You are on page 1of 3

Núp bóng FDI trốn thuế

Cập nhật lúc 06:13 | 24/08/2010 (GMT+7)

Bộ Công Thương cảnh báo, hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoạt
động nhằm trục lợi, lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp có thể gây
ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ ngành sản xuất trong nước.

“Mẹ” - “con”

Cách đây chưa lâu, cty sản xuất mắc áo Angang (An Cường - Hải Phòng) và cty quốc
tế Quyky - Yanglei (Long An) bị cty luật Vorys - đại diện cho ngành sản xuất mắc áo
của Mỹ - yêu cầu Bộ thương mại Mỹ (DOC) điều tra hành vi trốn thuế. Theo cáo buộc,
mặt hàng mắc áo bằng thép được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó gia công (tỷ lệ
không đáng kể) và lắp ráp đơn giản tại Việt Nam, rồi xuất sang Mỹ, nhằm tránh thuế
chống bán phá giá của Mỹ đang áp cho mặt hàng tương tự của Trung Quốc (từ tháng
10/2008, với biên độ phá giá 15,83 - 187,25%).

Phía Mỹ đã vào cuộc từ tháng 7 và kết quả vừa được công bố. Theo đó, Angang thực
tế là cty con của cty kim loại Shaoxing Gangyuan, còn Quyky là “đối tác” của cty
Ruishan Thượng Hải và cty kim loại Taizhou Hongda Triết Giang (đều đặt tại Trung
Quốc). Những DN “mẹ” này đều là bị đơn trong vụ điều tra chống bán phá giá của Mỹ
với sản phẩm mắc áo Trung Quốc năm 2007 - 2008. Sau khi điều tra, phía Mỹ kết luận,
những sản phẩm này được hoàn thiện ở Việt Nam với quy trình lắp ráp không đáng kể,
sản xuất dựa trên lao động thủ công, giá trị gia tăng nhỏ. Khung mắc áo làm sẵn,
nguyên vật liệu được nhập từ Trung Quốc đã chiếm phần lớn tổng giá trị mặt hàng mắc
áo của Việt Nam.

Bỏ áp thuế, vẫn phải cảnh giác

EU đã thông báo bãi bỏ thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với xe đạp của Việt Nam
trong khi vẫn tiếp tục áp dụng thuế này với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc
(mức thuế CBPG trung bình đối với xe đạp Trung Quốc 48,5%). Việc này mang lại cơ
hội và lợi thế cho các DN xe đạp Việt Nam để có thể phục hồi xuất khẩu sang châu Âu.
Tuy nhiên, điều Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương đang lo ngại là nếu không
có chiến lược đúng đắn và cẩn trọng, xe đạp Việt Nam có thể lại một lần nữa đối mặt
với nguy cơ EU sẽ áp thuế CBPG trở lại. Vì thế, Việt Nam cần có biện pháp kịp thời
bảo vệ lợi thế đang có và ngăn việc chuyển tải bất hợp pháp xe đạp từ nước khác vào
Việt Nam xuất khẩu đi EU nhằm hưởng chênh lệch thuế chống bán phá giá.

Có 3 dạng chuyển tải phổ biến gồm: Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt
Nam để hưởng mức thuế nhập khẩu thấp mà các nước nhập khẩu áp dụng với Việt
Nam so với mức thuế nhập khẩu áp dụng cho nước khác; Nhập khẩu hàng hoá nguyên
chiếc vào Việt Nam, sau đó đóng gói với mác “Made in Vietnam” và xin giấy chứng
nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam để hưởng mức thuế thấp như trên; Đầu tư nhà máy
đơn giản tại Việt Nam, sau đó nhập khẩu gần như toàn bộ linh phụ kiện của nước ngoài
và lắp ráp tại Việt Nam rồi xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam dù chưa đủ
tiêu chuẩn về giá trị gia tăng để xuất khẩu.

Cảnh báo nguy cơ lẩn tránh thuế núp bóng FDI

Dù được kết luận có lợi, nhưng theo Bộ Công Thương, việc hai DN mắc áo của Việt
Nam bị cáo buộc có hành vi lẩn trốn thuế như trên, và hiện tượng các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam hoạt động nhằm trục lợi, lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Theo Cục này, hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoạt động chủ yếu
nhằm mục đích trục lợi, lẩn tránh thuế CBPG, thuế chống trợ cấp không những không
phù hợp với mục tiêu và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà
còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ ngành sản xuất của Việt Nam cũng
như hình ảnh của Việt Nam trong thương mại quốc tế, tạo tiền lệ xấu khi cơ quan điều
tra của nước ngoài (đặc biệt là Hoa Kỳ và EU) điều tra các nước trong khu vực sẽ mở
rộng tới cả Việt Nam và áp dụng biện pháp CBPG, trợ cấp hoặc tự vệ cho hàng xuất
khẩu của cả Việt Nam và nước trong khu vực bị điều tra”.

Đối phó với tình trạng này, không chỉ có các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách
công thương, mà cả các địa phương, các cơ quan hữu trách về xuất nhập khẩu và đặc
biệt là các DN trong cùng ngành hàng phải hợp tác, cẩn trọng. Không thể vì lợi ích
trước mắt mà ảnh hưởng tới uy tín của cả nền kinh tế trên thị trường quốc tế.

You might also like