You are on page 1of 3

PHÂN TÍCH PHONG

PHONG CÁCHCÁCH
LÃNHLÃNH
ĐẠO ĐẠO
TÁC ĐỘNG ĐẾN NHÂN VIÊN NHƯ THẾ NÀO ?

I/ KHÁI NIỆM
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành
vi người đó có thể thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới
hoạt động của những người khác theo nhận thức của
đối tượng.

II/ PHÂN LOẠI


Có 3 loại phong cách lãnh đạo:

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán:


Quyền lực tập trung vào tay người lãnh đạo, chỉ dựa vào kinh nghiệm, uy tín, chức trách
của mình để tự đưa ra quyết định, rồi bắt thuộc cấp làm theo. đặc biệt cần thiết khi tập thể
mới được thành lập lúc có nhiều mâu thuẫn
Ví dụ:
Cách giao tiếp với nhân viên: nhà quản lý nói thì nhân viên phải lắng nghe, rõ ràng, ngắn
gọn, xúc tích, khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, anh ta sẽ nói “anh đã hiểu
cần phải làm gì chưa?”
Thiết lập mục tiêu: ngắn hạn đối với nhân viên: “mục tiêu của anh trong tháng này là phải
bán được …..”, mục tiêu được sác định rõ ràng, thời gian cũng được ấn định, thì người
nhân viên sẽ biết là người quản lý mong đợi gì ở họ, các mục tiêu và thời hạn sã là động
cơ thúc đẩy người nhân viên đó.
Cách thức ra quyết định: “tôi muốn anh phải ngưng ngay việc gì đó, làm việc kia cho
tui”, nhà quản lý thường quyết định phần lớn không muốn nói là từ nhỏ đến lớn. khi nảy
sinh các vấn đề cần giải quyết, vấn đề nhiều sự lựa chọn, thì anh ta sẽ trực tiếp ra quyết
định
Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: người quản lý sẽ thiết lập khâu
kiểm soát và quản lý các công việc mà nhân viên của mình sẽ làm, “hãy trở lại gặp tui
vào lúc mấy giờ đó, và hãy báo cáo ngắn gọn những gì mà anh đã làm xong”, anh ta sẽ
cung cấp them thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể và cách làm thế nào để công
việc tốt hơn.
Sự khen thưởng và ghi nhân công việc: điều gì khiến nhà lãnh đạo kiểu này cảm thấy
hạnh phúc? Không gì khác là nhân viên làm đúng theo những gì mà anh ta bảo
“oh công việc rất tuyệt vời, anh đã làm chính xác những gì mà tôi đã nói với anh, xuất sắc
giỏi, giỏi”
Ưu điểm: giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, những công việc mang tính cấp
bách, nó thống nhất trong hệ thống. Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi phải giải
quyết các vấn đề riêng, các vấn đề phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của cán
bộ lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhược điểm: triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên, hiệu quả làm việc cao chỉ khi có
mặt lãnh đạo, đồng thời không khí làm việc cũng trở nên căng thẳng.
Nên độc đoán với: những người ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực,
sáng tạo, sử dụng với những người mới vào làm,những người đang học việc do họ chưa
có kinh nghiệm.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ:


Biết phân chia quyền lực của mình, tranh thủ ý kiến của cấp dưới, thu hút nhân viên vào
việc khởi thảo các quyết định.
Ví dụ:
Cách thức giao tiếp: hai chiều, họ đi xung quanh bàn và cho nhân viên mình cơ hội để
phát biểu ý kiến của mình, anh ta sẽ dành nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe
Thiết lập mục tiêu: “oh anh nghĩ mục tiêu bán hàng trong quý này của chúng ta như thế
nào?”, sau khi thảo luận thu thập thông tin ý kiến từ nhân viên, thì kế hoạch sẽ được thiết
lập.
Ra quyết định: “chúng ta đang gặp khó khăn trong việc kiểm kê số lượng hàng tồn kho,
anh nghĩ chúng ta nên làm như thế nào? “. Quyết định chỉ được đưa ra khi có sự thảo luận
giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, cả hai đều tích cực tham gia xác định vấn đề và đánh giá
sự lựa chọn và ra quyết định.
Kiểm soát việc thực hiện và cung cấp thông tin: cả nhà lãnh đạo và nhân viên đều tham
gia vào việc kiểm soát công việc và thảo luận xem cần phải làm gì, công việc sẽ thực sự
hiệu quả khi cả hai cùng cởi mở và điều chỉnh khi thấy cần thiết.
Khen thưởng và ghi nhận công lao: “ oh anh đã làm được một điều tuyệt vời khi đưa ra
cơ cấu tổ chức như thế này” các nhà quản lý ghi nhân các ý kiến, thành quả đòng góp của
nhân viên, xây dựng ý tưởng và gợi mở ra những ý tưởng mới.
Kiểu phong cách lãnh đạo này sẽ thực sự hiệu quả nếu nhân viên có nhiều sáng tạo, và
can đảm nói lên chính kiến của mình
Ưu điểm: phát huy tính sáng tạo của nhân viên, không khí làm việc hồ hởi phấn
khởi, đạt hiệu quả cao ngay cả khi không có mặt của lãnh đạo
Khuyết điểm: nếu lãnh đạo là người nhu nhược không có chủ kiến, dễ theo đuôi
quần chúng, các quyết định đưa ra một cách chậm chạp và có thể để lỡ cơ hội.

Nên dân chủ với: những người có tinh thần hợp tác, có tính tập thể cao.
3.Phong cách lãnh đạo tự do:
Nhà lãnh đạo ít tham gia vào công việc, cho phép nhân viên được quyền ra quyết định,
nhưng vẫn chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Ví dụ:
Cách thức giao tiếp với nhân viên:
1 chiều: “tôi muốn anh sẽ phát biểu bài diễn văn trong bao lâu đó về chương trình đền bù
mới của công ty”
2 chiều: “chúng ta hãy cùng nhau thỏa luận về vấn đề này vấn đề kia”, hai bên giao tiếp
với nhau để xem xét những gì đã làm được và chưa làm được.
Thiết lập mục tiêu: mục tiêu có thể được thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo
luận, thất bại có thể xảy ra khi nhân viên không hiểu nhà quản lý của mình muốn gì,
không tự tin vào ý kiến của mình, “tôi nghĩ ông chỉ muốn gợi ý cho kê hoạch này chứ
không nghĩ là ông lại muốn tôi thực hiện kế hoạch này”.
Ra quyết định: “công việc đó thực hiện thế nào là quyền của ban”, quyết định thực hiện
được chuyển cho nhân viên, nhân viên ó quyền lực chọn phương pháp thích hợp để đạt
được kết qur mong muốn.
Kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin: “tôi muốn trong vòng một tuần anh
phả nhập xong toàn bộ dữ liệu thực hiện kế hoạch này”, nhà lãnh đạo thường quyết định
cách thức kiểm soát công việc, số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất công việc và
người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên.
Khen thưởng và ghi nhân công lao: nhà lãnh đạo thường khen thưởng và ghi nhân những
ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. “oh anh đã thật sự khó khăn để
hoàn thành công việc này, và anh đã tìm ra được cách giải quyết rất tốt, thật tuyệt vời”.
Rất thích hợp khi nhân viên là người có trình độ
Ưu điểm: không khí trong tổ chức thân thiện, tạo cho tổ chức được tự do hành
động, tự do sáng tạo
Khuyết điểm: năng suất thấp, nhà lãnh đạo thường xuyên vắng mặt, dễ đưa tổ
chức đến chổ đổ vỡ, chỉ dùng cho những trường hợp nhất định.
Nên tự do với: những người không thích giao thiệp, có đầu óc cá nhân chủ nghĩa.

Tuy có ba phong cách lãnh đạo khác nhau,mỗi phong cách có ưu


khuyết điểm riêng, nhưng đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự khôn
khéo khi lựa chọn phong cách lãnh đạo riêng cho mình tùy giai đoạn,
thời gian nhất định.

You might also like