You are on page 1of 222

Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

Ngày dạy (Trích Thượng kinh ký sự) - Lê Hữu Trác


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước
hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả
cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.
- Rèn kỹ năng phân tích khái quát
- Phê phán cuộc sống xa hoa lãng phí
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.
C. CHUẨN BỊ : ô
GV: giáo án, tài liệu tham khảo.
H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới.
1. ĐVĐ:
2. Triển khai

Hoạt động của thầy , trò Nội dung


* HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung:
-Nêu những nét chính về cuộc đời của tác
1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu
giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sựlà Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá,
nghiệp sáng tác của ông ? huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn
Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông
là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn
soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
2.Tác phẩm:
-Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là
tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm
-Những hiểu biết của em về tác phẩm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác? Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục
- Thượng kinh ký sự tả quang cảnh ở kinh đô,
cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và
quyền uy thế lực của nhà Chúa.
- Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc
Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ
chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản:
-Gv cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời 1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong
các câu hỏi: phủ Chúa Trịnh:
+Quang cảnh và những sinh hoạt Đã được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt
trong phủ Chúa Trịnh được tác giả miêu tả quan sát của một người thầy thuốc lần đầu
như thế nào? tiên bước vào thế giới mới lạ này:
- Hs đọc tìm chi tiết cụ thể để chứng minh-Quang cảnh ở phủ Chúa cực kỳ tráng lệ,
lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa với
những lễ nghi khuôn phép, cách nói năng
người hầu kẻ hạ....
→ cho thấy sự cao sang, quyền uy tuyệt đỉnh
cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến
cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa.
2. Thái độ, tâm trạng của tác giả:
+Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của -Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi
tác gỉa qua đoạn trích? bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm
xúc được ghi lại có thể thấy được thái độ của
tác giả: không đồng tình với cuộc sống xa
hoa, hưởng thụ nơi phủ Chúa và dửng dưng
trước những quyến rủ vật chất nơi đây.
- Không chỉ là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh
nghiệm, có y đức cao mà còn là người xem
thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do
và nếp sống thanh đạm gỉan dị.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật: Tài quan sát tinh tế và ngòi
bút ghi chép chi tiết, chân thực sắc sảo...
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết 2.Nội dung: Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh
+Phân tích những đặc sắc bút pháp ký sự mang giá trị hiện thực sâu sắc. Tác giả đã vẽ
của Lê Hữu Trác? lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa
hoa, quyền quý của Chúa Trịnh. Đồng thời
+Ấn tượng của em sau khi học đoạn trích cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
này?

E. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:


1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đã học.
2. So sánh đoạn trích với tác phẩm hoặc đoạn trích, khác mà em đã học.
3. H/s soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Tiết: 2 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Ngày soạn:
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng
trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng ngôn ngữ cá nhân nhất là của
những nhà văn có uy tín.
- Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, có năng lực
sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội
B. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ :
- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
- H/s: soạn bài, học bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ:
Bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
III. Bài mới:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung

*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Hs đọc SGK Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được
- GV: Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản biểu hiện qua các phương diện sau:
chung của toàn xã hội? 1. Những yếu tố chung cho tất cả mọi cá
- HS trả lời nhân bao gồm:
- Gv diễn giảng: Ngôn ngữ là tài sản - Các âm và các thanh. Âm là nguyên âm,
chung của một dân tộc, một cộng đồng xã phụ âm, thanh là thanh điệu.
hội. Muốn giao tiếp với nhau xã hội phải - Các tiếng tức là các âm tiết. VD: Nhà , cây,
có phương tiên giao tiếp chung đó là ngôn người,...
ngữ. Cho nên mỗi cá nhân đều phải biết - Các từ như xe đạp, xe mý, máy bay...
tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung - Các ngữ cố định gồm thành ngữ và quán
của toàn xã hội. ngữ. VD: chân ướt chân ráo, thuận buồm
- GV: Tính chung của ngôn ngữ thể hiện ở xuôi gió...
những điểm nào? 2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và
phương thức cấu tạo và sử dụng các đơn vị
ngôn ngữ.
VD một số quy tắc hoặc phương thức sau:
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
- Phương thức chuyển nghĩa từ
Ngoài ra còn nhiều quy tắc và phương thức
chung khác nữa thuộc lĩnh vực ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, phong cách...
* HĐ2: Huớng dẫn tìm hiểu lời nói cáII. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
nhân 1. Giọng nói cá nhân:
-GV d ẫn d ắt: Khi nói giọng mỗi người có một vẻ riêng
Khi giao tiếp mỗi cá nhân sử dụng ngôn
không giống ai.
ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu
2. Vốn từ ngữ cá nhân:
cầu giao tiếp mang nét riêng cá nhân.
Từ ngữ là tài sản chung của mọi người,
Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu
nhưng mỗi cá nhân quen dùng những từ ngữ
lộ ở các phương diện nào ? nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc
- Theo em, lời nói có phải là sản phẩm
vào: lứa tuổi, giớ tính, cá tính, nghề nghiệp,
riêng của mỗi cá nhân không? Vì sao?vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội,
địa phương sinh sống...
3. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ
chung quen thuộc.
Mỗi cá nhân khi sử dụng từ ngữ đều có
- Gv: Yêu cầu học sinh lấy VD chứng những sáng tạo tạo nên những nét riêng độc
minh qua từng phương diện cụ thể đáo trong tù ngữ cá nhân. VD trong câu thơ
Xuân Diệu:
Tôi muốn buộc gió lại.
Buộc gió là một từ sáng tạo.
4. Việc tạo ra các từ mới.
Cá nhân có thể tạo ra các từ mới nhưng theo
các phương thức chung.
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc
chung, phương thức chung.
Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra những
sản phẩm: Ngữ, câu, đoạn, bài,…Có sự
chuyển hoá linh hoạt so với những quy tắc
chung.
VD: Tình thư một bức phong còn kín
Gío nơi đâu gượng mở xem.
→ Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện
giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, còn
lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên
cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung
và tuân thủ các quy tắc chung.
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập
H/s làm các bài tập 1,2,3 sách giáo khoa
trang 13

E. Củng cố, dặn dò:


Sau khi học bài này H/s cần nắm:
- Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội.
- Lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân.
- H/s ôn tập kĩ kiến thức văn học lớp 10 đã học, chuẩn bị làm bài viết số 1.
Tiết: 3 - 4 BÀI LÀM VĂN SỐ I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn:
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10.
- Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học
tập của Hs THPT.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài
B. Phương pháp: Ra đề phù hợp với trình độ HS
C. Chuẩn bị:
- GV: đọc tài liệu , ra đề kiểm tra.
- HS: ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra.
D.Tiến trình lên lớp
I.Ổn định, KTSS
II.Bài cũ: Không
III.Bài mới
1. Đ ề ra
Suy nghĩ về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh chúng ta
ngày nay
2. Đáp án
Y êu cầu học sinh đạt được các ý cơ b ản sau:
* Mở bài: Giới thiệu đựơc vấn đề cần bàn luận ( 2 đ)
* Th ân bài:
- Giải thích tính trung thực là gì?( 1 đ)
- Trung thực trong học tập biểu hiện như thế nào?( 1.5 đ)
- Trung thực trong thi cử biểu hiện ra sao ? (1.5 đ)
- Phân tích tác dụng của vấn đề (1.5 đ)
* K ết bài:
Suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó( 2 đ)
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp (0.5 đ)
E. Củng cố- dặn dò
-Xem lại đề bài và cách làm bài văn nghị luận xã hội
- Chuẩn bị bài: Tự tình
Tiết: 5 TỰ TÌNH ( BÀI II )
Ngày soạn: (Hồ Xuân Hương)
A.Mục tiêu bài học:
* KT:
- Hiểu được đặc trưng thơ Nôm Đường Luật và tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân
Hương:cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
-Thấy được cảm thức về thời gian, tâm trạng buồn tủi, phẩn uất của nhà thơ trước duyên
phận éo le và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong thơ Hồ Xuân Hương.
* KN: Đọc , phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
* T Đ: Trân trọng tài n ăng tác giả
B.Phương pháp:
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
- GV:giáo án, tài liệu tham khảo.
- H/s:soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định.
II. Kiểm tra bài cũ:
Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào? Hãy lý giải và
cho ví dụ minh hoạ?
III. Bài mới.

Hoạt động của thầy, trò Nội dung


* HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu I. Tìm hiểu chung:
chung 1. Tác giả:
- Nêu những nét chính về tác -Hồ Xuân Hương: (? ?)
giả và tác phẩm? - Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
- Bà là người có cuộc đời , tình duyên ngang trái , éo le.
2. Tác phẩm:
-TP của nhà thơ thể hiện lòng thương cảm đối với người
phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ.
-Tự tình II nằm trong chùm thơ tự tình của Hồ Xuân
Hương gồm 3 bài, tập trung thể hiện sự cảm thức về thời
gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận
éo le và khát vọng sống hạnh phúc của nhà thơ.
* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu II. Đọc - hiểu văn bản:
văn bản
TT1: Hướng dẫn đọc 1.Đọc:
- Gv gợi ý cách đọc
- Gọi HS đọc, Gv nhận xét và
đọc lại
TT2: Tìm hiểu bài thơ 2.Tìm hiểu văn bản:
- Hs đọc lại 2 câu đầu a. 2 câu đề :
Đêm khuya văng vẳng trốn canh dồn
- 2 câu thơ đầu cho thấy tác Trơ cái hồng nhan với nước non
giả đang ở trong hoàn cảnh - Không gian và thời gian: không gian yên tĩnh , thời gian
nào? được mở ra bằng “đêm khuya văng vẳng trống canh
dồn”.
-Thời gian được thể hiện qua âm thanh “văng vẳng”
không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận của âm thanh mà
còn là cảm nhận về sự trôi đi của thời gian.(gấp gáp, liên
hồi)
(Hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng buồn tủi).
- Từ ngữ:
+ Từ “trơ” được đặt đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ
vừa thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Đó là sự tủi hổ,
là sự bẽ bàng đ ồng th ời nói được bản lĩnh nh à th ơ
+ “Hồng nhan” cách nói về dung nhan của người phụ
GV: Qua đó em thấy được tâm nữ nhưng đi liền với từ “cái” gợi lên sự rẻ rúng, mỉa
trạng gì của nhà thơ? mai, cay đ ắng
→Tâm trạng cô đơn, bối rối và sự thách thức của cá
- Hs đ ọc c âu 3,4 nhân trước thời gian và cuộc đời.
- Gv: Theo em ở 2 c âu 3,4 có
những hình ảnh nào đáng chú
ý? Hãy phân tích ý nghĩa các b. 2 câu thực
hình ảnh đó?
+ “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” Câu thơ gợi nên
cái vòng luẩn quẩn. Càng say càng tỉnh, càng cảm nhận
nỗi đau thân phận.
+ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng
chứa 2 bi kịch: Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn.
Cảm nhận của em về 2 câu Đó là sự tương đồng với thân phận người phụ nữ.(Tuổi
thực? xuân trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn). Câu thơ
ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất
- Hs đọc câu 5,6 giữa trăng và người.
Thiên nhiên được miêu tả như → Hương rượu thành đắng chát hay hương tình thoảng
thế nào trong 2 câu luận? qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi
Nhận xét về nghệ thuật ?
-Hình tượng thiên nhiên trong c. 2 câu luận:
2 câu thơ 5&6 góp phần diễn - Xiên ngang
tả tâm trạng thái độ gì của nhà - Đâm toạc
thơ?
GV:
Thiên nhiên trong 2 câu thơ → Động từ mạnh, đảo ngữ→ bướng bỉnh, ngang ngạnh,
cũng như mang theo nỗi niềm không chịu an phận, cứ muốn vạch trời, vạch đất để oán
phẫn uất của người con gái. hờn, phản kháng→thiên nhiên sống động, tràn trề sức
“Rêu” là một sinh vật nhỏ và sống→ Phong cách nhà thơ
yếu nhưng cũng không chịu
khuất phục. Nó phải “xiên
ngang mặt đất”. “Đá” vốn
cứng, rắn chắc giờ cũng nhọn
hoắt để “đâm toạc chân mây”.
- Hai câu kết nói lên tâm trạng d. 2 câu thơ kết:
gì của tác giả? Tâm trạng của tác giả là tâm trạng chán chường, buồn
tủi, “ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm.
“Xuân” vừa là mùa xuân vừa là chỉ tuổi xuân.
“Lại” được lặp lại 2 lần giống nhau về âm nhưng khác
nhau về nghĩa, nói lên sự chán ngán của tác giả về duyên
phận hẩm hiu của mình.
“Mảnh tình -san sẻ”: xót xa tội nghiệp
-Ấn tượng chung của em sau → bi kịch duyên phận, là khát vọng sống, khát vọng
khi học bài thơ này? hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết:
1 . Nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ độc đáo, giản dị, sáng t ạo
Đảo ngữ, động từ mạnh
2. Nội dung
Tự tình II thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân
Hương: vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận,
gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ
cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài
năng độc đáo của “Bà Chúa thơ Nôm”

E. Củng cố - dặn dò:


Sau khi học bài này H/s cần nắm:
- Gía trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của bài thơ?
- Học bài cũ, soạn bài mới: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
Tiết: 6 CÂU CÁ MÙA THU
Ngày dạy: (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến và cảm
nhận được vẻ đẹp bức tranh thu qua sự miêu tả của nhà thơ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ Nôm Đường Luật.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
B. Phương pháp:
Phát vấn - đàm thoại - nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị:
- Gv: SGK, SGV, Giáo án, tài liệu tham khảo.
- H/S: Soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.
D.Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tự Tình” II-Hồ Xuân Hương và nêu giá trị
nội dung bài thơ?
III. Bài mới:
1. ĐVĐ: GV giới thiệu về đề tài mùa thu trong văn học kim cổ đông tây đến chùm thơ
thu của Nguyễn Khuyến.
2. Triển khai:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung


- Hs đọc SGK I. Tìm hiểu chung:
-Nêu những nét chính về tác giả, tác 1.Tác giả:
phẩm? - Con người:Nguyễn Khuyến (1835-1909)
Hiệu là Quế Sơn , sinh ở Ý Yên, Nam Định,
nhưng chủ yếu sống ở quê nội :Yên Đổ, Bình
Lục, Hà Nam.
- Sinh ra trong 1 gia đình nhà nho nghèo, đậu
cả ba kì thi , làm quan hơm 10 năm, còn chủ
yếu dạy học ở quê nhà.
- Ông là người có cốt cách thanh cao, có lòng
yêu nước thương dân.
-Giá trị ND-NT thơ Nguyễn Khuyến:
+ Nói lên tình yêu quê hương đát nước, tình
gia đình, tình bạn bè.
+ Phản ánh cuộc sống của những con người
nghèo khổ ,châm biếm đả kích tầng lớp
thống trị.
→ Là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt
Nam
2. Bài thơ : Nằm trong chùm 3 bài thơ thu
nổi tiếng của Nguyễn Khuyến
* HĐ 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. Đọc - Hiểu văn bản:
- Hướng dẫn HS đọc • Đọc
- Gọi 2 em đọc, Gv nhận xét và đọc lại • Tìm hiểu văn bản :

Tác giả đã đón nhận cảnh thu như thế 1. Cảnh sắc mùa thu
nào? - Điểm nhìn:
+ Từ gần đến xa , rồi từ cao xa đến gần
Từ chiếc thuyền câu nhỏ bé ->Ao thu -> Bầu
trời thu ->Rồi nhìn ra ngõ trúc , rồi trở lại ao
thu .
+ Từ điểm nhìn ấy ,nhà thơ mở ra nhiều
hướng miêu tả, và cảm nhận về mùa thu khác
nhau.
- Cảnh thu được gợi nên qua những từ - Hình ảnh:Ao thu, nước, thuyền câu, sóng
ngữ, hình ảnh nào ? Vì sao Xuân Diệu biếc, trời xanh ngắt , lá vàng .
nhận xét cảnh Thu điếu điển hình hơn cả - Màu sắc: các điệu xanh ( xanh ao, xanh bờ,
cho mùa thu làng cảnh Việt Nam? xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo)
điểm thêm màu vàng chiếc lá
- Đường nét, sự chuyển động: Sóng hơi gợn
tí ,lá vàng khẽ đưa vèo ,tầng mây lơ lững.
->Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh → Cảnh sắc
mùa thu trong bài thơ dịu nhẹ, thanh sơ, hài
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hoà, cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm
của nhà thơ? buồn.
2. Tình thu
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không
-GV: Có ý kiến cho rằng “Nguyễn chú ý vào việc câu cá mà để đón nhận trời
Khuyến viết Thu điếu nhưng không chú thu và cảnh thu vào cõi lòng.
mục vào chuyện câu cá, mong được cá - Cõi lòng yên tĩnh, vắng lặng.
mà chỉ là cái cớ để cảm nhận cảnh thu, - Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận
để đắm mình vào suy tư nghĩ ngợi với về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà
tâm trạng u uẩn thầm kín của mình”. Ý thơ.
kiến của em như thế nào? → Tâm hồn gắn bó thiết tha với thiên nhiên
đất nước, yêu nước thầm kín nhưng không
- HS thảo luận: Theo em câu cuối bài thơ kém phần sâu sắc.
được hiểu như thế nào?
Gợi : Từ “đâu” ở đây được hiểu ra sao?
III.Tổng kết:
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết 1. Nghệ thuật
- Bài thơ thể hiện tài năng bậc thầy của NK
-Nêu những thành NT của bài thơ? trong việc sử dụng ngôn ngữ .
- Đó là NT gieo vần eo (người xưa gọi là tử
vận) Kiểu gieo vần oái oăm , khó nhưng đã
được sử dụng một cách tài tình .
2. N ội dung: Bài thơ câu cá mùa thu thể
- Cảm nhận của em về giá trị nội dung bài hiện sự cảm nhận về cảnh sắc mùa thu đồng
thơ? bằng bắc bộ , đồng thời cho thấy tình yêu
thiên nhiên, đất nước , tâm trạng thời thế của
tác giả.
IV.Củng cố
Giá trị ND-NT của bài thơ?
V.Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ, đọc thêm bài Thu vịnh ở SGK
-Ôn tập những kiến thức nghị luận để học bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn mghị luận.
Tiết 7 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn:
A. Mục tiêu bài học:
-Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống.
-Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận và biết cách lập dàn ý một bài văn
nghị luận .
- Có quan điểm, ý kiến rõ ràng
B.Phương pháp :
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề - Thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV,Giáo án , Tài liệu tham khảo
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Cho biết dàn ý của bài văn nghị luận?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy ,trò Nội dung
* HĐ 1: Hướng dẫn phân tích đề I. PHÂN TÍCH ĐỀ :
-GV cho HS phân tích 3 đề ở SGK và trả - Là công việc trước tiên trong quá trình làm
lời các câu hỏi. một bài văn nghị luận.
-HS: Thảo luận nhóm: 3 nhóm làm 3 đề - Khi phân tích đề, cần đọc kĩ đề bài, chú ý
Từ đó nêu khái niệm phân tích đề là gì? những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu
về nội dung ,hình thức và phạm vi tư liệu cần
sử dụng.
* HĐ 2: Hướng dẫn lập dàn ý II.LẬP DÀN Ý
-Quá trình lập dàn ý bao gồm mấy bước? Gồm các bước sau :
1. Xác lập luận điểm -> Xác lập các ý chính
của bài làm. Cần có kí hiệu trước mỗi đề
mục , để phân biệt luận điểm, luận cứ trong
dàn ý.
2. Xác lập luận cứ ->Tìm những luận cứ làm
sáng tỏ cho từng luận điểm.
3.Sắp xếp luận cứ, luận điểm theo một trình
tự logíc chặt chẽ.
-Mở bài
-Thân bài
-Kết bài
III.LUYỆN TẬP : GV cho HS làm các bài
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập tập SGK 1,2
E. Củng cố ,dặn dò :
-Sau khi học bài này HS cần nắm :K/n phân tích đề là gì ?Trình bày các bước lập dàn ý ?-
HS học bài cũ, soạn bài mới : Thao tác lập luận phân tích.
Tiết 8 : THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Ngày dạy :
A. Mục tiêu bài học :
-Nắm được yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
-Vận dụng những thao tác lập luận phân tích để phân tích 1 vấn đề xã hội hoặc văn học
- Nghiêm túc trong giờ học
B.Phương pháp :
Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị :
- GV : SGK, SGV, Giáo án ,Tài liệu tham khảo .
- HS :Học bài cũ, soạn bài mới .
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II.Kiểm tra bài cũ : Nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận ?
III Bài mới :

Hoạt động của thầy, trò Nội dung


I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận
* HĐ1 :Tìm hiểu mục đích, yêu cầu cảu phân tích :
thao tác lập luận phân tích 1. Mục đích : Phân tích là làm rõ đặc điểm
GV cho HS đọc đoạn trích SGK và thực về nội dung, hình thức cấu trúc và các mối
hiện các yêu cầu của SGK quan hệ bên trong , bên ngoài của đối tượng
Từ đó nêu mục đích và yêu cầu của thao (sự vật, hiện tượng)
tác lập luận phân tích ? 2.Yêu cầu :Khi phân tích cần chia tách các
đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu
chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu
tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan
hệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan,
quan hệ giữa người phân tích và đối tượng
phân tích.)
II.Cách phân tích :
* HĐ 2 : Tìm hiểu cách phân tích Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng
khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan
GV cho Hs đọc lại đoạn trích ,và trình hệ giữa chúng với nhau trong 1 chỉnh thể
bày cách phân tích ? toàn vẹn, thống nhất .
III. Luyện tập :
* HĐ 3 : Hướng dẫn luyện tập GV cho HS làm những bài luyện tập SGK.
E. Củng cố , dặn dò :
-Sau khi học bài này HS cần nắm :Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích và
biết cách phân tích.
-HS học bài cũ, soạn bài mới : Thưong Vợ -Trần Tế Xương .
Tiết thứ : 9 THƯƠNG VỢ
Ngày dạy : ( Trần Tế Xương )
A. Mục tiêu :Giúp HS hiểu thêm :
* KT :
- Về thể thơ thất ngôn bát cú và cách tiếp cận thể thơ này .Thấy được thành công nghệ
thuật của bài thơ .
- Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ
của mình .
* KN :
Rèn kỹ năng đọc và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
* TĐ :
Giáo dục tình yêu gia đình
B. Phương pháp :
Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề gọi mở
C. Chuẩn bị :
- GV : SGK, SGV,Giáo án - Tài liệu tham khảo .
- HS : Học bài cũ , soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ : Qua Câu cá mùa thu em có cảm nhận gì về tấm lòng của nhà thơ
Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên , đất nước ?
III. Bài mới :
1. ĐVĐ : GV giới thiệu qua về đề tài sáng tác của nhà thơ Trần Tế Xương
2. Triển khai
Hoạt động của thầy , trò Nội dung
* HĐ1 : Hướng dẫn đọc hiểu chung I. Đọc - Hiểu chung :
-GV : Nêu những nét chính về tác giả tác 1. Tác giả :
phẩm ? - Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là
- HS trả lời Tú Xương ,quê ở phường Vị Hoàng , thành
- GV cho HS xem chân dung nhà thơ sau phố Nam Định
đó chốt lại những vấn đề cơ bản. - Sáng tác của ông bao gồm 2 mảng :Trào
- GV giới thiệu thêm cho HS hiểu mảng phúng và trữ tình .
thơ trào phúng và trữ tình. 2. Tác phẩm : Tú Xương có nhiều bài thơ
viết về bà Tú , nhưng Thương vợ là một
trong những bài thơ hay và cảm động nhất
của ông .
* HĐ2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II . Đọc - Hiểu văn bản :
TT1 : GV gợi ý cách đọc : 1.Đọc
Giọng điệu vừa hóm hỉnh, vừa thương
xót, trân trọng và ngợi ca, vừa tự trào
bực bội, cay đắng.
- GV cho HS đọc bài thơ, nhận xét
- GV đọc lại
TT2 : Tìm hiểu văn bản
- GV định hướng cho hs phân tích 2.Tìm hiểu văn bản
Theo em có thể phân tích bài này theo a. Hình ảnh bà Tú :
hướng nào ? Có nên phân tích theo kết * Nỗi vất vả, gian truân
cấu không ? - 2câu đầu giới thiệu hình ảnh bà Tú gắn với
- HS trả lời, GV gợi ý phân tích theo nhân công việc mưu sinh .
vật +Quanh năm → là thời gian suốt cả năm
-GV : + Hình ảnh bà Tú được giới thiệu ,có tính lặp lại khép kín .
như thế nào qua cau thơ đầu?( không +Mom sông → doi đất nhô ra ngoài sông,
gian, thời gian, công việc..) nơi đầu sóng , ngọn gió .→ cheo leo, nguy
( Gv giới thiệu thêm vài nét về nguyên hiểm
mẫu bà Tú) + Thân cò : hình ảnh nguời phụ nữ
+ Nỗi vất vả của bà Tú còn được + Lặn lội - khi quãng vắng : vất vả, gian
thể hiện qua hình ảnh và từ ngữ nào ? nan
- Hs trả lời, GV yêu cầu học sinh đọc một + Eo sèo - buổi đò đông : sự tranh giành,
vài câu ca dao có sử dụng hình ảnh con đua chen
cò. → phép đối, lừ láy, hình ảnh ẩn dụ , gợi lên
cả 1 số kiếp , nỗi đau thân phận .
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử
dụng ở câu 3,4. Qua đó nhà thỏ muốn nói * Những đức tính cao đẹp của bà Tú :
lên điều gì ? Đức tính chịu thương chịu khó :
- GV : Qua nỗi vất vả, gian truân đó em - Nuôi đủ 5 con với 1chồng ->Như vậy bà Tú
cảm nhận đựoc những phẩm chất gì của đã nuôi đủ 6 người , chồng được đặt ngang
bà Tú ? hàng với con → Đảm đang, tháo vát, chu đáo
- Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
→ chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh.
Bà là người hết lòng vì chồng con.

b. Hình ảnh ông Tú


Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh - Yêu thương, trân trọng vợ
ông Tú ? - Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ
trách nhiệm, ông tự coi mình là cái nợ đời
Theo em 2 câu cuối cùng là lời chửi của - Nhà thơ chửi: Thói đời……cũng như
ai ? Chửi ai ? Vì sao lại chửi ? không : Chửi đời và tự chửi mình → Là con
Hs lần luợt trả lòi các câu hỏi, GV chốt người có nhân cách cao đẹp
lại III. Tổng kết :
1 Nghệ thuật.
* HĐ3 : Hướng dẫn tổng kết Thương vợ là bài thơ trữ tình tiêu biểu của
Yêu cầu học sinh nhận xét về nghệ thuật thơ TX :Cảm xúc chân thành lời thơ giản dị
và nội dung mà sâu sắc .
2. Nội dung :
Với tình cảm, thương yêu quí trọng , tác giả
đã ghi lại 1 cách xúc động , chân thực hình
ảnh người vợ tần tảo ,giàu đức hi sinh
IV. Củng cố : Sau khi học bài này HS cần nắm : Giá trị nội dung - nghệ thuật bài thơ .
V. Dặn dò : Học bài cũ , soạn bài mới : Đọc thêm Khóc Dương Khuê, và Vịnh khoa thi
Hương

Tiết 10 Đọc thêm : KHÓC DƯƠNG KHUÊ


Ngày dạy : (Nguyễn Khuyến )
A. Mục tiêu
Giúp HS nắm được :
- Những giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Giáo dục tình bạn chân thành thắm thiết
B. Phương pháp
Phát vấn - đàm thoại -nêu vấn đề
C. Chuẩn bị
GV : SGK, SGV, Giáo án , tài liệu tham khảo
HS : Học bài cũ, vở soạn.
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ : Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương và
cho biết giá trị nội dung bài thơ ?
III. Bài mới
1 ĐVĐ : Hãy đọc một bài thơ viết về tình bạn ?
2.Triên khai

Hoạt động của thầy , trò Nội dung


*HĐ1 : Hướng dẫn đọc hiểu chung I. Đọc hiểu chung
- GV yêu cầu HS trình bày nhũng nét - Dương Khuê (1839- 1902)
cơ bản ở phần tiểu dẫn + Quê : Hà Tây
+ Đỗ tiến sĩ năm 1868
+ Bạn thân của Nguyễn Khuyến(nhỏ hơn
Nguyễn Khuyến 5 tuổi)
- Khóc Dương Khuê viết bằng chữ Hán, sau
dịch ra chữ Nôm
* HĐ 2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn II. Đọc hiểu văn bản :
bản 1. Đọc
- TT1 :GV hướng dẫn đọc : Thể hiện
sự xót xa, tiếc nuối, đau đớn cố kìm
nén mà vẫn lộ ra, có gì như oán trách,
có gì như cam chịu.
+ Gọi 2 HS đọc
+ GV nhận xét và đọc lại
- TT2 : Tìm hiểu bố cục 2. Bố cục bài thơ : Chia làm 3 đoạn .
GV : Theo em bố cục của bài thơ có - 2 câu đầu :Tin bạn qua đời đột ngột
mấy phần ? nội dung mỗi phần là gì ? - 20 câu tiếp :Sự hồi tưởng về những kỉ niệm .
- 16 câu còn lại : nỗi đau khôn tả khi bạn qua
đời .

- TT3 : Tìm hiểu bài thơ 3. Phân tích :


+GV : Tin bạn đột ngột qua đời được a. Thái độ nhà thơ khi nghe tin bạn đột ngột
nhà thơ diễn tả qua từ ngữ nào ? qua đời
+ HS trả lời -Thôi đã thôi rồi : Nói gảm nói tránh
- Nước mây : Không gian cách trỏ bao la khó
lòng gặp bạn
→ Đau đớn, xót xa
+GV: Hãy cho biết tác giả đã hồi b. Sự hồi tưởng về những kỉ niệm
tưởng như thế nào về nhũng kỷ niệm - Thuở đèn sách
giữa hai người? - Vui chơi, du ngoan.
- Đàn hát, uống rượu, làm thơ
- Cùng nhau vượt qua hoạn nạn..
+ HS đọc đoạn cuối → Kỷ niệm đẹp đẽ , tình bạn thắm thiết.
+ GV: Sau khi nghe tin bạn mất, tâm c. Tầm lòng của nhà thơ đối với bạn
trạng nhà thơ đựơc diễn tả như thế nào - Kể tuổi tôi.....
ở đoạn cuối bài thơ? ....rụng rời
+ Theo em ở đoạn thơ này có những từ → Tự trách bạn mất sớm để mình lẻ loi
ngữ nào đáng chú ý? Vì sao nhà thơ - Không : lặp lại nhiều lần→ Sự trống vắng
dùng nhũng từ ngữ đó? trong lòngvì mất đi người bạn tri âm, tri kỷ

+ GV nói thêm về điển tích: Bá Nha và


Tử Kỳ
- Bác chẳng ở.............
.........................chứa chan
→ Dứt tình để bạn được ra đi thanh thản→ Từ
thương bạn chuyển sang tự an ủi và tự thương
mình.

* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết


Hướng dẫn HS rút ra kết luận về nghệ 1.Nghệ thuật
thuật và nội dung -Cách nói giảm : thôi đã thôi rồi
-Nhân hoá :Nước mây man mác ...
-so sánh :Tuổi già giọt lệ như sương
-Liệt kê: Có lúc ,có khi , cũng có khi
2.Nội dung
Baì thơ thể hiện tình bạn chân thành, thắm
thiết sâu sắc.

IV. Củng cố
Nắm giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung bài thơ
V.dặn dò:
Học bài cũ, soạn bài mới “Vịnh khoa thi Hương” Trần Tế Xương

Tiết 11 Đọc thêm : VỊNH KHOA THI HƯƠNG


Ngày dạy ( Trần Tế Xương )
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được :
-Đôi nét về TG Trần Tế Xương
-Những giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ .
B. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị :
- GV :SGK, SGV,Giáo án ,tài liệu tham khảo .
- HS: Học bài cũ , soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Nỗi trống vắng của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi bạn qua đời được thể
hiện như thế nào trong bài thơ Khóc Dương Khuê ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy,trò Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn HS đọc hiểu chung I. Đọc hiểu chung
- GV hướng dẫn cách đọc 1. Đọc
- Gọi HS đọc, GV nhận xét. 2. Tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu vài nét - Đề tài thi cử
về đề tài thi cử và thể loại. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
* HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm II.Hướng dẫn đọc thêm :
- GV: Theo em ở 2 câu đề nhà thơ muốn 1. Hai câu đề
nói lên điều gì? - Kể lại cuộc thi , thông thường (3 năm 1 lần
- HS trả lời )
- GV lí giải thêm nguyên nhân của sự lộn - Lẫn: sự lộn xộn, nhốn nháo, thiếu nghiêm
xộn trong thi cử. túc trong thi cử
2. Hai câu thực
- GV: Ở 2 câu thực tác gỉa nhắc những - Sĩ tử : lôi thôi :cẩu thả
hình ảnh nào? Hình ảnh đó được miêu tả - Quan trường: Ậm oẹ :Gợi lên cái oai giả tạo
ra sao? →Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy→ đã kích,
(Gợi: chú ý nghệ thuật miêu tả) châm biếm tính chất lộ xộn của kỳ thi
3. Hai câu luận
GV: Đối lập với quan sứ là hình ảnh bà Bà đầm: váy lê quét đất: Điệu đàng, diêm
đầm. Vậy hình ảnh bà đầm được miêu tả dúa
ra sao?
Nghệ thuật đảo ngữ, kết hợp nghệ thuật đối
→Tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay .
4. Hai câu kết
Chuyển đổi giọng điệu từ mỉa mai châm
GV: gọi HS đọc 2 câu kết biếm sang trữ tình
- Theo em hai câu kết có ý nghĩa gì? → Lời kêu gọi đánh thức lương tri(Nỗi nhục
- HS trả lòi, GV chốt. mất nước).
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
* HĐ3:Hướng dẫn tổng kết 2. Nội dung
GV hướng dẫn HS rút ra nhũng nhận xét
cơ bản về giá trị nghệ thuật và giá trị nội
dung của bài thơ.
IV. Củng cố
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
V. Dặn dò
HS học bài cũ , soạn bài mới : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)

♣♣♣
Tiết 12 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Ngày dạy: (Tiếp theo)
A. Mục tiêu : Giúp HS nắm được:
- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Rèn kỹ năng giải bài tập tổng hợp
- Có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
B. Phương pháp
Phát vấn -Đàm hoại - Nêu vấn đề.
C.Chuẩn bị
- GV:SGK, SGV,Giáo án , tài liệu tham khảo, bảng phụ
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ Em hãy lấy ví dụ chứng minh ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã
hội?
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy ,trò Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mối III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời
quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói nói cá nhân :
cá nhân Có mối quan hệ 2 chiều :
- HS đọc SGK - Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá
- GV: Theo em giữa ngôn ngữ chung và nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể . Đồng
lời nói cá nhân có mối quan hệ ra sao? thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động
- HS trả lời, GV chốt lại hiện thực hoá những yếu tố chung ,những qui
tắc và phương thức chung của ngôn ngữ .
IV. Luyện tập :
Gợi ý:
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập *BT 1: Từ “nách”: chỉ góc tường: Chuyể
Chia - HS thành 3 nhóm nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Nhóm 1: Làm BT 1(bảng phụ) *BT2: Từ xuân được các tác giả dung với
Nhóm 2: Làm BT 2(bảng phụ) nghĩa riêng:
Nhóm 3: Làm BT 3(bảng phụ) - Hồ Xuân Hương:Xuân→ mùa xuân, sức
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày sống, nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- HS làm xong GV nhận xét và có thể - Nguyễn Du: Xuân (cành xuân) → vẻ đẹp
cho điểm khuyến khích. người con gái trẻ tuổi
- Nguyễn Khuyến: xuân (bầu xuân)
*BT 3: Từ Mặ trời (Huy Cận) → nghĩa gốc
nhưng dùng theo phép nhân hoá nên có thể
xuống biển
Từ Mặt trời (Tố Hữu): Lí tưởng cách mạng.
Từ Mặt trời (Nguyễn Khoa Điềm): Ẩn dụ
chỉ người con - niềm vui, niềm hạnh phúc
của mẹ.
.
IV. Củng cố
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?
V. Dặn dò
- HS học bài cũ
- Soạn bài mới :BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - Nguyễn Công Trứ .
۩
Tiết 13 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Ngày dạy: (Nguyễn Công Trứ)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được :
- Vài nét về nhà thơ Nguyễn Công Trứ, đặc điểm của thể hát nói, hiểu được khái niệm
“ngất ngưởng” đồng thời thấy được ý nghĩa phong cách sống, thể hiện bản lĩnh cá nhân
mang ý nghĩa tích cực của nhà thơ .
- Rèn kỹ năng đọc sang tạo, phân tích thơ
- Giáo dục thái độ sống đúng đắn
B. Phương pháp
Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV,Giáo án , tài liệu tham khảo .
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết tính chất lộn xộn, thiếu nghiêm túc trong thi cử được
nhà thơ Tú Xương thể hiện như thế nào qua bài thơ Vịnh khoa thi Hương?
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy , trò Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung I.Tìm hiểu chung:
- HS: Đọc SGK 1.Tác giả
-GV: Nêu những nét chính về tác -Nguyễn Công Trứ (1778-1858)
giả, tác phẩm? - Quê: Hà Tĩnh
- Tự:Tồn Chất, biệt hiệu là Hi Văn
- HS trả lời - Xuất thân trong một gia đình Nho học.
- GV giới thiệu chân dung nhà thơ - Ông là người thi đỗ làm quan lập nhiều công lao
và khái quát lại những nét cơ bản. cho nhà Nguyễn, ông lập những huyện mới như:
Kim Sơn, Tiền Hải, nhưng con đường làm quan
của ông không bằng phẳng thăng chức và giáng
GV: Thế kỷ XVIII-XIX thú nghe chức thất thường.
hát ca trù, ả đào, hát nói phổ biến -Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, ông vẫn có thái độ
trong giới quý tộc thượng lưu. ngông nghênh, coi thường.
Không ít nhà nho tham gia sinh hoạt 2. Tác phẩm
: Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tú - ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm.
Xương. Tuy nhiên chư thấy ai dám - Thể loại ưa thích là hát nói.
công khai như NCT. Ông dám đề - Đặc điêm của thể hát nói: Hình thức tự do, phù
cao thú hát nói, phô ra sự gần gũi hợp với quan niệm mới mẻ về phong cách sống
với ca nhi, ả đào
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
+ TT1: Đọc
- GV gợi ý giọng đọc: Tự hào, sảng - Hoàn cảng sáng tác: Trước khi về hưu (1848)
khoái, tự tin
- Gọi 2 HS đọc II. Đọc hiểu văn bản:
- GV nhận xét và đọc lại 1. Đọc
+ TT2: GV gợi ý HS xác định bố
cục

2. Bố cục: 2 phần
- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi đương chức
đương quyền
- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi về hưu

+TT3: Tìm hiểu văn bản 3.Tìm hiểu văn bản:


- GV gợi ý Hs giải thích khái niệm a. Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng
ngất ngưởng: là sự ngang tang, dám khi đương chức đương quyền.
phá vỡ khuôn phép để khẳng định - Quan niệm của nhà nho: Mọi việc trong vư trụ đề
bản lĩnh cá nhân. là trách nhiệm, là phận sự
- HS đọc lại 2 câu đầu
- GV: Em có nhận xét gì về nội
dung và hình thức ở 2 câu đầu?
Gợi: Dùng chữ Hán hay chữ Nôm?
Giữa 2 câu có mâu thuẫn gì không?
Nếu có thì vì sao lại như vậy?
- GV: Trải qua 28 năm nhìn lại cuộc
đời quan tướng, ông mới nhận ra
điều đó..Vỡi những nhà nho như
ông, trong hoàn cảnh bấy giờ quả - Tác giả cho rằng con đường làm quan như cái
thật không có con đường nào khác. lồng mà ông tự nguyện và bắt buộc phải chui vào
Những mẫu người tài trí thì con gần hết cả cuộc đời.
đường làm quan thật thăng trầm gập
ghềnh.
- GV:Tác giả đã ôn lại những kỳ
tích gì trong cuộc đời làm quan cho
nhà Nguyễn? Nhận xét thái độ của
nhà thơ?
- GV giảng thêm về tài trí và bản -Khi: Không muốn kể kỹ,chỉ nhắc qua những
lĩnh Nguyễn Công Trứ. chiến công hiển hách. Với người khác chỉ cần có
một cái khi của ông cũng đủ vênh vấ cả đời.
- Chiến công, thành tích lừng lẫy cũng thế thôi,
không có gì ghê gớm→ tự tin vào tài trí, rất bản
lĩnh.

IV. Củng cố : Lối sống ngất ngưởng của nhà thơ được thể hiện như thế nào khi đương chức
đương quyền?
V. Dặn dò: HS học bài cũ, chuẩn bị phần 2 của bài.

Tiết 14 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG


Ngày dạy: (Nguyễn Công Trứ)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được :
- Vài nét về nhà thơ Nguyễn Công Trứ, đặc điểm của thể hát nói, hiểu được khái niệm
“ngất ngưởng” qua đó thấy được ý nghĩa phong cách sống, thể hiện bản lĩnh cá nhân
mang ý nghĩa tích cực của nhà thơ .
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục thái độ sống đúng đắn và biết tự khẳng định mình.
B. Phương pháp
Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV,Giáo án , tài liệu tham khảo .
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới .
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ đựơc thể
hiện như thế nào trong thời gian làm quan?
III. Bài mới:
1. ĐVĐ
2. Triển khai:
Hoạt động của thầy , trò Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu lối b.Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng
sống ngất ngưởng khi về hưu. khi về hưu
- HS đọc toàn bộ bài thơ
- GV : Sự ngất ngư ngửơng của - Cưỡi bò vàng, đeo nhạc ngựa, treo mo cau vào
Nguyễn Công Trứ khi về hưu được đuôi bò→ để bò thêm sang trọng, để bò cũng được
thể hiện ra sao? ngất ngưởng cùng ông.
- HS trả lời, GV gợi ý: Em có nhận
xét gì về hành động cuỡi bò vàng
của tác giả?
- GV: Thật ngạc nhiên, thật kỳ lạ và
bản lĩnh. Nếu không phải Nguyễn
Công trứ thì đã ai dám làm việc trái
khoáy như thế?

-GV:Cái ngất ngưởng đó còn được


thể hiện như thế nào? -Dẫn các cô gái trẻ lên chùa chơi, đi hát ả đào và
tự đánh giá cao những việc mình làm→ cá tính,
bản lĩnh của một tài tử say mê nghệ thuật ca trù,
muốn sống trẻ trung, vui tươi hành lạc.
- Bỏ ngoài tai mọi dư luận xã hội, mọi lời khen
chê→ tuổi già cần đựơc tận hưởng thú vui thiên
- HS đọc 4 câu tiếp nhiên, làn gió mát mùa xuân, đắm mình trong
- GV: Đoạn thơ này còn khắc hoạ tiếng đàn câu hát.
thêm nét ngất ngưởng nào khác của - Không Phật, không Tiên…rất người, rất trần thế
Nguyễn Công Trứ? nhưng lại thanh cao, không thô tục truỵ lạc

-HS đọc 3 câu cuối


Em có nhận xét gì về quan niệm lối
sống ngất ngưởng đựơc ác giả tổng
kết ở cuối bài? - Dù ngất ngưởng nhung ông vẫn tự hào vì trước
*HĐ2: Hướng dẫn tổng kết sau vẫn tấm lòng trung với vua, với đất nước.
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét → Bản lĩnh, phẩm chất và cá tính độc đáo.
về nghệ thuật và nội dung
- HS đọc phần ghi nhớ(SGK)
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật(SGK)
2. Nội dung(SGK)
IV. Củng cố:
- Lối sống ngất ngưỡng cua Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào trong thời gian
về hưu?
- Vì sao ông lại có thể ngất ngưởng như vậy?
V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập ở SGK
- Chuẩn bị bài mới : Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản hành ca) Cao Bá Quát

‫٭٭٭٭٭‬

Tiết 15 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT


Ngày dạy: (Sa hành đoản ca )
Cao Bá Quát
A. Mục tiêu bài học : - Giúp HS hiểu:
- Quan niệm sống của nhà thơ.Nắm được giá trị nọi dung và nghệ thuậ
- Rèn kỹ năng đọc sang tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục thái độ sống có mục đích, có lý tưởng đúng đắn.
B. Phương pháp :
Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề , thyết giảng kết hợp một số phương pháp khác.
C. Chuẩn bị :
- GV: Đọc tài liệu, SGK, SGV, giáo án.
- HS: vở soạn
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định
II..Kiểm tra bài cũ : Đọc diễn cảm 1 đoạn thơ trong bài : Bài ca ngất ngưởng và lí giải tại
sao em thích đoạn thơ đó ?
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy, trò Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu I. Đọc- Hiểu chung :
chung 1. Tác giả Cao Bá Quát (1809?-1855)
- HS đọc SGK - Người làng phú Thị , huyện Gia Lâm ,tỉnh Bắc
- GV: Nêu những nét chính về Ninh - Nay thuộc Hà nội .
tác giả? - Ông là 1 nhà thơ có tài năng và bản lĩnh .
- Thơ ông bộc lộ sự phê phán của nhà Nguyễn, chứa
đựng nộ dung khai sáng, có tính chất tự phát, phản
ánh nhu cầu đổi mới XH Việt Nam lúc bấy giờ .
- Em biết gì về bài thơ? 2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: trong những chuyến ông đi thi
hội , qua các tỉnh miền trung đầy cát, nhà thơ mượn
hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên cát để hình
dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét
làm ông phải đeo đuổi cũng như sự bế tắc của triều
đình nhà Nguyễn .
- Thể loại: Thể hành (thơ cổ, có tính chất tự do, phóng
khoáng)
* HĐ2: Hướng dẫn đọc -Hiểu II. Đọc -Hiểu văn bản :
văn bản 1. Đọc
- GV hướng dẫn đọc: Chậm
rãi, suy tư, day dứt
- GV cho HS đọc văn bản ,
- Gv nhận xét và đọc lại 2. Tìm hiểu văn bản
a. Hình ảnh bãi cát
GV: Cảnh bãi cát được nhà thơ - Hình ảnh bãi cát là thực,
miêu tả như thế nào? Nó là cảnh - Bãi cát mênh mông, bất tận, nóng bỏng, trắng xoá,
thực hay tưởng tượng? Vì sao nhức mắt dưới ánh mặt trời
tác giả miêu tả được như vậy?
- GV yêu cầu HS đọc vài câu thơ -Thiên nhiên đẹp, dữ dội, khắc nghiệt.
có hình ảnh bãi cát. - Trên bãi cát ấy là 1con đường rông lớn , mờ mịt rất
khó xác định
-Phân tích ý nghĩa tượng trưng
của các hình ảnh tả thực trong →Ý nghĩa tượng trưng: Môi trường, xã hội, con
bài thơ? đường đầy chông gai mà con người phải vượt qua
- HS trả lời, GV chốt lại
b. Hình ảnh của người đi trên bãi cát
- HS đọc diễn cảm đoạn thơ còn - Người đi trên cát khó nhọc, bước chân như bị kéo
lại. lùi→ Nước mắt rơi
- GV: Hình ảnh con người đựơc
miêu tả ra sao trong đoạn thơ? -Giận mình vì không có khả năng như người xưa, tự
- HS trả lời mình hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì danh lợi.
-GV: Đang từ đau khổ tâm trạng - Chán ghét, khinh bỉ đối với phường danh lợi. ông
nhà thơ chuyển biến như thế muốn đứng cao hơn họ, không theo con đường của
nào? họ nhưng chưa biết đi về đâu
- Danh lợi cũng như thứ rượu ngon dễ cám dỗ, làm
say người→ trách móc, giận dữ lay tỉnh người khác
nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân.
- HS đọc đoạn cuối: Bãi cát - Nhận ra tính chất vô nghĩ của lối học khoa cử, công
dài,bãi cát đai ơi… danh là tầm thường.
- GV: Người đang đi bỗng dừng
lại gọi bãi cát. Như vậy thể hiện
tâm trạng gì? - Băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc.
- GV: Nỗi tuyệt vọng bao trùm
lên bãi cát, cả người đi. Bất lực → Đó là hình ảnh người đi tìm chân lí giữa cuộc đời.
vì không thể đi tiếp mà cũng
chưa biết phải làm gì

* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết


- GV:Sau khi học xong bài thơ, 1. Nghệ thuật:
em cảm nhận được gì? - Phép đối lập
- HS đọc phần ghi nhớ(SGK) - Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm….
2. Nội dung:
Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của người trí thức đối
với con đường danh lợi tầm thường đương thời và
niềm khao khát thay đổi cuộc sống .
IV.Củng cố: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?
V. Dặn dò: HS học bài cũ soạn bài mới : Luyện tập thao tác lập luận phân tích .

‫٭٭٭٭٭‬

Tiết 16 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH


Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS :
- Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích
- Vận dụng thao tác lập luận phân tích vào trong bài văn nghị luận .
- Lập luận vững chắc
B.Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị :
- GV:SGK,SGV, giáo án, đọc tài liệu, bảng phụ
- HS: Học bài cũ ,soạn bài mới
D. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định
II.kiểm tra bài cũ :
III.Bài mới : Kiểm tra vở bài tập của HS
Hoạt động của thầy ,trò Nội dung
*HĐ1: Củng cố lý thyết I. Củng cố lý thyết
- GV yêu cầu Hs nhắc lại lý
thuyết về thao tác lập luận phân
tích.
- HS trả lời, GV nhận xét đánh
giá
*HĐ2: Hướng dẫn HS luyện II. Luyện tập :
tập : Bài 1 :
Gợi ý :
a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti
- HS đọc SGK + Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với
- GV gợi ý cho HS làm BT1 khiêm tốn.
+ Những biểu hiện của tự ti,
- Bảng phụ + Tác hại của tự ti,
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ
+ Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với
tự hào.
+ Những biểu hiện tự phụ
+ Tác hại của tự phụ
c.Thái độ sống hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để
phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu.

 Từ đó GV yêu cầu hs viết thành từng đoạn


-HS đọc và làm BT 2 ,hoặc một bài văn hoàn chỉnh .
→ GV cho hs luyện nói theo Bài 2:
từng ý, sau đó viết thành đoạn Gợi ý :
văn. - Phân tích nghệ thuật đảo trật tự từ .
- Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử , hình ảnh
miệng thét loa của quan trường .
- Cảm nhận về cảnh thi cử và tài năng của TX
trong việc tái hiện hiện thực .
* HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập III. Hướng dẫn luyện tập ở nhà :
ở nhà GV cho hs về nhà luyện tạp theo đề bài sau:
Phân tích 2câu thơ trong bài Tự Tình II :
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Tơ cái hồng nhan với nước non .

IV. Củng cố: Chú ý thao tác lập luận phân tích
V. Dặn dò: HS học bài cũ, soạn bài mới : Lẽ Ghét Thương - Nguyễn Đình Chiểu

‫٭٭٭٭‬
Tiết 17 LẼ GHÉT THƯƠNG
(Nguyễn Đình Chiểu)
Ngày dạy :
A. Mục tiêu bài học : Gíup HS nắm được :
-Những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, nhận thức được tình cảm yêu ghét
của tác giả.Hiểu được đặc trưng bút pháp trữ tình của tác giả .
- Rèn kỹ năng đọc sang tạo, phân tích nhân vật thơ trữ tình.
- Giáo dục tình yêu thương cho HS
B. Chuẩn bị :
- GV: SGK,SGV,Đọc tài liệu, soạn giáo án .
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới .
C.Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề
D.Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ: Bài ca ngắn đi trên bãi
cát –Cao Bá Quát ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy ,trò Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu I. Đọc hiểu chung
chung. 1. Đọc
- TT1: Đọc
+ GV gợi ý cách đọc: giọng hăm
hở, nồng nhiệt, phân biệt giọng
ghét và giọng thương,nhấn mạnh
các điệp từ thương, ghét.
+ Gọi HS đọc, GV nhận xét và
đọc lại.
- TT2: Tìm hiểu chung 2. Tìm hiểu chung
+Trên cơ sở SGK GV giúp HS a. Tác giả (1822-1888)
khái quát nhũng nét chính về tác -Nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã vượt qua những bất
giả. hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ
kính yêu trong lòng nhân dân miền Nam.
- Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước Việt Nam
cuối thế kỷ XIX. Ông như vì sao khác thường càng
nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng)
b.Tác phẩm
+ Dựa vào phần kiến thức đã - Ý nghĩa của truyện :
học ở lớp 9 em hãy nêu những Câu chuyện xoay quanh cộc xung đột giữa cái thiện
nét chính về ý nghĩa của truyện? và cái ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa ,thể hiện
khát vọng lý tưởng của tác giả và của nhân dân về
một xã hội tốt đẹp .
+ Hãy cho biết vị trí đoạn trích? - Đoạn trích:
+ GV cùng HS tóm tắt đoạn +Vị trí: Từ câu 473-504 trong tổng số 2082 câu thơ.
trích. + Tóm tắt:
+ Nhân vật: Ông Quán là nhân vật chính của đoạn
trích biểu tượng cho tình yêu ghét phân minh của tác
giả và nhân dân.

*HĐ2: Hướng dẫn Đọc -Hiểu II. Đọc -Hiểu văn bản :
văn bản 1. Lẽ ghét thương của ông Quán
-TT1: Tìm hiểu lẽ ghét thương a. Ông Quán bàn về lẽ ghét
của ông Quán - Ghét chuyện tầm phào
+ HS đọc lại câu 1-16 - Kiệt ,Trụ→2 ông vua tàn bạo vô đạo trong lịch sử
+ GV: Em có nhận xét gì về Trung Quốc
quan niệm ghét của ông quán? - U Vương, Lệ Vương →2 ông vua tàn bạo hoang
Gợi: Ông Quán ghét những ai? dâm đời nhà Chu .
Ghét cái gì? Vì sao ghét? - Ngũ bá phân vân → Đời nhà Chu thời Xuân Thu 5
vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên, gây bè kết cánh
,chiến tranh loạn lạc làm cho nhân điêu đứng .
- Điệp từ: ghét đời, dân
→ Những đời vua hại nước hại dân là đều đáng ghét .
+ HS đọc câu 17-30 b. Ông Quán bàn về lẽ thương
+ GV: Em hãy cho biết có gì - Khổng Tử → Buôn ba khắp nơi hi vọng thực hiện
tương đồng, đối lập giữa lẽ ghét hoài bão cứu đời .
và lẽ thương? (Câu hỏi dành - Nhan Tử → Người có đức có tài nhưng công danh
cho HS khá giỏi) dỡ dang
+ HS: có sự đối lập tương phản - Đổng Tử→ Đổng Trọng Thư thời Hán học rộng tài
vể nội dung tình cảm nhưng lại cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng ,
tương đồng về cấu trúc hình thức không có điều kiện để thể hiện tài năng .
thể hịên. - Nguyên Lượng (Đào Tiềm) → Người thời Tấn
+ GV: Ông Quán thương những không cầu danh lợi “phải lui về cày”
ai? Họ là ai? Giữa họ có gì -Ông Hàn Dũ bị đày đi xa, Chu Đôn Di,Trình Di,
chung? Trình Hạo bị xua đuổi → Những người tài giỏi giúp
+ HS trả lời, Gv chuẩn xác đời .
→ Những con người vì dân vì nước thì đều đáng
thương.
 Ông Quán là người bộc trực, thẳng thắn, phân minh,
+GV: Em có nhận xét gì về nhân rạch ròi, giàu tình yêu thương nên cũng nặng nỗi ghét
vật ông Quán? “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”
2. Lẽ ghét thương theo quan niệm đạo đức của
- TT2: Tìm hiểu quan niệm đạo Nguyễn Đình Chiểu.
đức của tác giả - Ghét: Những bậc vua chúa tàn bạo, hoang dâm vô
+ GV: Ông Quán là người phát độ hại dân.
ngôn cho tư tưởng tình cảm của -Thương: Những bậc hiền tài hết lòng cứu đời giúp
tác giả. Vậy thì em hãy cho biết nước .
quan niệm đạo đức của Nguyễn - Lẽ ghét thương của NĐC còn tập trung ở câu thơ
Đình Chiểu thể hiện như thế nào đầu :Vì chưng hay ghét cũng là hay thương →Biết
trong bài thơ? ghét là tại biết thương. Căn nguyên của sự ghét là
+ GV: Bấy nhiêu con người đều lòng thương.
có những nét đồng cảnh với tác
giả. Ông cũng từng nuôi chí
hành đạo giúp đời, lập công danh
sự nghiệp nhưng cuộc đời dồn
cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, - Lẽ ghét thương chính là niềm cảm thông sâu sắc tận
lại sống trong thời buổi nhiễu đáy lòng nhà thơ.
nhương mà ông phải “lánh nơi
danh lợi chông gai cực lòng”
+ GV: Vì sao nhà thơ kết luận:
“nửa phần lại ghét, nửa phần lại
thương”

+ Trước khi kết thúc GV cho HS → Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát
phát biểu đôi điều về ông Quán: từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân
Là biểu tượng cho thái độ sống, dân được sống bình yên, hạnh phúc, những người tài
một cách ứng xử của các nhà đức có điều kiện thực hiện chí bình sinh
nho xưa “vốn kinh sử” đã từng
nhưngkhi thời thế không thuận
chiều họ lui về ẩn dật để giữ
mình khỏi vấy bùn nhơ.
III. Tổng kết
*HĐ3:Hướng dẫn tổng kết 1. Nghệ thuât
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận 2. Nội dung
xét về nghệ thuật và nọi dung
đoạn trích dựa vào SGK.

IV. Củng cố
- Quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
- Giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn trích?
V. Dặn dò
HS học bài cũ, soạn bài mới : Đọc thêm : Chạy Giặc -Nguyễn Đình Chiểu
♣♣♣

Tiết 18: Đọc thêm : CHẠY GIẶC


(Nguyễn Đình Chiểu)
Ngày dạy :
A.Mục tiêu bài học :Giúp HS nắm được :
- Đây là một trong những bài thơ đầu tiên tiêu biểu cuả văn học yêu nước chống Pháp nửa
cuối thế kỉ 19 . Nắm được giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ .
- Rèn kỹ năng đọc sán tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục tình yêu đất nước
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, đọc tài liệu , soạn giảng .
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Phương pháp
Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ : Em hãy đọc thuộc lòng 1 đoạn thơ mà em thích trong trích đoạn Lẽ
ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó?
III.Bài mới :
1. ĐVĐ
2. Triển khai

Hoạt động của thầy ,trò Nội dung


* HĐ1: Đọc hiểu chung. I. Đọc hiểu chung
- TT1: Đọc 1. Đọc
+ GV gợi ý cách đọc: giọng phẩn
uất, nghẹn ngào.
+ Gọi HS đọc, GV nhận xét và
đọc lại.
-TT2: Tìm hiểu chung 2. Tìm hiểu chung
+ GV giới thiệu vài nét về tác -Có thể dược viết ngay sau khi thành Gia Định bị
phẩm thực dân Pháp bắt đầu tấn công.
-Là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học
yêu nước chống Pháp.
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn II. Đọc hiểu văn bản
bản
-TT1: Tìm hiểu cảnh đất nước và 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến
nhân dân khi giặc đến xâm lược xâm lược :
+ GV định hướng cho HS phân Được nhà thơ miêu tả chân thực , sinh động trong
tích. 2câu đầu : Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
+GV: Cảnh đất nước và nhân dân Một bàn cờ thế phút sa tay
khi giặc Pháp đến xâm lược được -Tan: Không có nghĩa là chợ tan, chợ hết người mà
miêu tả như thế nào? là tan nát, tan vỡ Tả thực khung cảnh đất nước khi
+ HS trả lời giặc Pháp tấn công.- Tiếng súng: Sự mở màn cho
+GV: Chợ trong quan niệm của cuộc xâm lăng đột
người Việt Nam là không gian văn
hoá mang ý nghĩa cộng đồng, nơi
gặp gỡ giao lưu thể hiện đời sống
kinh tế văn hoá cộng đồng. Nhưng - Bàn cờ thế sa tay: si lầm của nhà Nguyễn đã dẫn
không gian ấy bây giờ dã bị phá đất nước ta vào thế nguy nan.
vỡ. - Bỏ nhà- lũ trẻ lơ xơ: Dáng vẻ hốt hoảng, lếch
nhếch, bơ vơ của nững đứa trẻ
- Mất tổ- đàn chim dáo dác: không tìm đựơc chốn
dung than
- Bến Nghé, Đồng Nai: vốn là miền đất thanh bình
nay chỉ còn là hoang tàn đổ nát.
Nghệ thuật sóng đôi khắc hoạ nỗi đau của nhân
dân , của những sinh linh bé nhỏ vô tội .
2. Thái độ và tâm trạng của tác giả
- Câu hỏi tu từ  Trách cứ , mỉa mai những người
có trách nhiệm với dân với nước đi đâu hết ?
- Tâm trạng : Là nỗi đau đau nước, đau dân , đau
lòng .
 Nỗi đau của một tấm lòng trung quân đã cảm
thấy sự đổ vỡ niềm tin, sự hy vọng vào triều đình
phong kiến.
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết
Từ bài học GV hướng dẫn HS rút 1.Nghệ thuật
ra nhận xét về giá trị nghệ thuật và 2.Nội dung
giá trị nội dung

IV. Củng cố
Gía trị nghệ thuật và giá trị nội dung bài thơ?
IV. Dặn dò
HS học bài cũ, soạn bài mới : Đọc thêm : Bài ca phong cảnh Hương Sơn -Chu Mạnh Trinh
.
‫٭٭٭‬

Tiết 19 Đọc thêm: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN


( Hương Sơn phong cảnh ca )
Ngày dạy: Chu Mạnh Trinh

A. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS nắm được :


- Đôi nét chính về tác giả tác phẩm .
-Rèn kỹ năng đọc sang tạo và cảm nhận thơ.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước
B.Chuẩn bị
-GV: SGK,SGV,Đọc tài liệu , soạn giáo án .
-HS: Học bài cũ ,soạn bài mới .
C.Phương pháp
Phát vấn -Đàm thoại - Nêu vấn đế gọi mởvà một số phương pháp khác.
D. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Lẽ ghét thương theo quan niệm đạo đức NĐC?
3. Bài mới :
Nội dung và phương pháp bài giảng :
Hoạt động của thầy,trò Nội dung
*HĐ1: Huớng dẫn đọc hiểu I. Tìm hiểu chung :
chung 1. Tác giả :
- TT 1: Đọc - Chu Mạnh Trinh (1862-1905 ) Tự Cán Thần , hiệu
+ GV Hướng dẫn đọc: Gọng tự Trúc Vân , người làng Phú Thị , huyện Đông Yên
hào sảng khoái ,Phủ Khoái Châu ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên) đỗ
+ GV Gọi HS đọc, sau đó nhận tiến sĩ năm 1892 .
xét và GV đọc lại - Ông là người tài hoa , không chỉ tài thơ Nôm ,mà
- TT 2: Tìm hiểu chung còn tài kiến trúc
GV Yêu cầu HS khái quát vài nét . 2. Tác phẩm
về tác giả và tác phẩm. - Thể loại hát, nói
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn , ca ngợi cảnh đẹp
của chùa Hương , một quần thể thấng cảnh nổi tiếng
ở huyện Mĩ Đức ,tỉnh Hà tây.
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn II. Đọc -hiểu văn bản :
bản 1. Phong cảnh Hương Sơn
-TT1: Tìm hiểu vẻ đẹp phong cảnh - Bầu trời cảnh bụt  Cảnh đẹp thần tiên, thanh
Hương Sơn tịnh , u nhã và trong trẻo
+ GV: Hãy cho biết cảnh Hương - Âm thanh của tiếng chim hót, tiếng chuông chùa
Sơn được miêu tả qua những chi vừa gần vừa xa gợi sự tỉnh lặng.
tiết nào? -Hình ảnh: là hình bóng lửng lơ của từng đàn cá
Gợi: Âm thanh? hình ảnh? màu lượn, suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, chùa Phật
sắc? Tích…
+ Nghệ thuật miêu tả thiên -Màu sắc: Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
nhiên?  Nghệ thuật so sánh ẩn dụ, so sánh, thiên nhiên
+ Em cảm nhận như thế nào về được cảm nhận từ xa đến gần Cảnh vật thiêng
cảnh vật Hương Sơn? liêng huyền ảo.
-TT2: Tìm hiểu tâm trạng của tác 2.Tâm trạng tác giả
giả -Vừa thưởng ngoạn vừa hành hương cầu nguyện
+GV: Giữa khung cảnh thiên - Vừa nghe vừa cảm nhận vừa tưởng tượng, long
nhiên ấy, hình ảnh du khách (tác lâng lâng thành kính
giả) hiện lên như thế nào? - Kẻ vãn cảnh đã cởi bỏ bụi trần để tâm hồn chan
+HS : Trả lời hoà với cảnh vật.
+GV : Định hướng

*HĐ3: Hướng dẫn tổng III. Tổng kết


kết 1. Nội dung.
GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét 2. Nghệ thuật.
về nghệ thuật và nọi dung đoạn
trích dựa vào SGK.
IV. Củng cố
Gía trị nghệ thuật và giá trị nội dung bài thơ?
V. Dặn dò : HS học bài cũ soạn bài mới :
Trả bài làm văn số I -Ra đề bài viết số II : Nghị luận văn học
(học sinh làm ở nhà )

‫٭٭٭‬

Tiết 20
Ngày dạy: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ I
RA ĐÈ BÀI VIẾT SỐ II-NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
( HS làm ở nhà )
A. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội
- Biết phát hiện và sữa chữa những sai sót trong bài làm văn của mình .
- Rèn luyện tính trung thực cho HS.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sổ điểm, vở viết văn của HS đã chấm xong.
- HS: Xem lại đề bài viết số 1.
C. Phương pháp
Thảo luận, nêu vấn đề gợi mở
D.Tiến trình lên lớp
I. Ổn định, KTSS
II. Bài cũ: Không
III.Bài mới:
1 ĐVĐ: Nêu mục tiêu tiết học
2. Triển khai:
*HĐ1: Tìm hiểu đề
- GV yêu cầu HS nhắc lại đề
- GV ghi đề bài lên bảng : Suy nghĩ về tính trung thực trong học tập và trong thi cử
của học sinh chúng ta ngày nay
*HĐ2: Đáp án
Y êu cầu học sinh đạt được các ý cơ b ản sau:
- Mở bài: Giới thiệu đựơc vấn đề cần bàn luận ( 2 đ)
- Thân bài:
+ Giải thích tính trung thực là gì?( 1 đ)
+ Trung thực trong học tập biểu hiện như thế nào?( 1.5 đ)
+ Trung thực trong thi cử biểu hiện ra sao ? (1.5 đ)
+ Phân tích tác dụng của vấn đề (1.5 đ)
- Kết bài:
Suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó( 2 đ)
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp (0.5 đ)
*HĐ3: Nhận xét bài làm của HS:
- Ưu điểm :
+ Hầu hết nắm được yêu cầu đề ra.
+ Bước đầu biết cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội.
+ Một số em viết khá mạch lạc (Tua, Nhiar…)
+ Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp (Uynh, Tà Hơn….)
- Hạn chế : Vẫn còn mắc nhiều lỗi.
+ Lỗi về chính tả, cú pháp:
Dùng từ chưa chính xác: Căn bệnh truyền nhiễm (Hồ Thị Van), lén lút làm tật
xấu(Hồ Thị Hoành), kinh nghiệm tôn trọng (Hồ Văn Âng)….
Viết hoa tuỳ tiện (Hồ Văn Xiên, Hồ Thị Hước)
Viết tắt (Hồ Văn Thâng…)
Câu chưa đúng ngữ pháp, rườm rà (Hồ tà Hơn, Hồ Văn Xĩ…)
+ Lỗi về kỹ năng diễn đạt:
Ý chưa thoát (Hồ Văn Xĩ, Hồ Thị Van…)
Diễn đạt vụng về, lủng củng (Hồ Văn Mời, Hồ Thị Hoành…)
IV. Củng cố
Nắm chắc cách làm bài văn nghị luận xã hội
V. Dặn dò
Soạn bài mới : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
‫٭٭٭٭‬
Tiết 21
Ngày dạy: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được
-Những nét chính về cuộc đời, nghị lực nhân cách và giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- Rèn kỹ năng khái quát tác giả, sự nghiệp thơ văn. Đọc sáng tạo, phân tích nhân vật.
- Giáo dục tinh thần vượt khó, ý chí nghị lực sống.
B.Chuẩn bị :
- GV: SGK, SGV, Giáo án, Đọc tài liệu , chân dung tác giả
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới .
C. Phương pháp :
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề - thảo luận nhóm- thuyết giảng kết hợp một số phương
pháp khác.
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới :

Hoạt động của thầy ,trò Nội dung


Phần I : I. TÁC GIẢ
* HĐ1: Tìm hiểu về cuộc đời I.Cuộc đời (1822-1888)
nhà thơ - Quê ở làng Tân Thới, Huyện Bình Dương , Tỉnh
+ GV: Nêu những nét chính về Gia Định ( nay thuộc TPHCM ).
tác giả ? - Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- 1843 đỗ tú tài tại trường Gia Định.
+ HS trả lời, GV giới thiệu chân - 1864 ra Huế học chuẩn bị thi , thì nhận được tin mẹ
dung tác giả và chốt lại những mất phải về quê chịu tang . Trên đường về chịu tang
vấn đề cơ bản. mẹ bị đau mắt rồi mù .Ông trở về Gia Định mở
trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân .
- Khi giặc Pháp vào Gia Định , ông đã cùng các lãnh
tụ mưu kế đánh giặc. Nam Kì mất ông trở về Bến Tre,
giữ trọn tấm lòng thuỷ chung với dân với nước.
+ GV nói thêm về tinh thần bất Là tấm gương về ý chí và nghị lực sống, lòngyêu
khuất trước kẻ thù của tác giả: nước thương dân, tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
Chủ tỉnh bến tre là Mi-Sen Pông-
sông đã 3 lần đến tận nhà ông
thăm hỏi nhưng ông không chịu
ra tiếp và từ chối mọi tiền tài, đất
đai, ân huệ, dân vọng mà Pháp
đã hứa hẹn: “Đất chung đã mất
thì đất riêng của tôi có sá gì”
* HĐ 2: Tìm hiểu sự nghiệp II. Sự nghiệp thơ văn :
thơ văn 1. Những tác phẩm chính
+ GV:Sáng tác của Nguyễn Đình Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, chia làm 2
Chiểu có thể chia làm mấy giai giai đoạn
đoạn? Hãy kể tên những tác - Trước khi pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên,
phẩm chính trong từng giai Dương Từ -Hà Mậu
đoạn? - Sau khi pháp xâm lược: Chạy giặc, Văntế nghĩa
sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Ngư Tiều y
thuật vấn đáp .
+ GV: Em hãy cho biết thơ văn 2. Nội dung thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu mang nội
dung gì? - Đề cao lí tưởng đạo đức tư tưởng nhân nghĩa.
+ HS trả lời, GV liên hệ đến tư
tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử
“Ta từng thấy người quân tử bất
nhân, nhưng chưa từng thấy kẻ
tiểu nhân có nhân bao giờ”,
Nguyễn Trãi: nhân nghĩa hướng
tới người dân.

+ GV cùng HS lấy dẫn chứng


phân tích nội dung thứ 2 - Thể hiện lòng yêu nước thương dân:
+ khóc than cho tổ quốc gặp buổi đau thương:
“khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai
vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi, than là
than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua,
ngơ ngẩn một phường trẻ dại”(Văn tế Trương
Định)
+ GV: Em hãy cho biết giá trị + căm uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù: “bát cơm
nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình manh áo ở đời, mắc mớ cho cha ông nó”
Chiểu + ca ngợi các sĩ phu yêu nước “viên đạn nghịch
thần treo trước mặt- lưỡi gươm địch khái nắm
trong tay”(thơ điếu Phan Tòng)
3. Nghệ thuật thơ văn :
- Văn chương trữ tình đạo đức .
- Đậm chất Nam Bộ.
Là ngôi sao sang trên bầu trời văn nghệ Việt
Nam

IV.Củng cố
Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có gì đáng chú ý?
V. Dặn dò
Hs học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Phần II: Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tiết 22, 23 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC


Ngày dạy: Nguyễn Đình Chiểu

A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được


- Giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích nhân vật.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc.
B.Chuẩn bị :
- GV: SGK, SGV, Giáo án, đọc tài liệu
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới .
C. Phương pháp :
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề - thảo luận nhóm- thuyết giảng kết hợp một số phương
pháp khác.
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ : Trình bày nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
III. Bài mới :

Hoạt động của thầy ,trò Nội dung


Phần II: TÁC PHẨM
*HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu I .Đọc hiểu chung
chung 1. Hoàn cảnh ra đời :
- TT1: HS đọc phần tiểu dẫn
- TT2: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời
và thể loại Bài văn tế viết theo yêu cầu của Đỗ Quang-
+ GV: Em hãy cho biết hoàn Tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh
cảnh sáng tác tác phẩm? trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuôc
+ HS trả lời, GV chốt đêm 16/12/1861.

+ GV: Tác phẩm được viết theo 2.Thể loại văn tế :


thể loại gì? -Loại văn chương gắn với phong tục tang lễ, nhằm
+ Em biết gì về thể văn tế? bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất.
Gơị: Hoàn cảnh sử dụng? nội - Nội dung:
dung? Bố cục? Giọng điệu? +Kể lại cuộc đời công đức ,phẩm hạnh của người
đã khuất .
+Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ
phút vĩnh biệt .
- Bố cục: 4 phần
- Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương
nhưng sắc thái biểu cảm ở mỗi bài lại khác nhau.
*HĐ2:Hướng dẫn đọc hiểu văn II. Đọc -Hiểu văn bản:
bản *Đọc
- TT1: Hướng dẫn đọc
+ GV hướng dẫn giọng đọc
Đoạn 1: Giọng trang trọng
Đoạn 2: Trầm lắng khi hồi tưởng
và sảng khoái khi kể lại chiến
công
Đoạn 3: Trầm buồn, sâu lắng, xót
xa, đau đớn
Đoạn 4: Thành kính, trang nghiêm
+ Gọi Hs đọc, GV nhận xét và
đọc lại
- TT2: Tìm hiểu bố cục
+ GV: Căn cứ vào bố cục của bài * Bố cục: chia làm 4 phần
văn tế, em hãy cho biết bố cục của + Lung khởi ( từ đầu ....tiếng vang như mõ ): cảm
tác phẩm này gồm mấy phần và tưởng khái quát về những nghĩa sĩ hy sinh trong
nội dung mỗi phần? trận Cần Giuộc.
+ Thích thực (Nhớ linh xưa .....tàu đồng súng
nổ ): Hồi tưởng về cuộc đời nghĩa sĩ.
+ Ai vãn ( Ôi .......dật dờ trước ngõ ):Than tiếc
các nghĩa sĩ.
+ Kết (còn lại ): Tình cảm xót thương của người
đứng tế trước linh hồn các nghĩa sĩ .

-TT3: Hướng dẫn phân tích * Phân tích


+HS đọc diễn cảm 2 câu đầu và 1. Lung khởi
tập diễn xuôi - Đối lập từ loại: DDDĐ- DDDĐ
+GV: Câu đầu tạo ra sự đối lập - Đối lập ý nghĩa: sung/lòng, giặc/dân/trời, rền/tỏ
nào? Tác dụng nghệ thuật? khung cảnh bão táp của thời đại xã hội Việt Nam
+ HS trả lời, GV chuẩn xác. đầu những năm 60 của thế kỷ XIX: cuộc đụng độ
giữa thực dân Pháp và ý chí kên cường của nhân
dân ta  ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa lớn

+ HS đọc câu 3-6 2.Thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ GV: Trước khi gia nhập nghĩa a.Trước khi gia nhập nghĩa quân:
quân, họ là ai? Làm nghề gì? Đời - Là những người nông dân nghèo khổ, dân ấp dân
sống hàng ngày của họ ra sao? lân, bỏ quê đi khai khẩn vùng đất mới để kiếm sống.
- Côi cút làm ăn, hoàn cảnh sống cô đơn không nơi
nương tựa.
 chỉ quen với ruộng đồng, hoàn toàn xa lạ với
binh đao.
+ GV: Hoàn cảnh lịch sử đã tạo (Hết tiết 22, chuyển tiết 23)
cho họ bước chuyển biến căn bản.
Đó là khi nào? Lòng căm thù giặc b. Khi giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi
của người nông dân thể hiện ra - Giặc xâm lăng, vua quan triều đình bạc nhược
sao? họ ghét sự hèn mạt (như nhà nông ghét cỏ)
+ HS đọc câu 6-9 và trả lời. - Bòng bong che trắng lốp, ống khói đen sì: muốn
(Liên hệ đến Hịch tướng sĩ) ăn gan cắn cổ : hình ảnh cường điệu  căm thù
+ GV: những chuyển biến này giặc sâu sắc.
được miêu tả chân thực, sinh - Quyết không dung tha, không đội trời chung với
động, hợp lí, gần gũi với cách suy giặc(nào đợi, chẳng them, ra sức đoạn kình, ra tay
nghĩ và lời ăn tiếng nói của người
đổ bộ)  tự nguyện, tự giác làm quân chiêu mộ.
nông dân.

+ HS đọc từ câu 10-15


+GV: Hình ảnh nghĩa quân với
c.Vẻ đẹp hào hung của đội quân áo vải trong trận
trang bị vũ khí thô sơ hiện ra
đánh Tây.
trước mắt người đọc như thế nào?
- Trang bị vũ khí: ngọn tầm vông, manh áo vải, lưõi
+ GV liên hệ đến hình ảnh Từ Hải
dao phay thô sơ, không thể tách rời
- Tư thế: nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào
+ HS đọc câu 14,15
+GV: Tác giả đã tái hiện lại đợi mang… hiên ngang coi thường mọi khó khăn
không khí chiến trận qua những thiếu thốn.
chi tiết nào? Nhận xét nghệ Bút phấp hiện thực, đậm sắc thái Nam Bộ  vẻ
thuật ? đẹp mộc mạc, giản dị nhưng cũng đậm chất anh
hùng
- Khí thế tiến công:
+Động từ mạnh :đánh, đốt, chém., đạp, xô, hè, ó…
+ GV liên hệ đến hình ảnh người +Nghệ thuật đối: hè trước/ó sau, nhỏ/to,
lính trong bài ca dao lính thú đời ngang/ngược, đạn nhỏ/đạn to, tàu sắt tàu đồng/manh
xưa dể thấy được nét mới trong tư áo vải, ngọn tầm vông…
tưởng Nguyễn Đình Chiểu. Liên  tạo nhịp điệu nhanh, mạnh, dứt khoát, sôi nổi tái
hệ với Bình Ngô đại cáo để thấy hiện trận công đồn của nghĩa quân Cần Giuộc khẩn
nét mới vể nghệ thuật. trương quyết liệt, hào hùng Hình ảnh người nông
+ GV chốt lại nội dung và nghệ dân oai phong lẫm liệt.
thuật đoạn văn
sáng tạo nghệ thuật, xây dựng thành công tuợng
đài người nông dân.

+HS đọc lại đoạn 3 3. Ai vãn: Tiếng khóc bi tráng trước linh hồn các
+ GV: Đoạn văn thẻ hiện tình cảm nghĩa sĩ
của ai với nghĩa quân? Thái độ và - Xót thương tiếc hận những người khi sự nghiệp
tình cảm đó được thể hiện ra sao? còn dang dở, chưa thành
+ GV: Thế nhưng đâu chỉ có xót - Những người than đau đớn vì tổn thất không
đau, tiếc thương.Tại sao nói tình thể bù đắp
cảm tác giả đau thương mà không - Căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le
bi luỵ, tuyệt vọng? Qua đó ta thấy - Uất ức, nghẹn ngào trước trước tình cảnh đau
đựoc gì về quan niệm sống chết thương của đất nước.
của tác giả?  Sự kết hợp nhiều nguồn cảm xúc ấy khiến cho
tiếng khóc đau thương nhưng không bi luỵ.

Tiếng khóc đó không hề bi luỵ vì nó tràn đầy niềm


tự hào kính phục và ngợi ca nhũng người nông dân
áo vải đã chiến đấu hy sinh cho tổ quốc. Tiếng khóc
không chỉ mang ý nghĩa riêng tư mà tác giả thay
mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương
công trạng của người nghĩa sĩ. Tiếng khóc không
chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống
đau thương khổ nhục của dân tộc.Nó không chỉ gợi
nỗi đau thương mà cao hơn nữa khích lệ lòng căm
thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của
những người nghĩa sĩ.

4.Đoạn kết
+ HS đọc và nêu cảm nhận về 2 - Khóc thương và ngọi ca tấm long thiên dân của
câu cuối. nghĩa sĩ.
- Thắp nén nhang tưởng nhíư người vừa khuất,
chạnh nghĩ đến nước non.
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết
1.Nghệ thuật;
Yêu cầu HS rút ra nhận xét về giá - Xây dựng nhân vật
trị nghệ thuật và giá trị nội dung - Kết hợp bút pháp trữ tình và hiện thực
- Ngôn ngữ bình dị, trong sang, đậm chất Nam Bộ
2. Nội dung
Với niềm tiếc thương kính phục người nghĩa sĩ hi
sinh vì nước, nhà thơ đã dựng lên một tượng đài
nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ
đánh Pháp buổi đầu. Tượng đài nghệ thuật ấy ngang
tầm với hiện thực thời đại.

IV.Củng cố
- Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần Giuộc trong bài văn tế
- Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu
-Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tác phẩm?
V. Dặn dò
Hs học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tiết 24: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
Ngày dạy
A.Mục tiêu: Giúp HS
- Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố , về tác dụng biểu đạt của chúng , nhất là
trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
- Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố
- Vận dụng thành ngữ và điển cố vào giao tiếp một cách có hiệu quả
B.Chuẩn bị
- GV: SGK,SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
- HS: Học bài cũ soạn bài mới
C. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại-Nêu vấn đề
D. Tiến trình bài dạy :
I Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ :
III.Bài mới :
Hoạt động của thầy , trò Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
- TT1: Làm BT1 Bài tập
+ GV ghi đoạn thơ lên bảng phụ Bài tập 1: Các thành ngữ trong đoạn thơ và giải
và yêu cầu HS: nghĩa của nó :
+ Tìm các thành ngữ trong đoạn - Một duyên hai nợ  Một mình phải đảm đang
thơ, giải nghĩa, phân biệt nó với từ công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
ngữ thông thường về cấu tạo và ý - Năm nắng mười mưa  Vất vả cực nhọc chịu
nghĩa? đựng dãi dầu mưa nắng .
+ HS trả lời, GV nhận xét và cho So sánh với từ ngữ thông thường:
điểm - Về cấu tạo: Thành ngữ ngắn gọn, ổn định hơn.
- Về ý nghĩa: Nội dung cụ thể biểu cảm và khái
quát hơn.

-TT2: Làm BT2 Bài tập 2: Giá trị nghệ thuật của các thành ngữ
+ GV: Em hãy phân tích giá trị - Đầu trâu mặt ngựa Biểu hiện tính chất hung bạo
nghệ thuật của các thành ngữ vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Kiều khi
trong đoạn thơ (bảng phụ) gia đình nàng bị vu oan
- Cá chậu chim lồng Cách sống tù túng, chật hẹp,
mất tự do.
+ HS trả lời, GV nhận xét và cho - Đội trời đạp đất  Lối sống tự do không chịu bó
điểm buộc, không chịu khuất phục trước bất cứ uy quyền
nào.
Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể, thể
hiện sự đánh giá đối với điều nói đến.
-TT3: Làm BT 3
Bài tập 3: Sử dụng 2 điển cố
- Giường kia  Gợi lại câu chuyện về Trần Phồn và
Từ Trĩ.
Từ sự phân tích 2 điển cố,GV gợi - Đàn kia Gợi lại câu chuyện về Chung Tử Kì và
dẫn để HS đi đến những nhận định Bá Nha.
về đặc điểm của điển cố. Ca ngợi tình bạn tốt đẹp .
 Điển cố là những sự kện, sự tích trong các văn
bản quá khứ hoặc trong cuộc sống mang tính khái
quát và ý nghĩa hàm súc, thâm thuý.
-TT4: làm BT4
+ GV: Yêu cầu HS: Phân tích tính Bài tập 4: Sử dụng các điển cố:
hàm súc thâm thuý của các điển cố -Ba thu Trích câu trong Kinh Thi (Nhất nhật bất
(bảng phụ) kiến như tam thu hề ) Một ngày không thấy mặt lâu
như 3 mùa thu.
-Chín chữ Trích câu trong kinh thư: Sinh, cúc,
phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc : Nói đến công
+ HS trả lời, GV nhận xét và cho lao cha mẹ.
điểm - Liễu Chương Đài  lấy tích xưa ý nói : Khi Kim
Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác.
- Mắt xanh: Lấy tích Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì
tiếp bằng mắt xanh  đề cao phẩm giá nàng Kiều
-TT5: Làm BT5:
Yêu cầu HS thay thế các thành Bài tập 5: Thay thế các thành ngữ bằng những từ
ngữ bằng các từ ngữ thong thường ngữ thông thường : Các thành ngữ
có nghĩa tương đương và nhận xét a. - Ma cũ bắt nạt ma mới : người cũ cậy quen biết
về hiệu quả của mỗi cách diễn đạt. nhiều mà lên mặt, bắt nạt, doạ dẫm người mới đến.
Có thể thay bằng : bắt nạt người mới
- chân ướt chân ráo : vừa mới đến, còn lạ lẫm
b. Cưỡi ngựa xem hoa : Làm việc qua loa, không đi
sâu đi sát,không tìm hiểu thấu đáo, kỹ lưỡng.
Có thể thay bằng : qua loa
-TT6: Làm BT6
 Nếu thay thành ngữ bằng các từ ngữ thông
Đặt câu với các thành ngữ cho sẵn
thường tương đương thì có thể biểu hiện phần nghĩa
(bảng phụ)
cơ bản nhưng mất đi sắc thái biểu cảm, tính hình
+ Chia lớp ra 2 nhóm. Mỗi nhóm
tượng mà diễn đạt lại dài dòng.
đặt 5 câu.
Bài 6 : Lưu ý HS khi dùng thành ngữ đặt câu cần
+ GV gọi HS trả lời tại chỗ
phải :
Gv nhận xét và cho điểm
- Tìm hiểu kỹ ý nghĩa và cách dùng các thành ngữ
- Dùng thành ngữ phù hợp nội dung, ý nghĩa của cả
câu.
IV.Củng cố
Cần sử dụng tốt thành ngữ , điển cố vào việc học tập và làm văn cũng như trong giao tiếp.
V. Dặn dò
Soạn bài mới : Chiếu Cầu Hiền - Ngô Thì Nhậm.
TUẦN 7
Tiết 25-26: CHIẾU CẦU HIỀN
Ngày dạy : (Cầu hiền chiếu ) - Ngô Thì Nhậm

A. Mục tiêu : Nhằm giúp HS :


-Nắm được tính chất và nghệ thuật lập luận của thể văn chiếu. Hiểu được tấm lòng khao
khát tìm hiền tài của vua Quang Trung .
- Rèn kỹ năng tìm hiểu văn nghị luận
- Nhận thức đúng đắn vai trò người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
B. Chuẩn bị
- GV : SGk, SGV, gioa án, đọc tài liệu thm khảo.
- HS : Học bài cũ , soạn bài mới
C. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề, bình giảng
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II.Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thể loại văn tế ?
III.Bài mới :
Hoạt động của thầy, trò Nội dung
*HĐ1 : Hướng dẫn đọc hiểu I. Đọc- Hiểu chung
chung 1. Đọc
-TT1 : Đọc
+ GV : Hướng dẫn đọc : chậm
rãi, tình cảm, tha thiết.
+GV đọc 1 đoạn, 3-4 HS đọc
tiếp, GV nhận xét. 2.Tìm hiểu chung
- TT2 : Tìm hiểu chung *Tác giả Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
+ Em hãy cho biết vài nét về tác - Hiệu là Hi Doãn
giả ? - Là một trong những viên tướng giỏi của chúa
Trịnh. Khi Lê - Trịnh sụp đỗ, ông theo phong trào
Tây Sơn , đóng góp nhiều cho triều đại Tây Sơn.
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác * Tác phẩm:
phẩm ? - Hoàn cảnh sáng tác :
+ Gv giơí thiệu kỹ về bối cảnh Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì
lịch sử xã hội thời bấy giờ Nhậm viết vào khoảng năm 1788-1789 nhằm thuyết
phục sĩ phu Bắc Hà, tức là triều đại Lê -Trịnh ra phục
vụ triều đại Tây Sơn.
+ GV : Bài văn được viết theo - Thể loại : Chiếu
thể gì ? Đặc điểm ?
+ HS trả lời, GV nhắc lại những
đặc điểm cơ bản của thế chiếu.
+ GV hướng dẫn HS chia bố cục - Bố cục :
văn bản +Đ1: Từng nghe...người hiền vậy: Mối quan hệ giữa
+ sau khi chia bố cục Gv giúp hiền tài và thiên tử
HS khái quát nội dung chính của +Đ2: Trước đây…hay sao: Cách ứng xử của các bậc
một văn bản cầu hiền hiền tài Bắc Hà và nhu cầu đất nước
Nội dung chính của một bài +Đ3: Còn lại : Đường lối cầu hiền của vua và lời kêu
chiếu cầu hiền : gọi những bậc hiền tài .
-Công văn hành chính thời xưa
gồm 2 loại : Một loại do cấp
dưới đệ trình lên , gồm
:Tấu,chương, biểu, nghị sở , khải
...Và một loại do nhà vua truyền
xuống cho cấp dưới, gồm
:Chiếu, mệnh, lệnh ,dụ, cáo , chế
...
- Chiếu nói chung, chiếu cầu
hiền nói riêng thuộc nghị luận
chính trị- xã hội . mặc dù chiếu
thuộc công văn nhà nước , lệnh
cho thần dân thực hiện ,nhưng
đây đối tượng bài chiéu là bậc
hiền tài - những nho sĩ mang
nặng tư tưởng nho giáo . Hơn
nữa đây là cầu , QT cầu hiền chứ
không phải là lệnh.

(Hết tiết 25, chuyển tiết 26)

* HĐ2 : Hướng dẫn đọc hiểu II. Đọc - Hiểu văn bản
văn bản 1. Đối tượng và lý lẽ cầu hiền của vua Quang Trung
-TT1 : Tìm hiểu đối tượng và lý trong chủ trương cầu hiền.
lẽ cầu hiền * Đối tượng
- Người hiền - ngôi sao sáng trên bầu trời cao- là tinh
+HS đọc lại đoạn 1-2 hoa, tinh tú của non sông tròi đấtNgười hiền tài
+ Người viết đã xác định vai trò phải do thiên tử sử dụng.
và nhiệm vụ của người hiền là  tư tưởng có tính quy luật trong các triều đình
gì ? Cách nêu vấn đề có tác dụng phong kiến xưa nay làm cơ sở cho việc chiêu hiền,
gì đối với các đoạn tiếp theo ? cầu hiền là có cơ sở hợp lòng trời, lòng người.
+ Đối tượng bài chiếu hướng đến - Các sĩ phu Bắc Hà.
là ai ? Vì sao ? * Lý lẽ thuyết phục:
+ GV giúp Hs giải thích thái độ - Vì thời mà kẻ sĩ phải long đong, mai danh ẩn tích,
của một số sĩ phu Bắc Hà trốn tránh việc đời hoặc nhầm lẫn chọn đường xuất xử
+ Từ đây, yêu cầu Hs giải thích mà gây nên tội lỗi, sai lầm. Nhà vua tỏ ra khoan
vì sao nhà vua, người có quyền thứ, thông cảm
cao nhất kkhông lệnh, gọi, mời - Khó khăn, nhiệm vụ mới mẻ chồng chất, phức tạp
mà phải dùng từ cầu ? nơi đô thành, biên cương…
Em có nhận xét gì về lý lẽ cầu - Một mình nhà vua và triều đình hiện tại dù đã rất tận
hiền của nhà vua ? Qua đoa ta tâm và cố gắng nhưng không thể làm tốt và trọn vẹn
thấyhà vua là người như thế công việc.
nào ? -Theo luật phải có người trung thành tín nghĩa.
Lý lẽ hết sức thuyết phục, lời lẽ mềm mỏng mà kiên
quyếtTấm lòng đại trí và đại nhân của Quang
Trung
- TT2 : Tìm hiểu chủ trương,
đường lối cầu hiền của nhà vua 2. Đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Quang
Trung
+ Theo em nhà vua đã có những - Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều được phép dâng
chủ trương, đường lối gì trong thư bày tỏ công việc .
việc cầu hiền ? Em có nhần xét - Cách tiến cử cũng mở rộng và dễ làm , có 3 cách:
gì về dường lối đó ? các quan tiến cử , tự mình dâng thư bày tỏ công việc ,
+ Qua chủ trương đường lối cầu tự tiến cử
hiền ta thấy được điều gì ? - Kêu gọi những người tài đức hãy cùng triều đình
gánh vác việc nước, hưởng phúc lâu dài .
 Tầm nhìn xa trong rộng , hết lòng vì nước vì dân
của vua Quang Trung
* HĐ3 : Hướng dẫn tổng kết
III. Tổng kết
Gv hướng dẫn HS rút nhận xét 1. Nghệ thuật:
về nghệ thuật và nội dung Nghệ thuật lập luận , nhiều điển tích tạo sức thyết
phục…
2. Nội dung: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan
trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của vua Quang
Trung nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây
dựng đất nước .

IV.Củng cố: giá trị nội dung nghệ thuật của bài chiếu?
V. Dặn dò : Học bài cũ soạn bài mới :
Đọc thêm : XIN LẬP KHOA LUẬT- Nguyễn Trường Tộ .
********************************
Tiết:27 ĐỌC THÊM XIN LẬP KHOA LUẬT
Ngày dạy:
A. Mục tiêu : Giúp HS :
- Nắm được đặc điểm văn điều trần. Văn bản mà cấp dưới trình lên cấp trên, thuộc văn
nghị luận chính trị xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của luật pháp đối với sự nghiệp cách
tân đất nước. Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản.
- Ý thức trong việc tôn trọng luật pháp
B. Chuẩn bị : GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
HS: Học bài cũ, soạn baì mới
C.Phương pháp : Phát vấn- đàm thoại- nêu vấn đề, kết hợp một số phương pháp khác.

D. Tiến trình bài dạy:


I. Ổn định.
II. Kiểm tra bài cũ: Cho biết đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung? Qua
đó em thấy vua Quang Trung là người như thế nào?
III. Bài mới:

Hoạt động của thầy ,trò Nội dung


*HĐ1 : Hướng dẫn đọc hiểu I. Đọc hiểu chung :
chung 1. Đọc
- TT1 : Hướng dẫn đọc
+ GV hướng dẫn HS đọc: Thể
hiện được giọng văn hành chính
công vụ ngày xưa, thời phong kiến
.
+ GV và HS đọc, GV nhận xét.

- TT2 Tìm hiểu chung 2.Tìm hiểu chung


+ GV : Nêu những nét chính về *Tác giả Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)
tác giả? - Quê ở Hưng Nguyên-Nghệ An.
+ HS Trả lời, Gv định hướng - Ông thông thạo cả Hán học và Tây học, có tri thức
rộng rãi.
-Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên nhà
Nguyễn. Những bản điều trần này không chỉ thể
hiện kiến thức sâu rộng mới mẻ về tình hình Việt
Nam và thế giới mà còn thấm đượm tình yêu nước
của ông. Nhiều đề xuất quan trọng của ông được ghi
trong Tế cấp bát điều (8 việc cần làm gấp).
(Đáng tiếc là các bản điều trần này không được triều
đình nhà Nguyễn thực thi)

+GV : Em biết gì về tác phẩm ? *Tác phẩm:


Bài xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27,
Bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội
*HĐ2 : Đọc - Hiểu văn bản II. Đọc - Hiểu văn bản :
GV định hướng cho HS phân tích 1. Những lĩnh vực luật pháp đề cập đến và việc
theo gợi ý : thực hiện pháp luật ở các nước Phương Tây.
-Luật pháp bao gồm: Kỉ cương, uy quyền, chính
lệnh quốc gia. Đát nước muốn tồn tại và phát triển
cần phải có luật pháp.
- Luật bao gồm những lĩnh vực -Việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây:
nào ? Việc thực hàmh ở các nước Phàm những ai đã nhập nghạch bộ Hình xử đoán
Tây phương ra sao ? các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trạch chứ không
bao giờ bị biếm truất. Dù vua,triều đình cũng không
giáng chức họ được một bậc -> nghĩa là việc đièu
-Thái độ của vua quan trước pháp hành xã hội từ vua quan đến thần dân đều được xem
luật như thế nào? xét bằng luật định
2. Vai trò của luật đối với đời sống xã hội và thái
độ của vua quan trước pháp luật:
-Vai trò, vị trí của luật: Luật chỉ tốt cho việc cai trị,
là cái đức lớn nhất, chí công vô tư, đấy là đức trời,
mà đức trơi là đạo làm người bất tất phải đi tìm cái
gì khác, cũngcó nghĩa là cần phải học luật.
- Thái độ: vua quan đều phải có ý thức trước pháp
luật. Luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà
còn là đạo đức, hành vi làm người.
-Nêu vị trí của pháp luật trong 3.Vị trí của pháp luật trong Nho học truyền
Nho học truyền thống ? thống:
Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật vì:
Nho học nói suông không có tác dụng bằng pháp
luật. Tác giả dẫn lời Khổng tử:Chép những lời nói
suông chẳng bằng thân hành ra làm việc, mà muốn
làm việc được thì phải có luật
-Trình bày mối quan hệ giữa đạo 4.Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
đức và pháp luật. Đạo đức và pháp luật theo tác giả phải đi liền với
nhau. Có mối quan hệ khăng khít với nhau vì: Luật
là đức, cái đức lớn nhất vô tư nhất. Đấy là đức trời
là đạo làm người
*HĐ3 : Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết
GV gọi ý từ đó Hs rút ra nhận xét 1. Nội dung
về giá trị nội dung và nghệ thuật 2 Nghệ thuật

IV.Củng cố: Nắm nội dung và nghệ thuật tác phẩm


V. Dặn dò: HS học bài cũ, soạn bài mới: “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”

******************************
Tiết 28: THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
Ngày dạy:

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:


- Hiểu sâu hơn về nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong sử dụng
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ đúng mục đích giao tiếp
- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú của tiếng Việt
B.Chuẩn bị :
- GV : SGK, SGV, đọc tài liệu, soạn giảng
- HS : Học bài cũ , soạn bài mới
D. Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra vở bài tập của HS
III. Bài mới :
1.ĐVĐ
2.Triển khai

Hoạt động của thầy ,trò Nội dung


*HĐ1 : Hướng dẫn HS hệ thống I. Hệ thống kiến thức
kiến thức - Nghĩa của từ
-GV gợi dẫn để HS nhắc lại kiến - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
thức về : Nghĩa của từ ? Hiện - Các phương thức chuyển nghĩa của từ
tuợng chuyển nghĩa của từ ? Các Gợi ý làm bài
phương thức chuyển nghĩa của
từ ?
* HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập
-TT1 : Hướng dẫn làm BT1 Bài 1
+ GV gọi HS đọc yêu cầu BT1, a. Lá được dùng theo nghĩa gốc( bộ phận của cây,
GV gợi ý thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu
+ Gọi 2 HS lên bảng làm xanh, hình dáng mỏng, bề mặt nhất định)
b. Các từ lá ở đây được dùng theo nghĩa chuyển.
- Lá dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- Bài 1 : HS tìm nghĩa gốc và - Lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
nghĩa chuyển của từ lá? - Lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải.
- Lá dùng với các từ chỉ vật bằng. tre, nứa, cỏ..
. - Lá dùng với các từ chỉ kim loại.
Điểm giống nhau : đề là những vật có hình dáng
mỏng, dẹt như lá cây (Chuyển nghĩa theo phương
thức ẩn dụ)
- TT2 : Hướng dẫn HS làm bài Bài 2 Gợi ý làm bài tập 2
2 Đặt câu với mỗi từ theo nghĩa chuyển của bộ phận
HS đặt câu với mỗi từ nghĩa con người
chuyễn chỉ con người ? a. Đầu : Đầu xanh có tội tình gì
b. Chân : Nó đã có chân trong đội bóng đá.
+ Gọi 4 HS đặt 4 câu. c. Tay : Tay này có biệt tài huýt sáo.
+ GV nhận xét d. Miệng : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
e. Tim : Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế
- TT3 : Hướng dẫn HS làm bài Bài 3:
3 Từ những từ chỉ vị giác, đặt câu với từ có nghĩa
chuyển chỉ :
- Âm thanh, giọng nói:
-Bài 3 : HS đặt câu từ có nghĩa + Chua: Giọng nói gì mà chua thế?
chuyển với âm thanh giọng nói ? + Ngọt: Nói ngọt lọt đến xương.
+ Tiếng cười nhạt thếch.
- Tình cảm, cảm xúc :
+ Kỷ niệm ngọt ngào đó khiến anh nuối tiếc những
ngày đã qua.
+Từ lâu chị đã thấm thía nỗi cay đắng cô đơn.

- TT4 : Gợi ý làm bài 4 : HS tìm Bài 4:


từ đồng nghĩa với từ cậy với từ Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy và chịu
chịu ? Gv yêu cầu Hs phân tích cậy -nhờ, chịu- nhận.
nghĩa các từ và giải thích vì sao- Cậy : Thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp
tác giả lại dụng từ cậy và chịu ?đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.
- Chịu : Thuận theo lời người khác theo một lẽ nào đó
mà mình có thể không hài lòng.
Cậy, chịu : đặt Thuý vân vào tình thế không thể chối
từ đựơc.
Nhờ, nhận : sắc thái bình thường hơn
-TT5 : hướng dẫn HS làm BT5 Bài 5 : Chọn từ thích hợp
GV yêu cầu HS tìm từ thích hợp a. canh cánh
và giải thích lý do dùng từ đó ? b. dính dáng, liên can
c. bạn

IV. Củng cố: Nghĩa của từ? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cách sử dụng
V. Dặn dò : . Học bài cũ soạn bài mới : Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

******************************
Tiết 29: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ngày dạy:
A.Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương
trình lớp 11.
- Rèn kỹ năng khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Tự đánh gía được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập từ đó rút ra
kinh nghiệm học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo.
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án. bảng phụ
- HS: Vở soạn
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở…
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định, KTSS
II. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
1. ĐVĐ
2. Triến khai

Hoạt động của thầy và trò Nội dung


* HĐ1: Hướng dẫn ôn tập nội dung I. Ôn tập nội dung kiến thức
- TT1: Hướng dẫn HS tả lời câu hỏi 1ở 1.Chủ nghĩa yêu nước
GSK - Biểu hiện của nội dung yêu nước của văn
+ GV: Những biểu hiện của nội dung học từ thế kỷ XVIII- hết XIX:
yêu nước trong văn học Việt Nam từ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, lòng căm thù
thế kỷ VIII đến hết thế kỷ XIX? So với giặc, tinh thần quyết chiến thắng kẻ thù, tự hào
giai đoạn trước, nội dung yêu nước trước chiến công và truyền thống lịch sử, ca
trong văn học giai đoạn này có gì mới? ngợi những người đã hy sinh vì tổ quốc, ca
+ HS: Thảo luận và lần lượt trả lời từng ngợi vẻ thiên nhiên đất nước.
câu hỏi - Nét mới so với giai đoạn trước: Ý thức về
+ GV nhận xét, đánh giá. vai trò của hiền tài đối với đất nước, có tư
tưởng canh tân đất nứơc, mang âm hưởng bi
tráng…
- Phân tích những biểu hiện yêu nước qua các
tác phẩm:
+ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu): Lòng căm
thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị tàn
phá.
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình
Chiểu): Sự biết ơn đối với những ngươời đã hy
sinh vì Tổ quốc.
+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh
Trinh): ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên đất
nước.
+ Vịnh khoa thi Hương(Trần tế Xương): lòng
căm thù giặc.
- TT2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2: 2. Chủ nghĩa nhân đạo
Em hãy giải thích vì sao trong văn học - Văn học từ Thế kỷ XVIII- hết XIX xuất hiện
Việt Nam từ thế kỷ XVIII- hết XIX trào lưu chủ nghĩa nhân đạo vì: những tác
xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện
nhiều, liên tiếp với nhiều tác phẩm mang giá trị
lớn, tập trung vào vấn đề con người, đề cao
con người, đấu tranh tranh chống lại thế lực
đen tối để khẳng định những giá trị chân chính
của con người ( Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,
thơ Hồ Xuân Hương…)
- Biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung
nhân đạo: Thương cảm trước bi kịch và đồng
Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, cảm với khát vọng của con người; khẳng định
đa dạng của nội dung nhân đạo trong đè cao tài năng nhân phẩm; lên án tố cáo thế
giai đoạn văn học này? lực tàn bạo chà đạp con người; đề cao truyền
thống đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc, ý thức
con người cá nhân đậm nét hơn.
- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo
trong văn học từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ
XIX là: khẳng định con người cá nhân
Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân - Chúng minh qua một số tác phẩm:
đạo trong văn học từ thế kỷ XVIII- hết + Truyện Kiều: Đề cao vai trò của tình yêu. Đó
XIX là gì? Hãy chứng minh qua các tác là biểu hiện cao nhất của của sự đề cao con
phẩm cụ thể người cá nhân.
+ Chinh phụ ngâm: Con người cá nhân gắn
liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ chóng tàn phai do
chiến tranh.
+ Thơ Hồ Xuân Hương: Con người cá nhân
bản năng khao khát sống, khao khát tình yêu
đích thực, cá tính ngang tàng mạnh mẽ.
+ Truyện Lục Vân Tiên: Con người cá nhân
nghĩa hiệp, hành động theo những chuẩn mực
đạo đức nho giáo.
+ Bài ca ngất ngưởng: Con người cá nhân với
lối sống tụ do ngang tàng
+ Câu cá mùa thu: Con người cá nhân trồng
rỗng, mất ý nghĩa.
+ Thơ Tú Xương: Nụ cười giải thoát cá
nhân và tự khẳng định mình.
- TT3: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3 3. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của
+ GV: Em hãy phân tích giá trị phản đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
ánh và phê phán hiện thực của đoạn - Cuộc sống thâm nghiêm, xa hoa, đầy quyền
trích Vào phủ chúa Trịnh. uy (Nơi ở, vật dụng, cung cách sinh hoạt…)
+ HS: Thảo luận và trả lời - Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh
khí( sự thâm nghiêm kiểu mê cung làm tăng
ám khí nơi phủ chúa. Ám khí bao trùm không
gian, ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con
người. Chúa trịnh sống trong sự xa hoa nhưng
thiếu một điều căn bản là sức sống)
 Ngòi bút kể, tả điềm đạm, kín đáo nhưng
vẫn không giấu nổi sự lạnh lùng, thờ ơ, thậm
chí coi thường của tác giả. Đó chính là sự phê
phán thâm trầm, sâu sắc của Hãi Thượng Lãn
Ông.

IV. Củng cố: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ thế kỷ
XVIII đến hết thế kỷ XIX?
V. Dặn dò :Học bài, chuẩn bị trả lời những câu hỏi phần tiếp theo của bài ôn tập

************************************
Tiết 30: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ngày dạy:
A.Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương
trình lớp 11.
- Rèn kỹ năng khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Tự đánh gía được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập từ đó rút ra
kinh nghiệm học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo.
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án. bảng phụ
- HS: Vở soạn
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở…
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định, KTSS
II. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
1.ĐVĐ
2.Triến khai

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* HĐ1: Hướng dẫn trả lời câu hỏi 4 4. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
ở GSK - Gía trị nội dung:
+ GV: Em hãy trình bày giá trị nội + Lý tuởng đạo đức nhân nghĩa
dung và nghệ thật của thơ văn + Tư tưởng yêu nước thương dân
nguyễn Đình Chiểu? Tại sao có thể - Giá trị nghệ thuật:
nói, với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, + Tính chất đạo đức, trữ tình
lần đầu tiên trong văn học dân tộc + Mang đậm sắc thái Nam Bộ
có một tượng đài bi tráng và bất tử + Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật
về người nông dân nghĩa sĩ? - Vẻ đẹp bi tráng, bất tử của hình tượng người
+ HS: Thảo luận và lần lượt trả lời nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
từng ý của câu hỏi + Bi (đau buồn, thương tiếc): qua đời sống lam lũ,
+ GV: nhận xét, đánh giá. vất vả, nỗi đau thương mất mát của nghĩa sĩ và
tiếng khóc đau thương của những người thân
người còn sống.
+ Tráng (hào hùng, tráng lệ):long yêu nước, căm
thù giặc, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa
quân, sự ca ngợi công đức những anh hùng đã hy
sinh vì nước vì dân. Tiếng khóc ấy là tiếng khóc
lớn lao, cao cả.
Trước và sau Nguyến Đình Chiểu chưa có một
hình tượng nào như thế.

* HĐ2: Hướng dẫn ôn tập phần II. Phương pháp


phương pháp 1.Lập bảng thống kê theo mẫu(SGK)
- TT1: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
1 để HS làm ở nhà
- TT2: Hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi 2. Một số đặc điểm quan trọng về thi pháp
2
+ GV gọi HS đọc yêu cầu câu hỏi 2 Đặc điểm Nội dung biểu hiện
+ Yêu cầu Hs lên điền vào bảng phụ thi pháp
+ GV gợi ý HS lấy dẫn chứng minh Tư duy Theo kiểu mẫu, công thức, hình
hoạ cho từng đặc điểm nghệ thuật ảnh ước lệ, tượng trưng
+ HS làm việc theo cặp Quan niệm Hướng về cái đẹp tao nhã, cao cả,
+ GV cử đại diện HS trình bày thẩm mỹ nhiều điển cố, điển tích…
Bút pháp Thiên về ước lệ tượng trưng
Thể loại Ký sự, thơ Đường luật, hát nói,
văn tế…

IV. Củng cố ( Kiểm tra 15 phút) :


* Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Cụm từ nào sau đây nói lên lẽ sống của Nguyễn Công Trứ?
A. Ngất ngưởng B. Khoan thai C. Khuôn phép D. Ẩn dật
2. Tác giả nổi tiếng nhất về thể loại ca trù hát nói là ai?
A. Nguyễn Khuyến B. Cao Bá Quát
C. Nguyễn Công Trứ D. Trần Tế Xương
3. Tác giả thành công nhất trong việc xây dựng tượng đài về người nông dân
là………………
* Tự luận: Chủ nghiã nhân đạo biểu hiện như thế nào trong văn học Việt Nam từ thế kỷ
XVIII đến hết thế kỷ XIX?
Đáp án: * Trắc nghiệm: 4 điểm. Câu 1, 2 mỗi câu đúng được 1 điểm. Câu 3 đúng đuợc 2
điểm
Câu 1.A Câu 2.C Câu 3. Nguyễn Đình Chiểu
* Tự luận (6 điểm) Yêu cầu HS trình bày được
- Biểu hiệ nội dung nhân đạo: Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của
con người; khẳng định đè cao tài năng nhân phẩm; lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp
con người; đề cao truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của dân tộc, ý thức con người cá nhân
đậm nét hơn.
- Lấy được tác phẩm minh hoạ
V. Dặn dò
Học bài, xem lại đề bài viết số 2 chuẩn bị trả bài.

Tiết 31 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2


Ngày dạy:
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận văn học.
- Nhận ra những hạn chế trong bài viết.
- Tự đánh giá năng lực về môn học của mình.
B.Chuẩn bị
- GV: Vở HS đã chấm xong, giáo án, sổ điểm
- HS: Xem lại đề bài viết số 2
C. Phương pháp: Phát vấn ,nêu vấn đề, đàm thoại
D.Tiến trình bài dạy:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2 Triển khai

Hoạt động của thầy , trò Nội dung


* HĐ1: Đề ra I. Đề bài:
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại đề bài và Tâm sự của nhà thơ Hồ Xuân Hương qua bài
GV ghi đề bài lên bảng. thơ Tự tình II
- HS: Chú ý và ghi vào vở, gạch Tìm hiểu đề:
chân dưới những từ ngữ mang nội - Y/c thể loại: Chứng minh + Phân tích.
dung chính, yêu cầu chính cần làm rõ. - Y/c nội dung:
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu đề Dẫn chứng: Thơ HXH, TTX
* HĐ2: Hướng dẫn lập dàn ý II. Đáp án
- GV: Phần mở bài nên ĐVĐ ra sao? Yêu cầu HS trình bày được những ý cơ bản
-HS: Trình bày cách ĐVĐ riêng. sau:
- GV: Yêu cầu học sinh trình bày 1. Mở bài: Khái quát về tác giả và tác
những ý chính phần thân bài phẩm(1,5 điểm)
-HS: So sánh đối chiếu về hình ảnh 2. Thân bài: Tâm trạng tác giả thể hiện qua
người phụ nữđược thực hiện trong các sự phân tích gía trị nghệ thuật và nội dung bài
tác phẩm thơ
- Cô đơn, lẻ loi: Qua không gian, thời gian, hinh
ảnh, âm thanh…(2 câu đề)
-Buồn tủi, ngán ngẩm: Hình ảnh chén rượu,
vầng trăng khuyết, mù xuân, mảnh tình san
sẻ….
- Khẳng định cái tôi cá nhân rất bản lĩnh: Xiên
ngang, đâm toạc
Khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
- Yêu cầu vài HS trình bày kết bài 3. Kết bài
Suy nghĩ, đánh giá chung về bài thơ (1,5 điểm)
* HĐ3: Nhận xét bài làm. III. Nhận xét: - Ưu điểm
- GV: Nêu nhận xét bài làm của học - Khuyết điểm.
sinh: Ưu điểm, khuyết điểm.
Ưu điểm :
+ Hầu hết nắm được yêu cầu đề ra.
+ Bước đầu biết cách làm 1 bài văn
nghị luận văn học.
+ Một số em viết khá mạch lạc
(Tua, Nhiar…)
+ Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp
(Uynh, Tà Hơn….)
Hạn chế : Vẫn còn mắc nhiều lỗi.
+ Lỗi về chính tả, cú pháp:
Dùng từ chưa chính xác: (Âng,
Hiếp, Pả Nưa)
Viết hoa tuỳ tiện (Hồ Văn Xiên,
Hồ Thị Hước)
Viết tắt (Hồ Văn Thâng…)
Câu chưa đúng ngữ pháp, rườm
rà (Hồ Vă Khẩu, Hồ Văn Xĩ…)
+ Lỗi về kỹ năng diễn đạt:
Ý chưa thoát (Hồ Văn Xĩ, Hồ
Thị Van…)
Diễn đạt vụng về, lủng củng
(Hồ Văn Mời, Hồ Thị Hoành…)
* H Đ4: Tổng hợp kết quả IV. Tổng hợp kết quả
GV Thông báo kết quả cụ thể Tổng số HS:
Tổng số bài:
Kết quả: Giỏi: Khá: TB: Yếu:
* H Đ5. Trả bài V. Trả bài
- GV trả bài , HS đối chiếu với đáp án
- HS tự chữa lỗi
- Gọi HS đọc bài văn mẫu
- GV giải đáp thắc mắc( nếu có)

IV. Củng cố: Lưu ý khi làm văn nghị luận về văn học?
V. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận so sánh

*************************

Tiết 32 THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH


Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
- Nắm được vai trò của lập luận so sánh trong bài văn nghị luận nói riêng, trong giao
tiếp hằng ngày nói chung
- Từ đó giúp học sinh nhận định đúng đắn về thao tác lập luận so sánh
- Có ý thức vận dụng thao tác lập luận so sánh vào giao tiếp và làm văn một cách có hiệu
quả.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: Vở soạn
C.PHƯƠNG PHÁP Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận
của thao tác lập luận so sánh so sánh
- HS phân tích các ví dụ ở SGK 1.Khái niệm
- So sánh là dể tìm ra những điểm giống và
khác nhau giữa các đối tượng để tìm ra những
những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng.
2.Mục đích, yêu cầu:
- GV yêu cầu HS rút ra khái niệm khái -Mục đích so sánh là làm rõ đối tượng
niệm và mục đich, yêu cầu đang nghiên cứu trong tương quan với các đối
-GV: Củng cố, rút ra kết luận. tượng khác.
-Trong nghệ thuật: So sánh trở thành 1 thủ
pháp biến hoá kì ảo
* H Đ2: Tìm hiểu cách so sánh II. Cách so sánh
- Yêu cầu HS phân tích các ví dụ ở SGK 1.Tìm hiểu ví dụ

2.Cách so sánh:
- Từ sự phân tích VD, GV yêu cầu HS Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một
rút ra kết luận về cách so sánh bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới
thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng,
đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của
người viết(nói)
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập
- GV: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập ở SGK Gợi ý:
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở - Nguyễn Trãi khẳng định nước Đại Việt có
SGK. tất cả có tất cả những điều mà Trung Quốc có:
văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền,
hào kệt…. Đó là những điểm giống nhau
-Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh sự khac
. nhau giữa Đại Việt và Trung Quốc:
+ Văn hoá( vốn xưng nền văn hiến đã lâu)
+ Lãnh thổ (Núi sông bờ cõi đã chia)
+ Phong tục (Bắc Nam cũng khác)
+ Chính quyền (Mỗi bên hùng cứ một
phương)
+ Hào kiệt (Đời nào cũng có)
- Những điểm khác nhau đó chứng tỏ Đại Việt
là một nước độc lập, tự chủ. Ý đồ muốn sáp
nhập, thôn tính Đại Việt vào Trung Quốc là
hoàn toàn trái đạo lý, không thể chấp nhận
đưọc. Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực, có
sức thuyết phục.

IV. Củng cố:


- Mục đích của thao tác phân tích?
-Cách phân tích?
V. Dặn dò:
*Xem kỹ bài giảng trên lớp .
*Soạn bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đếnCM tháng 8 năm1945”

**********************************

Tiết 33 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX


ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Ngày dạy:
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được những nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, những dặc điểm
chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
- HS: Vở soạn
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định, KTSS
II. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
III. Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung


*HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ
văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đầu thế kỷ XX dến Cách mạng tháng Tám
dến Cách mạng tháng Tám năm 1945. năm 1945.
- TT1: Tìm hiểu đặc điểm hiện đại 1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá
hoá của văn học. * Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
+ GV: Em hãy trình bày bối cảnh -Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược, đẩy
lịch sử xã hội, văn hoá Việt Nam giai
mạnh khai thác thuộc địa, đàn áp phong trào khởi
đoạn này? nghĩa
+ HS trả lời, GV định hướng. -Cơ cấu xã hội có sự biến chuyển sâu sắc, nhiều
giai cấp, tầng lớp mới ra đời một lớp công
chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới hình
thành
- Văn hoá Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng
văn hoá Hán, tiếp xúc chịu ảnh hưởng văn hoá
phươngTây.
- Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm và
nó được phổ biến rộng rãi trên nhiều lĩnh vực.
-Báo chí, dịch thuật, in ấn phát triển, viết văn
cũng trở thành nghề kiếm sống tuy khó khăn,
chật vật.
 tạo điều kiện cho văn học phát triển mạnh mẽ
theo hướng hiện đại hoá.
* Hiện đại hoá: Là quá trình làm cho văn học
thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung
+ Em hiểu thế nào là hiện đại hoá đại và đổi mới theo hình thức văn học phương
văn học Tây, có thể hội nhập với nền văn học thế giới
GV: giảng thêm
Nội dung hiện đại hoá thể hiện trên
nhiều phương diện:Quan niệm văn học
(văn chương chở đạo nói chí sang văn
chương là hoạt động thẩm mỹ nghệ
thuật, nhận thức và khám phá hiện
thực); không còn hiện tượng văn sử triết
bất phân; thi pháp chuyển sang hiện
đại; công chúng từ nhà nhà chuyển sang
thị dân; xuất hiện nhiều thể loại mới
(kịch, lý luận phê bình, phóng sự…)

+ Quá trình hiện đại háo diễn ra qua a. Giai đoạn1 (1900 - 1920)
những giai đoạn nào? - Đây là giai đoạn chuẩn bị cho công cuộc hiện
+ GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi đại hoá văn học: chữ quốc ngữ, báo chí dịch
nhóm chuẩn bị trình bày một giai thuật phát triển
đoạn( kể tên những tác giả tác phẩm -Tác phẩm mở đầu: Thầy La-za-rô Phiền
chính và thành tựu từng giai đoạn) (Nguyễn Trọng Quản), tiểu thuyết Hoàng Tố
Nhóm 1: Trình bày giai đoạn 1 Oanh hàm oan (Thiên Trung)
- Thành tựu chủ yếu : Thơ văn yêu nước và cách
+ GV nhận xét, đánh giá mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…
b. Giai đoạn 2(1920-1930)
Nhóm 2: Trình bày giai đoạn 2 Đây là giai đoạn đạt nhiều thành tựu đáng kể.
-Tiểu thuyết và truyện ngắn của Hồ Biểu Chánh,
+ GV nhận
nh xét
x , đánh giá
gi Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học.
- Thơ Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải
- Các sáng tác của Nguyễn Ái Quốc
Nhóm3: Trình bày giai đoạn 3 c. Giai đoạn 3(1930- 1945)
- Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá
+ GV nhận
nh xét
x , đánh giá
gi với nhiều cuộc đổi mới sâu sắc trên mọi thể loại
- Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại của
Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Ngô
Tất Tố, Vũ trọng Phụng, Tô Hoài, Bùi Hiển,
Nhất Linh…. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn…
-Phong trào thơ mới xuất hiện như một cuộc
cách mạng: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế
Lan Viên….
- Thơ cách mạng của Tố Hữu, Hồ Chí Minh,
Xuân Thuỷ…
- Phóng sự, tuỳ bút của Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Tuân…
- Kịch nói:Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tuởng…
- Phê bình lý luận: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,
Đặng Thai Mai…
Hiện đại hoá văn học diễn ra sôi nổi, mạnh
mẽ, toàn diện làm biến đổi sâu sắc diện mạo văn
học Việt Nam.

- TT2: Tìm hiểu các bộ phận văn học 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân
và các xu hướng văn học hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với
- GV yêu cầu HS: giải thích nguyên nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát
nhân và căn cứ chia văn học thành 2 triển.
bộ phận và phân hoá thành nhiều xu
hướng?
- HS trả lời
- GVđịnh hướng: do chịu ảnh hưởng
của kinh tế văn hoá Pháp; căn cứ vào
thái độ chính trị của các nhà văn,
phương thức phản ánh hiện thực cuộc
sống a.Bộ phận văn học công khai
+ Chia lớp thành 2 nhóm * Văn học lãng mạn:
Nhóm 1: Tìm hiểu văn học lãng mạn - Con người là trung tâm vũ trụ, khẳng định, đề
cao cái tôi cá nhân riêng tư.
+ HS trình bày, GV nhận xét - Thoát li thực tại, đi sâu vào thế giới nội tâm.
- Chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ,
biến thái tinh vi trong tâm hồn người.
-Thức tỉnh con ngưòi, chống lễ giáo phong kiến,
làm phong phú tâm hồn con người
-Hạn chế: Ít gắn với đời sống chính trị, dôi khi sa
vao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
-Thành tựu:Thơ mới truyện ngắn, tiểu
thuyết:Thạch Lam, Thanh Tịnh….
Nhóm 2: Tìm hiêu văn học hiện thực * Văn học hiện thực
-Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày những
bất công của xã hội.
+ HS trình bày, GV nhận xét - Đấu tranh chống áp bức bóc lột…
- Phản ánh hiện thực khách quan tỉ mỉ, xây dựng
tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Hạn chế: Chưa thấy đựơc tiền đồ của nhân dân
và tương lai dân tộc( tắt đèn, bước đường
cùng…)
-Thành tựu: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự:
Hồ Biểu chánh, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên
Hồng….
b.Bộ phận văn học không công khai.
- Văn học là vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ
thù.
- Phát triển theo phong trào yêu nước cách mạng
của dân tộc
(Hết tiết 33) - Thơ Phan Bội châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Hồ Chí Minh.

IV.Củng cố
Những đặc điểm của văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 195
V.Dặn dò4
Học bài, chuẩn b ị phần 2 của bài
Tiết 34 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Ngày dạy:
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được những dặc điểm và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.
- Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
- HS: Vở soạn
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định, KTSS
II. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
III. Bài mới:

Hoạt động của GV- HS Nội dung


*H Đ1: Tìm hiểu tốc độ phát triển 3.Văn học phát triển với một nhịp độ hết sức
của văn học mau chóng
* Biểu hiện:
+ Em hãy nêu bểu hiện của sự phát - Tốc độ cực kì mau lẹ, gấp nhiều lần các giai
triển văn học? đoạn trước
- Toàn diện trên tất cả các thể loại, tác giả, tác
+ HS trả lời ,GV lấy VD chứng phẩm
minh cho HS rõ * Nguyên nhân:
- Sự thúc bách của thời đại.
+ Nguyên nhân nào làm cho văn học - Sự vận động tự than của nền văn học dân tộc.
phát triển với nhịp độ mau lẹ như - Sự thức tỉnh, trỗi dậy của cái tôi cá nhân.
vậy? II. Những thành tựu chủ yếu của văn học Việt
* HĐ2: Tìm hiểu những thành tưụ Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng
chủ yếu tám 1945
-TT1: Tìm hiểu thành tựu về nội * Thành tựu về nội dung tư tưởng:
dung tư tưởng -Kế thừa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân
+GV: Hai truyền thống lớn của đạo.
VHVN là gì? Trong thời kỳ này VH -Yêu nước gắn liền với nhân dân, với lý tưởng
có đóng góp thêm truyền thống gì? cách mạng.
+ HS trả lời - Nhân đạo gắn liền với tinh thần dân chủ, quan
+ GV cho HS thấy đựơc những nét tâm đến đời sống nhân dân lao động khát vọng
mới trong chủ nghĩa yêu nước và giải phóng cá nhân, đề cao tài năng nhân phẩm
tinh thần nhân đạo. con người.
-TT2: Tìm hiểu thành tựu về thể loại * Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ:
và ngôn ngữ + Tiểu thuyết:Hồ Biểu ChánhTự lực văn
+ GV tập trung phân tích cho HS đoànTiểu thuyết hiện thực
thấy thành tự chủ yếu về thể loại
tiểu thuyết và thơ ca
+Cho HS thấy sự khác nhau giữa + Truyện ngắn: phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng
tiểu thuyết hiện đại và trung đại. + Phóng sự, kịch
+Thơ ca: Phong trào Thơ mới và thơ ca cách
+ GV: Theo em Thơ mới khác với mạng
thơ trung đại chỗ nào?
+ Hs trả lời, Gv nhận xét và kết
luận. III. Luyện tập

* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập Lập bảng so sánh


Yêu cầu HS lập bảng so sánh bộ
phận văn học công khai và văn học Bộ phận văn học Bộ phận văn học
không công khai theo bảng mẫu. công khai không công khai
(Bảng phụ) - Đội ngũ: phần lớn là - Chiến sĩ, quần chúng
trí thức tây học, thuộc cách mạng.
tầng lớp tiểu tư sản.
-Hoạt động: công khai, - Bí mật, bất hợp pháp, bị
hợp pháp dưới sự kiểm thực dân cấm đoán.
soát của thực dân. -Vũ khí sắc bén đấu tranh
-Tính chất: có tinh thần chống kẻ thù, truyền bá tư
dân tộc lành mạnh, cầu tưởng yêu nước và cách
tiến, mặc dù không mạng.
chống đối thực dân

IV.Củng cố
Nắm những đặc điểm và thành tựu của văn học việt nam từ thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng Tám năm 195
V.Dặn dò
Học bài, chuẩn bị viết bài số 3

Tiết: 35 - 36 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3 : NGHỊ LUẬN VĂN H ỌC


Ngày dạy:
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận văn học
- Rèn kỹ năng viết văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận văn học
- Nghiêm túc trong giờ viết bài
B. Phương pháp: Ra đề phù hợp với trình độ HS
C. Chuẩn bị:
- GV: đọc tài liệu , ra đề kiểm tra.
- HS: ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra.
D.Tiến trình lên lớp
I.Ổn định, KTSS
II.Bài cũ: Không
III.Bài mới
HĐ 1: Đ ề ra
Vẻ đẹp hình tượng nguời nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu
HĐ2: Đáp án
Yêu cầu học sinh đạt được các ý cơ b ản sau:
* Mở bài: Giới thiêụ khái quát tác giả tác phẩm ( 2 đ)
* Thân bài: Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc qua:
- Vẻ đẹp bên ngoài (2 đ)
+ Là người nông dân hiền lành, chất phác, mộc mạc giản dị
+ Chỉ quen với công việc ruộng đồng, quanh quẩn lo toan với miếng cơm manh
áo, những điều nhỏ nhặt tầm thường, không quen chốn binh đao.
(dẫn chứng minh hoạ)
- Vẻ đẹp phẩm chất tinh thần (3,5 đ): Giàu lòng yêu nước
+ Ghét sự bạc nhược của triều đình
+ Căm thù giặc sục sôi
+ Tinh thần yêu nứơc, sẵn sàng xã thân vì nghĩa lớn
Vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần Giuộc được dệt nên từ dòng nước mắt
của Đồ Chiểu

* K ết bài:
Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về giá trị tác phẩm ( 2 đ)
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp (0.5 đ)
HĐ3: HS làm bài
HĐ4: Thu bài
IV. Củng cố: Xem lại đề bài và cách làm bài văn nghị luận văn học
V. Dặn dò: Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Tiết 37 HAI ĐỨA TRẺ


Ngày dạy: (Thạch Lam)

A. Mục tiêu: Giúp HS:


- Hiểu đựơc vài nét về tác giả va phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Cảm nhận được
bóng tối và những cuộc đời đang chìm ngập trong bóng tối âm thầm, vô vọng.
-.Hiểu được tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo tóm tắt tác phẩm.
- Giáo dục tình yêu thương con người
B.Chuẩn bị:
*Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.
C. Phương pháp
Phát vấn nêu vấn đề - thảo luận, lấy h/s làm trung tâm.
D.Tiến trình lên lớp
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của nền văn học Việt Nam từ thế
kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
III. Bài mới:
1 Đặt vấn đề:
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn - Người đọc khi đến với ông
sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt
là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt
nhức mà "Hai đứa trẻ" là ví dụ.
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC


* HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu I.Tìm hiểu chung:
chung 1.Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)
-TT1: Tìm hiểu tác giả - Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn
+ HS đọc phần tiểu dẫn chương Thạch Lam đi theo hướng riêng về những
+ GV: Em hãy trình bày vài nét về người lao động cơ cực, bế tắc.
nhà văn Thạch Lam? - Thạch Lam viết văn với tấm lòng thương cảm
+ Gọi 1-2 HS phát biểu, sau đó sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước số phận
nhấn mạnh những nét chính. đau khổ của con người.
- Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - truyện
không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng. Tác giả
khai thác chất trong đời sống hàng ngày và đem
chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của Thạch
Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn
là tư duy.
- Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: "Gió
lạnh đầu mùa"; "Nắng trong vườn"; "Sợi tóc"; "
Hà Nội 36 phố phường”; và là cây bút phê bình
văn học xuất sắc.
TT2: Tim hiểu chung tác phẩm 2 Tác phẩm
+ Em hãy cho biết xuất xứ của tác a.Xuất xứ: Rút từ tập “Nắng trong vườn” (1938)
phẩm? b.Đọc:
+ GV: Hướng dẫn đọc: yêu cầu đọc
to, rõ ràng. Các HS khác gạch chân
ở những câu, từ ngữ đáng chú ý.
+ Gọi 1-2 Hs đọc tác phẩm.
+ HS trả lời, GV kết luận c.Tóm tắt: SGK
+ GV: Em hãy thử tóm tắt truyện
ngắn và nêu cảm nhận của bản thân
khi làm công việc này có gì khó
khăn không?.
+GV: Nhận xét cách trình bày của
HS.
* H Đ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn II. Đọc -Hiểu văn bản :
bản : 1.Bức tranh phố huyện:
- TT1: Tìm hiểu bức tranh phố a.Tiếng trống thu không:
huyện - Thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con
+ GV: Để mở đầu cho việc miêu tả người tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả
bức tranh phố huyện, tác giả đề cập nỗi niềm xao xác  điểm nhịp cho cuộc sống
đến hình ảnh nào? Hãy phân tích ý nặng nề trôi.
nghĩa của hình ảnh đó? - Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã"
+ HS: Âm thanh của tiếng trống thu quen thuộc, buồn bã, rên rỉ của côn trùng, ếch
không: báo hiệu chiều về, chất chứa nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc, tiếng đoàn tàu.
nỗi niềm của con người, gợi bước đi => Không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù
của thời gian. đọng của phố huyện.
+ GV: nhận xét và định hướng
+ GV giúp Hs liên tưởng đến một
số câu thơ của Hồ Xuân Hương
"Đêm khuya văng vẳng trống canh
dồn"tăng cái yên tĩnh, quanh
vắng con người cô đơn, trơ trọi
hơn.

IV. Củng cố:


Những nét chính về Thạc Lam và sáng tác của ông? Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ”
V. Dặn dò:
Học bài .
Chuẩn bị tìm hiểu thời gian, không gian và những con người nơi phố huyện.

Tiết 38 HAI ĐỨA TRẺ


Ngày dạy: (Thạch Lam)

A. Mục tiêu: Giúp HS:


- Cảm nhận được bóng tối và những cuộc đời đang chìm ngập trong bóng tối âm thầm, vô
vọng. Đồng thời thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp
người nghèo khổ.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật
- Giáo dục tình yêu thương con người
B.Chuẩn bị:
*Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.
C. Phương pháp
Phát vấn nêu vấn đề - thảo luận, bình giảng, lấy h/s làm trung tâm….
D.Tiến trình lên lớp
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vài nét về phong cách truyện ngắn của nhà văn
Thạch Lam?
III. Bài mới:
1 Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC


* HĐ1: Tìm hiểu yếu tố thời gian 1.Bức tranh phố huyện:
trong truyện a.Tiếng trống thu không
+GV: Khung cảnh của truyện được b. Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả
mở ra vào thời gian nào?. Thời gian như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày
ấy nói lên điều gì?. Hãy nhận xét về tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu
cách thể hiện thời gian của Thạch đêm ...."," Đêm tối".
Lam trong truyện?. - Thời gian chiều tối: thời gian kết thúc một ngày
+HS: Liệt kê những chi tiết miêu tả và mở ra đêm tối với người nghèo công việc
về thời gian, sau đó nêu nhận xét: là kiếm sống tiếp diễn
thời gian chiều tối kết thúc một - Thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ, 
ngày, mở ra đêm tối, gợi buồn, yên nhịp sống buồn bã, của phố huyện từ chiều tàn đi
tĩnh , cuộc sống người nghèo vẫn dần vào đêm khuya.
tiếp tục
* HĐ2: Tìm hiểu yếu tố không bKhông gian:
gian trong truyện - Xóm chợ, ngõ hẻm, ga xép của phố huyện nghèo
Tiếp tục tìm hiểu về bức tranh phố (không gian hiện thực)  cuộc sống đơn điệu, tù
huyện. G/v định hướng cho HS đi túng, quẩn quanh xao xác buồn cứ lặp đi lặp lại
sâu các vấn đề. Tái hiện tính trì trệ, tù hãm của xã hội Việt Nam
Phân tích về không gian nghệ thuật thời thuộc Pháp( cái xã hội người phải "sống mòn,
của tác phẩm. nổi váng lên, mốc ra, rỉ đi" "ao đời phẳng lặng")
Hỏi: Hãy nhận xét về không gian - Vòm trời hàng ngàn ngôi sao, sông Ngân Hà và
nghệ thuật của truyện?. Có mấy loại vịt Thần Nông, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực:
không gian được mở ra?. (không gian tâm tưởng, khát vọng) : Khi con
+ HS: Nêu nhận xét về không gian người bất lực trước thực tại, không gian này xuất
được đề cập ở trong truyện. Từ đó hiện: ước mơ, khát vọng của con người
phân loại không gian của tác phẩm: tính nhân đạo: an ủi, mong mỏi con người được
có hai loại. sung sướng hạnh phúc, hé ra chút ánh sáng hi
Không gian hiện thực: không vọng cho con người
gian bé nhỏ của phố huyện tù đọng,
ngột ngạt
Không gian tâm tưởng, khát
vọng: hướng lên giải ngân hà,
hướng về Hà Nội xa xăm huyên
náo, ước ao, khát vọng của con
người.
+ GV: Bình giảng giúp HS cảm
thụ tốt yếu tố này.
Hỏi: Trong không gian đó, tác giả
đã đặc biệt có dụng ý khi sử dụng - Bóng tối: Bao trùm cảnh vật và con người được
công phu một yếu tố nghệ thuật. Đó tác giả dụng công miêu tả từ nhiều thời điểm, góc
là gì?. nhìn:" bóng tối ở dãy tre làng đen lại, trong mắt
+ HS:Phát hiện cho được yếu tố Liên, ở hòn đá nhỏ mấp mô, trên đương và các
nghệ thuật đó là bóng tối, liệt kê ngõ ra chợ, qua sông, vào làng; tàu đi vào đêm
các chi tiết, câu văn, hình ảnh nói về tối; Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, tịch mịch
bóng tối đầy bóng tối" ám ảnh đè nặng lên cảnh vật, con
+GV: Bóng tối trở thành nỗi ám người  Thèm khát ánh sáng
ảnh đè nặng lên cuộc sống con
người phố huyện, con người cựa
quậy, lẫn lộn, mất hút vào bóng tối,
tù túng, khát thèm ánh sáng. Ở đây
ánh sáng mâu thuẫn với bóng tối:
ánh sáng thì lăy lắt, nhỏ bé bóng tối
thì dày đặc, đen ngòm, đáng sợ 
số phận tội nghiệp, tăm tối của con
người. Tác giả chủ động nhốt, nén,
dồn ép nhân vật vào bóng tối để thể
hiện nỗi khát thèm ánh sáng  ánh
sáng chỉ le lói, yếu ớt, nhỏ nhoi, xa
xôi: "chút ánh sáng rơi.. những con
đom đóm, đèn đoàn tàu, vì sao dải
Ngân Hà" => ánh sáng không đủ xé
rách màn đêm làm cho đêm tối
mênh mông hơn. Thạch Lam rất
tinh tế, đầy dụng ý.
c. Con người phố huyện:
* HĐ3: Tìm hiểu những kiếp + Mấy đứa trẻ nhặt rác: lom khom cúi nhặt nhạnh
người nghèo trong truyện những thứ gì trên đất
+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến
+ GV: Trong khung cảnh ấy, con dọn hàng nước "chả kiếm được bao nhiêu...",
người hiện lên như thế nào?. + Bác Siêu bán phở: Tối đến gánh hang bán cạnh
đường, món hàng xa xỉ mà chị em liên không bao
+ HS: Đọc kỹ SGK, tìm tòi và liệt giờ mua được
kê ra những con người ở phố huyện, + Gia đình bác xẩm: đói nghèo,lam lũ
sau đó nêu nhận xét chung về số + Bà cụ Thi “hơi điên”: là dấu hiệu tột cùng của sự
phận những người này bế tắc
- + Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu mà khách
hàng không đủ tiền mua.
 Cuộc sống quẩn quanh, buồn chán, mỏi mòn.
+ GV: đọc vài câu thơ liên hệ: Con người chỉ còn là những cái bóng vật vờ, lay
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng lắt.
điệu. Tới hay lui cũng ngần ấy mặt  Tấm lòng thương cảm của tác giả.
người (Huy Cận), Cơm mai rồi lại
cơm chiều, rút cục, mỗi ngày hai
bữa cơm( Xuân Diệu)

IV. Củng cố:


Cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn trong truyện được tác giả miêu tả như
thế nào?
V. Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị phân tích hình ảnh nhân vật Liên và cảnh đợi tàu.

Tiết 39 HAI ĐỨA TRẺ


Ngày dạy: (Thạch Lam)

A. Mục tiêu: Giúp HS:


- Hiểu đựơc phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, cảm nhận được bóng tối và những
cuộc đời đang chìm ngập trong bóng tối âm thầm, vô vọng. Đồng thời hiểu được tấm lòng
nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích nhân vật
- Giáo dục tình yêu thương, đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ
B.Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tham khảo tài liệu.
* Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.
C. Phương pháp
Phát vấn nêu vấn đề - thảo luận, lấy h/s làm trung tâm.
D.Tiến trình lên lớp
I.ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết hình ảnh của những kiếp người tàn hiện lên như thế
nào trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Tất cả những kiếp người nhỏ bé đã hiện ra trong cái nhìn xót thương của
Liên- của nhà văn với những cảm nhận rất đỗi tinh tế và nhân hậu. Tuy nhiên họ vẫn le lói
hy vọng, hy vọng mơ hồ vào một ngay mai có thể sẽ tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng đó đã
được nhà văn thể hiện gửi gắm qua nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu.
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Phân tích nhân vật Liên và 2.Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu
hình ảnh đoàn tàu a)Nhân vật Liên:
- TT1: Hướng dẫn phân tích nhân vật - Là đứa trẻ nghèo: cuộc sống cơm áo trói buộc
Liên cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền
+ GV: Trong những con người đang lợi của tuổi thơ, Liên sống mòn mỏi trong đợi
sống âm thầm, vật vờ như những cái chờ.
bóng ở nơi phố huyện, thì Liên là nhân - Là đứa trẻ giàu tình thương:
vật được Thạch Lam khắc hoạ rõ nét + Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác
nhất. "Liên động lònh thương nhưng chính chị cũng
Theo em, Liên là đứa trẻ như thế nào? không có tiền mà cho chúng".
+ HS: Nghiên cứu, đưa ra những ý + Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn
kiến khái quát về nhân vật Liên. Có đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ
những ý chính cần làm rõ: Thi, chị Tí, bác xẩm).
Là đứa trẻ nghèo. + Đối với em An: Thương yêu, lo lắng,
Là đứa trẻ giàu tình thương. chăm sóc, ân cần "chiếc xà tích... chị là con gái
Là đứa trẻ hiếu thảo, đảm đang. lớn và đảm đang".
Là đứa trẻ có tâm hồn và biết ước - Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ
mơ. ước  làm nên chất thơ cho truyện.
+ GV: Bình chi tiết đôi mắt Liên:
không đặc tả kỹ nhưng cho thấy tâm
trạng lắng đọng sâu xa. Chính đôi mắt
ấy đã nhìn, thấu hiểu và cảm nhận "mùi
riêng của đất" trữ tình hoá qua hình
ảnh đôi mắt.
+ GV: Trong số các nhân vật của phố - Là người đau khổ nhất trong các nhân vật:
huyện, ai là người đau khổ nhất? + Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng chốn
+ HS: Nhận định có thể không giống thị thành.
nhau, nhưng sẽ có ý kiến cho Liên là + Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
người đau khổ nhất. + Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà
+ Trường hợp HS nêu không đúng Liên và những người xung quanh đang sống và
vấn đề thì GV gợi ý: Vì sao có người là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
cho rằng Liên là người đau khổ nhất Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc cuộc
trong các nhân vật? sống buồn chán, nhạt nẽo.

- TT2: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh b)Hình ảnh đoàn tàu:
đoàn tàu - Con tàu mang đến một thế giới khác:
+ GV: Đối với cuộc sống phố huyện, + Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng
hình ảnh đoàn tàu có ý nghĩa gì?. màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ,
+ HS: Thảo luận, trình bày ý nghĩa của rực rỡ chốn thị thành át đi ánh sáng mờ ảo, yếu
đoàn tàu: nó mang đến phố huyện thế ớt của phố huyện.
giới khác, trở thành thói quen, niềm + Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên
vui, nhu cầu thiết yếu của mọi người. đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi
buồn chán, đơn điệu ở phố huyện.
+ GV: Vì sao chị em Liên cố thức để + Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ
đợi tàu và điều đó có ý nghĩa gì?. đợi, trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn,
+ HS: thảo luận và lí giải: nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần
người dân phố huyện  náo nhiệt, rộn ràng.
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích
tầm thường là có khách mua hàng mà để nhìn
thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày. Nó
mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nộiniềm
say mê của chị em Liên.
- Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư
tưởngnhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng,
ngưng đọng của cuộc sống.
*HĐ2: Hướng dẫn tổng kết . III.Tổng kết
+ GV: Trình bày những nét đặc sắc về 1. Nghệ thuật
nghệ thuật của truyện ngắn. ý nghĩa của -Truyện không có cốt truyện nhưng rất hấp dẫn.
truyện?. - Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu
+HS:Trình bày. chất thơ.
- Chú ý miêu tả tâm lí.
2. Nội dung(SGK)

IV. Củng cố: Chọn câu trả lời đúng


1. Hầu hết các sáng tác của Thạch Lam đều thể hiện niềm thương cảm chân thành với
người nghèo.
A. Đúng B. Sai
2. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn có cốt truyện như thế nào?
A. Phức tạp B. Đơn giản
3. Với truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thành công trong nghệ thuật…
V. Dặn dò:
- Đọc và tóm tắt tác phẩm. Trình bày hiểu biết của em về ý kiến sau đây của Thạch
Lam "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li
trong sự quên, trái lại văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có đẻ
vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch
và phong phú hơn".
- Chuẩn bị bài: Ngữ cảnh
Tiết 40 NGỮ CẢNH
Ngày dạy
A. Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
- Khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó
- Biết nói và viết đúng ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối
quan hệ với ngữ cảnh.
- Nghiê túc trong giờ học
B. Chuẩn bị
*Giáo viên: SGk, SGV, giáo án, bảng phụ
*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
C.Phương pháp
Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề
D.Tiến trình lên lớp
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu khái I. Khái niệm
niệm 1.Ví dụ
- TT1: Tim hiểu các ví dụ * VD1: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ”
+ GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ Nếu đột nhiên nói câu đó thì không thể hiểu đối
ở SGK bằng cách lần lượt trả lời tất tuợng, thời gian, nội dung của câu nói
cả các câu hỏi ở SGK. * VD 2:Nếu đặt câu nói trên vào văn cảnh “Hai
+ HS trả lời. đứa trẻ” thì có thể xác định được đối tượng, thời
gian, nội dung câu nói đó
+ GV có thể hỏi cụ thể hơn
Nếu không có bối cảnh? Có bối
cảnh thì nội dung ý nghĩa của câu sẽ  Mỗi câu đều sản sinh trong một bối cảnh nhất
như thế nào? định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ trong bối cảnh
Từ các câu trả lời của HS, GV nhấn của nó. Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh.
mạnh 2.Kết luận
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người
nói( viết) sản sinh ra lời nói thích ứng còn người
- TT2: Rút ra kết luận nghe(đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng lời nói.
+ Vậy em hiêu thế nào là ngữ cảnh?
+ HS rút ra kết luận ở SGK
* H Đ2: Tìm hiểu các nhân tố của II.Các nhân tố của ngữ cảnh
ngữ cảnh

- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả


lời câu hỏi: Ngữ cảnh gồm có
những nhân tố nào?
- HS: Nhân vật giao tiếp, bối cảnh
ngoài ngôn ngữ và văn cảnh.
-TT1: Tìm hiểu nhân vật giao tiếp 1.Nhân vật giao tiếp
+ GV: Em hiểu như thế nào là - Là những người tham gia vào hoạt động giao
nhân vật giao tiếp? tiếp.
+ HS trả lời, GV chú ý đến đặc - Đặc điểm:
điểm: Nếu chỉ có một người nói và + Có quan hệ tương tác.
một người nghe: song thoại; nhiều + Vị thế nhân vật giao tiếp chi phối đến nội dung
người nói và người nghe: hội thoaị. và hình thức của lời nói.
Sau đó yêu cầu HS lấy VD cho từng
đặc điểm
- TT2: Tìm hiểu bối cảnh ngoài 2.Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
ngôn ngữ
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và trả - Bối cảnh giao tiếp rộng
lời những yếu tố của bối cảnh ngoài - Bối cảnh giao tiếp hẹp
ngôn ngữ - Hiện thực được nói tới
+ GV lấy VD cho HS rõ

- TT3: Tìm hiểu nhân tố văn cảnh 3.Văn cảnh


+ Hs trả lời các câu hỏi theo gợi ý Bao gồm tất cả các yếu tố cùng có mặt trong văn
của GV bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào
+ GV nhận xét, đánh giá đó
* HĐ3: Tìm hiểu vai trò của ngữ III. Vai trò của ngữ cảnh.
cảnh 1. Đối với người nói(người viết) và quá trình
Trên cơ sở SGK, GV yêu cầu HS sản sinh lời nói, câu văn : là cơ sở của việc dùng
trình bày 2 vai trò của ngữ cảnh, kết từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ…
hợp lấy VD chứng minh 2. Đối với người nghe(người đọc)và quá
trình lĩnh hội lời nói câu văn: là căn cứ để lĩnh
hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung ý nghĩa,
mục đích câu nói…

* HĐ4: Hướng dẫn luyện tập IV. Luyện tập:


Bài 1: Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác để thấy
Chia lớp thành 4 nhóm được các chi tiết trong 2 câu văn đều bắt nguồn từ
- Nhóm 1 làm BT 1 hiện thực. Câu văn trong bài xuất phát từ bối cảnh:
tin tức về kẻ địch đến đã mười tháng nay mà lệnh
Bảng phụ quan thì vẫn còn chờ đợi. Vì thế người nông dân
cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi
của kẻ thù.
Bài 2: Hai câu thơ của Hô Xuân Hương xuất phát
- Nhóm 2 làm BT 2 từ tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng
trống cầm canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô
đơn, trơ trọi...hiện thực được nói đến là hiện thực
Bảng phụ bên trong: tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của
người phụ nữ.
Bài 3: Từ hoàn cảnh về cuộc sống của nhà thơ, ta
có thể thấy bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hy sinh
- Nhóm 3 làm BT3. vì chồng vì con.
Bài 5: Bối cảnh giao tiếp hẹp: Trên đường đi, hai
Bảng phụ người không quen biết gặp nhau. mục đích: người
hỏi muốn biết về thời gian để tính toán cho công
- Nhóm 4 làm BT 5 việc riêng của mình
Bảng phụ

IV. Củng cố:


Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố va vai trò của ngữ cảnh?
V. Dặn dò:
Học bài, làm BT4
Chuẩn bị bài : Chữ người tử tù
Tiết 41 CH÷ NG¦êi tö tï
Ngày dạy (Nguyễn Tuân)
A.Mục tiêu: Giúp HS nắm:
- Đôi nét về Nguyễn Tuân và phong cách sáng tạo của ông đồng thời thấy đựoc vẻ đẹp
của nhân vật Viên quản ngục.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích nhân vật
- Giáo dục HS hướng đến cái Chân- Thiện- Mĩ
B.Chuẩn bị
*Giáo viên: SGK, SGV, giáo án + tập vang bóng một thời + các bài nghiên cứu về
Nguyễn Tuân.
*Học sinh: soạn bài, đọc tác phẩm ở nhà.
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Liên trong truyện ngắn "Hai
đứa trẻ " của Thạch Lam.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
Từ sau 1937, trong nền văn học Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật hết sức
độc đáo: Nguyễn Tuân. Cái tôi trong tác phẩm của ông là "Người lỗi lạc sống một cách
đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản
chính đi chứ không để lại một bản sao nguyên cải nào". Đó là một cái tôi lập dị, đi lù lù
giữa cuộc đời, ném đá vào kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh.
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung I.Tìm hiểu chung:
- TT1:Tìm hiểu về tác giả. 1.Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987)
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần - Sinh ra trong gia đình nhà Nho.
tiểu dẫn kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà - Ông viết văn trước CMT8, sau CMT8 ông
để trình bày về tác giả. nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến,
Cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
Tuân?. - Ông là nhà văn rất tài hoa và uyên bác.
+ HS: Trình bày. - Phong cách nghệ thuật rất độc đáo: Tiếp cận
+ GV: Bổ sung, nhấn mạnh những nét đời sống từ góc độ văn hoá, nghệ thuật, từ
chính về Nguyễn Tuân và phong cách phương diện tài hoa của nghệ sĩ.
nghệ thuật của ông. - Ngòi bút ông phóng túng và có ý thức rất sâu
sắc về cái tôi cá nhân mình. Điều đó khiến ông
trở thành nhà tuỳ bút xuất sắc của Việt Nam.
Hãy kể tên những sáng tác của ông?. 2. "Vang bóng một thời"(1940) .
+ HS: Liệt kê. - Là viên ngọc quý của văn chương Việt Nam
- TT2: Tìm hiểu tác phẩm “Vang bóng - Tặng cho độc giả những khoái cảm thẩm mĩ
một thời” (1940) cao đẹp, tận hưởng những ý vị tinh tuý, thanh
+ GV dẫn: Chúng ta thấy sự nghiệp tao của cuộc sống.
sáng tác của Nguyễn Tuân rất phong - Bảo tồn và lưu truyền những tinh hoa của dân
phú, đặc sắc thể hiện rõ nét phong cách tộc để cho con cháu được thừa kế, gìn giử và tài
của Nguyễn Tuân trước CMT8 là bồi.
"Vang bóng một thời (1940)", gồm 11
truyện ngắn. GV tóm tắt một số truyện
và rút ra giá trị của tác phẩm.
- TT3: Hướng dẫn đọc và tóm tắt tác 3. Đọc và tóm tắt tác phẩm:
phẩm “Chữ người tử tù” a. Đoc:
+ GV: Hướng dẫn cách đọc
+ GV: gọi 1- 2 HS đọc tác phẩm
+ HS đọc, GV nhận xét
+ Yêu cầu 1-2 HS tóm tắt cốt truyện. b. Tóm tắt:

* HĐ2: Tìm hiểu văn bản II. Tìm hiểu văn bản :
1. Sự gặp gỡ giữa hai nhân cách
- TT1: Tìm hiểu tình huống truyện a. Tình huống truyện:
+ GV giải thích khái niệm tình huống + Bình diện xã hội: hoàn toàn đối lập với nhau:
truỵên " kẻ đại nghịch, kẻ tử tù đang chờ ngày ra pháp
+ GV dẫn: Để thể hiện nhân cách của trường để chịu tội - quản ngục, đại diện cho trật
2 nhân vật, tác giả khéo léo xây dựng tự xã hội"
tình huống truyện + Bình diện nghệ thuật: Là những con người
Vậy em hãy cho biết tình huống ấy xảy có tâm hồn nghệ sĩ, là tri âm, tri kỷ.
ra như thế nào?
+ HS: Miêu tả tình huống
+ GV giảng: Xét về phương diện xã  Tình huống độc đáo, sáng tạo, giàu kịch tính,
hội, họ là hai lực lượng đối lập nhau, xung đột  vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật và
nhưng về phương diện nghệ thuật họ chủ đề tác phẩm
có sự đồng điệu và tri kỷ.
+ GV: Hãy nhận xét nghệ thuật tạo
tình huống của tác giả.
+ HS: Thảo luận về tài năng xây dựng
của Nguyễn Tuân.
- TT2: Tìm hiểu về nhân vật Viên b. Nhân vật Viên quản ngục:
quản ngục. -Hoàn cảnh sống: đề lao (hẹp), xã hội phong
+ GV: Cho biết hoàn cảnh sống của kiến (rộng) lọc lừa, tàn nhẫn =>đối biết giá
viên quản ngục? Tính cách của quản người, trọng người ngay thanh âm trong trẻo
ngục có tỉ lệ thuận với hoàn cảnh sống chen bản đàn nhạc luật xô bờ.
không? - Sở nguyện: có được chữ của Huấn Cao: "biết
+ GV hướng dẫn H/S tiếp tục tìm tòi đọc sách... mộng"  sở thích thanh cao, tao
các chi tiết thể hiện tính cách cao quý nhã, mong ước đầy ý nghĩa.
của viên quản ngục. - Hành động:
+ GV: Viên quản ngục tiếp cận Huân + Đem rượu thịt biệt đãi Huấn Cao và những
Cao ra sao? người bạn.
+ HS: Biệt đãi Huấn Cao + những + Trước sự xúc phạm của Huấn Caocung
người bạn tù vừa thể hiện lòng kính kính "xin lĩnh ý" lễ phép lui ra, không lấy làm
phục, ngưỡng mộ, đồng thời xin chữ oán thù "y thừa.... giữ tù"  thành thực, biết
của Huấn Cao. mình biết người.
+ GV: Trước sự ưu ái của quản ngục,
Huấn Cao đã có thái độ ra sao?
+ HS: Khinh bạc, xúc phạm và sẵn
sàng chờ báo thù.
+ GV: Trước sự xúc phạm của Huấn - Thái độ: Cam chịu, nhẫn nhục trước sự khinh
Cao, thái độ của quản ngục ra sao? bạc của Huấn Cao.
+ HS phân tích. - Phẩm chất hiếm có, tốt đẹp: Tấm lòng biệt
nhỡn liên tài, trọng nghĩa

+ GV: Qua đó em cảm nhận như thế Không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết trân
nào về nhân vật Viên quản ngục? trọng, thực lòng yêu cái đẹp có nhân cách,
lương tâm.

IV. Củng cố:


- Đọc và tóm tắt tryện Chữ người tử tù.
- Tác giả đã xây dựng tình huống truyện như thế nào?
- Tính cách viên quản ngục được thể hiện ra sao trong tác phẩm?
-Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và Cảnh cho chữ.
V. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ

Tiết 42: CH÷ NG¦êi tö tï


Ngày dạy: (Nguyễn Tuân)
A.Mục tiêu: Cho HS hiểu:
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật
của Nguyễn Tuân
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích nhân vật
- Giáo dục HS hướng đến cái Chân- Thiện- Mĩ
B.Chuẩn bị
*Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, TLTK
*Học sinh: Học bài, soạn bài
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu suy nghĩ của em về nhân vật Viên quản ngục?
III. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ 1: Tìm hiểu nhân vật Huấn c) Nhân vật Huấn Cao:
Cao - Miêu tả Huấn Cao gián tiếp qua cái nhìn của
- GV: Nhắc lại tình huống truyện và các nhân vật khác: "tài viết chữ nhanh và rất
cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao - Quản đẹp", "Người ta đồn ngoài tài viết chữ tốt còn
ngục. có tài bẻ khoá vượt ngục".
Hỏi: Khi xuất hiện, vẻ đẹp của hình Con người văn võ toàn tài -> tạo nên sức hấp
tượng Huấn Cao được bộc lộ như thế dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc.
nào?
- GV: Định hướng cho HS phân tích vẻ - Khi xuất hiện:
đẹp của hình tượng này trên các mặt: + cùng mấy người bạn rố gông, trừ rệp, không
+ Khí phách. thèm để ý đến lời đùa cợt, doạ dẫm thô lỗ của
+Tài hoa. tên lính  Điềm tĩnh, lạnh lùng
+Thiên lương. + "những người chọc trời khuấy nước..." chống
lại triều đình phong kiến, coi thường hiểm
-HS: Tìm các chi tiết trong bài để làm nguy, gian khổ, coi thường cái chết kề bên 
rõ từng vẻ đẹp của hình tượng Huấn Hiên ngang bất khuất:
Cao về hành động, cử chỉ, thái độ, lời + "ngươi hơn ta...., cố ý làm ra khinh bạc đến
nói. điều" Khinh rõ những kẻ đại diện quyền
Sau đó nhận xét chung về hình tượng lực thống trị
Huấn Cao. + "Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm",
"có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu
vật trên đời " Là con người rất mực tài hoa:
Hỏi: Nhà văn xây dựng hình tượng + "Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít
Huấn Cao từ nguyên mẫu nào?. chịu cho chữ", dành riêng cho người tri kỷ Là
-HS: Cao Bá Quát. người có nhân cách cao đẹp:
+ "Ta nhất sinh không vì ..."  Coi thường
*GV: Trình bày đôi nét về Cao Bá
danh lợi:
Quát để HS liên hệ, so sánh và mở
Lần này là ngoại lệ: "Ta cảm cái tấm lòng biệt
rộng. Chú ý đén các điểm: Cao Bá
nhỡn liên tài ... thiên hạ",cảm thông với người
Quát đã tập hợp, lãnh đạo những con
biết yêu qúi cái đẹp  cái "thiên lương" luôn
người vì nghĩa chống lại triều Nguyễn
ngời sáng.
bị xử tử. Cũng là con người tài hoa, có
Cái đẹp tài hoa hài hoà với cái đẹp của khí
tài viết chữ đẹp và làm thơ hay, được phách, "thiên lương"vẻ đẹp rực rỡ, uy nghi,
ban khen "Văn như Siêu, Quát vô Tiền lẫm liệt, thống nhất giữa: CHÂN - THIỆN -
Hán". MỸ.
- GV: Qua cuộc gặp gỡ giữa hai con Đề cao, ca ngợi, trân trọng cái tài, cái đẹp,
người, tác giả muốn gửi gắm điều gì?. nhất là cái đẹp văn hoá cổ truyền+ lối sống tao
nhã, biết trọng người tài.
* HĐ2: Phân tích cảnh cho chữ
- GV cho HS đọc lại đoạn: "đêm hôm 2. Cảnh cho chữ:
ấy ...hết" để gợi không khí truyện. - Thời gian : đêm khuya.
Hỏi: Cảnh cho chữ diễn ra trong - Không gian: buồng giam tối, chật hẹp, ẩm ướt,
không gian, thời gian như thế nào? đầy mạng nhện, phân gián, phân chuột.Đặc biệt
-HS: + Thời gian: Đêm khuya. là sự đối lập: CẢNH> <CẢNH và NGƯỜI>
+ Không gian: buồng giam tối <NGƯỜI
tăm, chật hẹp, hôi hám. - Hình ảnh: Bó đuốc sáng rực, 3 đầu người
- GV: yêu cầu học sinh miêu tả cụ thể chăm chú trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn.
cảnh cho chữ. - Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
Cho biết nghệ thuật thể hiện của tác + Việc cho chữ thường diễn ra ở thư phòng, thư
giả ở doạn này. sảnh còn đây lại diễn ra ở ngục tối chật hẹp, bẩn
- HS trả lời, GV định hướng. thỉu.
- GV: Vì sao tác giả cho rằng đây là + Người nghệ sĩ sáng tạo giữa lúc cổ mang
"cảnh tượng ...có"? gông, chân đeo xiềng, sắp bị rơi đầuKý thác,
- HS: Phải lý giải được đây là cảnh di vật.
tượng xưa nay chưa bao giờ xảy ra. + Có sự đổi ngôi giữa người tù với quản ngục.
- GV: nhận xét, đánh giá và định
hướng.
- GV: Cảnh tượng đó tự nó nói lên Cái thiện đã chiến thắng cái ác, cái xấu. Có
điều gì? những con người sống trong cái ác, cái xấu vẫn
- HS: cắt nghĩa. hướng về cái thiện cái đẹp  niềm tin vào cuộc
- GV: Củng cố bổ sung. sống vào con người.
-GV: HUấn Cao đã khuyên Quản ngục - Lời khuyên: Thay chỗ ở và thay nghề.
điều gì? lời khuyên đó có ý nghĩa ra Cái đẹp sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị
sao? nhưng không thể sống chung với tội ác. Con
-HS: trình bày nội dung cuả lời người có thể và xứng đáng được thưởng thức
khuyên, ý nghĩa và tác dụng đối với cái đẹp khi giữ được thiện lương.
quản ngục. Cảm hoá một con người: ngục quản cảm
- GV khắc sâu ý nghĩa của lời khuyên. động, khóc, vái người tù: "kẻ mê muộn này..."
=> Quan niệm nghệ thuật: hài hoà giữa tâm
tài, thiện mĩ.
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
- GV hướng dẫn tổng kết nghệ thuật III. Tổng kết:
Cho biết những đặc sắc về nghệ thuật 1.Nghệ thuật: Bút pháp vừa cổ điển vừa
trong tác phẩm? hiện đại.
+ Từ ngữ, cổ kính (Hán Việt), đối thoại, nét văn
hoá truyền thống.
+ Cách khai thác tâm lí rất tinh vi, sâu sắc; câu
văn giàu hình ảnh, giàu màu sắc hội hoạ, điêu
- GV hướng dẫn HS rút ra giá trị nội luyện.
dung 2. Nội dung
- Ca ngợi cái đẹp, thiên lương, tài hoa của con
người, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

IV. Củng cố:


-Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và Cảnh cho chữ. Qua đó em hiểu gì về phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân?.
-Tổng kết về thành công nội dung, nghệ thuật.
.
V. Dặn dò:
- Học bài
- Soạn bài : Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Tiết 43 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH


Ngày dạy:
A.Mục tiêu: Cho HS:
- Nắm vững khái niệm thao tác lập luận so sánh
- Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.
- Nghiêm túc trong giờ học
B.Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án, TLTK
- HS: Học bài, soạn bài
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. ĐV Đ
2. Triển khai
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* H Đ1: Củng cố l ý thuyết I. Ôn tập về lập luận so sánh
- GV yêu cầu HS nhắc lại thao tác lập 1.Lập luận so sánh tương đồng:
luận so sánh. Là so sánh các đối tượng để thấy được sự giống
- HS trả lời nhau giữa chúnh.
- GV nhận xét đánh giá 2.Lập luận so sánh tương phản:
Là thao tác để thấy sự khác nhau giữa các đối
tượng.
* H Đ2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tâp
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận Bài 1
nhóm. Tâm trạng hai nhân vật trữ tình có sự giống
+Nhóm 1 làm bài 1(bảng phụ) nhau. Đó là khoảnh khắc giật mình nuối tiếc,
bâng khuâng.
Bài 2
+Nhóm 2 làm bài 2(bảng phụ) So sánh: học (hiểu thêm được nhiều điều nếu
chịu khó kiên trì) - trồng cây(cùng với thời
+Nhóm 3 làm bài 3(bảng phụ) gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn)
Bài 3
Cách dùng từ ngữ giữa 2 bài thơ khác nhau.Thơ
Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ bình dân, thơ
- HS cử đại diện lên trình bày Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ Hán Việt
- GV nhận xét, đánh giá cho từng phong cách khac nhau
nhóm

IV. Củng cố:


* Nắm vững kiến thức về lập luận so sánh.
* Cách vận dụng lập luận so sánh vào phân tích văn bản.
V. Dặn dò:
*Xem kỹ phần lý thuyết, làm BT 4.
*Chuẩn bị bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
Tiết 44
Ngày dạy: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
A.Mục tiêu: Cho HS:
- Ôn tập về LLPT và LLSS
-Tích hợp kién thức về văn, tiếng Việt và hiểu biết về cuộc sống
-Rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong 1 bài văn.
B.Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, giáo án, TLTK
- HS: Học bài, soạn bài
C. Phương pháp
Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.ĐV Đ
2.Triển khai

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Củng cố kiến thức I.Các thao tác lập luận đã học:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về 1 .Phân tích và lập luận phân tích
các thao tác lập luận đã học. - Cách lập luận phân tích
- Hs trả lời, GV nhận xét - Thao tác lập luận phân tích
2. So sánh và thao tác lập luận so sánh
- Cách lập luận so sánh
- Thao tác lập luận so sánh
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập
- TT1: Hướng dẫn làm BT 1 Bài 1.
+ GV cho HS đọc đoạn văn (bảng - Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích va so
phụ) sánh
+ Yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi + Phân tích: Tự kiêu tự đại la khờ dại.Vì mình
ở SGK. hạy con nhiều hay hơn mình. Mình giỏi, còn
+ GV nhận xét, đánh giá nhiều người giỏi hơn mình.
+ So sánh.: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng
như các chén, cái đĩa cạn (thấy được sự nhỏ bé
vô nghĩa đáng thương, của thói tự kiêu tự mãn)
- Mục đích, tác dụng của cách kết hợp các thao
tác lập luận trong đoạn văn: Giúp người đọc
người nghe hiểu rõ vấn đề tác hại của thói tự
kiêu tự đại
Việc vận dụng nhièu thao tác là một tất yếu
- TT2: Hướng dẫn làm BT2. Bài tập 2
+ GV yêu cầu HS vận dụng kết hợp Vận dụng các thao tác lập luận vào việc viết 1
thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của 1 bài thơ.
đoạn văn trình bày về vẻ đẹp của một
bài thơ(bài văn) mà HS yêu thích.
+ HS làm bài
+ GV nhận xét kết luận

IV. Củng cố:


*Các thao tác lập luận so sánh và phân tích
*Cách vận dụng
V. Dặn dò:
*Học thuộc bài
*Soạn bài: “Hạnh phúc của một tang gia”

Tiết 45 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA


Ngày dạy: (Trích "Số đỏ" -Vũ Trọng Phụng.)

A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm:


- Đôi nét về Vũ Trọng Phụng và phong cách sáng tạo của ông.
- Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt tác phẩm
- Giáo dục thái độ phê phán cái xấu xa trong xã hội
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Đọc SGK, tác phẩm “Số đỏ”, Tài liệu nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng Soạn
bài..
*Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề h/s làm trung tâm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Trình bày cảnh cho chữ và ý nghĩa của nó trong tác phẩm Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân?.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc, là cây bút tiểu thuyết +
phóng sự có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Với 27 tuổi đời, Vũ Trọng Phụng đã để lại
một số lượng tác phẩm khá lớn và đã làm vinh dự cho nền văn học của chúng ta.
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Tìm hiểu chung. I. Tìm hiểu chung:
- TT1: Tìm hiểu về tác giả. 1. Tác giả: - Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
+ GV: hướng dẫn H/S tìm hiểu phần -Là nhà văn lớn, có vị trí đặc biệt trong nền văn
tiểu dẫn kết hợp với chuẩn bị ở nhà để xuôi hiện đại Việt Nam, là một trong những cây
trình bày về Vũ Trọng Phụng. bút hiện thực chũ nhĩa tiêu biểu của văn học
Hỏi: Hãy trình bày đôi nét về Vũ Việt Nam trước CMT8.
Trọng Phung?. -Được mệnh danh là "ông vua phóng sự đất
+ HS: Trình bày. Bắc".
+ GV: bổ sung thêm một số điểm, sau -tài năng của Vũ Trọng Phụng còn kết tinh chói
đó nhấn mậnh những điểm chính. lọi và rực rỡ trong thể loại tiểu thuyết.
-Tác phẩm: 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 vỡ kịch,
khonge 30 truyện ngắn.
- TT2: Tìm hiểu về Số đỏ. 2. Số đỏ (1936):
+ GV: gọi 1-2 HS tóm tắt cốt truyện Số -Tác phẩm đả kích mạnh mẽ vào cái XH tư sản
đỏ, Gv giới thiệu về tác phẩm để HS thành thị VN đang chạy theo lối sống văn minh
nắm, khuyến khích HS tìm đọc, sau đó rởm hết sức lố lăng và đồi bại đương thời.
chốt lại những nét chính về giá trị của Số -Tác phẩm đã xây dựng được một loạt chân
đỏ - tiểu thuyết có thể làm vinh dự cho dung biếm hoạ phong phú -> người đọc hình
nền văn học nào sản sinh ra nó. dung ra bộ mặt XH đương thời.
-Là cuốn tiểu thuyết trào phúng xuất sắc, mỗi
chương sách được tổ chức như một màn hài
kịch hấp dẫn.

Tìm hiểu đoạn trích. 3.Đoạn trích:


+ GV Hỏi: Cho biết vị trí của đoạn - Vị trí đoạn trích: Chương XV.
trích. - Đọc – tóm tắt
+ HS: Chương XV- Số đỏ.
+ GV hướng dẫn đọc su đó gọi Hs đọc - Bố cục: Hai phần.
và tóm tắt đoạn trích
+Hỏi: Cho biết bố cục và nêu nội dung
chính của từng phần?.
+HS: Phân làm hai phần + nêu nội dung
chính.
* HĐ2:Đọc -Hiểu văn bản : II.Đọc -Hiểu văn bản :
1.Tình huống trào phúng:
Tìm hiểu ý nghĩa của tình huống truyện.. - Nhan đề -> nghịch lí: theo lẽ thường tang gia
Hỏi: Hãy cho biết ý ngiã trào phúng của đồng nghĩa với mất mát, đau thương nhưng ở
nhan đề?. đây lại hạnh phúc -> ý nghĩa trào phúng -> sự
-HS: sẽ thấy được hai phương diện chờ đợi bấy lâu được đáp ứng: được hưởng gia
đối lập nhau đến mức phi lí: tang gia mà sản, được thoã mãn ý muốn riêng tư -> độc đáo,
lại hạnh phúc. HS lí giải vì sao có sự hài hước -> >< trào phúng.
nghịch lí này -> mâu thuẫn -> độc đáo. .
"Hạnh phúc" của một tang gia.
"Hạnh phúc" cụ thể của từng người.

IV. Củng cố:


* Những nét chính về tác giả và tác phẩm"?.
V. Dặn dò: *Xem lại bài học ở lớp.
* Chuẩn bị phần 2 của bài.

Tiết 46 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA


Ngày dạy: (Trích "Số đỏ" -Vũ Trọng Phụng.)

A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm:


- Giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật
- Giáo dục thái độ phê phán cái xấu xa trong xã hội
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Đọc SGK, tác phẩm “Số đỏ”, Tài liệu nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng Soạn
bài..
*Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề h/s làm trung tâm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1.Tìm hiểu niềm hạnh phúc khi cụ 2."Hạnh phúc" của tang gia
tổ qua đời *Cụ cố Hồng: mới 50 tuổi, luôn đóng vai già
- GV: hướng dẫn cho HS tìm tòi, hệ yếu để được kiêng nể nhưng chỉ ở trong nhà,
thống lại các chi tiết thể hiện thái độ từng lần này được đóng vai trước mặt mọi người: "cụ
người khi có tang. HS hình dung về đám cố Hồng nhắm nghiền mắt để mường tượng cái
tang. lúc ... kia kìa" + 1872 câu gắt.
Hỏi: Hãy nhận xét về biểu hiện của từng *Văn Minh: thích thú vì: "Cái chúc thư ... lí
thành viên khi có "Tang gia".?. thuyết viễn vong nữa".
-HS: Thống kê và phân tích các biểu *Bà Văn Minh: Nôn nào vì được mặc đồ sô gai
hiện "Hạnh phúc" của từng người -> rút tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen.
ra kết luận. *Ông Phán mọc sừng: Thì hả hê vì được cụ
-HS: chủ động tìm hiểu và phân tích và Hồng chia thêm vài nghìn.
bình luận theo cảm nhận chủ quan của * CôTuyết: Sung sướng vì được mặc bộ y phục
mình. G/v tập hợp ý kiến, đánh giá khả Ngây thơ.
năng cảm nhận của H/S -> rút ra khái *Cậu Tú Tân: Thích thú vì được dịp trổ tài
quát. chụp ảnh.
Hỏi: Từ niềm "Hạnh phúc" đó của mõi *Tiệm may Âu hoá + TYPN: được dịp "lăng
thành viên, em có suy nghĩ gì?. xê" mốt mới nhất, hiện đại nhất "có thể
-HS: Đánh giá, nhận xét. bán...hạnh phúc cuộc đời".
-GV: giảng: Hạnh phúc của mỗi người *Hai viên cảnh sát thất nghiệp: thì vui sướng
mỗi vẻ nhưng cái chung là không ai tỏ vẻ vì được thuê giữ trật tự; cụ Tăng Phú vui vì đại
đau buồn, tiếc thương cả -> chúng chính diện báo gõ mõ, các quan khách khác thì hả hê
là những quái thai, ung nhọt của XH vì có dịp phô trương vô sổ huy chương....
được XH đó nuôi dưỡng -> tác giả đã => hạnh phúc của mỗi người theo mỗi kiểu,
vạch trần bản chất khốn nạn, vô nhân đạo không ai giống ai, gắn liền tính cách, bản chất
của XH thượng lưu rởm. của họ, trong mỗi người đều chứa mâu thuẫn
trào phúng riêng => không buồn sầu đau đớn
chỉ mơ màng.
=> bức tranh XH TDTS thu nhỏ với tất cả sự
xấu xa, kệch cỡm, hăm tiến, rởn đời -> bản chất
"khốn nạn, chó đểu, vô nhân đạo" -> sức tố cáo
mạnh mẽ.

* HĐ2 : Phân tích cảnh đám tang 3. Cảnh đám tang:


Phân tích cảnh đám tang. - Đó là đám tang to tát "theo cả lối Ta,Tàu, Tây,
Hỏi: Cảnh đưa đám có những chi tiết nào có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc
đáng chúng ý: tác giả miêu tả từ góc độ xoảng, kèn bú đích, vòng hoa, 300 câu đối + 6
nào?. xe có che lọng, 2 vòng hoa đồ sộ": Long trọng
-HS:Tái hiện và miêu tả. -→ sự phô trương giả dối, rởm đời lố lăng, tâm
Tác giả khi thì lùi xa để quan sát toàn lí háo danh hết sức kỳ quặc qua những nghi lễ
cảnh, khi thì đứng gần để miêu tả toàn đưa tang hổ lốn, tạp nham đến buồn cười cuốn
cảnh để người đọc nhậ thấy đây là đám hút cả người dự lẫn người xem..
rước, không phải đám ma. Âm thanh => "Thật là...gật gù cúi đầu"-> hạ câu van gói
được tác giả ghi lại rất hỗn độn, tạp trọn sự mỉa mai đến cực độ.
nham. - Những người đưa tang
Hỏi: Đó là đám tang như thế nào?. + "Những ông bạn thân cụ cố Hồng, ngực
-HS: Nhận xét: đầy huân chương...loãn quản": phương phi oai
+ Đám tang to tát. vệ, lẽ ra phải nghiêm chỉnh thành kính theo linh
+ đám tang vui vẻ. cửu >< khi trông thấy...não nùng→dâm ô, háo
Hỏi: Thái độ của những người đi đưa sắc, vô liêm sĩ.
tang được biểu hiện như thế nào?. Tác + Mấy trăm "trai thanh gái lịch" đi trong
giả đã sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện?. đám tang "bằng vẽ mặt buồn rầu..... đưa ma"
-HS: Phân tích thái độ của những người hình thức là thế >< "họ chim nhau, cười tình với
đưa tang: nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen
tuông, hò hẹn..."
=> >< hình thức hình thức, nội dung => tính
cách thiếu văn hoá vô đạo đức của những con
Tổng kết người cặn bả trong XH.
Hỏi: Cảm nhận của em sau khi học xong III.Tổng kết:
tác phẩm? 1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả đám đông.
- Tình huống trào phúng(ND><HT).
- Ngôn ngữ sắc sảo ,giọng mỉa mai châm biếm.
2. Nội dung: Vạch rõ những chân tướng nhố
nhăng, lố bịch của những hạng người mang
danh là thượng lưu-> cặn bã của xã hội.
IV. Củng cố:
* Vì sao tác giả đặt cho tác phẩm mình là cái tên "Số đỏ"?.
- Hạnh phúc của tang gia.
- Cảnh đám tang.
- Hãy B/Lvề niềm "hạnh phúc" của mỗi người khi có T/gia?.
- Vì sao tác giả đặt cho tác phẩm mình là cái tên "Số đỏ"?.
V. Dặn dò: *Xem lại bài học ở lớp.
* Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tiãút thæ 47 PHONG CAÏCH NGÄN NGÆÎ BAÏO CHÊ


Ngaìy daûy
A.MUÛC TIÃU:
- Nàõm væîng khaïi niãûm hai loaûi phong caïch cuîng nhæ
nhæîng âàûc træng cå baín cuía chuïng
- Phong caïch ngän ngæî Baïo chê laì kiãøu diãùn âaût taïc
âäüng låïn âãún táöm hx, tæ tæåíng vaì tçnh caím cuía moüi
ngæåìi trong cuäüc säúng.
- Váûn duûng laìm baìi táûp thæûc haình.
B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: S/d phæång phaïp âaìm thoaûi gåüi
måí.
C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ:
* Giaïo viãn: Soaûn baìi, tham khaío taìi liãûu âãø ra caïc vê
duû, baìi táûp.
* Hoüc sinh : Âoüc træåïc, laìm quen âæåüc caïc vduû.
D.TIÃÚN TRÇNH BAÌI DAÛY:
I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú:
II.Kiãøm tra baìi cuî: Kiãøm tra baìi táûp âaî ra vãö nhaì
III.Baìi måïi:
a.Âàût váún âãö: phong caïch ngän ngæîî Baïo - cäng luáûn laì tiãúng
noïi chung cuía xaî häüi, laì phong caïch toaìn dán âoìi hoíi nhiãöu khaí
nàng räüng låïn, tæì thæûc tãú âãún tiãúng noïi toaìn dán.
bTriãøn khai baìi:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏC


&TROÌ
* HÂ1: Tçm hiãøu ngän ngæî I.Ngän ngæî baïo chê
baïo chê 1.Xeït vê duû:
- TT1 Cho HS xem VD * Nguäön tin thäng baïo mäüt tin
Chuï yï: phong caïch ngän ngæî tæïc ngàõn goün, chênh xaïc, mang
Baïo chê khaïc våïi caïc chuyãn tênh täøng håüp.
ngaình khaïc. - Näüi dung thäng baïo roî raìng, cuû
thãø, thãø hiãûn chæïc nàng thäng
ûHoíi:Nháûn xeït vãö näüi dung baïo vaì hæåïng dáùn dæ luáûn, cáu
phaín aïnh, tæì ngæî, cáu vàn, vàn ngàõn goün, ngän tæì váûn
bäú cuûc...? duûng nhiãöu phong caïch ngän
ûHoíi:càn cæï phong caïch ngæî khaïc => Âaím baío âæåüc
ngän ngæî goüt giuîa, âoaûn váún âãö näüi dung thäng tin, sæû
vàn mang phong caïch ngän kiãûn.
ngæî gç?
=> Âoaûn vàn mang phong caïch
ûHoíi:Váûy, thãú naìo laì âoaûn ngän ngæî
vàn mang phong caïch ngän -Khaïi niãûm: Kiãøu diãùn âaût
ngæî baïo chê? duìng trong lénh væûc baïo âaìi åí
caïc muûc nhæ tin tæïc phoïng sæû
- TT2: HS thaío luáûn vãö mäüt tiãøu pháøm, bçnh luáûn...
säú thãø loaûi baïo chê 2.Mäüt säú thãø loaûi vàn baín
Tæì caïc VD åí SGK yãu cáöu HS baïo chê:
nháûn xeït caïc thãø loaûi vàn a, Baín tin: Thường có các yếu tố: thời
baín baïo chê gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác
những tin tức cho người đọc.
b,Phoïng sæû: Thực chất cũng là bản tin,
được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự
kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người
đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về
- TT3: Nháûn xeït vãö vàn baín vấn đề.
baïo chê c, Tiãøu pháøm: Tương đối tự do về đề
tài, cách viết, ngôn ngữ…và thường mang dấu
Yãu cáöu Hs nháûn xeït caïc ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến
vàn baín baïo chê của người viết.
3. Nháûn xeït chung vãö vàn
baín baïo chê.
-Baïo chê coï nhiãöu thãø loaûi. Täön
* HÂ2: hæåïng dáùn luyãûn taûi dæåïi 2 daûng chênh: daûng
táûp viãút vaì daûng noïi
HS laìm pháön luyãûn táûp trãn -Mäùi thãø loaûi coï yãu cáöu riãng
cå såí giaïo vãn cho HS quan vãö sæí duûng ngän ngæî
saït vaìi baìi baïo cuû thãø -Chæïc nàng chuí yãúu la cung cáúp
thäng tin
II. Luyãûn táûp

IV.Cuíng cäú: * Nàõm chàõc âàûc âiãøm diãùn âaût tæìng loaûi.

Tiãút thæï 48: TRAÍ BAÌI SÄÚ 3


Ngaìy soaûn:
A.MUÛC TIÃU:
- Giuïp hoüc sinh kiãøm tra laûi kyî nàng thæûc haình cuía mçnh, cuîng
nhæ nhæîng khaí nàng xeït âoaïn nhæîng váún âãö thuäüc vãö xaî häüi.
- Hãû thäúng âæåüc nhæîng thaình cäng vaì haûn chãú, biãún âoï tråí
thaình baìi hoüc kinh nghiãûm cho nhæîng baç viãút sau naìy.
B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: Âaìm thoaûi.
C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ:
* Giaïo viãn: Baìi soaûn, baìi cháúm, kãút quaí vaì nhæîng
nháûn xeït ruït kinh nghiãûm.
* Hoüc sinh: Chuáøn bë täút tám thãú tiãúp nháûn nhæîng æu
khuyãút âiãøm cuía mçnh tæì baìi viãút.
D.TIÃÚN TRÇNH LÃN LÅÏP:
I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú:
II.Cuíng cäú laûi nhæîng kyî nàng laìm vàn nghë luáûn:
III.Baìi måïi:
I.Âãö ra:” Anh, chë, haîy âaïnh giaï tám tçnh cuía nhaì thå Nguyãùn
Khuyãún qua bæïc tranh Thu cuía ba baìi thå Thu ( Thu âiãúu, Thu áøm,
Thu Vënh)”
II.Yãu cáöu vaì hæåïng giaíi quyãút:
1. Giåïi thuyãút vãö chán dung vaì thå Nguyãùn Khuyãún.
2. Tiãúng loìng cuía nhaì thå qua viãûc läüt taí thãú giåïi muìa Thu.
3. Ba baìi thå Thu laì tiãúng noïi tám tçnh.( Sæí duûng phæång phaïp
phán têch täøng håüp).
4. Vãö kyî nàng: cáön giaíi quyãút âæåüc:
+ Khaí nàng phaït hiãûn vaì khaïm phaï tinh tãú cuía Nguyãùn Khuyãún
vãö laìng caính.
+ Tám tçnh cuía nhaì thå => chán dung caïi Täi.
III.Nháûn xeït:
* Pháön låïn hoüc sinh laìm khaï täút triãøn khai vaì phaït triãøn caïc
váún âãö, lyï giaíi âæåüc caïc váún âãö qua laûi cuía thoïi quen tæì
khaïch thãø âãún chuí thãø.
* Ngän tæì cáu vàn coï trau chuäút.
* Pháön bçnh luáûn coìn toí ra non keïm; mäúi liãn hãû giæîa hoüc sinh
vaì nhaì træåìng, xaî häüi coìn så saìi; diãùn âaût pháön thoïi quen xáúu
coìn chung chung.
* Dáúu cáu vaì chênh taí sai nhiãöu.
Âiãøm : Gioíi: Khaï: Trung bçnh:
Yãúu:
IV.Cuíng cä:ú
V.Dàûn doì : .

Tiết 49: Ngày soạn:


MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ TRUYỆN
A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm vững:
-.Đặc điểm của thơ truyện.
-.Cấu tạo của thơ, truyện.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn
B.PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY: Lấy v/d và p/t lí thuyết qua v/d, đối thoại.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Đọc SGK, một số tác phẩm về thơ, truyện .Soạn bài.
*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1 Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung về thơ I.Thơ :
1.Khái lược về thơ:
- Thơ là thể loại có phạm vi phổ biến sâu
và rộng, cốt lõi của thơ là trữ tình.
- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị
của tâm hồn con người và cuộc sống khách
quan
-Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có
thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
Theo cách tổ chức bài thơ có thơ cách luật,
Vận dụng hiểu biết vè thơ để đọc thơ thơ tự do, thơ văn xuôi
2.Yêu cầu về đọc thơ
- Cần biét rõ bài thơ
-Đọc kĩ bài thơ,cảm nhận ý thơ qua câu
chữ hình ảnh...
-Từ hình tượng thơ đánh giá bài thơ trên 2
phương diện nội dung và hình thức

II. Truyện:
Khái lược về truyện 1.Khái lược về truyện:
-truyện phản ánh cuộc sống trong tính
khách quan của nó, qua con người, sự
kiện...được kể lại bỡi người kểchuyện
Truỵện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ
khác nhau
-Truyện có nhiều kiểu loại: thần thoại,
truyền thuyết, truyện cười, truyện ngắn,
truyện vừa, tiểu thuyết...
Học sinh vận dụng hiểu biết về truyện 2.Yêu cầu đọc truyện:
để đọc truyện - Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng
Giáo viện nhận xét và kết luận tác
-Phân tích diễn biến của cốt truyện qua
phần mở đầu, vạn động, kết thúc với các
tình tiết, sự kiện ...
-Phân tích nhân vật
-Đánh giá truyện về các giá trị nhận thức,
giáo dục, thẩm mĩ
Học sinh tiến hành luyện tập
V.Luyện tập:

IV. Củng cố:


* Đặc điểm của thơ
* Đặc điểm của truyện.
* Lấy ví dụ với một số bài thơ, truyện và phân tích đặc điểm.

V. Dặn dò:
* Làm 2 bài tập 1+2 SGT trang 136.
* Chuẩn bị: "Chí phèo" (Nam Cao).
- Nắm Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Nắm chủ đề, nội dung) soạn bài theo HDHB.
Tiết 50,51: Ngày soạn:

CHÍ PHÈO
TÁC GIA NAM CAO (1915-1951)

A.MỤC TIÊU: Giúp HS thấy được Nam Cao là nhà văn lớn, thể hiện ở:
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ bao trùm toàn bộ sáng tác của ông trước CM.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của Nam Cao cùng với sự đóng góp to lớn của ông
vào sự phát triển của văn xuôi nước ta.
- Quan điểm nghệ thuật tự giác rất tiến bộ, sâu sắc của Nam Cao.
B.PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, t/p của Nam Cao, sách n/c về N/C.
* Học sinh: Soạn bài, đọc STK.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
Nam Cao là mmọt tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và HĐH nên
văn xuôi quốc ngữ. Ông đóng vai trò quan trọng trong nền văn học hiện Việt Nam. Cả
cuộc đời Nam Cao là quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp
- nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo.
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC


Hoạt động1: Tìm hiểu chung về cuộc I.VàI nét về cuộc đời và con người:
đời, con người 1.Cuộc đời:
Hoạt động2: Tìm hiểu về cuộc đời. -Tên khai sinh Trần Hữu Tri.
- Quê quán: Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam
*GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu -> vùng đồng chiêm trũng, nghèo đói,
SGK, trình bày những nét chính về cuộc cướng hào nặng nề -> đi vào sáng tác của
đời Nam Cao. 1-2 HS trình bày vấn đề Nam Cao với tên Vũ Đại.
này. Sau đó G/V nêu câu hỏi. - Gia đình: được miêu tả nhiều lần -> gia
Hỏi: Trong những nét chính về cuộc đời đình trung nông, nghèo, đông con; gia đình
của Nam Cao, theo em những yếu tố nào tri thức nghèo luôn túng thiếu.
ảnh hưởng đến sáng tác của Nam Cao?. -Con đường đời: -> có ý nghĩa tiêu biểu cho
lớp tri thức đương thời: xuất thân từ nông
-HS:Thoả luận và đưa ra ý kiến về thôn nghèo khổ -> vào đời thì va đầu với
những nét chính có liên quan đến sáng hiện thực tàn nhẫn -> sống lay lắt -> tham
tác, quê quán, gia đình, con đường đời... gia CM là sự chuyển biến tất yếu. Nam Cao
hy sinh vẻ vang.
Hoạt động3: Tìm hiểu con người. 2.Con người:
Hỏi: Nam Cao có những phẩm chất gì -Tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với XH
cao qúi?. đương thời -> XH tàn bạo, bất công, bóp
-HS:Trình bày 3 đặc điểm chính. ngẹt sự sống -> nỗi bi phẩn của người trí
*GV: lấy một số ví dụ để minh thức có ý thức về sự sống mà không được
hoạ cho mỗi đặc điểm: Chí Phèo, lão sống.
Hạc, Dì Hảo, Một đám cưới... -Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối
Hỏi: Thế nào là tâm lý, lối sống tiểu tư với bà con nông dân ruật thịt ở quê hương
sản?. nghèo.
-HS:Là thái độ thờ ơ, quay lưng -Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt
trước cuộc đời, hoặc bất lực, buông xuôi, mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư
chạy theo đồng tiền, sống thực dụng, ích sản -> vươn tới hoàn thiện nhân cách, sống
kỷ... cuộc sống có ý nghĩa.
Hoạt động4: Tìm hiểu về quan điểm II.Quan điểm nghệ thuật:
nghệ thuật của Nam Cao. - Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ
*GV: Giảng cho HS hiểu Nam nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm
Cao là một nhà văn rất tự giác trong lao sáng tác tiến bộ. Đó là:
động nghệ thuật, có những suy nghĩ - Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ
nghiêm túc, chính chắn về "sống và viết" mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết
-> quan điểm nghệ thuật tiến bộ. ra những cái giả dối, phù phiếm.
Hỏi: Nam Cao quan niệm ntn về sáng tạo - Văn chương chân chính là văn chương
nghệ thuật?. Nêu nhận xét của em về thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi
quan điểm đó?. đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con
người.
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn
-HS:Trình bày những quan điểm chương phải vì con người, nhà văn chân
nghệ thuật cảu Nam Cao, sau đó nhận chính phải là con người chân chính có tình
xét. thương, nhân cách.
*GV: lấy một số tuyên ngôn về - Bản chất văn chương là sáng tạo, không
nghệ thuật của Nam Cao ở một số tác chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không
phẩm cụ thể để tăng thêm tính thuyết tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.
phục trong bài giảng. HS sẽ thấy rõ quan - Người cầm bút phải có lương tâm -> viết
điểm sáng tác của Nam Cao rất cụ thể, cẩu thả là bất lương đê tiện.
không phải là sự áp đặt.

Hoạt động5: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng III.Sự nghiệp văn học:
tác. 1.Sáng tác trước CMT8: Tập trung
*GV: Cần cho HS nắm được vào hai mảng:- Cuộc sống người trí thức
cách tìm hiểu sáng tác của các nhà văn tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông
trước CM. Lấy mốc CMT8/1945 đê phân dân -> đó là nỗi đau day dứt tới đau đớn
chia. của nhà văn trước tình trạng con người bị
Hoạt động6: Tìm hiểu sáng tác của Nam xói mòn về nhân phẩm, huỷ hoại nhân cách
Cao trước CMT8. trong XH ngột ngạt, phi nhân tính.
Hỏi: Trước CMT8, sáng tác của Nam 2.Sáng tác sau CMT8:
Cao có gì đặc sắc?. 3.Nghệ thuật viết truyện:
-HS:Tập trung vào 2 mảng đề tàI -Cách viết chân thực, có tầm khái quát cao
nông dân + tri thức. -> có ý nghĩa to lớn, có màu sắc triết lí sâu
Hỏi: Sáng tác sau CMT8 được thể hiện xa.
ntn?. -Xây dựng những nhân vật chân thực, sống
-HS:Nhận xét. động, có những điển hình bất hủ.
Hỏi: Hãy cho biết những đặc sắc về nghệ
thuật viết truyện.

IV. Củng cố:


*Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí, có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm tư sâu kín
cùng những diễn biến phức tạp trong nội tâm con người.
*Cách kể chuyện + kết cấu truyện linh hoạt, mới mẽ -> dẫn truyện tự nhiên, lôi cuốn.
* Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần lời ăn tiếng nói nhân dân. Giọng điệu biến hoá.
*Hãy phân tích và chứng minh những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?.
* Trước CMT8, sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai vấn đề, hãy làm rõ?.
V. Dặn dò:
*Học và nghiên cứu kỹ về bài học ở lớp.
* Soạn bài: "Chí Phèo" – (Nam Cao) .theo HDBT.
- Nắm được các bi kịch lớn trong cuộc đời của CP.
+ Trước khi gặp Thi Nở
+ Sau khi gặp Thi Nở.
- Nắm được quan đIểm N/T của N/C gửi gắm trong t/p
Tiãút thæï 52: Ngaìy soaûn:

PHONG CAÏCH NGÄN NGÆÎ BAÏO CHÊ


(tiãúp theo)

A.MUÛC TIÃU:
- Nàõm væîng khaïi niãûm phong caïch baïo chê cuîng nhæ nhæîng
âàûc træng cå baín cuía chuïng
- Váûn duûng laìm baìi táûp thæûc haình.
B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: S/d phæång phaïp âaìm thoaûi
gåüi måí.
C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ:
* Giaïo viãn: Soaûn baìi, tham khaío taìi liãûu âãø ra caïc vê
duû, baìi táûp.
* Hoüc sinh : Âoüc træåïc, laìm quen âæåüc caïc vduû.
D.TIÃÚN TRÇNH BAÌI DAÛY:
I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú:
II.Kiãøm tra baìi cuî: Kiãøm tra baìi táûp âaî ra vãö nhaì
III.Baìi måïi:
a.Âàût váún âãö:
bTriãøn khai baìi:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏC


THÁÖY &TROÌ
Chuï yï: phong caïch ngän IICaïc phæåüng tiãûn diãùn
ngæî Baïo chê khaïc våïi caïc âaût vaì âàûc træng cuía
chuyãn ngaình khaïc. ngän ngæî baïo chê:
1.Caïc phæång tiãûn
-HS tçm hiãøu caïc phæång diãùn âaût:
tiãûn diãùn âaût qua cac baìi *Vãö tæì væûng:
baïo cuû thãø -Sæí duûng phong phuï, tuyì
+ nháûn xeït caïch duìng tæì phaûm vi vaì thãø loaûi maì
væûng viãûc sæí duûng phuì håüpi.
+ nháûn xeït vãö ngæî phaïp *Vãö ngæî phaïp:
+ nháûn xeït vãö biãûn phaïp -Cáu vàn âa daûng, nhæng
tu tæì thæåìng ngàõn goün
*Caïc biãûn phaïp tu từ
- Kãút cáúu gáön nghéa våïi
máùu nghéa laì coï sæû thäúng
nháút cao. Bäú cuûc chàût
cheî. Biãûn phaïp tu tæì sæí
duûng coï choün loüc, khäng
Nãu âàûc træng cuía baïo chê nãn quaï laûm duûng máút vàn
hoaï.
2.Âàûc træng cuía ngän ngæî
baïo chê
-Tênh thäng tin thåìi sæû: läúi
vàn ngàõn goün, thäng tin cao,
thåìi sæû cáûp nháût, cháút
læåüng thäng tin cáön chênh
xaïc
-Tênh ngàõn goün: läúi vàn
ngàõn goün nhæ caïc baín tin...
-Tênh sinh âäüng háúp dáùn
thãø hiãûn åí âàûc tiãu âãö,
duìng chæî âàût cáu...

II Luyãûn táûp

IV.Cuíng cäú: * Nàõm chàõc âàûc âiãøm diãùn âaût tæìng loaûi.
* Soaûn thaío vàn baín theo phong caïch baïo chê.
V.Dàûn doì: * Laìm baìi táûp 1,2.
* Soaûn:Chê Pheìo
Tiết 53 CHÝ PHÌO (Tiếp theo)
Ngày dạy : (Nam Cao)

A.MỤC TIÊU: Giúp HS


- Đọc, nắm vững cốt truyện + hệ thống nhân vật.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
- Giáo dục tình yêu thương con ngưòi
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy tính, m áy chiếu
* Học sinh: Soạn bài
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.
.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân và là kiệt tác
trong nền văn xuôi trước CM. Chí Phèo vừa phản ánh XH nông thôn trên bình diện đấu
tranh giai cấp vừa thể hiện vấn đề con người bị tha hoá. Tìm hiểu tác phẩm ta sẽ rõ điều
đó.
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung I. Đọc hiểu chung:
- TT1: Tìm hiểu hoàn cảnh sang tác 1.Hoàn cảnh sáng tác
+ GV: Em hãy cho biết, tác phẩm Chí Năm 1941
Phèo ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ HS trả lời, GV nhận xét
- TT2: Tìm hiểu tên tác phẩm 2. Tên tác phẩm
+ GV: Em hãy cho biết, tác phẩm đã " Cái lò gạch cũ" "Đôi lứa xứng đôi""Chí
trải qua các lần đổi tên như thế nào? Phèo".
+ HS: Trình bày các lần thay đổi nhan
đề của tác phẩm. 3 .Đọc và tóm tắt tác phẩm
- TT3: Đọc và tóm tắt. a.Đọc
+ GV hướng dẫn, gọi vài HS cùng GV b.Tóm tắt: Chí Phèo lương thiện
lần lượt đọc tác phẩm
+ GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm
+ HS: 1-2 HS tóm tắt. Chí Phèo giết
Chí Phèo bị Bá Kiến, tự sát
+ GV: yêu cầu HS khác nhận xét.
lưu manh hoá

Chí Phèo bị cự
tuyệt
quyền làm người
Khát vọng trở về
lương thiện

* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
-TT1: Tìm hiểu hình ảnh làng Vũ Đại 1. Hình ảnh làng Vũ Đại
+ GV:Có những mối quan hệ nào được - Mối quan hệ giữa địa chủ với địa chủ, địa chủ
tác giả nói đến trong làng Vũ Đại? Các với nông dân.
mối quan hệ đó diễn ra như thế nào? - Mối xung đột giai cấp âm thầm, quyết liệt,
+ HS: Tìm dẫn chứng chúng minh hình ảnh làng Vũ Đại hết sức ngột ngạt, đen
+ GV dẫn: tác phẩm đã đặt ra nhiều tối…
vấn đề to lớn trong cuộc sống XH,
vượt khỏi khuôn khổ truỵên ngắn bằng
vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp,
cuộc sống nông dân và sự tha hoá.
Đứng đầu giai cấp đấu tranh là Bá
Kiến, nông dân là Chí Phèo, Hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám

IV. Củng cố: Tóm tắt tác phẩm, Ý nghĩa hình ảnh làng Vũ Đại?
V. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị phần 2 của bài
Tiết 54 CHÝ PHÌO(Tiếp theo)
(Nam Cao)
Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.


- Hiểu được những khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua việc thể hiện số phận bi
thảm của người nông dân đồng thời thấy được bản chất lương thiện đẹp đẽcủa con ngưởi
khi bị vùi dập cả nhân hình lẫn nhân tính . Qua đó thấy đựoc sức mạnh tố cáocủa nhà văn
đối với xã hội đương thời
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
- Giáo dục tình yêu thương con người, đấu tranh chống lại các thế lực tàn bạo trong xã hội.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy tính, m áy chiếu
* Học sinh: Soạn bài
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
- Thảo luận nhóm, bình giảng…
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Phân tích nhân vật Chí Phèo 2.Nhân vật Chí Phèo
-TT1: Tìm hiểu các gai đoạn cuộc đời
chí phèo
+ GV: Theo em cuộc đời Chí phèo trải
qua những giai đoạn nào?
+ HS:Töø luùc ra ñôøi tôùi luùc
bò ñaåy vaøo tuø.
Töø luùc Chí Pheøo ra tuø ñeán
luùc gaëp Thò Nôû.
Töø khi bò Thò Nôû khöôùc töø a.Trước khi vào tù
tình yeâu tôùi khi Chí ñaâm Baù * Lai lịch
Kieán vaø töï saùt.
- Không cha không mẹ, bị bỏ rơi nơi lò gạch cũ
-TT2: Tìm hiểu cuộc đời Chí Phèo
bỏ hoang
trước khi vào tù
- Hết đi ở nhà người này đén nhà người khác
+ GV: Em hãy cho biết, tác giả đã kể
Số phận bất hạnh
chuyện về lai lịch của Chí Phèo như
* Tính cách:
thế nào? Từ lai lịch ấy em có nhận xét
- Là một nông dân hiền lành, có uớc mơ cuộc
gì về số phận của Chí Phèo?
sống hạnh phúc bình dị
+ GV cho Hs xem hình minh hoạ
- Có ý thức về nhân phẩm: Cảm thấy nhục khi
+ GV: Theo em Chí phèo là con người
phải bóp chân cho bà Ba
như thế nào?
 Chất phác, lương thiện
+ Là ngưòi hiền lành chất phác nhưng
chuyện gì đã xảy ra với Chí Phèo?
+ HS: Lý kiến ghen Chí Phèo phải
vào tù b.Sau khi đi tù về
+ GV: Cho HS quan sát hình ảnh Chí
bóp chân cho bà Ba * Ngoại hình : Cái đầu trọc lốc, răng trắng hớn,
-TT3: Tìm hiểu cuộc đời Chí Phèo sau mặt cơng cơng...
khi đi tù về
Chia lớp thành 4 nhóm trả lời 4 câu hỏi
Nhóm1: Em hãy cho biết, khi ở tù về * Hành động : Chửi bới, rạch mặt ăn vạ
Chí Phèo có ngoại hình như thế nào?  Phản ứng của Chí Phèo với cuộc đời đồng
Nhóm 2: Theo em, Chí Phèo đã có thời thể hiện khát khao muốn được giao tiếp với
những hành động gì? Tiếng chửi của mọi người.
Chí Phèo ở đầu tác phẩm có ý nghĩa * Bản chất: Chí Phèo bị biến dạng cả nhân hình
gì? lẫn nhân tính, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ
Nhóm 3: Về bản chất Chí Phèo có sự Đại
thay đổi như thế nào so với trước? * Thái độ của mọi người :
+ Người lương thiện :Xa lánh,
Nhóm 4: Khi bị biến thành quỷ dữ của + Kẻ thống trị : lợi dụng
làng Vũ Đại, thái độ mọi người đối với c. Khi gặp Thị Nở
Chí như thế nào? * Tâm trạng sau khi tỉnh dậy :
-TT4: Tìm hiểu hình ảnh Chí khi gặp + Lòng mơ hồ buồn
Thị Nở + Cảm nhận được những âm thanh quen thuộc
+GV: Sau đêm cùng thị Nở, lúc tỉnh của cuộc sống.
dậy Chí có tâm trạng như thế nào? + Cảm thấy cô độc và lo sợ cho tương lai
Trận ốm đã góp phần thay đổi tâm –  Sự thức tỉnh tâm hồn
sinh lý của Chí ra sao? * Tâm trạng sau khi ăn bát cháo hành :
+ HS trả lời, GV định hướng + Chí ngạc nhiên, xúc động vì lần đầu tiên
+ GV: Chí có cảm xúc và suy nghĩ gì trong đời “ hắn được một người đàn bà cho”…
khi ănbát cháo hành?( hình minh hoạ) + Nhìn bát cháo hành mà lòng lâng lâng
+ HS trả lời, GV định hướng  Xúc động trước tình ngưòi của thị nởHé
+ GV: Tình yêu và sự chăm sóc của mở con đường làm người, Chí Phèo muốn làm
Thị Nở đã giúp Chí Phèo thay đổi như hoà với mọi người
thế nào? Thị Nở chính là chiếc cầu nối, niềm hy vọng
+ HS trả lời, GV định hướng cuối cùng, để Chí trở lại làm người lương thiện
+ GV: Nam Cao ñaõ phaùt Tinh thần nhân đạo cao cả
hieän vaø khaúng ñònh nhaân
phaåm ñeïp ñeõ cuûa ngöôøi
noâng daân ngay caû khi hoï
bò cöôùp ñi boä maët ngöôøi, * Bi kịch bị từ chối quyền làm người
linh hoàn ngöôøià Tinh thaàn - Nguyên nhân : Bà cô Thị Nở không cho phép
nhaân ñaïo cao cả. (định kiến của xã hội)
+ GV: Từ đây Chí phèo lại rơi vào bi
kịch mói. Theo em đó là bi kịch gì?
Nguyên nhân?
Baø coâ Thò Nôû khoâng cho
Thò laáy Chí Pheøo, ñaáy
cuõng chính laø ñònh kieán
cuûa xaõ hoäi ñoái vôùi Chíà - Tâm trạng : Ngẩn người ra, uống rượu, càng
caùnh cöûa trôû laïi laøm uống càng tỉnh, thoáng thấy bát cháo hành,
ngöôøi löông thieän ñoùng khóc rưng rức nhận ra bi kịch đời mình
saäp laïià Chí maõi maõi laø Thöùc tænh à hi voïng à thaát
con quyû döõ cuûa laøng Vuõ voïng à ñau ñôùn à phaãn uaátà
Ñaïi tuyeät voïng
+ GV: Khi bị cự tuyệt, tâm trạng chí
phèo như thế nào?
Laàn ñaàu tieân Chí Pheøo - Giải quyết bi kịch (hành động)
caøng uoáng caøng tænh à xách dao đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự
nhaän ra bi kòch cuûa cuoäc kết liễu đời mình
ñôøi mình à bi kòch bò töø cái chết của Chí phèo là sự cùng đường của
choái quyeàn laøm ngöôøi. con người bị từ chối quyền làm người nagy
+ GV hệ thống hoá thành sơ đồ cho trong xã hội khẳng định quyền được làm
HS hiểu người lương thiện
+ Chí Phèo đã giải quyết bi kịch đó
bằng cách nào?
+ HS trả lời, Gv nhận xét
+ Cái chết của Chí phèo và bá kiến có
ý nghĩa gì?
 Caùi cheát cuûa Baù
Kieán laø söï traû giaù
cho nhöõng toäi loãi baát
nhaân.

 Caùi cheát cuûa Chí


Pheøo laø söï cuøng
ñöôøng cuûa con ngöôøi III. Tổng kết:
bò choái töø quyeàn ngay * Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, miêu tả diễn
biến nội tâm, cách kể chuyện, sử dụng ngôn
trong xaõ hoäi ngöôøi.
ngữ.
 Chí Pheøo cheát laø ñeå
* Nội dung( SGK)
khaúng ñònh quyeàn
ñöôïc laøm ngöôøi löông
thieän
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
Yêu cầu Hs rút ra nhận xét về nội
dung và nghệ thuật

IV. Củng cố: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất
1. Chí Phèo sinh ra ở đâu?
A. Nhà hoang B. Lò gạch cũ C. Bến sông D. Bờ tre
2. Ai là người trực tiếp đẩy Chí phèo vào tù?
A. Bá Kiến B. Thị Nở C. Bà cô Thị Nở D. Xã hội phong kiến.
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Sau hi đi tù về Chí Phèo trở thành……………………..
4. Chí Pheøo laø nhaân vaät ñieån hình, laø hieän töôïng coù tính quy
luaät ñöông thôøi, laø saûn phaåm cuûa tình traïng ñeø neùn, aùp böùc
ôû noâng thoân tröôùc caùch maïng.
A. Đúng B. Sai
V. Dặn dò: Học bài
Soạn bài: “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”

Tiết 55 THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ


Ngày dạy: CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
A.MỤC TIÊU: HS cần nắm được:
- Vai trò, tác dụng của các bộ phận trong câu, trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết câu
trong văn bản.
- Có kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết
- Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận của câu.
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV, soạn bài, đọc TLTK
* Học sinh: Soạn bài, học bài cũ tìm hiểu qua sách tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phát vấn nêu vấn đề, h/s làm trung tâm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I . Ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNGCỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNH KIẾN THỨC


* H Đ1: Tìm hiểu trật tự trong câu I.Trật tự trong câu đơn
đơn Bài 1
- GV yêu cầu HS làm các BT ở SGK a..Khôngphù hợp với hàm ý đe doạ đối
Chia lớp thành 3 nhóm phương
Nhóm 1: Làm BT1 b.Có tác dụng xác định trọng tâm thông báo,
phù hợp với hàm ý đe doạ
c.Phù hợp. Vì mục đích của câu là chế nhạo
phủ định tác dụng của dao.
Nhóm 2: Làm BT 2 Bài 2
Cách viết A là phù hợp vì trọng tâm thôngbáo là
"rất thông minh"
Nh óm 3: Làm BT 3 Bài 3
Trạng ngữ đặt ở các vị trí như vậy là phù hợp
a. Câu đầu kể sự việc, nên trước là nêu thời
gian, sau là nêu chi tiết, diễn biến.
b. Câu văn bắt đầu bằng việc nêu chủ thể hành
động, phần thời gian dặt giữa câu, vì trước đó
nhà văn đang đặt trọng tâm vấn đề ai đẻ ra CP.
Điều này đảm bảo sự liên kết ý.
c. Do nhiệm vụ của yếu tố thời gian là thông
-Nhận xét về cách sắp xếp trật tự các báo một tin mới, trọng tâm thông báo: thời gian
bộ phận ở mục I.1 làm dâu. Và vì tp chính của câu là tin đã biết.
Nên nó nằm cuối câu là phù hợp.

* H Đ2: Tìm hiểu trật tự trong câu II.Trật tự trong câu ghép:
ghép Bài 1. Nhận xét về vị trí của các vế trong
GV yêu ầu HS câu ghép.
- Lựa chọn và giải thích lí do lựa chọna. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép( là vì…
ở mục I.2 xa xôi) cần đặt sau vế chính ( Hắn..buồn). .Mặt
khác vê in đậm tiếp tục khai triển ý ở những
- Phân tích cách sắp xếp ở much I.3 câu sau:cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế
chính đặt trước để lk với những câu đi trước,
còn vế phụ đi sau để lk dễ dàng với những câu
sau.
b. Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy..) đặt sau để bổ
- Giải thích trật tự của các vế câu ở sung một thông tin cần thiết.
mục II.1 Bài 2. Các câu còn lại trong đoạn đều nói về
việc: trong các thời kì khác nhau trước đây,
nhiều người nổi tiếng đã phát triển PP đọc
nhanh và nắm vững nó.Tức là nó về thời kì
- Lựa chọn câu điền vào chỗ trống ở trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần
mục II.2 đây. Đây là đoạn dd, các câu sau cụ thể hóa ý
quan trọng của một vế ở câu trước. Nên:
- Đặt trạng ngữ Trong những năm gần đây ở
đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước.
- Đặt vế các pp đọc nhanh đã được phổ biến
khá rộng (tt quan trọng) ở trước vế nó không
phải là điều mới lạ => Câu c.

IV. Củng cố:


* Vị trí các bộ phận trong câu?
V. Dặn dò:
* Soạn bài tiết sau : BẢN TIN
Tiết 56 BẢN TIN
Ngày dạy
A.MỤC TIÊU:
- Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin.
- Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: SGK, SGV, soạn bài.
* Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.Đàm thoại, gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* H Đ 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu I..Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
cơ bản của bản tin * V í d ụ(SGK)
- TT1: Tìm hiểu ví dụ 1. BT thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích
G/v yêu cầu chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm Toán của đoàn HSVN. Kết quả dự thi khẳng
làm một vấn đề rồi cho một số H/S thuyết định trình độ của HSVN, thành tựu của nền
trình kết quả trước lớp và giáo viên sẽ GD nước ta trong việc bồi dưỡng nhân tài.
nhận xét, bổ sung.
+HS:đọc BT Đội tuyển Olimpic toán VN 2.Bản tin tính thời sự vì sự việc mới xảy ra
xếp thứ tư toàn đoàn. vào ngày 16-7 và ngay sau 3 ngày đã được
+ HS:chuẩn bị trả lời các câu hỏi. đưa tin.
+ GV: gọi
+ HS:trả lời. 3. Các thông tin bổ sung nêu trên là không
+ GV: tổng hợp lại cần thiết, vì vi phạm ngắn gọn súc tích của
- GV có thể đua thêm một bản tin ngắn BT.
về môi trường và yêu cầu HS xác định bản tin phải ngắn gọn, súc tích
các yếu tố của bản tin 4. Các sự kiện trong BT như thời gian, địa
điểm, kq cuộc thi đều được nêu cụ thể chính
xác, làm người đọc tin vào những thông tin
đó. Bản tin phải cụ thể, chính xác
Riêng câu 5, cho HS thảo luận, trả lời. * Kết luận: Bản tin phải có tính thời sự mới
mẻ, hấp dẫn, nội dung chân thực, các thông tin
phải có ý nghĩa xã hội cao.

* H Đ2 Tìm hiểu cách viết bản tin II. Cách viết bản tin
- TT1: Khai thác lựa chọn tin. 1.Khai thác, lựa chọn thông tin
+ HS:đọc lại BT và dùng câu trả lời ở
- Cuộc sống rất phong phú với nhiều sự kiện.
phần I để trả lời. Căn cứ vào đó HS tiếp
Người viết phải chọn những thông tin có ý
tục trả lời câu b,c nghĩa xã hội cao
-Một bản tin cần phải có các thông tin đầy đủ,
chính xác về các mặt: thời gian, không gian,
chủ thể hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết
quả...
+ HS:đọc BT ở SGK và trả lời các câu 2. Cách viết bản tin
hỏi ở SGK -Tiêu dề
+ GV nhận xét Phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực
+ HS: Đọc ghi nhớ tiép đến nội dung của bản tin
-Bố cục của bản tin:
+Mở đầu
+Diễn biến
+Kết thúc

* HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập III.Luyện tập


- GV cho HS chọn một sự kiện ở SGK và
viết thành bản tin
- GV: gọi HS đọc bản tin
- GV nhận xét, đánh gía và cho điểm

IV. Củng cố:


. - Mục đích, yêu cầu của bản tin.
- Cách viết bản
V. Dặn dò:
- Ôn luyện kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc thêm"Cha con nghĩa nặng"
Tiết 57,58 Ngày soạn:
Đọc thêm :CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh)
VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc)
TINH THẦN THỂ DỤC ( Nguyễn Công Hoan)
A.MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Hiểu và tự đọc- hiểu 3 tp vă xuôi của 3 tác giả. Hiểu được những giá trị cơ
bản về nội dung và nghệ thuật của từng tp bằng cách trả lời hệ thống các câu hỏi. Từ
đó mở rộng hiểu biết VH VN những năm trước 1945.
- Rèn kỹ năng tự tìm hiểu văn bản.
- Giáo dục thái độ sống biết yêu thương trân trọng tình cảm con người, biết phê
phán cái xấu.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, gíáo án. TLTK
- HS: Vở soạn
C. PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, đọc hiểu, trao đổi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Kiểm tra: 2p Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1. ĐVĐ
2. Triển khai
HOẠT ĐÔNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: Tìm hiểu văn bản CHA CON CHA CON NGHĨA NẶNG.
NGHĨA NẶNG. I. Đọc hiểu chung
- TT1: Yêu cầu HS đọc hiểu chung -Tìm hiểu chung
+ GV: cho HS:gạch chân những thông tin - Tóm tắt
chính trong SGK, tr 164 - Vị trí:Đoạn trích nằm ở phần gần cuối
+ HS:Kể tóm tắt nội dung. truyện khi anh Sửu trở về nhưng không
+ HS:đọc kể tóm tắt nội dung đoạn trích. được gặp các con mà phải ra đi.
-TT2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
+ HS:lần lượt trả lời các câu hỏi trong 1. Tình huống giàu kịch tính
phần hướng dẫn học bài. Cuộc trở về bí mật của anh Sửu, rồi vội
+ GV: tổng hợp, định hướng cho vàng ra đi.Cuộc chạy đuổi trong đêm của hai
+ HS:ghi kt. cha con; cuộc gặp gỡ xúc động của hai cha
con trên cầu Mê Tức.
2. Tình cha-con
+ GV cho hs tìm hiểu tình cảm giữa Trần * Tình cha đối với con: Sửu là người cha bất
Văn Sửu vói con cũng như giữa con với hạnh nặng tình với con: sống lẩn trốn nhưng
cha để qua đó thấy đựơc tính cách của không khi nào quên con. Biết các con yên
người Nam Bộ bề, sự có mặt của mình sẽ làm khó cho
con,thì sẵn sàng ra đi.
* Tình con đối với cha: Tí có tình cảm
mạnh mẽ, bộc trực, kiên quyết, hiếu nghĩa: lo
lắng, thương yêu, nghe lời cha
3. Tính cách của người Nam Bộ
Thẳng thắn, mộc mạc, bộc trực, giàu tình
nghĩa, phân minh, dứt khoát.

*HĐ2: Tìm hiểu văn bản VI HÀNH VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc)


+ HS:Đọc tiểu dẫn, nắm các thông tin I. Đọc hiểu chung
chính, gạch chân ở SGK. 1. Tìm hiểu chung(SGK)
+ HS:đọc kể tóm tắt truyện. 2. Tóm tắt

(Hết tiết 57, chuyển tiết 58)

+ HS:lần lượt trả lời các câu hỏi HDHB. II. Đọc hiểu văn bản
+ GV: tổng hợp, định hướng cho HS ghi 1 Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của
bài. truyện.
+ GV yêu cầu HS xác định mâu thuẫn cơ Mâu thuẫn (MT) giữa bản chất bên trong
bản của truyện và hình thức bên ngoài; giữa vị thế bù nhìn
+ HS trả lời, GV định hướng và thói ăn chơi với sứ mệnh của một vị vua;
giữa mục đích và việc làm của td Pháp đối
với nhân dân Pháp khi dùng Khải Định sang
thăm Pháp.
+ GV yêu cầu HS xác định tình huống 2. Tình huống truyện độc đáo.
truyện và tác dụng của việc xây dựng tình - Nhầm lẫn những người da vàng với Khải
huống đó Định của cặp tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới
chức an ninh và mật thám Pháp.
- Tác dụng: Tình huống này làm tăng tính
khách quan, hấp dẫn ; tăng tính trào phúng và
đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện
chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải
Định.
+ Từ đó GV yêu cầu HS khái quát hình 3. Hình tượng vua Khải Định.
tượng của vua Khải Định - Được xây dựng bằng bút pháp trào phúng,
châm biếm, đả kích .
- Hiện ra một cách khách quan trong cái
nhìn, cảm nhận, đánh giá của người Pháp.
- Lố lăng , cổ hủ, vua như hề, ham ăn chơi,
làm bù nhìn mất thể diện quốc gia.

*HĐ3: Tìm hiểu văn bản TINH THẦN TINH THẦN THỂ DỤC
THỂ DỤC (Nguyễn Công Hoan)
- TT1: Yêu cầu HS đọc hiểu chung I. Đọc hiểu chung
+ GV: cho HS:gạch chân những thông tin 1.Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
chính trong SGK, tr 164 2. Tóm tắt
+ HS:Kể tóm tắt nội dung.
+ HS:đọc kể tóm tắt nội dung đoạn trích.
-TT2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
+GV yêu cầu:lần lượt trả lời các câu hỏi 1. Nghệ thuật dựng truyện độc đáo.
trong phần hướng dẫn học bài. - Năm cảnh như rời rạc nhưng lại liên kết với
nhau chặt chẽ để làm rõ chủ đề: trào phúng
+ HS tìm hiểu nghệ thuật xây dựng truyện tinh thần thể dục thời trước Cách mạng.
và mâu thẫu trào phúng cơ bản của truyện + Cảnh 1: tờ trát về việc đi xem đá bóng với
giọng hách dịch, cứng nhắc làm nguyên
nhân cho các cảnh sau.
+ GV: tổng hợp, định hướng cho + Ba cảnh sau: những cách đối phó khác
+ HS:ghi kt. nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của
quan.
+Cảnh tróc nã dữ dội, cảnh đưa ngưới đi
xem đá bóng mà như dẫn giải tù binh.
2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản
Nội dung mệnh lệnh bắt buộc gắt gao dân
làng Ngũ Vọng phải đi xem đá bóng và sự
sợ hãi, lẩn trốn của dân làng.
3. Ý nghĩa phê phán của truyện
+ Yêu cầu HS xác đinh ý nghĩa phê phán - Sự giả dối bịp bợm của phong trào TDTT
của truyện do thực dân Pháp bày ra.
- Cuộc sống lầm than đói khổ của dân chúng
khiến mọi người cưỡng lại mệnh lệnh của
quan.

IV.Củng cố: Học, nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của 3 tác phẩm
V. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập viết bản tin
Tiết 59 LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN
Ngày dạy

A.MỤC TIÊU:Giúp HS:


-Thấy được mục đích tầm quan trọng của bản tin, cách viết bản tin.
-Ôn tập và củng cố kiến thức về bản tin
-Tích hợp kiến thức văn, đời sống
-Rèn kĩ năng viết bản tin
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: SGK,GV. TLTK
*Học sinh:SGK, chuẩn bị bài
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Thảo luận, gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC


*HĐ1: Củng cố kiến thức I. Kiến thức về bản tin
- GV: yêu cầu 1-2 HS nhắc lại kiến -Mục đích, yêu cầu
thức đã học để kiểm tra sự ghi trí nhớ -Cách khai thác, lựa chọn tin
và chú ý của HS. . -Cách viết bản tin
+Cách đặt tiêu đề
Hỏi:: Hãy trình bày các yêu cầu của +Cách mở đầu bản tin
bản tin?. +Triển khai chi tiết bản tin

* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập II.Luyện tập


-Hs thảo luận nhóm: Chia lớp 2 nhóm 1.Phân tích các bản tin cụ thể
+ Nhóm 1 làm bản tin 1 Bản tin 1
+ Nhóm 2 làm bản tin 2 a.Cấu trúc
-câu đầu là mở đầu bản tin
-các câu tiếp là diễn bién của các sự kiện
-câu cuối cùng là nhận xét đánh giá về thực
- Đại diện nhóm trình bày trạng bình đẳng giới.
b.Dung lượng
Trung bình
- HS bổ sung, nhận xét c. Loại bản tin bình thường
- GV đánh giá Bản tin 2
a. Nội dung chủ yếu: thông báo về việc VN lọt
vào danh sách ứng viên cho giải” Môi trường và
phát triển 2007”
b. Muốn nắm nhanh nội dung thông tin đó, ta
chuyển thành tin vắn.
c. Sắp xếp lại: đưa câu nói về giải thưởng
xuống cuối đoạn.
- Hs viết bản tin 2.Viết bản tin
+ GV: Yêu cầu HS trình bày phần - Viết bản tin theo các đề tài cho sẵn: Một cuộc
chuẩn bị của mình. G/v sữa chữa và thi đấu thể thao ở địa phương, phong trào văn
đọc 1 số bản tin hs viết tốt hoá, ...
-Hs chọn vấn đề và tự viết

IV. Củng cố:


* Sau khi xem lại bản tin của mình, em rút ra được điều gì?.
V. Dặn dò:
* Soạn bài tiết sau: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

*******************
Tiết 60: PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU:Giúp HS:
- Mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- HS tích hợp kiến thức văn và kiến thức đời sống
- Bước đầu nắm được cách phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn

B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: SGK,GV. TLTK
*Học sinh:SGK, chuẩn bị bài
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Thảo luận, gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA NỘI DUNG KIẾN THỨC
TRÒ
* HĐ1. Tìm hiểu mục đích và tầm I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn
quan trọng của phóng vấn, trả lời và trả lời phỏng vấn
phỏng vấn 1. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời
Gv hướng dẫn HS thảo luận và trả lời: thường gặp
-Các hoạt động phỏng vấn thường gặp -Một chính khách , nhà văn... trả lời phỏng
vấn trên ti vi
-mục đích -Một bài phỏng vấn đăng báo
-vai trò -Phỏng vấn và trả lời khi xin việc
2. Mục đích
-Để biết quan điểm của người đó
-Thấy được tầm quan trọng của vấn đề được
phỏng vấn
-Để tạo lập các quan hệ xã hội nhất định
-Để chọn người phù hợp
3.Vai trò
Biểu hiện của xã họi văn minh dân chủ, tôn
trọng các ý jiến nhác nhau về cùng một vấn đề
* HĐ2: Tìm hiểu những yêu cầu cơ II.Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động
bản đối với hoạt động phỏng vấn phỏng vấn
1.Công việc chuẩn bị phỏng vấn:
- Phải xác định:
HS trả lời những yêu cầu cơ bản của +Chủ đề phỏng vấn
HĐPV: +Mục đích
+Đối tượng
+Người thực hiện
+Phương tiện
- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn phải:
Công việc chuẩn bị? +Ngắn gọn
+Phù hợp với mục đích PV
+Làm rõ được chủ đề
+Liên kết được với
2.Thực hiện cuộc phỏng vấn
-Hệ thống câu hỏi dã được chuẩn bị cộng với
những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh cuộc phỏng
Quá trình thực hiện? vấn
-Người phỏng vấn phải có thái độ đúng mực
-Kết thúc phải có lời cảm ơn
* HĐ3: Tìm hiểu những yêu cầu cơ III.Yêu cầu đối với người trả lời PV
bản đối với người trả lời phỏng vấn 1.Phẩm chất của người được phỏng vấn:
-Thẳng thắn, trung thực
Yêu cầu đối với người được phỏng -Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp
vấn? dẫn
2.Cách trả lời
- Có thể dùng ví von, so sánh mới lạ để tạo ấn
tượng
* HĐ4: Hướng dẫn luyện tập - Có cách thể hiện sinh động
- GV gợi ý cho HS một số đề tài phỏng IV.Luyện tập
vấn: Môi truờng địa phương, học tập,
tệ nạn...
- HS luyện tập theo cặp

IV. Củng cố:Yêu cầu cơ bản của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
V. Dặn dò:
- Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và làm bài tập.
- Soạn bài tiết sau: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"
******
TUẦN 16
Tiết 61 VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Ngày soạn: (Trích:Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)
A.MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu đặc điểm của thể loại bi kịch. Trên cơ sở đó hiểu và phân tích được xung
đột kịch cơ bản, tính cách điển hình, diễn biến tâm troạng của nhân vật chính.
- Rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu thể loại kịch
- Nhận thức được quan điểm nghệ thuật của tác giả, thái độ ngưỡng mộ tài năng của tác giả
đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết lớn nhưng lâm vào bi kịch.
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK.
*Học sinh:Soạn bài.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1:Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm
- TT1: Tìm hiểu tác giả. 1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng(1912-1960).
+Hỏi: Trình bày những nét chính về - Là nhà văn của Thăng Long- HN; người rất
cuộc đời và sự nghiệp của NHT? thành công với 2 thể loại :tiểu thuyết và kịch
+ HS trình bày, Gv định hướng lịch sử
-Kịch Bắc Sơn, Những người ở lại; Vũ Như Tô
-Tiểu thuyết lịch sử: An Tư, Đêm hội Long
Trì...
- TT2: tìm hiểu vàu nét về tác phẩm. 2.Tác phẩm:
+ GV: cung cấp cho HS biết về nội -Tóm tắt cốt truyện
dung tác phẩm. - Nhân vật chính:Vũ Như Tô, Đam Thiềm
Tóm tắt.
+ yêu cầu 1-2 HS tóm tắt tác phẩm .
* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu đoạn II.Đọc hiểu đoạn trích
trích 1.Đọc
- TT1: Hướng dẫn đọc.
+ GV hướng dẫn cách đọc, phân vai, 2. Tóm tắt đoạn trích
gọi HS đọc
+ GV nhận xét .
Hỏi: Đoạn trích này có gì đặc biệt về
mặt xuất xứ?
IV. Củng cố
- Tóm tắt đoạn trích?
- Những xung đột kịch cơ bản?
V. Dặn dò:
- Học kỹ bài học ở lớp.
- Chuẩn bị phần 2 của bài
Tiết 62 VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Ngày dạy: (Trích:Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)
A. môc tiªu
- Giúp HS hiểu đặc điểm của thể loại bi kịch. Trên cơ sở đó hiểu và phân tích được xung
đột kịch cơ bản, tính cách điển hình, diễn biến tâm troạng của nhân vật chính.
- Rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu thể loại kịch
- Nhận thức được quan điểm nghệ thuật của tác giả, thái độ ngưỡng mộ tài năng của tác giả
đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết lớn nhưng lâm vào bi kịch.
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK.
*Học sinh:Soạn bài.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt đoạn trích “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Tìm hiểu văn bản 3.Tìm hiểu văn bản
*Những xung đột cơ bản a. Những xung đột cơ bản
+GV: Để thể hiện tâm trạng, tác giả đã -Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động nghèo khổ
sử dụng phương thức nào?. với bọn hôn quân, bạo chúa:
+ HS:trả lời + Để xây đài vua bắt nhân dân đóng thuế rất
Hỏi: Vở bi kịch được xây dựng trên cao.
những xung đột kịch nào? + Bắt thợ giỏi
+ HS lần lượt phân tích từng mối + Hành hạ những người chống đối
xung đột mâu thuẫn + Trịnh Duy Sản âm mưu phản loạn
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao
siêu với lợi ích thiết thực của dân chúng
+Nguồn gốc sâu xa là do triều đình thối nát
ngừi nghệ sĩ tài năng không có điều kiện để
+ GV: Những mối xung đột ấy mang ý đem tài năng của mình phụng sự cái đẹp.
nghĩa gì? +VNT mượn tiền bạc của hôn quân để thực
hiện hoài bão. Mâu thuẫn giữa mục đích chân
chính với con đường thực hiện sai lầm.
+ Khao khát thi thố tài năng, cống hiến đã đẩy
VNT đối nghịch với lợi ích thiết thực của dân
chúng.
+Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuât đã đẩy
VNT trở thành kẻ thù của thợ thuyền

IV. Củng cố
- Tóm tắt đoạn trích?
- Những xung đột kịch cơ bản?
V. Dặn dò:
- Học kỹ bài học ở lớp.
- Chuẩn bị phần 2 của bài
Tiết 63: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Ngày dạy: (Trích:Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)

A.MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu và phân tích được xung đột kịch cơ bản, tính cách điển hình, diễn biến
tâm trạng của nhân vật chính.
- Rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu thể loại kịch
- Nhận thức được quan điểm nghệ thuật của tác giả, thái độ ngưỡng mộ tài năng của tác
giả đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết lớn nhưng lâm vào bi kịch.
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*Giáo viên:Soạn bài, đọc TLTK.
*Học sinh: Soạn bài.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1:Tìm hiểu nhân vật Vũ Như Tô b. Tính cách và diễn biến tâm trạng của
người nghệ sĩ tài năng nhưng bất hạnh Vũ
-GV: yêu cầu HS chỉ ra và phân tích Như Tô.
tâm trạng của Vũ Như Tô - Tính cách:
Phân tích tâm trạng tính cách? +Kiến trúc sư thiên tài
Tâm trạng đó được thể hiện qua thủ +Nhân cách lớn, hoài bão lớn, lí tưởng cao cả
pháp nghệ thuật nào?. +Đối diện với thực tế nghiệt ngã.
-HS: thống kê lại. -Tâm trạng:
- GV: nhận xét và kết luận +Băn khoan việc xây dựng CTĐ đúng hay sai?
+Xây dựng nó công hay tội?
→ Tâm trạng đầy băn khoan, day dứt trước
hiện thực nhưng bất lực trước hiện thực dẫn
đến bi kịch.
Đam mê sáng tạo cống hiến đã đưa ông sang
phía kẻ thù của nhân dân. Ông đã thất bại
nhưng vẫn không nhận thấy bi kịch của mình
để phải trả bằng mạng sống của chính mình.
*HĐ2:Phân tích nhân vật Đan c. Nhân vật Đan Thiềm:
Thiềm - Trong mắt vua bà chỉ là cung nữ tầm thường.
- GV yêu cầu Hs phân tích nhân vật Nhưng với VNT bà là tri âm, tri kỷ
Đan Thiềm. Liên hệ với VNT - Là người đam mê cái đẹp
+ GV: định hướng, giảng giải. - Đam mê nhưng luôn tỉnh táo trước hiện thực
+ GV:Đan Thiềm có phải là người - Giàu đức hi sinh để bảo vệ người tài, bảo vệ
cung nữ thường trong con mắt của cái đẹp.
VNT; trong con mắt của vua Lê không? Cả hai nhân vật bổ sung nhau làm nỗi ễo bi
Em hiểu bệnh Đan Thiềm là gì? Tại sao kịch của cái đẹp, bi kịch thời đại.
Đ T nhất quyết xin nài Vũ đi trốn, trong
khi trước kia nàng lại khuyên Vũ đừng
trốn? Mối quan hệ giữa hai người như
thế nào? gặp Đ T, em có liên hệ với nv
có tấm lòng biệt nhỡn liên tài nào ta
từng biết?
+ HS trả lời, GV nhận xét và định
hướng

* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III.Tổng kết


+ GV Yêu cầy HS rút ra nhận xét về 1.Nghệ thuật:
nội dung và nghệ thuật Cách tạo mâu thuẫn độc đáo
+ GV đánh giá, nhận xét và chốt lại Ngôn ngữ kịch điêu luyện có tính tổng hợp cao.
vấn đề . Dùng ngôn ngữ và hành động để khắc hoạ tính
cách nhân vật, miêu tả tâm trạng, đẩy xung đột
kịch lên cao
2.Nội dung:
Những vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về
mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa
lí tưởng cao siêu với lợi ích thiết thực.

IV. Củng cố:


* Nghệ thuật kich
*Khát vọng nghệ thuật
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Soạn bài: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
Tiết 64
Ngày dạy TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích “ Rô- mê- ô và Giu- li- ét”_ W. Sếch-xpia)
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp hận thù giữa hai dòng họ, diễn biến tâm trạng của
hai nhận vật qua ngôn ngữ đối thoại của họ.Từ đó hiểu được xung đột giữa khát vọng tình
cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ; quyết tâm của hai người hướng tới hạnh
phúc.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu kịch
- Sức mạnh của tình yêu chân chính, tình người cao đẹp là động lực giúp con người vượt
qua mọi định kiến, hận thù.
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*Giáo viên:Soạn bài, đọc TLTK.
*Học sinh: Soạn bài.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm.
- Đọc đóng vai, vấn đáp, trao đổi
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
J
Hoạt động của thầy- trò Nội dung
HĐ1:Giói thiệu chung I. GIỚI THIỆU CHUNG
GV giới thiệu qua về thời phục hung 1. Tác giả.
- (1564 – 1616) taïi thò traán Xtô-
reùt- phôùt- oân-EÂ-vôn, mieàn
taây nam nöôùc Anh, trong một
gia đình bình dân.
- Ông là nhà thơ, nhà soạn kịch tiên tài của
Anh và của nhân loại thời phục hưng
- Ông chủ yếu tự học để thành tài.
- Ông kiếm sống bằng nhiều nghề (giữ
ngựa, soát vé, nhắc vở, làm diễn viênà
Ra-bơ-le Xéc-van-tét
cầm bút viết văn).
Sự nghiệp biên kịch phong phú, đồ sộ với
37 vở kịch. Trong đó có nhiều kiệt tác:
R&J, Ô- ten- lô, Mác-bét..
2. Tác phẩm.
- Ra đời khoảng 1594-1595 gồm 5 hồi. Cốt
truyện lấy từ một câu chuyện cổ nước ý:
mối thù giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và
Môn- ta –ghiu ở thành Vê-rô-na.
U.Sếch-xpia - Tóm tắt( SGK)
- GV: Em hãy cho biết vài nét về tác giả, 3. Đoạn trích
tác phẩm * Đọc
- HS :Trình bày về tg theo tiểu dẫn. *Bố cục
- GV: nhấn mạnh và bổ sung II. ĐỌC HIỂU
HĐ 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 1. Hình thức lời thoại.
- TT1: Tìm hiểu hình thức lời thoại - 6 lời thoại đầu là lời độc thoại của từng
+ GV: Đoạn trích có bao nhiêu lời thoại? người. Họ nói về nhau chứ không nói với
Phân biệt sự khác nhau giữa 6 lời thoại đầu nhau.
và 10 lời thoại sau? Điều đó có dụng ý gì? ( đảm bảo sự trung thực tha thiết)
+ HS:quan sát, tìm sự khác nhau , pt, phát Trong lời độc thoại hàm chứa tính đối
biểu. thoại.
+ GV: định hướng, giảng giải, khẳng định. - 10 lời thoại sau là lời đối thoại.

IV. Củng cố:


* Nghệ thuật kich
*Khát vọng nghệ thuật
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
*Chuẩn bị phần 2 của bài
Tiết 65
Ngày dạy TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích “ Rô- mê- ô và Giu- li- ét”_ W. Sếch-xpia)
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp hận thù giữa hai dòng họ, diễn biến tâm trạng của
hai nhận vật qua ngôn ngữ đối thoại của họ.Từ đó hiểu được xung đột giữa khát vọng tình
cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ; quyết tâm của hai người hướng tới hạnh
phúc.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu kịch
- Sức mạnh của tình yêu chân chính, tình người cao đẹp là động lực giúp con người vượt
qua mọi định kiến, hận thù.
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*Giáo viên:Soạn bài, đọc TLTK.
*Học sinh: Soạn bài.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm.
- Đọc đóng vai, vấn đáp, trao đổi
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
J
Hoạt động của thầy- trò Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu tình yêu trên nền hận thù 2. Tình yêu trên nền thù hận.
- GV: Thù hận ở đây xuất phát từ đâu? Nó - Nỗi thù hận của hai dòng họ ám ảnh hai
hiện ra trong lời thoại 2 nhân vật như thế người trong suốt cuộc gặp gỡ, đối thoại.
nào? Nỗi ám ảnh thù thận giữa hai dòng họ - Nỗi ám ành thù hận xuất hiện ở cô gái
xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao họ nhắc nhiều hơn.
đến thù hận trong khi tỏ tình? -Cả hai ý thức được sự thù hận, nhưng có
- HS:liệt kê, so sánh, phát biểu.. nỗi lo chung là lo không có được tình yêu
- GV: định hướng, giảng giải. của nhau.
- Thù hận của hai dòng họ chỉ là cái nền
tình yêu của họ ko xung đột với thù hận đó.
 Sự khẳng định quyết tâm xây đắp tình
yêu của hai người.
3. Tâm trạng của Rô- mê- ô.
HĐ2: Tìm hiểu tâm trạng Rô-mê-ô - Thiên nhiên được cảm nhận qua cái nhìn
của R, chàng trai đang yêu.
- GV: Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện - Ánh trăng chỉ mờ ảo để trang trí cho cảnh
trong lời thoại của Rô-mê-ô nói lên điều gặp gỡ tình tứ song đoan trang trong sáng
gì?Vì sao? ánh trăng không sáng mà mờ này.
ảo? Có thể nói gì về tình cảm của R dành - Giu –li ét xuất hiện bất ngờ, R so sánh
cho J? nàng với vầng dương là hợp lí.
- HS:thảo luận trả lời, - Tiếp theo, chàng hướng vào đôi mắt của
- GV: định hướng giảng giải. nàng rồi hình dung, so sánh, ước mong.
Tất cả thể hiện sự rung động thật sự của
một trái tim đang yêu nồng nàn, say đắm.
4. Tâm trạng của Giu-li-et.
HĐ3: Tìm hiểu tâm trạng Giu-li-et - Nàng yếu đuối hơn, dễ bị tác động hơn.
- Tiếng ối chao thể hiện: thứ nhất là sự hận
- GV: So với tâm trạng của R, tâm trạng thù giữa hai dòng họ, thứ hai là không biết
của J có gì khác? Vì sao? Câu nói đầu tiên Rô-me-ô có yêu mình không. Đó là cảm
của nàng thể hiện tâm trạng gì? xúc bị dồn nén không nói thành lời.
- HS:trả lời, - Lời thoại thứ 2,3 là những lời trực tiếp
- GV: định hướng, giảng. bày tỏ tình yêu tha thiết của nàng: muốn
- GV: Lời thoại thứ 2,3 cho ta thấy tâm người yêu là của mình, thuộc về mình.
trạng và mong muốn già của nàng? - Khi nói với R, nàng băn khoăn, lo lắng
- HS:phân tích, trả lời; cho sự an nguy của hàng. Câu “ em chẳng
- GV: định hướng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây”
- GV: Khi nhận ra R đang đứng dưới vườn Trái tim nàng hoàn toàn hướng về
nhì lên thì lời thoại của nàng có già thay người yêu.
đổi? Vì sao? 5. Tình yêu bất chấp hận thù.
Trong đoạn trích, t. y chưa xung đột với
H? T. y và thù hận trong cảnh kịch này hận thù, chỉ diễn ra trên nền hận thù. Thù
thể hiện có đặc điểm riêng như thế nào? hận bị đẩy lùi, chỉ còn tình yêu, tình đời
-HS :thảo luận, trả lời. + GV: định hướng. bao la.
H đ 4: Hướng dẫn tổng kết.
Tính chất bk của đoạn trích này được biểu
hiện như thế nào?
3. Hướng dẫn học bài ở nhà. 2p
Bài cũ: làm bt 1.
Bài mới. ; chuẩn bị bài ôn tập.
RÚT KINH NGHIỆM: Chú ý tìm tư liệu, hình ảnh cho bài học.
Tiết 66
Ngày soạn: THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm:


- Ôn tập, củng cố những tri thức về một số kiểu câu đã học.
- HS tích hợp kiến thức văn bản đã học
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu và lĩnh hội văn bản
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK ,TLTK
* Học sinh:Học bài cũ,
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* H Đ1:Khái quát về câu I.Khái quát về câu
GV hướng dẫn HS nắm lại kiến thức - Câu chủ động, bị động
về câu: + Câu chủ động
-Câu bị động? + Câu bị động
-Câu chủ động? + Sự chuyển đổi câu chủ động sang bị động và
-Các thành phần của câu? ngược lại
- Các thành phần của câu
* HĐ2: Luyện tập cách dùng một số II.Luyện tập cách dùng một số kiểu câu
kiểu câu 1. Dùng kiểu câu bị động:
1.1. Câu bị động
HS thảo luận, cử đại diện trả lời các a. câu thứ2
câu hỏi ở SGK b. Không một người phụ nữ nào...
c.Sự liên kết đoạn chưa hợp lí
1.2. Các câu 4 đều là câu bị động. Nó có tác
dụng liên kết
1.3. Tìm các cặp câu bị động chủ động
1.4. Xác định những câu có thể chuyển đổi theo
cặp tương ứng chủ động -bị động
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức 1.5. Tìm một số câu bị động có chứa từ "bị",
về câu bị động, vận dụng câu bị động "được"
vào viết văn bản 1.6 Tính liên kết của câu bị động
2.Dùng kiểu câu có khởi ngữ:
Bài tập 1:
Hành thì nhà thị may ra còn. Khởi ngữ là
HS thảo luận, trả lời các câu hỏi SGK "hành"
Bài tập 2: Đáp án C
Bài tập 3:
a. KN: tự tôi
b.KN:cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc
3. Dùng kiểu câu có sử dụng trạng ngữ chỉ
tình huống
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức * Trạng ngữ có thể đúng đầu, giữa hoặc cuối
về khởi ngữ và cách vận dụng câu
*TN có thể là danh từ, tính từ, động từ cụm từ.
HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét, BT2:
hướng dẫn HS vận dụng Chọn câu C Dùng câu A, thì 2 sự việc xảy ra
quá xa nhau.
Dùng câu B thì lặp CN: Liên.
Dùng câu D thì sự LK của các câu yếu hơn.
BT3:
-Câu đầu: nhận...
-Có tác dụng xác định thông tin thứ yếu và quan
trọng trong câu
* H Đ3: hướng dẫn HS cách sử III. Tổng kết
dụng 3 kiểu câu 1. Thành phần CN trong kiểu câu bị động,
thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ
chỉ tình huống thường nằm ở đầu câu.
2. Ba thành phần này thường thể hiện thông tin
đã biết từ VB, hoặc thông tin dễ tạo liên tưởng
đến những điều đã biết.

IV. Củng cố:


- Hãy lấy ví dụ để làm rỏ các ý các cách sử dụng 3 kiểu câu?.
V. Dặn dò:
- Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và bổ sung bài tập.
- Soạn bài tiết sau: Ôn tập văn học
Tiết 67 ÔN TẬP VĂN HỌC
Ngày soạn: 17. 12 . 2007
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Nắm được những kt cơ bản về VHVN hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.
- Củng cố và hệ thống hóa những tri thức ấy trên 2 phương diện lịch sử và thể loại.
- Rèn luyện nâng cao tư duy pt và tư duy kq, kĩ năng trình bày vấn đề một cách hệ
thống.
II. PHƯƠNG PHÁP.: ôn tập, trao đổi, hệ thống hóa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra: 3p Tâm trạng của Rô-me-ô khi nhìn thấy Giu-li-ét xuất hiện bên cửa sổ?
Vì sao đoạn trích có nhan đề là “Tình yêu và thù hận”?
2. Bài học. 85p
Trọng tâm: câu 1,4,5,7
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
TRÒ
H Đ1: Ôn tập câu 1 Câu 1. Hai bô phận, các xu hướng văn
+ GV: nêu nội dung và yêu cầu ôn tập học.
+ HS: Chỉ ôn phần VHVN từ đầu XX đến I. Bộ phận VH công khai,hợp pháp: có
1945. Phần VHTĐ đã ôn. các xu hướng chính.
+ HS:trình bày, thảo luận theo hệ thống - VH lãng mạn.
câu hỏi đã chuẩn bị. + Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi,
+ GV: chốt lại chống lễ giáo PK.
+ Các tg tiêu biểu: Huy Cận( Tràng
Giang), Xuân Diệu( Vội vàng, Đây mùa
thu tới), Thạch Lam(Hai đứa trẻ)…
- VH hiện thực.
+ P. a hiện thực một cách khách quan: XH
thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống
trị…
+ Các tg, tp tiêu biểu: Nam Cao( Chí
Phèo, Lão Hạc), Vũ Trọng Phụng ( Số đỏ,
Giông tố) Ngô Tất Tố ( Tắt đèn)..
II. Bộ phận VH không hợp pháp.
- VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ,
ngòi bút là vũ khí.
- Tg, tp tiêu biểu: Phan Bội Châu ( Hải
ngoại huyết thư..) Nguyễn Ái Quốc ( Vi
hành), Tố Hữu ( Từ ấy)…
H Đ2: Ôn tập câu 2 Câu 2. Phân biệt
Câu 2: phân biệt tiểu thuyết trung đại và Tiểu thuyết trung đại. Tiểu thuyết hiện đại.
hiện đại.
+ HS:nêu một số đặc điểm và phân tích ví - Chữ Hán, chữ Nôm. - Chữ quốc ngữ.
dụ để phân biệt. - Chú ý đến sự việc, chi - Chú ý đến thế giới bên
tiết. trong của nv.
+ GV: định hướng - Cốt truyên đơn tuyến - Cốt truyện phức tạp
- Kể theo trình tự thời - Cách kể đa dạng(theo t.
gian. g, theo tâm lí nv..)
- Tâm lí, tâm trạng nv sơ - Tâm lí, tâm trạng nv
lược. phongphú,đa dạng.
- Ngôi kể thứ 3. - Ngôi kể thứ 3, thứ nhất
H Đ3: Ôn tập câu 3 Câu 3.Phân tích tình huống.
Câu 3: Phân tích tình huống trong các - Tình huống là những quan hệ, những
truyện Vi hành, tinh thần thể dục, Chữ hoàn cảnh mà nhà văn sáng tạo ra để tạo
người tử tù, Chí Phèo. nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của
+ GV: Tình huống truyện là gì?Vai trò truyện.Tạo tình huống đặc sắc là khâu then
của tình huống đối với tp tự sự?Tìm và chốt của nt viết truyện.
phân tích các tình huống trong từng tp - Có nhiều loại tình huống khác nhau.
trên .So sánh các tình huống ấy? - Phân tích ví dụ.
+ HS:làm việc theo nhóm và báo kq. + Trong Vi hành và Tinh thần thể dục: đó
+ GV: giảng, định hướng. là tình huống trào phúng nhằm gây cười đả
kích, chế giễu đối tượng.
+ Có sự khác nhau.
Ở Vi hàn+ GV: tình huống nhầm lẫn.
Ở Tinh thấn thể dục: mâu thuẫn giữa
hình thức và nội dung, mục đích tốt
đẹp và thực chất tai họa.
+ Trong Chữ người tử tù: tình huống éo
le: tử tù săp bị tử hình- người cho chữ;
quản ngục coi tù- người xin chữ; cảnh cho
chữ xưa nay chưa từng có.
+ Trong Chí Phèo: tình huống bi kịch:
mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiên
và không được làm người lương thiện.
H Đ4: Ôn tập câu 4 Câu 4. Đặc sắc nt của các truyện
- Hai đứa trẻ: Truyện không có
Câu 4.Phân tích đặc sắc NT các truyện Hai truyện_truyện trữ tình.Cốt truyện rất đơn
đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo. giản.Cảm giac và tâm trạng được đào
+ GV: nêu yêu cầu, định hướng pt: sâu.Tình huống truyện độc đáo:cảnh đợi
chỉ hướng đến những điểm nổi bật. tàu, tình huống tâm trạng. Ngôn ngữ giàu
Chia + HS:làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm chất thơ.
hiểu một truyện. - Chữ người tử tù: hình tượng HC (anh
+ GV: định hướng. hùng nghệ sĩ, thiên lương nhân hậu trong
sáng).Hình tượng người quản ngục.Tình
huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ vừa cổ
kính vừa tạo hình.
- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn li kì.Cách
kể biến hóa linh h ọat.Xây dựng hình
tượng điển hình. Nghệ thuật phân tích và
mô tả tâm lí sâu sắc.Ngôn ngữ tự nhiên và
giàu chất triết lí.
H Đ5: Ôn tập câu 5 Câu 5.Nghệ thuật trào phúng trong
Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.
“Hạnh phúc của một tang gia.” - Nhan đề trào phúng. - Nhân vật trào
+ HS: tr ả lời phúng. - Ngôn ngữ khôi hài, nói ngược. -
+ GV: định hướng, nhắc lại. Thủ pháp phóng đại.
H Đ6: Ôn tập câu 6 Câu 6. Quan điểm nghệ thuật của
Quan điểm NT của Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng.
trong việc triển khai và giải quyết mâu - Tp được xd bởi hai mâu thuẫn cơ bản.
thuẫn của vỡ bi kịchVNT. + MT giữa nd lao động với hôn quân bạo
+ HS:trao đổi trả lời. chúa Lê Tương Dực.
+ GV: định hướng. + MT giữa khát vọng sáng tạo nt với điều
kiện lịch sử xã hội.
- MT thứ nhất tg giải quyết triệt để.NT thứ
hai tg giải quyết chưa thật dứt khoát bởi đó
là NT mang tính quy luật thể hiện mqh
giữa nt và cuộc sống, nghệ sĩ và XH.
H Đ7: Ôn tập câu 7 Câu 7. Bình luận quan điểm nt của
Nam Cao.
Câu 7: Bình luận quan điểm nghệ thuật của - Công việc của người thợ thường là sao
Nam Cao. chép theo mẫu tạo ra những sp giống nhau
+ GV:Đặc trưng bản chất của nt sáng tạo hàng loạt. Còn viêc sạng tạo của ngưởi
văn chương là gì? nghệ sĩ khác hẳn: sp của anh ta là sp tinh
Phân biệt giữa nt sáng tạo vc và công việc thần, tư duy, tâm hồn.Là tạo ra cái mới.
kĩ thuật. Mỗi tp của nhà văn là tp duy nhất, không
Làm thế nào để khơi những nguồn chưa ai lặp lại.
khơi và sáng tạo những gì chưa có? - Muốn vậy, nhà văn phải có năng lực tư
+ HS:suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu duy,có óc sáng tạo dồi dào có y 1chi1 và
hỏi.. nỗ lực tìm kiếm cái mới
- Đây là quan điểm không mới nhưng được
phát biểu chân thành, diễn đạt hay và lại
được kiểm chứng bằng chính tp của NC.
IV. Củng cố: Các vấn đề của văn học thời hiện đại.
-Nguyên nhân và quá trình HĐH văn học.
-Nội dung cơ bản của văn học hiện đại và nghệ thuật thể hiện.
Phân tích một số tác phẩm để thấy được sự HĐH trong văn học.
V. Dặn dò:
- Ôn tập kỹ phần văn học VN XX-1945.
- Chuẩn bị ôn tập để kiểm tra HKI
*******************
Tiết thứ :68-69

THI HỌC KỲ I
Tiết Thứ: 70- 71 LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Ngày dạy
A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm:
- Củng cố những tri thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- HS tích hợp kiến thức văn và kiến thức đời sống
- Bước đầu tiến hành các thao tác chuẩn bị phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK + báo chí, bài viết
* Học sinh:Học bài cũ,
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* H Đ1: hướng dẫn củng cố kiến thức I.Khái quát kiến thức về phỏng vấn
về phỏng vấn 1.Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và
HS trả lời về những kiến thức đã học trả lời phỏng vấn.
về:
-Mục đích, tầm quan trọng? 2.Cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
* Chuẩn bị phỏng v ấn
-Cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? * Phỏng vấn v à trả lời phỏng v ấn
- Người phỏng vấn
+ HS trả lời - Người được trả lời phỏng vấn
+ GV chốt lại vấn đề cơ bản
(Hết tiết 70 chuyển tiết 71)
* H Đ2: Hướng dẫn luyện tập II.Luyện tập:
Gv đưa ra các chủ đề yêu cầu HS thảo * Bài 1:
luận, cử đại diện trình bày: -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và câu trả lời phỏng
-Phỏng vấn vè việc dạy học văn vấn
+ HS chuẩn bị -Thực hiện phỏng vấn
+ GV gọi đại diện trình bày -Kế luận nhận xét, bổ sung, hoàn thiện
* Bài 2:
-Phỏng vấn xin việc -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và câu trả lời phỏng
+ HS chuẩn bị vấn
+ GV gọi đại diện trình bày -Thực hiện phỏng vấn
-Kế luận nhận xét, bổ sung, hoàn thiện
- Phỏng vấn về xin du học *Bài 3:
+ HS chuẩn bị -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và câu trả lời phỏng
+ GV gọi đại diện trình bày vấn
-Thực hiện phỏng vấn
-Kế luận nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

IV. Củng cố: Hãy lấy ví dụ để làm rỏ các ý các loại nghĩa trên?.
V. Dặn dò: Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và bổ sung bài tập
Ôn tập chuẩn bị thi HKI
Tiết 72 TRẢ BÀI SỐ 4
Ngày dạy
A.MUC TIÊU: Giúp học sinh
- Hệ thống xác định yêu cầu của đề bài.
- Nhận ra những hạn chế trong bài viết.
- Tự đánh giá năng lực về môn học của mình.
B.CHỦÂN BỊ GIÁO CỤ :
*Giáo viên: Chuẩn bài, chuẩn bị đáp án, nhận xét bài viết học sinh.
*Học sinh: Ghi chép.
C.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & NỘI DUNG BÀI HỌC
TRÒ
*GV: ghi đề bài lên bảng.Đề ra
Lớp chú ý và ghi vào vở, Câu 1(3 điểm): Em hãy trình bày vài nét về quan điểm
gạch chân dưới những từ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?
ngữ mang nôi dung chính, Câu 2(7 điểm): Chọn một trong hai đề sau
yêu cầu chính cần làm rõ. Đề 1: Suy nghĩ về tính tự học của học sinh chúng ta
ngày nay?
Hoạt động1: Tìm hiểu đề. Đề 2: Em hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật
Hỏi: Nêu những yêu cầu Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn
của đề bài trên? Tuân
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Hoạt động2: Đáp án. Câu 1(3 điểm): Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
GV yêu c ầu HS tr ả lời - Là nhà văn sớm và rất có ý thức tự giác về quan điểm nghệ
từng âu hỏi thuật. Nhìn chung quan điểm nghệ thuật của ông tiến bộ , mới
- GV định hướng và đưa ra mẻ và sâu sắc so với nhiều nhà văn đương thời. Vấn đề sống và
viết luôn là câu hỏi ám ảnh, làm ông day dứt tìm câu trả lời .
đáp án
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao không được trình bày
Hỏi: Phần mở bài nên ĐVĐ
trực tiếp bằng những tác phẩm nghị luận mà thể hiện trong
ntn? những sang tác của ông qua lời các nhân vật, những hình tượng
-HS: 2 -> 3 trình bày nghệ thuật.
cách ĐVĐ riêng. - Từ buổi đầu chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương
Hỏi: Hãy trình bày cách tìm thời nhưng Nam Cao nhanh chóng từ bỏ bút pháp lãng mạn để
ý cho phần thân bài? hướng về văn học hiện thực. Nam Cao lên án quan điểm vị
- nghệ thuật của văn học lãng mạn để đứng vững trên quan điểm
vị nhân sinh, nhân đạo chủ nghĩa.
- Nhà văn là chiến sĩ chiến đấu cho công lí, cho chân lí và sự
Hoạt động 3: Nhận xét bài công bằng cho xã hội, đạo đức bằng ngòi bút của mình.
làm.*GV: nêu nhận xét bài -Văn chương chân chính l à văn chương thấm đượm lý
làm của học sinh: Ưu điểm, tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình thế thái, tiếp sức mạnh
cho con người.
khuyết điểm..
- Nam Cao có ý thức sâu sắc về sự tìm tòi sáng tạo trong
văn chương. Ông đòi hỏi nhà văn phải có luơng tâm, có nhân
cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình và cho rằng sự cẩu
thả trong văn chương chẳng những là “bất lương” mà còn là
“đê tiện”
Câu 2: Đề 1:
Yêu cầu học sinh đảm bảo được các ý sau:
* Mở bài: Nêu vai trò, tầm quan trọng chung của vấn đề tự
học
* Thân bài:
+ Biểu hiện của tính tự học
+ Lợi ích của tự học
+ Phương pháp tự học
* Kết bài: Suy nghĩ của bản thân
Đề 2:
Yêu cầu học sinh đảm bảo được các ý sau:
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và hình
tượng nhân vật Huấn Cao
* Thân bài: Lần lượt phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao
- Tài hoa, nghệ sĩ:
+ Thể hiện gián tiếp qua lời nói, thái độ, hành động trầm
trồ, ngưỡng mộ của thầy trò Viên quản ngục
+ Thể hiện trực tiếp qua lời nói ông Huấn Cao: Chữ ta thì
đẹp thật, quý thật
+ Ca ngợi tài hao của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện
quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của mình: trân trọng nghệ
thuật thư pháp cổ truyền
- Khí phách hiên ngang, bất khuất
+ Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc chí; bình
tĩnh, ung dung sống nốt những ngày cuối của cuộc đời oanh
liệt.
+ Ung dung nhận rượu thịt của quản ngục, mắng đuổi quản
ngục
+ Không vì quyền lực mà ép mình viết chữ, cho chữ bao
giờ; cả đời mới chỉ viết tặng ba người bạn thân
- Thiên lương trong sang, nhân cách cao cả:
+ Trứơc khi nhận ra tấm lòng của quản ngục: Huấn Cao
coi y chỉ là tiểu nhân đắc chí, cặn bã nên đối xử cao ngạo, coi
thường
+ Khi nhận rõ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục:
Huấn Cao ngạc nhiên, băn khoăn nghĩ ngợi, quyết định cho
chữ. Huấn Cao coi quản ngục là tri âm, tri kỷ
HĐ4: Tổng hợp điểm
Thang điểm
TSHS: 29 - Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề, văn viết trôi
TS bài: 29 chảy, mạch lạc, giàu cảm xúc
Kết quả: - Điểm: 5- 6: Đáp ứng các yêu cầu cơ bản,(có thể thiếu 1,2
Giỏi:0,Khá: 1,TB:7,Yếu:20 ý nhỏ), văn viết tốt, có cảm xúc, mắc ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Đáp ứng đựoc một nửa yêu cầu. Văn viết còn
đôi chỗ lung túng, thiếu mạch lạc.
- Điểm 1-2: Sai nhiều lỗi, văn viết yếu.
- Điểm 0: Lạc đề

IV. Củng cố: Lưu ý khi làm bài ki ểm tra


V. D ặn dò: Chuẩn bị bài: Lưu biệt khi xuất dương
*****************

Tiết 73 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG


Ngày dạy Phan Bội Châu

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.
Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của
Phan Bội Châu.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục tinh thần cách mạng.
B. CHUẨN BỊ.
* Giáo viên: SGK ,TLTK
* Học sinh:Học bài cũ,
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, so sánh, giảng giải.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
I. Ổn định, KTSS
II. Bài cũ. Kiểm tra: Kiểm tra việc soạn bài của HS.
III. Bài mới
1. ĐVĐ
2. Triển khai:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
* H Đ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung I. Đọc hiểu chung
- TT1: T ìm hiểu tác giả 1. Tác giả : (1876-1940)
+ GV: Giới thiệu bài, chú ý đến hoàn cảnh - Nhà lãnh tụ của phong trào yêu nước và
lịch sử xã hội. cách mạng đầu XX, có tấm lòng yêu nước
tha thiết, nồng cháy mặc dù sự nghiệp cứu
+ GV: yệu cầu Hs tóm lược những điểm nước không thành.
chính về tác giả và tác phẩm - Là nhà văn lớn
+ HS:làm việc cá nhân, phát biểu. - Đạt thành tựu rực rỡ trong văn chương
tuyên truyền cổ động Cách mạng
- Lý tưởng dân tộc cao cả, tình cảm yêu
nứơc thương dân thiết tha, sôi sục, là cội
nguồn cảm hứng sáng tạo và trở thành phong
cách nghệ thuật có sức lay động lớn tâm hồn
người đọc.
- TT2: Tìm hiểu vài nét về tác phẩm 2. Tác phẩm
+ GV: Yêu cầu HS trình bày hoàn cảnh ra * Hoàn cảnh sáng tác : Trong buổi chia tay
đời bài thơ các đồng chí lên đường
+ GV: Hướng đọc tác phẩm * Đọc.
+ HS đọc GV nhận xét và đọc lại
* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
- TT1: Tìm hiểu 2 câu đề 1. Hai câu đề :
+ GV: Chí làm trai có phải là nội dung “Làm trai… chuyển dời” à Từ khẳng định,
hoàn toàn mới trong VH hay không? Nét phủ định à ý tưởng lớn lao, mãnh liệt của
mới ở đây là gì? chí làm trai trong sự nghịêp cứu nước.
+ HS:trao đổi trà lời.+ GV: giảng thêm. “Lạ”:lập được công danh sự nghiệp. Câu hỏi
tu từ thể hiện ý hướng chủ động trước cuộc
đời.
- TT2: Tìm hiểu 2 câu thực 2. Hai câu thực:
+GV Em hiểu gì về hai câu thơ thực? “ Trong khoảng trăm năm…há không ai?”
+ GV định hớng àThể hiện tinh thần, trách nhiệm trước cộng
đồng: cuộc thế gian nan này cần phải có
ta.Giọng thơ khẳng định, khuyến khích,giục
giã.
- TT3: Tìm hiểu 2 câu luận 3. Hai câu luận :
+ GV: Những từ trái nghĩa ở hai câu thơ “Non sông… hoài” à Đối ( sống _ chết)à
này? Giải thích câu “hiền thánh còn đâu Nỗi đau về nhục mất nước à tinh thần dân
học cũng hoài”. Lí do nào khiến tg nói như tộc cao độ, nhiệt tình cứu nước.Phủ định
vậy? Sư phủ định ở đây phải chăng có điều mạnh dạn những tín điều xưa cũ, lạc hậu
gì chưa đúng? 4. Hai câu kết :
+ HS:suy nghĩ trả lời.
“Muốn vượt… khơi” à Điệp từ, động từ
-TT4: Tìm hiểu 2 câu kết
mạnh, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ rắn rỏi
+ GV: Hình ảnh, từ ngữ trong hai câu cuối
để lại cho em ấn tượng gì? Qua đó em có à Khát vọng sôi nổi, tư thế hăm hở ra đi à
nhiệt tình cứu nước tuôn trào.
suy nghĩ, đánh giá gì về PBC?
+ HS:suy nghĩ, phát biểu
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết
GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về nội dung Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động
va nghẹ thuật mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc
họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ
cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư
tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi
trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi
tìm đường cứu nước.

IV. Củng cố
Học thuộc lòng bài thơ. Chú ý nội dung, nghệ thuật?
V. Dặn dò
Chuẩn bị bài: Nghĩa của câu

Tiết 74 NGHĨA CỦA CÂU


Ngày dạy
A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
- Nhận thức đươc hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ
nhận thấy nhất của nó.
- Từ đó giúp học sinh có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu một cách phù hợp
nhất..
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Đọc SGK, STK: Soạn bài.
*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tìm I. Hai thành phần nghĩa của câu
hiểu ngữ liệu 1Tìm hiểu ngữ liệu(SGK)
+ GV: yêu HS tìm hiểu mục I.1 trong
SGK và trả lời các câu hỏi.
+ GV: gợi dẫn cho HS trao đổi, trả lời.
Cặp A: cả hai cùng nói đến sv Chí Phèo
từng có thời ao ước có một gia đình nho
nhỏ.
Cặp B: cả hai câu cùng đề cập đến sự
việc người ta cũng bằng lòng.
GV: yêu cầu HS tìm hiểu mục I.2 trong 2.Hai thành phần nghĩa của câu.
SGK và trả lời các câu hỏi. -Trong mỗi câu thường có hai thành phần
Mỗi câu thường có mấy tp nghĩa? Đó là nghĩa : đề cập đến một sự việchoặc một vài sự
những tp nào? Các thành phần nghĩa việc) ; bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người
trong câu có quan hệ như thế nào? nói đối với sự việc đó.Thành phần nghĩa thứ
+ GV: gợi dẫn, nhất gọi là nghĩa sự việc, thành phần thứ hai
+ HS: trả lời. gọi là nghĩa tình thái
-Trong mỗi câu 2 thành phần nghĩa đó hoà
quyện với nhau.
Hoạt động2:Tìm hiểu nghĩa sự việc II. Nghĩa sự việc:
1 .Các loại câu biểu hiện nghĩa sự việc:
GV yêu cầu HS phát biểu nhận xét, GV a. câu biểu hiện hành động
khái quát kiến thức về nghĩa sự việc b. câu biểu hiện trạng thái, đặc điểm,
c. câu biểu hiện quá trình
d. câu biểu hiện tư thế
e. câu biểu hiện sự tồn tại
f. câu biểu hiện quan hệ
2. Các thành phần ngữ pháp thường biểu
hiện nghĩa sự việc là: chr ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ, khởi ngữ à một số thành phần phụ khác

Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập


GV hướng dẫn HS làm BT 1 Bài 1.
Câu 1 diễn tả hai trạng thái:ao thu lạnh. nước
thu trong.
Câu 2: nêu một sự việc(đặc điểm):thuyền bé.
Câu 3: nêu một sự việc(quá trình): sóng gợn.
Câu 4: nêu một sự việc(quá trình):lá đưa vèo
Câu 5: nêu 2 sv, trong đó có một sv (trạng
thái):tầng mây lơ lửng, một sv: trời xanh ngắt
Câu 6: nêu 2 sv, trong đó có một sv (đặc
điểm):ngõ trúc quanh co, một sv (trạng
thái):khách vắng teo.
Câu 7: nêu hai sự việc(tư thế):tựa gối. buông
cần.
Câu 8: nêu một sự việc(hành động): cá đớp.
IV. Củng cố:
Nắm khái niệm về nghĩa của câu và nghĩa sự việc của câu
V. Dặn dò:
Xem kỹ bài giảng, chuẩn bị bài để viết bài số 5

Tiết 75: BÀI VIẾT SỐ 5


Ngày soạn:
A.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Hiểu và nắm được những vấn đề được đặt ra xã hội
- Thực hành kĩ năng làm văn nghị luận.
- Có thái độ đúng đắn trước các vấn đề xã hội
B.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Ra đề bài, chuẩn bị đáp án, biểu điểm.
*Học sinh: Chuẩn bị kiến thức.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* H Đ1: Đ ề ra *Đề bài:
*GV: ghi đề bài lên bảng, sau đó đọc
to, rõ
* HS: chép đề Suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường

* HĐ2: Chuẩn bị đáp án *Hướng dẫn làm bài:


- Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận(vai trò và
tầm quan trọng của nước và vấn đề ô nhiễm
nguồn nước)(1,5 đ)
- Thân bài:
+ Nêu thực trạng vấn đề ô nhiễm nguồn
nước(1,5 đ)
+ Nguyên nhân(1,5 đ)
+ Tác hại(1,5 đ)
+ Biện pháp(1,5 đ)
-Kết bài: Suy nghĩ, liên hệ thực tế ở địa
phương(2 đ)
Trình bày rõ ràng, sạch, đẹp(0,5 đ)
* HĐ3: HS làm bài
* H Đ4: Thu b ài
TSHS: 28
TS b ài:

.
IV. Củng cố:
Chú ý cách viết bài mang đặc thù văn nghị luận xã hội
V. Dặn dò:
Soạn bài: "Hầu trời" ( Tản Đà ) theo HDBT.

Tiết 76 HẦU TRỜI


Ngày soạn: (Tản Đà)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà( tư tưởng thoát li, ý thức về
cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào
đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
* Học sinh: Soạn bài
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
- Thảo luận nhóm, bình giảng…
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soan bài của HS.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai
HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đọc hiểu chung
* HĐ1: Đọc hiểu chung 1. Tác giả: 1889_ 1940, quê: Hà Tây.
- GV Yêu cầu HS trình bày vài nét về tác - Là con “người của hai thế kỉ” cả về học
giả tác phẩm vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.
- GV: giới thiệu bài. - Thơ văn của ông là gạch nối giữa hai thời
- HS:đọc tiểu dẫn và nêu những thông tin đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện
chính về tg. đại.
- GV: chốt lại những ý chính. - Các tp chính: Khối tình con I,II, Giấc
mộng con I, II, Còn chơi…
2. Tác phẩm.
In trong tập Chơi xuân, xuất bản năm 1921.
3. Đọc
- GV hướng dẫn và gọi Hs cùng đọc II. Đọc hiểu văn bản
* HĐ2: Đọc hiểu văn bản 1. Khung cảnh câu chuyện
- TT1: Hướng dẫn tìm hiểu khung cảnh - Hư cấu về một giấc mơ. Nhưng tác giả
câu chuyện muốn người đọc cảm nhận điều cơ bản ở
+ GV: Nhận xét cách mở đầu của tác đây là mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.
giả? Câu đầu gợi không khí gì? Điệp từ - Gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người
thật khẳng định ý gì? đọc.
+ HS trả lời, GV định hướng 2. Chuyện tác giả đọc thơ cho Trời và
- TT2: Tìm hiểu cách tác giả đọc thơ cho chư tiên nghe.
Trời và chư tiên nghe. - Cách kể tả rất tỉ mỉ, cụ thể.
+ GV: Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc thơ - Trời sai pha nước nhấp giọng rồi mới
văn cho trời nghe như thế nào? Qua cách truyền đọc.
đọc ấy ta thấy điều gì ở nhá thơ? - Thi sĩ trả lời trịnh trọng, đúng lễ nghi.
- Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có
phần tự hào, tự đắc vì văn thơ của mình.
- Người nghe vừa khâm phục vừa sợ hãi như
Thái độ và tình cảm cảu người nghe như hòa cùng cảm xúc của tác giả.
thế nào? - Trời khen văn thơ phong phú, giàu có lại
+ HS:lần lượt phân tích trả lời. lắm lối đa dạng.
- Giọng kể đa dạng, hóm hỉnh và có phần
ngông nghênh, tự đắc.
3. Chuyện đối thoại giữa trời và tác
- TT3: tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Trời giả về thân thế, quê quán.
và tác giả - Niềm tự hào và khẳng định tài năng của
bản thân tác giả.
+ GVQua cảnh trời hỏi và T.Đà tự xưng - Phong cách lãng mạn tài hoa, độc đáo, tự ví
tên tuổi, quê quán, đoạn trời xét sổ nhận mình như một vị tiên bị trời đày.
ra trích tiên Khắc Hiếu bị đày vì tội - Hành động lên trời đọc thơ, trò chuyện với
ngông, tg muốn nói điều gì về bản thân? trời, định bán văn ở chợ trời của T Đ thật
+ HS:trao đổi trả lời. khác thường, thật ngông. Đó là bản ngã, tính
cách độc đáo của Tản Đà.
- Xác định thiên chức của người nghệ sĩ là
đánh thức, khơi dậy, phát triển cái thiên
lương hướng thiện vốn có của mỗi con
người.
- Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời
+ GV: Từ “ thiên lương” mà tg dùng bằng những ước mơ lên trăng, lên tiên. Ông
trong bài có nghĩa là gì? Việc chen vào vẫn muốn cứu đời, giúp đời nên có đoạn thơ
đoạn thơ giàu màu sắc hiện thực trong bài giàu tính hiện thực xen vào bài thơ lãng mạn.
thơ lãng mạn có ý gì? III. TỔNG KẾT
+ HS:lí giải, phát biểu, -Tác phẩm có nhiều sáng tạo về hình thức
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết nghệ thuật: thể thơ trường thiên khá tự do,
giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ
giản dị, sống động hóm hỉnh
- Bài thơ là bức tranh cảm động về cuộc đời
người nghệ sĩ tài năng khao khát được khẳng
định mình giữa cuộc đời.
-Tản Đà đã mạnh dạn bày tỏ cái tôi cá nhân
chưa từng có ở “xã hội này”

IVCủng cố
Kể lại câu chuyện Tản Đà lên trời đọc thơ? Cái tôi của nhà thơ?
V. Dặn dò
Chuẩn bị bài mới: Vội vàng

Tiết 77: VỘI VÀNG ( Xuân Diệu )


Ngay dạy

A.MỤC TIÊU:
- Giới thiệu với HS bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu đó là sự cách tân
của thơ mới.
- Rèn kỹ năng phân tích thơ.
- Giáo dục lòng yêu đời, yêu cuộc sống.
.B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Soạn bài.
*Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc một đoạn trong bài thơ Hầu Trời của Tản Đà v à cho
biết cảm nhận của em về đọc thơ đó
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Xuân Diệu là nhà thơ ham sống, thèm sống, sống hấp tấp, tham lam. Chính vì ham
sống mà nhà thơ luôn thấy cuộc sống quá ngắn ngủi, thời gian trôi nhanh, tuổi trẻ tàn phai.
Điều này làm cho Xuân Diệu luôn khắc khoải, lo âu, hoảng hốt và vội vàng.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: Hướng dẫn đọc hiểu I Đọc hiểu chung
chung 1. Đọc
- TT1: Hướng dẫn đọc
GV: Đọc mẫu một lần, sau đó yêu
cầu hai đến ba HS đọc lại. Yêu cầu đọc
phải chú ý nhịp điệu gấp gáp, hồ hởi,
vồ vập của bài thơ.
- TT: Tìm hiểu chung 2. Tìm hiểu chung
+ GV yêu cầu Hs trình bày vài nét về Tác giả :(1916-1985)
nhà thơ.GV nhận xét và khái quát Nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới
Sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ
+ GV: Cho biết xuất xứ của bài thơ?. Tác phẩm
+HS: Rút từ tập "Thơ thơ" . Xuất xứ:
Được rút từ tập " Thơ thơ" (1938) -> là bài
Hỏi: Bài thơ tập trung thể hiện điều thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệuởtước cách
gì?. mạng tháng 8.
+ HS: Phát biểu chủ đề của bài thơ. Chủ đề:
+GV yêu cầu HS phân chia bố cục bài Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu
thơ. cho quan niệm về thời gian, đời người, từ đó
Hỏi: Với bài thơ này ta nên phân tích tuyên ngôn về lẽ sống, thể hiện rõ niềm khát
theo bố cục nào?. khao giao cảm với cuộc đời của Xuân Diệu.
+HS: Thảo luận và trình bày cách 3. Bố cục: 4 phần.
phân tích bố cục, gồm 4 đoạn. -13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống trần thế tha
thiết
-Câu 14-29. Băn khoăn về sự ngắn ngủi của
cuộc đời và sự trôi nhanh của thời gian
-Câu 30- hết: Tình yêu mãnh liệt, tột độ đối với
cuộc sống
Hoạt động2: Tìm hiểu văn bản. II. Đọc - Hiểu văn bản :
- TT1: tìm hiểu đoạn thơ đầu 1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết
+ GV: Đọan 1 miêu tả tâm trạng gì
của nhà thơ? Cách diễn đạt có gì mới -Tôi muốn tắt nắng - màu đừng nhạt.
lạ? Nhà thơ có ý muốn gì? Nó bình -Tôi muốn buộc gió - hương đừng bay.
thường hay mới lạ? Liệu có làm được Ước muốn chống lại quy luật của đất trời,
không? khao khát giữ lại hương sắc cuộc đời
Vì sao tg lại ước muốn vậy? cháy bỏng, mãnh liệt.
+ HS trả lời -“Này đây … tháng mật
+ GV: Xuân Diệu rất yêu cuộc sống, tha ……………………………………..
thiết xay đắm và vì thế rất sợ mất nó như Tháng giêng … cặp môi gần”
người có vật báu luôn lo sẽ tuột khỏi tay
mình - khi yêu cảnh vật - người tình, Điệp từ (này đây) dồn dập, nhân hóa, cách diễn
Xuân Diệu đều yêu vội vàng, vồ vập vì đạt mới lạ  khu vườn xuân tươi vui, ấm áp,
trong khi đang yêu Xuân Diệu thấy đang ngon ngọt như những món ăn tinh thần sẵn có
mất  tâm trạng hoảng hốt lo âu này đang mời gọi, quyến rũ.
thường xuất hiện ở những người đa cảm,
Niềm khát khao tình yêu, hạnh phúc, tha thiết
chợt vui, chợt buồn, vừa hoà nhã chợt trở
nên nóng giận. Xuân Diệu khắc khoải:
với cuộc đời đến cuồng nhiệt.
Mất mát già nua, chết chóc, trở nên ám - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần :
ảnh thường trực. thủ pháp so sánh(vẻ đẹp của con người được so
. sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên)  gợi cảm và
rất Xuân Diệu
 Nồng nàn, quyến rũ, đắm say
- Tôi sung sướng: Nhưng vội vàng một nửa
Nhịp thơ bị ngắt làm hai)  sững sờ, lặng
. xuống, trầm đi, ngơ ngác
 Nỗi buồn nhớ và thái độ vội vàng lúc xuân
sang

- TT2: Tiếp tục phân tích đo ạn 2 2. Băn khoăn về sự ngắn ngủi của cuộc đời và
Tâm trạng của nhà thơ ở đọan 2? Vì sự trôi nhanh của thời gian
sao chuyển sang miêu tả như vậy? -Xuân đang tới nghĩa là - đang qua
Tìm những từ ngữ thể hiện sự đối lập -Xuân còn non nghĩa là - sẽ già
giữa con người và thiên nhiên? -Mà xuân hết nghĩa ... tôi mất "
+GV: Gọi một HS đọc đoạn thơ để  hiện thực thô bạo, cục cằn.
tạo không khí. Lượng trời chật >< lòng tôi rộng
+HS: Giải thích nỗi buồn nhớ và thái Xuân tuần hoàn >< tuổi trẻ không trở lại.
độ vội vàng của nhà thơ. Còn trời đất >< chẳng còn tôi.
Hỏi: Nội dung ấy được thể hiện qua  Hình ảnh đối lập, điệp từ, giọng thơ u uất
cách nói như thế nào?. não nuột  Tâm trạng tiếc nuối, lo sợ ngậm
+HS: Định nghĩa - khái niệm theo ngùi khi mùa xuân qua mau, tuổi trẻ chóng tàn,
cách riêng của Xuân Diệu -> giọng sự tàn phai không thể nào tránh khỏi  tâm
điệu hờn giận -> hiện thực nghiệt ngã. trạng vội vàng, cuống quýt.
.Hỏi: Trong tâm trạng ấy, Xuân Diệu - Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát
đã nhìn thiên nhiên như thế nào? chia lìa. Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây
-HS: Mùi tháng 5 rớm vị chia phôi, từng phút chia li, tiễn biệt một phần cuộc đời
sông núi than thần tiễn biệt, con gió mình
xinh buồn vì bay đi, chim rứt tiếng reo -Tháng năm - Rớm vị chia phôi.
thi sợ độ phai tàn -> chia lìa, tan tác, - sông núi- than thầm tiễn biệt.
mất mát -> cảnh được nhìn dưới góc - gió xinh hờn vì phải bay đi.
độ tâm trạng. - chim đứt tiếng sợ độ phai tàn
Hỏi: Cho biết thái độ của tác giả ở câu - Bi quan trước cuộc sống.
thơ chẳng bao giờ..... Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa  tiếng
Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật thể hiện ở than não ruột, tuyệt vọng , lời thơ đồn dập, câu
đoạn trên?.
cảm, câu hỏi, gieo vầnkể lể , thở than, nuối
+ HS: NHận xét.
tiếc thể hiện tâm trạng hoài nghi, chán nản vì
+ GV: cũng cố, bổ sung.
tuổi xuân qua nhanh, đời người hữu hạn.
- TT3: Tìm hiểu đoạn 3
3.Tình yêu mãnh liệt, tột độ đối với cuộc sống
Hỏi: Tại sao Xuân Diệu tại tách 3 chữ
+ Ta muốn, "cho, và" điệp từ ngữ
"Ta muốn ôm" thành một dòng thơ
riêng?. + Hàng loạt động từ: ôm, riết, thâu, chuếnh
+HS: Lý giải -> triết lý nhân sinh chóng, đã đầy no nê  ngày càng mạnh mẽ,
của tác giả. mãnh liệt sau sưa, cuống quýt, vồ vập, vội vã
+ GV: Để phát biểu triết lý nhân sinh + Cảm xúc của nhà thơ dâng trào đến tận cùng
của mình Xuân Diệu đã thể hiện như niềm khao khát: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn
thế nào? (Câu hỏi dành cho HS khá) vào ngươi
+ HS: Phân tích từ ngữ trong câu thơ  Lòng yêu đời đến cuồng nhiệt, muốn tận
để làm rõ : ta muốn ôm, riết, thấu, hưởng hết giá trị cao nhất của cs và tình yêu
cắn.... động từ mạnh thuộc về cảm giác trong niềm hạnh phúc câu thơ mới lạ, hiếm
tháy, rất riêng của Xuân Diệu.
Hoạt động3 Tổng kết bài thơ.
GV: Hướng dẫn HS tổng kết trên III.Tổng kết
hai mặt nội dung và nghệ thuật. - Bài thơ biểu hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống
mãnh liệt.
- Xuân Diệu xứng đáng được ca ngợi "Nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới".

IV. Củng cố:


- Tình yêu đời yêu thiên nhiên cảu nhà thơ?
- Tổng kết về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
V. Dặn dò:
* Học thuộc bài thơ, nắm vững về nội dung và nghệ thuật, chú ý đến nét độc đáo,
mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ.
* Chuẩn bị: Nghĩa của câu

Tiết 78: NGHĨA CỦA CÂU(tiếp)


Ngày dạy:

A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm:


- Nắm được đặc điểm của nghĩa tình thái, các yếu tố biểu hiện NTT
- HS phân biệt và nhận ra đặc điểm của từng loại nghĩa và phân tích ý nghĩa của chúng
đối với từng ví dụ cụ thể.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK + 1 số bài thơ.,Soạn bài.
* Học sinh:Học bài cũ, đọc bài mới.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: làm BT3.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
ở tiết học trước, các em đã biết được thế nào là các thành phần nghĩa của câu. Hôm
nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thành phần nghĩa tình tháicủa câu.
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: Khái quát về nghĩa tình III. NGHĨA TÌNH THÁI.
thái của phát ngôn. 1. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá
- TT1: Khái quát nghĩa tình thái của người nói đối với sự việc hoặc đối với
+ Hỏi: Thế nào là nghĩa tình thái? người nghe.
+ HS: Dựa vào SGK trình bày. 2. Các trường hợp biểu hiện NTT.
-TT2: Các trường hợp biểu hiện NTT a. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người
Nghĩa tình thái của câu được biểu hiện nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
ở 2 trường hợp - Khẳng định tính chân thực của sự việc.
+ HS: Định nghĩa và minh hoạ bằng Phỏng đoán sự việc với độ tin cây cao hoặc
ví dụ. thấp.
+ GV: Giảng thêm cho HS - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một
phương diện nào đó của sv.
- Đánh giá sv có thực hay ko có thực, đã xảy ra
hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả
năng của sự việc.
b. Tình cảm, thái độ của người nói đới với
người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập. IV. LUYỆN TẬP.
1. Xác định NSV,NTT trong các câu sau:
* NSV: nắng ở hai miền; NTT: phỏng đoán với
độ tin cậy cao(chắc).
* NSV: ảnh của mợ Du và thằng Dũng; NTT:
khẳng định sv (rõ ràng là).
* NSV: cái gông tương ứng với tội của tử tù;
NTT: mỉa mai (thật là)
* NSV:giật cướp(câu1),mạnh vì liều (câu 3);
NTT: miễn cưỡng công nhận một sự thực(chỉ,
đã đành).
2. Xác định từ ngữ thể hiện NTT trong
các câu.
* Nói của đáng tội : lời rào đón đưa đẩy.
* Có thể: phỏng đoán khả năng.
* Những : tỏ ý chê đắt.
* Kia mà: trách yêu, nũng nịu.
3. Chọn từ thích hợp.
*Chọn từ hình như.(phỏng đoán chưa chắc
chắn)
*Chọn từ dễ. (sự phỏng đoán chưa chắc chắn)
*Chọn từ tận. (khđịnh khoảng cách là khá xa)

IV. Củng cố:


Hãy lấy ví dụ để làm rõ các ý các loại nghĩa trên?.
V. Dặn dò:
- Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và bổ sung bài tập.
- Soạn bài tiết sau: Tràng giang

Tiết 79: TRÀNG GIANG


Ngày đạy: (Huy Cận)

A.MỤC TIÊU:
- Cảm nhận được cái hay của bài thơ, đặc biệt ở vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh "Trời
rộng sông dài". Đồng thời hiểu được nổi buồn cô đơn của tác giả và cũng là tâm trạng phổ
biến của cái tôi lãng mạn đương thời.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ
B. .CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, Sách tham khảo. Soạn bài.
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc một đoạn mà em thích nhất trong bài Vội vàng của Xuân
Diệu và nêu cảm nhận của em về đọc thơ đó.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Đọc hiểu chung . I.Đọc hiểu chung:
- TT1: Tìm hiểu về tác giả 1.Tác giả: Huy cận (1919)
+ GV: Hướng dẫn HS đọc kỹ phần - Sớm có năng khiếu và nổi tiếng ở tuổi 20.
tiểu dẫn trong SGK và yêu cầu HS - Là nhà thơ lãng mạn sớm đến với cách mạng,
khái quát vài nét về tác giả giữ nhiều trọng trách.
+ HS trình bày, GV nhận xét, định - Kết hợp hài hoà giữa tài năng thi ca và lòng
hướng yêu nước, yêu cách mạng.
- TT2:Tìm hiểu vài nét về bài thơ. 2.Bài thơ: Tràng Giang.
+ GV: Cho biết xuất xứ của bài thơ? a.Xuất xứ: Rút từ tập “Lửa Thiêng” (1940) ->
Qua đó giới thiệu đôi nét về tập thơ tập thơ đầu tay → nổi buồn mênh mang, da diết,
Lửa Thiêng? hồn thơ ảo não.
+GV: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời b.Hoàn cảnh sáng tác:
của bài thơ? Tứ thơ được hình thành vào buổi chiều mùa thu
+HS: Trình bày hoàn cảnh sáng tác. 1939 khi Huy Cận đứng ở bờ nam nhìn Sông
+ GV: Ý nghĩa của nhan đề và câu Hồng mênh mông.
thơ đề từ? c.Nhan đề và đề từ:
+HS: Trình bày ý nghĩa của chúng. -“Tràng Giang”: sông dài, mang sắc thái cổ
+ GV nhận xét và định hướng kính, trang nhã → âm "ang": mênh mông, bát
ngát.
- Đề từ thâu tóm đầy đủ: tình (bâng khuâng,
nhớ) cảnh (trời rộng, sông dài)→gợi tứ cho bài
+ GV gọi ý cách đọc thơ.
+ Yêu cầu 1-2 HS đọc diễn cảm và d. Đọc
phát biểu cảm nhận chung của mình về
bài thơ.
+GV: Đọc lại một lần bài thơ

*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II. Đọc-Hiểu văn bản :
HS có thể phân tích theo khổ, có thể 1.Cảnh thiên nhiên đất nước:
bổ dọc bài thơ. -“Con thuyền xuôi mái”,” thuyền về nước
- TT1: Phân tích bức tranh thiên nhiên, lại”→ gợi ý niệm chia li.
đất nước. -“Củi lạc”, “lơ thơ cồn nhỏ” → bơ vơ, tán tác,
+GV: Cảnh thiên nhiên đất nước được lạc lõng.
thể hiện qua những hình ảnh nào? Sắc -“Văn chợ chiều”→ tàn tạ, hoang vắng.
thái biểu hiện của hình ảnh đó? -“Bèo dạt”→mênh mông, vô định.
+HS: Chỉ ra những hình ảnh và sắc -“Chim nghiêng cánh nhỏ” → bé bỏng mong
thái biểu hiện của nó. manh.
+GV: Không gian và thời gian của *Từ ngữ sắc thái buồn: buồn, sầu, đìu hiu, cô
cảnh vật như thế nào? Tác dụng nghệ liêu, lặng lẽ, điệp điệp, dợn dợn => rợn ngợp.
thuật của việc sử dụng không gian, *Thời gian về chiều: chợ chiều, nắng xuống,
thời gian đó? chiều sa, khói hoàng hôn nhưng không gian
+HS: Trình bày không gian, thời gian rộng mang tầm vóc vũ trụ =>không gian, thời
bài thơ + ý nghĩa của chúng gian đang chuyển động mà gợi buồn vì không
+ GV nhận xét, định hướng. gian và thờ gian chuyển động theo hướng chia
li, mất mát, tan tác, trống vắng.
*Giọng thơ :gợi nỗi thiết tha, hụt hẫng, mất
mát: đâu? đâu tiếng làng xa, bèo dạt về đâu,
không chuyến đò, không cầu....
-TT2: Tìm hiểu tâm trạng của tác giả. 2. Tâm trạng của nhà thơ
+ GV: Cho biết nỗi lòng của tác giả -Tâm trạng u sầu cuả tác giả → phủ lên cảnh
trước cảnh thiên nhiên đất nước? vật màu sắc đau buồn, chứa chất nỗi chia li, tan
+HS: Tâm trạng u sầu, nỗi buồn da tác, trống vắng.
diết, ảo não. - Cái buồn, vẻ đẹp cái buồn trong cảnh vật thiên
+ GV: Em thấy nỗi buồn của Huy nhiên.
Cận gần gũi với những tác giả nào ở Nét phổ biến trong tâm hồn của các nhà thơ
phong trào Thơ mới? Họ có điểm lớn→không chỉ bắt nguồn từ cảnh ngộ, tình
chung gì trong cách nhìn thiên nhiên? cảm riêng tư mà còn là nổi buồn thời đại → đất
Tại sao họ lại khai thác phương diện nước đau thương quằn quại, hạnh phúc chỉ hư
buồn của thiên nhiên cảnh vật như ảo, mộng mị .
vậy?(câu hỏi nâng cao) => Cái buồn đẹp, lạnh nhạt, thờ ơ, phó mặc →
+ HS: Trả lời "dọn đường cho lòng yêu giang san đất
+ GV: Lí giải những vấn đề trên. nước"(Xuân Diệu).

*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết. III.Tổng kết:


GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về 1. Nghệ thuật
nghệ thuật và nội dung bài thơ 2. Nội dung

IV. Củng cố:


*Cái hay, vẻ đẹp của bài thơ được thể hiện như thế nào?.
*Tâm trạng của nhà thơ trong bài là tâm trạng gì? Hãy lí giải?.
V. Dặn dò:
*Học thuộc bài thơ, nắm được cái hay, vẽ đẹp của bài thơ.
*Chuẩn bị bài: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

Tiết 80: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ


A.MỤC TIÊU:
- Nắm được vai trò của lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận nói riêng, trong giao
tiếp hằng ngày nói chung.
- Rèn kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
- Từ đó giúp học sinh nhận định đúng đắn về thao tác LLBB
B. .CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP
của thao tác lập luận bác bỏ LUẬN BÁC BỎ
+Yêu cầu HS phân tích các ví dụ, nêu 1.Khái niệm
khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao - Bác bỏ là gạt đi, không chấp nhận, để
tác lập luận bác bỏ phản bác lại những ý kiến sái trái.
+ GV củng cố, rút ra kết luận. 2.Mục đích
Mục đích tranh luận để bác bỏ những ý
kiến không , quan điểm không đúng, bày tỏ
bênh vực những ý kiến đúng đắn.
3. Yêu cầu
- Nắm chắc những sai lầm của quan điểm
cần bác bỏ
- Đưa ra những bằng chứng có ssức thuyết
phục cao
II. CÁCH BÁC BỎ
*HĐ2: Tìm hiểu cách bác bỏ
- TT1: Tìm hiểu ví dụ 1.Ví dụ
+ GV: yêu cầu HS tìm hiểu, phân tích - Đoạn a: ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến
các ví dụ của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng:
+ Hs trình bày “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. BB
+ GV nhận xét, bổ sung bằng cách dùng phối hợp nhiều loại câu, nhất
là câu hỏi tu từ và so sánh trí tưởng tượng của
Nguyễn Du với các thi sĩ nước ngoài.
- Đoạn b: ông Nguyễn An Ninh BB ý kiến sai
trái cho rằng “tiếng nước mình nghèo nàn”.
BB bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy
không có cơ sở nào cả và so sánh hai nền văn
hoá Việt- Trung để nêu câu hỏi tu từ: “phải
quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự
bất tài của con người?”
- Đoạn c: ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan
niệm sai trái: “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”
BB bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi
trường của những người hút thuốc lá gây ra
cho những người xung quanh.

- TT2: Yêu cầu HS rút ra kết luận 2.Cách bác bỏ:


-BB một kuận điểm, luận cứ hoặc cách lập
luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên
nhân hoặc phân tích từng khía cạnh sai lệch
thiếu chính xác của các ván đề cần bác bỏ
- Khi BB cần diễn đạt rành mạch, uyển
chuyển có sức thhuyết phục cao
III. LUYỆN TẬP
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn cho HS về nhà làm BT1,
BT2

IV. Củng cố:


- Mục đích của thao tác BB?
- Cách bác bỏ?
V. Dặn dò:
*Xem kỹ bài giảng trên lớp .
*Soạn bài " Tràng giang”

Tiết 81 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ


Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
- Nắm vững khái niệm, củng cố kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ
- Vận dụng thao tác lập luận bác bỏ để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, phản bác
một ý kiến, quan điểm sai lầm.
- Có ý thứ sử dụng thao tác bác bỏ vào giao tiếp
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Củng cố kiến thức I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
HS nhắc lại các kiến thức về LLBB
II. LUYỆN TẬP
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập Bài 1.
- TT1: Hướng dẫn làm BT1 Đoạn văn a:
+ Học sinh thảo luận nhóm - Vấn đề bác bỏ: quan niệm sống quẩn quanh,
Nhóm1 làm câu a nghèo nàn của những người đã trở thành nô lệ
của tiện nghi.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và những hình ảnh so
Nhóm 2 làm câu b sánh sinh động.
+ HS cử đại diện lên trình bày Đoạn văn b:
+ GV nhận xét, đánh giá cho từng - Vần đề bác bỏ: thái độ dè dặt,né tránh của
nhóm. những người hiền tài trước một vương triều
mới.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở,
kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
- TT2: Hướng dẫn làm BT2 Bài 2.
+ GV yêu câug HS tìm hiểu các quan Quan niệm a:
niệm ở BT 2. - Vấn đề cần bb: chỉ cần đọc nhiều sách và
thuộc nhiều thơ văn thì học giỏi văn.( thiếu kiến
thức đời sống)
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế
Quan niệm b:
- Vấn đề cần bb: chỉ cần luyệ tư duy,luyện nói,
viết thì sẽ học giỏi văn.(chưa có kiến thức bộ
môn và kiến thức dời sống)
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
Quan niệm đúng đắn: muốn học tốt môn ngữ
văn, cần phải:
- Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích lũy vốn
sống thực tế.
- Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn để có
khát vọng vươt lên trên những giới hạn của bản
thân.
- Có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn
để nắm được tri thức một cách cơ bản và hệ
thống.
- Thường xuyên đọc sách báo, tạp chí ..và có ý
thức thu thu thập thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Bài 3.Ý chính trong thân bài :
- TT3: Hướng dẫn làm BT3 - Thừa nhận đây cũng là một trong những
quan niệm sống đang tồi tại.
- Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh
quan niệm sống ấy.
- Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy.
- Vấn đề cần bb: bản chất của qn sống ấy thực
ra là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách
nhiệm.
- Cách bb: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng
đắn.

IV. Củng cố:


* Nắm vững kiến thức về LLBB
* Cách vận dụng LLBB vào lập luận.
V. Dặn dò:
*Xem kỹ phần lý thuyết.
* Chuẩn bị bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)

Tiết 82: ĐÂY THÔN VĨ DẠ


Ngày dạy: (Hàn Mặc Tử)
A. MỤC TIÊU:
- Thấy được bức tranh xứ Huế thơ mộng qua tâm hồn giàu tưởng tượng của tác giả.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh về xứ Huế ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, bình giảng, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦATHÂY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Đọc hiểu chung . I. Đọc hiểu chung:
- TT1: Tìm hiểu về tác giả 1.Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912-1940)
+ GV: Hướng dẫn HS đọc kỹ phần - Đó là một "hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn
tiểu dẫn trong SGK và yêu cầu HS quại đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn
khái quát vài nét về tác giả và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt "
+ HS trình bày, GV nhận xét, định -Thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử được tạo
hướng bởi hai mảng thơ:
+ GV cho HS quan sát tranh minh hoạ + Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo với
những hình ảnh sáng đẹp.
+ Những bài thơ điên loạn, ma quái, rùng rợn
với hai hình tượng chính là "hồn" và "trăng".
- TT2:Tìm hiểu vài nét về bài thơ 2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ GV: Cho biết xuất xứ của bài thơ? - Được rút tập thơ điên (1939)
Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài - Hàn Mặc Tử viết bài thơ khi nhận được tấm
thơ? thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi từ Huế
+HS: Trình bày hoàn cảnh sáng tác.
+ GV nhận xét và định hướng
- TT3: Hướng dẫn đọc 3. Đọc
+ GV gọi ý cách đọc, yêu cầu 1-2 HS
đọc diễn cảm .
+GV: Đọc lại một lần bài thơ
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. Đọc - Hiểu văn bản :
- TT1: Tìm hiểu khổ thơ thứ nhất 1.Khổ thơ thứ nhất
+GV: Nhan đề bài thơ như một lời giới - Sao anh...? : câu hỏi tu từ→ lời mời, trách
thiệu, Hàn Mặc Tử lại bắt đầu bằng móc nhẹ nhàng của người thôn Vĩ qua sự tưởng
một câu hỏi vì sao vậy? Nó mang sắc tượng của nhà thơ và lời tự nhủ tha thiết của thi
thái, ý nghĩa gì? nhân trở về thôn Vĩ.
+HS: Lý giải và phân tích BFTT trên. - Cảnh và người:
+ GV: Cảnh và người vậy thôn Vĩ + nắng hàng cau - nắng mới lên
được hiện ra như thế nào? + vườn ai mướt quá - xanh như ngọc
+ GV cho HS quan sát một vài bức ảnh + lá trúc che ngang mặt chữ điền
về Huế Hình ảnh gợi hình, gợi cảm, nghệ thuật so sánh
+ HS: Chỉ ra những nét đặc sắc của → cảnh và người hài hoà, nên thơ, kín đáo,
bức tranh miêu tả về thôn Vĩ duyên dáng, thanh lịch.
=>Bức tranh mang vẻ đẹp mượt mà, óng ả,
đằm thắm, thơ mộng trong buổi bình minh của
thôn Vĩ Dạ qua tình cảm thân thương, đắm say
của nhà thơ

IV. Củng cố: Cảnh vật và tâm trạng tác giả qua khổ thơ thứ nhất?
V. Dặn dò:
Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu
Chuẩn bị phần 3 của bài. Xem và phân tích khổ thơ 2,3
Tiết 83: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Ngày dạy: (Hàn Mặc Tử)
A. MỤC TIÊU:
- Thấy được bức tranh xứ Huế thơ mộng qua tâm hồn giàu tưởng tượng của tác giả.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh về xứ Huế ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, bình giảng, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦATHÂY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1:Tìm hiểu khổ thơ thứ 2 2. Khổ thơ thứ 2
+ GV: khổ đầu là liên tưởng của tác - Gió, mây, nước, hoa, sông, trăng → hình ảnh
giả về khung cảnh Huế ban mai rất ấm ước lệ, thi vị, mềm mại, huyền ảo
áp, thơ mộng và hình dung của tác giả- Điệp từ : gió, mây ; nhưng đối lập với trạng
không dừng lại ở đó. Sang khổ 2 tiếp thái rời rạc, chia lìa
tục hình dung của tác giả về Huế. Vậy- Từ gợi cảm : buồn thiu, lay
tưởng tượng của tiếp theo tác giả là gì?
- Nhịp điệu: chậm rãi, nhè nhẹ *
+ HS: Trình bày và nhận xét cảnh → Cảnh vật rời rạc, tĩnh lặng, không gắn bó
vừa thực vừa mộng. giao hoà mà chia lìa và mang nỗi buồn man
mác.
→ Cảnh vật mang nhịp điệu đặc trưng của xứ
Huế
-Thuyền ai... đại từ phiếm chỉ
- Có chở trăng về kịp... ? câu hỏi tu từ
+ Hãy cho bíêt tâm trạng nhà thơ thể → Tâm trạng băn khoăn lo ngại, vừa hy vọng
hiện như thế nào trong khổ thơ này ? vừa thất vọng.
Với bút pháp thực ảo đan xen, thể hiện cảnh đẹp
huyền ảo nhưng buồn bã, hắt hiu với những nỗi
cô đơn, khắc khoải, chờ mong, day dứt về tình
yêu

*HĐ2:Tìm hiểu khổ thơ thứ 3 3.Khổ thơ thứ 3


+ HS đọc khổ thơ - Cảnh : Thơ mộng, giàu màu sắc hư ảo
+ GV: Giữa khung cảnh đó, nhà thơ có - Tâm trạng :
tâm trạng gì trong mơ ước và thực tại? + Mơ: khách đường xa:điệp ngữ
+ HS trả lời, GV định hướng → tiếng reo gọi với tình cảm khát khao, da diết,
mãnh liệt nhớ về một hình bóng người yêu
thương.
+Thực : Áo em ...nhìn không ra
Ở đây... mờ nhân ảnh
+ Theo em câu thơ cuối cùng thể hiện → hình ảnh tưởng tượng: khẳng định, ý thức
tâm trạng gì của tác giả? được một thực tế xa cách phũ phàng
+ Ai ... đà ?: điệp từ, câu hỏi tu từ, kết thúc độc
đáo→ lời bỏ ngỏ : trăn trở, day dứt; hoài nghi,
+ GV: Em hãy cho biết tâm trạng nhà hụt hẫng; chua xót, đắng cay; chơi vơi, đau đớn
thơ qua khổ thứ 3 → Tâm trạng mang nhiều nỗi buồn đau , chờ
mong khắc khoải và một khát vọng cháy bỏng
về mối tình vừa thực vừa hư ảo của nhà thơ
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết:
Gv hướng dẫn HS rút ra 1.Nghệ thuật
nhận xét về giá trị nghệ thuật và nội 2. Nội dung
dung bài thơ.
* HĐ4: GV cho HS nghe bài hát
Đây thôn Vĩ Dạ

IV. Củng cố: Cảnh vật và tâm trạng tác giả qua bài thơ thể hiện ra sao?
V. Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ và cảm nhận cái hay cái đẹp của bài thơ.
Xem lại bài viết số 5 chuẩn bị trả bài

Tiết 84: TRẢ BÀI SỐ 5 - RA BÀI SỐ 6


Ngày dạy:
A.MUC TIÊU: giúp HS
- Hệ thống xác định yêu cầu của đề bài.
- Nhận ra những hạn chế trong bài viết.
- Tự đánh giá năng lực về môn học của mình.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn,nêu vấn đề, đàm thoại.
C.CHỦÂN BỊ GIÁO CỤ :
*Giáo viên: Chuẩn bài, chuẩn bị đáp án, nhận xét bài viết học sinh.
*Học sinh: Ghi chép.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động1: Tìm hiểu đề. I.Đề ra:


*GV: ghi đề bài lên bảng. Lớp chú ý Suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường
và ghi vào vở, gạch chân dưới những
từ ngữ mang nôi dung chính, yêu cầu
chính cần làm rõ

Hoạt động 2: Lập dàn ý . II. Dàn ý:


- Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận(vai trò và
tầm quan trọng của nước và vấn đề ô nhiễm
nguồn nước)(1,5 đ)
- Thân bài:
+ Nêu thực trạng vấn đề ô nhiễm nguồn
nước(1,5 đ)
+ Nguyên nhân(1,5 đ)
+ Tác hại(1,5 đ)
+ Biện pháp(1,5 đ)
-Kết bài: Suy nghĩ, liên hệ thực tế ở địa
phương(2 đ)
Trình bày rõ ràng, sạch, đẹp(0,5 đ)
Hoạt động3: Nhận xét bài làm. III.Nhận xét: -Ưu điểm
*GV: nêu nhận xét bài làm của học - Khuyết điểm.
sinh: Ưu điểm, khuyết điểm.
Hoạt động4: Chữ lỗi để học sinh rút IV. Chữa lỗi: Đọc một số bài viết tốt.
kinh nghiệm.
Hoạt động5: Ra đề bài số 6 cho học V. Đề bài số 6: Cảm nhận của em về bài thơ
sinh về nhà làm. Đây thôn Vĩ Dạ

IV. Củng cố: Lưu ý khi làm bài nghị luận xã hội
V. Dặn dò: * Viết bài số 6 sau 1 tuần nộp bài.
*Soạn bài : Chiều tối(Hồ Chí Minh)
Tiết 85 CHIỀU TỐI
Ngày dạy: Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU:giúp HS
- Cảm nhận tình yêu, sự gắn bó thiết tha của Người đối với những vẻ đẹp bình dị trong
cuộc sống đời thường. Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh minh hoạ ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, bình giảng, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mạc
Tử?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC
* HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu I. ĐỌC HIỂU CHUNG:
chung 1.Hoàn cảnh sáng tác
- GV cho HS đọc phần tiểu dẫn - Thu 1942: Người sang Trung Quốc tranh thủ sự
SGK trang 74 viện trợ của quốc tế thì bị bị chính quyền Tưởng Giới
- Em hãy trình bày ngắn gọn về Thạch giam giữ vô cớ.
hoàn cảnh ra đời của “Chiều tối”? - “Nhật ký trong tù” là tập thơ Người sáng tác trong
hơn 1 năm bị giam tại đây.
- Bài thơ được sáng tác vào thu 1942, là bài thứ
31/134 bài của 1 tập thơ trên
- Hãy nêu chủ đề của bài thơ? 2. Chủ đề tác phẩm:
Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên cuộc sống,
ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến
sĩ Hồ Chí Minh.
- Cho HS đọc cả phần phiên âm 3. Đọc
và dịch thơ.
* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
văn bản 1/ Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên buổi chiều tà ở
- TT1: Tìm hiểu 2 câu thơ đầu vùng rừng núi trên đường chuyển lao :
+ GV: Bức tranh thiên nhiên + “Chim mỏi” : cánh chùn bay mỏi
trong bài thơ hiện với những + “về rừng” : cảm giác mệt mỏi tan biến, thay vào
đường nét như thế nào? đó là cảm giác đầm ấm sum họp.
+ “Chòm mây” (cô vân) : lẻ loi, cô độc.
+ “trôi nhẹ” : bật lên cái ung dung thanh thản êm
trôi của đám mây làm chủ bầu trời.
- Bút pháp cổ điển:
+ Lấy điểm vẽ diện: cánh chim, chòm mây gợi bầu
- Em hãy nhận xét nghệ thuật trời mênh mông
miêu tả bức tranh ấy? + Lấy động tả tĩnh: sự chuyển động nhẹ nhàng của
làn mây và cánh chùn bay mỏi gợi sự tĩnh lặng ở miền
- Hãy nêu lên nhận xét chung của sơn cước lúc chiều buông.
em về cảnh thiên nhiên trong 2 + Cách cảm nhận thời gian: Chim bay về tổ báo
câu đầu. hiệu thời gian của buổi chiều tối.
+ GV: Yêu cầu HS đọc một số - Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đương thi:
câu có hình ảnh cánh chim + Có cảnh chim bay về rừng tìm chốn ngủ (động từ
Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi" “qui”: về, “tầm”: tìm)
Truyện Kiều: + Có chòm mây trôi ung đung, thanh thản, lơ lửng
“Chim hôm thoi thóp về rừng” giữa tầng không (động từ “mạn mạn”: trôi nhẹ nhàng,
Huy Cận: “Chim nghiêng cánh chậm chạp)
như bóng chiều sa” → Cảnh vật chiều buồn nhưng không ảm đạm mà
nên thơ, thanh cao, khoáng đạt do cách nhìn và người
ngắm cảnh có một tâm hồn thanh thản, phóng khoáng,
cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên.
⇒ Nghệ thuật mang nhiều nét cổ điển làm toát lên
bức tranh thiên nhiên miền núi rất đỗi nên thơ, êm
đềm. Tâm hồn người tù: Dù cô đơn nhưng lòng luôn
hướng về sự sống, tình yêu thiết tha gắn bó, trân trọng
của Người dành cho thiên nhiên.
- TT2: Tìm hiểu 2 câu thơ sau 2/ Hai câu sau: Niềm say mê lao động của cô thôn
nữ
- Em cảm nhận như thế nào về a) Hình ảnh con người:
công việc của cô gái xay ngô tối? - Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống: Cảnh
chiều chuyển sang buổi tối sinh động, ấm áp với sinh
hoạt của con người, với âm thanh sinh động của cuộc
sống, với vẻ bình dị, khỏe khoắn của cô gái trong lao
động.
Cô gái xay ngô
Lò than rực hồng
→ Nghệ thuật mang nhiều nét hiện đại:
+ Bút pháp tả thực: cô thôn nữ đang xay ngô bên
bếp lửa hồng.
+ Điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + kết lại
bằng chữ “hoàn” → gợi vòng quay uyển chuyển, đều
đặn, liên tục của cối xay. Khi vòng quay vừa dứt thì
bếp lò rực đỏ, hơi nóng tỏa vào đêm tối, ánh sáng bất
chợt bừng lên, bao trùm toàn bộ không gian, thời gian
của bài thơ, gieo một ấn tượng tin yêu, lạc quan nơi
lòng người.
→ niềm say mê, sự miệt mài lao động đến quên cả thời
gian.
+ Tứ thơ kín đáo, ẩn trong từ “hồng” (là thi nhãn,
nhãn tự của câu thơ, bài thơ).
- Cách sử dụng từ như thế gợi + Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt của cảnh
điều gì trong việc miêu tả ánh chiều
sáng + Chiếu sáng hình ảnh con người lao động: khỏe
mạnh, bình dị mà tuyệt đẹp.
- Em cảm nhận được điều gì về + Màu hồng lạc quan Cách mạng, màu của ấm áp
chữ “hồng” trong câu thơ? tình người.
+ Ước mơ thầm kín của người tù về mái ấm gia
đình
- Bố cục của bài thơ cũng chính là bố cục của bức
tranh : hai câu đầu làm nền, hai câu sau miêu tả cận
- Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác cảnh. Bức tranh vừa bao la mênh mông, vừa gần gũi
của bài thơ, em có nhận xét gì về ấm áp.
người tù? (Cảnh ngộ: Bác là b) Tâm hồn người tù: Yêu và thiết tha gắn bó với
người tù sau một ngày dài với đủ vẻ đẹp của cuộc sống đến quên cả mọi đớn đau trong
mọi cơ cực dọc đường, giờ vẫn cảnh lao tù, là niềm cảm thông, sẻ chia, sự nâng niu
chưa dừng chân) trân trọng đối với nỗi vất vả của người lao động sau
một ngày dài vất vả.
- Con người có ý nghĩa gì trong ⇒ Vẻ đẹp của con người trong lao động đã khơi
bức tranh cuộc sống này? dậy sức sống khoẻ khoắn và làm bừng sáng cho cả bức
tranh. Con người trong lao động là vẻ đẹp trung tâm, là
cái thần thái chân dung về vẻ đẹp cuộc sống giản dị
đời thường.
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết IV. TỔNG KẾT:
1/ Nghệ thuật:
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện
học. đại.
+ Cổ điển: Bút pháp tả cảnh để tả tình, sử dụng
- GV kết luận. hình ảnh, từ ngữ
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần
lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự
vận động phát triển.
⇒ Quan điểm: con người luôn ở vị thế làm chủ hoàn
cảnh, cải tạo hoàn cảnh.
2/ Nội dung:
- Bài thơ cho thấy tình yêu thiết tha đối với những
vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

IV. củng cố:


Vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua bài thơ Chiều tối?
V. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ Chiều tối
- Bài mới: Đọc và soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu
Tiết 86 TỪ ẤY (Tố Hữu)
Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu được:


- Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ cách mạng.Đồng
thời thấy được sự vận động của các yếu tố trong thơ.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh về Tố Hữu ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, bình giảng, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và cho biết giá trị
nội dung của baì thơ?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung . I.Đọc hiểu chung:
- TT1: Tìm hiểu về tác giả. 1.Tác giả: Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành
+ GV: hướng dẫn học sinh đọc phần (1920-2002)
tiểu dẫn, yêu cầu cho biết đôi nét về tác - Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản
giả và phong cách sáng tác của nhà - Thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ
thơ? tình chính trị
+HS: Trình bày. - Thơ ông gắn với các chặng đường CMVN
+GV: Củng cố hơn 60 năm qua.
-TT2: Tìm hiểu tập thơ “Từ ấy” và - Các tác phẩm chính : Từ ấy, Việt Bắc,
hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ra trận…
-TT3: Hướng dẫn đọc 2.Tập thơ “Từ ấy”(1937-1946)
+GV: Hướng dẫn HS đọc Là chặng đường đầu của hồn thơ TH. Gồm 3
+ HS đọc, GV nhận xét và đọc lại phần :Máu lửa, xiềng xích, Giải phóng
3.Hoàn cảnh sáng tác
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 4 .Đọc
- TT1: Tìm hiểu khổ 1 II. Đọc hiểu văn bản:
Ý chung của khổ thơ là gì?T ừ ấy là khi 1 . Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng
nào? Vì sao không dùng các từ khác( từ của Đảng ( khổ 1)
đó, khi ấy)? - Từ ấy: thời điểm nhà thơ được giác ngộ lí
Các hình ảnh trong thơ có phải là hình tưởng CS, được kết nạp vào Đảng.
ảnh thật ko? Vì sao? - Cách thể hiện: dùng ẩn dụ và so sánh trực
+ HS:lần lượt tìm hiểu, phân tích, phát tiếp: nắng hạ và mặt trời chân lí.
biểu. - Nắng hạ: mạnh mẽ, chói rực hơn nắng của ba
+ Niềm hạnh phúc tràn trề của tâm hồn mùa còn lại.Bừng: sáng lên bất ngờ với cường
nhà thơ khi được tiếp nhận ánh sáng độ lớn.
chân lí thể hiện như thế nào? - Mặt trời chân lí: hình ảnh mới lạ, hấp
+HS: phân tích, nhận xét dẫn.Chân lí của Đảng, của cách mạng sáng rực,
chói lọi, ấm áp, cần thiết như mặt trời, đúng
đắn như chân lí.
-Hồn tôi là một vườn hoa lá… giọng điệu tha
thiết, rộn ràng, cảm hứng lãng mạn bay bổng
=>niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của tác
- TT2: Tìm hiểu khổ 2 gỉa khi bắt gặp lí tưởng mới.
+ GV: Lẽ sống mới mà người đảng 2. Những nhận thức về lẽ sống mới.( khổ2)
viên mới Tố Hữu nhận thức là gì?Lẽ - Lẽ sống mới ở đây là nhận thức mối quan hệ
sống đó mới mẻ như thế nào? giữa cá nhân và với quần chúng – gắn bó, đoàn
Từ buộc ở đây có nghĩa bắt buộc, miễn kết chặt chẽ.
cưỡng hay không?Vì sao? - “ buộc” : tự ràng buộc gắn bó tự giác.
+ HS: Thảo luận trả lời. Cái tôi cá nhân hòa với cái ta của nhân dân, xã
+ GV nhận xét và định hướng hội.
- Khối đời: ẩn dụ trừu tượng hóa sức mạnh
đoàn kết của tâp thể.
=> ý thức trước cuộc đời, nhận thức mới mẻ về
cá nhân với cộng đồng, văn học với cuộc sống,
mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân
dân.
- TT3: Tìm hiểu khổ thơ thứ 3 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình
+ HS:đọc diễn cảm. cảm nhà thơ.( khổ 3)
+ GV: Khổ thơ tiếp cụ thể hóa ý ở khổ - Nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ hẹp hòi tư
2 như thế nào? sản để có tình ái hữu giai cấp với quần chúng :
Kết câu : tôi đã là…của, là của, là anh, là em,là con trong đại gia đình lao khổ.
là của có tác dụng gì? - Vạn kiếp phôi pha: kiếp người nghèo khổ, cơ
Giải thích các cụm từ:kiếp phôi cực, sa sút, vất vả.
pha, cù bất cù bơ. - Cù bất cù bơ: lang thang, bơ vơ không chốn
+ HS:lần lượt phân tích, phát biểu. nương thân
→Với số từ, điệp từ điệp ngữ…bày tỏ sự giác
ngộ lí tưởng CS đã giúp nhà thơ vược qua cái
tôi bé nhỏ để đến với quần chúng lao khổ trong
tình hữu ái giai cấp
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. TỔNG KẾT
+ GV: Những đặc sắc nghệ thuật của 1. Nghệ thuật: Giọng điệu cảm xúc nhiệt
bài thơ? Theo em vì sao Từ ấy có thể tình, đầy rẫy, tràn trề; cách dùng hình
coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo; cách nói trực
thơ? tiếp khẳng định
+HS phát biểu cảm nghĩ rút ra kết luận 2. Nội dung: Đây là lời tuyên bố trang
của bài thơ. trọng và chân thành về niềm vui giác
ngộ lí tưởng,về lẽ sống, về tương lai.

IV. Củng cố:


* Niềm vui sướng và sự chuyển biến trong tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng cách
mạng?
* Giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
V. Dặn dò:
* Học thuộc lòng,
* Chuẩn bị bài đọc thêm: Lai tân, Nhớ đồng, Tuơng tư, Chiều xuân.
Tiết 87: ĐỌC THÊM: LAI TÂN-NHỚ ĐỒNG-TƯƠNG TƯ-CHIỀU XUÂN
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu được:
- Thấy được đặc sắc qua tâm hồn giàu tưởng tượng của các tác giả.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh về Tố Hữu ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, bình giảng, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦATHÂY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: cho đọc từng bài thơ, mỗi bài I. LAI TÂN.
vấn đáp khoảng 10 phút về những 1. 3 câu đầu
điểm chính của từng bài qua hệ thống Chỉ bằng ba câu thơ kể, tả bình thản, bộ máy
câu hỏi ở SGK. lãnh đạo của huyện Lai Tân hiện ra rõ rệt
* HĐ1: Tìm hiểu bài LAI TÂN => sự thối nát của chính quyền huyện.
+ GV: Trong ba câu đầu, bộ máy 2. Sắc thái châm biếm mỉa mai ở câu thơ cuối:
quan lại ở LT được mô tả như thế - Thái bình giả tạo bên ngoài, giấu bên trong sự
nào? Họ có làm đúng chức năng của tha hóa, mục nát thối ruỗng hợp pháp.
mình không? - Thái bình của tham nhũng lười biếng, sa đọa
+ GV: Phân tích sắc thái châm biếm, với bộ máy công quyền của những con mọt dân
mỉa nai ở câu thơ cuối. tham lam.
→ sự thật hiển nhiên, đã thành bản chất, quy luật
bao năm nay.
3. Kết cấu và bút pháp.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc.
- Ba câu đầu kể tả khách quan, thái độ giấu kín.
Câu cuối nêu nhận xét thâm trầm kín đáo, mỉa
mai châm biếm sâu sắc.
II. NHỚ ĐỒNG
1. Sự gợi cảm của tiếng hò quê hương không gì
+GV: Nhận xét về bút pháp và kết lay động bằng âm nhạc, nhất là âm nhạc dân ca.
cấu bài thơ. Đó là linh hồn của quê hương, dân tộc. Nó càng
+ HS trả lời, GV nhận xét và định có ý nghĩa khi nhà thơ bị giam cầm trong nhà tù.
hướng 2. Ý nghĩa của những điệp khúc
Khắc sâu, tô đậm âm vang của tiếng hò khêu gợi
* HĐ2 Tìm hiểu bài NHỚ ĐỒNG nỗi nhớ quê hương của tg về cảnh quê, người
+ Gv: Cảm hứng của bài thơ được quê.
gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà ĐK 1: nhớ cảnh quê tươi đẹp bình yên.
tù.Vì sao tiếng hò lại có sức gợi như ĐK 2: nhớ người nông dân lao động ởquê.
thế? ĐK 3: nhớ về quá khứ, những người thân.Nhớ
+ HS trả lời, GV định hướng lúc bản thân tìm thấy chân lí_ lí tưởng sống.
ĐK 4: trở về hiện tại : trưa hiu quạnh tiếng hò
+ GV: Chỉ ra những câu thơ được vọng vào gợi nỗi nhớ đồng quê triền miên không
dùng làm điệp khúc cho bài thơ.Phân dứt.
tích hiệu quả nghệ thuật của chúng 3. Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng của nhà
trong việc thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ.
thơ? Chân thành, hồn nhiên, băn khoăn quanh quẩn cố
vùng thoát mà chưa được.Khi tìm thấy lí tưởng:
say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng
cánh.
III. TƯƠNG TƯ
1. Nỗi nhớ mong và những lời kể lể trách móc
của chàng trai là rất chân thành, tha thiết, thể
+ GV: Nêu cảm nghĩ về niềm say mê hiện một cách giàu hình tượng.
lí tưởng, khát khao tự do và hành Tình cảm của chàng trai là chưa được đền đáp.
động của nhà thơ qua đoạn thơ thứ 3. 2. Cách bày tỏ tình yêu , giọng điệu thơ , cách so
+ HS trả lời, GV nhận xét và định sánh ví von trong bài này có đặc điểm: giàu chất
hướng liệu VHDG, tình cảm gắn với quê hương đất
* HĐ3: Tìm hiểu bài TƯƠNG TƯ nước. Cách bày tỏ từ xa tới gần theo các cặp đôi:
+GV: Anh chị cảm nhận như thế nào thôn Đoài-thôn Đông; một người-một người;
về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, nắng-mưa; tôi - nàng; bến-đò; hoa-bướm; cau-
trách móc của chàng trai trong bài giầu.
thơ? Tình cảm của chàng trai đã được 3. Trong thơ NB có “hồn xưa đất nước” vì ông
đền đáp hay chưa? giỏi vận dụng các chất liệu VHDG vào trong thơ
GV: Theo anh . chị, cách bày tỏ tình của mình.
yêu giọng điệu thơ, cách so cánh, ví
von,…ở bài này có những điểm gì
đáng chú ý?
* HĐ4: Tìm hiểu bài CHIỀU IV. CHIỀU XUÂN.
XUÂN 1. Chiều xuân ở nông thôn miền Bắc hiện ra thật
+GV: Bức tranh chiều xuân hiện ra tĩnh lặng êm đềm với mưa xuân, con đò, hoa
như thế nào? Hãy chỉ ra những nét xoan, cách đồng lúa…..
riêng của bức tranh đó. 2. Không khí êm đềm tĩnh lặng.
+GV: Anh. chị có cảm nhận gì về Nhịp sống bình yên, chậm rãi như có từ ngàn
không khí và nhịp sống thôn quê đời.
trong bài thơ?Không khí ấy được gợi Những từ ngữ, h. a thể hiện:êm đềm, vắng, biếng
tả bằng những h. a, chi tiêt nào? lười, nằm mặc, vắng lặng….
Các danh từ chỉ cảnh vật: con đò, dòng sông, đàn
+GV: Hãy thống kê những từ láy sáo…
trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc 3. Các từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng, cảm
của những từ ấy. xúc, không khí: êm êm, tơi bời, vu vơ, rập rờn,
thong thả..
* HĐ2 Tổng kết : GV yêu cầu HS * TỔNG KẾT
- Chủ đề.
- Giá trị các bài thơ.
IV. Củng cố:
Phân tích hình ảnh thơ trong các tác phẩm
V. Dặn dò: *Học thuộc các bài thơ và cảm nhận cái hay cái đẹp của từng bài thơ.
*Soạn bài: Đặc điểm loại hình của tiếng việt
Tiết 88 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu được:
- Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập.
- Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
- Nghiêm túc, trung thực.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Tìm hiểu loại hình ngôn ngữ là I.Loại hình ngôn ngữ:
gì? +Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia
-HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những
-GV nhận xét đặc trưng giống nhau về mặt ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp.
+ Trên thế giới có tới 5000 ngôn ngữ. Các
nhà ngôn ngữ đã xếp các ngôn ngữ vào một số
loại hình. Có hai loại quen thuộc:ngôn ngữ
đơn lập và ngôn ngữ hòa kết
+LH NN đơn lập là loại hình mà tiếng là
đơn vị cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi
hình thái; biện pháp chủ yếu để biểu thị ngữ
pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử
dụng hư từ.
*HĐ2 : Đặc điểm loại hình tiếng Việt II.Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:
+ Hs: Tìm hiểu và phân tích các ví dụ để 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
làm nổi rõ những đặc trưng cơ bản cuả - Về mặt ngữ âm: tiếng là âm tiết
loại hình ngôn ngữ đơn lập - Về mặt sử dụng :tiếng có thể là từ hoặc yếu
-Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tố tạo từ
-Từ không biến đổi tình thái 2. Từ không biến đổi hình thái:
-trật tự từ và dùng hư từ Giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu
+ GV: đưa một số V/D để minh nhưng từ không biến đổi hình thái ngữ âm và
hoạ.Nhận xét đánh giá chữ viết
3.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật tự trước sau
và sử dụng các hư từ:
-Trật từ từ hình thành ý nghĩa ngư pháp cho
câu
-Nếu thay đổi trật tự từ nghĩa của cụm từ, của
câu sẽ thay đổi.

IV. Củng cố:


Các cách thức tìm hiểu loại hình ngôn ngữ
V. Dặn dò:
* Làm bài tập ở SGK, xem kỹ phần lý thuyết.
* Chuẩn bị Luyện tập.
Tiết 89 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu được:
- Củng cố, nâng cao hiểu biết về đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn
lập.
- Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
- Nghiêm túc, trung thực.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, nêu vấn đề gợi mở.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Hệ thống kiến thức * Củng cố kiến thức
- GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức
về đặc điểm loại hình tiếng Việt
- HS trả lời, GV nhận xét và đánh giá
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập * Luyện tập:
+ GV: yêu cầu HS đọc BT1, 3 và thực Bài 1.
hành. - Nụ tầm xuân 1:bổ ngữ của động từ hái; nụ
+ GV chia lớp 3 nhóm tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ mở
Nhóm1,2 làm BT1(bảng phụ) - Bến 1: bổ ngữ của động từ nhớ;
- Bến 2: chủ ngữ của động từ đợi
+ Đại diện nhóm trình bày - Trẻ 1: bổ ngữ của động từ yêu;
+ GV nhận xét đánh giá và cho điểm - Trẻ 2: chủ ngữ của đ từ đến
- Già 1 :bổ ngữ của động từ kính;
- Già 2 :chủ ngữ của đ từ để.
- Bống 1:định ngữ cho danh từ cá
- Bống 2:bổ ngữ của động từ thả
- Bống3:bổ ngữ của động từ thả
- Bống 4: bổ ngữ của động từ đưa
- Bống 5: chủ ngữ của từ ngoi và động từ đớp
- Bống 6: chủ ngữ của tính từ lớn.
Nhóm 3 làm BT 3(bảng phụ) Bài 3. Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các,
+ Đại diện nhóm trình bày để, lại, mà.
+ GV nhận xét đánh giá và cho điểm - Đã : chỉ hoạt động xảy ra trước một thời
điểm nào đó.
- Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- Để: chỉ mục đích.
- Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
- Mà: chỉ mục đích.

IV. Củng cố:


*Các cách thức tìm hiểu loại hình ngôn ngữ
* Luyện tập.

V. Dặn dò:
* Làm BT2
* Chuẩn bị bài Tiểu sử tóm tắt
Tiết 90: TIỂU SỬ TÓM TẮT
Ngày soạn:
A. MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu được:
- Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt
- Nghiêm túc, trung thực.
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, ...
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm, nêu vấn đề gợi mở
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của I.Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt:
tiểu sử tóm tắt. 1.Mục đích:
-TSTT là văn bản thông tin một cách khách
GV yêu cầu học sinh thảo luận và nêu ý quan, trung thực hnững nét cơ bản về cuộc
kiến về đời, sự nghiệp của một cá nhân
-Mục đích - Thể hiện những hiểu biết về đối tượng được
-Yêu cầu tóm tắt
- Giới thiệu cho người khác
- Cung cấp cho người quản lí, sử dụng lao
động
2.Yêu cầu:
- Thông tin phải khách quan, trung thực
- Nội dung độ dài phù hợp
- Văn phong cô động
*HĐ2: Cách viết tiểu sử tóm tắt II. Cách tóm tắt:
- GV: gọi 1-2 Hs tìm hiểu ví dụ 1. TSTT thường gồm có 3 phần:
- GV: cách viết TSTT? * Giới thiệu nhân thân của đương sự: họ tên,
- HS trả lời, GV nhận xét và định huớng năm sinh. mất, nghề nghiệp, học vấn, gia
đình, gia tộc…
* Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động
tiêu biểu, các thành tựu, các thành tích tiêu
biểu của đương sự.
* Đánh giá vai trò, tác dụng của người đó
trong một phạm vi không gian, thời gian
2.Muốn viết được VB TSTT cần phải:
* Nghiên cứu kĩ về ba nội dung trên bằng
cách : đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi
nhân chứng.
* Sắp xếp tư liệu trình tự không gian, thời
gian, sự việc..hợp lí.
* Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập III. LUYỆN TẬP
- Yêu cầu HS làm BT 1 Bài 1.
Chọn c, d.
Bài 2.
- Hướng dẫn HS làm BT 2 * Giống nhau: các loại VB này đều viết về
một nhân vật nào đó.
* Khác nhau:
Điếu văn viết về người qua đời đọc để trong
lễ truy điệu nên ngoài phần TSTT cần có lời
chia buồn với gia quyến.
Sơ yếu lí lịch do bản thân tự viết theo mẫu,
còn TSTT do người khác viết và tương đối
linh hoạt.
TSTT chỉ có đối tượng là con người, còn đối
tượng của TM rộng hơn, có yếu tố cảm xúc.

IV. Củng cố:


Đặc điểm của tiểu sử tóm
V. Dặn dò:
Chuẩn bị bài Tôi yêu em
Tiết 91 : TÔI YÊU EM
Ngày dạy: (A.X.Pu-skin)
A.MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ.Tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, đầy
vị tha và cao thượng.
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ
- Giáo dục tinh yêu chân thành, trong sáng
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh minh hoạ
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác I.Sơ lược về tác giả :
phẩm. 1.Tác giả: Pu-skin(1799-1837).
- Pu-skin (1799-1837)
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin
sinh trưởng trong một gia đình quý tộc lâu
đời ở Mát-xcơ-va.
- Pu-skin sớm tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ, sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu
nước ngợi ca tự do,
- Phản đối chế độ Nga hoàng thối nát. 1837
- GV: nêu vấn đề . Pu-skin bị sát hại trong một cuộc đấu súng
Trình bày những nét chính về cuộc đời giữa ông với Đăng-téc, một tên người pháp
của Pu-skin?. sống lưu vong (do chính quyền Nga hoàng
- HS: Nêu những mốc thời gian quan chủ mưu).
trọng trong cuộc đời Pu-skin, có ý nghĩa - Thơ ông là tiếng nói tâm hồn Nga thuần
đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả. khiết, tinh tế, chân thực ,giản dị.
- Hãy kể tên những tác phẩm tiêu - Là nhà thơ vĩ đại Mặt trời thi ca nga.
biểu?. - Sự nghiệp sáng tác rất phong phú, đa dạng
- HS: Liệt kê. -Sáng tác nhiều thể loại. Là nhà tiểu thuyết
lừng danh với những tác phẩm nổi tiếng: Con
đầm bích, Cô tiểu thư nông dân
-Sáng tác của ông rất phong phú, thể hiện
tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân nga: khao khát tự
do và tình yêu
- GV: cung cấp cho HS biết về nội 2.Tác phẩm
dung tác phẩm. -Là một trong những bài thơ tình nổi tiếng
của ông
yêu cầu HS đọc diễn cảm, đúng mạch -Được khơi nguồn từ mối tình với Ô-lê-nhi-
cảm xúc na.
- Đọc
Hoạt động2: Tìm hiểu tác phẩm II.Tìm hiểu văn bản
1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm
trạng nhân vật trữ tình:
-Tôi yêu em: trực tiếp, giản dị như bày tỏ tình
cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- GV: Tình cảm phức tạp, tế nhị của nhân - Đến nay chừng có thể: tính chất khó xác
vật trữ tình trong bài được Pu-skin diễn định của tâm hồn, tình cảm trong nhân vật trữ
tả tinh tế như thế nào qua bốn câu thơ tình:
đầu ? → Hai câu thơ đầu như lời bộc lộ cõi lòng
của nhân vật trữ tình. Trong đáy sâu tâm hồn
nhân vật trữ tình, tình yêu vẫn chưa hoàn
- HS: Chừng có thể: quá khứ toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn
Ngọn lửa tình ấp ủ, dai dẳng cháy đến được ấp ủ.
nay. - Từ nhưng ở câu thứ ba đã làm mạch thơ đột
+ Giãi bày, chân thành, thừa nhận giản ngột chuyển hướng:
dị, đáng yêu Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
“Có gì đẹp trên đời hơn thế Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Người yêu người sống để yêu nhau” (Tố + Nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm
Hữu) xúc nhân vật trữ tình. Vừa mới phân vân,
dùng dằng, day dứt về tình yêu chưa tắt hẳn
+Câu 3 và 4: đột ngột chuyển mạch cảm thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình
xúc: yêu vẫn còn, vẫn mạnh mẽ và say đắm. Đó là
“Không để em phải bận lòng” “Hồn sự kìm nén, dằn lòng, tự vượt mình và đấu
em phải gợn bóng u hoài” tranh với mình.
Lí trí mách bảo, lệnh cho con tim phải + Bận lòng, bóng u hoài: sự éo le trong quan
ngừng yêu, tự dập tắt ngọn lửa tình yêu hệ tình cảm của các nhân vật trữ tình. Phải
Mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc: nhân chăng, tình yêu của tôi đã không đem lại
vật em được phần nào hé mở qua các từ hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi bận lòng,
“em bận lòng”, “hồn em gợn bóng u nỗi buồn cho em. Tôn trọng tình cảm người
hoài” mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất
cứ lẽ gì, nhân vật trữ tình tự chối bỏ tình yêu
trong nỗi đau khổ giằng xé. Đến đây, ta có
thể nhận biết được tính chất của mối quan hệ
phức tạp này - một tình yêu đơn phương.
 Hai câu như nhấn mạnh quyết định dứt
khoát đầy tính lí trí của nhân vật trữ tình: tự
buộc mình phải chối bỏ tình yêu của mình,
dập tắt nốt chút lửa tàn đó. Như vậy, mâu
thuẫn giữa lí trí và tình cảm trong tâm trạng
nhân vật trữ tình đã được bộc lộ. Bằng cách
đó, nhà thơ đã thể hiện khát vọng tình yêu
mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
2. Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ
GV: Cảm xúc trong hai câu thơ 5, 6 có gì tình:
đặc biệt ? Nó hé mở trạng thái tình cảm - Câu thứ năm : Tôi yêu em: nối liền mạch
gì trong nhân vật trữ tình ? cảm xúc, tâm trạng với bốn câu đầu , tiếp tục
khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu
- HS: đơn phương của chủ thể trữ tình sang những
+“Âm thầm” “không hi vọng” biểu hiện khác:
+ “Rụt rè” “hậm hực lòng ghen” Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
→ Đủ mọi cung bậc cảm xúc của tình Nhân vật trữ tình đã ủ kín nỗi đau trong lòng
yêu đơn phương mình ( âm thầm ) và không còn niềm tin vào
+ Vô vọng một phía. mối tình của mình nữa ( không hi vọng ).
+ Đau khổ , ghen tuông , ích kỉ Nhưng trong tình yêu, càng âm thầm, càng ủ
→ Lí trí đã chiến thắng, tôi không rơi vào kín trong lòng thì tâm trạng càng mãnh liệt,
trạng thái thấp hèn, ích kỉ của tình yêu sâu sắc. Mặc dù không hi vọng nhưng vẫn
thường tình! chờ đợi, vẫn hướng tới, vẫn khao khát trong
tâm trạng của nhân vật tôi, người đang ấp ủ
mối tình đơn phương.
- Câu thơ thứ sáu có nói đến lòng ghen tuông:
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Đây chính là biểu hiện của nỗi tuyệt vọng.
Yêu thường đi đôi với ghen. Đây là hai trạng
thái đối lập nhưng thống nhất. Ghen thực ra
cũng là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng
xét về bản chất, ghen là biểu hiện của thứ
tình yêu ích kỉ. Lòng ghen tuông mù quáng
dễ làm con người rơi vào sự thấp hèn. Đối
với Pu-skin, ghen tuông gợi nỗi buồn đen tối.
Nhấn mạnh lòng ghen, câu thơ gợi tâm trạng
nặng nề, u ám trong nhân vật trữ tình. Đến
đây có cảm tưởng như nhân vật trữ tình rơi
vào đáy sâu của nỗi khổ đau giày vò, hành
hạ.
3. Sự cao thượng chân thành của nhân vật
trữ tình:
- Điệp ngữ: Tôi yêu em vang lên lần thứ ba
nghiêng về nhấn mạnh, khẳng định tình cảm
và chuyển hướng cảm xúc:
- GV: Hãy phân tích hai câu thơ cuối để Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
chứng tỏ xu hướng vươn tới sự cao cả Mạch cảm xúc thay đổi đột ngột. Cảm xúc
trong tư tưởng, tình cảm là đặc trưng cơ bị dồn nén ở hai câu trước được giải tỏa,
bản của thơ Pu-skin ? dâng cao bởi sự xuất hiện của những từ: chân
thành, đằm thắm. Nhà thơ muốn giữ lại tất cả
những gì là sầu đau, day dứt, tuyệt vọng để
dâng lên người thiếu nữ mà anh tôn thờ, say
đắm tất cả những gì chân thành nhất, thủy
chung, say đắm nhất, đẹp nhất.
- Câu thơ cuối là sự thăng hoa của tình yêu
chân thành, đằm thắm. Vượt lên nỗi buồn u
ám và lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ
- HS: tình cầu chúc:
+ Dâng hiến, chân thành, cao thượng, thể Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
hiện tình yêu: tôi giữ lại mọi đau khổ, để Lời cầu chúc ở đây cũng đã biểu hiện sự
cầu cho em:được người tình như tôi đã chân thành, cao thượng trong tình yêu của
yêu em! nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, đây không đơn
+ Không phải là sự so sánh hơn kém giữa thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời
tôi và người tình em đã chọn. →Lời nhắn vĩnh biệt một tình yêu không thành, mà nó
nhủ cao thượng: “Đâu hơn em lấy, đâu còn chứa đựng biết bao tình ý:
bằng đợi anh”. Yêu say đắm, chân thành + Trong lời cầu chúc này xuất hiện sự so
và đau khổ, nhưng đủ tỉnh táo để vĩnh sánh. So sánh ở đây nhằm tăng thêm ý nghĩa
biệt một tình yêu đơn phương không khẳng định tình yêu đích thực của mình: luôn
thành. chân thành, không bao giờ lụi tắt, luôn dạt
dào, sáng tươi,... Trong sự so sánh này như
còn hàm ẩn lời nhắn nhủ, mang tính thông
điệp của một trái tim cao cả.
+ Dù tôi không được em yêu, nhưng từ đáy
lòng, tôi vẫn luôn cầu mong cho em được
một người khác yêu em cũng chân thành,
thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em.
Như vậy, nhà thơ đã vượt lên trên sự ích kỉ
thường gặp trong tình yêu, đó là không yêu
được thì đạp đổ, thù hận,...Với tình yêu thật
sự chân thành và cao thượng, người ta hoàn
toàn có thể thỏa mãn trong yêu hơn là được
yêu.
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết(SGK)
- GV: Em hãy rút ra nội dung chính và
nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
- HS trả lời, GV chốt lại vấn đề

IV. Củng cố:


* Nắm những đặc sách về nội dùng và nghệ thuật
V. Dặn dò : * Học kỹ bài học ở lớp.
* Soạn bài: "Bài thơ số 28".

Tiết 92 : BÀI THƠ SỐ 28


Ngày dạy: (R.Ta-go)
A.MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hiểu
phần nào phong cách độc đáo của Ta-go
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ
- Giáo dục tinh yêu chân thành, trong sáng, say đắm thiết tha.
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV,giáo án, tranh ảnh minh hoạ
* Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc bài thơ “Tôi yêu em” và cho biết em rút ra được ý
nghĩa gì từ bài thơ?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* H§1: T×m hiÓu chung I. T×m hiÓu chung
1. T¸c gi¶
- GV yªu cÇu HS tr×nh bµy vµi - Ra-bin-®ra-n¸t Ta-go (1861-1941),
nÐt vÒ t¸c gi¶ nhµ v¨n, nhµ v¨n ho¸ lín cña Ên §é.
- HS tr¶ lêi, GV ®Þnh híng -¤ng sinh trëng trong mét gia ®×nh
quý téc Bµ La M«n næi tiÕng t¹i thµnh
phè Can-cót-ta, bang Ben-gan. ¤ng
®Ó l¹i mét sù nghiÖp v¨n häc ®å
sé:52 tËp th¬, 42 vë kÞch, 12 bé tiÓu
thuyÕt, hµng tt¨m truyÖn ng¾n, hµng
ngh×n ca khóc vµ tranh vÏ.
- Nh©n d©n Ên §é t«n vinh «ng lµ
“th¸nh s”
+1913, Ta-go lµ ngêi ch©u ¸ ®Çu tiªn
®îc nhËn gi¶i thëng N«-ben vÒ v¨n
häc víi tËp “Th¬ D©ng”
2. T¸c phÈm
* §äc
- GV híng dÉn HS ®äc * Bè côc
- Gäi Hs ®äc, GV nhËn xÐt o¹n 1: 6 c©u ®Çu. Tõ ®Çu ®Õn ...
- GV: Nªu bè côc bµi th¬? “kh«ng biÕt g× tÊt c¶ vÒ anh”
(T×nh yªu lµ sù hiÓu biÕt hoµ ®iÖu
gi÷a hai t©m hån con ngêi)
§o¹n 2: tiÕp ®Õn c©u 12 “em cã... nã
®©u”
(T×nh yªu lµ sù hiÕn d©ng vµ ®ãn
nhËn)
§o¹n 3: cßn l¹i
(Nh÷ng nghÞch lÝ ®Ó diÔn t¶ sù ®a
d¹ng phong
* H§2: Híng dÉn ®äc thªm II. Híng dÉn ®äc thªm
1.T×nh yªu lµ sù hoµ ®iÖu cña
t©m hån hai ngêi
- §«i m¾t:
+Sù biÓu ®¹t cña t©m hån

+§«i m¾t em b¨n khu¨n dß hái, khao


H×nh ¶nh më ®Çu bµi th¬ lµ kh¸t ®îc hiÓu thÊu ngêi m×nh yªu!
®«i m¾t, ý nghÜa cña chi tiÕt +So s¸nh: ®«i m¾t “nh tr¨ng kia
nghÖ thô©t nµy? muèn lÆn s©u vµo biÓn c¶”. Tr¨ng
hiÓu biÓn, biÓn hiÓu tr¨ng, t©m hån
muèn t×m hiÓu t©m hån.- Anh hiÓu
em vµ anh gi·i bµy:
“Anh ®· ®Ó cuéc ®êi....®iÒu g×”
Ch©n thµnh vµ m·nh liÖt, em híng vÒ
anh, anh hiÓu em, cïng híng vÒ nhau,
t×nh yªu ®ßi hái sù hoµ ®iÖu cña hai
t©m hån, nÕu kh«ng:
“Dï tin tëng chung mét ®êi mét méng
Anh lµ anh, em vÉn cø lµ em”
(Xa c¸ch- Xu©n DiÖu)

2.T×nh yªu lµ sù hiÕn d©ng tù


Hs khæ th¬ tiÕp theo nguyÖn
CÊu tróc cña ®o¹n th¬ nµy cã +Gi¶ ®Þnh kh«ng thùc: anh lµ.. anh
g× ®Æc biÖt? lµ...
C©u th¬ tiÕp xuÊt hiÖn +KiÓu c©u th¬ sãng ®«i
nghÞch lÝ g×? Tù nguyÖn hiÕn d©ng, dÞu dµng ©u
yÕm.
Anh lµ viªn ngäc, lµ ®o¸ hoa, quµng
vµo cæ, ®Æt lªn m¸i tãc em!
+ §êi anh lµ tr¸i tim
+T×nh yªu kh«ng thÓ dùa trªn nÒn
t¶ng vËt chÊt!
+ Tr¸i tim: võa cô thÓ, võa tr×u tîng,
võa nhá be, võa lín lao...dÉu em cã c¶
v¬ng quèc tr¸i tim t×nh yªu cña anh,
em còng kh«ng thÓ nµo hiÓu hÕt ®îc
nã! T×nh yªu kh«ng thÓ hiÓu b»ng
quan s¸t, ph©n tÝch, chØ cã thÓ hiÓu
t×nh yªu b»ng chÝnh t×nh yªu!
Hs ®äc khæ th¬ cuèi 3. T×nh yªu lµ sù ®a d¹ng, phong
§o¹n th¬ cã cÊu tróc gièng phó, lµ cuéc sèng
®o¹n hai ë chç nµo? -CÊu tróc sãng ®«i: Anh lµ A, lµ B, lµ
 Suy nghÜ cña em sau khi C
häc xong bµi th¬ nµy? -Tr¸i tim t×nh yªu víi nh÷ng cung bËc
- HS: T×nh yªu ®ßi hái sù hiÓu c¶m xóc tëng chõng nh ®èi lËp nhau:
biÕt, tù nguyÖn hiÕn d©ng ë niÒm vui/ nçi khæ ®au; tÝnh triÕt lÝ:
c¶ hai phÝa t×nh yªu ch¼ng dÔ tá bµy, ch¼ng dÔ
+T×nh yªu lµ thÕ giíi cña sù ph¶n ¸nh vµ béc lé trän vÑn
v« bê, thiªng liªng vµ nhiÒu bÝ
Èn
+T×nh yªu chÝnh lµ cuéc
sèng, t×nh yªu t¹o sù híng
thiÖn, lµm ®Ñp t©m hån con
ngêi, lµ c¬ së ®Ó loµi ngêi
tån tai vµ ph¸t triÓn

IV. Củng cố:


* Nắm những đặc sách về nội dùng và nghệ thuật
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Xem lại đề bài viết số 6, chuẩn bị trả bài
Tiết 93 : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận văn học
- Rèn kỹ năng tự phát hiện và chữa lỗi trong bài viết của bản thân
- Giáo dục thái độ nghiêm túc trong khi làn bài
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV,sổ điểm, vở HS đã chấm xong
* Học sinh: Xem lại đề bài viết số 6
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC


Hoạt động1: Tìm hiểu đề. I.Đề ra:
*GV: ghi đề bài lên bảng. Lớp chú ý Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài
và ghi vào vở, gạch chân dưới những “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu
từ ngữ mang nôi dung chính, yêu cầu
chính cần làm rõ

II. Dàn ý:
Hoạt động 2: Lập dàn ý . - Mở bài: Giới thiệu chung về nhà thơ Xuân
Diệu và bài thơ Vội vàng, trích dẫn khổ thơ cần
phân tích (1,5 đ)
- Thân bài (6đ): Phân tích để làm nổi rõ:
Tình yêu mãnh liệt, tột độ đối với cuộc sống
+ Ta muốn, "cho, và" điệp từ ngữ
+ Hàng loạt động từ: ôm, riết, thâu, chuếnh
chóng, đã đầy no nê  ngày càng mạnh mẽ,
mãnh liệt sau sưa, cuống quýt, vồ vập, vội vã
+ Cảm xúc của nhà thơ dâng trào đến tận cùng
niềm khao khát: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn
vào ngươi
 Lòng yêu đời đến cuồng nhiệt, muốn tận
hưởng hết giá trị cao nhất của cuộc sống và tình
yêu trong niềm hạnh phúc câu thơ mới lạ, hiếm
tháy, rất riêng của Xuân Diệu
-Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá về đoạn thơ
(2 đ)
Trình bày rõ ràng, sạch, đẹp(0,5 đ)
Hoạt động3: Nhận xét bài làm. III.Nhận xét: -Ưu điểm
*GV: nêu nhận xét bài làm của học - Khuyết điểm.
sinh: Ưu điểm, khuyết điểm.
Hoạt động4: Chữ lỗi để học sinh rút
kinh nghiệm. IV. Chữa lỗi: Đọc một số bài viết tốt.
Hoạt động5: Tổng hợp điểm V.Tổng hợp điểm
TSHS: TS bài
Kết quả: Giỏi: Khá TB: Yếu: Kém

* HĐ6: Đọc bài văn mẫu- giải trình


ý kiến
- GV chọn bài văn mẫu của HS đọc
cho cả lớp nghe sau đó giải trình ý
kiến của HS(nếu có)

IV. Củng cố:


* Sau khi xem lại bài làm của mình, em rút ra được điều gì?.
V. Dặn dò:
* Soạn bài tiết sau: Luyện tập viết Tiểu sử tóm tắt
Tiết 94: NGƯỜI TRONG BAO
Ngày dạy: (A.P.Sê-Khốp)
A.MỤC TIÊU
- Hiểu được vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Sê-khốp
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo và phân tích nhân vật
- Có thái độ đấu tranh với lối sống thu mình trong bao, háo danh, giáo điều, xu nịnh, sợ
hãi… để xây dựng lối sống hòa đồng, trung thực, có lí tưởng.
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Vở soạn
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung I. TÌM HIỂU CHUNG
- TT1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả 1. Tác giả:(1860 – 1904)
+ HS: đọc, tóm tắt tiểu dẫn - Là nhà văn vĩ đại của nền văn học Nga
+ GV: nhấn mạnh vị trí, vai trò của thế giới.
Sê-khốp trong nền VH hiện thực Nga. - Sinh ra trong gia đình buôn bán nhỏ ở thị
trấn Ta-gan, bên bờ biển A-dốp
-Sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ với hơn 500
truyện ngắn và truyện vừa
- Nhà văn Nga, nổi tiếng ở lĩnh vực truyện
ngắn.
- Là nhà văn tiêu biểu cuối cùng của chủ
- TT2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm nghĩa hiện thực Nga
+ GV yêu cầu HS trình bày vài nét về tác
phẩm - Các tác phẩm chính
Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Vườn
anh đào..
+ GV gọi HS đọc và tóm tắt tác phẩm 2. Tác phẩm:
- Phản ánh bầu không khí ngạt thở của nền
chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX.
Môi trường ấy đẻ ra lắm kiểu người kì dị,
chẳng hạn Bê-li-cốp người trong bao.
- Đọc
- Bố cục:
+ Cuộc trò chuyện trong đêm trăng
+ Về cuộc đời và tính cách của Bê-li-
cốp
+ nhận xét của người nghe truyện
* HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
- Tìm hiểu nhân vật Bê-li-cốp 1. Chân dung nhân vật Bê-li-cốp.
+ GV: Em hãy phân tích lối sống của Bê- a. Bê-li-cốp khi còn sống
li-cốp. - Được vẽ bằng những nét thật rõ, thật kì
Nét nổi bật nhất của tính cách kì quái và dần được bổ sung tô đậm.
quái ấy là gì? Vì sao? - Cặp kính đen trên khuôn mặt nhợt nhạt,
nhỏ bé.
- Cách ăn mặc và phục sức khác thường:
tất cả đều để trong bao. Đến ý nghĩ của
mình hắn cũng để trong bao, không bao
giờ dám có ý kiến riêng về một vấn đề gì.
- Người ta gọi y là người trong bao.
- Hắn có khát vọng mãnh liệt: thu mình
vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có
thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bê
ngoài.
- Nhút nhát, sợ hãi hiện tại nhưng ngợi
ca,tôn sùng quá khứ.
- Chỉ thích sống theo những chỉ thị thông
tư máy móc, giáo điều.Ngoài ra sự kì dị
còn ở cách trang trí buồng ngủ, tình cảm
đầu đời với Va-ren-ca
Nhận xét, đánh giá lối sống ấy? - Luôn sợ nhỡ xảy ra chuyện gì.
- Tự tin, tự hào về cách sống gương mẫu,
trong sạch của mình, nhưng không hề biết
rằng mọi người chung quanh ghê sợ, khinh
ghét, chế giễu mình.Do vậy, khi bị vẽ tranh
châm biếm, thấy chị em Va-ren-ca đi xe
đạp, bị cư xử thô bạo, hắn không hiểu,
không chấp nhận được.
→ Hèn nhát,cô độc,máy móc, giáo điều,
+ HS:trao đổi trả lời từng câu hỏi và trả lời thu mình trong bao.

IV. Củng cố:


* Nắm những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Sê-khốp
* Chân dung Bê-li-cốp khi còn sống
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Chuẩn bị phần 2 của bài

Tiết 95: NGƯỜI TRONG BAO


Ngày dạy: (A.P.Sê-Khốp)
A.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao: phê phán sâu sắc lối sống
trong bao hèn nhát, cá nhân ích kỉ vả hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối Tk XIX,
qua hình tượng nhân vật Bê-li-cốp.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật
- Có thái độ đấu tranh với lối sống thu mình trong bao, háo danh, giáo điều, xu nịnh, sợ
hãi… để xây dựng lối sống hòa đồng, trung thực, có lí tưởng.
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Vở soạn
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt tryện ngắn Người trong bao của nhà văn Sê-khốp
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG


* HĐ1: Tìm hiểu cái chết của Bê-li-cốp b. Cái chết của Bê-li-cốp.
- GV: Vì sao Bê-li-cốp chết? - Nguyên nhân:
(Phân tích nguyên nhân xa gần) + Vì bị ngã đau,lại mắc bệnh nặng lại
- HS: thảo luận, đại diện phát biểu. không chịu chữa.
+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành
động của chị em Va-ren-ca.
- GV: Cái chết của hắn có ý nghĩa như thế - Ý nghĩa:
nào? + Đó là cái chết tất yếu.Tạng người và
cách sống của y,trước sau gì cũng bị hoặc
tự tiêu diệt.
+ Đó là sự giải thoát hạnh phúc vì hắn
được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững
nhất.
- Trước cái chết của Bê-li-cốp thái độ của - Tình cảm, thái độ của mọi người đối với
mọi người như thế nào? Bê-li-cốp: khi y còn sống thì sợ hãi, căm
- HS trả lời, GV định hướng ghét, bị ám ảnh sâu sắc; khi y chết, họ thấy
nhẹ nhàng, thoải mái.Nhưng sau đó mọi
thứ lại như cũ.
 Sự ảnh hưởng của kiểu người
trong bao đối với hiện tại và tương lai
của nước Nga.
* HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng cái 2. Hình ảnh biểu tượng: cái bao.
bao - Nghĩa đen: vật dụng để bao, gói đồ vật ,
- Theo em cái bao trong tryện này có ý hàng hóa..
nghĩa gì? - Nghĩa bóng: cuộc đời và số phận của Bê-
- HS trả lời , GV định hướng li-cốp
- Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống
trong bao đã và đang tồn tại ở nước
Nga.Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là
một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn
tự do..?
* HĐ3: Tìm hiểu chủ đề của truyện 3. Chủ đề tư tưởng của truyện.
- GV: Từ phần phân tích trên, có thể phát - Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người
biểu chủ đề tư tưởng của truyện như thế trong bao, lối sống trong bao và tác hại của
nào? nó đối với XH.
- HS: Phát biểu. - Cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi
cuộc sống, cách sống, không thể mãi sống
hèn nhát, vô vị tự mãn như thế mãi.
* HĐ4: Hướng dẫn tổng kết III. TỔNG KẾT
GV yêu cầu HS khái quát về nghệ thuật và 1. Nghệ thuật
nội dung 2. Nội dung

IV. Củng cố:


* Chân dung và cái chết của B-li-cốp có ý nghĩa gì?
* Vì sao truyện có tên là người trong bao?
* Nắm nghệ thuật và nội dung tác phẩm
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Chuẩn bị luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Tiết 96 LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nắm vững mục đích, yêu cầu và cách viết tiểu sử tóm tắt.
- Viết được những bài tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh.
- Trung thực, khách quan khi tóm tắt tiểu sử
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Vở BT
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


* HĐ1: Hệ thống kiến thức I. Hệ thống kiến thức
- Mục đích, yêu cầu
HS nhắc lại các kiến thức về iết TSTT - Cách viết tiểu sử tóm tắt
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập
1. Viết tiểu sử tóm tắt của đoàn viên được
Bài 1: HS xác định mục dích yêu cầu giới thiệu:
của bài viết - Mục đích: giới thiệu đoàn viên ưu tú tham gia
ứng cử vào BCH Hội LHTN của tỉnh
-Yêu cầu: Những thông tin trong bài viết phải
khách quan, chính xác. những thành tích, đóng
góp của Đv phải cụ thể rõ ràng về thời gian, số
liệu.
- Bản tóm tắt dài không quá 500 tiếng
- Văn phong phải trong sáng
Bài 2: 2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp.
- Chia lớp 2 nhóm - Xác định nội dung trình bày: Phần lí lịch,
+ Nhóm1 trình bày bài viết của mình những đóng góp và thành tích đạt được.
+ Nhóm2 cử đại diện nhận xét bổ sung - Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng
- GV nhận xét, đánh giá cho từng
nhóm. III. Tham khảo bài đọc thêm
* HĐ3: Tham khảo bài đọc thêm
GV cho HS đọc bài tham khảo ở SGK
IV. Củng cố:
Nắm vững kiến thức và cách viết TSTT

V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Chuẩn bị bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Tiết 97 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN


(Trích "Những người khốn khổ" –V.Huy-gôi):
A.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hiểu vài nét về cuộc đời và sự nghệp Huy-gô - bậc thầy của văn học thế giới.Thấy được
chân dung Gia-ve
-Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích nhân vật
-Cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK, chân dung V. Huy-gô
* Học sinh: Vở soạn
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung –
I.Đọc hiểu chung
TT1: Tìm hiểu về tác giả 1.Tác giả: V.Huy-gô(1802-1885).
+ GV: Trình bày những nét chính về
- Là nhà tiểu thuyết, nhà soạn lịch vĩ đại của nền
cuộc đời của Huy-gô?. văn học Pháp + thế giới.
+ HS: Nêu những mốc thời gian quan
- Sinh ra trong gia đình cóosự mâu thuẫn giữa
trọng trong cuộc đời có ý nghĩa đối với
cha và mẹ
sự nghiệp và tư tưởng tác giả. -Bộc lộ tài năng rất sớm. 15 tuổi đạt giải thưởng
+ GV: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu
về thơ của viẹn hàn lâm, 20 tuổi in tập thơ đầu
biểu? tay.
+ HS: Liệt kê. -Là chủ soái của dòng VHLM Pháp
- Tác phẩm chính:
+ Thơ: Lá thu, trừng phạt….
- TT2: Tìm hiểu tác phẩm "Những +Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa- ri(1831),
người khốn khổ". Những người khốn khổ(1862).
+ GV: yêu cầu 1-2 HS tóm tắt tác 2.Tác phẩm "Những người khốn khổ":
phẩm theo tuyến nhân vật. *Tóm tắt: ( SGK)
+ HS: Trình bày. * Đoạn trích:
+ GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt - Đọc-tóm tắt
đoạn trích - Vị trí
Vị trí đoạn trích?
* HĐ2: Tìm hiểu đoạn trích. II. Đọc hiểu văn bản
- TT1: Tìm hiểu nhân vật Gia-ve 1. Gia-ve hiện thân của con ác thú
Hỏi: Để thể hiện tính cách của các + Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là
nhân vật,Huy-gô đã sử dụng phương tiếng thú gầm.
thức nào?cách miêu tả Gia-ve?( cái + Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy
cười, cặp mắt, giọng nói..) hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”
Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị + Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung
trưởng Ma-đơ-len, khi Giăng trở lại quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông
với tên thật của mình, tên mật thám như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại
tưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con
lại quyền hành của hắn. cọp”
-Song ở đoạn trích này ta thấy: trong
con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, - Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại
ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình
tinh. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép một mồi thuốc lá”
nép, phục tùng nghe theo Giăng Van- -Nhà văn Huy-gô miêu tả hành động của hắn hệt
giăng, Vì thế người khôi phục uy như một con ác thú:
quyền chính là Giăng Van-giăng (lưu ý “Cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi
ở đoạn cuối tác phẩm: chính Giăng miên con mồi), “Tiến vào giữa phòng” “ nắm lấy
Van-giăng đã tha chết cho Gia-ve) cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình
+ Thái độ và hành động của Gia-ve khi mò. sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi)
phát hiện ra Giăng Van-giăng?
+ Tìm những chi tiết thể hiện cách cư + Không để ý và quan tâm đến Phăng-tin (ác thú
xử của Gia ve với Phăng tin? rình mồi chỉ tập trung vào con mồi chính)
+ HS tìm. + Hắn quát tháo trong nhà bệnh.
Cách cư xử của hắn với Phăng tin, cho + Hắn không giấu điều mà Giăng Van-giăng cần
ta nhận xét gì về con người này? phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba
+ HS:trao đổi, trả lời. ngày...để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! á à! Tốt
thật! tốt thật đấy!”
+ Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin
vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “Chỉ có
một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ
sai là Giăng Van-giăng, tao bắt được nó đây này!
chỉ có thế thôi”
+ Trước nỗi đau của người mẹ cận kề cái chết
mà chưa được gặp con “con tôi! thế ra nó chưa
đến đây” ai cũng phải mủi lòng mà Gia-ve tàn
bạo ...
Tuyên bố “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ,
có câm họng không?”...
→ Lối so sánh ngầm: Gia-ve là con ác thú!
IV. Củng cố:
* Tóm tắt tác phẩm: những người khốn khổ
* Chân dung nhân vật Gia-ve
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Chuẩn bị phần 2 của bài

Tiết 98 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN


Ngày dạy: (Trích "Những người khốn khổ" –V.Huy-gô)
A.MỤC TIÊU: Giúp HS
-Ý nghĩa của nhân văn cao cả được tác giả gửi gắm thông qua sự đối lập giữa cái cao cả
và cái thấp hèn của các nhhân vật
-Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và phân tích nhân vật
-Cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK, chân dung V. Huy-gô
* Học sinh: Vở soạn
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết gia-ve được tác giả miêu tả như thế nào trong đoạn trích?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu nhân 2. Giăng-van-giăng hiện thân của tình yêu
vật Giăng-van-giăng thương những người nghèo khổ
- GV: Vì sao Giăng-van giăng bị truy - Vì cháu đói mà phải lĩnh án 19 năm tù khổ sai
đuổi, bị tù đày? - Với Phăng-tin: giọng ông nhẹ nhàng điềm tĩnh,
- HS:trao đổi, trả lời. thì thầm nói với Phăng-tin, nói với linh hồn
- Ông đã làm những gì để giúp Phăng người đã khuất! Ông nói gì? ông cầu chúc cho
tin? linh hồn chị siêu thoát! ông hứa với chị sẽ đi tìm
Cô-dét về cho chị! Tình yêu thương những con
người cùng khổ-tình yêu thương của nhà văn với
các nhân vật
- Hạ mình, để xin ba ngày đi tìm con cho phăng-
tin
Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ trông thấy - Chi tiết tưởng chừng vô lí (người đã chết không
nụ cười của Phăng-tin có ý nghĩa gì? thể cười), như một ảo ảnh lãng mạn, thể hiện
tình người dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô.
Cuộc sống cân phải có tình yêu thương giữa con
người với con người!
Vậy, em hiểu thế nào về tiêu đề đoạn - Cuộc đời chịu nhiều ngang trái, hoàn cảnh xô
trích? Tại sao Giăng Van-giăng lại là đẩy ông đến với những người nghèo khổ. Để
người cầm quyền khôi phục uy quyền đồng cảm, cảm nhận nỗi đắng cay mà họ giánh
mà không phải là Gia-ve? chịu
Qua hình ảnh Giăng Van-giăng em - Sống trong hoàn cảnh nhũng nhiễu của cường
hiểu thế nào về người cầm quyền? quyền ông săn sàng xả thân để bảo vệ lẽ phải,
bảo vệ những thân phận thiệt thòi
**Quan niệm thứ nhất:
Người cầm quyền khi đã thâu tóm quyền lực về
mình, muốn thể hiện quyền lực, bắt mọi người
phải phục tùng mình!
**Quan niệm của Huy-gô:
Người cầm qưyền là con người lí tưởng, được tất
cả mọi người hướng tới. Đó là con người hiện
thân của cái đẹp, cái thiện, có tâm hồn thánh
thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau,
bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện
thân của con người lí tưởng ấy.
* HĐ2: Tổng kết III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung

IV. Củng cố:


* Chân dung nhân vật giăng-van- giăng?
* Giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn trích?
V. Dặn dò:
* Học kỹ bài học ở lớp.
* Soạn bài: "Thao tác lập luậnbình luận”.
Tiết 99 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Ngày soạn:

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Nắm được vai trò của lập luận bình luận trong bài văn nghị luận nói riêng, trong giao
tiếp hằng ngày nói chung. mục đích, yêu cầu của TTBL
- Rèn kỹ năng viết văn nghị luận
- Giúp học sinh nhận định đúng đắn về thao tác LLBL
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


* HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu I. Mục đích, yêu cầu của thao táclập luận
của thao táclập luận bình luận bình luận
-HS phân tích các ví dụ,nêu khái niệm 1.Khái niệm
BL Bình luận là bàn luận về một vấn đề nào đó
- GV: củng cố, rút ra kết luận. trong cuộc sống.
2.Mục đích
Nhằm đề xuất và thuyết phục người
đọc( người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh
giá, bàn luận của mình về một hiện tượng(vấn
đề) nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn
học
3. Yêu cầu
- Đưa ra được những nhận định, đánh giá
đúng - sai, hay- dở và bàn bạc sâu rộng về vấn
đề đó.
- Những nhận định đánh giá phải có cơ sở lí
luận và thực tiễn mới có sức thuyết phục.
- Quan điểm của người bình luận phải rõ
ràng, lập luận phải chặt chẽ, bố cục phải mạch
*HĐ2: Tìm hiểu cách bình luận lạc, lời văn phải chuẩn xác.
- HS: Phân tích ví dụ, nêu ra cách BL II. Cách bình luận
- GV nhận xét, bổ sung 1.Tìm hiểu ví dụ
2.Cách bình luận
Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình
luận. Nêu một cách ngắn gọn, trung thực,rõ
ràng, khách quan.
Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần
bình luận.
Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập bình luận.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 III. Luyện tập:
Bài 1.
Không đúng vì các thao tác này khác nhau về
mục đíc+ GV:
Giải thích giúp người đọc hiểu; chứng minh
giúp người đọc tin; bình luận là bày tỏ quan
điểm.
Bài 2.
Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có
nêu ra nguyên nhân, hậu quả của TBGT.
Ngoài ra,tg còn mở rộng vấn đề: đây không
chỉ là vấn đề GT, mà còn là một món quà thể
hiện sự văn minh trong thời hội nhập.

IV. Củng cố:


* Mục đích , yêu cầu của thao tác BL.
*Cách bình luận
V. Dặn dò:
*Xem kỹ bài giảng trên lớp .
*Soạn bài " Về luân lí xã hội nước ta”
Tiết 100 VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích:" ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÍ ĐÔNG TÂY"- Phan Châu Trinh)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Thấy được tinh thân yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề
dân trí, khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hộ ở nước ta.
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp
- Giáo dục tinh thần yêu nước
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


*HĐ1:Hướng dẫn đọc hiểu chung I.Đọc hiểu chung
- GV yêu cầu HS trình bày vài nét về tác 1. Tác giả
giả, - Quê: tỉnh Quảng Nam)
- HS làm việc cá nhân và trả lời -Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, có ra làm quan
- GV đánh giá, nhận xét một thời gian ngắn rồi cáo về
-Ông có sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem
xét thời cuộc.
- Năm 1908, bị bắt đày ra Côn Đảo ba năm.
- Chủ trương đấu tranh bất bạo động.
- Năm 1925, ốm nặng và mất ngày 24. 3 .
1926. Đám tang ông trở thành phong trào
vận động ái quốc rộng khắp trong cả nước.
→ Phan Châu Trinh là một trong những nhà
cách mạng lớn của nước ta những năm đầu
thế kỷ XX
- Nêu các sáng tác của Phan Châu Trinh? Các sáng tác:
- HS: nêu theo SGK. + Đầu Pháp chính phủ thư (1906)
+ Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915)
+ Tây Hồ thi tập (1904-1915)
2. Văn bản
- GV: Nêu xuất xứ và bố cục văn bản? a. Xuất xứ:
- HS:làm việc với SGK, trả lời Đoạn trích nằm trong phần ba bài viết “Đạo
đức và luân lí Đông Tây” do tác giả diễn
+Phần một: Nêu vấn đề luân lí xã hội ở thuyết vào đêm 19 . 11 . 1925 tại nhà hội
Việt Nam chưa có khái niệm và luân lí thanh niên
quốc gia bị tiêu vong Sài Gòn
+Phần hai: Luân lí xã hội ở phương Tây b. Bố cục: Ba phần
(Pháp) và thực tế luân lia xã hội ở nước
ta
+Phần ba: Bày tỏ khát vọng mong muốn.
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản
- GV: Nêu quan niệm của tác giả về luân 1. Quan niệm về luân lí xã hội của tác giả
lí xã hội? -Ở phương Tây, luân lí phát triển qua ba giai
- HS: thảo luận nhóm, trả lời đoạn:Gia đình, quốc gia, xã hội
-Bản chất của luân lí xã hội: coi trọng sự bình
đẳng của con người; Quan tâm đến gia đình,
quốc gia và cả xã hội.
-Việt Nam chưa có luân lí xã hội
+ Luân lí gia đình và luân lí quốc gia đều đã
bị tiêu vong (nguyên nhân mất nước)
+ Luân lí xã hội như ở phương Tây, ta chưa
có ý niệm gì hết.
- Dẫn chứng:
+Hai tiếng “thiên hạ” (chỉ xã hội), “ngày
- Tác giả khẳng định lập luận bằng những nay...chỉ làm trò cười cho bậc thức giả đấy
dẫn chứng nào thôi. Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi đã từ lâu
(13 dẫn chứng) rồi”
+ Dân mình “phải ai tai nấy” “ai chết mặc ai”
+Gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ
mắt đi.
+Không phát huy được tính đoàn thể
+Tri thức thì ham quyền tước, bả vinh hoa...
+Dựng lên luật pháp phá tan tành đoàn thể
của quốc dân
+Vua quan không quan tâm gì tới dân
+Dân càng nô lệ càng ngu, ngôi vua càng lâu
dài, quan lại càng phú quý.
+Một người làm quan cả nhà có phước...
+Đua chen, chạy chọt để được làm quan...
+Xưa Nho học là cử nhân, tiến sĩ; nay Tây
học là kí lục, thông ngôn.
+Bọn quan lại đúng là lũ ăn cướp có giấy
phép..
+Người dân “kẻ ở vườn’ cũng chạy chọt một
chức xã trưởng, cai tổng để được ngồi trên,
ăn trước...
ý nghĩa:
Thứ nhất: Khẳng định nước ta ngày ấy chưa
- Ý nghĩa của những dẫn chứng đó ? có luân lí xã hội
Thứ hai: Tạo sự thuyết phục bằng những dẫn
chứng chân thực
Thứ ba: Thể hiện sự hiểu biết và thái độ tác
giả
* HĐ2: Tìm hiểu khát vọng của tác giả 2. Khát vọng của Phan Châu Trinh
- Tác giả mong mỏi mỗi người dân như -Tác giả nêu dẫn chứng ở phương Tây...luân
thế nào ? lí xã hội cụ thể, để so sánh, đối chiếu và còn
bộc lộ khát vọng: muốn đất nước mình cũng
Tâm trạng của tác giả khi viết đoạn được như thế, có một nền luân lí xã hội thực
trích này? sự.
 + HS:làm việc theo nhóm +Dân Việt Nam phải có đoàn thể
Tấm lòng của tác giả được biểu hiện +Có dân trí
như thế nào trong đoạn trích này? +Hiểu luân lí xã hội
Tính thời sự của vấn đề luân lí xã Có như vậy, nước mình mới giành tự do, độc
hội? lập
Mỗi người dân:
-Có ý thức tương trợ giữa cá nhân với cá
nhân
- Làm tròn ý thức công dân
-Tinh thần hợp tác
- Tác giả lưu ý việc truyên bá xã hội chủ
nghĩa trong dân Việt Nam
Tất cả thể hiện trách nhiệm của tác giả với
đất nước, thể hiện lòng yêu nước của Phan
ChâuTrinh.
*Thái độ:
- Lên án chế độ vua quan, với thái độ khinh
bỉ
- Có lúc mền mỏng song vẫn toát lên tinh
thần đả kích quyết liệt bộ máy cai trị lúc bấy
giờ.
=>Bằng lời lẽ có sức thuyết phục cao, PCT
đã vạch trần chế độ vua quan đã làm cho xã
hội Ta lâm vào tình trạng trì trệ đen tôi
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Lập luận rõ ràng rành mạch
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết + Lời văn giàu cảm xúc
- GV: Đoạn trích thể hiện sức hấp dẫn + Nêu cao ý thưc dân chủ, đánh đổ phong
của văn diễn thuyết ở chỗ nào? kiến
- HS:làm việc theo nhóm, trả lời + Kế hoạch rõ ràng
2. Nội dung
Đoạn văn thể hiện tinh thần yêu nước, tinh
thần dân chủ và tầm nhìn của nhà yêu nước
- GV: Em hãy nhận xét về nội dung tác PCT
phẩm?
- HS trả lời, GV định hướng

IV. Củng cố:


* Nắm vài nét cơ bản về tác giả
* Quan niệm của tác giả về luân lí xã hội
V. Dặn dò:
* Xem kỹ bài giảng trên lớp .
* Chuẩn bị

Tiết 102 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
-Nắm vững củng cố và nâng cao kiến thức về thao tác lập luận bình luận
- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, có thể
viết được một đoạn văn bình luận.
- Biết bảo vệ ý kiến của bản thân mình
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG
*HĐ1: hệ thống kiến thức I. Ôn tập kiến thức
- HS nhắc lại các kiến thức
- GV nhận xét và củng cố
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập
“Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn
minh thanh lịch.”
1. Xác định kiểu bài: bình luận.
Học sinh thảo luận nhóm Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề, hoặc chọn
+ nhóm1 làm câu 1 một vài khía cạnh. Vd: nói cảm ơn,xin lỗi; giao
tiếp với bạn bè...
Bài viết có bố cục ba phần, phần thân bài có thể
+ nhóm 2 làm câu 2 có hai luận điểm:
* Thực trạng lời ăn tiếng nói của
HS:hiện tại...,
* Khẳng định vấn đề theo chuẩn mực..
2. Diễn đạt một luận điểm ở phần thân bài.
+ HS cử đại diện lên trình bày
GV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm 3.Trình bày luần điểm

IV. Củng cố:


* Khát vọng của tác giả gửi gắm qua đoạn trích là gì?
* Giá trị nội dung và nghệ thuật?
V. Dặn dò:
* Xem kỹ phần lý thuyết ..
* Về nhà củng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
* Chuẩn bị bài:

Tiết 103: Đọc thêm: TIẾNG MẸ ĐẺ-NGUỒN GỐC GIẢI PHÓNG CÁC
DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
(Nguyễn An Ninh)
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Giúp HS hiểu, được những đóng góp nổi bật của NAN vào cuộc đấu tranh giải phóng
đan tộc và đặc điểm của tác phẩm chính luận đặc sắc. Thấy được những nét đặc sắc về
nghệ thuật lập luận của NAN
- Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp
- Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HĐ1: Tìm hiểu chung I. TÌM HIỂU CHUNG
- GV Yêu cầu HS khái quatsd vài nét 1. Tác giả
về tác giả và tác phẩm - Nguyễn An Ninh (1900-1943)
- HS trả lời, GV chốt lại - Nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng
trước cách mạng tháng Tám 1945
- Quê: xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia
Định(nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh)
-Tốt nghiệp đại học Xooc-bon (Sorbonne) Pháp
năm 1920, ông đã đi nhiều nước châu Âu tìm
hiểu thực tế. Năm 1922, ông trở về nước. Ông
nhiều lần bị thực dân Pháp bắt tù đày vì viết
baó, diễn thuyết chống đế quốc.
Năm1939, ông bị đi đày ở Côn Đảo, bị thực dân
Pháp hành hạ đến kiệt sức và chết trong tù1943.
2. Tác phẩm:
- Bài chính luận này, được đăng trên báo
“Tiếng chuông rè” tháng 12 . 1925 với bút danh
Nguyễn Tịnh
*HĐ2: Tìm hiểu văn bản II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
.
Phê phán để ngầm khẳng định (Phủ định để
khẳng định)
Những hiện tượng tác giả đặt vấn đề 1. Hiện tượng Tây hoá (học đòi)
phê phán? + Dẫn chứng cụ thể: Bập bẹ năm ba tiếng Tây,
nước, rượu khai vị, cóp nhặt những cái tầm
thường của Tây phương....
+ Nhẹ nhàng, thâm thuý, sâu sắc (dùng từ ngữ,
dẫn chứng chính xác...)
Cách phê phán của tác giả? Tác giả đứng trên lập trường của dân tộc để phê
phán (Tinh thần dân tộc, yêu nước)
Theo quan niệm của tác giả tiếng mẹ 2.Vai trò của tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng
đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc, vì các dân tộc bị áp bức
sao? - Tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng với vận mệnh
dân tộc (d. c: nó tự phổ biến các kiến thức khoa
học của châu Âu cho người Việt)
+ Lí lẽ lập luận: người Việt từ chối tiếng mẹ đẻ
đồng nghĩa với.....tự do của mình.
+ Quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng nước
ngoài...
Tính khoa học trong quan niệm về mối - Quan niệm đúng đắn:
quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng + Chỉ người Việt mới hiểu ngôn ngữ Việt
nước ngoài của tác giả? + Tiếng mẹ đẻ là cơ sở để hiểu tiéng nước ngoài
+ Con người cần biết nhièu thứ tiếng...

IV. Củng cố:


Giá trị nội dung và nghệ thuật?
V. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: "Ba cống hiến vĩ đại của Mác”.
Tiết 104 BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA MÁC
Ngày dạy: (Ph.Ăng-ghen)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Nắm được những đánh giá của Ăng-ghen về những cống hiến vĩ đại của Các Mác. Nắm
được thao tác lập luận tăng tiến mà Ăng-ghen sử dụng trong bài viết
- Rèn kỹ năng phân tích , tổng hợp
- Khâm phục tài năng của Mác
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK, chân dung Mác và Ăng-ghen
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


*HĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:
- TT1: Tìm hiểu tác giả. 1.Tác giả: Ph.Ăng-ghen(1820-1895).
+ GV yêu cầu HS trình bày vài nét về * Ăng-ghen (1820-1895):
Ăng-ghen và Mác - Nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách
+ GV Nhận xét và củng cố, nhấn mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới
mạnh những điểm chính - Ông là người Đức, nhưng sống ở Anh và mất
tại đó năm 1895
- Năm 1844, ông gặp và kết bạn thân với Các
Mác
* Các Mác (1818-1883)
- Nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách
mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế
giới.
- Ông là người Đức. Do hoạt động chính trị, nên
ông phải di chuyển và sống ở nhiều nước; sau
đó sang ở hẳn tại Luân Đôn. Mác qua đời ngày
14. 3. 1883, an táng tại nghĩa trang Hai-ghết
(Luân Đôn)
- Là cha đẻ của CNDVBC, DVLS là người xây
- TT2: Tìm hiểu tác phẩm dựng học thuyết kinh tế Mác xít và CNXHKH
+ GV yêu cầu HS trình bày hoàn cảnh 2 .Tác phẩm:
ra đời và bố cục tác phẩm -Là bài điếu văn đọc khi Mác chết
-Bố cục: 3 phần
+ Tư thế ra đi nhẹ nhàng của Mác
+ Những công lao và cống hiến của Mác
*HĐ2: Tìm hiểu văn bản + Nỗi tiếc thương vô hạn
- TT1: Tìm hiểu sự ra đi của Mác II. Đọc hiểu văn bản
+ GV: Thời điểm Mác vĩnh biệt cuộc 1. Sự ra đi của Mác
đời được giới thiệu như thế nào? -Không gian: một căn phòng nhỏ
-Thời khắc: chiều 14. 3. 1883, lúc 3 giờ kém 15
phút
-Các Mác: ra đi, một vĩ nhân đã vĩnh biệt cõi
đời.
Cách giới thiệu: ngắn gọn, sâu sắc “nhà tư
tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng
ý nghĩa của hai từ hiện đại? hiện đại”.
-Hiện đại: Sự vượt trội hơn hẳn trong tư tưởng
của Các Mác. Tính cách mạng, tính chất mới
mẻ và sáng tạo của Các Mác.

IV. Củng cố:


- Nắm vài nét về tác giả và tác phẩm?
- Sự ra đi của Mác có gì đặc biệt?
V. Dặn dò:
Chuẩn bị phần 2 bài: "Ba cống hiến vĩ đại của Mác”.
Tiết 105 BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA MÁC
Ngày dạy: (Ph.Ăng-ghen)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Thấy được những cống hiến vĩ đại của Mác và tình cảm nhân loại dành cho ông
- Rèn kỹ năng phân tích , tổng hợp
- Khâm phục tài năng của Mác
B.CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK, chân dung Mác và Ăng-ghen
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Sự ra đi của Mác có gì đặc biệt?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


*HĐ1: Tìm hiểu những cống hiến 2. Những đóng góp to lớn của Mmacsr
của Mác * Cống hiến thứ nhất
- Cống hiến đầu tiên của Mác là gì? “Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài
- HS trả lời, GV giảng người”
Bản chất của quy luật đó: Cơ sở hạ tầng quyết
định thượng tầng kiến trúc
Nghĩa là: tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình
độ phát triển kinh tế (cơ sở hạ tầng) quyết định
hònh thức, thể chế nhà nước, tôn giáo,văn
học,nghệ thuật(kiến trúc thượng tầng).
- Cống hiến tiếp theo của Mác là gì? * Cống hiến thứ hai
- HS trả lời, GV giảng Tìm ra “quy luật vận động riêng của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của
xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra”
- Cống hiến thứ 3 của Mác là gì? Đó là quy luật giá trị thặng dư
- HS trả lời, GV giảng * Cống hiến thứ ba:
Cống hiến quan trọng hơn cả
Biến lí thuyết cách mạng thành hành động cách
mạng, đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn.
- Em có nhận xét gì về cách trình bày +Trật tự tăng tiến
những cống hiến của Mác +Cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước, mặc
dù chỉ một cống hiến cũng đủ vĩ đại
Bài viết không nói nhiều về cái chết + So sánh với cống hiến của Đác-uyn...quy luật
của Mác, mà nhấn mạnh sự cống hiến của Mác “như ánh sáng xuất hiện đối lập bóng
của người tối mà các nhà kinh tế học, các nhà phê bình xã
Vì sao? hội chủ nghĩa đều mò mẫm”
→ nhấn mạnh ý nghĩa cuộc đời Mác, nhấn
mạnh đóng góp của mác cho nhân loại!
*HĐ2: Tìm hiểu tình cảm và thái độ 3.Tình cảm và thái độ của Ăng-ghen
của Ăng- ghen - Đề cao, ca ngợi
-Tình cảm, thái độ của Ăng-ghen dành - Ca ngợi công lao của Mác: khẳng định sự vượt
cho Mác đựơc thể hiện như thế nào? trội “Phát xuất phát từ những cơ sở đó (phát
minh của Mác) mà giải thích những cái kia chứ
không phải ngược lại như từ trước tới nay người
ta đã làm”
- Tiếc thương vô hạn: “ông mất đi, hàng triệu
người ....đã tôn kính, yêu mến và thương khóc
ông”
Lời kết : ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng
chưa chắc có một kẻ thù riêng nào cả, tên tuổi
và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi.
+ Mác chống lại bất công, cường quyền,
bạo lực
+ Mác bênh vực những người lao động
cùng khổ,
“tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp
vô sản hiện đại ...”
Qua việc nêu những đóng góp của Mác cho
thấy tình cảm, thái độ trân trọng và với việc so
sánh đã làm nổi bật tư tưởng Mác, thể hiện sự
khâm phục, cùng tình cảm tấm lòng tiếc thương
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết .III.Tổng kết
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, so sánh tăng
- Yêu cầu Hs rút ra nhận xét về nội tiến
dung, nghệ thuật - Nội dung :Nhận thức được những cống hiến vĩ
- GV củng cố đại của Mác, tình cảm tiếc thương đối với mất
mát to lớn khi Mác qua đời

IV. Củng cố:


- Những cống hiến vĩ đại của Mác?
- Tình cảm Ăng- ghen dành cho Mác?
V. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Tiết 106 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN


Ngày dạy

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách
chính luận.
- Biết cách phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


* HĐ1: Tìm hiểu văn bản chính luận I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN
và ngôn ngữ chính luận NGỮ CHÍNH LUẬN
- HS nhắc lại các kiến thức về LLBB 1. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là PCNN dùng trong những văn bản trình bày
tư tưởng, lập trường thái độ, đối với những vấn
đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống xã hội,
đặc biệt trong các lình vực chính trị, xã hội .
- Học sinh thảo luận nhóm Những văn bản này được gọi chung là văn bản
+ nhóm1 làm câu 1 chính luận.
-Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi,
hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo
+nhóm 2 làm câu 2 cáo, tham luận, phát biểu trong hội thảo, hội
nghị...
2. Nhận xét về văn bản chính luận và ngôn
- HS cử đại diện lên trình bày ngữ chính luận
- GV nhận xét, đánh giá cho từng Nghị luận
nhóm Dùng để chỉ một loại thao tác (phương pháp) tư
* Tuyên ngôn độc lập duy, diễn giải, bàn bạc, lập luận .trong hệ thống
+Thể loại: văn chính luận các thao tác như: miêu tả, tự sự, thuyết minh,
+Mục đích nghị luận, văn học, đời sống.
+ Tuyên ngôn dựng nước của Để chỉ một loại văn bản (văn nghị luận) để chỉ
nguyên thủ quốc gia một kiểu làm văn trong nhà trường.
-Bác dẫn lời của bản tuyên ngôn độc Chính luận
lập nước Mĩ năm 1776 và tuyên ngôn Khái niệm: chỉ một phong cách ngôn ngữ trong
Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 văn bản(chính trị) nhằm trình bày quan điểm
của Pháp làm cơ sở của chân lí và lẽ chính trị của một đảng phái, đoàn thể
phải. Ngôn ngữ chính luận: dùng để chỉ ngôn ngữ
-Thái độ đàng hoàng, dõng dạc, giọng chủ yếu được sử dụng trong các văn bản chính
văn hùng hồn, đanh thép. Người viết luận, không giống với ngôn ngữ hành chính,
đứng trên lập trường dân tộc, nguyện nghệ thuật...từ cách thức sử dụng đến hiệu quả
vọng của dân tộc để viết bản tuyên tu từ. Nó là phong cách ngôn ngữ độc lập với
ngôn lịch sử này. các phong cách khác.
* Cao trào chống Nhật
+Thể loại: văn chính luận
+Mục đích
Tổng kết một giai đoạn cách mạng.
- Đứng trên lập trường dân tộc
- Lập trường của những người cộng
sản, trong sự nghiệp chống đế quốc và
phát xít giành tự do độc lập cho dân
tộc.
* HĐ2: Luyện tập * LUYỆN TẬP:
GV hướng dẫn HS làm BT1 Bài1:
+ Sử dụng từ ngữ chung
+ Sử dụng lớp từ ngữ riêng (từ chính trị): yêu
nước, truyền thống, xâm lăng, bán nước, cướp
nước. Để từ đó Bác nêu rõ lập trường quan
điểm, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước
+ Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ản+ GV: kết
thành làn sóng, lướt qua, nhấn chìm
+ Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu (2 câu ngắn,
1 câu dài), câu tường thuật, câu miêu tả.
IV. Củng cố:
* Nắm vững kiến thức về ngôn ngữ chính luận
* Phân biệt chính luận và nghị luận
V. Dặn dò:
* Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
* Soạn bài: Một thời đại trong thi ca
Tiết 107 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
Ngày dạy: (Trích "Thi nhân Việt Nam" –Hoài Thanh)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Hiểu quan niệm của HT về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội
- Giúp HS hiểu được tài năng nghệ thuật nghị luận văn chương khúc chiết, khoa học, thấu
đáo và cách diễn đạt tài tình, giàu cảm xúc
- Rèn kỹ năng tìm hiểu văn nghị luận
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Thi nhân Việt Nam
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu và soạn bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


*HĐ1:Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Đọc hiểu chung
- GV: Trình bày những nét chính về 1. Tác giả
cuộc đời của HT?. Hoài Thanh (1909-1982)
- HS: Nêu những mốc thời gian quan - Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên
trọng trong cuộc đời HT, có ý nghĩa - Quê: Nghi trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất
đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả. thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- GV: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu - Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ
biểu?. thời đi học. Năm 2000 được nhà nước tặng giải
-HS: Liệt kê. thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Các tác phẩm:
+Văn chương và hành động (1936)
+Thi nhân Việt Nam (1942)
+Quyền sống của con người trong truyện
Kiều của Nguyễn Du (1949)...
Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ, ông “lấy
hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của
ông nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp
thoáng nụ cười hóm hỉnh!
- GV: cung cấp cho HS biết về nội 2. Tác phẩm
dung tác phẩm. - Đoạn trích là phần cuối của tiểu luận “một
thời đại trong thi ca”
(Tiểu luận mở đầu cuốn “thi nhân Việt Nam”-
Là công trình tổng kết có giá trị về phong trào
thơ mới lãng mạn 1930-1945)
- Văn bản nghị luận về một vấn đề văn học.
*HĐ2: Tìm hiểu đoạn trích. II. Đọc hiểu văn bản
- Theo tác giả, tinh thần chung của thơ 1. Tinh thần thơ mới.
mới là gì? - Phải xác định cho được tinh thần thơ mới.
- HS trả lời, GV định hướng → Khó khăn: do sự không rạch ròi giữa thơ cũ
và thơ mới.
- Cách xác định
+ So sánh bài hay với bài hay
+ So sánh giữa thơ cũ và thơ mới
+So sánh trên nguyên tắc đại thể
Ngày trước là chữ Ta
Bây giờ là chữ Tôi
Chữ tôi ngày trước phải ẩn sau chữ ta, chữ tôi
bây giờ theo ý nghĩa tuyệt đối.
“Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi”

IV. Củng cố
Nắm những nét cơ bản về tác giả? Tinh thần của thơ mới là gì?
V. Dặn dò
Học bài, chuẩn bị phần 2 của bài
Tiết 108 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
Ngày dạy: (Trích "Thi nhân Việt Nam" –Hoài Thanh)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Hiểu quan niệm của HT về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội. Qua
đó HS hiểu được tài năng nghệ thuật nghị luận văn chương khúc chiết, khoa học, thấu đáo
và cách diễn đạt tài tình, giàu cảm xúc
- Rèn kỹ năng tìm hiểu văn nghị luận
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Thi nhân Việt Nam
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu và soạn bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vài nét về Hoài Thanh?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG
*HĐ1: Tìm hiểu sự vận động của cái 2. Cái tôi ban đầu của thơ mới và sự vận
tôi động của nó.
- GV: Cái tôi trong thơ mới đựoc tác - “Thấy nó đáng thương” “nó tội nghiệp” nó
giả khắc hoạ như thế nào? Vì sao cái không còn cốt cách hiên ngang, nó rên rỉ, khổ
tôi ban đầu của thơ mới lại đáng sở, thảm hại, đầy bi kịch.
thương? tội nghiệp? *Bàn về thơ mới, tác giả liên hệ đến thời thế,
+Bởi nội dung của thơ mới: tâm lí bạn đọc trẻ tuổi => quan điểm nghệ thuật
Bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiên đúng đắn của người bình thơ!
nhiên, con người, với tình yêu và cả + Nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc
tôn giáo, cốt sao giãi bày được sự cô của cái tôi
đơn, nỗi buồn của người cầm bú + Chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà
Đoạn văn “đời chúng ta...ta cùng Huy thơ một cách tinh tế.
Cận” thể hiện rõ phong cách của Hoài + Tác giả cảm nhận “Tâm hồn của họ (các nhà
Thanh, hãy phân tích? thơ mới) chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi.
- Vì sao thơ mới buồn? Các nhà thơ - Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cả hồn
mới đã làm gì để thoát ra khỏi bi kịch? mình vào tiếng Việt. Coi tiếng Việt là vong hồn
Chú ý ba vấn đề : chủ đề đoạn trích của thế hệ đã qua.Lòng yêu nước.
(tinh thần thơ mới); Cách triển khai -Dần dần chữ tôi đã khẳng định chỗ đứng của
các ý làm rõ chủ đề; Văn phong của mình.
Hoài Thanh (ngôn ngữ giàu hình ảnh, 3. Phong cách nghệ thuật
ít dùng khái niệm, thuật ngữ khoa học - Cách lập luận chặt chẽ, độc đáo: nghệ thuật so
mà chuyển khái niệm thành hình ảnh; sánh đối chiếu, chia tách nhiều tầng nghĩa, kết
Cách ngắt nhịp câu văn, tạo sự cân đối hợp giải thích chứng minh…
nhịp nhàng, tạo sức . -Diễn đạt linh hoạt
-Lí lẽ sắc sảo
*HĐ2: Hướng dẫn tổng kết -Văn phong giàu cảm xúc, giàu hình ảnh
GV: tổng kết, rút ra những đóng góp III. Tổng kết (SGK)
của Hoài Thanh ở đoạn trích này.
IV. Củng cố
Nắm những nét cơ bản về tác giả? Tinh thần của thơ mới là gì?
VI. Dặn dò
Học bài, chuẩn bị bài "Phong cách ngôn ngữ chính luận"
Tiết 109 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Ngày dạy: (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


-Khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách
chính luận.
- Biết cách phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu và soạn bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG
* HĐ1: Tìm hiểu các phương tiện diễn II. Các phương tiện diễn đạt
đạt 1. Từ ngữ:
- GV: Cách sử dụng từ ngữ của phong - Phần lớn các từ ngữ trong NNCL giống như
cách ngôn ngữ chính luận? các ngôn ngữ khác.
- HS:làm việc với SGK - Chúng cũng có những từ ngữ thường dùng
riêng: dân chủ, tự do, đa số…
- GV: Kết cấu ngữ pháp của phong 2. Ngữ pháp;
cách ngôn ngữ chính luận? -Câu văn có kết cấu chặt chẽ, bền vững. Mối
- HS:l àm việc với SGK và trả lời quan hệ giữa chúng tạo cho văn bản có sự suy
luận liền mạch
-Thường dùng những câu phức hợp, cóp từ ngữ
- GV: Vì sao PCNN chính luận ít sử liên kết
dụng các biện pháp tu từ? 3. Biện pháp tu từ:
- Mục đích của văn bản chính luận: thuyết phục
người đọc (nghe) bằng lí lẽ, lập luận
- Cách sử dụng biện pháp tu từ: Giúp lí lẽ lập
luận thêm phần hấp dẫn
*HĐ2:Tìm hiểu các đặc trưng cơ III. Đặc trưng
bản - Tính công khai về quan điểm chính trị
Trên cơ sở SGK GV cho HS nắm 3 + Rõ ràng, công khai về quan điểm, không mơ
đặc trưng cơ bản của phong cách chính hồ, úp mở.
luận + Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý, dễ
làm người đọc(nghe) nhầm lẫn quan điểm
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu, đoạn phải
rõ ràng, rành mạch.
-Tính truyền cảm và thuyết phục
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập * LUYỆN TẬP
- GV: chia lớp thành 2 nhóm Bài 1: Gợi ý
+ Nhóm 1: Làm BT1 Điệp từ, lặp cấu trúc “ai”, “súng, gươm”
+ Nhóm 2: Làm BT2 Nhấn mạnh trách nhiệm, ý thức công dân, cách
đánh giặc của dân tộc ta.
Bài 2: Gợi ý
- HS cử đại diện lên trình bày + Người quan tâm đến thế hệ trẻ...
GV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm + Đó là thế chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Muốn làm chủ đất nước, phải học tập mới có
nhận thức, trình độ, khả năng...phục vụ cuộc
sống

IV. Củng cố:


Nắm vững kiến thức về NN CL
V. Dặn dò:
*Xem kỹ phần lý thuyết . Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
*Soạn bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận
Tiết 110 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Nắm được đặc điểm của một số thể loại văn học; kich, văn nghị luận
- Từ đó giúp học sinh biết vận dụng vào việc đọc văn
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu và soạn bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


-HS phân tích các ví dụ, nêu khái niệm I.THỂ LOẠI KỊCH
kịch 1.Khái lược về kịch :
- GV: củng cố, rút ra kết luận. * Đặc trưng của kịch
+ Chọn xung đột đời sống làm đối tượng miêu
tả
+ Xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành
động kịch (cách tổ chức hành động kịch, nhân
vật kịch.)
+ Nhân vật kịch được xây dựng bằng ngôn
ngữ kịch (lời thoại)
+ Ngôn ngữ kịch (đối thoại, độc thoại, bàng
thoại) mang tính hành động và khẩu ngữ cao.
* Các kiểu loại kịch
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thể loại - Phân chia theo nội dung, ý nghĩa xung đột
kịch + Bi kịch
Xung đột kịch xảy ra giữa những nhân vật
cao thượng tốt đẹp, với những nhân vật độc ác
đen tối.
Sự thảm bại hay cái chết của những nhân
vật cao thượng, tốt đẹp gợi lên nỗi xót xa
thương cảm...
+ Hài kịch
Những tình huống kịch khôi hài, sự đối
lập giữa cái đẹp với cái xấu...nhằm làm bật lên
tiếng cười.
+ Chính kịch
Phản ánh những mâu thuẫn xung đột trong
cuộc sống hàng ngày (buồn,vui đan xen..)
- Phân chia theo hình thức ngôn ngữ:
+ Kịch thơ
+ Kịch nói
* HĐ2:Tìm hiểu cách đọc kịch bản văn +Ca kịch: tuồng, chèo, cải lương.
học II. Yêu cầu đọc VB kịch.
-HS: Phân tích ví dụ, nêu ra cách đọc - Đọc tiểu dẫn để có hiểu biết thêm về tác giả,
kịch tác phẩm...
-GV nhận xét, bổ sung - Chú ý lời thoại của nhân vật để hiểu tính
cách nhân vật
-Phân tích hành động kịch, xác định rõ xung
đột chủ yếu và thứ yếu

IV. Củng cố:


Khái niệm, cách đọc đối với kịch
V. Dặn dò:
*Xem kỹ bài giảng trên lớp .
*Chuẩn bị phần 2 của bài
Tiết 111 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


- Nắm được đặc điểm của một số thể loại văn học; kich, văn nghị luận
- Từ đó giúp học sinh biết vận dụng vào việc đọc văn
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và nghiên cứu và soạn bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Tìm hiểu thể nghị luận II. NGHI LUẬN
1.Khái lược về văn nghị luận
- NL là một thể văn học đặc biệt, dùng lí lẽ,
luận chứng, luận cứ để bàn luận một vấn đề
-GV hướng dẫn HS tìm, phân tích các nào đó thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống.
văn bản nghị luận. Từ đó rút ra nhận xét, - Văn NL mang tính giải trình, diễn giải và
kết luận về văn nghị luận vận dụng các thao tác giải thích , chứng minh,
bác bỏ…
- Ngôn ngữ văn NL vừa giàu hình ảnh, vừa
đòi hỏi chính xác.
- Từ nội dung, văn NL được chia làm hai thể:
văn chính luận và phê bình VH
2.Yêu cầu đọc văn NL:
-Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời…
- Ý nghĩa của văn NL thể hiện ở tư tưởng, lí
tưởng. Vì vậy cần quán triệt tinh thần đó
-GV hướng dẫn HS cách đọc văn nghị -TPVNL cần cảm nhận các sắc thái cảm xúc
luận thông qua việc phân tích các văn trong tác phẩm
bản - Phân tích nghệ thuật lập luận trên các mặt:
chứng cứ, ngôn ngữ, cách diễn đạt
- Khái quát giá trị tác phẩm trên 2 phương
diện: nghệ thuật và nội dung tư tưởng
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập III . LUYỆN TẬP
Bài số 1:
+ Không có xung đột giữa tình yêu và thù hận
GV hướng dẫn HS luyện tập làm BT1, + Chỉ có tình yêu vượt lên trên nền rhù hận
BT2 (xung đột trong đoạn trích là xung đột tâm
trạng)
Bài số 2:
- Mở bài: giới thiệu....
- Thân bài: trình bày ba cống hiến vĩ đại của
Mác
- Kết bài: nhấn mạnh tổn thất, bày tỏ đau xót,
lời cầu nguyện...

IV. Củng cố:


Khái niệm, cách đọc đối với văn bản nghị luận
V. Dặn dò:
*Xem kỹ bài giảng trên lớp .
*Chuẩn bị bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Tiết 112 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nắm vững khái niệm, củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các TTLL đã học
- Vận dụng các thao tác lập luận để có thể viết được một đoạn văn nghị luận ngắn.
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và làm BT ở nàh
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


* HĐ1: Củng cố kiến thức I. Ôn tập về các thao tác lập luận
HS nhắc lại các kiến thức về các TTLL
* HĐ2: Hướng dẫn luỵên tập II.Vận dụng:
Bài 1
Học sinh thảo luận nhóm làm BT 1: a.Viết về ảnh hưởng của thơ Pháp đối với các
+Nhóm1 làm câu a nhà thơ trong phong trào thơ mới.
-TG bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn đối
với ảnh hưởng này. Đồng thời chứng minh đặc
+Nhóm 2 làm câu b trưng của thơ Việt.
b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: so
sánh, phân tích để làm nổi rõ vấn đề
HS cử đại diện lên trình bày -Việc chọn các thao tác lập luận phải xuất phát
GV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm từ yêu cầu nêu bật nội dung của vấn đề cần bần
luận.
-Việc vận dụng tổng hợp phải thực sự khéo léo
làm cho bài văn có sức thuyết phục cao.
Bài 2: Bài 2. Luyện tập cách kết hợp các thao
-GV cho HS chọn chủ đề. Hướng dẫn tác lập luận:
HS lập dàn ý, -Bước 1: Chọn chủ đề: Tinh thần ham học hỏi
Chọn luận điểm, viết câu mở đầu, vận của thanh niên ngày nay.
dụng các thao tác lập luận. Diễn đạt +Dàn ý:
các ý. .Sự học hỏi luôn cần thiết
.Thanh niên ngày nay trước yêu cầu của thực tế
cần phải có tinh thần học hỏi
.Ý nghĩa của việc làm này
-Bước 2:
+chọn luận điểm :
+câu mở đầu
+luận cứ
+các thao tác chủ yếu
-Bước 3:
Diễn đạt
* HĐ3:Luyện tập viết một bài nghị III. Luyện tập viết một bài nghị luận hoàn
luận hoàn chỉnh chỉnh
GV hướng dẫn, HS về nhà làm HS làm ở nhà

IV. Củng cố:


* Nắm vững kiến thức về các TTLL
* Cách vận dụng các TTLL vào đoạn văn, bài văn.
V. Dặn dò:
* Xem kỹ phần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
* Ôn tập văn học
Tiết 113, 114: ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nắm được những kiến thức cơ bản vềVHVN và VHNN trong chương trình. Và củng cố,
hệ thống hoá tri thức ấy trên hai phương diện:lịch sử và thể loại.
- Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích, khái quát, kĩ năng trình bày vấn đè một cách hệ
thống
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG
*HĐ1:Tìm hiểu vấn đề 1 1.Vấn đề1 : Thơ mới và thơ Trung đại
G/v yêu cầu mỗi học sinh làm bảng -Sự thay đổi từ chế độ phong kiến đến chế độ
ôn tập, hệ thống toàn bộ kiến thức đã thực dân nửa phong kiến là sự thay đổi không
học hoặc có thể chia lớp nhóm, mỗi thuận chiều nhưng lớn lao. Bởi nó không chỉ làm
nhóm làm bảng ôn tập một số vấn đề thay đổi cơ cấu giai cấp mà nó còn thay đổi ý
rồi cho một số H/S thuyết trình kết quả thức hê, tâm lý sống, cách sống của con người
ôn tập trước lớp và giáo viên sẽ nhận nói chung, nhà văn nói riêng trong XH, nhất là
xét, bổ sung. thành thị.
+ Ngoài ra cũng có thể chọn một -Tình trạng cũ mới trang nhau "á-Âu xáo lộn",
số những vấn đề được hướng dẫn ôn nền văn hoá phương Đông bị lấn át bởi nền văn
tập để ra bài tập cho HS làm ở lớp hoá phương Tây
hoặc làm ở nhà và có chấm bài, trả kết -Khác về hình thức, niêm luật trong thể thơ. Thơ
quả trước lớp. mới sử dụng thể thơ tự do để thể hiện linh hoạt
Quá trình lên lớp cụ thể: tình ý của mình.
*GV: yêu cầu một nhóm -Cái tôi trong thơ mới được bộc lộ rõ nét.
trình bày VĐ 1. -Thơ mới có chất văn, chất kể rất rõ.
*GV: Yêu cầu các nhóm -Đề tài phong phú đa dạng
khác nhận xét, bổ sung. -Ngôn ngữ gần với đời thường
*HĐ1:Tìm hiểu vấn đề 2 2.Vấn đề 2: Thơ mới góp phần hiện đại hóa
văn học VN
*GV: yêu cầu nhóm 2 trình *Nguyên nhân của HĐH văn học:
bày VĐ 2. -Thế nào là HĐH .
*HS: trình bày các vấn đề -Nguyên nhân nội sinh và ngoại nhập.
*GV: Lấy ví dụ chứng minh -> xu hướng tất yếu của lịch sử văn học.
cho từng luận điểm. -HĐH diễn ra trên hai mặt:
Các nhóm khác nhận xét, khợi ý. +Nội dung.
G/v tập hợp ý kiến của H/S và đưa ra +Hình thức.
kết luận cuối cùng về bài thuyết trình. *Quá trình HĐH văn học -> ba bước:
-1900-1920.
Tiết 113 -1920-1930.
-1930-1945.
GV hướng dẫn HS ôn tập vấn đề 3 3.Vấn đề 3:.Nội dung tư tương và đặc sắc
Lấy một số tác phẩm cho HS luyện tập nghệ thuật của các tác phẩm thơ mới

*Vấn đề 4,5, G/v yêu cầu H/S ôn


tập.Dựa trên kién thức đã học trình bày 4.Vấn đề4: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
câu hỏi Ở SGK. của các tác phẩm văn chính luận
-Làm rõ các vấn đề: -Nội dung tư tưởng
*GV: nhận xét, củng cố trên -Quan điểm nghệ thuật
cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của cả 5.Vấn đề : Đặc sắc về nôi dung và nghệ thuật
lớp. của các tác phẩm văn học NN

IV. Củng cố:


- Nội dung cơ bản của văn học hiện đại và nghệ thuật thể hiện.
- Phân tích một số tác phẩm để thấy được sự HĐH trong văn học.
V. Dặn dò:
- Ôn tập kỹ phần văn học VN XX-1945.
- Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản nghị luận

Tiết : TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN


Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
-.Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
-.Biết cách thức tóm tắt văn bản nghị luận
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động1:Tìm hiểu chung I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tất van bản
GV yêu cầu học sinh thảo luận và nêu nghị luận:
ý kiến về 1.Mục đích:
-Mục đích -TTVBNL là trình bày lại một cách ngắn gọn nội
-Yêu cầu dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục
đích dã định trước. Việc lựa chọn thông tin đưa
vào bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích của
công việc tóm tắt
-thông qua việc TT người dọc nắm chắc các thao
tác đọc văn bản
2.Yêu cầu:
- VBTT phẩi khách quan, trung thực, trung thành
với các tư tưởng quan điểm của văn bản gốc
-Nội dung độ dài phù hợp
-Văn phong cô động, diễn đạt phải ngắn gọn súc
tích
Hoạt động 2: Cách tóm tắt: II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận:
*GV: gọi 1-2 Hs tìm hiểu ví dụ, trả lời 1.Đọc kĩ văn bản gốc
các câu hỏi ở SGK. nêu cách viết TT 2.Viết tóm tắt
-Đọc văn bản gốc -Dựa vào nhan đề, phần mở đầu, kết thúc để
-Viết văn bản TT chọn ý, chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
-Diễn đạt các ý, luận điểm, luận cứ một cách
mạch lạc
-Phản ánh trung thành văn bản gốc
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III Luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở
SGK

IV. Củng cố:


Đặc điểm, cách viết TTvăn bản nghị luận
V. Dặn dò:
* Chuẩn bị: Bài ôn tập Tiếng Việt
Tiết:118 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Củng cố, hệ thống kiến thức TV đã học như: đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, một
ngôn ngữ đơn lập.
- Có kĩ năng thực hành Tiếng Việt.
- Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: Hệ thống hóa kiens thức I.Hệ thống kiến thức đã học:
dã học? +Ngôn ngữ và lời nói
-HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở -Ngôn ngữ là tài sản chung
SGK -Lời nói là sản phẩm của cá nhân
-GV nhận xét +Ngữ cảnh
+ Nghĩa của câu
+Đặc điểm loại hình TV
+PCNNBC
+PCNNCL
II.Vận dụng:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3
Hoạt động2: Vận dụng Bài 4;
Bài 5:

IV. Củng cố:


*Các cách thức tìm hiểu đặc điểm tiengs Việt
* Luyện tập.

V. Dặn dò:
* Làm Bt xem kỹ phần lý thuyết.
* Chuẩn bị tiết: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Tiết LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU: Giúp HS


-Nắm vững mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản nghị luận.
- Viết được VBNL có độ dài tương đối
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
HS nhắc lại các kiến thức về I. Ôn tập về mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt:
TTVBNL
II.Vận dụng tóm tắt:
1. Tóm tắt văn bản: Mấy nét về thơ mới
trong cách nhìn lại hôm nay
-Mục đích:
-Yêu cầu:
Học sinh thảo luận nhóm -Bản tóm tắt dài không quá 1000 chữ:
+ Nhóm1 trình bày bài viết của mình +Đọc văn bản
+lập đề cương
HS cử đại diện lên trình bày +Viết tóm tắt
+Trình bày
-Văn phong phải trong sáng
+ Nhóm2 cử đại diện nhận xét bổ 2. Trình bày bản tóm tắt trước lớp.
sung -Xác định nội dung trình bày:
+ Nhóm3 cử đại diện nhận xét bổ -Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng
sung
+ Nhóm4 cử đại diện nhận xét bổ
sung
GV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

III. Tham khảo bài đọc thêm


IV. Củng cố:
* Nắm vững kiến thức về TTVBNL
* Cách viết
V. Dặn dò:
* Xem kỹ phần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
* Chuẩn bị Bài: Ôn tập phần làm văn

Tiết : ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN


A. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nội dung chủ yếu của chương trình làm văn lớp 11
- Biết cách vận dụng vào trong quá trình làm văn. Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận.
- Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
* Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:
2.Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG


Hoạt động1: Hệ thống hóa kiến thức I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
đã học - Nghị luận văn học và nghị luận xã hội
-Gv yêu cầu Hs làm: -Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
+Thống kê, phân loạicacs bài đã học +TT so sánh
+Trình bày quan niệm, mục đích, yêu +TT phân tích
cầu, cách làm +TT bác bỏ
+TT bình luận
-Viết tiểu sử tóm tắt
-Viết bản tin
-Tóm tắt van bản nghị luận
Hoạt động2: Luyện tập II. LUYỆN TẬP
-GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2, BT 1:
3 theo câu hỏi ở SGK -Các thao tác lập luận chủ yếu: TTLL : bác bỏ,
-HS tiến hành thảo luận, cử đại diện phân tích, bình luận
lên trình bày -Hiệu quả tích cực trong việt đạt mục đích sử
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm, kết dụng
luận BT 2
-Phân tích những lí do để có thể nói “thất bại là
mẹ thành công”
-Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn
-Bác bỏ quan niệm sai lầm
+Sợ thất bại nên chẳng dám làm gì
+Bi quan khi gặp thất bại
+Không biết cách rút kinh nghiệm khi thất bại
BT 3

IV. Củng cố:


* Năm vững hệ thống kiến thức đã họcCác nhân tố chi phối phát ngôn.
* Luyện tập.
V. Dặn dò:
* Xem kỹ phần lý thuyết.
* Chuẩn bị Kiểm tra tổng hợp cuối năm.

Tiết 121-122: Ngày soạn:

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

A.MỤC TIÊU: Giup HS :


- Củng cố kiến thức –kĩ năng đã học về ngữ văn trong chương trình lớp 11
-Quen thuộc với kiểu bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
-Có bước tiến mới trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân về một đề tài nghị luận quen
thuộc
B.ĐỀ BÀI: HS làm bài theo đề chung do SGD-ĐT ra
C ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Theo hướng dẫn chung
.

Tiết 123: Ngày soạn:


TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
IV. Củng cố:
* Sau khi xem lại bài làm của mình, em rút ra được điều gì?.
V. Dặn dò:
* Ôn tập hè

You might also like