You are on page 1of 13

KHÍ HẬU VIỆT NAM:

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên
về chí tuyến hơn là phía xích đạo.

Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung
bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng
mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số
giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm
100kcal/cm².
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt
Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một
mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các
tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ,
Thu, Đông.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ
trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu
Á. So với các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ
ít nóng hơn.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của
Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và
giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

Sự khác biệt chính trong điều kiện khí hậu giữa vùng phía bắc vùng phía
nam là ở chỗ vùng phía bắc có mùa đông lạnh còn mùa hè thì nóng và ấm
hơn phía nam . Vì vậy cần chia ra 2 vùng khí hậu nhiệt đới lớn. Vùng phía
bắc là loài khí hậu nhiệt đới có mùa lạnh rõ rệt và vùng phía nam là loai khí
hậu không có mùa lạnh lại có mùa khô rõ rệt
Lãnh thổ việt nam hẹp kéo dài gần 15 vĩ tuyến có những đặc điểm khí hậu
riêng biệt.

Phân vùng khí hậu là sự phân chia lãnh thổ theo đặc điểm khí hậu Chia
làm 2 phân vùng:
- Phân vùng khí hậu khí tượng
- Phân vùng khí hậu xây dựng.
Bản đồ phân vùng khí hậu Việt Nam.
I-Phân vùng khí hậu khí tượng
Vùng khí hậu phía Bắc nằm trong khoảng từ 23’22 đến 18’ vùng phía
nam từ 16 đến 830 và vùng chuyển tiếp 18’ xuống 16’. Bao gồm 4 vùng khí
hậu chính BI, BII, BIII, BIV.
Miền lãnh thổ có một khí hậu đặc biệt khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió
mùa đông lạnh dị thường .
Có 3 đặc điểm chung cơ bản :
- Sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông do sự can thiệp gió mùa cực đới
- Sự can thiệp của gió mùa cực đới không những đêm đến một mùa
đông lạnh dị thường , tạo nên sự phân hóa mùa về nhiệt độ mà còn phân hóa
tất cả các yếu tố khí hậu khác.
- Tính ổn định thường xuyên trong diễn biến thời tiết.
Do sự phân bố địa hình phức tạp đã chia cắt tác động của các loại hình
hoàn lưu, nhất là hoàn lưu cực đới, tạo nên những đặc điểm khí hậu chung
của toàn miền, đồng gây ra những sắc thái khí hậu riêng biệt cho từng vùng
lãnh thổ, ảnh hưởng khác nhau đến đời sống con người.
A-Miền khí hậu phía bắc
1- Vùng BI: Lai Châu , Sơn La.
Nhiệt độ phân hóa khá lớn, trung bình năm từ 21-23 C. Biên độ dao
động nhiệt độ năm đồng nhất trong toàn vùng là 9-10 C. Nhưng biên độ dao
động
Nhiệt độ ngày đêm lại có nhiều sự khác biệt giữa các địa phương.
Hướng gió phụ thuộc vào địa hình. Những khu vực bình nguyên trên
cao, tương đối thoáng, hướng gió thịnh hành trong mùa đông thiên về hướng
bắc và đông bắc, mùa hè thiên về hướng Tây và Nam .
2- Vùng BII: vùng núi phía bắc và đông bắc bắc bộ
Địa hình chia cắt khá phức tạp.
Mùa hè không khí ẩm ướt hướng đông Nam vượt qua đồng bằng tiến
sâu vào lũng núi, gây mưa lớn trong các thung lũng thượng nguồn và trên
các sườn núi cao đem lại vũ lượng cao nhất nước
Vùng núi phía bắc rất ít bão vì đến đây bão đã yếu dần nhưng ngược
lại dông nhiều với cường độ lớn và kèm theo mưa to.
Gió, bao gồm cả hướng, cường độ, tính chất (khô ẩm, lạnh, nóng) phụ
thuộc vào địa hình, chỉ có trên những bình nguyên cao và thoáng mới bảo
lưu hướng gió khí tượng : mùa đông hướng bắc và đông bắc, mùa hè hướng
nam, Đông Nam, Tây Nam.
Những hiện tượng thời tiết đăc biệt như sương mù , sương muối
không thiếu vắng trong miền khí hậu này.
3-Vùng BIII: Bao gồm châu thổ và trung du bắc bộ.
Địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, độ cao trên mặt biển nhỏ hơn 100m,
một vài ngọn núi rơi rớt đây đó.
Nhiệt độ toàn vùng khá đều.
Mùa hè đóng vai trò làm dịu hòa khí hậu và tăng cường độ ẩm cho gió
mùa tây nam khi thổi vòng qua vịnh bắc bộ vào đồng bằng nên mùa nóng ít
khắc nghiệt hơn đồng bằng Trung Bộ.
Sự phân hóa các yếu tố khí hậu giữa các khu vực trong vùng không
đáng kể
Thời tiết sương muối rất hãn hữu xuất hiện ở đồng bằng, chỉ ở vùng
trung du mới có sương muối. Mưa ở trung du phân hóa nhiều hơn ở đồng
bằng do sự phân bố và độ cao địa hình.
3- Vùng BIV : từ vĩ độ 19 đến vĩ độ 16(Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị
Thiên), nữa phần phía bắc của Đông Trường Sơn – Trường Sơn
Chính Trường Sơn và địa hình đã gây ra những phân hóa sâu sắc khi đón
nhận các hoàn lưu, tạo nên những nét dị thường trong mùa mưa ẩm trong
nền khí hậu gió mùa. Mùa mưa đến chậm , bắt đầu từ giữa mùa hè đến giữa
mùa đông, lệch hẳn so với tình hình chung trên toàn lãnh thổ.
B - Miền khí hậu phía nam:
Từ vĩ độ 16( phía nam đèo Hải Vân) trở vào là miền khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh. Một năm có 2 mùa thời tiết theo
gió mùa .
Miền khí hậu phía nam có 3 đặc điểm chung :
Nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nhiệt độ trung bình hằng năm
khá đồng đều trong toàn miền.
Sự phân hóa khí hậu khá rõ, nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam. Thứ hai là
sự phân hóa về mưa ẩm có sự khác biệt đáng kể về vũ lượng, cường độ và số
ngày mưa giữa các không gian giới hạn của núi đèo.
Tính biến động ít hơn miền khí hậu phía bắc càng vào phía nam tính biến
động khí hậu càng giảm, nguyên nhân do sự hình thành của các hoàn lưu
nhiệt đới vài xích đạo có những thuộc tính gần giống nhau, không gây nên
sự tăng giảm nhiệt độ trong suốt một năm thời tiết.
Được chia làm 3 vùng chính NI, NII, NIII.

1-Vùng NI: Nam Trung Bộ ( phía nam đèo Hải Vân đến Ninh Thuận).
vùng khí hậu này có 3 đặc điểm riêng:
Vùng lãnh thổ này tiếp nối với miền khí hậu có mùa đông lạnh, mặc dù
có dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân che cản gió mùa cực đới trong mùa đông
nhưng không che cản hết những ảnh hưởng của nó đối với vùng lãnh thổ
này.
Sự phân hóa khí hậu khá rõ rệt. sự phân hóa chế độ mưa ẩm liên quan
tới hướng của địa hình, đón hay khuất gió, tạo nên dạng nhiễu động gây mưa
lớn hay nhỏ.
Mùa mưa ẩm đến chậm mùa hè khô nóng, do ảnh hưởng của gió Tây
Trường Sơn.
2-Vùng NII: Vùng núi Tây Nguyên Nam Trung Bộ.
Có khí hậu hậu gió mùa cận xích đạo.
Một năm có hai mùa thời tiết tương phản nhau rõ rệt mà nguyên nhân
chính là tác dụng chắn gió của Trường Sơn.
Sự phân hóa khí hậu theo không gian khá phức tạp và sâu sắc tùy
thuộc vào độ cao và dạng địa hình địa phương.
Sự ha thấp nhiệt độ theo quy luật giảm nhiệt độ do độ cao địa hình.
Dao động nhiệt độ này đêm rất lớn, ngày nóng, đêm rất lạnh.
4- Vùng NIII: Nam Bộ là vùng lãnh thổ khá bằng phẳng trải rộng từ
chân cao nguyên cuối cùng của trường sơn đến Cà Mau.
Vị trí địa lý cận xích đạo, nền nhiệt độ gần như không thay đổi trong
năm. Một năm có hai mùa khí hậu tương phản sâu sắc, một mùa khô nóng
trùng với gió mùa đông và một mùa mưa ẩm trùng với gió mùa hè.
Miền khí hậu phía nam quanh năm chế độ nhiệt độ khá ổn định khí
hậu ít biến động hầu như không có thiên tai do khí hậu, chỉ có ven biển Miền
Tây hãn hữu chịu ảnh hưởng của bão : gió mạnh, mưa to, biển dâng nước
mặn ngập đồng bằng.
Chế độ mưa ẩm phân hóa rất mạnh giữa các khu vực trong vùng, chế
độ mưa phân hóa theo địa phương rất mạnh
Khí hậu mang một đặc trưng của khí hậu xích đạo.

II- Phân vùng khí hậu xây dựng:


Theo TCVN 4080 – 85 lãnh thổ việt nam được chia ra làm hai miền khí hậu
lớn với 7 vùng khí hậu nhỏ như sau
A- Miền khí hậu phía Bắc:
Miền khí hậu phía bắc kéo dài từ đèo Hải Vân thuộc dãy Bạch Mã (vĩ độ 16)
đến biên giới phía bắc, được chia làm 3 vùng khí hậu , ký hiệu A1, A2, A3
1. Vùng AI : vùng núi Đông Bắc và Việt Bắc
Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ thấp nhất có thể dưới
0 C. mùa hè có nhiệt độ trung bình thấp hơn vùng đồng bằng. khí hậu nói
chung ẩm ướt, mưa nhiều.
2. Vùng AII: vùng núi Tây Bắc và Bắc Trường Sơn.
Có mùa đông lạnh. Nhiệt độ thấp nhất dưới 0 C ở phía bắc và 5 C ở phía
nam .
Chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Nhiệt độ cao nhất 40 c. vùng Tây Bắc
khí hậu mang tính lục địa, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.
3. Vùng AIII : vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Có mùa đông lạnh. Nhiệt độ thấp ít khi dưới 0 C đối với phía bắc và 5 C đối
với phía nam .
Nhiệt độ cao nhất đạt tới 40 C
Mưa nhiều, cường độ mua khá lớn.
B- Miền khí hậu phía nam :
Bao gồm lãnh thổ phía nam đèo Hải Vân, từ Đà Nẵng đến Cà Mau, được
chia làm hai vùng khí hậu B4,B5
1. vùng B4: vùng núi Tây nguyên
mùa đông ít chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới lục địa. Nhiệt độ thấp nhất
từ 0 đến 5 C, ở các vùng khác trên 5 c
mùa hè có thể đạt tới 40 C, ở 1500m không có mùa nóng.
Mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. cường độ mưa khá lớn. Mùa
khô nhiều bụi và thiếu nước.
2. Vùng B5: vùng đồng bằng Nam Bộ và nam Trung bộ
Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình . không có mùa đông lạnh.
Nhiệt độ thấp không dưới 10 C, nhiệt đới cao nhất trên 40 C
Hằng năm có hai mùa khô và ẩm, trùng với hai mùa gió.
Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc:
Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình kiến trúc là:
Bức xạ mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm không khí, chế độ gió, chế độ mưa,
nắng…người thiết kế cần phải biết đăc điểm tính chất của từng yếu tố, ảnh
hưởng của các yếu tố đối với công trình mà chọn các giải pháp kiến trúc
thích hợp nhằm chống lại có hiệu quả các yếu tố có hại và tận dụng tối đa
các điều kiện thuận lợi để tạo nên một môi trường sống và làm việc tiện nghi
đối với con người.

C- Đăc điểm khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM
là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động
chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm
của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những
đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ
cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có
nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự
phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao;
đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất
thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm
(1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là
159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng
mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên
phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh
hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội
thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện
phía Nam và Tây Nam.

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa
mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và
mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.

- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính
và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây
Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng
10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung
bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô,
khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió
tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ
trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm
1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một
phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)


Lượng mưa trung bình các tháng (mm)

Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến khí hậu Tp. Hồ Chí Minh
Theo kết quả tính toán trên, tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng của
Tp.HCM trong giai đọan 1989-2002 là 1.84%/năm, và theo số liệu thực tế
[6] trong giai đoạn 1997-2004 là 3.63%/năm, thì đây là một con số không
nhỏ. Việc tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng đã làm giảm diện tích cây xanh
một lượng tương ứng, bề mặt cũ được thay thế bằng bê tông, gạch, kính, mái
tôn, đường nhựa, v.v., đây là các vật liệu có albedo nhỏ nên khả năng hấp
thụ nhiệt cao. Bị bao phủ bởi các công trình xây dựng, độ ẩm bề mặt cũng
giảm nhanh chóng do tính không dẫn nước. Điều này làm cho độ ẩm không
khí lớp bề mặt giảm theo. đây vừa là nguyên nhân trực tiếp làm giảm độ ẩm
mà còn gián tiếp làm tăng nhiệt độ vì ẩn nhiệt do bốc thoát hơi giảm. Một
nguyên nhân quan trọng hơn nữa của quá trình đô thị hóa gây ảnh hưởng
mạnh đến xu thế biến đổi khí hậu là do độ cao của các công trình xây dựng.
Trước hết độ cao các công trình đô thị đã làm tăng bề dày của lớp đô thị (lớp
canopy). Trong lớp canopy vận chuyển nhiệt rối bị hạn chế, làm giảm khả
năng mất nhiệt của các công trình xây dựng. Hơn nữa việc tăng độ dày lớp
canopy tương ứng với việc tăng diện tích bị chiếu sáng, nên hấp thụ nhiệt
cũng gia tăng. Các công trình xây dựng trong quá trình đô thị hóa Tp.HCM
còn làm tăng độ ghồ ghề của lớp biên. Kết quả chung là vận chuyển nhiệt
ẩm ngang và rối đều giảm.
Kết quả thống kê gần đây cho thấy mỗi năm Tp.HCM thải vào không
khí 40.200 tấn SO2, 61.000 tấn CO2, 70.000 tấn aldehyt, 27,5 tấn chì và một
lượng lớn bụi công nghiệp khác. Với một lượng lớn chất thải dưới dạng bụi
và son khí đã làm cho khả năng tích nhiệt của lớp sát mặt được tăng cường.
Cùng với khí và bụi phát thải là phát thải nhiệt do các họat động này gây ra.
Kết quả phân tích trong những ngày trời quang mây, gió nhẹ cho thấy nhiệt
độ vùng trung tâm thành phố có thể cao hơn nhiệt độ khu vực ngoại ô từ 10C
đến 20C. Nền nhiệt độ cao so với khu vực xung quanh là điều kiện thuận lợi
cho việc hình thành và phát triển dông, xoáy lốc. Các chất thải do họat động
đô thị cũng làm gia tăng lượng bụi và son khí ở tầng đối lưu, chính đây là
các hạt nhân ngưng kết cho quá trình hình thành mây mưa.
Các kết quả tính toán và phân tích trên đã cho thấy những ảnh hưởng
khá sâu sắc của phát triển đô thị tới biến đổi vi khí hậu. Để phát triển bền
vững cần có qui họach chi tiết cho thành phố, nhất là việc đảm bảo cân đối
giữa tỷ lệ cây xanh và đất xây dựng. Xu thế biến đổi vi khí hậu Tp.HCM có
nguyên nhân từ biến đổi sử dụng đất và biến đổi của khí hậu toàn cầu, tuy
nhiên với mức thay đổi như hiện nay thì sự phát triển và mở rộng của thành
phố vẫn là nguyên nhân chính.

D-Kiến trúc TP Hồ Chí Minh

Sài Gòn –TP Hồ Chí Minh với chiều dài lịch sử phát triển hơn 300 năm đã
có những dấu ấn văn hóa để lại khá đậm trong đó có cả dấu ấn văn hóa kiến
trúc. Tìm hiểu tình hình phát triển và văn hóa kiến trúc TPHCM, không thể
bỏ qua tiến trình lịch sử phát triển của nó.

Thực sự, bên cạnh kiểu dạng kiến trúc dân tộc Việt Nam thể hiện qua các
ngôi chùa cổ ở TPHCM, những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời
Pháp vẫn được coi là di sản kiến trúc cổ, được bảo tồn như Tòa án nhân dân
TPHCM, Bảo tàng Cách mạng, Trụ sở UBND TPHCM (thời Pháp gọi là Xã
Tây, sau là tòa Đô chánh), Bưu điện TPHCM và Nhà thờ Đức Bà…
Thời chính quyền Sài Gòn cũ, khi người Mỹ đặt chân trên mảnh đất miền
Nam, lập tức, đi kèm theo sau họ là một kiểu kiến trúc mang nặng tính công
năng, đề cao yếu tố kỹ thuật và thiên về hình khối đang là thời thượng của
thế giới tư bản cũng xuất hiện. Giai đoạn này, về nhà ở, có thể kể đến những
cao ốc mọc lên với những nét kiến trúc đặc trưng được tìm thấy qua các khu
chung cư Minh Mạng, Nguyễn Kim, cư xá Thanh Đa…

Tuy nhiên, điều đáng quý, trong khi xu hướng kiến trúc hiện đại nở rộ ở Sài
Gòn thì một số kiến trúc sư miền Nam đã hết sức sáng tạo, thể hiện thành
công phong cách kiến trúc hiện đại-bản sắc dân tộc qua các công trình: Dinh
Thống Nhất, Bệnh viện Thống Nhất, Thư viện Tổng hợp TP.

Sau năm 1975 đến gần cuối thập niên 80, kiến trúc TPHCM cũng chưa gọi
là có công trình xây dựng mới quy mô, bề thế nào ngoài công trình Nhà trẻ
TP trên đường Trần Quốc Thảo, Đài Phát thanh TP, Nhà hát Hòa Bình…

Nhưng, tính từ giữa thập niên 90 trở đi, tình hình phát triển của kiến trúc
TPHCM trở thành một hiện tượng được gọi “trăm hoa đua nở’ với đủ kiểu
dạng kiến trúc từ nhà phố, chung cư, biệt thự cho đến nhiều công trình kiến
trúc công cộng thi nhau ra đời. Nhiều khách nước ngoài quan tâm đến tình
hình kiến trúc Việt Nam đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự phát triển thật “tốc độ”
của TPHCM chỉ trong khoảng thời gian ngắn!

Tuy nhiên, tình trạng phát triển kiến trúc xây dựng theo kiểu “bê tông hóa”,
“mái bằng hóa” đan xen những “tháp nhọn”, “tháp tròn” của những kiến trúc
“nhà hình ống”, kiến trúc “nhà chia lô” đã băm nát các đô thị lớn; và nhiều
khi mô phỏng kiểu kiến trúc của thế kỷ 18 ở châu Âu, kể cả các đô thị nhỏ
tại tỉnh đồng bằng, miền núi. Hậu quả đã làm xô bồ hoặc đồng dạng văn hóa
kiến trúc của các vùng miền, dân tộc. Từ đó làm đơn điệu cảnh quan kiến
trúc và làm phương hại bản sắc văn hóa kiến trúc Việt Nam thống nhất mà
đa dạng…”.

Ngoài ra, cùng nhiều cơ sở phân tích khác từ tình hình thực tế kiến trúc đang
diễn ra trên địa bàn TPHCM, từ khí hậu, môi trường, hoặc từ nhu cầu phát
triển nhà ở, điều kiện nhập khẩu dễ dàng những vật liệu mới trên thế giới,
hoặc do sự phát triển của thời đại khoa học công nghệ thông tin, của các
ngành công nghiệp cao, ngành giao thông vận tải… đã tác động sâu xa đến
việc thay đổi diện mạo kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh ở cả hai chiều
tích cực và tiêu cực.

E-Định hướng phát triển kiến trúc Tp Hồ Chí Minh:


Chúng ta cần nhìn thẳng, thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của kiến trúc
TPHCM so với các thành phố lớn khác trong khu vực. Đang có một sự
chênh lệch lớn, TPHCM đang thua kém rất xa về tổ chức không gian đô thị,
quản lý đô thị và môi trường đô thị. Hơn nữa, nhìn lại một cách tổng thể quá
trình phát triển đô thị trong thời gian qua, chúng ta chỉ mới trải rộng thành
phố ra, còn hình dáng độ lớn của thành phố đã bị “băm nát”.

Thực tế, việc quy hoạch, thiết kế và phát triển thành phố đang nằm trong tầm
tay giới kiến trúc. Chúng ta phải xem xét hướng điều chỉnh thành phố,
hướng phát triển vùng của thành phố, để điều chỉnh và giải quyết hướng phát
triển đó như thế nào cho phù hợp. Đối với mỗi KTS, tôi mong rằng khi các
bạn thực hiện từng công trình riêng lẻ cố gắng xem xét, quan tâm đến cái
chung, để công trình riêng của mình hòa vào tổng thể kiến trúc. Đây là một
việc làm rất khó, cần nhiều trí tuệ để giữa “cái tôi” và cái “chúng ta” hòa
nhập được với nhau…

Kiến trúc cần phải có bản sắc

Là điểm hội tụ của nhiều luồng văn hóa nên TP.HCM là một đô thị nhiều
màu sắc, sống động trẻ trung và tràn đầy sức sống nhưng cũng khá bình yên.
Khu trung tâm đã xuất hiện bóng dáng của một TP hiện đại nhưng không
mất đi hình ảnh của một Sài Gòn quen thuộc. Tuy nhiên, hiện nay kiến trúc
TP có phần hỗn loạn, hơi tạp nham, thiếu trật tự và thiếu sự sắp xếp bài bản,
thiếu tổ chức một cách tổng thể hài hòa đồng bộ, thiên về hướng tự phát nên
chưa tạo được hình bóng của một đô thị văn minh, hiện đại. Ngoài khu đô
thị mới Phú Mỹ Hưng, các khu vực còn lại đều chưa đạt. Việc quy hoạch
khu vực trung tâm TPHCM chưa xứng tầm với một đô thị hiện đại. Các trục
đường Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi có thể được xem là tàm
tạm nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với sự phát triển vượt bậc của TP
hiện nay, chúng ta phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội.

Hiện nay diện tích nhà ở bình quân đầu người chỉ khoảng 6 – 7m2 trong khi
các nước trên thế giới trên 10m2/người. Nhu cầu cuộc sống con người tăng,
dân số tăng, thì kiến trúc cũng phải tăng theo vì thế xu hướng xây nhà cao
tầng là phù hợp. Kiến trúc cao tầng là xu hướng phát triển tất yếu của một đô
thị phát triển như TPHCM, nhưng cần tập trung xây dựng thành cụm lớn
hoặc thành tuyến, có bố cục tổng thể kết hợp với thiết kế đô thị cho những
không gian tập trung kiến trúc cao tầng chứ không thể phát triển manh mún,
để rồi phải cải tạo lại sau này. TP cần đình chỉ ngay việc khoét lõm để xây
dựng nhà cao tầng.

Cần lưu ý, bản sắc không phải là chắp vá, sao chép nguyên mẫu từ cái cũ mà
phải tạo ra hồn mới trong không gian kiến trúc hiện đại. Kiến trúc đẹp phải
thể hiện sự đồng bộ, nhà ở kèm theo cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi
công cộng, điện nước, cây xanh, đường sá... tạo nên một tổng thể hài hòa.
Công trình kiến trúc không chỉ là nhà ở mà còn là công trình cầu và mảng
xanh gắn kết với nhau. Chẳng hạn khi mở rộng đô thị sang Thủ Thiêm, quận
2 sẽ cần nhiều cầu bắc qua sông Sài Gòn. Khi đó cầu không chỉ làm nhiệm
vụ giải quyết lưu thông mà còn kết nối không gian kiến trúc, tạo cảnh quan
trên sông. Chúng ta xây dựng cầu không chỉ có nhiệm vụ giải quyết lưu
thông mà còn phải tạo được nét kiến trúc, mỹ thuật độc đáo, ấn tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Kiến trúc nhiệt đới ẩm, Hoàng Huy Thắng, NXB Xây Dựng, Hà Nội 2002

Khí hậu kiến trúc, Nguyễn Ngọc Giả-Việt Hà, NXB Xây Dựng, Hà Nội
2000
Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, Phạm Đức Nguyên-Nguyễn Thu
Hà-Trần Quốc Bảo, NXB Khoa hoc-kỹ thuật, Hà Nội 1998

http://www.travelmart.com.vn
http://5nam.ttvnol.com
http://www.thanhnien.com.vn
http://vi.wikipedia.org

You might also like