You are on page 1of 2

Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng (từ tiếng Pháp: force majeure để chỉ

"hiệu
lực/sức mạnh lớn hơn") là một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải
phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự kiện
hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công,
nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa), địch họa v.v xảy ra,
và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Tuy nhiên, bất khả kháng không nhằm mục tiêu bào
chữa cho các sơ suất hay hành vi phi pháp của các bên, chẳng hạn như việc không thực
hiện nghĩa vụ là do các hậu quả thông thường và tự nhiên của các sức mạnh bên ngoài (ví
dụ một trận mưa đã được dự báo làm ngừng một sự kiện diễn ra ngoài trời), hay khi các
hoàn cảnh can thiệp vào việc thực thi hợp đồng đã được dự tính một cách rõ ràng.

Các hợp đồng có giới hạn về thời gian và các hợp đồng nhạy cảm khác có thể được thảo
ra để hạn chế sự che chở của điều khoản này khi một hay các bên không thực hiện các
bước hợp lý (hay cảnh báo rõ ràng) để ngăn chặn hay hạn chế các tác động của sự can
thiệp từ bên ngoài, kể cả khi nó có thể xảy ra lẫn cả khi nó xảy ra trên thực tế. Cũng cần
lưu ý rằng bất khả kháng có thể có hiệu lực để bỏ qua một phần hay toàn bộ các bổn phận
của một hay các bên. Ví dụ, một cuộc đình công có thể ngăn cản việc giao hàng đúng
hạn, nhưng nó không thể ngăn cản việc thanh toán đúng hạn cho các hàng hóa đã giao.
Tương tự, việc mất điện trên diện rộng có thể không là lý do bất khả kháng nếu như hợp
đồng có điều khoản về nguồn điện dự phòng hay các kế hoạch ứng phó với các sự kiện
bất ngờ để đảm bảo cho sự liên tục của công việc.

Tầm quan trọng của điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng, cụ thể là trong các hợp
đồng với độ dài thời gian nào đó, không thể được diễn giải như là sự làm giảm nhẹ trách
nhiệm của một hay các bên theo hợp đồng (hay tạm thời ngưng các bổn phận đó). Một sự
kiện hay hoàn cảnh nào đó mà có thể coi là bất khả kháng thì đều có thể là nguồn của
nhiều tranh cãi trong đàm phán hợp đồng và một bên nói chung có thể chống lại bất kỳ ý
định nào của (các) bên kia trong việc thêm vào một điều gì đó mà nó có thể, về cơ bản, là
rủi ro của bên đó. Ví dụ trong một thỏa thuận cung cấp than, một công ty khai thác mỏ có
thể yêu cầu để "rủi ro địa chất" được thêm vào như là sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên
công ty khai thác mỏ này nên và cần phải thực hiện khảo sát, phân tích trên diện rộng các
dự phòng về mặt địa chất tại khu vực khai thác than và thậm chí là không nên đàm phán
về hợp đồng cung cấp than nếu như công ty này không thể nắm rõ các rủi ro mà chúng có
thể là hạn chế về mặt địa chất trong việc cung cấp than của họ từ lúc này sang lúc khác.
Kết quả của công việc đàm phán như vậy, tất nhiên là phụ thuộc vào khả năng thương
lượng tương đối của các bên và vì thế có những trường hợp khi điều khoản bất khả kháng
có thể được một hay các bên sử dụng một cách có hiệu quả nhằm thoát khỏi các trách
nhiệm pháp lý đối với việc thi hành không tốt các nội dung của hợp đồng.

Trong luật quốc tế, bất khả kháng được hiểu như là sức mạnh không thể chống lại được
hay sự kiện không thể biết trước, ngoài tầm kiểm soát của quốc gia và làm cho nhà nước
này về mặt vật chất là không thể hoàn thành bổn phận quốc tế của mình. Bất khả kháng
ngăn ngừa một hành động quốc tế khỏi bị coi là bất hợp pháp mà nếu khác đi thì nó có
thể là như vậy.

You might also like