận
chuyển nhanh và thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, Việt Nam có thế mạnh về
ngành vận chuyển xuyên biên giới do đó cần tận dụng để đẩy mạnh phát triển trong quá trình hội
nhập khu vực và thế giới.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần coi giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
là nền tảng vững chắc cho hoạt động logistics như: Thực hiện theo quy hoạch cảng biển 2020 và
định hướng 2030, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, đặc biệt là
dự án nghiên cứu toàn diện về phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững VITRANSS2 sắp
được công bố và bàn giao, ưu tiên đầu tư vào các công trình trọng điểm về logistics. Bên cạnh
đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân hay đầu tư theo mô hình PPP
(hợp tác công tư); Xây dựng các giải pháp hiệu quả về đầu tư nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp
thời cho nhu cầu phát triển logistics; Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện phát triển
hoạt động logistics cũng như các DN 3PL (dịch vụ trọn gói: intergrated third party logistics
service) trong nước, triển khai hệ thống EDI (hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử) và hệ
thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chính và minh
bạch trong các dịch vụ công. Ngoài ra cần có sự liên kết giữa các DN, hiệp hội để hỗ trợ cùng
phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập cùng khu vực. Phấn đấu đến năm 2015
chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do WB báo cáo nằm trong top 30 hoặc 40
trong các nền kinh tế trên thế giới; Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP xuống còn 20% so
với mức 25% như hiện nay, giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là
20-25%.../.
Theo Báo Đối ngoại Vietnam
- Cập nhật: Thứ sáu, 23/07/2010 10:27(GMT+7)

You might also like