You are on page 1of 12

Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Phùng Gia Thế

Tìm hiểu tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận
thấy, sáng tạo của nhà văn trước hết bộc lộ ở khả năng khai thác các trạng huống
trần thuật đa dạng nhằm tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.

Điểm nhìn trần thuật, ở đây, vừa như một phương thức tổ chức văn bản, vừa là một cơ chế phát
ngôn tinh thần thời đại của nhà văn. Sự khai thác điểm nhìn thể hiện trình độ xử lý mối quan hệ
giữa chủ thể kể chuyện với cái được kể, cũng là sự thể hiện chiều sâu cái nhìn nghệ thuật của nhà
văn.

Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Huy Thiệp.

Trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chủ thể kể chuyện được đặt ở ngoài câu
chuyện. Hình thức kể ở ngôi thứ ba. Câu chuyện đời sống được diễn ra “tự nhiên” qua lời của
một người kể chuyện “vô hình”. Đây là mô hình tự sự có từ truyền thống. Truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, hiển nhiên không đoạn tuyệt với truyền thống. Song, với sự sáng tạo nhiều mặt của
nhà văn, sự khai thác đời sống vẫn được thực hiện phong phú ngay ở kiểu lựa chọn này.

Chủ thể kể chuyện có thể là người “đứng ngoài” chuyện nhưng đóng vai trò như một “người biết
hết”, dẫn dắt bạn đọc vào thế giới nhân vật, sự kiện. Các tác phẩm: Không có vua, Giọt máu,
Thương cả cho đời bạc, Những ngọn gió Hua Tát nằm trong trường hợp này. Chối bỏ lối hành
văn trang trọng, có đôi phần thống thiết thường thấy trong văn học sử thi, ở đây, không có tụng
ca, cũng không có những lời phán xét, bình luận của chủ thể kể, mà chỉ thấy ào ạt sự kiện, ào ạt
buồn đau, đổ vỡ. Nếu Không có vua được ví như một thước phim cận cảnh, sự kiện hỗn độn, cõi
đời ngổn ngang, con người méo mó, nhếch nhác, đáng thương thì Giọt máu lại là sự “lắp ghép”
phóng túng những mảnh đời, mảnh người trong kiếp nhân sinh thác loạn. Thương cả cho đời bạc
có một thời gian của chuyện xa hơn nhưng câu chuyện vẫn được hiện tại hoá nhờ tính liên tục của
sự kiện. Trong Những ngọn gió Hua Tát, chủ thể kể đứng ngoài chuyện, không can thiệp, mổ xẻ,
phân tích nhân vật. Do vậy, dù có một khoảng cách rất xa với nhân vật, bạn đọc vẫn bị cuốn vào
những điều mình quan tâm một cách tự nhiên.

Trong các truyện ngắn Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ, Mưa, chủ thể kể
vẫn là người “giấu mặt” song điểm nhìn đã có sự chuyển hoá liên tục từ người kể sang nhân vật.
Dù nhân vật không đóng vai trò người thực hiện hành động kể song cái được kể đã không đơn
giản chỉ là những điều xảy ra bên ngoài người kể, mà còn được thể hiện sinh động ngay trong sự
cảm thấy, cảm biết của chính nhân vật. Đây cũng cách để nhà văn khéo khơi sâu vào thế giới tâm
tư nhân vật của mình. Trong Tâm hồn mẹ, đời sống được cảm nhận qua Đăng - một đứa trẻ mồ
côi mẹ, đầy mặc cảm đáng thương, luôn khao khát lòng độ lượng bao dung. Lại có thể nhận thấy
trong Chút thoáng Xuân Hương một sự chuyển hoá liên tục các điểm nhìn, góc nhìn trong trục kết
cấu của văn bản. Từ người kể chuyện qua Tổng Cóc, ấm Huy, rồi qua anh nhà thơ sẽ vào vai
Chiêu Hổ, từ nhiều quãng cách không - thời gian khác nhau, nhân vật Xuân Hương được soi
chiếu từ nhiều góc độ, trở thành một hình tượng sinh động, nhiều tầng nghĩa, mặc dầu không xuất
hiện trực tiếp. Triển khai truyện từ điểm nhìn bên trong, Nguyễn Thị Lộ đã thể hiện sâu sắc
những cảm thức của Nguyễn Trãi về nỗi cô đơn và bi kịch của chính mình.

Mưa là một truyện ngắn giàu sáng tạo trong nghệ thuật kể. Ngôi kể - nhân vật xưng “anh” là một
cách chọn điểm nhìn có chủ ý. Qua hình thức viết nhật ký để thổ lộ tình cảm với đối tượng tâm
tình “em”, nhưng đồng thời qua đó, “anh” lại khéo đưa người đọc vào những câu chuyện đời sống
khác. Như một cái tôi khác được kể ra, sự miên man của tâm trạng nhân vật trong đây gợi ra cái
miên man vô lối của kiếp người. Đọc Huyền thoại phố phường, Muối của rừng còn thấy một biến
thể khác của kiểu trạng huống kể này. Chủ thể kể vẫn “vắng bóng” song lại biết nhìn đời sống
theo những quan điểm mang ý nghĩa đạo lý phổ quát. Người kể chuyện qua đây như đứng về phía
bạn đọc để mà bình phẩm. Trong Huyền thoại phố phường, đó là sự day dứt khôn nguôi về lối
sống tha hoá, về sự băng hoại đạo đức và sự nghiệt ngã với đồng tiền đến đáng thương của con
người. Trong Muối của rừng, người kể chuyện và bạn đọc như cùng hồi hộp nín thở theo dõi
cuộc đi săn của ông Diểu, cuối cùng đều hả hê mãn nguyện về kết cuộc của cái cách mà ông hành
xử với tự nhiên.

Có thể nói, những tìm tòi sáng tạo ở kiểu lựa chọn trạng huống kể chuyện có từ truyền thống này
đã mang lại cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp những khả năng khai thác nghệ thuật riêng với
đời sống. Sự phi tâm hoá của tổ chức trần thuật một mặt giúp nhà văn mở rộng ngưỡng cửa sáng
tạo, khơi sâu hiện thực tâm tư, góp phần vào việc khắc phục những “giới hạn” của tự sự truyền
thống; một mặt khác đó còn là hệ quả của sự đề kháng của nhà văn đối với sự áp đặt của cái chính
thống, một biểu hiện của tinh thần nhân văn hậu hiện đại.

Sang sông có một hình thức kể đặc biệt. Chủ thể kể được đặt bên ngoài chuyện song nó không
phải người “biết tất” mà chỉ chạy theo, suy đoán. Cái nhìn của người kể dường như đi cùng sự
dịch chuyển của con đò sang sông. Chủ thể kể không đứng từ trên cao nhìn xuống mà đóng vai
trò như là người tường thuật tại chỗ một cách khách quan về những gì mà nó chứng kiến. Sự vắng
mặt của điểm nhìn đánh giá tư tưởng đạo đức khiến văn bản có thêm những ý nghĩa mới. Cái “vờ
vĩnh” khéo léo của nhà văn trong đây khiến câu chuyện hấp dẫn bởi những sự kiện bất ngờ.

Đọc Nguyễn Huy Thiệp, thấy hàng loạt truyện ngắn của ông xuất hiện hình thức “nhân vật
kể chuyện”. Hình thức kể theo ngôi thứ nhất. Chủ thể xưng “tôi” trong tác phẩm. Khác với hình
thức tự sự ngôi thứ ba, chủ thể kể chuyện trong trường hợp này được đặt vào trong chính các sự
kiện, tình tiết với tâm thế người trong cuộc. Và đấy cũng là lúc nhà văn có nhu cầu bộc bạch thế
giới nội cảm, hay các sự kiện tâm tư của mỗi chủ thể phong phú hơn và trực tiếp hơn.

Hình thức nhân vật kể chuyện thường xuất hiện ở hai dạng chính: nhân vật kể chuyện kể mọi việc
và nhân vật kể chuyện chủ yếu kể về mình. Trường hợp thứ nhất có thể tìm thấy trong Chảy đi
sông ơi, Tướng về hưu, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê. Trường hợp thứ hai chủ yếu
xuất hiện trong Con gái thuỷ thần. Sự lựa chọn hình thức kể này mang lại cho truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp một ưu thế riêng. Có thể nhận thấy, mỗi nhân vật kể chuyện trong trường hợp
tốt nhất có thể tạo ra một cái nhìn nghệ thuật độc đáo. Đến lượt mình, cái nhìn nghệ thuật đó lại
được cụ thể hoá thành chuỗi các điểm nhìn nghệ thuật. Sự đa dạng về tính chất xã hội - thẩm mỹ,
về quan điểm đạo đức, lối sống, cá tính của nhân vật kể chuyện khiến cái nhìn đời sống của nhà
văn được thực hiện phong phú hơn gấp nhiều lần, ở những chân trời khác.
Trong Chảy đi sông ơi, chủ thể kể giấu mình trong vai một cậu bé mộng mơ, với bao khao khát
đầy huyễn hoặc về cái phi phàm, huyền thoại. Từ bỏ sách vở giáo điều, vượt lên nỗi sợ hãi để tự
kiếm tìm sự thật, song cái cậu nhận được ở đây toàn là sự bịp bợm. Huyền thoại là sự bịp bợm
trắng trợn, trong khi ăn cướp, ngoại tình, cờ bạc, giả trá,... lại là hiện thực. Niềm tin trẻ thơ bị lừa
phỉnh. Cuộc săn tìm chẳng mang lại điều gì, ngoài sự xót xa. Dòng hồi ức của một cái tôi suy tư,
chiêm nghiệm khiến bạn đọc cay đắng nhận ra cái trớ trêu của cuộc đời. Cái đẹp thực ra không
chỉ là thứ tồn tại trong huyền thoại. Nó có thật trong cuộc đời này, và chỉ có ở lòng bao dung của
con người, của một số rất ít người. Chỉ có điều, nó luôn bị ngược đãi. Đẹp, là cái gì đó luôn đồng
hành với bơ vơ lạc loài, bất hạnh khổ đau.

Trong Tướng về hưu, chủ thể kể là Thuấn - anh kỹ sư ở Viện Vật lý giàu tình cảm với cha song
có phần cả nể, bạc nhược với vợ. Cách kể của con người hơi thiếu tự tin, thiếu quyết đoán đó
khiến dòng đời với những thác lũ tha hóa và sự trơ khấc của cảm xúc dường như thêm phần bạo
liệt. Cảm giác bất lực dâng trào. Người kể như đứng bên ngoài những sóng gió mà kể lại, chỉ kín
đáo suy tư...

Rõ ràng, trong sự lựa chọn đa dạng của nhà văn, hình thức nhân vật kể chuyện có khả năng tạo ra
nhiều cái nhìn nghệ thuật ở cùng một tác giả.

Sự xuất hiện của trạng huống kể “đa thức” khiến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có thêm
một diện mạo mới. Trong nhiều tác phẩm của ông, điểm nhìn trần thuật được tổ chức theo lối
“kính vạn hoa”. Vàng lửa là một thí dụ. Mở đầu và kết thúc truyện, thấy có sự xuất hiện của tác
giả với tư cách là người dẫn chuyện, xưng “tôi”, nhưng không tham gia vào chuyện, mà chỉ nhảy
ra sân khấu để thuyết minh, thức tỉnh, gây hiệu quả “gián cách” và dẫn dụ bạn đọc, vừa khiến họ
tin hơn vào câu chuyện được kể, vừa chống sự mê hoặc. Tuy nhiên, ở những phần căn bản, câu
chuyện lại được kể qua lời của một người kể chuyện “vô hình”. Các điểm nhìn nghệ thuật ở đây
liên tục được gia tăng dịch chuyển. Câu chuyện được hình dung qua Phăng, qua hồi ký của một
người Bồ Đào Nha vô danh, rồi qua ba đoạn kết mà tác giả - “tôi” hiến tặng để bạn đọc “tuỳ ý lựa
chọn”. Lối trần thuật nhiều chủ thể này khiến đời sống, lịch sử, nhân vật được soi chiếu từ nhiều
phía, nhiều quan điểm khác nhau, có khi trái với khát vọng của tác giả và bạn đọc. Cái được kể
trong đây là một hiện thực đầy biến động, không thuần nhất trong suy cảm của mỗi người. Đây
cũng là một lý do để giải thích tại sao truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại nhiều giọng, đa nghĩa,
hấp dẫn và cũng gây ra nhiều tranh cãi. Sự giản đơn đồng quy tác giả vào những hình tượng
người kể chuyện (“không đáng tin”) trong đây khiến một số bạn đọc có những đánh giá thiếu
công bằng với các truyện ngắn của ông. Có thể nói, việc tổ chức trần thuật đa điểm nhìn, đề cao
sự sáng tạo của người đọc, và việc đưa lên cùng một mặt sân giá trị các phát ngôn, thái độ khác
biệt nhau trong đây là một biểu hiện của tinh thần dân chủ và nhân văn trong sáng tác của nhà
văn. Hình thức trần thuật độc đáo này còn có thể tìm thấy trong các truyện ngắn lịch sử khác như:
Phẩm tiết, Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam…

Có thể khẳng định, việc khéo lựa chọn các trạng huống trần thuật nhằm tạo ra sự đa dạng của các
điểm nhìn nghệ thuật là yếu tố độc đáo thứ nhất mang lại sự hấp dẫn cho truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp. Từ đây, những thế giới nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn được hình thành. Và, trong sự tìm
tòi, sáng tạo không ngừng của nhà văn, những khám phá, thể hiện đời sống ngày càng được thực
hiện phong phú hơn ở những chân trời mới.

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn bởi sự pha trộn,
xen cài của hai kiểu giọng độc đáo, đặc trưng. Diễn tả những mảng tối của cuộc đời, nhà văn có
giọng kể sắc lạnh. Bàn tay giải phẫu trực tiếp và chính xác của vị bác sĩ khiến các ung nhọt đời
sống vỡ ra tung toé. Giọng kể lại trở nên trữ tình, tha thiết buồn đau khi nhà văn diễn tả cái trớ
trêu của cuộc đời, cái thê thảm của tâm hồn, sự bơ vơ lạc loài của cái đẹp,... Và, đằng sau tất cả
các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp, là một hình tượng tác giả hàm ẩn với bao chiêm nghiệm
suy tư về thân phận con người, về cuộc đời. Truyện của ông, do thế thường âm ba vọng động, đọc
xong mà không đọc hết. Ngôn ngữ trần thuật Nguyễn Huy Thiệp sắc gọn, hàm súc, nhiều khi trơ
trụi. Các đối thoại giàu tính kịch, dung hợp những từ ngữ thông tục, gần với ngôn ngữ đời sống.
Lời kể thường ít thành phần phụ, dồn nén thông tin, cũng có khi đậm chất thơ và màu sắc triết lí,
chạm sâu vào thế giới tâm tư của con người. Đặc điểm này có thể tìm thấy trong hầu hết các tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tạo thành một biểu hiện của phong cách. Và có lẽ chính lối hành
ngôn hàm súc như thế này khiến Nguyễn Huy Thiệp luôn gặp khó khăn khi viết tiểu thuyết.

Tính hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện các thủ pháp kỹ thuật kể
độc đáo, giàu sáng tạo. Trước hết, đó là một lối kể trùng phức thường xuyên được sử dụng như
một thủ pháp “mô tả mang tính lập thể”. Sự phối hợp nhiều người kể, nhiều giọng kể với sự dịch
chuyển đa chiều các điểm nhìn nghệ thuật khiến đời sống luôn được cắt nghĩa ở những chiều sâu
mới. Câu chuyện của nhà văn, do thế, luôn diễn ra ở nhiều lớp lang, thú vị, nhiều khi lại có thể
"tháo dỡ" được. Có thể tìm tìm thấy điều này trong Chút thoáng Xuân Hương, Phẩm tiết, Vàng
lửa, Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam. Ở đây, tính chỉnh thể trong cấu trúc tự sự của một truyện ngắn
truyền thống thường xuyên bị phá vỡ. Tiếp theo, từ một góc nhìn khác có thể nhận thấy nhiều
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có xu hướng “phì đại”. Giới hạn của một truyện ngắn bị đứt
gãy. Cái được kể tràn ra khỏi chiếc khung thể loại. Trong một cốt truyện vốn đã nhiều sự kiện,
nhà văn còn sử dụng các hình thức truyện xen truyện, truyện trong truyện độc đáo. Chẳng hạn,
trong Thương nhớ đồng quê, ngoài mạch chính là truyện Nhâm, còn có khá nhiều các truyện hoàn
chỉnh khác về sư Thiều, ông giáo Quỳ, chú Phụng... Con gái thuỷ thần, Thương nhớ đồng quê,
Chút thoáng Xuân Hương, Những ngọn gió Hua Tát đều là những truyện ngắn mang dáng dấp
tiểu thuyết. Một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có thể được ví như một cuộc “chơi" thể
loại, một sự tìm tòi thử nghiệm các hình thức độc đáo: truyện ngắn - tư liệu (Thương cả cho đời
bạc), truyện ngắn - nhật ký (Mưa), truyện ngắn - dòng chảy ý thức (Không khóc ở California),
truyện ngắn - chân dung (Chút thoáng Xuân Hương), truyện ngắn - phóng sự (Tội ác và trừng
phạt)... Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn hấp dẫn bởi sự dung hợp nhiều bài thơ, những “câu
nói thơ” mà phần lớn do tác giả đặt lời. Các bài thơ hoặc thơ văn xuôi này có ý nghĩa lớn trong
việc làm nổi bật tiết đoạn cảm xúc, tô đậm chiều sâu tâm lý nhân vật vừa gợi ra được những suy
tư lắng đọng cho bạn đọc trước khi bị cuốn vào những tình tiết mới. Nhà nghiên cứu người Nga
T.N. Filimonova cho rằng thủ pháp này làm cho lời văn Nguyễn Huy Thiệp trở nên “rất đặc biệt,
rất dễ nhận ra” [1].

Người kể trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn làm chủ cuộc chơi. Vậy nên, truyện của ông
luôn mang nghĩa, hấp dẫn được nhiều đối tượng, vừa mới trong kỹ thuật, vừa luôn gợi sâu vào
những buồn vui của kiếp người. Tất nhiên, những suy tư, tìm tòi nghệ thuật của Nguyễn Huy
Thiệp, dù mới mẻ đến đâu thì cũng không bắt đầu trên một mảnh đất trống. Chúng tôi cho rằng, ở
một chừng mực nào đó, những cách tân trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, theo các
chiều hướng khác nhau, đã làm thay đổi một phần cách đọc của công chúng văn học.

Trong một bài viết cách đây không lâu, Nguyễn Huy Thiệp tâm đắc: “... nhà văn sinh ra là để kể
chuyện. Kể chuyện hay! Có thế thôi” [2].

Nếu kể được xem là “thiên chức” của người viết văn xuôi thì Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đã
hoàn thành “thiên chức” đó trong truyện ngắn một cách xuất sắc.
[1] T.N. Filimonova, Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp, trong sách: Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp
(Phạm Xuân Nguyên sưu tầm, biên soạn), Nxb Văn hoá thông tin, 2001, tr. 168. ,
[2] Nguyễn Huy Thiệp, Trò chuyện với hoa thuỷ tiên hay những nhầm lẫn của nhà văn, trong
sách: Giăng lưới bắt chim (Phê bình, tiểu luận, giới thiệu), Nxb. Hội nhà văn, 2005, tr. 267

/ 29
Select View Mode

Download this Document for Free

I. LỜI MỞ ĐẦU
Hòai Thanh, quả thật rất tinh tế khi đưa ra nhận xét: “ Đi
tìm cái đẹp
trong tự nhiên là nghệ thuật và đi tìm cái đẹp trong nghệ
thuật là phê bình”.
Bắt đầu của phê bình là lòng khát khao thưởng thức tác phẩm
cùng cảm hứng được nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến của
mình về tác phẩm ấy nhằm chia sẻ với mọi người. Vậy phê bình
thuộc lĩnh vực tiếp nhận nhưng không dừng lại ở hành động “đọc”
thuần túy mà còn đi tới hành động “viết”. Để có những trang viết
đạt chuẩn, hay, thú vị, nhà phê bình không chỉ ghi lại những rung
cảm tự nhiên, trực giác mà còn phải lí giải, cắt nghĩa, dùng khoa
học để tiếp cận nghệ thuật. Vậy nhà phê bình dựa vào lý thuyết lý
luận và tác phẩm văn học nhưng phải vượt lên trên, có cái nhìn
khái quát, chọn những thông tin khác nhau ở những điểm nhìn
khác nhau…. Với chiếc chìa khóa là kiến thức lý luận, họ đã tìm ra
con đường thâm nhập vào thế giới tác phẩm. Đó là một công việc
hết sức lý thú nhưng cũng đầy gian nan, khó khăn, đòi hỏi ở người
phê bình sự rung cảm nghệ thuật và cả lý trí tỉnh táo, khách quan,
khoa học để đem ra những đánh giá khái quát có giá trị chính xác
nhất về tác phẩm.
Khi xuất hiện trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và tác
phẩm của ông đã tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ có sức thu hút
các nhà phê bình dày công khám phá. Tạo nên không khí sôi động
của phê bình văn học cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Nhiều
người viết báo, tham luận, khen, chê,… có những cây bút chuyên
nghiệp lẫn không chuyên….Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp cho
đến nay đã có phần lắng dịu nhưng những vấn đề trong cuộc tranh
luận này đã để lại rất nhiều điếu thú vị khi khám phá được những
khía cạnh, cách tiếp cận mới về tác phẩm. Điều đó được tổng hợp
trong tuyển tập “ Đi tìm
Nguyễn Huy Thiệp” (Nhiều tác giả / NXB Văn Hóa – Thông
tin / 2001).
1
II. VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG BÀI VIẾT
TRONG TUYỂN
TẬP “ĐI TÌM NGUYỄN HUY THIỆP”
1. Bài viết “Đọc Nguyễn Huy Thiệp” của Văn Tâm
Trong bài viết của mình, Văn Tâm đã chỉ ra cách đọc
Nguyễn Huy
Thiệp, theo ông là hợp lý nhất, với quan niệm: Khác với các
trước tác khoa học xã hội, tác phẩm văn chương về nội dung
thường có tính đa tầng, về cấu tạo là một chỉnh thể hữu cơ cao độ,
về xu thế là một hệ thống mở… dẫn đến quy luật về cảm thụ mỹ
học phổ biến là một nhãn quan khẩu thị xuyên tầng, một sự lĩnh
hội toàn khối, và cảm hứng đồng tác giả, Quy luật cảm thụ mĩ
học
phổ biến là :
- Một nhãn quan khẩu thị xuyên tầng, một sự lĩnh hội toàn
khối (“Văn bản được
xếp gọn vào tâm trí người đọc ngay lập tức trong một
giây”-Sêkhốp)
- Cảm hứng đồng tác giả (“Kẻ thưởng ngoạn thì vạch văn
từ ra mà rót tình cảm
vào”- Lưu Hiệp)
Vậy không thể đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (những sáng
tạo thẩm mĩ) bằng đôi mắt sử kí giáo khoa thư như nhà nghiên
cứu Tạ Ngọc Liễn đã làm. Phải dùng “biệt nhãn” để thẩm định
đúng đắn hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp.
Có thể chia truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm 4 loại :cổ
tích, thế sự , huyền
thoại và lịch sử với bốn nét phong cách lớn :
1.1. Sắc độ hiện đại thẫm: Không chỉ truyện ngắn tràn
ngập ý vị hiện đại mà
“Dẫu là kể truyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau vẫn
viết về cuộc sống
ngày hôm nay (Hoàng Ngọc Hiến – Lời giới thiệu tập Tướng
vê hưu)”
2

1.2. Cảm hứng huyền thoại mạnh : Sương mù huyền thoại


bao phủ hầu hết
những trang sách Nguyễn Huy Thiệp , không những bao
phủ dày đặc trong hai
loại truyện huyền thọai Con gái thủy thần và cổ tích Những
ngọn gió Hua
tát mà còn bập bềnh mờ mịt giữa khá nhiều dòng truyện
lịch sử Kiếm sắc,
Phẩm tiết và thế sự Chảy đi sông ơi. Nếu như chủ nghĩa
hiện thực chân
phương kiểm soát chặt chẽ lí trí thì bút pháp huyền thoại tạo nên
những “giấc mơ ban ngày” của nghệ sĩ, mặc nhiên hỗ trợ đọc ra
một số tín hiệu thuộc miền tinh thần tiềm ẩn, siêu thực, thẳm sâu
… …. Đặng nhận diện họ thấu triệt hơn . Chính ở những sáng tác
huyền thoại đắc ý tưởng như mơ hồ kín đáo nhất, nghệ sĩ bất giác
bị “lộ vở” nhiều nhất.
1.3. Tính nhiều tầng đa nghĩa cao: Truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp có
phong cách thơ : chữ nghĩa chắt lọc, sức khái quát lớn với những
câu triết lí sắc ngọt . Khi nghiên cứu không nên dừng lại ở phần “lộ
thiên” mà cần lưu ý các ẩn ngôn “bên trên” và các vô ngôn “phía
sau”.
1.4. Tính hệ thống mở có khẩu độ lớn: Truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
thường dành ra một vùng trống, đặc biệt phần kết thúc tác
phẩm không khép
kín mạch truyện mà còn mở ra những chân trời bát ngát
mơ hồ trong Con gái
thủy thần, có khi lại “rủ rê người đọc sáng tác chung với
mình trong Vàng lửa.
Trước những sáng tạo nghệ thuật kiểu đó, các độc giả – đồng tác
giả sẽ nắm bắt nội dung ý nghĩa tác phẩm theo cảm hứng và suy
luận của riêng mình dẫn đến nhiều thái độ khen chê khác nhau.
Ông nhận xét: Nguyễn Huy Thiệp không chủ định viết về lịch sử,
nhà văn xây dựng những hình tượng nghệ thuật, cấu tạo tác
phẩm, xây dựng những nhân vật lịch sử có tầm hoạt động lớn, lẽ
ra sử sách không thể không nói tới, nhưng tác giả tự nói luôn:
không sử sách nào nhắc đến. Nhà văn đã đưa vào tác phẩm của
mình vô số những tình tiết hoang đường. Thêm nữa, nhà văn lại
có vẻ như sao y bản chính lịch sử bằng hàng loạt
3 những tín hiệu phụ như: lối dẫn truyện y như thật, lớp từ cổ
được sử dụng rộng rãi nhân vật ngôi thứ nhất tuy hư cấu nhưng
người đọc truyện lại có cảm giác như là người thật việc thật. Và,
Văn Tâm kết luận: Nguyễn Huy Thiệp không
xuyên tạc lịch sử mà đã đề cập một hằng số lịch sử. Hằng số này
lúc biến lúc hiện, khi nó hiện ra sừng sững là tín hiệu sự cố lịch sử.
mang thông điệp gửi đến mọi người để báo động về sự suy vi của
xã hội, khi nó được mã hoá. Truyện Nguyễn Huy Thiệp tính lịch sử
không cao, ngược lại, chứa đựng tinh thần “ dĩ cố vi kim” cực lớn.
Thứ nhất: Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp nhân bản hay
phi nhân
bản? Văn Tâm nhận định, nhận thức của con người phương
Đông thường
mang tính nhị nguyên, thiện-ác, hữu-vô…, Nguyễn Huy Thiệp
không nằm ngoài quy luật đó. Hiện trạng con người bị tha hóa lần
lượt hiện ra trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi quái
đản ghê rợn khiến người đọc rùng mình. Mộng mị của các nhân
vật cũng thật quái đản (ác mộng của Chương trong Con gái thủy
thần, của Khảm trong Không có vua). Đằng sau những
dòng chữ lạnh giá là một nỗi đau nhân tình. . Khi tác giả nói nhiều
đến cái ác thì mặc nhiên ý tưởng thiện cũng được xác lập làm cơ
sở đối chiếu và phản ứng. Theo logic đối đãi : con người biết kinh
hòang trước cái bất nhân thì trong tâm cũng đã có lí tưởng nhân
từ. Đọc Nguyễn Huy Thiệp cần phải nắm bắt toàn khối “cơ cấu
nghệ thuật”, tổng hòa hiện với ẩn, cách cảm nhận xuyên tầng .
Các cảm hứng tích cực, tinh thần nhân bản… … được mã hóa
qua hiện tượng nổi bật: tuyệt đại đa số nhân vật nữ đều có phẩm
chất ưu mĩ tuyệt vời . Đó là Hếch, vợ nhưng đồng thời là “người
chị, người mẹ, một người đầy tớ của ông Lù”(Nạn dịch). Nàng Bua
đầu tắt mặt tối hoàn toàn quên mình vì chín đứa con hoang; chị
Thắm thánh thiện suốt đời cứu người chết đuối – nhưng khi chị
4
chết thì không ai cứu cả; Thu 7 tuổi nhưng có khả năng giải nguy
lớn vì có “ tâm hồn mẹ”; Nàng Sinh cổ tích vất vả khốn khó với cô
Sinh thế sự nhân hậu sống giữa gia đình lão Kiến đầy những kẻ
tật nguyền về thểxác hoặc tâm hồn, tuy khổ nhục nhưng không
đang tâm lìa bỏ.
Mã số lớn nhất trong hệ thống mã hóa trên là nhân vật nửa
thực nửa hư. Mẹ Cả “con gái thủy thần ” thường xuyên hiện ra trên
dòng nước xiết để cứu vớt biết bao con người chìm đắm . Đây là
thiên đạo mà cũng là nhân đạo: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”
(Kinh dịch). Mẹ nhiệm mầu (Huyền Tẫn ) trong Đạo Đức Kinh của
Lão Tử,Thánh Mẫu Cơ Đốc Giáo, Phật Bà Quan âm, Hằng nữ của
thi hào Gớt …. …
Nói về cái ác, thái độ nhà văn khá lạnh lung, khiến độc giả có
cảm giác như tác giả vô tình. Thực sự, đằng sau nó lại là một nỗi
đau nhân tình. Kết thúc bài viết của mình, Văn Tâm bày tỏ sự đồng
cảm sâu sắc trước hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp. Ông cho rằng, nhà văn có tài mà cũng có
tâm, cái tâm thức lâu mới biết đêm dài. Nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp sáng tạo nghệ thuật như con chim làm tổ, con ong hút
mật…
Thứ hai: Có thể nói cảm hứng huyền thoại mạnh trong
sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp. Văn Tâm đã nhận xét: Sương mù
huyền thoại bao phủ hầu
hết những trang sách Nguyễn Huy Thiệp, không những bao
phủ dày đặc trong
hai loại truyện huyền thoại Con gái thuỷ thần, và cổ tích
Những ngọn gió
Tua Hát, mà còn bập bềnh mờ mịt giữa khá nhiều dòng
truyện lịch sử Kiếm
sắc, Phẩm tiết, và thế sự Chảy đi sông ơi. Nếu như chủ
nghĩa hiện thực chân
phương kiểm soát chặt chẽ lý trí, thì bút pháp huyền thoại tạo nên
những giấc mơ ban ngày của nghệ sĩ, mặc nhiên hỗ trợ độc giả
đọc ra một số tín hiệu thuộc miền tinh thần tiềm ẩn, siêu thức thẳm
sâu… đặng nhận diện họ thấu
5
triệt hơn. Chính ở những sáng tác huyền thoại đắc ý, tưởng
như mơ hồ kín đáo
nhất, nghệ sĩ bất giác lại bị lộ vở nhiều nhất. Thật vậy, cái
mà Văn Tâm gọi là
giấc mơ ban ngày của người nghệ sĩ, đã khiến ta suy nghĩ về tính
chất huyền thoại trong trang viết của Nguyễn Huy Thiệp. Những
chi tiết hoang đường là những phương tiện nghệ thuật để nhà văn
chuyển tải đến người đọc những vấn đề nhân sinh- thế sự trong
đời sống hiện tại. Chất huyền thoại là một đặc điểm nghệ thuật nổi
bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Chính tính chất
này đã khiến những nhân vật của nhà văn, tưởng chừng là những
con người lịch sử, hoá ra lại là phi lịch sử. Chỉ trừ có tên gọi,
những phần còn lại trong hệ thống nhân vật bị coi là con người lịch
sử ấy, hoàng toàn được hư cấu, biến dạng trong một bút pháp
mang cảm hứng huyền thoại, trong một trí tưởng tượng vượt thoát
khỏi những khái niệm thuộc về lịch sử, thuộc về tính chân thật của
hiện thực. Ở đó, nhà văn tự do, thoải mái đàm đạo với độc giả về
những quan niệm chính thống hoặc phi chính thống, về những giá
trị đích thực của cuộc sống. Đặc biệt, trong những truyện về thế
sự, yếu tố huyền thọai rất đắc dụng dưới ngòi bút của nhà văn. Nó
giải mã những ẩn số trong tác phẩm. Nó khiến người đọc tự rút ra
cái phần được xem là tinh tuý nhất của tác phẩm:

You might also like