You are on page 1of 36

Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.

06

Lời mở đầu

“Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng
hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến
khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng”. (Philip Kotler)

Môi trường marketing là những yếu tố, lực lượng mà bộ phận marketing không thể kiểm soát
được. Những diễn biến của các lực lượng và các yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây
ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi. Do đó, việc phân tích môi trường Marketing có
ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động marketing cũng như sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng như một cơ thể sống hoạt động trên một lãnh thổ và trong nền kinh tế
hàng ngày tác động vào môi trường, đồng thời cũng chịu những tác động của môi trường. Để có
thể thích ứng và phát triển doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động phù hợp với điều kiện
môi trường bằng cách đưa ra những giải pháp chiến lược và những điều chỉnh phù hợp với khả
năng của doanh nghiệp. Phân tích môi trường là những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược
Marketing cho doanh nghiệp.

Môi trường Marketing được cấu thành bởi môi trường vĩ mô và vi mô:

Môi trường Marketing

Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô

Yếu tố
Yếu tố Yếu tố Yếu tố Yếu tố Yếu tố
kinh tế
dân số CT-PL VH-XH KH-CN địa lý

1
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Trong phạm vi bài thảo luận này, chúng tôi xin được đề cập đến hai vấn đề chính:

- Nghiên cứu môi trường vĩ mô ở Việt Nam


- Sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp.

SWOT là mô hình “ điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa” cho phép phân tích môi trường
kinh doanh cả từ bên trong và bên ngoài dưới trạng thái động. Nhờ đó cho phép doanh nghiệp đưa
ra cách ứng xử lý kịp thời và nhạy bén hơn, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn bám sát
thị trường để cập nhật thông tin một cách hữu hiệu. Trong đó:

- Thế mạnh và điểm yếu là những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp (các yếu
tố bên trong).
- Cơ hội và đe dọa là những nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mà nhóm chúng tôi lựa chọn là VINAMILK. Là doanh nghiệp có lịch sử hình
thành và phát triển lâu dài từ những năm 70, Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, đứng hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa với hệ thống phân phối rộng
khắp, sản phẩm chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa thích. Ứng dụng mô hình SWOT vào
phân tích sẽ giúp đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp
VINAMILK.



Marketing là lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm đầu tư ở hầu hết cá quốc gia trên thế
giới. Do đó, việc nghiên cứu Marketing cần được tiến hành lâu dài, từng bước một. Trong phạm
vi bài thảo luận này, mặc dù nhóm chúng tôi đã đầu tư thời gian tìm kiếm tài liệu trên mọi phương
tiên có thể nhưng vẫn khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy nhóm rất mong nhận được những lời
khuyên, những ý kiến đóng góp từ cô giáo và các bạn để bài phân tích này được chính xác và
hoàn chỉnh hơn.



2
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

I. Phân tích 6 yếu tố vĩ mô của môi trường kinh doanh Việt Nam.

Định nghĩa:

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ
hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm 6
yếu tố chủ yếu:
- Yếu tố nhân khẩu học
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố chính trị - pháp luật
- Yếu tố văn hóa - xã hội
- Yếu tố công nghệ
- Yếu tố địa lý

1. Yếu tố nhân khẩu học

Các nhà marketing cần quan tâm hàng đầu dến các yếu tố của môi trường dân số vì chính con
người hợp thành thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu yếu tố dân số (nhân khẩu học) đòi hỏi
các nhà marketing phải thu thập cá thông tin cụ thể như: quy mô và tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân
số, sự thay đổi quy mô hộ gia đình…Tất cả các yếu tố đó đều chi phối đến quy mô và cơ cấu thị
trường hành vi người tiêu dùng. Do đó, để hiểu rõ tác động của yếu tố dân số đến môi trường kinh
doanh Việt Nam, cần nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
- Quy mô, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số
- Quy mô dân số thành thị, nông thôn và các vùng miền
- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình
- Chính sách dân số ở Việt Nam

3
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Tỷ trọng từng nhóm tuổi (%) Tổng


Năm
0-14 15-59 60+ số
1979 42,55 50,49 6,96 100

1989 39,00 54,00 7,00 100

1.1. Quy mô, tốc độ tăng dân 1999 33,48 58,41 8,11 100
số và cơ cấu dân số: 2007 25,51 65,04 9,45 100

Theo số liệu chính thức của Tổng cục 2009 24,5 69,1 6,4 100
Thống kê tính đến ngày 1/4/2009 Việt Nam có
Tổng dân số: 85.789.573 người
Số nữ giới: 43.307.024 người.
Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 24,5%
15-59 tuổi: 69,1%
trên 60 tuổi: 6,4%
Với dân số này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Theo dự
báo của Tổng cục Thống kê, năm 2024, dân số nước ta sẽ vượt 100 triệu người, mật độ dân số sẽ
lên tới 335 người/km2
Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở
châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới.
Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ
20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới. Hiện Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi.

1.2. Quy mô dân số thành thị, nông thôn và các vùng miền:

Dân cư thành thị là 25.436.896


người (29,6%); khu vực nông thôn có
Dân số TB phân theo thành thị
60.410.101 người (70,4%). Trong thời và nông thôn 2009
kỳ 1999 – 2009, dân số thành thị đã
tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân
3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông 30%

70%
4
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm. Dân số khu vực thành thị tăng nhanh chủ yếu do di dân
và quá trình đô thị hoá.

Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn

Dân số Việt Phân theo


Nam phân Tổng số
Thành thị Nông thôn
bố không Nghìn người
đều và có sự 2005 82393.5 22332.2 60061.3
khác biệt lớn 2006 83313.0 23046.1 60266.9
theo vùng: 2007 84221.1 23746.7 60474.4
2008 85122.3 24673.7 60448.6
hai vùng
Sơ bộ 2009 86024.6 25466.0 60558.6
đồng bằng
Tốc độ tăng -%
sông Hồng 2005 1.17 3.38 0.38
và đồng bằng 2006 1.12 3.2 0.34
sông Cửu 2007 1.09 3.04 0.34
Long có tới 2008 1.07 3.90 -0.04
43% dân số Sơ bộ 2009 1.06 3.21 0.18
Cơ cấu - %
của cả nước
2005 100.00 27.10 72.90
sinh sống.
2006 100.00 27.66 72.34
Hai vùng 2007 100.00 28.20 71.80
trung du, 2008 100.00 28.99 71.01
miền núi Sơ bộ 2009 100.00 29.60 70.40
phía Bắc và
vùng Tây Nguyên chỉ có 19% dân số cả nước sinh sống.

Dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phương

Dân số TB Diện tích (*) Mật độ dân số


(Nghìn người) (Km2) (Người/km2)
CẢ NƯỚC 86024.6 331051.4 260
Đồng bằng sông Hồng 19625 21063.1 932
Hà Nội 6472.2 3344.6 1935
Trung du và miền núi phía Bắc 11095.2 95338.8 116

5
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 18870.4 95885.1 197


Tây Nguyên 5124.9 54640.6 94
Đông Nam Bộ 14095.7 23605.2 597
TP.Hồ Chí Minh 7165.2 2095.5 3419
Đồng bằng sông Cửu Long 17213.4 40518.5 425

Mật độ dân số phân theo vùng 2009 Dân số TB phân theo vùng 2009

425 16%
20%
597 6%

94 932 22% 23%


197
116 13%

Dân số trung bình phân theo địa phương


Nghìn người
2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009
82393. 83313. 84221. 85122.
CẢ NƯỚC 86024.6
5 0 1 3
18976. 19108. 19228. 19473.
Đồng bằng sông Hồng 19625.0
7 9 8 7
Hà Nội 3133.4 3184.8 3228.5 6381.8 6472.2
10798. 10904. 11004. 10997.
Trung du và miền núi phía Bắc 11095.2
7 3 2 3
18608. 18667. 18729. 18797.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 18870.4
6 4 1 9
Tây Nguyên 4768.2 4860.9 4948.0 5036.7 5124.9
12380. 12822. 13266. 13683.
Đông Nam Bộ 14095.7
6 8 4 6
TP.Hồ Chí Minh 6230.9 6483.1 6725.3 6946.1 7165.2
16860. 16948. 17044. 17133.
Đồng bằng sông Cửu Long 17213.4
7 7 6 1

1.3. Sự thay đổi quy mô hộ gia đình:

Quy mô hộ gia đình ngày càng thu hẹp.


Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu
“tứ đại đồng đường”, có khi tới hơn chục người

6
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được thay thế bằng mô hình gia đình ít người,
thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ-con cái hay có thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-
5 thế hệ cùng chung sống, mặc dù tuổi thọ trung bình ngay nay cao hơn trước rất nhiều.

Quy mô trung bình của một gia đình Việt Nam đã giảm từ 5,2 người (năm 1979) xuống 4,8
người (năm 1989) và 4,5 người (năm 2001). Năm 2004, gia đình hạt nhân, tức là gia đình chỉ có
vợ chồng hoặc bố mẹ và các con chiếm tới 67,4% tổng số gia đình.

Quy mô gia đình nhỏ góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình,
cả ở nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào công việc xã
hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được
chăm sóc tốt hơn.

1.4. Chính sách dân số ở Việt Nam:

Kết quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”,
thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ
thuộc và nhóm dân số già tiếp tục tăng cao. Hiện, mức sinh giảm liên tục trong 10 năm, cuộc sống
nhân dân cải thiện đáng kể. Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811,4 nghìn người cao
tuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa.

Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ

Năm Số dân Số người cao tuổi Tỷ lệ người cao


(Triệu người) (Triệu người) tuổi (%)
(1) (2) (3) (4) = (3) : (2)
1979 53,74 3,71 6,90
1989 64,41 4,64 7,20
1999 76,32 6,19 8,12
2007 85,1549 8,05 9,45
2020 99,003 11,125 11,24

Phụ thuộc trẻ và phụ thuộc già

Năm Tỷ số phụ thuộc trẻ Tỷ số phụ thuộc già Tổng tỷ số phụ thuộc
1979 84,2 13,8 98

1989 72,0 13,0 85

1999 57,1 13,9 71

2007 39,2 14,5 53,7

7
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Chính vì vậy, ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng


cục Thống kê, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra
dân số và nhà ở Trung ương cho rằng: Trong thời kỳ dân số
vàng này, Việt Nam cũng cần có những chính sách phù hợp
với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội cho người
già, vì nhóm dân số già dễ bị tổn thương trước những khó
khăn cho cuộc sống.

Kết quả suy rộng mẫu cũng cho thấy, đời sống của người
dân Việt Nam đã có sự cải thiện. Cứ 10.000 hộ thì có khoảng 5 hộ không có nhà (hoặc có nhà thì
cũng không đủ điều kiện tối thiểu). Trong số những hộ có nhà ở, tỷ trọng nhà kiên cố chiếm 47%,
nhà bán kiên cố chiếm 37,8%. Về hình thức sở hữu nhà ở, tỷ trọng nhà riêng chiếm của hộ chiếm
93%. Diện tích ở bình quân đầu người là 18,6m2…

Các chính sách phát triển cũng hướng mạnh đến tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động
đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ. Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy mô dân số trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng,
miền, bao gồm KHHGĐ, di cư và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Về đại thể, Việt Nam vẫn là mảnh đất “tam nông”: nông
thôn, nông nghiệp và nông dân. Quá trình công nghiệp hóa và di
dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và
dân số tích tụ trong khu vực đô thị sẽ tăng lên. Bộ mặt lãnh thổ,
không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ.

Do đó, nhà nước luôn chú trọng đến kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động
đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về
môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố
dân cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh
tế xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang… để
tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên.

Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, hiện nay cần xây dựng chính sách nâng cao chất
lượng dân số. Nên thay mục tiêu “mỗi gia đình có 2 con” (đã đạt được) sang mục tiêu “2 con
chất lượng cao” hay “2 con khỏe mạnh, có giáo dục và được đào tạo”. Cần tuyên truyền cho các

8
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện việc
nuôi, dạy con cái.

Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số còn ở mức cao (gần 1tr người/năm)

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm.

Cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ người già tăng qua các năm, tỷ lệ sinh giảm.

Phân bố dân số không đồng đều giữa nông thôn, thành thị và giữa các vùng miền.

Dân số thành thị tăng nhanh.

Số dân ở nông thôn vẫn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Số lượng người dân có nhà ở tăng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Quy mô gia đình thu hẹp, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày càng
được chú trọng.

Nhà nước luôn chú trọng đến các chính sách bảo vệ người già và trẻ em, phát triển các đô
thị bền vững.

 Ảnh hưởng của yếu tố dân số đến hoạt động của doanh nghiệp

 Cơ hội

- Dân số thành thị tăng nhanh, tầng lớp trung lưu gia tăng, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trên
thị trường.
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, tạo nguồn lao động dồi dào.
- Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng, làm gia tăng nhu cầu tìm hiểu và
tiêu thụ các sản phẩm có chất lượng.
- Dưới tác động của các chính sách nâng cao chất lượng dân số của Chính phủ, người dân
ngày một chú trọng hơn đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn HN, TPHCM và các khu đô thị lớn nên
doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu thị trường và tiến hành hoạt động marketing
cũng như phân phối sản phẩm ở các khu vực này, giúp giảm thiều chi phí nghiên cứu,
quảng cáo…

 Thách thức

9
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

- Chất lượng cuộc sống, trình độ học vấn của người dân ngày một nâng cao đòi hỏi các sản
phẩm không chỉ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng mà còn phải thân thiện
với môi trường.
- Số lượng người già tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến những loại
sản phẩm phục vụ cho nhóm người tiêu dùng này.
- Thị trường Việt Nam hấp dẫn, nhu cầu tiêu dùng cao sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài nước sẽ khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.
- Tỷ lệ dân sống ở nông thôn còn cao, số hộ nghèo còn nhiều, do đó vẫn còn rất nhiều người
chưa có khả năng tiếp cận sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thường quá chú trọng đến các thị trường lớn, nơi các sản phẩm cạnh
tranh gay gắt và gần như đã bão hòa mà bỏ quên các thị trường tiềm năng.

2. Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hay


suy thoái kinh tế

Tỷ lệ lạm phát Hoạt


động
Sức mua, Marketin
Lãi suất ngân hàng cơ cấu g
tiêu dùng của các
DN
Thu nhập bình quân đầu người

2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

10
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2008 ,

Nguồn: Báo cáo của WB, 12/2008.

Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong thời kỳ khó
khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đã có những
chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần khôi phục nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng GDP là 5,32%, là 1 trong 12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng
trưởng cao nhất Đông Nam Á.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư…

Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn (đặc
biệt về mặt tài chính) nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới chiến lược.

2.2.Tỷ lệ lạm phát:

- Lạm phát ở mức thấp và nằm trong sự kiểm soát của chính phủ không gây ra những tác
động đáng kể đối với nền kinh tế.
- Khi lạm phát tăng cao: khách hàng mua sắm sản phẩm lâu bền nhiều hơn, sản xuất kinh
doanh giảm sút, sức tiêu thụ giảm, hàng hóa ứ đọng, họat động sản xuất kinh doanh có xu

11
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

hướng thu hẹp trong nhiều lĩnh vực.


- Trong 10 năm qua, chỉ số lạm phát ở Việt Nam không ổn định và tăng dần. Nếu trước năm
2000, tốc độ lạm phát giảm và thậm chí âm liên tiếp hai năm 2000, 2001 với mức -1,6%;
-0,4%. Sau đó lạm phát cao đã xuất hiện, tăng nhanh và bùng nổ vào năm 2007, đạt đỉnh
điểm vào năm 2008 (ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu).

2.3. Lãi suất ngân hàng:

- Năm 2007: Lãi suất USD tăng, lãi suất VND tương đối bình ổn: Năm 2007, lãi suất huy
động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược với diễn biến trên thị trường thế giới.
Trong khi đó, lãi suất VND tương đối ổn định, cân bằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và
tăng nhẹ cuối năm. Sự ổn định này đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Đáng chú ý là những tháng cuối năm, lãi suất trên thị trường mở có
những thời điểm tăng đột biến, phản ánh cầu nội tệ khá căng thẳng ở một số ngân hàng
thương mại.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2007

12
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Nguồn: NHNNVN

- Năm 2008: biến động lớn. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước
gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy
động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong
tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi
suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động
trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.

Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm
chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận
vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào
vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng
khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).

Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng
Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị
trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những
điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và
cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên
19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối
đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.

13
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2008

Nguồn: NHNNVN

- Năm 2009: Sau 10 tháng duy trì ổn định, từ ngày 1/12, lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên
8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ
5%/năm lên 6%/năm. Ngày 26/11, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng thêm 5% tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ từ +/-5% về +/-3%.

Đó là những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu góp phần duy
trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững
trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính
và kinh tế thế giới.

- Hiện nay, lãi suất vẫn quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Hiện trung
bình lãi suất vay vẫn là 14 -15%, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp không vượt quá
20%, thì rốt cuộc chỉ còn 5% để trang trải tất cả các khoản.

Hơn nữa, các doanh nghiệp thế giới vốn vay ngân hàng chỉ là vay bổ sung, trong
khi doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vay ngân hàng tới 90%, nên khi ngân hàng
thắt chặt cho vay thì doanh nghiệp sẽ lao đao vì không tiếp cận vốn được.

Bên cạnh đó, có hiện tượng không gặp nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Có
doanh nghiệp cần vốn thì không tiếp cận được, nhưng cũng có một số ngân hàng
có nhu cầu cho vay lại không đàm phán và chọn lựa được doanh nghiệp đủ điều
kiện cho vay.

2.4. Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Khi giá
cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng
cạnh tranh tăng lên, do đó xuất khẩu có xu hướng tăng. (Khi đồng nội tệ mất giá so với đồng đô-
la, các doanh nghiệp có thặng dư thương mại (XK > NK) sẽ có lợi, các doanh nghiệp có thâm hụt
thương mại (XK < NK) sẽ bị bất lợi).

Việt Nam hiện nay đang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.

- Năm 2007: Nới rộng biên độ tỷ giá: NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/-

14
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

0,25% lên +/-0,5% và +/-0,75%, thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích
nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường. Trước đó, sức ép từ cung
ngoại tệ đã đẩy tỷ giá của các ngân hàng thương mại xuống sàn biên độ trong thời gian
dài. Tính chung cả năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng bình quân 0,62% so
với năm 2006.
- Năm 2008: nhiều biến động. NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VND
và USD, từ +/-0,75% lên 1%, 2% và 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong
những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy”
15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu
cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt”
khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do.
Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh
hưởng đến lợi nhuận.
- Năm 2009:

BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỒNG VIỆT NAM SO VỚI USD

Nguồn: NHNNVN

Dựa vào sự mất cân đối trầm trọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm
qua thì có thể nói rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so với đồng
nhân dân tệ (RMB). Chính đồng tiền đang bị định giá quá cao làm cho hàng hóa của Việt
Nam không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc cho dù ngay trên sân nhà của
mình.

Bảng 1: Hai kịch bản tỷ giá

15
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Tỷ giá Hiện tại Đúng giá Đúng giá/Hiện tại


USD/VND 19.500 22.425 15%
USD/RMB 6,93 4,85 -30%
RMB/VND 2.815 4.625 64%

2.5. Thu nhập bình quân đầu người:

- Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa thông thường tăng, cầu hàng hóa thứ cấp giảm.
- Tốc độ tăng thu nhập bình quân của người Việt Nam là khá nhanh

Năm 2006 2007 2008 2009


Thu nhập bình quân đầu người (USD) 724,5 835 1024 1050
Tăng, giảm so với năm liền trước (%) - 15,25 22,63 2,54

( Nguồn: NHNNVN)

Với tốc độ tăng trưởng khá và tương đối ổn định, Bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong thời kỳ 2001-2010 đạt 7,2% một năm. GDP
bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD.

3. Yếu tố chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Maketing của doanh nghiệp.
Sự chi phối môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh diễn ra theo 2 chiều hướng:
- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi
- Kìm hãm , hạn chế sự phát triển của thị trường.
Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song
cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối
mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Trong những yếu tố đó chính trị
và luật pháp là hai vấn đề đáng quan tâm. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh
doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của
nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật
pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. Các hệ thống và chính sách đó là: kinh kế nhằm
điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại.
- Các chủ trương đường lối - Đảng cầm quyền và các lực lượng xã hội khác.

16
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

- Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực quốc tế.
- Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ.
- Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật biệt là các chính sách

3.1. Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ:

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố
thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh
doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế
luật pháp tại khu vực đó.

Pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực. Thể chế nào có sự
bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế
không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

3.2. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp:

( Đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh tiêu dùng, quan hệ
trao đổi - thương mại)

Để điều tiết nền kinh tế, các quốc gia đều ban hành một hệ thống các văn bản để quản lý quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp
ở Việt Nam như:

- Sửa đổi hiến pháp

- Luật doanh nghiệp

- Luật đầu tư nước ngoài

- Luật chống độc quyền

- Các thông tư hướng dẫn

Tất cả các văn bản quy phạm đó nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và
lĩnh vực cấm kinh doanh cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Các nhà Maketing
cần nghiên cứu và năm vững nhằm tận dụng những cơ hội tốt và hạn chế đến mức thấp nhất rủi
ro có thể xấy ra do thiếu thông tin về luật pháp.

Hệ thống công cụ và chính sách của nhà nước có tác động đến hoạt động Maketinh như:

17
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

- Chính sách thuế

- Chính sách tài chính

- Chính sách tiền tệ

- Chính sách đối ngoại

- Chính sách phát triển các thành phần kinh tế…

Các chính sách này thường xuyên sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế do đó đều tác động tích cực hoặc kìm hãm đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Mỗi nước đều có luật để điều chỉnh các hoạt động trong xúc tiến bán hàng, phát triển sản
phẩm, định giá cả, và các kênh phân phối. Tiền thưởng là một thực tế được chấp nhận đối với các
doanh nghiệp trong các chương trình khuyến mại, nhưng chính nó cũng gây ra các vấn đề.

Chẳng hạn như tiền thưởng của các doanh nghiệp ở Áo có tác dụng chào mời khách mua
hàng, chịu ảnh hưởng luật chiết khấu ở nước này, và cấm bất kỳ việc giảm tiền có tính ưu đãi đối
với các nhóm khách hàng khác nhau. Người ta cho rằng làm như thế sẽ dẫn đến việc phân biệt đối
xử đối với người mua.

3.3. Chủ trương đường lối – Đảng cầm quyền và các lực lượng XH khác:

Cơ chế điều hành của chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp luật và đường
lối, chính sách kinh tế nhà nước, do vậy sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sáng (20/5), kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc tại Hà Nội. Chính phủ
nhận định rằng Điều hành vĩ mô còn hạn chế.

Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
Nguyễn Sinh Hùng trình bày đã thừa nhận việc điều hành vĩ mô của Chính phủ vẫn còn những
hạn chế, tồn tại. Nhất là trong xây dựng thể chế, triển khai, kiểm tra thực hiện các chính sách và
trong điều hòa, phối hợp giữa các ngành, các cấp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao
hiệu lực điều hành.Về vấn đề này Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, trong
thời gian tới Chính phủ sẽ triển khai quyết liệt các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính đã
được thông qua. Chính phủ hoan nghênh chương trình giám sát của Quốc hội về công tác đơn
giản hoá thủ tục hành chính trong năm 2010.

3.4. Vai trò của các nhóm xã hội:

18
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, nhóm các
tổ chức xã hội sẽ ngày càng gia tăng buộc các nhà quan trị maketing phải xem xét ảnh hưởng của
các yếu tố này đến các quyết định maketing.

Sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều
khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp được kiểm tra kĩ càng hơn. Nhà maketing phải quan
tâm khác nhau đến từng nhóm người cụ thể để hiểu sâu rộng nhu cầu cũng cũng như mong muốn
và thị hiếu của từng loại đối tượng để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.

Ngày 25-3 Hiệp hội Sữa VN chính thức được thành lập, quy tụ 68 thành viên gồm các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình... đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa trên phạm vi toàn quốc.
Theo điều lệ hoạt động, Hiệp hội Sữa ra đời nhằm liên kết các hội viên hợp tác, hỗ trợ về kỹ thuật
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm...

- Các hội viên cũng bầu ra ban chấp hành hội gồm chín thành viên, bà Mai
Kiều Liên, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk), được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Sữa nhiệm kỳ 2010-2015.
- Tại hội nghị, hiệp hội đã thông qua chương trình hoạt động năm 2010,
trong đó tập trung vào nhiệm vụ phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, xây
dựng nguồn sữa nguyên liệu dồi dào, có hệ thống và nâng cao chất lượng
sữa trong khâu sản xuất và chế biến, đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên
trong chuỗi giá trị ngành sữa. Tuy nhiên, hiệp hội sẽ không can thiệp vào
giá cả của các doanh nghiệp bán ra trên thị trường.

3.5. Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực quốc tế:

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô
hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.

Ta có thể thấy rõ chính sách quan hệ của nước ta hiện nay là: MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI
NGOẠI, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát
triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống
nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi quốc gia khi
gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế
(hay còn gọi là chính sách ngoại thương) phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển của mình.
Một chính sách đúng đắn có thể giúp cho nền kinh tế phát triền, các doanh nghiệp mở rộng sản

19
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

xuất nhung một chính sách sai lâm có thể dẫn đến sự đi xuống trầm trọng của cả nền kinh tế. Do
đó, đây là một vấn đề quan trọng mà bất kì quốc gia nào cũng cần cân nhắc kỹ càng.

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đến nay Việt
Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước và lãnh thổ thuộc các châu lục, và lần đầu tiên trong
lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên Hợp quốc. Nước thứ 169 mà Việt Nam vừa mới thiết lập quan hệ là Cộng hòa
Đôminican.

4. Yếu tố văn hóa – xã hội:

Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan điểm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi
đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ một cách tập thể.

4.1. Các yếu tố văn hóa:

Những giá trị văn hóa truyền thống căn bản, những giá trị văn hóa thứ phát và các nhánh
văn hóa của nền văn hóa
- Những giá trị văn hóa truyền thống căn bản: là những chuẩn mực giá trị phản
ánh bản sắc văn hóa của một nước, một vùng miền hoặc một dân tộc được truyền
từ đời này sang đời khác .Nó tác động lớn đến hành vi tiêu dùng của những con
người trong cộng đồng đó
- Những giá trị văn hóa thứ phát là những giá trị có khả năng thay đổi theo từng
tình huống.Sự thay đổi các giá trị văn hóa sẽ mở ra cơ hội thị trường mới hoặc tác
động tới khuynh hương tiêu dùng của con người.
- Các nhánh văn hóa của một nền văn hóa là những chuẩn mực giá trị của một
nhóm, một bộ phận ngừơi do có điều kiện và hoàn cảnh sống giống nhau, họ có
quan niệm sống giống nhau.Nhóm văn hóa này là cơ sở để hình thành nên một
đoạn thị trường nào đó.

4.2. Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập:

Việt nam đang từng bước hội nhập với thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Dưới tác
động của toàn cầu hóa chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú đa dạng, năng
động và có nhiều thách thức... như hiện nay
Người việt nam vẫn giữ nhưng nét bản sắc riêng của
người Á Đông, những giá trị truyền thống như thờ cúng tổ

20
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

tiên, tết cổ truyền dân tộc, nền vân hóa lúa nước. Do đó, những nhà kinh doanh phải nắm được
điều này để có chiến lược sản xuất, kinh doanh và phân phối phù hợp.
Chẳng hạn, trong những ngày lễ tết nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo, bia, nước ngọt…là rất lớn,
nhà sản xuất nên cung ứng một số lượng lớn các sản phẩm phục vụ những dịp này với bao bì, mẫu
mã phù hợp và nổi bật.
Trong xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay, văn hóa Việt Nam cũng có sự du nhập các nền
văn hóa khác trên thế giới. Sự thay đổi này mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam, tạo ra hướng kinh doanh mới cho các nhà sản xuất.
Ví dụ, Nhãn hiệu Apple đã trở nên nổi tiếng trên
khắp thế giới và cả ở Việt Nam. Các nhà mạng lớn như
Vinaphone, Viettel đã bắt kịp xu thế này và đã ký kết
hợp đồng để trở thành nhà phân phối cho dòng SP này
(iphone 3G, 4G) và đã tạo nên những cơn sốt trên thị
trường Việt Nam.
Mỗi nhóm văn hóa khác nhau lại có nhu cầu tiêu
dùng khác nhau tùy thuộc vào mức thu nhập của họ. Ở
Việt Nam, người tiêu dùng mặc dù đã có khá nhiều cải
thiện trong thu nhập nhưng vẫn chưa ở mức cao, nhóm người sử dùng hàng cao cấp vẫn chưa
nhiều nên DN cần có những tính toán hợp lý khi đưa SP ra thị trường, nhất là về mặt giá cả.
Chẳng hạn, với các SP may mặc, những khách hàng
có thu nhập ổn định, có yêu cầu cao về thời trang công sở
quan tâm nhiều về chất lượng mẫu mã hơn là giá cả,
trong khi nhóm sinh viên có thu nhập thấp lại quan tâm
nhiều hơn về giá cả. Do đó, các DN cần xác định đối
tượng KH mình cung ứng để có các chính sách giá cả,
chất lượng và mẫu mã SP phù hợp.

5. Yếu tố công nghệ:

Một lực lượng quan trọng nhất, định hình cuộc sống của con người là công nghệ. Công nghệ
đã tạo ra những điều kỳ diệu như penicillin, mổ tim mở. Nó cũng đã gây ra những nỗi kinh hoàng
như bom khinh khí, khí độc đối với hệ thần kinh và súng tiểu liên. Nó đã đem lại cho ta những thứ
vừa lợi vừa hại, như ôtô, trò chơi video, bánh mì trắng. Thái độ của người ta đối với công nghệ
tuỳ thuộc vào chỗ người đó nghĩ nhiều đễn những điều kỳ diệu hay những điều kinh hoàng mà nó
đem lại.

21
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Mỗi công nghệ đều tạo ra một hậu quả lâu dài quan trọng mà không phải bao giờ cũng có thể
thấy trước được. Do đó, người làm Marketing phải theo dõi những xu hướng sau đây trong công nghệ .

5.1. Sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ:

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu thế kỷ 20 là một bước ngoặt lớn mở ra một kỷ nguyên
mới cuả nhân loại. Người làm marketing phải quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và công nghệ vì nó có
ảnh hưởng to lớn tới sản xuất, kinh doanh và cả sự tiêu thụ.

- Thứ nhất: Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm
chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó,
trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể,
nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Ngày càng nhiều ý tưởng đã đem
lại kết quả, và thời gian từ khi có những ý tưởng mới đến khi thực hiện thành công
đang được rút ngắn nhanh chóng, và thời gian từ khi đưa vào sản xuất đến đỉnh cao
của sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp
KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu
lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê... hàng đầu trên thế
giới.

Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao
năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.

- Thứ hai: Kinh tế phát triển làm cho đời sống con người không ngừng được nâng cao
dẫn đến thói quen tiêu dùng cũng thay đổi. Nếu như trước đây khi nước ta trong thời
quan liêu bao cấp, người dân chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu ăn no mặc ấm thì giờ đây
mục tiêu mà mọi người hướng tới đó là ăn ngon mặc đẹp. Trước những nhu cầu ngày
càng đa dạng và phức tạp của những người tiêu dùng - đối tượng mà marketing quan
tâm, thì yếu tố công nghệ luôn phải đi trước một bước. Do đó các doanh nghiệp phải
không ngừng học tập chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, có những
chính sách đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới hình
ảnh sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng.

5.2. Thay đổi ngân sách nghiên cứu và phát triển:

22
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã đào
tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có
trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân
kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN
thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước.
Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức,
công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.

Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với trên 1.100 tổ chức
nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà
nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN,
thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.

Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, từ năm
2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong
quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế rất lớn được coi là trở ngại với các nhà kinh
doanh khi xem xét đầu tư kinh doanh tại Việt nam

5.3. Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ:
Khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần được bảo đảm an toàn chắc chắn. Vì
vậy các cơ quan nhà nước đã tăng cường quyền lực của mình đối với việc kiểm tra và nghiêm cấm
những sản phẩm có khả năng không an toàn.

Việc thay đổi công nghệ gặp phải sự chống đối của những người xem đó là một sự đe dọa tự
nhiên, cuộc sống riêng tư, tính chất đơn giản và thậm chí cả loài người nữa. Nhiều nhóm khác
nhau đã phản đối việc xây dựng những nhà máy điện nguyên tử, những ngôi nhà cao tầng và
những cơ sở giải trí trong các vườn quốc gia. Họ đòi hỏi phải đánh giá các công nghệ mới về mặt
công nghệ trước khi thương mại hóa chúng.

Những người làm Marketing cần hiểu rõ là môi trường công nghệ luôn thay đổi và nắm
được những công nghệ mới đó có thể phục vụ nhu cầu của con người như thế nào. Họ cần
hợp tác chặt chẽ với những người làm công tác nghiên cứu và phát triển để khuyến khích họ
nghiên cứu hướng theo thị trường nhiều hơn. Họ phải cảnh giác với những hậu quả không
mon muốn của mọi đổi mới có thể gây thiệt hại cho người sử dụng và tạo ra sự mất tín nhiệm
cùng thái độ chống đối của người tiêu dùng.

23
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

6. Yếu tố địa lý

Môi trường tự nhiên: thể hiện khả năng thiếu hụt những vật tư nhất định, chi phí năng lượng
không ổn định, mức độ ô nhiễm, và phong trào xanh bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Các yếu
tố tự nhiên này ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp và ảnh hưởng
đến các hoạt động maketing trên thị trường.
Đây là yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là:
1. Tình trạng thời tiết, khí hậu của từng vùng thị trường
2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên,trữ lượng và điều kiện khai thác.
3. Sự ô nhiễm môi trường ở từng vùng thị trường.
4. Sự can thiệp của Chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được
các doanh nghiệp thừa nhận. Việc nghiên cứu kỹ môi trường tự nhiên giúp cho doanh nghiệp biết
được trong các yếu tố này, yếu tố nào tác động tiêu cực, yếu tố nào tác động tích cực để từ đó có
những chiến lược maketing, sản phẩm cụ thể. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự
nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và
dịch vụ.

6.1. Tình trạng thời tiết, khí hậu của từng vùng thị trường

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lãnh
thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm
ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển
Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở
các vùng vĩ độ thấp Việt Nam. có ba miền khí hậu chủ yếu,
bao gồm:
- Miền khí hậu phía Bắc
- Miền khí hậu phía Nam
- Miền khí hậu miền Trung và Nam Trung Bộ
Thuận lợi:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng -
ẩm, nhiệt độ TB/năm cao, độ ẩm TB lớn cùng với sự phân hóa đa dạng cả về thời gian và

24
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

không gian là một thuận lợi lớn cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều
loại nông sản phong phú (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu...; chăn
nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, thủy sản). Cho phép trồng các loại cây có nguồn gốc
nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Đối với các ngành công nghiệp chế biến lâm sản: rừng nhiệt đới với nhiều loại lâm sản
khác nhau là nguồn nguyên liệu có giá trị đối với các ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy,
dược liệu, thủ công mĩ nghệ... Ngoài ra, lượng mưa trung bình hàng năm cao, nguồn nước
ngầm phong phú cùng hệ thống sông ngòi dày đặc đủ để cung cấp nước cho sản xuất công
nghiệp.
Hạn chế:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Trong điều kiện thời tiết nóng - ẩm, sâu bệnh dễ phát sinh
và lây lan trên diện rộng gây hại cho cả cây trồng lẫn vật nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực
đoan, nhiễu động thời tiết thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa làm cho sản xuất nông
– lâm - ngư thêm bấp bênh. Bão, lụt, thiên tai hạn hán,... cũng xảy ra ở hầu hết các vùng
lãnh thổ nước ta, gây thiệt hại lớn cả về người và của cho nhân dân.
- Đối với sản xuất công nghiệp: độ ẩm cao dễ làm cho những thiết bị, máy móc bị ăn mòn,
ẩm mốc; Các ngành công nghiệp khai thác (khoáng sản, rừng, hải sản) cũng phải tuân theo
nhịp điệu mùa, tính chất mùa của nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến
cũng phải tuân theo lịch thời vụ.
- Đối với giao thông vận tải: Mưa, bão gây ách tắc giao thông cả đường sắt, bộ, đặc biệt là
những tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi.
- Đối với hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan: Tính chất gió mùa cũng ảnh hưởng
khá sâu sắc, hiệu quả khai thác giảm hẳn mà rõ nhất là ở miền Bắc.hiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, sinh hoạt của dân cư.

6.2. Tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.

Tài nguyên đất:


- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được của ngành trông trọt của
nước ta. Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11
triệu ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng
cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1,

25
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu,
cam, chanh, quít...).

Tài nguyên khoáng sản:

- Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của
thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải.
Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã
phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ
và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản.

Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên mang lại những thế mạnh nhất định cho Việt Nam trong
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp khai thác, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.

Tài nguyên du lịch

- Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn


mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông,
có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi
non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần
với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm
phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng
cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...;
động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức
(Thanh Hoá), thuận lợi để phát triển du lịch

6.3. Vấn đề môi trường:

Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá


và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh
nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường

26
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

cũng gia tăng nhanh chóng.Chất thải công nghiệp, chất thải rắn, chất thải không tái chế được đang
là những vấn đề nan giải cho các hoạt động thị trường.

Chi phí maketing có thể tăng lên, nhưng người tiêu dùng sẵn sàng trả giá để có được những
sản phẩm an toàn hơn về sinh học và môi trường. Công tác quản trị maketing cần thực sự chú ý
đến những chỉ số này bởi vì do sức ép phải bảo vệ môi trường tự nhiên sẽ càng trở nên mạnh mẽ
hơn buộc chính phủ phải can thiệp ngày càng mạnh và kiên quyết hơn vào vấn đề bảo vệ môi
trường.

6.4. Sự can thiệp của chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên

Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Là một trong những yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền
vững tại Việt Nam. Sức ép phải bảo vệ môi trường tự nhiên sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn buộc
chính phủ phải can thiệp ngày càng mạnh và kiên quyết hơn vào vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Cụ thể là:

- Ưu tiên phát triển các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản; lĩnh vực công nghệ
môi trường, công nghệ xử lý, công nghệ sạch, thân môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất
kinh doanh.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết
các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.

27
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

II. Lựa chọn doanh nghiệp Vinamilk để phân tích mô hình SWOT

1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp Vinamilk

1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6
đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac,
Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.

1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên
thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.

1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam (ra
đời sữa bột dielac)

1990: Sản phẩm V-fresh lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam

1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT (sữa tiệt trùng UHT (ultra high temperature-xử
lí bằng phương pháp siêu nhiệt) là loại sữa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Công nghệ
UHT: gia nhiệt ở nhiệt độ cực cao (140oC-150oC) trong thời gian cực ngắn (4-6 giây), diệt gần
như toàn bộ vi khuẩn có hại có trong thành phần sữa và tăng cường thêm nhiều Vitamin và dưỡng
chất thiết yếu. Sau quá trình chế biến và đóng hộp, sữa có thể được bảo quản an toàn trong điều
kiện bình thường suốt 6 tháng. các loại sữa tiệt trùng của vinamilk : flex, milk kid, sữa tiệt trùng
vinamilk có đường, ko đường, hương dâu, socola,...)và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam.

1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa
Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào
sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.

1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến
lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.

28
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh
Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường
Miền Trung Việt Nam.

2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ,
nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng
trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng
Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ
đồng.

2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định
(sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30
tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.

- Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller
Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu
Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
- 2005-2006, Vinamilk dành hơn 1,5 tỷ đồng trao Quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài
năng trẻ Việt Nam” cho học sinh tiểu học toàn quốc. Dự kiến năm học 2006-2007,
Vinamilk sẽ trao 3 tỷ cho quỹ này.

2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng
01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm
giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.

- Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là
phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám
cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám
sức khỏe.
- Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa
Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400
con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.

29
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

- Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Vinamilk đã chi 7 tỷ đồng cho Quỹ từ thiện “Cùng
Vinamilk vươn tới trời cao” dành cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, mồ côi trên toàn
quốc. Tại Bắc Ninh, Công ty đã trao tặng quỹ từ thiện này cho Uỷ ban DS, GĐ & TE các
tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, mỗi tỉnh 100 triệu đồng; 20 trẻ em nghèo, trẻ em
khuyết tật, mồ côi tỉnh Bắc Ninh được tặng mỗi em một suất quà và 500 nghìn đồng.

2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại
Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.

2008: 30/6/2008, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Vinamilk đã chính thức ra
mắt Quỹ “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam
Ngày 5/9, Công ty Vinamilk đã công bố “Quỹ 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam" từ 3 tỷ
đồng lên 6,6 tỷ đồng tương đương với tổng số sữa sẽ phát cho trẻ em nghèo Việt Nam từ 1 triệu ly
sữa lên 3 triệu ly sữa. Quyết định này đưa ra sau 2 tháng hoạt động Quỹ đã có những thành công
lớn, đem đến tận tay 50.000 trẻ em nghèo tại 14 tỉnh thành 1 triệu ly sữa đầu tiên

2009: Ngày 28/3/2009 chính thức khởi


động chương trình “Quỹ 6 triệu ly sữa cho
trẻ em Việt Nam”.

2010: Tung ra sản phẩm sữa 100% thanh


trùng không đường và có đường.

2. Phân tích mô hình SWOT

2.1. Điểm mạnh (S)

1. Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp hàng
đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa.
2. Hệ thống phân phối rộng khắp và không ngừng mở rộng nhằm tăng về số lượng giúp đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả.
3. Sản phẩm chất lượng tốt và được người tiêu
dùng ưa thích.
4. Máy móc thiết bị hiện đại, được đầu tư nâng
cấp và mở rộng mỗi năm, tập trung đầu tư
phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại

30
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

(chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch…) bảo đảm sản phẩm đạt
tiêu chuẩn quốc tế.

5. Có thế mạnh về hình ảnh và uy tín của công ty, là thương hiệu quen thuộc được người
tiêu dùng tin tưởng sử dụng suốt 34 năm qua, triển khai các chương trình học bổng, hoạt
động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lụt, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ
cho giáo viên 10 tỉnh nghèo được ăn tết, lập ra quỹ sữa cho trẻ em nghèo, học bổng quỹ
sữa vươn cao Việt Nam...
6. Sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, phù
hợp với nhiều đối tượng khách hàng; chất lượng
tốt, được người tiêu dùng tin tưởng. Liên tiếp cho
ra đời nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng: sữa chua ăn nha đam giàu
vitamin A & E, sữa bột dành cho người bị tiểu
đường, sữa giảm cân dielac, và các sản phẩm
nước cam sữa, dâu sữa...
7. Tiêu thụ khoảng 40% đến 60% sản lượng sữa tươi trong nước (theo số liệu của báo cáo
thường niên năm 2008 của Vinamilk) khiến cho Vinamilk có khả năng chi phối về giá sữa
tươi nguyên vât liệu trên thị trường.
8. Ngoài ra Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ nông dân
nuôi bò sữa để chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào.
9. Đội ngũ nhân lực trình độ cao, ban quản lý, lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong kinh doanh
sản xuất sữa, hệ thống quản trị nội bộ minh bạch, các quy trình quản lý cụ thể và chặt chẽ.
Ý thức tự thay đổi để nang cao chất lượng hoạt động được xuyên suốt từ cấp quản lý đến
cấp nhân viên.
10. Có mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước cho phép công ty có
được nguồn cung cấp ổn định với giá cả hợp lý.

2.2. Điểm yếu (W)

1. Quá lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào (cả về giá sữa nguyên liệu nhập khẩu và giá
thức ăn chăn nuôi cho bò) nên sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu, sự gia tăng chi phí năng
lượng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng.
2. Thị trường tiêu thụ sữa của vinamilk chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn còn những
vùng nông thôn hay miền núi, khu đô thị nhỏ còn chưa được chú trọng nhiều. Sản lượng

31
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

sữa xuất khẩu ra nước ngoài không ổn định do tình hình chính trị bất ổn ở 1 số quốc gia
nhập khẩu (Irad...)
3. Mới chỉ tập trung phần lớn hoạt động Marketing ở miền Nam còn miền Bắc, miển Trung
vẫn chưa được quan tâm nhiều.
2.3. Cơ hội (O)

1. Điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước
đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng tăng,
chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng nên
thói quen tiêu dùng cũng đang thay đổi, nhu cầu tiêu dùng sữa cũng đang dần tăng lên.
2. Gia nhập WTO giúp Vinamilk mở rộng thêm thị phần nước ngoài (hiện nay 11% sản
lượng sữa của Vinamilk là dùng cho xuất khẩu), tăng cường hợp tác quốc tế đẩy mạnh mối
quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài.
3. Cuộc vận động của Bộ chính trị“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” vào tháng 8 năm
2009 hướng tới các sản phẩm sữa đầu tiên đã làm tăng thêm sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp sữa, trong đó có Vinamilk.
4. Việt nam là nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển chăn nuôi bò sữa - nguồn nguyên liệu chính của công ty Vinamilk.
5. Quyết định số 10/2008/QĐ - TTg của Thủ Tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về
chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 góp phần làm giảm gánh nặng về
nguồn nguyên liệu đầu vào.
6. Trên cơ sở chất lượng sữa ngày càng được quan tâm hơn từ sau vụ việc sữa có chất
melamine càng khẳng định được chất lượng sữa của Vinamilk là đảm bảo.
7. Cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay là “cơ cấu dân số vàng”, tỷ lệ người già đang ngày càng
tăng lên, nhu cầu tìm kiếm các dòng sản phẩm dành cho nhóm đối tượng này cũng ngày
một tăng cao.

2.4. Thách thức (T)

1. Thực trạng quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước trong việc giám sát kiểm tra chất
lượng các sản phẩm sữa hiện nay thể hiện qua vụ
sữa nhễm melamine được phát hiện tại Trung
Quốc, các quốc gia lân cận và việc 1 số sản phẩm
sữa bột thành phẩm có hàm lượng đạm thấp hơn
rất hiều so với hàm lượng đã công bố trên bao bì...

32
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

2. Do ảnh hưởng thời tiết, điều kiện khí hậu của từng vùng làm số lượng đàn bò và lượng sữa
ở từng vùng cũng khác nhau. Ở nhiều nơi do khí hậu quá khắc nghiệt làm cho sản lượng
sữa bị ảnh hưởng về tính đồng đều về chất lượng và sự ổn định về số lượng
3. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ làm cho sữa được
cung cấp số lượng không nhiều, chất lượng không cao và không ổn định .
4. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài thâm nhập vào
thị trường trong nước, tăng sức cạnh tranh giữa các công ty trong ngành.
5. Biến động về tỷ giá là không thể lường trước được nên cũng tác động đến nguồn nguyên
liẹu nhập khẩu.
6. Giá nguyên liệu sữa có xu hướng tăng, giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng (đặc biệt là giá
thức ăn tinh) tạo ra những khó khăn trong nguồn nguyên liệu đầu vào.

3. Các kết hợp định hướng chiến lược phát triển

• S – O:
1. Lợi dụng Điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được
nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng nên thói quen tiêu dùng cũng đang
thay đổi để tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp, nâng cao chất lượng
sản phẩm và phát triển quy mô... góp phần mở rộng thị trường.
2. Tận dụng sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng về chất lượng sữa và
phát huy chiến lược hoàn thiện hình ảnh, uy tín, phát triển thương hiệu nhằm tạo
dựng hình ảnh đẹp, sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các sản phẩm của
Vinamilk.
3. Tận dụng sự quan tâm của chính phủ về nông ngiệp đặc biệt là trong lĩnh vực chăn
nuôi để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo nguồn cung cấp ổn
định, chất lượng cao, giá cạnh tranh, đáng tin cậy.

• S – T:
1. Gia nhập WTO, hợp tác quốc tế tăng cường, phải cạnh tranh với các đối thủ
nước ngoài và đối diện với biến động mạnh về tỷ giá làm cho nguồn nguyên liệu
đầu vào bị ảnh hưởng về giá cả. Khi đó Vinamilk phải tận dụng thế mạnh về hệ
thống phân phối rộng khắp, thế mạnh về hình ảnh và uy tín của công ty, là thương
hiệu quen thuộc được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng suốt 34 năm qua, mối

33
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, khả năng chủ động về
nguồn nguyên liệu trong tương lai để ổn định giá cả, giữ vũng thị phần.
2. Do điều kiện tự nhiên có tác động không nhỏ đến nguyên liệu sữa nên
Vinamilk đã tận dụng điều kiện máy móc thiết bị hiện đại, được đầu tư nâng cấp và
mở rộng mỗi năm, tập trung đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại và các
biện pháp để giúp các vùng nguyên liệu cho sản lượng ổn định, chất lượng đồng
đều góp phần nâng cao chất lượng sữa và duy trì sản lượng.

• W – O:
1. Điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu
nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng
cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng nên thói quen tiêu dùng cũng đang thay
đổi, cuộc vận động của chính phủ “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhằm
khắc phục điểm yếu mới chỉ tập trung tiêu thụ sản phẩm ở các thành phố lớn và
đẩy mạnh tiêu thụ sữa ở miền núi, nông thôn và các khu đô thị nhỏ.
2. Gia nhập WTO, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh nên cần phải tăng cường mối quan
hệ hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định
với giá cả hợp lý.
3. Tận dụng mở rộng hợp tác quốc tế và điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát
triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhu cầu về dinh dưỡng được chú trọng
mà đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm tạo dựng hình ảnh và chôc đứng không
chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn ra ngoài thế giới.

• W – T:
1. Gia nhập WTO, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh phải cạnh tranh với nhiều
đối thủ có tiềm lực nên áp dụng mọi biện pháp để giữ vững thị phần hiện có ở các
thành phố lớn hiện tại.
2. Việc quá lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào (cả về giá sữa nguyên
liệu nhập khẩu và giá thức ăn chăn nuôi cho bò) nên sự thiếu hụt nguồn nguyên
liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng cộng với
ảnh hưởng thời tiết, điều kiện khí hậu của từng vùng, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của
nông dân theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ làm số lượng đàn bò và lượng sữa ở từng
vùng cũng không đồng đều chất lượng và số lượng vì thế Vinamilk cần duy trì mối

34
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp hiện tại để tránh những biến động lớn về giá
cả, có nguy cơ sụt giảm thị phần.



Năm 2009 đã khép lại với nhiều biến động ở cả nền kinh tế thế giới lẫn thị trường Việt Nam.
Khởi đầu từ cuối 2008 và kéo dài sang 2009, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng
đến nhiều mặt của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán lao dốc, thất nghiệp gia tăng, nhiều công
ty tên tuổi bị phá sản hoặc sáp nhập, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều
quốc gia bị suy giảm nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, nền kinh tế cũng đã trải


qua nhiều khó khăn. Các nền kinh tế lớn rơi
vào tình trạng suy thoái đã thu hẹp thị
trường xuất khẩu và thị trường vốn của Việt
Nam. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách
thức đó, Vinamilk tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng ấn tượng và vị trí dẫn đầu thị
trường sữa của mình. Tổng doanh thu tăng
29% so với cùng kì, vượt 17% so với kế
hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao. Mức lợi nhuận trước thuế, giá trị tổng tài sản, vốn chủ sở
hữu đều tăng so với đầu năm khoảng 39% trở lên (Theo báo cáo thường niên năm 2009). Và mới
đây nhất, Vinamilk đã lọt vào Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất Châu Á – Thái Bình Dương.
Đây quả là một thành tích đáng tự hào, không chỉ với Vinamilk mà còn đối với tất cả các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Bước sang năm 2010 nền kinh tế có nhiều chuyển biến khả quan hơn, nhưng đồng thời cũng
có cả những khó khăn, thách thức mới đang chờ đợi Vinamilk. Với sự nỗ lực hết mình, phấn đấu
không mệt mỏi, hi vọng Vinamilk sẽ trở thành một doanh nghiệp xứng sánh ngang tầm thế giới
trong thời gian không xa.



35
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06

36

You might also like