You are on page 1of 5

Vốn tự có của các ngân hàng TP HCM tăng hơn 90%

Tính đến đầu năm 2008, nguồn vốn tự có1 của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng
hơn 90% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng vốn điều lệ2 của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trước.
Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ba ngân hàng có hơn
2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank).
A.Từ điển sinh viên:
Trên đây là một mẩu tin ngắn vào tháng 2/2008 lấy từ TTXVN. Mẩu tin này chứa một số thuật ngữ về vốn tự có ( vốn chủ
sở hữu ) của NHTM . Bạn đã hiểu rõ chúng chưa?
1. Vốn tự có ( vốn chủ sở hữu ) của NHTM ( Equity ) :
Là lượng tiền mà NH phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra
trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại
Vốn tự có gồm 2 phần:
- Vốn tự có cấp 1 gồm: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự trữ ( Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ3, Quỹ dự phòng tài
chính4…)
- Vốn tự có cấp 2 gồm: Một số tài sản nợ khác như chênh lệch do đánh giá lại TS, chênh lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua
sắm do Nhà nước cấp, Lợi nhuận chưa phân chia cho các quỹ.
Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM (chiếm 8% -10%)
Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân
hàng. VD:
- NH không được huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng (Pháp lệnh
1990)
- NH khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng ( Luật các tổ chức tín dụng )
2. Vốn điều lệ ( Charter Capital ):
- Là một thành phần của vốn tự có, là số vốn ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM.
- Nó có thể do ngân sách nhà nước cấp nếu NH thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc do các cổ đông đóng góp nếu là NH cổ phần
- Vốn điều lệ phải > vốn pháp định ( số vốn tối thiểu để được thành lập ngân hàng do pháp luật quy định cho từng loại ngân
hàng ).
- NHTM có thể bổ sung tăng vốn điều lệ nhưng phải được NHTW đồng ý và công bố công khai.
3. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:
- Trích 5% từ lợi nhuận sau thuế (theo NĐ của CP năm 2005 )
- Mức tối đa của quỹ = mức vốn điều lệ thực có
- Thặng dư vốn cổ phần ( chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh giá ) hạch toán vào quỹ này.
4. Quỹ dự phòng tài chính:
- Là khoản dự phòng tổn thất để bù đắp thua lỗ
- Trích 10% từ lợi nhuận sau thuế
-Không vượt quá 25 % vốn điều lệ
B. Cẩm nang sinh viên:
1. Có những biện pháp nào để tăng vốn tự có?
· Phát hành cổ phiếu:
- Biện pháp này dành riêng cho các ngân hàng cổ phần
- Phát hành cổ phiếu thường ( hưởng cổ tức theo lợi nhuận có được của NH, có quyền biểu quyết) và cổ phiếu ưu đãi ( hưởng
cổ tức theo mức cố định, không có quyền biểu quyết )
- Biện pháp này có ưu điểm là làm tăng quy mô vốn trong dài hạn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong
tương lai, với cổ phiêú thường NH không phải chịu gánh nặng tài chính trong những năm thua lỗ. Nhược điểm là chi phí phát
hành cao và làm “loãng” quyền sở hữu ngân hàng.
· Phát hành trái phiếu:
- Phát hành trái phiếu dài hạn và trái phiếu chuyển đổi ( có thể chuyển thành cổ phiếu thường trong tương lai )
- Ưu điểm của phát hành trái phiếu là lãi suất cố định và được tính vào chi phí giúp NH giảm 1 khoản thuế, không phải phan
chia quyền kiểm soát NH với trái chủ…; Nhược điểm là sức ép nợ nần, phải trae cả gốc và lãi khi đến hạn, hệ số nợ tăng lên khi
phát hành thêm trái phiếu.
· Lợi nhuận giữ lại:
- Lợi nhuận sau thuế 1 phần để trả cổ tức một phần để bổ sung vốn tự có.
-Tỷ lệ giữ lại lợi nhuận là một chính sách quan trọng của các NH. Nếu tỷ lệ này cao thì NH không bị phụ thuộc vào thị truờng
vốn và không phải chịu chi phí cao nhưng lợi tức cổ đông thấp, giá cổ phiếu của NH sẽ giảm . Nếu tỷ lệ này thấp thì tăng trưởng
vốn sẽ chậm , có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời.
2. Các chỉ tiêu thường gặp liên quan đến vốn chủ sở hữu?
· Khả sinh tài sản có:
Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
Xác định vốn chủ sở hữu với tất cả các khoản nợ, phản ánh khả năng bù đắp các tổn thất của vốn chủ sở hữu với mọi cam kết
hoàn trả của NH.
· Hệ số an toàn CAR ( Capital Adequacy Ratio ):
Vốn chủ sở hữu/ Tài sản rủi ro
Dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi
ro tín dụng, rủi ro vận hành
· Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE ( Return on equity ):
Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Thường được dùng để đánh giá giá cổ phiếu của NH cũng
như DN
Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu cao sẽ đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động như hệ số CAR, giới hạn cho vay từng khách hàng...
Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nguồn vốn này quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), khả sinh
tài sản có (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản)... Ngược lại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm giảm các chỉ số an toàn hoạt động nhưng
lại làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tùy từng ngân hàng với các chiến lược khác nhau, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được
duy trì ở các mức độ khác nhau.
C. Góc thực tế:
· Đa phần các ngân hàng trong nước chỉ có số vốn tự có vào cỡ từ 1000 tỷ đến 5000 tỷ VND. Cá biệt có một số các ngân
hàng có vốn tự có tương đối cao như: Agribank hơn 10 nghìn tỷ VND; Vietcombank hơn 12 nghìn tỷ VND (tính đến cuối 2007)
.Nhưng vẫn chưa bằng một ngân hàng hạng trung bình trong khu vực là khoảng 1 tỷ USD tương đương hơn 16000 tỷ VND.
· Việt Nam, theo cam kết WTO, kể từ ngày 1.4.2007, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài được phép mua cổ
phần của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước hoặc được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Thực
tế này dẫn đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nước còn yếu về vốn, trình độ quản lý và cả
về chất lượng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hùng mạnh của thế giới.
Trong năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007 đã xuất hiện sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, có thể kể ra
như trong năm 2006 Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An
Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên
1.500 tỷ đồng...; trong năm 2007, Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM CP) quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ lên mức
1.500 tỷ đồng…
Lý do tăng vốn được lãnh đạo của các NHTM CP lý giải là nhằm giải quyết bài toán nâng cao năng lực tài chính và chất lượng
dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế, buộc phải bổ sung thêm vốn, nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu
chuẩn Basel; đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, công nghệ của các NHTM VN với NHTM trong khu vực;
tăng vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ chiếm lĩnh thị phần;
Nghị định 141/2006/NĐ-CP buộc các NHTM CP phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000
tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng đến hết năm 2010.
Việc các NHTM tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân
hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn
tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả.
Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải
pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sứcmạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Phương Thảo tổng hợp
Bài 2: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi
(16/04/2009)
Loạt 6 bài viết tổng hợp kiến thức về nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn của NHTM ngoài vốn tự có còn có một phần chủ yếu là vốn nợ. Vốn nợ của NHTM được tạo lập từ 4 phương thức
cơ bản: huy động từ TK tiền gửi, vay từ các tổ chức tín dụng khác và NHNN, phát hành giấy tờ có giá, hình thành từ nguồn
khác. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu về phương thức huy động từ tiền gửi.

A-Từ điển sinh viên:


1. Tiền gửi thanh toán - tiền gửi không kỳ hạn ( Call Deposit )
- Huy động vốn cho NH bằng việc mở TK thanh toán cho khách hàng là cá nhân, tổ chức…
- NH thực hiện các lệnh về chi trả, chuyển tiền của chủ tài khoản hoặc cho khách hàng rút tiền mặt
- Đăc điểm: gửi tiền để thanh toán, số dư tiền gửi không ổn định, lãi suất thấp -> nguồn vốn có chi phí thấp của NH
- Ở các nước phát triển, NH không trả lãi cho tiền gửi thanh toán. Ở Việt Nam, lãi suất cho TGTT thường rất thấp ( khoảng
0,2%/tháng ). Khách hàng được hưởng lãi định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Lãi được nhập vào số dư có trong tài khoản.
2. Tiền gửi có kỳ hạn ( Deposit Account ):
- Là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân gửi ở NH sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định
- Đây là nguồn vốn ổn định của NH -> NH áp dụng kỳ hạn và lãi suất linh hoạt để thu hút tối đa nguồn vốn này
3. Tiền gửi tiết kiệm ( Savings ) :
- Đối tượng là các cá nhân, tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH với mục đích an toàn và sinh lời
- Bao gồm TGTK không kỳ hạn và có kỳ hạn:
TGTK không kỳ hạn: Thường có lãi suất thấp nhưng khách hàng có thể rút tiền gửi bất cứ lúc nào. Khách hàng chỉ được thực
hiện các giao dịch ngân quỹ không được thược hiện các giao dịch thanh toán.
TGTK có kỳ hạn: Thường có lãi suất cao hơn TG không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn ổn định -> các NHTM thường có sản phẩn
tiền gửi phong phú về kỳ hạn và cách tính lãi. Dưới đây là một số hình thức phổ biến ở VN:
+ Tiền gửi tiết kiệm thông thường:
Kỳ hạn có thể là 1 tháng, 2 tháng… 36 tháng. Tiền lãi được tính và nhập gốc một lần vào cuối kỳ gửi. Hết một kỳ hạn gửi tiền,
nếu người gửi không đến rút gốc và lãi thì tiền gửi sẽ tự động quay vòng một kỳ hạn tiếp theo. Nếu khách có nhu cầu rút tiền
trước hạn thì được hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suất đúng hạn, tùy theo quy định của Ngân hàng tại từng thời điểm.
+ Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt:
Loại tiền gửi tiết kiệm này cũng được nhập lãi một lần vào cuối kỳ và tự động quay vòng khi đến hạn. Tuy nhiên, trong kỳ nếu
người gửi có nhu cầu rút một phần gốc trước hạn thì phần tiền rút ra được tính lãi suất không kỳ hạn, phần còn lại gửi tiếp vẫn
được áp dụng lãi suất có kỳ hạn kể từ ngày gửi.
+ Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước:
Người gửi nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi tiền. Lãi suất áp dụng cho hình thức tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gửi
cùng kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ. Loại tiền gửi này cũng không hỗ trợ quý khách rút gốc hoặc rút một phần gốc trước hạn. Tiền gửi
khi đến hạn mà quý khách không rút ra sẽ được chuyển thêm kỳ hạn tiếp theo.
+ Tiền gửi tiết kiệm bậc thang:
Lãi suất tiền gửi mà quý khách được hưởng sẽ tăng lên tương ứng với số tiền gửi lớn và thời hạn gửi dài (Tiền gửi bậc thang
theo số tiền và thời hạn). Hình thức tiền gửi này cũng được nhập lãi một lần vào cuối kỳ, tự động chuyển thêm một kỳ hạn tiếp
theo nếu quý khách không rút tiền khi đến hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm gửi góp:
Lựa chọn hình thức gửi tiền này, định kỳ sau một thời gian như hàng tháng, 2 tháng…, mặc dù chưa đến hạn tất toán sổ tiết
kiệm, người gửi vẫn có thể gửi thêm một số tiền nhất định vào số dư tiền gửi có sẵn trên sổ tiết kiệm cũ (gửi góp). Như vậy, số
tiền gốc sẽ tăng lên sau mỗi kỳ gửi góp, mà không phải là một số cố định như hình thức tiết kiệm thông thường. Số tiền lãi cũng
được tính trên cơ sở số tiền gốc tăng lên đó. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông
thường. Người gửi sẽ không được rút tiền trước hạn, khi đến hạn nếu người gửi không đến rút tiền, số dư không được chuyển
thêm kỳ hạn gửi tiếp theo mà được tính lãi với lãi suất không kỳ hạn.

+ Tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng:


Khi gửi tiền, số tiền của người gửi được quy đổi ra vàng (hiện các ngân hàng chủ yếu dùng vàng SJC 99.99). Lợi ích của người
gửi khi gửi tiết kiệm vàng là mọi biến động giá vàng thì người gửi luôn có lãi. Ví dụ, khách gửi 18 triệu lúc vàng 18 triệu
đồng/cây, đến hạn rút tiền nếu giá vàng còn 17 triệu đồng khách được rút 18 triệu + lãi suất tiết kiệm. Nếu giá vàng tăng thành
20 triệu đồng khách được rút 20 triệu + lãi suất tiết kiệm.
B- Cẩm nang sinh viên:
1. Các biện pháp giúp tăng vốn huy động:
Biện pháp kinh tế:
Chính sách lãi suất cụ thể:
- Chính sách lãi suất phù hợp với từng nguồn tiền huy động theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao
- Chính sách lãi suất thâm nhập thị trường ( lãi suất cạnh tranh ).Với mức lãi suất này ngân hàng trả mức lãi suất tiền gửi cao
hơn hoặc thu phí dịch vụ thấp hơn so với các NH khác hµng kh¸c
- Chính sách lãi suất này thường được các NH đang ở giai đoạn thâm nhập thị trường áp dụng. Những NH này thường là những
NH còn non trẻ, mới thành lập , nguồn vốn còn thiếu. Tuy nhiên không thể thường xuyên áp dụng chính sách này vì sẽ làm tăng
chi phí, giảm thu nhập. Các NH chỉ nên áp dụng chính sách này trong từng thời điểm cụ thể, đặc biệt là các NH cổ phần.
Chính sách định giá mục tiêu trọng điểm
- Để thu hút các cá nhân , doanh nghiệp gửi tiền với số lượng lớn, NH phải có những chương trình quảng cáo công phu và lãi
suất hấp dẫn ưu đãi cho những khách hàng có địa vị và tiềm năng tài chính lớn.
- Chính sách này giúp NH có số dư tiền gưi cao và ổn định
Chính sách lãi suất trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng:
- Ngân hàng quy định mức phí thấp hơn và mức thu nhập cao hơn cho khách hàng có quan hệ lâu dài với NH và ngân hàng
định giá theo số lượng dịch vụ khách hàng sử dụng.
· Biện pháp kỹ thuật:
Về sản phẩm
- Ngân hàng phải đảm bảo các dịch vụ huy động đa dạng, hữu ích, tiện lợi cho khách hàng. Ở Việt Nam, sự đa dạng thể hiện
qua kì hạn chủ yếu tập trung ở tiền gửi ngắn hạn, còn đối với trung dài hạn thì chưa nhiều. Các dạng gửi tiền cũng còn nghèo
nàn, chỉ tập trung chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn.
- Một vấn đề nữa là tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Các NH nước ngoài triển khai vấn đề này theo hai hướng là đưa ra các
dịch vụ huy động đa năng ( tài khoản ký thác vạn năng ) và tiết kiệm điện tử ( gửi 1 nơi rút tiền nhiều nơi).
Về phân phối
- Đối với các khách hàng cá nhân, địa điểm thuận tiện là một trong những vấ đề quan trọng. Khách hàng không chỉ đến trực
tiếp NH còn tiếp cận với NH thông qua các dịch vụ như homebaning hay máy ATM…nếu các hệ thống này được trang bị đầy
đủ thì cũng tạo tiện ích lớn cho khách hàng.
Biện pháp tâm lý:
Về con người:
- Thái độ chu đáo tận tình của các giao dịch viên những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là một yếu tố quan trọng để giữ
khách hàng.
Khuyếch trương:
- Các chương trình quảng bá cho phẩm và dịch vụ mới, các đợt gửi tiền dự thưởng hay quà tặng cho các khách hàng lớn là
những chiêu thức để duy trì hay tăng thêm số lượng khách hàng gửi tiền vào NH.
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đại hoá công nghệ, cải tiến quy trình giao dịch đảm bảo nhanh gọn, chính xác.
C. Góc thực tế:
§ Giữa năm 2008, cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động của các NHTM vào năm 2008:

Vào giữa tháng 5/2008, khi NHNN hủy bỏ trần lãi suất huy động 12%/năm và thay bằng trần lãi suất cho vay 18%/năm, tất cả
các NHTM, kể cả NHTM quốc doanh, đều đồng loạt tăng lãi suất huy động. Chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của
các NHTM (lên đến 15%-16%/năm). Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN buộc các NHTM phải tăng dự trữ bắt buộc đã tác
động lớn đến nguồn vốn kinh doanh của các NHTM. Ngân hàng thiếu vốn để cho vay nên buộc phải tăng lãi suất huy động
bằng mọi giá.

§ Cuối năm2008, các NHTM lại đua nhau hạ lãi suất:

Trong tháng 11, Ngân hàng Nhà nước công bố gói giải pháp tiền tệ mới ( chính sách tiền tệ nới lỏng )nhằm ngăn ngừa nguy cơ
suy thoái kinh tế, kích thích sản xuất kinh doanh trong đó quyết định cắt giảm hàng loạt lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn .
Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ mức 12% một năm hiện nay xuống 11%. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK),
giảm lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn từ 1%-1,5%. Theo đó, lãi suất đầu vào cao nhất tại nhà băng này sẽ ở mức 13% một
năm, kỳ hạn gửi 9 tháng, lãnh lãi cuối kỳ. Ngân hàng Kỹ thương VN (Techcombank) bắt đầu tính lãi 12,5% một năm cho tất cả
các kỳ hạn gửi 3-12 tháng, mức lãi mới này đã giảm 0,7-1,55% so với mức cũ….

§ Từ tháng 2/2009, lãi suất huy động có dấu hiệu tăng trở lại tuy không nóng như năm 2008
Biểu lãi suất huy động của cả hai nhóm ngân hàng đều tăng hàng loạt, tuy nhiên mức lãi suất huy động VND cao nhất trên thị
trường hiện vẫn thuộc về các NHTMCP và phổ biến trong khoảng 8-8,6%/năm. Đây là tín hiệu tích cực trong việc giải ngân
nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Và đáng chú ý, các ngân hàng thực hiện điều chỉnh lãi suất đều hướng tới các kỳ hạn
dài có lãi suất càng cao. Để chuẩn bị nguồn vốn dồi dào nhằm đáp ứng cho chương trình kích cầu, hỗ trợ lãi suất...đáp ứng nhu
cầu vốn được cho là sẽ tăng mạnh, một số ngân hàng khác đã tăng lãi suất huy động VND.

Phương Thảo tổng hợp

You might also like