You are on page 1of 7

Bài 1

Đầu năm 2008, một nhà đầu tư người Anh có số tiền nhàn rỗi bằng GBP, người này quyết định mua
10.000 cp của công ty GE (Mỹ) niêm yết tại thị trường NewYork với giá 1 cp là 5 USD, chi phí mua bán 1
cổ phiếu là 0,3 USD. Tại thời điểm đó, tỷ giá giữa GBP/USD = 1,6240/50. Cuối năm 2008, nhà đầu tư
nhận được lợi tức 0,6 USD/cp và đem bán số cổ phiếu của mình trên thị trường với giá 6 USD/cp, chi phí
để bán là 0,25/cp. Tỷ giá cuối năm 2008 là GBP/USD = 1,8630/40
Yêu cầu: Hãy tính tỷ suất thu nhập và lợi nhuận của nhà đầu tư Anh bằng USD và GBP.

Bài 2

Một công ty đa quốc gia có chi nhánh hoạt động tại hai nước A và B. Chi nhánh tại nước A đã bán cho chi
nhánh tại nước B lượng hàng hóa là 350.000 sản phẩm Z với giá 20 USD/sp. Chi nhánh tại nước B sau đó
sẽ bán ra trên thị trường số sản phẩm trên với giá 24 USD/sp. Chi phí sản xuất tại chi nhánh nước A là 16
USD/sp. Các chi phí khác phục vụ tiêu thụ tại chi nhánh nước A là 1,5 USD/sp, tại nước B là 1,0 USD/sp.
Thuế suất thuế TNDN tại nước A là 30% và tại nước B là 25%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính số lợi nhuận của công ty đa quốc gia
2. Hãy tính số lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm đi) của công ty đa quốc gia khi chi nhánh A bán cho chi
nhánh B với giá 22USD/sp.
3. Nếu chi nhánh tại nước A bán số hàng hóa trên cho chi nhánh tại nước B với giá 16,5 USD/sp, hãy tính
số lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm đi), lưu ý là nếu lỗ sẽ được tính giảm trừ vào thu nhập chung trong
kinh doanh của chi nhánh.

Bài 3

Một công ty đa quốc gia có chi nhánh hoạt động tại ba nước X, Y và Z. Chi nhánh tại nước X đã mua của
chi nhánh tại nước Y lượng hàng hóa là 150.000 sản phẩm M. với giá 20 USD/sp. Chi nhánh tại nước Z
đã mua của chi nhánh tại nước Y lượng hàng hóa là 120.000 sản phầm M. với giá 18USD/sp rồi sau đó sẽ
bán ra trên thị trường số sản phẩm trên với giá 22 USD/sp. Chi nhánh tại nước X sau đó sẽ nâng cấp sản
phẩm M. để trở thành mặt hàng mới N. (1 sản phẩm M được 1 sản phẩm N) và bán ra thị trường số sản
phẩm trên với giá 32USD/sp. Chi phí sản xuất tại chi nhánh nước Y là 14 USD/sp. Chi phí nâng cấp và chi
phí khác ở chi nhánh X là 6USD/sp Các chi phí khác phục vụ sản xuất tiêu thụ tại chi nhánh nước Z là 2,0
USD/sp, tại nước Y là 2,5 USD/sp. Thuế suất thuế TNDN tại nước X là 20% và tại nước Y là 30%, tại Z là
25%.
Yêu cầu: Hãy tính số lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm đi) của công ty đa quốc gia, nếu:
1. Chi nhánh tại nước X mua số hàng hóa trên của chi nhánh tại nước Y với giá 16 USD/sp. Chi nhánh tại
nước Z mua với giá 15USD/sp từ Y.
2. Chi nhánh tại nước X mua số hàng hóa trên của chi nhánh tại nước Y với giá 13 USD/sp. Chi nhánh tại
nước Z mua với giá 14USD/sp từ Y (nếu lỗ sẽ được tính giảm trừ vào thu nhập chung trong kinh doanh
của chi nhánh).
Bài 4

Giả sử một Tổng công ty Y. của Việt Nam cần 3 triệu USD trong thời hạn 6 tháng để thanh toán một lô
hàng nhập khẩu nhưng thiếu vốn, cần phải đi vay. Công ty đang xem xét 3 lựa chọn:
+ Vay USD từ Citibank với lãi suất 3,5%
+ Vay CAD từ Bristish Columbia Bank với lãi suất 4,0%
+ Vay EUR từ Deutsch Bank với lãi suất 2,0%
+ Vay JPY từ Tokyo Bank với lãi suất 1%
Tỷ giá đầu năm USD/CAD = 1,1065; USD/JPY = 104; USD/EUR = 0,6550. Dự kiến cuối năm: USD/CAD =
1,1135; USD/JPY = 96; USD/EUR = 0,7150.
Tổng công ty Y. có thể xuất khẩu thu USD hoặc mua USD trả nợ sau 1 năm.
Phương án nào khả thi nhất? Lợi ích khi vay bằng đồng tiền đó so với vay bằng các đồng tiền khác?

Bài 5

Giả sử một công ty đa quốc gia của Mỹ cần 4 triệu USD trong thời hạn 1 năm để tại trợ cho hoạt động
kinh doanh. Lãi suất vay kỳ hạn 1 năm ở Mỹ là 2,5% còn tại Thụy Sỹ là 3,25%. Giá hiện tại giữa USD và
CHF là CHF/USD = 0,60. Công ty dự đoán tỷ giá sau 1 năm nữa là CHF/USD = 0,64.
Xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực dự kiến cho phương án tài trợ. Đồng CHF cần tăng/giảm bao nhiêu để
cho lãi suất tài trợ có hiệu lực bằng với lãi suất nội tệ?

Bài 6

Giả sử một công ty đa quốc gia của Mỹ cần 10 triệu USD trong thời hạn 9 tháng để tại trợ cho hoạt động
kinh doanh. Công ty đang xem xét 3 lựa chọn:
+ Vay USD với lãi suất 2,75%
+ Vay JPY với lãi suất 0,5%
+ Vay GBP với lãi suất 3,75%.
Công ty dự đoán rằng JPY sẽ tăng giá 2% và GBP sẽ giảm giá 2,5%. Xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực
dự kiến cho mỗi phương án tài trợ. Phương án nào khả thi nhất?

Bài 7

Giả sử một công ty đa quốc gia của Mỹ cần 30 triệu USD trong thời hạn 6 tháng để tại trợ cho hoạt động
kinh doanh. Công ty đang xem xét 3 lựa chọn:
+ Vay USD với lãi suất 2,5%
+ Vay AUD với lãi suất 7,75%
+ Vay EUR với lãi suất 3,5%.
Công ty dự đoán rằng AUD sẽ giảm giá 5% và EUR sẽ tăng giá 0,5%. Xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực
dự kiến cho mỗi phương án tài trợ. Phương án nào khả thi nhất? Tại sao các MNC không nhất thiết phải
chọn phương thức tài trợ có hiệu lực nhất?

Bài 8

Giả sử một công ty đa quốc gia của Mỹ đang có một nguồn tiền nhàn rỗi trong 90 ngày, công ty có thể
kiếm lợi nhuận bằng cách gửi vào 1 ngân hàng thương mại A tại Việt Nam hưởng lãi suất 3%/năm hoặc
nếu công ty này chuyển số đôla này sang đồng Việt Nam rồi gửi tại ngân hàng sẽ hưởng lãi suất
9%/năm. Tỷ giá giao ngay áp dụng tại ngân hàng A của đồng Việt Nam với USD là 17.750VND/USD, dự
kiến tỷ giá sau 3 tháng nữa sẽ là 17.870VND/USD.
Công ty này nên đầu tư tại Mỹ hay chuyển tiền sang gửi tại Việt Nam ? Tại sao?

Bài 9

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đầu tư gián tiếp dưới hình thức tín dụng và hình thức đầu tư
chứng khoán của các doanh nghiệp. Hình thức đầu tư nào có tính rủi ro cao hơn với doanh nghiệp? Tại
sao?

Bài 10

a) Hãy giải thích động cơ các công ty đa quốc gia xem xét tài trợ bằng ngoại tệ cho các công ty con?
b) Hãy giải thích tại sao các công ty đa quốc gia có thể đạt được mức chi phí vay vốn thấp hơn và tránh
được những rủi ro qua cách đi vay tổng hợp bằng nhiều loại ngoại tệ?

Bài 11

Vẽ sơ đồ nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế và dựa vào sơ đồ để giải thích tại sao các tổ chức kinh tế
khu vực và quốc tế thường yêu cầu hạ thấp thuế quan trong thương mại quốc tế. Vai trò của thuế quan
đối với các nước đang phát triển ?
Bình luận về quan điểm “tại sao thuế quan là một trong những lá chắn bảo hộ hữu hiệu nền sản xuất
trong nước”, cho ví dụ minh họa.
Bài 12

Giá bán mặt hàng F tại thị trường Nhật là 410JPY/sp. Khả năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam
vào thị trường trên được thể hiện qua phương trình sau:
Qs = 0,03 (P - 40)
Trong đó: Qs là lượng cung, tính bằng triệu sp
P là giá, tính bằng JPY/sp
Biểu thuế nhập khẩu của EU với mặt hàng F như sau

Loại thuế suất Thông thường MFN Ưu đãi đặc biệt


Thuế suất 40% 20% 5%
Bài 12 (tiếp)

Năm 2006, Việt Nam chưa được hưởng các quy chế MFN và ưu đãi đặc biệt. Năm 2007 do có Hiệp định
Thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật, Việt Nam được hưởng các ưu đãi của quy chế MFN. Năm
2008, Việt Nam hưởng quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.

Yêu cầu: Hãy xác định


1) Giá xuất khẩu, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng F của Việt Nam vào thị trường Nhật các
năm 2006, 2007 và 2008.
2) Năm 2008, các nhà xuất khẩu Việt Nam thu thêm được bao nhiêu thặng dư ròng do quy chế ưu đãi
đặc biệt đem lại so với việc bị áp dụng thuế suất thông thường?

Bài 13:

Giá bán mặt hàng J. tại thị trường Nhật là 7.350USD/tấn,khả năng xuất khẩu vào thị trường này của Việt
Nam vào thị trường Nhật năm vừa qua thể hiện qua phương trình sau (với giả định thị trường Nhật là
nền kinh tế lớn đối với mặt hàng J):
Qs= 0,4 (P - 4.500)
Với Qs là lượng cung, tính bằng tấn, P là giá, tính bằng USD/tấn.
Mặt hàng J của Việt Nam được hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt 5%.
Yêu cầu:
1) Vẽ đồ thị và xác định giá xuất khẩu, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng J của Việt Nam năm
vừa qua.

Bài 13 (tiếp):

Yêu cầu:
Năm 2009 này, khả năng xuất khẩu và giá bán mặt hàng này trên thị trường Nhật không có gì thay đổi.
Nhưng do Chính phủ Nhật áp dụng thuế chống bán phá giá (sau khi có phán quyết của Bộ thương mại)
với mặt hàng J của Việt Nam ở mức thuế suất 40% với một số doanh nghiệp lớn có tỷ trọng xuất khẩu
50% vào thị trường Nhật, thuế suất 45% với một số doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu 30% vào thị
trường, thuế suất 50% với các doanh nghiệp còn lại.
Tính giá xuất khẩu mặt hàng J hiện tại, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Thặng dư nhà xuất khẩu bị
giảm so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu bị giảm so với năm trước? Thuế nhập khẩu mà phía Nhật
thu lại?

Bài 14

Có tình hình thị trường mặt hàng Z. của Việt Nam năm 2008 như sau:
Lượng cung Qs, lượng cầu Qd có quan hệ với giá P theo phương trình sau:
Qs = 0,4(P-4) ; Qd = 3,3 - 0,3P
Đơn vị tính: Qs, Qd: triệu tấn; P: ngàn tỷ (1012) VND/tr.tấn
Giá mặt hàng Z. nhập khẩu bình quân (giá CIF) là 300 USD/tấn (tương đương 4,98 tr.VND/tấn) và đối với
mặt hàng Z. này, thị trường Việt Nam được coi là thuộc nền kinh tế nhỏ.

Yêu cầu:
Nếu Chính phủ muốn bảo hộ các cơ sở sản xuất mặt hàng Z. trong nước với giá bán là 6,5 tr.VND tấn mà
chỉ bằng công cụ hạn ngạch thì Chính phủ thì cần phải quy định hạn ngạch nhập khẩu là bao nhiêu tấn?
Do việc gia nhập WTO, Chính phủ phải dỡ bỏ hạn ngạch và thay vào đó là công cụ thuế quan. Nếu muốn
giữ nguyên mức độ bảo hộ thì phải quy định mức thuế nhập khẩu mặt hàng Z. là bao nhiêu %. Trong
trường hợp này thì Chính phủ sẽ thu được bao nhiêu thuế nhập khẩu? Thặng dư của người tiêu dùng bị
mất là bao nhiêu? Các doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng Z. thu thêm được bao nhiêu lợi
nhuận? Chi phí vô ích mà xã hội bỏ ra để bảo hộ sản xuất mặt hàng Z. với giá cao là bao nhiêu? Phần
mất trắng hoàn toàn là bao nhiêu? Lượng hàng Z. được bảo hộ là bao nhiêu tấn ?

Bài 14 (tiếp)

Yêu cầu:

Giả sử Chính phủ hạ thuế nhập khẩu mặt hàng Z. chỉ còn 5%, và nếu các điều kiện khác không thay đổi
thì thặng dư của người tiêu dùng sẽ được bù lại là bao nhiêu? Thuế nhập khẩu của Chính phủ sẽ bị giảm
là bao nhiêu? Phần mất trắng hoàn toàn giảm bao nhiêu? Lượng nhập khẩu sẽ là bao nhiêu tấn? Số
lượng mặt hàng Z. sản xuất trong nước sẽ bị ế là bao nhiêu nếu vẫn giữ nguyên sản lượng như cũ?

Bài 15

Có tình hình thị trường mặt hàng P của Việt Nam năm 2008 như sau:
Lượng cung Qs, lượng cầu Qd có quan hệ với giá P theo phương trình sau:
Qs = 0,5(P-3) ; Qd = 6,6 - 0,4P
Đơn vị tính: Qs, Qd: triệu tấn; P: ngàn tỷ (1012) VND/tr.tấn
Giá mặt hàng Z. nhập khẩu bình quân (giá CIF) là 350 USD/tấn (tương đương 6,3 tr.VND/tấn) và đối với
mặt hàng P. này, thị trường Việt Nam được coi là thuộc nền kinh tế nhỏ.
Yêu cầu:
Nếu Chính phủ muốn bảo hộ các cơ sở sản xuất mặt P. trong nước với giá bán là 7,8 tr.VND tấn mà chỉ
bằng công cụ hạn ngạch thì Chính phủ thì cần phải quy định hạn ngạch nhập khẩu là bao nhiêu tấn?
Do việc gia nhập WTO, Chính phủ phải dỡ bỏ hạn ngạch và thay vào đó là công cụ thuế quan. Nếu muốn
giữ nguyên mức độ bảo hộ thì phải quy định mức thuế nhập khẩu mặt hàng Z. là bao nhiêu %. Trong
trường hợp này thì Chính phủ sẽ thu được bao nhiêu thuế nhập khẩu? Thặng dư của người tiêu dùng bị
mất là bao nhiêu? Các doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng P. thu thêm được bao nhiêu lợi
nhuận? Chi phí vô ích mà xã hội bỏ ra để bảo hộ sản xuất mặt hàng P. với giá cao là bao nhiêu? Phần
mất trắng hoàn toàn là bao nhiêu? Lượng hàng P. được bảo hộ là bao nhiêu tấn ?

Bài 15 (tiếp)

Yêu cầu:

Giả sử năm 2009, do phát hiện mặt hàng P. của nước C (chiếm 40% lượng hàng nhập khẩu) và nước H
(chiếm 25% lượng hàng nhập khẩu) bán phá giá trên thị trường Việt Nam. Chính phủ đã áp mức thuế
chống bán phá giá 45% đối với hàng nhập khẩu từ nước C và 35% với hàng nhập khẩu cùng loại từ nước
H. lượng nhập khẩu còn lại vẫn giữ nguyên mức thuế như cũ. Giá bán mặt hàng P. lúc này tại thị trường
Việt Nam sẽ là bao nhiêu? Thặng dư của người tiêu dùng bị mất thêm là bao nhiêu? Thuế nhập khẩu sẽ
đem lại thêm bao nhiêu cho ngân sách? Phần mất trắng hoàn toàn tăng bao nhiêu? Doanh nghiệp trong
nước thu thêm bao nhiêu? Lượng nhập khẩu P. sẽ là bao nhiêu tấn?

Bài 16

Phân biệt giữa khoản vay ưu đãi quốc tế của Chính phủ và vay thương mại quốc tế của Chính phủ? Có
những hình thức vay ưu đãi nào, những hình thức vay thương mại nào đối với các Chính phủ? Ưu nhược
điểm của các loại vay này

Bài 17

Dự án thủy lợi A. của Việt Nam cần gọi vốn ODA tài trợ với số vốn cần đến là 120 triệu USD trong 35
năm. Hiện có 2 nhà tài trợ X. và Y. cam kết sẽ tài trợ cho dự án này. Các điều kiện đi kèm việc tài trợ là
như nhau ngoại trừ một số điểm khau nhau sau:
+ Nhà tài trợ X.: lãi suất 1,5%, thời gian ân hạn 5 năm, viện trợ không hoàn lại 6 triệu USD.
+ Nhà tài trợ Y.: lãi suất 2%, thời gian ân hạn 8 năm, viện trợ không hoàn lại 10 triệu USD
Lãi và vốn gốc được trả theo kỳ hạn 6 tháng. Vốn gốc được trả đều cho những kỳ còn lại sau khi hết thời
gian ân hạn. Lãi suất thị trường cả giai đoạn dự tính là 10%/năm.
Yêu cầu:
Nên chọn nhà tài trợ nào để vay vốn thực hiện dự án A.? Tại sao?
Bài 17

Dự án thủy lợi A. của Việt Nam cần gọi vốn ODA tài trợ với số vốn cần đến là 120 triệu USD trong 35
năm. Hiện có 2 nhà tài trợ X. và Y. cam kết sẽ tài trợ cho dự án này. Các điều kiện đi kèm việc tài trợ là
như nhau ngoại trừ một số điểm khau nhau sau:
+ Nhà tài trợ X.: lãi suất 1,5%, thời gian ân hạn 5 năm, viện trợ không hoàn lại 6 triệu USD.
+ Nhà tài trợ Y.: lãi suất 2%, thời gian ân hạn 8 năm, viện trợ không hoàn lại 10 triệu USD
Lãi và vốn gốc được trả theo kỳ hạn 6 tháng. Vốn gốc được trả đều cho những kỳ còn lại sau khi hết thời
gian ân hạn. Lãi suất thị trường cả giai đoạn dự tính là 10%/năm.
Yêu cầu:
Nên chọn nhà tài trợ nào để vay vốn thực hiện dự án A.? Tại sao?

Bài 18

Dự án xây dựng một nhà xử lý nước thải WC. của Việt Nam cần gọi vốn ODA tài trợ với số vốn cần đến là
60 triệu USD trong 25 năm. Hiện có đã nhà tài trợ G cam kết sẽ tài trợ cho dự án này. Các điều kiện đi
kèm việc tài trợ là như sau:
+ Lãi suất 1,5%, thời gian ân hạn 5 năm, viện trợ không hoàn lại 6 triệu USD.
+ Lãi và vốn gốc được trả theo kỳ hạn 6 tháng. Vốn gốc được trả đều cho những kỳ còn lại sau khi hết
thời gian ân hạn.
Lãi suất thị trường cả giai đoạn dự tính là 5%/năm.
Yêu cầu:
Tính mức độ không hoàn lại (mức độ hỗ trợ) của dự án?

Bài 19

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa nguồn vốn của IMF và IBRD. Nguồn vốn nào là nguồn vốn hoạt
động chủ yếu của IMF và của IBRD?

You might also like