You are on page 1of 4

3.

2 Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược


Qua phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty AFIEX và những
nhân tố của môi trường vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, ta
tiến hành xây dựng ma trận SWOT để tìm ra những chiến lược phù hợp cho công ty, đó
cũng là cơ sở khoa học để đưa ra những giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.1 Ma trận SWOT của AFIEX

O – CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) T – ĐE DỌA (THREATENS)


O1.Nhu cầu gạo thế giới đặc biệt là T1.Cạnh tranh cao
gạo chất lượng cao tăng. T2.Nguồn cung, chất lượng đầu vào chưa
O2.Chính sách ưu đãi của Nhà nước được ổn định
và sự hỗ trợ hiệu quả của Hiệp Hội T3.Thị trường chưa được mở rộng nhiều, xu
Lương Thực hướng giảm.
O3.Nguồn nguyên liệu phục vụ xuất T4.Chất lượng gạo của Việt Nam còn kém

SWOT khẩu dồi dào so với Thái Lan và Mĩ.


O4.Công ty sắp cổ phần hóa, cơ hội T5.Phụ thuộc nhiều vào các chính sách của
huy động vốn cao. Nhà nước và của nước nhập.
O5.Hệ thống nhà máy, phân xưởng T6. Tình hình thế giới có nhiều biến động
phân bố rộng. xấu, khủng hoảng tài chính.
O6.Công nghệ kỹ thuật ngày càng T7. Giá nguyên liệu vẫn đạt mức cao
phát triển hiện đại
O7.Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho công tác sản xuất và vận chuyển
lúa gạo.
S – ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) Chiến lược S – O Chiến lược S – T
S1.Ban lãnh đạo có năng lực và kinh S1,S2,S4,S5+O1,O2,O3: tận dụng S1,S3,S4+T2,T4: kiểm soát chặc chẽ
nghiệm. Đội ngũ nhân viên năng uy tín, năng lực, kinh nghiệm để tìm
nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng
động thích ứng với thị trường. kiếm khách hàng, mở rộng thị
S2.Có uy tín trên thị trường, có được trường. sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi về chất lượng,
khách hàng truyền thống. độ an toàn.
S1,S2,S3,S4,S5,S7+O1,O2,O3,O4:
S3.Công ty luôn có sự đầu tư phát
Dùng kinh phí hỗ trợ xúc tiến S2,S4,S5+T2,T7: tận dụng uy tín, khả năng
triển kinh doanh tốt.
thương mại, dựa vào quan hệ tốt với tài chính của mình kết hợp với nông dân
S4.Tài chính của công ty luôn dồi
Chính phủ để ký thêm hợp đồng mới
dào và khà năng huy động vốn tốt. kiểm soát chặc chẽ chất lượng và giá
S5.Có kinh nghiệm, hoạt động lâu S4,S5+O1,O3,O4,O6,O7: đẩy mạnh nguyên liệu đầu vào.
năm ở lĩnh vực xuất khẩu nghiên cứu nâng cao chất lượng và
S6. Công suất luôn đáp ứng đủ nhu đa dạng hóa sản phẩm. S1,S3,S4.S7+T1: Mua đối thủ cạnh tranh
cầu và hệ thống kho bãi lớn. giảm sức ép.
 Phương án 1
S7.Có mối quan hệ tốt với Chính  Phương án 2
phủ và các nhà cung cấp tín dụng.

W – ĐIỂM YẾU Chiến lược W – O Chiến lược W – T


(WEAKNESSES) W1,W3,W4,W5+O1,O2,O3,O5: W1,W2,W5,W6+T1,T2,T3: tập trung xây
W1.Chưa có được thương hiệu cho Đẩy mạnh Marketing, xúc tiến
sản phẩm gạo dựng hệ thống kênh phân phối
thương mại mở rộng thị trường
W2.Chưa có được kênh phân phối
đến người tiêu dùng cuối cùng W1,W4+O1,O2,O3,O6: xây dựng W4,W3,W6+T1,T2: Tập trung nghiên cứu
W3.Bộ máy tổ chức và sản xuất thương hiệu, hiện đại hóa thiết bị,
chậm đổi mới. và hợp tác với nông dân để kiểm soát nguồn
công nghệ, nâng cao chất lượng sản
W4.Công tác về Marketing và phẩm nguyên liệu đầu vào.
nghiên cứu phát triển chưa tốt.  Phương án 4
W5.Thị trường chưa được ổn định. W1,W2,W4,W3+O1,O2,O3: lập đại
W6. Một bộ phận lao động của công lý phân phối ở những thị trường
ty chưa được đào tạo tốt, chưa thể trọng xuất khẩu yếu.
theo kịp sự phát triển của thị trường.  Phương án 3
Thông qua việc phân tích ma trận SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức mà mội trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã
hình thành nên các hình thức phối hợp SO, ST, WO, WT. Đây cũng là các phương án
giúp công ty có thể nhìn nhận thêm vấn đề của mình để khắc phục những yếu kém và
đồng thời phát huy những tiềm lực sẵn có để khai thác tốt nhất các cơ hội nhằm mang lại
hiệu quả cao cho công ty.

 Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ
gạo có xu hướng tăng, đặc biệt là gạo chất lượng cao. Ngoài các thị trường truyền thống
như hiện nay chủ yếu xuất khẩu các loại gạo chất lượng trung bình và thấp, thị trường
xuất khẩu gạo của công ty vẫn còn nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai phá. Do đó
với khả năng tài chính mạnh, uy tín cao của công ty trên thị trường cùng với ban lãnh đạo
có năng lực và kinh nghiệm kết hợp với những ưu đãi và các chính sách khuyến khích
xuất khẩu của Chính phủ, cùng với nguồn cung dồi dao thì công ty cần phải đẩy mạnh
việc đưa sản phẩm vào những thị trường tiềm năng chưa được khai phá. Cụ thể là thị
trường Châu Phi hiện đang có nhu cầu tiêu thụ gạo Việt Nam rất lớn, bên cạnh đó là
những thị trường tiềm năng tiêu thụ gạo chất lượng cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc,… Và
chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu, dựa trên thế mạnh về uy tín, quan hệ tốt với
khách hàng truyền thống, khả năng tài chính, và ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm tăng
cường xúc tiến thương mại, cùng với những mối quan hệ tốt với Chính phủ nhằm kịp thời
nắm bắt những cơ hội xuật khẩu vào những thị trường mới và thâm nhập mạnh hơn nữa
vào thị trường xuất khẩu hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Giúp công ty giữ
vững thị trường truyền thống và thâm nhập các thị trường tiềm năng.

 Phương án 2: Hiện tại, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên
liệu đầu vào do chất lượng nguyên liệu không ổn định, mặt khác để đáp ứng những đòi
hỏi về chất lượng của khách hàng và hạn chế những đe dọa từ nguồn cung nguyên liệu
đầu vào. Công ty cần phải biết tận dụng những thế mạnh về tài chính, uy tín, kinh nghiệm
phối hợp với nông dân tổ chức những vùng nguyên liệu có chất lượng ổn định, đồng nhất,
gia tăng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm, công ty có thể mua trực tiếp từ nông dân để
hạn chế tình trạng gạo nguyên liệu không ổn định do thu mua từ nhiều nguồn khác nhau.
Do đó, chiến lược này là kết hợp với nhà cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào
cho công ty.

 Phương án 3: Chiến lược phát triển sản phẩm, công ty cần xây dựng thương hiệu,
hiện đại hóa thiết bị,công nghệ, tăng cường nghiên cứu và phát triển nâng cao chất lượng
sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất ra
những sản phẩm gạo đặc sản gắn liền với thương hiệu của công ty. Đầu tư công nghệ
đóng gói sản phẩm với mẫu mã đẹp, phù hợp tiêu chuẩn của quốc tế và thị hiếu người
tiêu dùng.

 Phương án 4: Chiến lược phát triển kênh phân phối, hệ thống kênh phân phối
hiện tại trên thị trường xuất khẩu của công ty hầu như không có mà phụ thuộc chủ yếu
vào các nhà phân phối nước ngoài giúp tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty cần xây
dựng được một hệ thống phân phối, sản phẩm của công ty có khả năng đến tận tay người
tiêu dùng, công ty có khả năng tiếp cận, kiểm soát được người tiêu dùng trực tiếp hơn.
Lúc đó, công ty sẽ nắm bắt được sở thích, thị hiếu, sự thay đổi nhu cầu đối với sản phẩm
và đặc tính tiêu dùng của họ; đồng thời tìm được các giải pháp để cung cấp đúng những
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, thương hiệu gạo của công ty sẽ
được nhiều người biết đến.

You might also like