You are on page 1of 20

TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.

TS TRẦN THÁI HÒA

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Hóa lý và cấu tạo chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu cơ
sở lý luận các quá trình hóa học. Sự hiểu biết về cấu trúc, năng lượng và cơ chế phản ứng
để lý giải các qui luật diễn biến của một quá trình hóa học là nhiệm vụ hàng đầu của môn
học Hóa lý. Nói cách khác, nắm chắc các kiến thức Hóa lý sẽ giúp các nhà khoa học hiểu
sâu sắc hơn bản chất của quá trình hóa học.
Hóa lý hiện đại là sự kết hợp phức tạp của các chuyên ngành hẹp như: động hóa
học, điện hóa học, nhiệt động hóa học, lý thuyết về dung dịch, lý thuyết về xúc tác, hóa
học bức xạ, hóa keo,… .
Nhiệt động lực học là một ngành của vật lý học, nghiên cứu mối quan hệ nhiệt,
công và các dạng năng lượng. Cơ sở của nhiệt động lực học là các nguyên lý I, II, III và
nguyên lý 0. Áp dụng các nguyên lý cơ bản của nhiệt động lực học vào quá trình hóa học
hình thành nên nhiệt động hóa học. Nhiệt động hóa học chủ yếu nghiên cứu về:
- Nhiệt hóa học: Nghiên cứu hiệu ứng nhiệt của các phản ứng hóa học và các quá
trình hóa lý như hòa tan, hấp phụ, chuyển pha.
- Cân bằng hóa học: Nghiên cứu khả năng, chiều hướng và giới hạn của phản ứng,
nghĩa là trong những điều kiện nào một phản ứng hóa học có thể xảy ra, tự xảy ra theo
chiều nào, khi phản ứng đạt cân bằng, hiệu xuất phản ứng là bao nhiêu, ảnh hưởng của
các yếu tố bên ngoài đến sự chuyển dịch cân bằng phản ứng như thế nào...
- Cân bằng pha: Nghiên cứu các điều kiện cân bằng pha trong các hệ dị thể,
những quy luật của các quá trình chuyển pha.
- Ngoài ra nhiệt động hóa học còn nghiên cứu các tính chất và qui luật cơ bản của
các loại dung dịch và ứng dụng thực tế của chúng.
Nghiên cứu nhiệt động học trong cân bằng pha là một nhiệm vụ quan trọng của
Hóa lý vì trong thực tế chúng ta hay gặp các hệ có nhiều pha, đặc biệt là hệ hai pha.
Nghiên cứu giản đồ pha của hệ bậc hai giúp ta hiểu rõ đặc tính, tính chất của các quá
trình bay hơi, kết tinh, nóng chảy, … của các dung dịch, các hệ kim loại, … mà ta thường
gặp trong công nghiệp hoá học, luyện kim và một số ngành khoa học khác.

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 1


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


1. Một số khái niệm:
1.1 Pha
Là tập hợp những thành phần đồng thể có cùng tính chất lý hóa.
Các pha được phân cách nhau bằng bề mặt phân chia
R L H
1.2 Cấu tử
Số hóa chất có khả năng tạo nên hệ.
Cấu tử kí hiệu: n
Chỉ xét những cấu tử có khả năng tồn tại độc lập.
VD: H2O - NaCl
H2 + I2 2HI có thể xem hệ 2 cấu tử
2HI H2 + I2 Hệ 1 cấu tử
Số cấu tử = Số hóa chất – số phương trình liên hệ
1.3 Bậc tự do f
Tức là số thông số trạng thái ( T, P, C) có thể thay đổi một cách tùy ý
nhưng không làm thay đổi số pha trong hệ.
2. Qui tắc pha (Qui tắc Gibb)
Xét hệ n cấu tử đều có mặt trong k pha nằm cân bằng với nhau. Khi hệ nằm
ở trạng thái cân bằng nó thỏa mãn các điều kiện cân bằng nhiệt động học.
+ Cân bằng nhiệt độ T1 = T2 = ... =Tk
+ Cân bằng cơ học P1 = P2 = ... = Pk
+ Cân bằng hóa học µ11 = µ12 = ... = µ1k
µ21 = µ 22 = ... = µ 2k
.....................
µ1n = µn2 = ... = µnk
Số phương trình liên hệ (k-1).n
Số thông số trạng thái (n-1).k + 2
Số bậc tự do f = (n-1)k + 2 – (k-1)n
f=n–k+2
Qui tắc pha Số bậc tự do bằng số cấu tử trong hệ trừ đi số pha và cộng 2
+Nếu T = const f = n – k + 1
+Nếu T, P = const f = n – k
+Nếu thêm 1 thông số cường độ f = n – k + 3
Dựa vào qui tắc pha của Gibb có cách phân loại hệ
a)Phân loại theo cấu tử
n = 1 hệ 1 cấu tử
n = 2 hệ 2 cấu tử
n = 3 hệ 3 cấu tử
b)Phân loại theo số pha

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 2


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

k = 1 hệ 1 pha
k = 2 hệ 2 pha
k = 3 hệ 3 pha
c)Phân loại theo bậc tự do
f = 1 hệ 1 biến
f = 2 hệ 2 biến
f = 3 hệ bất biến
3. Hệ hai cấu tử
3.1- Nhận xét chung
Khác với hệ một cấu tử, đối với hệ hai cấu tử được hoàn toàn xác định bởi
3 thông số: áp suất, nhiệt độ và nồng độ một cấu tử (vì biết nồng độ của 1 cấu tử
thì sẽ suy ra nồng độ của cấu tử kia)
Như vậy có 3 điều kiện thay đổi là T, P, nồng độ (x). Ta nhận thấy để biểu
diễn thành phần của hệ thì nên chọn cách biểu diễn % khối lượng hoặc nồng độ
phân số mol là tiện lợi nhất, vì như vậy khi biết nồng độ của cấu tử này ta có thể
suy ra nồng độ của cấu tử kia ngay.
Mặt khác ta nhận thấy rằng để biểu diễn giản đồ pha của hệ ta cần 3 trục: T,
P, nồng độ (x) thì ta sẽ được giản đồ pha không gian. Đó là điều gây bất tiện, để
đơn giản và phù hợp với điều kiện thực tế người ta thường nghiên cứu hệ hai cấu
tử với 2 điều kiện thay đổi có thể là: P – x; T – x; như đối với hệ gồm các chất rắn
hoặc lỏng, còn pha khí, thì thường chỉ nghiên cứu sự thay đổi pha theo T – x
(nghĩa là P = const).
VD: Giản đồ hệ hai cấu tử khi P = const
P = const
T

H¬i
TBoS

DÞthÓ

TAoS Láng TB0 nc

DÞthÓ
TA0 nc DÞthÓ

A x B
3.2- Hệ hai cấu tử tồn tại ở thể lỏng
3.2.1 Dung dịch lỏng lý tưởng: chứa 2 cấu tử
- Có bản chất giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có lực tương tác fA-A = fB-B = fA-B (f lực tương tác).
- Quá trình trộn lẫn ΔV = 0, ΔH = 0.
- Tuân theo định luật Raoult
+ Xét hỗn hợp A, B.

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 3


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

-Ta thấy hai cấu tử A, B của dung dịch lỏng lí tưởng tuân theo định luật
Raoult pi = pi0 xi .
Pi: áp suất hơi bão hòa trên bề mặt chất lỏng i.
Pi 0 : áp suất hơi bão hòa của i nguyên chất.
Ta có: p A = p 0A x A
pB = pB0 xB
Pchung = PA + PB = p 0A + ( pB0 − PA0 ) xB (1) , với xA = 1 - xB, xA, xB
lần lượt là nồng độ phần mol của A, B ở thể lỏng.
Biểu thức (1) biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất chung vào thành phần ở
thể lỏng.
Giả sử p 0A < pB0 Ta có giản đồ
P T = const

PB0

P = PA + PB

PA0 p B = p B0 xB

p A = p 0A x A

A B

Mặt khác phần hơi tuân theo định luật Daltow


PB = P. yB , yB nồng độ phần mol của B ở thể hơi.
P PB0 .xB
⇒ yB = B = 0
P PA + ( PB0 − PA0 ) xB
PB0 α.x
α = 0 ⇒ y = 1 +(α −1). x (2)
PA
Biểu thức (2) biểu diễn mối quan hệ giữa thành phần lỏng và hơi. Mối quan
hệ được biểu diễn bằng giản đồ:
1

(3) n
(2)
y (1)

0 x 1

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 4


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

(1) α = 1; (2) α >1; (3) α >>1


Ta có Pchung = PA + PB = p 0A + ( pB0 − PA0 ) xB = f(x)
y
Từ (2) ⇒ x = α − (α −1). y
y
⇒ P = PA0 + ( PB0 − PA0 ). = f(y)
α − (α −1). y
Giản đồ:
P T = const

§ ­ êng láng

P = f(x) PB0

L H

PA0 P = f(y)
H
§ ­ êng h¬i

A B

3.2.2 Dung dịch thực


- Sai lệch dương (+) - Sai lệch âm (-)
+ Tương tác giữa các cấu tử + Tương tác giữa các cấu tử
fA-B < fA-A, fB-B. fA-B > fA-A, fB-B.
+ P > P lí tưởng + P < P lí tưởng
+ ΔV > 0, ΔH > 0 + ΔV < 0, ΔH < 0
P T = const P T = const

PB0 PB0

PA0 PA0

B A B
A
Sai lÖch (+) Sai lÖch (-)

3.3 Quy tắc đòn bẩy:

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 5


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

Giả sử đun nóng 1 mol dung dịch có nồng độ x0 đưa lên vùng dị thể ở điểm
tượng trưng là k, lúc này có m mol dung dịch đã chuyển thành hơi, (1-m) mol nằm
ở lỏng.
T = const P = f(x)
P
P0B

a k
b
P = f(y)

P0A

xB B
A x

Số mol ban đầu của B là: 1.x0


Số mol của B ở L là: (1-m)x
Số mol của B ở H là: my
Theo định luật tác dụng khối lượng: x0 = (1- m)x + my
x0 − x y − x0 m x − x ka
⇒m= và 1 – m = ⇒ = 0 =
y−x y −x 1 − m y − x0 kb
ka
⇒ lượng hơi/ lượng lỏng =
kb
3.4 Các định luật Konovalov
dP dP y −x
= B.
dx dx x (1 − y )
dP
Ta có dấu của phụ thuộc vào y – x
dx
3.4.1 Định luật Konovalov 1:
dP
y>x ⇒ > 0 ⇒ dP, dx đồng biến.
dx
dP
y<x ⇒ < 0 ⇒ dP, dx nghịch biến.
dx
Cấu tử nào có thành phần ở thể hơi lớn hơn thể lỏng thì khi thêm vào trong
dung dịch thì áp suất chung của hệ sẽ tăng lên ở nhiệt độ không đổi hoặc nhiệt độ
sôi của hệ sẽ giảm xuống ở áp suất không đổi.
3.4.2 Định luật Konovalov 2:
dP dT
y=x ⇒ = 0 hoặc =0
dx dx
Tại điểm cực trị của áp suất hơi bão hòa ( hay nhiệt độ sôi) phần lỏng và
phần hơi như nhau. Ta có thể mô tả bằng giản đồ sau:

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 6


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

T = const n T P = const
P

PB0 T A0

PA0 TB0

A B A B

3.5. Phương pháp chưng cất


3.5.1- Hỗn hợp không tạo đẳng phí: Hình 1
Nếu đun nóng dung dịch có thành phần N1 thì dung dịch sẽ sôi khi đạt nhiệt
độ t1, hơi cân bằng với pha lỏng có thành phần N3 và giàu cấu tử B hơn, vì vậy sau
khi đã bay hơi một phần thì phần dung dịch còn lại sẽ có thành phần N2 giàu cấu
tử A hơn so với dung dịch ban đầu. Dung dịch đó sẽ sôi ở nhiệt độ t2 cao hơn t1.
Hơi cân bằng với pha lỏng lúc này có thành phần N4, nó cũng giàu cấu tử B hơn so
với pha lỏng. Vì vậy, phần dung dịch sẽ giàu cấu tử A hơn và sôi ở nhiệt độ cao
hơn. Nếu tiếp tục chưng cất thì phần cặn cuối cùng chỉ gồm cấu tử A tinh khiết và
nhiệt độ sôi đạt đến tA.
tA
H¬i tA

C
D
K H¬i

láng

tB
tB
láng

A N2 N1 N N4 N3 N5
B A N1 N2 C N4 N3B
Thµnh phÇn Thµnh phÇn

nh 1: BiÓu ®
å nhiÖt ®é s«i- thµnh phÇn cña H×
nh 2: BiÓu ®å nhiÖt ®
é s«i - thµnh phÇn
hÖhai cÊu tö cña hÖhai cÊu tö cã ®iÓm ® ¼ng phÝ
Nếu xét đến phần hơi, giả sử phần hơi có thành phần N3 được ngưng tụ lại
và đem chưng cất thì nó sẽ sôi ở nhiệt độ t3 và hơi thu được có thành phần N5 sẽ

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 7


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

càng giàu cấu tử B. Nếu tiếp tục quá trình chưng cất và ngưng tụ như vậy thì cuối
cùng trong bình ngưng ta sẽ thu được cấu tử B tinh khiết.
3.5.2- Hỗn hợp tạo đẳng phí: Hình 2
Đối với hỗn hợp tạo đẳng phí thì ta không thể tách riêng bằng phương pháp
trên được. Giả sử ta có dung dịch có thành phần N1 nằm giữa A và C thì dung dịch
sẽ sôi ở nhiệt độ t1 và hơi nhận được có thành phần N2 giàu cấu tử B hơn so với
pha lỏng. phần dung dịch còn lại giàu cấu tử A hơn sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn. Nếu
tiếp tục chưng cất phần cặn cuối cùng sẽ là cấu tử A tinh khiết. Nhưng từ dung
dịch ban đầu có thành phần N 1 ta không thể tách được cấu tử B tinh khiết mà ta
tách được dung dịch đẳng phí C.
VD: Hệ nước – rượu etylic. Hệ này có nhiệt độ sôi cực tiểu 78,13 0C ứng
với thành phần 95,57% theo khối lượng rượu ( khoảng 960) .
- Để nâng cao hàm lượng chất cần tách từ hỗn hợp đẳng phí người ta có thể
phá đẳng phí bằng một số phương pháp sau:
+ Thay đổi hình dạng giản đồ:
VD: Xét với hệ etanol – nước ta hạ áp suất ngoài từ 760mmHg xuống
100mmHg thì tỉ lệ rượu trong dung dịch đẳng phí sẽ tăng lên đến 99,6% mol
(99,60) và nhiệt độ sôi đẳng phí hạ đến 34,20C.
T0 C P = 1atm

1000C

T0 C

34,20C

H2O 960 99,60 C2H5OH

+ Thêm cấu tử thứ ba vào: Cấu tử này có tác dụng ngăn cản sự hình thành
dung dịch đẳng phí hoặc nó tạo đẳng phí với một trong hai cấu tử và bị tách ra
trong quá trình chưng cất.
VD: Xét với hệ etanol – nước cho thêm CaCl2 vào lúc này nước sẽ solvat
hóa ion Ca2+ mạnh hơn còn C2H5OH dễ dàng bay ra và ta thu được C2H5OH trên
960.
4. Phương pháp phân tích nhiệt
Một phương pháp thường dùng để nghiên cứu sự thay đổi pha của hệ 2 cấu
tử là phương pháp phân tích nhiệt.
Nội dung của phương pháp này theo dõi sự thay đổi nhiệt độ chuyển pha
(sự xuất hiện pha mới) của từng hệ 1 cấu tử với những thành phần khác nhau.
Một phương pháp thường dùng là đo nhiệt độ liên tục theo thời gian, rồi
căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ để xét tới sự xuất hiện pha mới. Khi có pha mới
xuất hiện sẽ kèm theo sự thay đổi nhiệt độ không đều hoặc đột ngột. Đây là
phương pháp phân tích nhiệt hay dùng trong phòng thí nghiệm. Cách làm như sau:
Chẳng hạn xét hệ gồm 2 cấu tử A và B với thành phần:

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 8


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

Cấu tử A 0% 10% ………. 100%


Cấu tử B 100% 90% ………. 0%
Đem đun nóng cho hoá lỏng hoàn toàn rồi làm lạnh từ từ để theo dõi sự
thay đổi nhiệt độ bằng nhiệt kế. Cứ qua thời gian nhất định (khoảng 30 giây) thì
ghi nhiệt độ, sau đó vẽ lên đồ thị 2 trục (trục tung ghi T, trục hoành ghi thời gian
t). Lúc đó ta sẽ được đường cong nhiệt độ – thời gian khác nhau gọi là đường
nguội của cấu tử nguyên chất hay hỗn hợp. Trên đường cong sẽ có sự thay đổi
khác thường tương ứng với sự xuất hiện pha mới.
Ta sẽ xét cụ thể các dạng cơ bản của đường nguội đó.
4.1- Đường nguội của cấu tử nguyên chất
Đường nguội là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ theo thời gian
trong quá trình làm nguội một chất hay hỗn hợp.
Đường nguội của cấu tử A và B có dạng như (hình 4.5)
To
K
a/

TB a Nguyên chất A
b c/
/
Nguyên chất B
TA c
b

d
d /

t (thời gian)
Hình 4.5- Đường nguội của cấu tử nguyên chất

Lúc đầu ta chỉ có 1 pha lỏng, nhiệt độ giảm dần, ứng với đoạn ab, lúc đó:
f=1–1+1=1
Đến b nhiệt độ dừng lại, cấu tử bắt đầu kết tinh nên chínhở đó là nhiệt độ
kết tinh của cấu tử.
Ở đoạn bc, nhiệt độ không thay đổi theo thời gian vì trong qua trình làm
lạnh có toả ra lượng nhiệt, lượng nhiệt này nó đủ bù đắp lại lượng nhiệt của hệ đã
mất đi trong qua trình kết tinh, nên nhiệt độ không thay đổi theo thời gian. Áp
dụng quy tắc pha cho đoạn bc ta có:
f = 1 – 2 + 1 = 0.
Nghĩa là khi két tinh nhiệt độ không thể thay đổi được.
Đến c, độ kết tinh hết, lúc này hệ là 1 pha rắn.
Do đó, f = 1 – 1 + 1 = 1.
Nghĩa là nhiệt độ lại tiếp tục giảm, ứng với đoạn cd và hệ kết tinh hoàn
toàn.

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 9


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

Chú ý: Các chất khác nhau đều có đường nguội tương tự nhau nhưng khác
nhau ở nhiệt độ kết tinh.
4.2- Đường nguội của hỗn hợp
Đường nguội của hỗn hợp có dạng như (hình 4.6)

To
K
a/

a
T1 b

T/1 b/
T2 d c/ d/
c

(1) e (2) e/ (3)

t (thời gian)
Hình 4.6- Đường nguội của hỗn hợp
Trên đồ thị vẽ 2 đường nguội của 2 hỗn hợp có thành phần khác nhau.
Suốt quá trình ứng với đoạn ab (hay a/b/), hệ chỉ có 1 pha lỏng và nhiệt độ giảm
dần, tiếp theo ta thấy 2 lần thay đổi tốc độ giảm của nhiệt độ.
Từ T1 → T/1 là nhiệt độ kết tinh của 1 trong 2 cấu tử. Cấu tử nào kết tinh
trước là tuỳ thuộc vào thành phần của nó so với thành phần cú hỗn hợp đặc biệt
(gọi là hỗn hợp Ơtecti)
Đến b (hay b/) hệ bắt đầu có 2 pha: hỗn hợp lỏng và cấu tử kết tinh. Vì có
sự kết tinh 1 cấu tử kèm theo tỏa nhiệt nên nhiệt độ giảm chậm đi, theo quy tắc
pha: C = 2 – 2 + 1 = 1. Nghĩa là vẫn có thể thay đổi 1 thông số (nhiệt độ hoặc
nồng độ). Suốt quá trình kết tinh bc (hay b/c/) hệ có 2 pha, vì một cấu tử kết tinh
nên thành phần pha lỏng thay đổi liên tục.
T2 : gọi là nhiệt độ kết tinh của hỗn hợp Ơtecti.
Đường nguội của hỗn hợp Ơtecti
Ơtecti là hỗn hợp đồng nhất gồm các tinh thể của 2 cấu tử, khi kết tinh cả
hai cấu tử kết tinh đồng thời theo một tỷ lệ nhất định.
Như vậy hỗn hợp Ơtecti kết tinh với thành phần pha lỏng và pha rắn như
nhau, trên đồ thị ứng với đoạn cd (hay c/d/). Suốt quá trình hỗn hợp Ơtecti kết tinh
hết có 3 pha: 1 pha lỏng và 2 pha rắn (tinh thể của 2 cấu tử) nên :
f = 2 – 3 + 1 = 0, nên T2 = Te = const và được gọi là nhiệt độ kết tinh của hỗn hợp
Ơtecti.
Ta nhận thấy rằng, nhiệt độ kết tinh của hỗn hợp Ơtecti là thấp nhất và
chung cho mọi trường hợp.

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 10


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

Điều này có nghĩa là một hệ hai cấu tử chỉ có 1 hỗn hợp Ơtecti ứng với
thành phần cố định, nên dù thành phần ban đầu khác nhau nhưng các hỗn hợp đều
sẽ đạt đến thành phần của hỗn hợp Ơtecti.
Đến nhiệt độ T1 cấu tử nào có thành phần nhiều hơn so với thành phần của
nó trong hỗn hợp Ơtecti thì cấu tử đó kết tinh trước.
Thí dụ: hỗn hợp Ơtecti có thành phần 70%A + 30%B. Và nếu hỗn hợp lỏng
có 60% A và 40%B thì B sẽ kết tinh trước.
Khi pha lỏng Ơtecti kết tinh (đến d) hệ chỉ còn 2 pha rắn và số bậc tự do
C = 2 – 2 + 1 = 1, do đó nhiệt độ lại tiếp tục giảm.
Như vậy nếu hỗn hợp ban đầu có thành phần hỗn hợp Ơtecti thì đường
nguội cũng chỉ có 1 điểm dừng ứng với nhiệt độ Te (đường (3) trên hình vẽ), có
nghĩa là đường nguội Ơtecti cũng giống như đường nguội nguyên chất, chỉ khác là
nhiệt độ thấp nhất.
4.3– Giản đồ pha của hệ hai cấu tử
Sau khi đã có được các đường nguội căn cứ vào nhiệt độ kết tinh, thành
phần của hỗn hợp ta sẽ có giản đồ pha của hệ.
Có thể thấy cách làm qua (hình 4.7)
Đưa các đường nguội của hệ lên trục toạ độ:
Với trục hoành là trục thành phần,
Trục tung là nhiệt độ,
Ta sẽ được giản đồ pha của hệ 2 cấu tử.

ToK T0K T0K


(5) (1
(4) ) (2) (3) (4) (5)

(2) TB

(1)
(3) Lỏng (A+B)
TA

Rắn B và
Rắn A và Lỏng (A+B)
Lỏng (A+B)

Rắn A + Rắn B

t A(%) → %B

Hình 4.7- Giản đồ pha của hệ 2 cấu tử

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 11


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

PHẦN III: BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1: Giản đồ bậc hai đẳng áp etanol – benzen thể hiện một cực tiểu đẳng phí –
đẳng áp dưới áp suất 1 bar.
t(0C)

80

75

70

67,5
AZ

65
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 xB
a. Xác định tọa độ của AZ dưới áp suất p = 1 bar.
b. Xác định nhiệt độ bắt đầu hóa lỏng và kết thúc khi hỗn hợp hơi có thành phần
0,2; 0,9.
Bài giải:
a. Từ giản đồ ta thấy xAz = 0,54 và tAz = 67,50C
b.
Với xB = 0,2, sự hóa lỏng bắt đầu ở nhiệt độ khoảng 74 0C và kết thúc ở
nhiệt độ khoảng 720C
Với xB = 0,9, sự hóa lỏng bắt đầu ở nhiệt độ khoảng 76 0C và kết thúc ở
nhiệt độ khoảng 730C

Bài 2: Giản đồ bậc hai đẳng áp của hệ liti clorua – natri clorua:
a. Xác đinh bản chất các pha có mặt trong mỗi miền A, B, C và D.
b. Xác định các tọa độ của cực tiểu M.
Bài giải:
a. Hệ được hợp thành:
Ở A: từ một hỗn hợp đồng thể NaCl và LiCl nóng chảy.
Ở B và C: từ một dung dịch rắn nằm cân bằng với một dung dịch lỏng và cả
hai đều tạo thành bởi KCl và NaCl.
Ở D: từ một dung dịch rắn NaCl và KCl.
b. Dựa vào hình vẽ ta đọc được xM = 0,39 và tM = 5200C.

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 12


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

toC
P = 10bar
800

700

C
600
B

D
500 M

0 1
LiCl 0,5
NaCl
Gi¶n ®å bËc hai liti clorua - natri clorua

Bài 3: Cho giản đồ trạng thái của hệ KCl – LiCl như sau:

toc
800

700 a
0

650 c
0
od
600 B 600

500 o
b

450 p M
N

400

361
E oe

0 20 40 60 80 100
%LiCl
HÖ LiCl - NaCl

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 13


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

a. Số pha, thành phần pha và nhiệt độ tại các điểm a, b, c, d, e và E.


b. Thành phần của hệ được biểu diễn bằng điểm M trên giản đồ bằng qui tắc đòn
bẩy.
Bài giải:
a.
Điểm a: Một pha lỏng chứa 40% LiCl, 7000C.
Điểm b: Hai pha chứa 80% LiCl ở 5100C nằm cân bằng với tinh thể LiCl.
Điểm c: Một pha nóng chảy của LiCl ở 6500C.
Điểm d: Một pha tinh thể KCl ở 6250C.
Điểm e: Hai pha rắn gồm tinh thể LiCl 80% và KCl 20%.
Điểm E: Ơtecti, hệ 3 pha ( 2 pha tinh thể + 1 pha lỏng) pha lỏng chứa
58,5% LiCl. Nhiệt độ ơtecti 3610C.
b.
Điểm M ứng với hệ 2 pha ở 4500C, pha lỏng chứa 20% LiCl và 80% KCl.
MN 30
Lượng pha rắn KCl/ Lượng pha lỏng = =
MP 20

Bài 4: Khối lượng riêng của phênol rắn là 1,072.103 kg.m-3, của phênol lỏng là
1,056.103 kg.m-3. Nhiệt nóng chảy của nó là 1,044.105 J kg . Nhiệt kết tinh là

314,20K. Tính dP dT và nhiệt độ nóng chảy của phênol ở P = 5,065.107 N.m-2.

Bài giải:
dP ∆H 5
(
1,044 .10 1,072 .1,056 .10 ) 6
= 4,525 .10 8 N.m −2 .độ-
Áp dụng : dT = T.∆nc =
V 314 ,2.(1,072 −1,056 ).10 3
1

Để tính T0nc ở áp suất ngoài đã cho như trên, ta phải coi giá trị
dT
= 4,525 .10 −8 N−1.m .độ. trong khoảng áp suất 1,044.105 – 5,065.107 (N.m-2) là
dP
−8
không đổi và bằng 4,525 .10 N−1.m .độ, nên:
T2 P2
−8
⇒ ∫ dT = 4,525 .10 . ∫ dP
T1 P1

⇒ T2 = 314 ,2 + 4,525 .10 −8.5,065 .10 7 = 316 ,4 0 K

Bài 5: Vẽ giản đồ pha của hệ Sb – Pb dựa vào các dữ kiện cho ở bảng sau:
Thành phần hỗn hợp lỏng, Nhiệt độ bắt đầu
% khối lượng thoát tinh thể, oC.

Sb Pb

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 14


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

100 0 632
80 20 580
60 40 520
40 60 433
20 80 300
10 90 273
0 100 326
a. Xác định thành phần ơtecti.
b. Có bao nhiêu Sb tách ra nếu 10kg hỗn hợp lỏng chứa 40% Pb, được làm nguội
tới 4330C?
Bài giải:
Giản đồ:
toc
A
600

K
520

433 F N
400 M
B
326
C
E D
200

0 20 40 60 80 87 100
Sb
%Pb
Giản đồ pha của hệ Sb – Pb
a. Hai đường lỏng AE và BE cắt nhau tại E ứng với thành phần owtecti 87%Pb và
13%Sb.
b. Nếu hỗn hợp lỏng chứa 40% Pb được làm nguội tới 4330C thì ứng với điểm M
trên giản đồ. Tại thành phần 40% Pb, tinh thể đầu tiên tách khỏi hỗn hợp lỏng là
Sb tại 5200C (điểm K trên giản đồ). Dần theo sự tách Sb, hỗn hợp lỏng càng giàu
Pb hơn do đó điểm K chuyển dịch tới N chẳng hạn (60%Pb). Gọi L là lượng pha

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 15


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

lỏng tại điểm K và R là lượng Sb tinh thể tách khỏi hỗn hợp lỏng tại K. Theo quy
tắc đòn bẩy R.FM = L.MN hay
MN 20
R= L = 10. = 5 kg
FM 40

Bài 6:
Cho biểu đồ hai thành phần đẳng áp của hệ gecmani – silic theo phần mol
của silic xSi = x2.
toC

1600 1600

1500 1500
Láng
1400 1414
1400

1300 1300

1200 1200

1100 dung dÞch r¾


n 1100

1000 1000

0 0,32 0,5 0,6 0,67 1 x2 (Si)

Ta xét hệ thu được khi trộn lẫn 8,43g silic với 14,52g gecmani.
a. Tính thành phần chung của hệ.
b. Hỗn hợp này được đưa tới 12000C, xác định thành phần của hai pha ở cân bằng.
c. Xác định lượng và khối lượng của từng pha ở cân bằng.
Bài giải:
Theo định nghĩa phần mol
8,43
nSi 28 ,1
x2 = xSi = n + n = 8,43 14 ,52 = 0,60
Si Ge +
28 ,1 72 ,6
xSi = 0,60 và xGe = 0,40.
Theo giản đồ ở t = 12000C cắt đường lỏng ở x2(l) = 0,32 và đường rắn ở
x2(r) = 0,67.
8,43 14 ,52
n = n(r) + n(l) = + = 0,50
28 ,1 72 ,6
Ta lại có:
( x2 ( r ) − x2 ) 0,67 − 0,60
n(l ) = n. = 0,5. = 0,1
( x2 ( r ) − x2 (l ) 0,67 − 0,32

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 16


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

⇒ n(r) = n – n(l) = 0,40


Thành phần mol của hai pha:
Trong pha lỏng:
nSi(l) = xSi(l).n(l) = 0,032 mol
nGe(l) = n(l) - nSi(l) = 0,068 mol
Khối lượng của pha lỏng khi đó là:
m(l) = nSi(l).MSi + nGe(l).MGe = 5,84g.
Trong pha rắn:
nSi(r) = xSi(r).n(r) = 0,268 mol
nGe(r) = n(r) - nSi(r) = 0,132 mol
Khối lượng của pha rắn khi đó là:
m(r) = nSi(r).MSi + nGe(r).MGe = 17,11g.

Bài 7:
Hỗn hợp bậc hai toluen – benzen có thể được coi như là lí tưởng. Giản đồ
đẳng áp của nó dưới p = 1,0bar cho ở hình sau:
t 0c

120 P = 1,0bar

110

100 N Q
M
90

80

70
0 0,2 0,4 0,6 0,8 xB

Ta xét hỗn hợp thu được khi trộn 4,0mol benzen với 6,0 mol toluen.
a. Xác định nhiệt độ bắt đầu sôi của hỗn hợp này.
b. Tính các lượng chất lỏng và hơi ở cân bằng ở 1000C.
c. Tính lượng toluen lỏng có mặt trong hệ ở 1000C.
Bài giải:
a. Hệ có phần mol benzen xB = 0,4, trên giản đồ nhiệt độ bắt đầu sôi đọc được ở
trên đường cong sôi ở t = 940C.
b. Ta có
MN MQ
n(h) = .n và n(l) = .n
NQ NQ
Theo giản đồ NM = 0,2, MQ = 0,087 và NQ = 0,287
0,2
⇒ n(h) = .10 =7,0 mol
0,287

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 17


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

0,087
Và n(l) = .10 = 3,0 mol
0,287
c. Đường đẳng nhiệt ở 1000C cắt đường cong sôi xB(l) = 0,22 nên xT(l) = 0,78, như
vậy lượng toluen trong pha loãng bằng nT(l) = xT(l). n(l) = 0,78.3,0 = 2,3 mol.

Bài 8: Xác định nhiệt hoá hơi của thuỷ ngân, nếu như áp suất hơi bảo hòa của nó ở
3300C là 0,65.105N.m-2. Cho biết nhiệt độ sôi của thuỷ ngân ở áp suất P = 1,013.105
N.m-2 là 3570C.
Bài giải:
Theo phương trình Clausius – Clapeyron cho quá trình bay hơi:
dP ∆Hcp dP ∆H
hay : dT = T.V
h
=
dT T.∆V h

dP ∆Hh
⇒ = dP dT
dT R.T hay : = ∆Hh
T. P R.T 2
P
Trong khoảng nhiệt độ they đổi T1 → T2 và coi ∆ Hh = const trong khoảng
nhiệt độ trên, nên ta lấy tích phân tương ứng : T1 → T2 và P1 → P2
P2
dP T2 ∆Hh dT P ∆Hh  1 1 
⇒ ∫ = ∫ . 2 ⇒ ln 2 =  − 
P1 P T1 R T P1 R  T1 T2 

Suy ra:
5
P2 1,013 .10
R.T1.T2 . ln 8,314 .10 3 ( 330 + 273 ).( 357 + 273 ). ln
P1 0,65 .10 5
∆Hh = =
T2 − T1 630 − 603

Bài 9: Ở 3700K nứoc sẽ sôi dưới áp suất là bao nhiêu? Biết nhiệt hoá hơi riêng
của nước là 2254,75 J g

Bài giải:
P2
dP T2 ∆Hh dT P ∆Hh  1 1 
Áp dụng : ∫ = ∫ . 2 ⇒ ln 2 =  − 
P1 P T1 R T P1 R  T1 T2 

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 18


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA


( )
 ∆ Hh = 2 2 5,47 5.1 8.1 03 = 4 0,5 8 5.1 03 J
m ol
 T = 3 7 00 K
 1
Ở đây:  0
 T2 = 3 7 3K

(
 R = 8,3 1 4.1 0 J m o.Kl
3
)
Suy ra: ln P1 = ln P2 −
∆Hh
R
 T2 − T1 
 (
 ⇒ P1 = 0,91 .10 5 N.m − 2 )
 T1.T2 

Bài 10: Tính biến thiên áp suất cân có để thay đổi điểm đóng băng của nước
khoảng 10C. Cho biết nhiệt nóng chảy ở 00C là 334 J g . Khối lượng riêng của

nước lỏng và nước đá lần lượt là : 0,9998 g ml ; 0,9158 g ml .

Bài giải:
1 3 3
Ta có : VL = = 1,0002 cm = 1000 ,2 cm
0,9998 g kg

1 3 3
VR = = 1,0908 cm = 1090 ,8 cm
0,9168 g kg

3
⇒ ∆V = VL − VR = 1090,8 − 1000,2 = −9,06.10 −5 m
kg
Theo phương trình Clausius – Clapeyron cho quá trình nóng chảy:

3 J
dP ∆ H dP ∆ H 334 . 10
kg
= nc
⇒ = nc
= = − 1,34.107 N.m − 2 = − 134atm
dT T.∆ V dT T.( VL − VR ) 373. − 9,06.10− 5 m 3 
 kg 
 

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 19


TIỂU LUẬN HÓA LÍ NÂNG CAO GVHD: PGS.TS TRẦN THÁI HÒA

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Hiệp Hải, Nguyễn Văn Duệ; Bài tập hóa lý, Nhà xuất bản Giáo dục, 1985.
2. Trần Văn Nhân và cộng sự; Hóa lý tập 1, tập 2, tập 3; Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội,
1999.
3. Đào Quý Chiệu; Hóa học năm thứ nhất, Hóa học năm thứ hai; Nhà xuất bản Giáo dục,
2006.
4. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải, Nguyễn Thị Thu; Bài tập hóa lý cơ sở, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2003.
5. Nguyễn Đình Huề; Động hóa học và xúc tác; Nhà xuất bản Giáo dục, 1990.
6. René DIDIER; Người dịch: Nguyễn Đình Bảng – Vũ Đăng Độ; Hóa đại cương tập 1,
tập 2, tập 3; Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
7. Hoàng Nhâm; Hóa học vô cơ tập 1; Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
8. TS. Trần Thái Hoà; Bài giảng Hoá Lí nâng cao; ĐHKH Huế - 2010.
9. Vũ Đăng Độ; Cơ sở lí thuyết các quá trình hoá học; NXBGD – 2006.
10. Vũ Đăng Độ ( Chủ biên ) - Trịnh Ngọc Châu - Nguyễn Văn Hội; Bài tập Cơ sở
lí thuyết các quá trình Hóa học; NXBGD – 2006.
11. F. Cotton – G. Wilkinson, Người dịch: Lê Mậu Quyền – Lê Chí Kiên; Cơ sở
Hoá học Vô Cơ - Phần I; NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội –
1984.

HVTH: Trương Thị Phương – Hóa vô cơ K18 Trang 20

You might also like