You are on page 1of 5

Những loại rắn thường gặp ở Việt Nam

Trong phân loại khoa học, người ta sắp xếp động vật theo thứ tự hẹp dần sau: sự sống -
vực (domain) - giới (regnum) – ngành (phylum) - lớp (class) - bộ (ordo)- họ (familia) -
chi (một số tài liệu gọi là giống, genus) – loài (species). Loài là động vật cụ thể mà ta thấy
được. Loài được gọi tên gồm 2 phần, chữ nghiêng. Chữ 1 viết hoa dùng để chỉ tên chi,
chữ 2 viết thường dùng để chỉ 1 số thuộc tính của loài. Ví dụ loài người ở chi là Homo,
tên khoa học của loài người: Homo sapiens; sapiens là khôn ngoan. Nếu chỉ để tên chi và
đặc tính là chữ: “sp” hoặc “spp” (số nhiều) thì muốn chỉ một hoặc nhiều loài bất kỳ thuộc
chi đó.

Ở Việt Nam có 8 họ (familia) rắn: Rắn Hổ (Elapidae), Rắn Lục (Viperidae), Rắn Nước,
Rắn Rầm Ri, Rắn Giun, Rắn Mống, Trăn.

Với 8 họ rắn trên, Việt Nam có khoãng 170 loài rắn chiếm 7.3% tổng số loài rắn trên thế
giới. Trong 170 loài rắn đó có 31 loài là rắn độc nằm trong 2 họ Elapidae và Viperidae.
Lưu ý có một số loài có tên là Rắn Hổ Hành, Rắn Hổ Mây, Rắn Hổ Đất,… nhưng đều
thuộc họ Rắn Nước nên không độc.

Phân biệt rắn độc và rắn không độc (chỉ tương đối): Rắn không độc không có tuyến độc,
nanh độc; có vảy má; không có hố má. Rắn độc thì ngược lại.

Phân biệt 2 họ Rắn Hổ và Rắn Lục: Rắn Hổ thường có đầu hình bầu dục phủ vảy lớn,
nanh độc có rãnh, thiếu răng nhỏ sau nanh độc và thiếu hố má. Rắn Lục thường có đầu
hình tròn phủ vảy nhỉ, nanh độc dạng ống, có nanh nhỏ sau nanh độc và có hố má.

Rắn Hổ ở Việt Nam có 13 giống, 27 loài. Một số giống (genus) và loài (specie) thường
gặp sau:

1. Rắn biển:
Tên khác: đẻn hay đẹn.
Giống rắn biển có khỏang 15 loài, đuôi tù và dẹt 2 bên, chỉ ở biển, ít gây nguy hiểm cho
người nhưng lọc của chúng được xếp loại cực độc.
Sống ở khe đá ngầm, cửa sông, cửa biển.
. Bungarus :

Bungarus candidus. Tên: cạp nia


Trên thân có khúc đen khúc trắng xen kẽ. Bụng màu trắng nên khúc đen không vòng hết
thân. Gờ lưng không rõ. Đuôi nhọn.
Loại rắn ăn đêm, ăn cá, lươn, chuột, rắn con. Rất độc, chậm chạp, chỉ cắn khi bị tấn công.
Phân bố: Quãng Bình, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Đà Lạt, Phan Rang, Tây Ninh, Biên
Hòa.
Bungarus fasciatus. Tên gọi: cạp nong, mái gầm, đen vàng.
To, dài có thể trên 2m. Vảy thân chạy dọc, nhẳn, xếp thành 13-15 hàng. Gờ lưng rõ với
hàng vẫy lớn hơn vẫy bên. Đuôi tù. Vòng quanh thân và đuôi có nhiều khúc đen xen khúc
vàng.
Sống ở nơi ẩm thấp, hang dọc mé nước, bơi giỏi, đêm hay nằm gần bờ ruộng. Rất độc,
chậm, ít cắn người.
Phân bố: Sapa, Đà Nẳng, Buôn Mê Thuột, Tây Ninh, Sài Gòn.
Naja atra. Tên gọi: Chinese cobra, Hổ bành
Màu xám hoặc đen, đằng sau chổ phình mang, có 1 hoa văn dạng hình mắt kiếng với 2
gọng.
Sống ở hang chuột, hang mối, kiếm ăn đêm. Ngủ đông từ tháng 12- tháng 2. Rắn mới đẻ
có khả năng cắn chết người.
Phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam.
Ohiophagus:

Ophiophagus hannah. Tên: King cobra, rắn hổ chúa.


Có 1 loài.
Rắn rất to. Dài từ 4-7m. Bạnh cổ theo chiều dọc thân. dựng đứng phần trước thân. Đầu
ngắn hơi dẹp.
Sống trong rừng, hốc cây lớn, dưới thân cây đổ. Rất dữ. Chủ động tấn công người.

Rắn Lục(Vipe) ở VN có nhiều Loài nhưng nổi tiếng nhất là 2 thằng:

Rắn lục đuôi đỏ


Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc mà mức độ độc của nó chỉ đứng sau
loài rắn hổ mang
thằng này rất nổi tiếng trong nam.từ Huế đổ ra bắc thì không thấy xuất hiện.

Rắn lục chàm


loài này xuất hiện hầu hết ở khắp các vùng trên đất Việt Nam, nọc độc không chết
người,nhưng làm đông máu,gây hoại tử vết thương; vết cắn rất đau đớn và khó lành.

tổng hợp từ nhều nguồn trên wiki

You might also like