You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ̃̉

Phần I:Bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Trong nguyên tử H, số electron tối đa đặc trưng bằng 1 cặp 4 số lượng tử (n, l, ml,
ms) là:
A. Không B. 1 C. 2 D. 3
Câu 2: Số hàm toàn phần biểu diễn trạng thái của electron trong nguyên tử ở lớp n=2 là:
A. 8 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 3: Trong nguyên tử H số electron tối đa đặc trưng bằng 1 cặp 3 số lượng tử (n, l, m l)
là:
A. Không B. 1 C. 2 D. 3
Câu 4: Trong số các hàm không gian cho ở dưới đây, hàm không gian nào không mô tả
trạng thái của electron trong nguyên tử H:
A.ψ200 B.ψ310 C.ψ32 −1 D.ψ220
Câu 5: Xác suất tìm thấy electron trên AO-2S phụ thuộc vào:
A. bán kính r B. góc θ C. Góc ϕ D. B và C
Câu 6: Tổng đại số của 4 số lượng tử trên electron thứ 6 của nguyên tử C(z=6) là:
A. 3 B. 3,5 C. 4 D. 4,5
Câu 7: Nguyên tố có cặp 4 số lượng tử của electron cuối cùng là n=2, l=1, m l=+1, ms= ½
là:
A. C B. N C. O D. Cl
Câu 8: Cho Ba (z=56) là nguyên tố kim loại kiềm thổ thuộc chu kỳ 6. Hỏi nguyên tố kim
loại kiềm thổ thuộc chu kỳ 7 có điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu.
A. 86 B. 87 C. 88 D. 89
Câu 9: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của năng lượng ion hóa thứ nhất là:
A. Na < K < Mg < P <Cl B. K <Na < Mg < P < Cl
C. K < Na < Mg < Cl < P D. Na < K < Mg < Cl < P
Câu 10: Các nguyên tố có bán kính nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần là:
A. K < Ca < Al < C B. Ca < K < Al < C
B. K < Al < Ca < C D. Ca< Al < K < C
Câu 11: Trong nguyên tử Cl, electron thứ 6 chuyển động trên AO có dạng hình học được
biểu diễn trong mặt phẳng là hình:
A. Hình tròn B. Hình số 8 (quả tạ)
C. Hình 4 cánh hoa D. Không xác định được

Phần II: Bài tập tự luận:

Câu 1: Hãy xác định độ bất định về động lượng và tốc độ cho một electron khi nó chuyển
động trong một vùng không gian theo một chiều xác định ( giả sử theo chiều x) với độ
rộng cỡ bằng nguyên tử = 1A0. Nhận xét kết quả thu được.
Câu 2: Người ta đo bước sóng khuyếch tán λ, = 0,22 A0 theo hướng làm thành một góc
450C với phương của chùm tia X đập vào nguyên tử thí nghiệm. Hỏi bước sóng α của
chùm tia X trong trường hợp này?
h
Cho biết: α ' −α = (1 − cos 2 θ )
m.c
Câu 3: Hãy tính bước sóng liên kết De Broglie cho các trường hợp sau:
a. Một vật có khối lượng 1,0 g chuyển động với tốc độ 1cm.s-1.
b. Đối với một vật cũng có cùng khối lượng nhưng chuyển động với tốc độ 100km.s-1.
c. Ở nhiệt độ phòng, một nguyên tử He chuyển động với vận tốc 1000m.s-1. Cho He =
4,003.
Nhận xét các kết quả thu được.
Câu 4: Cho biết một electron chuyển động trong điện trường với hiệu điện thế là 1000
volt. Hãy xác định bước sóng liên kết De Broglie của electron. Cho biết khi e chuyển động
trong điện trường thì động năng của e = q.U và 1J= C.V.
1
Câu 5 : Cho biết hàm bán kính và hàm góc của AO 1s tương ứng là 2.e -r và 2 π
. Hãy
biểu diễn hình dạng AO 1s trên mặt phẳng. Nhận xét kết quả thu được.
r
1 −
Câu 6 :Cho biết hàm bán kính và hàm góc của AO pz tương ứng là .r.e 2

2 6
3 z
( ). Hãy biểu diễn AO 2pz trên mặt phẳng và nhận xét kết quả thu được.
2 π r
Câu 7: Cho các hàm không gian biểu diễn trạng thái của electron trong nguyên tử H.
a. ω200 ω210 ω320 ω230
b. ω31 −1 ω322 ω230 ω312
c. ω301 ω300 ω211 ω420
Hãy cho biết những hàm không gian mô tả trạng thái của e trong nguyên tử H, vẽ hình
dạng của các hàm không gian đó.
Câu 8 : Cho 3 nguyên tố ký hiệu là A, B, C có các đặc điểm sau :
- A, B, C có tổng n+l bằng nhau, trong đó nA > nB,nC.
- Tổng số e trong phân mức cuối cùng của A và B bằng tổng e trong phân mức cuối của
C. A và C đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn.
- Tổng đại số của 4 số lượng tử của e cuối cùng của C là 3,5.
a. Hãy xác định bộ 4 số lượng tử của e cuối cùng của A, B, C.
b. Viết các hàm toàn phần biểu diễn e cuối cùng trong các nguyên tử A, B, C.
c. Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của A, B, C theo quy tắc Slater.
Câu 9: Cho 2 nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng n+l bằng
nhau, trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B. Tổng đại số 4 số
lượng tử của e cuối cùng trên B là 4,5
a. Hãy xác định bộ 4 số lượng tử của A, B.
b. Viết hàm toàn phần biểu diễn các e cuối cùng của A, B.
c. Cho biết hình dạng của các e cuối cùng của A, B.
Câu 10 : Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có e cuối cùng có bộ 4 số lượng tử thỏa mãn
điều kiện m+l= 0, và n +mS= 3/2.
a. Hãy xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình e của nguyên tử A.
b. Dựa vào quy tắc Slater, hãy tính năng lượng ái e thứ nhất của A.
Câu 11: Cho 3 nguyên tố A, B, C (ZA< ZB< ZC ) đều ở phân nhóm chính và không cùng
chu kỳ trong bảng hệ thông tuần hoàn. Tổng số lượng tử chính của e cuối cùng của 3
nguyên tố A, B, C là 6. A, B, C đều thuộc các chu kỳ nhỏ. Tổng số lượng tử phụ của
chúng bằng 2. Tổng số lượng tử từ = -2 và tổng số lượng tử spin là =-1/2, trong đó số
lượng tử spin của e cuối cùng của A là ½.
a. Hãy xác định nguyên tố A, B, C.
Câu 12 : Dựa vào quy tắc Slater hãy tính năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai, thứ ba của
Na, Ca, Al. Nhận xét các kết quả thu được.
Câu 13 : Cho hàm năng lượng của electron trong nguyên tử nhiều điện có dạng :
− ( Z * ) 2 .e 2 − 13,6( Z * ) 2
E nl = = (ev )
( n * ) 2 .2 a 0 (n * ) 2
Hãy tính năng lượng của từng electron và năng lượng tổng tất cả các electron trong
nguyên tử O và Fe.
Câu 14 : Cho hai hàm không gian ω200 và ω300 , hãy cho biết hàm không gian nào có bán
kính lớn hơn, vì sao?
Câu 15 : Xác định nguyên tố có e cuối cùng biểu diễn bằng hàm toàn phần là.
a. ω2001 / 2 ω210 −1 / 2 ω310 −1 / 2
b. ω31 −1−1 / 2 ω320 −1 / 2 ω3211 / 2
c. ω300 −1 / 2 ω3201 / 2 ω2101 / 2
Câu 16 :Cho 2 nguyên tố A, B có bộ 4 số lượng tử của e cuối cùng tương ứng là :
A : n=3, l= 1, m=0, ms=+1/2
B : n=3, l= 0, m=0, ms=-1/2
a. Viết cấu hình e của các nguyên tố A, B
b. Dựa vào quy tắc Slater tính tổng năng lượng của các e của nguyên tử A, B ở trạng
thái cơ bản.
c. Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của A, B.
Câu 17 : Giải thích tại sao năng lượng ion hóa thứ nhất của O lại nhỏ hơn năng lượng ion
hóa thứ nhất của N, mặc dù N đứng trước O ở trong cùng chu kỳ 2.
Câu 18 : Tính năng lượng cần thiết để kích thích nguyên tử C từ trạng thái cơ bản sang
trạng thái kích thích. ( từ 1s22s22p2 sang 1s22s2 3s2 ).
Câu 19 : Ba (Z=56) là nguyên tố kim loại kiềm thổ.
a.Hãy cho biết nguyên tố kim loại kiềm thổ tiếp theo có số thứ tự Z= ?
b. Sự nghiên cứu hiện nay tập chung vào các nguyên tố có số thứ tự 112, 118 vì theo dự
kiến các nguyên tố này tương đối bền. Hãy giải thích điều đó dựa vào cấu hình e.
c. Hãy cho biết các nguyên tố đó thuộc nguyên tố s hay p, d hay f.

You might also like