You are on page 1of 12

BÀI BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ HÌNH THỨC

PHÁP LUẬT

I. Kh¸i niÖm vµ ®Æc ®iÓm cña h×nh thøc ph¸p


luËt
H×nh thøc ph¸p luËt (hay cßn gäi lµ nguån ph¸p luËt)
lµ c¸ch thøc biÓu hiÖn ý chÝ cña giai cÊp thèng trÞ mµ
th«ng qua ®ã, ý chÝ trë thµnh ph¸p luËt.
§Æc ®iÓm cña h×nh thøc ph¸p luËt:
- H×nh thøc ph¸p luËt lµ s¶n phÈm cña t duy trªn c¬
së nh÷ng ®iÒu kiÖn kinh tÕ kh¸ch quan, chÕ ®é chÝnh
trÞ, nÒn t¶ng ®¹o ®øc x· héi vµ mét phÇn lµ dùa trªn sù
nghiªn cøu thùc tÕ. H×nh thøc ph¸p luËt thêng xuÊt
hiÖn muén h¬n so víi thùc tÕ cña ®êi sçng x· héi vµ nã
kh«ng ph¶i lµ ý muèn chñ quan cña c¸c nhµ lµm luËt.
- H×nh thøc ph¸p luËt ®îc biÓu hiÖn díi nh÷ng d¹ng
nhÊt ®Þnh. ChÝnh v× thÕ mµ nã ®· gi¶n lîc viÖc nhËn
thøc ph¸p luËt, gióp cho mçi ngêi trong x· héi cã thÓ
“®o” ®îc nh÷ng hµnh vi cña m×nh xem m×nh ®îc lµm
g×, kh«ng ®îc lµm g× vµ ph¶i lµm g×.
- H×nh thøc ph¸p luËt lµ c«ng cô ®Ó d luËn vµ x· héi,
nhµ lµm luËt can thiÖp cã hiÖu qu¶ vµo nh÷ng t×nh
huèng cÇn thiÕt vµ híng x· héi ®Õn môc ®Ých cô thÓ
mµ giai cÊp thèng trÞ, giai cÊp cÇm quyÒn ®· ®Æt ra.
II. C¸c lo¹i h×nh thøc ph¸p luËt
1. TËp qu¸n ph¸p
- Chúng ta cần phân biệt giữa tập quán và tập quán pháp luật.
Tập quán là các thói quen hình thành lâu đời được mọi người thừa
nhận và làm theo.
Tập quán pháp là những tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp
với lợi ích của giai cấp thống trị, được nhà nước phê chuẩn hoặc thừa
nhận, nâng chúng thành pháp luật.
- Tập quán pháp là hình thức xuất hiện sớm nhất và được sử dụng
nhiều trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Trong các
nhà nước tư sản hình thức này vẫn được sử dụng ở mức độ đáng kể,
nhất là ở các nước có chế độ quân chủ.
- Pháp luật hình thành trên cơ sở là các tập quán. Tuy nhiên, xét về
nguồn gốc thì các tập quán hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi
và thường có tính cục bộ (trong phạm vi hẹp).
- Ưu điểm của cách thức này là các quy định của pháp luật dễ dàng
được người dân chấp nhận và tự nguyện, tự giác thực hiện (vì phong
tục, tập quán chính là thói quen xử sự của một cộng đồng người nên khi
nó chưa là pháp luật thì mọi người cũng đã tự giác thực hiện theo).
- Tập quán pháp là những tập quán có ích sẵn có đối với một nhà nước
mới được thành lập. Luật tập quán cũng có thể thích hợp trong các
phán quyết tại các hệ thống pháp lý khác trong những lĩnh vực hay vụ
việc mà các quy định pháp lý điều chỉnh.
- Tuy nhiên cũng có nhiều quan niệm về tập quán pháp. Ví dụ, tại
Austria, các học giả luật tư thông thường cho rằng luật tập quán vẫn
còn tồn tại, trong khi các học giả luật công lại không công nhận điều
này.
Nước Anh là nước tiêu biểu nhất trên thế giới ban hành pháp luật
bằng cách này. Chẳng hạn pháp luật Anh quy định: Khi tham gia giao
thông, mọi phương tiện phải di chuyển bên phía tay trái. Quy định này
bắt nguồn từ phong tục xa xưa của người Anh là di chuyển bằng ngựa.
Khi cưỡi ngựa, người ta thường leo lên lưng ngựa theo hướng bên trái
của con ngựa. Và một lí do nữa đó là các chiến binh người Anh thời
xưa thường sử dụng ngựa trong các cuộc chiến đấu, họ thường cầm
khiên bên tay trái và cầm kiếm bên tay phải, vì thế muốn đánh nhau thì
họ phải cho ngựa chạy bên tay trái.
a) Tập quán pháp trong pháp luật Việt Nam
Về mặt nguyên tắc, hình thức tập quán pháp không có khả năng thể
hiên được bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, không thể trở
thành một hình thức cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong quá
trình Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có những tập quán tiến bộ
thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc, có tác dụng tốt trong việc
hình thành các quy phạm pháp luật, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Các tập quán này hoặc là được nhà nước tạo điều kiện để phát huy
tác dụng, hoặc tổ chức nghiên cứu và đưa chúng thành nội dung của
các quy phạm pháp luật.
Việc áp dụng các tập quán cũng được quy định cụ thể. Tập quán được
áp dụng phải là tập quán không trái với những nguyên tắc chung của
pháp luật, của văn bản pháp luật hữu quan và phải có quy định cho
phép. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có
thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp
luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ
luật dân sự (Điều 14 - Bộ luật dân sự năm 1995). Ngược lại với các tập
quán tiến bộ, nhà nước luôn chú trọng xây dựng hệ thống quy phạm
pháp luật mới để hướng dẫn, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động
thu hẹp dần phạm vi ảnh hưởng của các tập quán lạc hậu, tiến tới xóa
bỏ chúng.
Trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, Nhà nước ta đã thừa nhận
một số tập quán. Việc thừa nhận này trước hết thông qua một quy định
mang tính nguyên tắc thể hiện tại Điều 3: “Trong trường hợp pháp luật
không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập
quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp
luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với
những nguyên tắc quy định trong BLDS”
Đồng thời, để cụ thể hóa nguyên tắc nói trên, BLDS năm 2005 cũng
đã đưa ra nhiều quy định chi tiết thừa nhận tập quán trong một số
trường hợp xác định.
Cụ thể như, áp dụng tập quán điều chỉnh quan hệ nhân thân. Trong
số những quyền nhân thân được BLDS năm 2005 ghi nhận, bảo vệ thì
quyền xác định dân tộc là quyền có sự tham gia điều chỉnh của tập quán
pháp. Khoản 1 Điều 28 BLDS năm 2005, quy định: “Cá nhân khi sinh
ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường
hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người
con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo
tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy tập quán
của dân tộc về việc lựa chọn dân tộc cho con khi cha mẹ khác nhau về
dân tộc được nhà nước thừa nhận, coi như pháp luật.
Bên cạnh đó, áp dụng tập quán trong một số vấn đề liên quan đến
giao dịch dân sự như giải thích giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng
dân sự); hình thức giao dịch hụi, họ; giao dịch thuê tài sản.
Theo Khoản 1 Điều 126 BLDS năm 2005, khi giao dịch dân sự có thể
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch đó được
thực hiện theo thứ tự:
- Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
- Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
- Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
Như vậy, tập quán nơi giao dịch được xác lập nếu được lựa chọn để
giải thích giao dịch dân sự thì đó chính là tập quán pháp. Phù hợp với
quy định đó, Khoản 4 Điều 409 BLDS 2005 quy định: khi hợp đồng có
điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán
tại địa điểm nơi giao kết hợp đồng. Đặc biệt, giao dịch hụi, họ, biêu,
phường được BLDS ghi nhận ở Khoản 1 Điều 479 là một hình thức
giao dịch về tài sản theo tập quán.
Áp dụng tập quán trong vấn đề xác lập quyền sở hữu chung, hình
thành, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng. Việc
xác lập quyền sở hữu chung có thể được thực hiện theo thỏa thuận của
các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật và cũng có thể được hình
thành theo tập quán (Điều 215 BLDS năm 2005). Riêng đối với sở hữu
chung của cộng đồng thì việc hình thành, quản lý, sử dụng, định đoạt
có thể theo thỏa thuận hoặc theo tập quán nhưng không được trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội (Điều 220 BLDS năm 2005).
Áp dụng tập quán trong vấn đề nghĩa vụ dân sự. Có rất nhiều loại
nghĩa vụ cụ thể được quy định trong BLDS năm 2005, nhưng chỉ có ba
loại nghĩa vụ sau đây có sự tham gia điều chỉnh của tập quán, đó là
nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản, nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra và nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế. Tại
Khoản 1 Điều 265 BLDS năm 2005 quy định việc xác định ranh giới
giữa các bất động sản có thể theo tập quán. Đến Điều 625, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định tại Khoản 4 là nếu súc
vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật phải bồi
thường theo tập quán. Liên quan đến vấn đề thừa kế, Điều 683 quy định
thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ, ngay tại Khoản 1, chi phí đầu
tiên được ưu tiên thanh toán chính là chi phí mai táng hợp lý theo tập
quán.
b) Tập quán pháp trong quan hệ quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam hiện nay, vấn đề tập quán
quốc tế cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Tại Khoản 4 Điều 759 của BLDS năm 2005, nguyên tắc áp dụng tập
quán quốc tế được quy định như sau: “Trong trường hợp quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật
khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp
đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu
việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trên thực tế, các tập quán này được áp dụng rất nhiều trong hoạt động
thương mại quốc tế.
Ngoài các lĩnh vực về kinh tế, tập quán pháp cũng được áp dụng
nhiều trong các lĩnh vực khác. Tập tục về chiến tranh như không giết
người thuộc các lực lượng vũ trang đối phương khi họ bị loại ra khỏi
vòng chiến đấu, cho phép nước chủ quản nhận thương binh, bệnh binh
của họ trở về nước trong lúc chiến tranh chưa kết thúc. Các tập quán
quốc tế hiện còn được giữ lại nhiều là các tập quán về cứu hộ người,
phương tiện trên biển. Các tàu thuyền đi lại trên phải biển phải cứu vớt,
chăm sóc cho các nạn nhân, tàu thuyền gặp tai nạn trên biển, nước chủ
nhà không được bắt giữ mà phải cứu hộ và cung cấp lương thực, nước
ngọt để các tàu thuyền lâm nạn trôi giạt vào lãnh thổ của mình trở về
nước họ, vv. Tập quán quốc tế là một trong những nguồn của công
pháp quốc tế. Nhiều tập quán quốc tế ngày nay đã được thừa nhận và
ghi vào các điều ước quốc tế, trong trường hợp này tập quán quốc tế đã
trở thành công ước quốc tế như công ước về bảo hộ nạn nhân chiến
tranh. Có những nước không tham gia điều ước quốc tế nhưng không
phản đối và chấp nhận việc thi hành nó, trong trường hợp này điều ước
quốc tế trở thành tập quán quốc tế đối với nước không tham gia công
ước.
2) Tiền lệ pháp
- Tiền lệ pháp là việc nhà nước thừa nhận các bản án của Toà án hoặc
quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét xử một vụ án
hoặc giải quyết một sự việc trước đó, lấy các bản án hoặc quyết định đó
làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự xảy ra sau này.
- Theo các nhà làm luật Anh thì tiền lệ pháp có rất nhiều ưu điểm.
+ Thứ nhất, các đối tượng liên quan trong vụ án có thể biết trước các
hậu quả pháp lý của vụ việc vì họ biết các quyết định này không phải là
các quyết định tùy tiện của các thẩm phán mà các thẩm phán đã dựa
vào các quyết định của các vụ việc trước đó.
+Thứ hai, tiền lệ được đưa ra từ thực tiễn, trong khi các đạo luật lại ít
nhiều căn cứ vào lý thuyết và suy luận mang tính lô gích; tiền lệ hình
thành từ các hoàn cảnh khác nhau trong đời sống do đó nó điều chỉnh
được hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh.
+Thứ ba, tiền lệ tạo điều kiện cho thẩm phán đưa ra nhiều tư tưởng
mới trong lĩnh vực áp dụng pháp luật tùy theo điều kiện, hoàn cảnh xã
hội phát sinh ra các quan hệ pháp luật.
+Thứ tư, đó là tính linh hoạt của tiền lệ pháp, thuộc tính này phụ hợp
với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Trong khi sự thay đổi các văn
bản quy phạm pháp luật cần phải một thời gian nhất định thì tiền lệ
pháp lại đáp ứng ngay những đòi hỏi của thực tiễn.
- Tuy nhiên việc áp dụng hình thức tiền lệ pháp gặp phải những bất
cập nhất định.
+Thứ nhất, do các quyết định và bản án quá nhiều và liên tục tăng
theo thời gian nên gây rất nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng.
+Thứ hai, bên cạnh tính linh hoạt thì nó cũng chứa đựng sự cứng
nhắc vì thẩm phán buộc phải tuân thủ theo những tiền lệ mà họ cho
rằng không đầy đủ hoặc không mang giá trị pháp lý cao.
+Thứ ba, thẩm phán sẽ khó khăn khi nhận định trong những điều kiện
hoàn cảnh như nhau nhưng tình tiết vụ việc lại hoàn toàn khác nhau;
trong trường hợp này, thẩm phán phải so sánh và hình thành nên một
tiền lệ mới, và như vậy sẽ làm phức tạp thêm khi áp dụng luật.
+Thứ tư,nó không mang tính hệ thống và tính khái quát vì án lệ được
hình thành theo những tình tiết của mỗi vụ việc.
+Thứ năm, tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ
quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư
pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tuỳ tiện, không phù hợp với
nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật
và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
- Các nước theo hệ thống thông luật đã đưa ra một số nguyên tắc trong
việc xây dựng án lệ gồm những quy định sau:
+ Mỗi tòa án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của tòa án cấp
cao hơn trong cùng hệ thống hoặc của chính tòa án đã ra tiền lệ.
+ Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống khác chỉ có giá trị
tham khảo.
+ Chỉ có những phần quyết định dựa trên chứng cứ pháp lý của vụ án
thì mới có giá trị bắt buộc để ra quyết định cho vụ án sau này. Những
nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án không
dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên cơ sở bình luận của thẩm phán
sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân thủ. Như vậy,
không phải tất cả những phần nêu ra trong một bản án đều bắt buộc trở
thành tiền lệ pháp. Cơ sở pháp lý là nguyên tắc pháp lý để tòa quyết
định vụ việc và nó mang tính chất bắt buộc. Còn phần bình luận chỉ là
việc nêu ra những lý lẽ, giải thích thêm của thẩm phán về vụ việc đã
qua và do đó nó không mang tính bắt buộc cho những trường hợp sau
này. Những lý do mà các thẩm phán đưa ra để giải thích thêm nằm
ngoài phạm vi của cơ sở pháp lý và họ cũng không cần kiểm tra cũng
như xem xét đến hậu quả của nó. Mục đích của việc đưa ra luận cứ này
chỉ mang tính chất là giải thích hay minh họa để phân biệt giữa vụ việc
này với vụ việc khác mà thôi.
+ Yếu tố thời gian không làm mất đi tính hiệu lực của tiền lệ.
- Hệ thống tiền lệ pháp được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là các quốc gia
trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh Quốc, hầu hết các
tiểu bang của Mỹ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana, Canada (ngoại trừ
tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh.
+ Ví dụ trong vụ án Elizabeth Manley. Elizabeth Manley đã trình báo
với cảnh sát rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền
bạc. Tuy nhiên khi cảnh sát tiến hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên
là không có thật. Tòa án đã kết tội Elizabeth Manley với tội danh “làm
ảnh hưởng đến trật tự công cộng”. Tội danh này không có quy định
trong luật. Do đó, tòa đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền
lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn
thời gian và công sức của cảnh sát cho quá trình điều tra một vụ việc
không có thật.
Vụ án Elizabeth Manley đã hình thành nên tiền lệ trong phán quyết của
tòa án: “Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và
làm cảnh sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội
danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng”.
+ Sau đó là vụ án của bà May Jones. Bà Jones đang đi mua sắm ở cửa
hàng thì phát hiện mình bị mất chiếc ví. Bà ta nhớ lại trước đây ít phút,
có một người đàn ông đã đi lướt quavà chạm vào người bà. Bà ta lập
tức báo cảnh sát và miêu tả nhân dạng người đàn ông ấy. Ngày sau đó,
cửa hàng gọi điện thoại đến và báo rằng bà Jones đã để quên ví tiền tại
cửa hàng. Trong vụ này, bà Jones cũng bị kết tội như cô Manley vì đã
làm cảnh sát điều tra một vụ việc không có thật và đặt người vô tội
trước rủi ro bị truy tố.
- Trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ (nhất là thời kỳ sau
cách mạng), do hệ thống pháp luật chưa được xây dựng hoàn chỉnh,
trước yêu cầu của cách mạng cần phải giải quyết ngay một số vụ việc,
trong các nhà nước XHCN vẫn còn sử dụng hình thức này. Nhưng đó là
sự vận dụng linh hoạt dựa trên cơ sở của luật và đường lối chính sách
của Đảng. Khi hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh
thì hình thức này không được coi là hình thức cơ bản của pháp luật xã
hội chủ nghĩa và ít được sử dụng trong các nhà nước XHCN.
Tuy nhiên, hiện nay đứng trước những yêu cầu cấp bách cần phải giải
quyết ngay một số vụ việc cần thiết, đồng thời trong quá trình toàn cầu
hoá, mở cửa và hội nhập đòi hỏi sự hội nhập của pháp luật các nước xã
hội chủ nghĩa. Do vậy, hình thức tiền lệ pháp, nhất là án lệ cũng được
sử dụng nhiều hơn ở các nước XHCN. Biểu hiện cụ thể cho việc này ở
nước ta chính là việc sử dụng những quy định hướng dẫn xét xử trong
nhiều công văn, thông tư của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) đối
với các toà án cấp dưới trong quá trình xét xử mà những hướng dẫn này
là kết quả thu được từ kinh nghiệm xét xử được TANDTC nghiên cứu
và hệ thống hoá thành các quy định để hướng dẫn toà án cấp dưới trong
công tác xét xử. Một biểu hiện gần đây nhất chính là việc TANDTC đã
xuất bản hai tập quyết định giám đốc thẩm bao gồm các quyết định dân
sự và hình sự.
3) Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật, hình thức pháp luật tiến bộ nhất, là hình
thức cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử
sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
- Từ định nghĩa trên có thể rút ra những nhận xét sau:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Nghĩa là, không phải mọi văn bản đều có thể gọi
là văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ những văn bản nào được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (theo luật định) ban hành mới có thể trở
thành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng quy tắc xử sự
chung (quy phạm pháp luật). Những văn bản mặc dù có ý nghĩa pháp lý
nhưng không chứa đựng quy tắc xử sự chung thì cũng không phải là
văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có
thể ra các văn bản mang tính chính trị như: lời kêu gọi, hiệu triệu, tuyên
bố, thông báo ... Các văn bản đó mặc dù có ý nghĩa pháp lý, nhưng
không là văn bản quy phạm pháp luật.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời
sống, được áp dụng trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật khác với các văn bản cá biệt
hoặc các văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ: Một quyết định phân nhà ở,
giải quyết chế độ hưu trí, hay một bản án, không phải là những văn bản
quy phạm pháp luật.
+ Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm
pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.
- Có thể nói ban hành pháp luật bằng cách này là phổ biến nhất hiện
nay trên thế giới được nhiều quốc gia áp dụng bởi các ưu điểm của nó
so với 2 cách thức trên :
+ Pháp luật được ghi nhận ở hình thức văn bản bằng một ngôn ngữ
pháp lý nên các quy định của pháp luật sẽ chính xác, rõ ràng, cụ thể
hơn (đây là ưu điểm mà các cách thức ban hành pháp luật khác không
có)
+ Nhà nước sẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách nhanh chóng
(các sự việc xảy ra trên thực tế nếu cần có pháp luật điều chỉnh thì nhà
nước chỉ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề
đó là xong).
+ Các quy định của pháp luật dễ dàng được sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với tình hình mới bằng cách ban hành văn bản mới thay thế cho
văn bản cũ.
- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì cách thức này cũng có một
số nhược điểm mà các quốc gia ban hành pháp luật theo cách thức này
đang gặp phải, đó là:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là do rất nhiều cá nhân và cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành (ở Việt Nam thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật) vì thế dẫn đến tình trạng số lượng các văn bản quá
nhiều làm cho hệ thống pháp luật cồng kềnh và tình trạng các quy định
của pháp luật bị mâu thuẫn, chồng chéo diễn ra khá phổ biến (do có
nhiều người ở nhiều cấp khác nhau được ban hành nên cấp này ban
hành đôi khi không nắm được cấp khác đã ban hành và quy định về vấn
đề đó như thế nào).
+ Việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật diễn ra
nhiều làm cho người dân không nắm rõ các quy định của pháp luật
(chưa kịp nắm và hiểu rõ quy định cũ thì Nhà nước đã ban hành văn
bản mới). Điều này làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việc
chấp hành pháp luật và Nhà nước phải mất nhiều thời gian, công sức
cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Trong các nhà nước tư sản thì văn bản quy phạm pháp luật được sử
dụng rộng rãi với các hình thức như Hiến pháp, luật, sắc lệnh ...
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của Nhà nước ta bao
gồm:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
+ Nghị định của Chính phủ
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,
thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
+ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa
Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân Tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân (bao gồm nghị quyết của Hội đồng nhân dân và nghị quyết chỉ thị
của Uỷ ban nhân dân)

* * *

Ngoài những loại nguồn chủ yếu của pháp luật đã xem xét trên đây thì
nhiều quốc gia còn xây dựng hệ thống pháp luật của mình trên cơ sở
các nguyên lý tôn giáo. Hệ thống có ảnh hưởng lớn nhất trong dạng
này là Sharia, hay luật Hồi giáo. Tuy nhiên, pháp luật của các nước
đạo Hồi (Islam) không phải là lĩnh vực khoa học độc lập mà nó là một
trong những phần hợp thành của đạo Hồi. Do đạo Hồi hình thành từ
thời trung cổ nên pháp luật đạo Hồi là tập hợp của nhiều quy định
riêng lẻ và thiếu sự hệ thống hoá.
Ngày nay, pháp luật đạo Hồi vẫn tiếp tục là một trong những hệ thống
lớn của thế giới đương đại và điều chỉnh các mối quan hệ của hơn 800
triệu người dân đạo Hồi, trong khoảng 30 quốc gia. Nhưng không một
quốc gia nào trong số đó được định hướng chỉ bằng pháp luật đạo Hồi.
Các tập quán và pháp luật thành văn đã bổ sung hoặc sửa đổi pháp
luật đạo Hồi.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG.
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005
3. www.nclp.org.vn
4. lawsoft.thuvienphapluat.vn
5. http://phapluatvn.wordpress.com
6. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nha-nuoc-ban-hanh-ra-phap-luat-nhu-
the-nao-.30231.html
7. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/17/2143/
8. Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, của Trường ĐH Luật Hà
Nội
9. Giáo trình Pháp luật Đại cương, của Khoa Luật trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân.

Nhóm thực hiện: Hà Thị Dung


Nguyễn Huệ Du
Nguyễn Cảnh Dinh
Lò Hồng Duyên
Trịnh Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Lê Dung
Nguyễn Xuân Bách

You might also like