You are on page 1of 14

Trường Đại Học Dược Hà Nội

- Bộ Môn Hóa Sinh-

TIỂU LUẬN ENZYM

Chủ Đề : Tổng quan về enzym Bromelain

Sinh Viên : Nguyễn Anh Tuấn


Mã SV : 0801481
Tổ 1 – Lớp A5K63
Mục lục :

Chương 1 - Khái niệm enzyme

Chương 2 - Tổng quan về Enzyme Bromelain

Chưong 3 - Tinh chế Bromelain từ dứa

Chương 4 - Ứng dụng của Bromelain trong y học

Chương 1 – Khái niệm Enzyme

Trong cơ thể sống (các tế bào) luôn luôn xảy ra quá trình trao đổi chất. Sự trao đổi
chất ngừng thì sự sống không còn tồn tại .Quá trình trao đổi của một chất là tập hợp của
rất nhiều các phản ứng hóa học phức tạp. Enzyme là hợp chất protein xúc tác cho các
phản ứng hóa học đó. Chúng có khả năng xúc tác đặc hiệu các phản ứng hóa học nhất
định và đảm bảo cho các phản ứng xảy ra theo một chiều hướng nhất định với tốc độ nhịp
nhàng trong cơ thể sống.
Enzyme có trong hầu hết các loại tế bào của cơ thể sống. Chính do những tác nhân
xúc tác có nguồn gốc sinh học nên Enzyme còn được gọi là các chất xúc tác sinh học
(biocatalysators) nhằm phân biệt với các chất xúc tác hóa học
Chúng là chất xúc tác sinh học không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình sinh
trưởng , phát triển của mọi sinh vật mà nó còn giữ vai trò rất quan trọng trong các lĩnh
vực khác như : công nghệ chế biến thực phẩm ,trong kỹ thuật phân tích, trong công nghệ
gen vào bảo vệ môi trường , đặc biệt là trong y học với ứng dụng sản xuất Dược Phẩm

Chưong 2 – Tổng quan về Enzyme Bromelain

Bromelain thân (EC 3.4.22.33) là một trong các enzyme cystein proteinase được tìm thấy
nhiều nhất trong dứa (Ananas comosus (L.) Merr.).

2.1 - Dứa :
Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở
Trung và Nam Mỹ.Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ châu, thấy
dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban
Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất
là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.
Tiếng Anh của Dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom
giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để
nói rõ hơn về tính cách ngọt dịu, ăn được của trái này.Tiếng Việt còn gọi Dứa là trái
Thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.
Dứa có chất bromelain, một loại enzyme thủy phân protid giống như papain của đu
đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon. Bromelain có tác dụng làm thuốc
chữa 1 số bệnh và cũng hay gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ
được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.
Công dụng y học
Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa,
tránh táo bón.
- Bromelain trước đây được lấy ra từ nước chiết dứa. Ngày nay chất này cũng được chiết
ra từ cuống dứa. Diếu tố này được giới thiệu là có thể trợ giúp cho sự tiêu hóa thực phẩm,
nhất là thịt cá, làm giảm sưng tế bào mềm khi bị thương tích hoặc giảm viêm sau giải
phẫu.
-Xúc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.
-Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.
Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng. Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở
da vì có chất bromelain.
Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giới
thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật
gân, bong gân và vài bệnh khác.
Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol,
bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong
máu lên cao.
2.2 Giới thiệu enzyme bromelain
Bromelain là protein-enzyme có nhiều trong quả dứa, được phát hiện từ giữa thế
kỉ 19 nhưng mới được nghiên cứu từ giữa thế kỉ 20. Ở nước ta nghiên cứu về Bromelain
được bắt đầu từ những năm 1968-1970.
Bromelain là nhóm protease thực vật có mã số EC-3.4.22.33 được thu nhận từ họ
Bromeliaceae, đặc biệt là từ thân và trái dứa. Ở mỗi bộ phận khác nhau thì Bromelain có
pH tối ưu khác nhau và cấu tạo cũng có sự khác nhau.
Bromelain có trong toàn bộ cây dứa, nhưng nhiều nhất là trong quả. Bromelain là
nhóm endoprotease có khả năng phân cắt các liên kết peptid nội phân tử protein để
chuyển phân tử protein thành các đoạn nhỏ gọi là các peptide (Dương Thị Hương Giang,
2005).
Thành phần chủ yếu của Bromelain có chứa nhóm sulfurhydryl thủy giải protein.
Khi chiết tách và tinh sạch phân đoạn có chứa nhóm sulfhydryl của Bromelain thì thu
được một enzyme thủy phân protein hiệu quả in vitro (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
2.2.1 Tính chất vật lí của enzyme bromelain
Murachi và cộng sự năm 1964 đã nghiên cứu về tính chất vật lý của enzyme
Bromelain trích từ thân cây dứa và thấy như sau:
v Trọng lượng phân tử: 33200-33500
v Hằng số lắng: 2,73 S
v Thể tích riêng phần: 0,743 ml/g
v Hằng số khuếch tán: 7,77-10 cm.sec
v Độ nhớt bên trong: 0,039 dl/gam
v Tỷ số ma sát f/fo: 1,26
v Điểm đẳng điện pI : 9,55
v Sự hấp thụ AL%cm: 20,1a cm
(Nguyễn Đức Lượng, 2004).

2.2.2 Tính chất hóa học của enzyme bromelain


Bromelain thân là một protease nhưng nó khác với các protease thực vật khác như
papain, ficin ở chỗ nó là một glycoprotein, mỗi phân tử có glycan gồm 3 manose, 2
glucosamine, 1 xylose, và 1 fructose (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Tùy từng phương pháp thu nhận và phương pháp phân tích, thành phần acid amin
ở bromelain thân và quả thay đổi khác nhau. Bromelain thân có thành phần acid amin
thay đổi trong khoảng 321-144 acid amin và 283-161 acid amin đối với bromelain quả.
Các nghiên cứu ghi nhận, polypeptide của Bromelain thân có acid amin đầu –NH2
là valine và đầu carboxyl là glycine; còn đối với Bromelin quả, acid amin đầu –NH2 là
alanine (Nguyễn Đức Lượng, 2004).

2.2.3. Hoạt tính của bromelain


Thịt quả dứa chỉ có hoạt tính Bromelain kể từ 3 tháng trước khi chín. Trong đó
hoạt tính cao nhất là khoảng 20 ngày trước khi chín. Khi trái chín, hoạt tính bromelain
giảm xuống nhưng không mất hẳn.
Một số nghiên cứu cho thấy Bromelain có hoạt tính khác nhau trên những cơ chất
khác nhau. Nếu cơ chất là hemoglobin thì khả năng phân giải của Bromelain mạnh hơn
papain gấp 4 lần, còn cơ chất là casein thì khả năng phân giải của hai enzyme này tương
đương nhau. Đối với các cơ chất tổng hợp thì khả năng phân giải của Bromelain yếu hơn
papain.
Bromelain có 3 hoạt tính khác nhau: peptidase, amidase và esterase, hoạt tính
esterase ở bromelain hơn papain và ficin (Nguyễn Đức Lượng, 2004).

2.2.4 Tác dụng của Bromelain


* Làm tăng hệ miễn dịch giúp cho người bị ung thư (phổi, bàng quang, vú, buồng
trứng…) giảm được di căn. (Liều dùng 200 - 300mg Bromelin/kg kết hợp với xạ trị hoặc
hoá trị).
* Ngừa cao huyết áp, loét, giãn tĩnh mạch, phù phổi, huyết khối.
* Chữa đau tim (do làm tan máu tụ gây đau tim).
* Bôi lên vết thương, vết bỏng để làm tan các mô hoại tử, chống tụ huyết, giảm phù nề.
* Chữa rối loạn tiêu hoá, giúp tiêu hoá chất đạm được hoàn hảo.
* Phối hợp với kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm trùng như sưng phổi, viêm phế
quản, viêm thận cấp.
Kiêng kỵ: Bromelin có tác dụng chống đông máu do đó không dùng Bromelin và chế
phẩm Dứa cho những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như: Sốt xuất
huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết, vết thương lớn, sau đại phẫu thuật.

2.2.5 Cơ chế tác động


Hầu hết các tác giả đều thừa nhận vai trò của nhóm –SH của cystein, nhóm
imidazole của histidine và nhóm disulfur trong hoạt động thủy phân của bromelain.
Nhóm –SH tham gia tạo thành acyl-thioester trung gian với nhóm carboxyl của cơ chất
(nơi các liên kết peptide bị cắt).
Nhóm imidazole làm chất trung gian nhận gốc acid và chuyển cho nhóm anion
của chất nhận khác. Cầu nối S-S có vai trò duy trì cấu trúc không gian của bromelain.
Casein và hemoglobin là 2 cơ chất tự nhiên được dùng nhiều nhất.
Đầu tiên, bromelain kết hợp với protein và thủy phân sơ bộ cho ra polypeptide và
acid amin. Protein kết hợp với nhóm –SH của enzyme khiến nó bị ester hóa rồi nhóm
imidazole sẽ khử ester để giải phóng enzyme, acid amin và peptide.
Ở giai đoạn đầu, Zn2+ rất quan trọng, chúng kết hợp với nhóm –SH của tâm hoạt
động hình thành mercaptid phân ly yếu (nhưng vẫn còn khả năng tạo liên kết phối trí bổ
sung với các nhóm chức năng khác của phân tử protein như amin, carboxyl…)
Enzyme –SH +Zn2+ => enzyme-S-Zn + H+
Do vậy nhóm –SH trong tâm hoạt động đã bị ester hóa bởi cơ chất, cấu trúc không
gian được bảo vệ ổn định.

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính bromelain


Giống như các loại chất sinh học khác, bromelain cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố như nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme, nhiệt độ, pH, ion kim loại, một số nhóm chức,
phương pháp ly trích, phương pháp tinh sạch.
v Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ của phản ứng xúc tác chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời gian tác
động càng dài thì nhiệt độ sẽ có những thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme,
nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất, dạng tồn tại của enzyme.
Bromelain ở dạng tinh khiết thì nhạy với nhiệt: ở 5o C, pH = 4-10, Bromelain có
hoạt tính tối đa trên Casein trong 24h; ở 55oC, pH=6 trong 20 phút, hoạt tính giảm 50%.
Quá trình sấy thăng hoa mất hoạt tính 27% (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
v Ảnh hưởng của pH
pH là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzyme. pH
thích hợp nhất đối với bromelain không ổn định mà phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian
phản ứng, bản chất và nồng độ cơ chất, độ tinh sạch của enzyme, bản chất của dung dịch
đệm, sự có mặt của chất tăng hoạt.
Biên độ pH khá rộng từ 3-10 nhưng pH tối ưu thường nằm trong khoảng 5-8 tùy
cơ chất (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
v Ảnh hưởng bởi các ion kim loại
Các ion kim loại thường gắn với phân tử protein tại các trung tâm hoạt động, do
đó ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của enzyme.
Vì bromelain thuộc nhóm protease cystein, trung tâm hoạt động có nhóm –SH đều
là hoạt chất hoạt hóa cho bromelain. Ví dụ: KCN, Thioglycolic Acid, Cystein, Sulfid,
Sisulfid, Cianit…
Bromelain bị ức chế bởi những ion hoặc hợp chất có ái lực mạnh hơn nhóm –SH,
các tác nhân oxi hóa, halogen hóa, ankyl hóa như: Iodoacetate, bromoacetate, clo
acetophenol, H2O2, methyl bromur.
Các ion kim loại như: Fe, Cu, Ag, Sb, Zn có xúc tác làm ổn định cấu trúc phân tử
bromelain (Nguyễn Đức Lượng, 2004)

Chương 3 – Tinh chế enzyme Bromelain từ Dứa

3.1 Giai đoạn thu nhận bromelin


Enzym bromelin có thể thu nhậnđược trong thân, trong phần thịt quả và trong chồi quả
dứa. Chúng ta có thể thu nhận và làm sạch bromelin theo sơ đồ sau :

Qủa/thân/chồi dứa → xay nhuyễn(lọc) → dịch lọc →ly tâm dịch ly tâm →

→ kết tủa → chế phẩm bromelin →sấy khô → tinh sạch → sản phẩm
enzym bromelin

Hình 1 - Quy trình tổng quát thu nhận và tinh sạch enzyme bromelain

3.2 Thu dịch enzyme thô


-Qủa dứa hoặc thân cây dứa được xay nhuyễn, vắt kỹ, lọc bỏ bã và thu dịch lọc, ly tâm
dịch lọc trong 10 phút để loại bỏ chất xơ sẽ thu được dịch chiết có chứa bromelin. Tuy
nhiên khi sử dụng phương pháp siêu lọc để tinh sạch enzym bromelin thì các hợp chất
pectin ở dung dich chiết quả sẽ làm tăng độ nhớt của dich chiết sẽ làm trở ngại quá trình
lọc.
-Phương pháp đồng hoá nguyên liệu dưới điều kiện áp suất cao thì có thể phá vỡ tế bào
mô dứa, giãm độ nhớt của dịch chiết, phóng thích các enzym nội bào mà không làm biến
tính chúng, đồng thời làm tăng sản lượng và hoạt tính enzym bromelin

3.3 Tách bromelin bằng phương pháp kết tủa enzym


3.3.1 Nguyên tắc
- Phá vỡ nước liên kết xung quanh phân tử enzym bằng cách bổ xung vào dung
dịch protein enzym các dung môi hoặc các hóa chất ưa nước có ái lực với nước
mạnh hơn protein để lôi kéo nước ra khỏi phân tử protein đó, giúp cho protein tủa
xuống.
- Dùng acetone và ethanol, hoặc các muối trung tính, ammonium sunfate
- Làm lạnh nước dứa ép 0 đến 40 độ C và acetone tinh khiết ở 20 độ C
- Tủa bromelin phải được rửa bằng aceton và làm khô thật nhanh để bromelin
không bị biến tính.
- Dùng ammonium sunfate với nồng độ bão hoà là 0.7( 70% bão hòa) để làm tác
nhân kết tủa bromelin (đặc biệt ở nhiệt độ thấp). Tủa dễ dàng hoà tan bằng nước
và muối có thể loại bỏ ra khỏi protein bằng phương pháp trầm tính.
3.3.2 Cách tạo tủa với muối ammonium sulfate (NH4)2SO4
- Dùng 1 lít dung dịch nước dứa ly tâm
- Cho từ từ 532g ammonium sunfate vào và khuấy đều
- Để yên ở nhiệt độ phòng từ 10-15 phút
- Ly tâm dung dịch với vận tốc 6.000 vòng/ phút trong 5 phút để thu nhận tủa.
- Thu tủa chế phẩm bromelin và sấy khô tủa sau đó tinh sạch enzym.
3.4 Tinh sạch enzym bằng phương pháp thẩm tích.
- Cân 1kg enzym thô, pha trong 10ml dung dịch đệm sodiumphotphate 0,03 có pH
7,2
- Lấy enzym hoà tan cho vào túi cellphane rồi đặt túi vào cốc chứa 1lít dung dịch
đệm
- Thẩm tích trong 6 giờ và cứ 2 giờ thì thay dung dịch đệm 1 lần
- Dung dịch đệm được khuấy đều liên tục bằng máy khuất từ
- Tinh sạch enzym ở nhiệt độ thấp, để giảm sự biến tính của enzyme

Chương 4 -Ứng dụng của enzyme Bromelain trong y học

4 .1 - Tạo chế phẩm Bromelain để phối hợp và tăng cường độ bền với α-
chymotropsin dư ợc dụng:
Đề tài do các tác giả Nguyễn Văn Rư, Nguyễn Ích Tuấn, Nguyễn Bá Huynh (Đại học
Dược Hà Nội) thực hiện nghiên cứu tạo chế phẩm enzym có tác dụng điều trị nhưng có
độ bền hoạt tính enzym cao để sử dụng thay thế phối hợp đồng thời tiến hành nhiệt đới
hoá các chế phẩm enzym cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Viên α-chymotropsin (ACT) là một dạng thuốc enzym được sản xuất dưới dạng tiêm
và uống, có tác dụng chữa viêm, chống phù nề và bổ trợ tiêu hoá. Tuy vậy, với điều kiện
nước ta thì giá thuốc còn cao và việc bảo quản (đòi hỏi ở lạnh dưới 150C) còn nhiều khó
khăn.
Nghiên cứu tiến hành với nguyên liệu là chế phẩm enzym ACT USP 24 GMBH 1100
USP/1mg, quả dứa ương của cây dứa (Ananas comusus L.họ dứa Bromeliaceae), các hoá
chất… và phương pháp chiết tách cơ học, hoá học, lọc gel...
Kết quả cho thấy, tạo được chế phẩm bromelain từ lõi và vỏ quả dứa ở 3 cấp độ tinh
chế khác nhau là BRO1, BRO2, BRO3, đã lựa chọn BRO3 có độ tinh chế cao nhất để
phối hợp thay thế một phần chế phẩm ACT. Đã xác định được HđP riêng của BRO3 bằng
¼ của ACT (1,25/5Nk). Trên cơ sở đó đã xác định được tỉ lệ của BRO3 phối hợp với
ACT theo khối lượng chế phẩm là 4/1 và đề nghị thay công thức viên ACT 5 mcg bằng
viên ACT-BRO3E có hàm lượng 2,5 mcg ACT và 10,0 mcg BRO3, hai công thức viên
này có HđP tương đương. Kết quả này cũng đánh giá được độ bền hoạt tính của hỗn hợp
enzym trong 2 điều kiện bảo quản: điều kiện nhân tạo (450C, độ ẩm 60-70%) HđP của
hỗn hợp ACT-BRO3 có ổn định HđP cao hơn của ACT là 1,5 lần và hỗn hợp có thêm
PEG còn có độ ổn định HđP cao hơn hỗn hợp của nó 1,2 lần và cao hơn ACT tới 1,8-2,9
lần, đó là cơ sở quan trọng để tính tuổi thọ cũng như độ ổn định của sản phẩm thuốc; ở
điều kiện tự nhiên của Việt Nam (30 ± 20C, độ ẩm 75-85%), tuy thời gian thử mới có 2
tháng nhưng kết quả bước đầu cho thấy HđP của 2 hỗn hợp có độ ổn định HđP cao, có ý
nghĩa thiết lập công thức bào chế, pha chế viên có chứa CPE.
Việc phối hợp chế phẩm BRO3 với ACT để sản xuất thuốc chữa viêm, chống phù nề
mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm được chi phí cho sản xuất, tăng tính khả thi để ứng
dụng vào thực tế sản xuất, giúp giảm giá thành, ổn định giá bán sản phẩm và tăng độ ổn
định của chế phẩm.
2.Công thức mới hoàn toàn tự nhiên dựa trên những nghiên cứu mới nhất về sức
khoẻ khớp xương và thuốc giảm đau khớp:
Bromelain là một enzyme tự nhiên kỳ diệu có trong quả dứa. Không chỉ phát huy tác
dụng trong điều trị hiệu quả sự viêm nhiễm, giảm đau và hồi phục enzyme, bromelain
còn tăng đáng kể khả năng hấp thu glucosamin (đến 90%) và lưu huỳnh (50%) (MSM là
một hợp chất lưu huỳnh).
Bromelain ngăn chặn sự hình thành các hợp chất có thể gây ra các vết đau, vết sưng
tấy. Nó còn phá vỡ các protein làm tụ máu - yếu tố có thể cản trở sự lưu thông máu và
ngăn cản sự dẫn lưu bình thường của các mô. Máu có đặc tính lưu thông tốt và giảm sự
viêm nhiễm nên nó có thể lưu thông dễ dàng hơn tới những bộ phận bị đau, xoá bỏ vết
thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Điều trị bong gân, căng cơ, đau và nhức cơ. Bromelain giảm sưng tấy, bầm tím, tụ
máu và sự mềm yếu do các chấn thương mô cơ, đau nhức cơ, vết thương hoặc phẫu thuật
gây ra.
Bromelain có tác dụng chống viêm sưng cơ, viêm khớp và tăng sự dẫn lưu các dịch ra
khỏi các vị trí cơ bị chấn thương. Hàng chục nghiên cứu khoa học chứng minh khi bị
sưng, bầm, uống viên bromelain sẽ giảm sưng.
Bromelain cũng có tác dụng chống sưng trong bệnh thống phong (gút).
Bromelain trong dứa được xem là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng sổ
mũi, giúp mau lành những vết thương nhỏ, đặc biệt là căng nhức cơ, bong gân.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy bromelain có tác dụng làm giảm hiện tượng
sưng phồng, bầm giập và đau đớn đối với những sản phụ trải qua các phẫu thuật nhỏ
trong khi sinh.
Bromelain cũng có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh hen, đau thắt ngực, viêm phế
quản.
3.Enzym và bệnh nhân HIV/AIDS:
Trong quá trình sinh sản trong tế bào người bệnh, virus suy giảm miễn dịch (HIV)
cần một enzym hoạt hóa protease (protein - digesting enzymes) để sao chép ngược nhằm
cô đọng nhân protein để nhân bội virus. Thuốc điều trị HIV/AIDS theo cơ chế ức chế
protein - digesting enzym này gọi là protease inhibitor hay anti-protease khá hữu hiệu
nhưng rất đắt tiền và cũng gây nhiều phản ứng phụ.
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có khả năng ngăn
ức chế protease HIV và đã tìm thấy 19 hợp chất có tác dụng tương tự thuốc anti protease,
trong đó bromelain trong dứa được coi là có giá trị nhất và có thể ăn, uống để trị
HIV/AIDS. Thuốc cô đọng, bào chế từ enzym bromelain dứa này cũng rất đắt, nhưng
người bệnh có thể dùng trực tiếp quả thơm, đọt thơm (phần trắng, mềm sau khi lột bỏ vỏ
ngoài của chồi bên hoặc chồi ngọn quả thơm chứa enzym đậm đặc nhất). Các nhà bào chế
chiết xuất enzym từ thân cây thơm. Enzym bromelain sẽ bị phân hủy khi đun nóng trên
60˚C.

4.Một số loại thuốc có sử dụng bromelain :


a.Quercetin & Bromelain - Thuốc Giúp Bệnh Thống Phong

Dược phẩm này bao gồm tinh chất quả dứa BROMELAIN và dược thảo
QUERCETIN, một chất “flavonoid” có công dụng chống oxít hóa rất mạnh, giúp bồi bổ
tim, phòng ngừa tai biến mạch máu não, phòng ngừa ung thư. Quercetin có nhiều trong
rượu vang đỏ, quả bưởi, hành tây, quả táo và trà đen (black tea).
Thuốc số 78 có thể giúp các bệnh sau đây:
• Bệnh Thống Phong (GOUT): Giúp ngăn ngừa cơ thể sản xuất ra chất uric acid, giảm
đau và chống viêm.
• Bệnh Viêm nhiếp hộ tuyến (Prostatitis)
Một thử nghiệm cho thấy sau một tháng dùng Quercetin & Bromelain thì những triệu
chứng của bệnh viêm nhiếp hộ tuyến đã giảm đi rất nhiều.
• Bệnh dị ứng (Allergy): dược phẩm này rất công hiệu cho các bệnh dị ứng, hắt hơi, chảy
nước mắt, nước mũi do dị ứng gây nên.
• Bệnh Ung Thư: Quercetin & Bromelain có công dụng làm giảm bớt sự sản xuất của
chất “mutant p53 protein”, một chất xấu giúp các tế bào ung thư sinh sôi nẩy nở mau lẹ.
Ngoài ra Quercetin & Bromelain còn giúp làm chậm sự phát triển của bứu ung thư bằng
cách ngăn chận sự hoạt động của các chất enzymes có tên là “tyrosine kinases” (các loại
enzymes này có công dụng giúp tế bào ung thư sinh sôi nẩy nở mau lẹ hơn).
Cách dùng: Ngày 3 lần mỗi lần 1-2 viên lúc bụng đói, khoảng 20 phút trước bữa ăn.
Nếu thấy bụng khó chịu thì có thể uống chung với bữa ăn. Bệnh nhân ung thư có thể
dùng nhiều hơn
b. Bromelain - Tinh Chất Quả Dứa - Trị Viêm Mũi
Tinh chất quả dứa, hay đúng hơn từ cuống của quả dứa (trái thơm - pineapple), một
dược thảo đã dụng với nhiều ích lợi cho một số các căn bệnh như:
• Bệnh viêm xoang mũi (sinusitis): Tốt nhất là dùng thuốc Bromelain tinh chất quả dứa
cộng với thuốc có tinh chất củ nghệ để giúp căn bệnh viêm xoang mũi. Rất nhiều khách
hàng bị viêm xoang mũi kinh niên đã dùng qua nhiều loại thuốc tây lẫn dược thảo bao
năm nay mà vẫn không khỏi bệnh. Thế mà họ chỉ dùng tinh chất quả dứa cộng với tinh
chất củ nghệ chưa đầy một tháng mà đã có hiệu quả rất cao (dùng cả hai loại chung nhau,
uống lúc bụng đói).
• Ung Thư: Theo các cuộc nghiên cứu khoa học về dược thảo giúp chữa trị ung thư, tinh
chất quả dứa có công dụng tăng cường hệ thống miễn nhiễm và giúp phá vỡ các lớp vỏ
bao bọc tế bào ung thư và nhờ vậy, tế bào của hệ thống miễn nhiễm sẽ dễ dàng giết chết
tế bào ung thư hơn.
• Chống viêm: Tinh chất quả dứa giúp giảm viêm và giảm đau của bệnh viêm khớp, viêm
nhiếp hộ tuyến, trị bong gân, trặc gân, giúp làm tan máu bầm, rất hiệu quả để làm bớt đau
lưng.
Cách dùng: ngày uống 1-3 lần mỗi lần 1 viên lúc bụng đói. Bệnh nhân ung thư có thể
uống nhiều hơn.
c.PHYTO OPTI-ZYMES (Hỗn hợp các enzym thiên nhiên giúp tiêu hóa protit, gluxit,
lipid, chất xơ (rau)): Cung cấp 12 loại men tiêu hóa
GIÚP TIÊU HÓA & HẤP THU TỐT CÁC THỨC ĂN
Thực phẩm thiên nhiên
Không hóa chất có hại
Tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác… hệ tiêu hóa con người nhiều khi không cung cấp
đủ các enzyme (men) tiêu hóa thức ăn, nhất là các men tiêu hóa sữa (Lactase), mỡ
(Lipase)…. Gây ra tình trạng kém hấp thu, gầy ốm, tiêu chảy,…
Phyto Opti-Zymes cung cấp hỗn hợp rất nhiều loại enzyme (men) tiêu hóa ly trích từ các
thực phẩm thực vật, có thể dung thường xuyên để hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. (Nhất
là sau các bữa tiệc, ăn nhiều dầu mỡ, uống sữa,….)
Phyto Opti-Zymes không chứa các enzyme tiêu hóa từ động vật (như Pancreatin, mật bò,
….)
THÀNH PHẦN:
Amylase I 11.025 DU
Amylase II 70 AGU
Protease I 38.675 HUT
Protease II 4.200 PC
Protease III 53 SAP
Peptizymes SP (peptidase) 175 SP
Lipase 438 LU
Cellulase 158 CU
Lactase 508 LAC
Maltase 53 DP
Invertase 35 INVU
Bromelain 7000 FCC
HemiSeb (Hemicellulase) 175 HSU
Củ Actisô Jerusalem 10mg
(Helianthus tuberosus L.)
Fructo-Oligosaccharides (FOS)
TÁC DỤNG CÁC THÀNH PHẦN:
Invertase, alpha, beta amylase: enzyme phân giải tinh bột, giúp quá trình chuyển hóa tinh
bột thành các đường đơn để cơ thể hấp thu và biến dưỡng.
Protease I, II, III, Bromelain: enzyme phân giải protein, giúp tiêu hóa các chất đạm động
hoặc thực vật.
Peptidase: enzyme phân giải các polypeptid thành các acid amin, giúp tiêu hóa các chất
đạm động hoặc thực vật.
Lipase: enzyme phân giải chất béo.
Cellulase, Hemicellulase: enzyme phân giải chất xơ thực vật.
Lactase: enzyme phân giải đường sữa (lactose) thành đường đơn.
Maltase: enzyme phân giải đường mạch nha thành glucose.
Actisô Jerusalem: Cung cấp FOS, là chất xơ tự nhiên giúp cho việc điều hòa hệ tiêu hóa,
chống táo bón, giúp phát triển hệ vi sinh vật có ích ở ruột.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
Người lớn: Mỗi lần dùng 1 đến 2 viên theo nhu cầu của bữa ăn và khả năng tiêu hóa của
mỗi người. Ngày uống 3 lần, có thể uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Trẻ em: Trộn bột bên trong viên Phyto Opti-Zymes với muỗng cơm hoặc muỗng sữa và
cho bé ăn. Hoặc có thể hòa tan trong nước.
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Ngày 3 lần, mỗi lần 1/3 viên
- Trẻ em từ 3 – 6 tuổi: Ngày 3 lần, mỗi lần ½ viên
- Trẻ từ 6 tuổi – 12 tuổi: Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống sau bữa ăn.
ĐÓNG GÓI: Chai 60 viên nang
BẢO QUẢN: Nơi mát, đậy kín nắp
Sản xuất bởi:
NEW SPIRIT NATURALS INC.
San Dimas, CA 91773 USA
Methionin
Dạng thuốc: Viên nén hặc bọc đường 0,25g, viên nhện 0,05g thuốc đạn 1g. Ống tiêm
5ml/ 0,50g, thuốc cốm 8% .
Tác dung:
Là một acid amin có lưu huỳnh cần thiết cho cơ thể, là một yếu tố hướng mỡ (lipotrope),
tác nhân methyl - hóa và sulfua - hóa, chống thiếu máu và chống nhiễm độc.
CHỈ ĐỊNH LIỀU DÙNG
- Viêm gan do nhiễm độc ( như dùng quá liều paracetamol trên 10g/lân). Khởi đầu uống
2,5g, sau đó cứ 4 giờ uống nhắc lại 0,5g ( có thể dùng thêm 3 lần nữa).
- Các chứng thiếu máu thứ phát, ban xuất huyết (dùng đơn thuần hay phối hợp với cao
gan hay vitamin B12); ngày 2g
- Khoa ngoại: điều trị các vết bỏng, dùng trước và sau phẫu thuật: 4g/ngày.
- Khoa nội: các trừơng hợp suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy, nhiễm độc, người đái
tháo đường, vữa xơ động mạch, tăng nitơ huyết nhẹ: ngày từ 1 -4g.
- Khoa nhi: Trẻ em suy dinh dưỡng do thiếu đạm, chậm lớn, loạn chức năng gan, nôn
trớ,...: ngày uống từ 0,5 - 2g tùy theo tuổi và tình trạng bệnh.
Viên nhện, viên nén, hay viên bọc đường: uống khoảng nửa giờ trước khi ăn với ít nước.
Thuốc tiêm:tiêm TM ngày từ 2 -8 ống.
Lưu ý: Thường dùng từng đợt từ 20-30 ngày.
d.Joint Balm
Trong thể dục thể thao, chấn thương khớp là điều khó tránh trong
điều kiện tập luyện và thi đấu căng thẳng. Sụn khớp cần được
phục hồi, đau khớp cần được giảm đến mức tối đa. Viêm xương
khớp cũng là một bệnh lý thường gặp ở người có tuồi, sự bào
mòn sụn khớp, tác hại của các gốc tự do, sự mất cân đối giữa tiến
biến và thoái biến … cần được điều chỉnh để làm chậm quá trình
thoái hóa khớp. Joint Balm có một sản phẩm chức năng hỗ trợ
đắc lực cho các thầy thuốc trong các trường hợp bệnh lý này.
Thành phần liều 2 viên
Glucosamine ……………….. 1000 mg
D-glucosamine HCl, D-glucosamine Sulfate N-Acetyl-D-Glucosamine
MSM ……………………….…. 200 mg
Chondroitin Sulfate …….……. 200 mg
Vỏ cây liễu trắng ……….……. 100 mg
Bromelain ………………….… 50 mg
Chiết suất gôm Boswallia … 50 mg
Chiết suất rễ Nghệ …………. 50 mg
Gừng ………………………… 50 mg
Chondroitin Sulfate là một chất dẻo như thạch, có trong mô liên kết sụn khớp. Nó giúp
hấp thu dịch chất, đem lại các chất dinh dưỡng và đồng thời đóng vai trò “hấp phụ
shock”, bảo vệ sụn trong những chấn thương khớp.
Glucosamine Sulfate kích thích sản suất collagen, thành phần protein của các cấu trúc sợi
chằng khớp. Collagen cũng là thành phần chính của lớp sụn bao phủ các khớp trong cơ
thể.
MSM (methyl-sulfonyl-methane) là thành phần sulfur sinh học sẵn có, được dùng trong
những chức năng chủ yếu giữ tóc, da, khớp và mô liên kết khỏe mạnh cũng như trong
phòng vệ cơ thể
Các nghiên cứu chứng minh Glucosamine Sulfate giúp cơ thể sửa chữa những vùng sụn
bị chấn thương hay bào mòn. Nó được xem là những chất liệu kích thích sản sinh và bảo
vệ chất nền của sụn. Cả Chondroitin và glucosamine có thể phát huy tác dụng rất tốt
trong những trường hợp bệnh lý nặng như viêm xương khớp, đau nhức khớp.
Vỏ cây liễu trắng Salix alba có chứa glycoside salicine từ đó cơ thể tách ra acid salicylic.
Một thử nghiệm lâm sàng chứng minh liều 100 mg vỏ uống trong 2 tháng cải thiện đau ở
những người viêm xương khớp.
Bromelain là một hỗn hợp men ly giải protein trích từ quả thơm , có tác dụng kháng viêm
rất tốt.
Boswallia gum là một loại resin có chức 40 % acid boswallic có tác dụng kháng viêm
Nghệ (turmeric root, Curcuma longa) được người Ấn Độ dùng trong điều trị các bệnh
khớp từ lâu đời. Khoa học ngày nay tìm thấy tác dụng kháng-oxid hóa của nghệ còn
mạnh hơn cả vitamin C và vitamin E. Nghệ trong Joint Balm làm phong bế tác gốc tự do,
từ đó hạn chế tác hại cũa chúng trong viêm xương khớp.
Từ lâu đời, Gừng Zingiber officinale đã được các nền y học cổ truyền châu Á, Trung
Quốc, Ấn Độ, Ả Râp dung trong các bệnh lý tiêu hóa, xương khớp, tim mạch, nhiễm
trùng. Ngày nay, nhiều thầy thuốc đã sử dụng gừng khá rộng rãi trong những bệnh lý
viêm như viêm khớp, viêm loét đại tràng mạn tính. Trong một nghiên cứu trên 261 bệnh
nhân viêm xương khớp gối, những người dùng chiết suất gừng 2 lần/ngày sử dụng thuốc
giảm đau ít hơn những người dùng placebo.
Như thế sự phối hợp vỏ cây liễu trắng, bromelain, boswallian gum, chiết suất nghệ, gừng
làm tăng cường tính kháng viêm, kháng oxid-hóa và từ đó rút ngắn thời gian hồi phục ở
những gnười chấn thương, viêm xương khớp.
Liều lượng: uống 2 viên nang với 227 ml nước; không nên dung quá 4 viên/ngày
IV.Nghiên cứu chế tạo thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu trong nước :
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học của Dự án hoạt chất sinh học Việt -
Bỉ do Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiến hành.
Theo PGS-TS. Dương Anh Tuấn, Giám đốc Dự án hoạt chất sinh học Việt - Bỉ,
bromelain là hoạt chất có hàng loạt tính năng như trị chứng khó tiêu, phòng các bệnh viêm
phế quản, viêm khớp xương mãn tính, viêm xoang, làm sạch bên trong động mạch vành.
Ngoài ra, bromelain còn có tác dụng chống viêm đường ruột và làm tăng khả năng đề
kháng của cơ thể.
Trên cơ sở nghiên cứu chiết, tách, tinh chế thành công bromelain, nhóm nghiên cứu đã
bổ sung hoạt chất curcumin được chiết, tách từ củ nghệ để sản xuất thực phẩm chức năng
mang tên tinh nghệ - dứa. Cùng với tác dụng của curcumin là điều trị bệnh loét dạ dày,
hành tá tràng, đại tràng, viêm da, bảo vệ gan, mật..., sự kết hợp giữa curcumin và
bromelain cho phép tinh nghệ - dứa có khả năng tăng cường miễn dịch và khả năng đề
kháng của cơ thể, tăng khả năng phòng một số bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh nan
y nhờ hoạt tính sinh học cộng hưởng của curcumin và bromelain cùng các chất dinh dưỡng
thiên nhiên.
Nhằm làm tăng giá trị sử dụng và tác dụng sinh học của curcumin trong các sản phẩm từ
nghệ và bromelain từ quả dứa, nhóm nghiên cứu khoa học của GS.TSKH Trần Đình Toại
và PGS.TS Dương Anh Tuấn thuộc Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, hợp tác với TS Lục Văn Puyvelde (Vương Quốc Bỉ) đã thành công trong việc
nghiên cứu qui trình công nghệ chiết, tách, tinh chế bromelain từ quả dứa, đồng thời bổ
sung vào sản phẩm curcumin làm thực phẩm chức năng đó là tinh nghệ - dứa.
Qui trình công nghệ chiết, tách, tinh chế bromelain từ quả dứa được thực hiện trên các
thiết bị của Viện Hóa học. Đây là lần đầu tiên sản phẩm thực phẩm chức năng này được
nghiên cứu và sản xuất ở nước ta từ nguồn nguyên liệu nghệ và dứa sẵn có trong nước.
Sản phẩm ở dạng bột, sử dụng đơn giản, thuận tiện và an toàn. Sản phẩm gồm có bột
nghệ tinh (đã được chiết, tách loại bỏ tinh dầu, sáp và các chất nhựa) chứa hoạt chất
chính curcumin và hoạt chất bromelain chiết từ quả dứa được phối trộn với nhau ở tỷ lệ
thích hợp. Ngoài việc làm tăng tác dụng của curcumin, bản thân chất bromelain có khả
năng làm tan biến các nội chất gây ra chứng nhồi máu cơ tim, tăng khả năng tiêu hóa và
trị chứng khó tiêu, chống viêm đường ruột... Nhờ đó, việc sử dụng thực phẩm chức năng
nói trên có tác dụng tăng cường miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể, tăng khả
năng phòng một số bệnh, đồng thời hỗ trợ trong điều trị các bệnh nan y, hiểm nghèo.
Sản phẩm tinh nghệ - dứa nói trên đã được gần 100 bệnh nhân khác nhau sử dụng và đều
cho kết quả rất tốt. Hiện nay Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã cấp giấy chứng
nhận sản phẩm thực phẩm chức năng “tinh nghệ - dứa” nêu trên đạt tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và được phép lưu hành.
Hiện nay, dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được và được sự đầu tư kinh phí của
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhóm các cán bộ nghiên cứu này đang mở rộng
hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tinh
nghệ - dứa phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần tích cực vào công
tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng

You might also like