You are on page 1of 8

MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Người soạn: GV. Phạm Văn Minh

ĐÁP ÁN - BÀI TẬP SỐ 2


TRÒ CHƠI TUẦN TỰ VÀ
VẤN ĐỀ CHÈN ÉP
Lưu ý: Cần ôn lại các phần lý thuyết liên quan để hiểu bài giải hơn

CÂU 1: Tìm cân bằng cuộc chơi của các trò chơi tuần tự (Sequential Games) sau
a) Trò chơi gồm hai người chơi (1 và 2), mỗi người chơi có 2 chiến lược (Up và Down), cuối
cây lần lượt là thu hoạch của người chơi 1 và 2. (Hãy tìm cân bằng)

LỜI GIẢI:
Ký hiệu: Người chơi 1 – P1, Người chơi 2 – P2
Để tìm cân bằng trong trò chơi tuần tự (trò chơi trong đó các người
chơi lần lượt thay nhau ra quyết định), ta áp dụng quy tắc “Nhìn xa
hơn và suy luận ngược về” (đôi khi còn gọi là Truy Toán Lùi, hay quy
tắc “Bắt đầu từ cuối”) để giải.
Các người chơi trong LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI luôn hành động một
cách có lí trí (hợp lý), tức là luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình.
Trò chơi tuần tự thường chỉ có 1 cân bằng (kết cục) duy nhất.
Để biết P1 nên chọn chiến lược nào, P1 đặt mình vào P2 và xem P2 sẽ ra quyết định (chọn
chiến lược) như thế nào ở cuối cây trò chơi. Ta xét:
• Tại b: P2 sẽ chọn Up vì thu hoạch mang lại cho nó là $300 (>$200 nếu chọn Down)
• Tại c: P2 sẽ chọn Down vì thu hoạch mang lại cho nó là $350 (>$300 nếu chọn Up)
Bây giờ đến P1 ra quyết định, và Cây trò chơi lúc này sẽ có dạng đơn giản như sau:
• Tại a: P1 sẽ chọn Up vì thu hoạch mang lại cho nó là
$500 (>$450 nếu chọn Down)
Vậy cân bằng cuộc chơi đạt được khi P1 chọn chiến lược
Up và P2 chọn chiến lược Up và thu hoạch lần lượt cho 2
người chơi là $500, $300. (NE = P1UP, P2UP)
Lưu ý: cân bằng là những tổ hợp chiến lược, không phải là thu hoạch.
(Ví dụ: Ghi: Cân bằng = ($500, $300) là SAI)

Trang 1/8
b) Bây giờ giả sử rằng hai người chơi ở câu a hành động một cách đồng thời (hoặc họ không
biết hành động của người kia), hãy biễu diễn trò chơi ở dạng chuẩn tắc (Gợi ý: thiết lập ma
trận thu hoạch của 2 người chơi) và tìm cân bằng của cuộc chơi. Bạn có nhận xét gì về kết
cục của trò chơi của câu b so với câu a?

LỜI GIẢI:

Ký hiệu: Người chơi 1 – P1, Người chơi 2 – P2

P2

Up Down

Up 500 , 300 100 , 200


P1
Down 450 , 300 450 , 350

(Xem lại Đáp án Bài Tập Số 1 để nắm rõ cách giải các trò chơi đồng thời)

Xét P1:

• Khi P2 chọn Up  BR của P1 là Up (500>450)

• Khi P2 chọn Down  BR của P1 là Down (450>100)

 P1 không có chiến lược trội

Xét P2:

• Khi P1 chọn Up  BR của P2 là Up (300>200)

• Khi P1 chọn Down  BR của P2 là Down (350>300)


 P2 cũng không có chiến lược trội

Vì cả hai người chơi đều không có chiến lược trội nên sẽ tìm Cân bằng Nash - NE theo Định
nghĩa của nó, ý nghĩa như sau: Cân bằng Nash được tạo nên bởi một (hoặc nhiều) tổ hợp
chiến lược của các người chơi với điều kiện là trong tổ hợp đó, chiến lược của người chơi
này là đáp ứng tốt nhất (Best response – BR) đối với người chơi kia và ngược lại.

Vậy qua việc tìm BR của P1 và P2 như trên, ta thấy có 2 cân bằng trong trò chơi này:

• NE1 = (P1UP, P2UP) – tức là chiến lược Up của P1 là BR đối với chiến lược Up của P2 và
ngược lại, Up của P2 là BR đối với Up của P1. – Lúc này, thu hoạch cho hai người chơi P1
và P2 lần lượt là $500, $300.

• NE2 = (P1DOWN, P2DOWN) – tức là chiến lược Down của P1 là BR đối với chiến lược Down
của P2 và ngược lại, Down của P2 là BR đối với Down của P1. – Lúc này, thu hoạch cho hai
người chơi P1 và P2 lần lượt là $450, $350.

Trang 2/8
NHẬN XÉT VỀ KẾT CỤC CUỘC CHƠI (trong hai câu a và b):
Trong trò chơi tuần tự, ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một kết cục duy nhất (ở câu a)
vì sau khi đã nắm rõ các lựa chọn tối ưu của đối phương khi đến lượt của họ đi (chiến lược
Up khi P2 ở vị trí b, chiến lược Down khi P2 ở vị trí c), người chơi (P1) đã biết nên chọn
chiến lược nào để mang lại lợi ích lớn nhất cho mình.

Trong trò chơi đồng thời, ta thấy trò chơi có thể có nhiều hơn một cân bằng (2 cân bằng
như ở câu b). Tùy theo từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể, các người chơi sẽ thống nhất
(hoặc có cùng một cách hiểu) chọn lựa một cân bằng nào đó làm kết cục của cuộc chơi.
Tuy nhiên, bài toán của chúng ta không có manh mối nào để giải đáp cho vấn đề này.

Dưới đây là một vài yếu tố tham khảo khi chọn một trạng thái cân bằng nào đó:
Các yếu tố cần xem xét khi chọn cân bằng có thể là LỊCH SỬ - trong lịch sử kết cục đó đã được
nhiều người chấp nhận hoặc thường hay xảy ra, bây giờ các người chơi có xu hướng sẽ chọn nó – đã có tiền
lệ; TẬP QUÁN, VĂN HÓA - ở các vùng miền khác nhau, kết cục của trò chơi có thể khác nhau vì giá
trị mang lại cho các người chơi có ý nghĩa khác nhau; LUẬT PHÁP, v.v…

c) Trò chơi gồm hai người chơi (Black và White); Black có 2 chiến lược (Up và Down),
White có 2 chiến lược (High và Low); Cuối cây lần lượt là thu hoạch của Black và White.
(Hãy tìm cân bằng)

LỜI GIẢI: (tương tự câu a)


Để biết Black nên chọn chiến lược nào, Black đặt mình vào White và xem White sẽ ra
quyết định (chọn chiến lược) như thế nào ở cuối cây trò chơi. Ta xét:
• Tại b: White sẽ chọn Low vì thu hoạch có được là 2 (>0 nếu chọn High)
• Tại c: White sẽ chọn High vì thu hoạch có được là 1 (>0 nếu chọn Low)
Bây giờ đến Black ra quyết định, và Cây trò chơi lúc này sẽ có dạng đơn giản như sau:
• Tại a: Black sẽ chọn Down vì thu hoạch mang lại cho nó
là 2 (>1 nếu chọn Up)
Vậy cân bằng cuộc chơi đạt được khi Black chọn chiến lược
Down và White chọn chiến lược High. Thu hoạch lần lượt cho
2 người chơi là 2, 1.
(NE = BlackDOWN, WhiteHIGH)

Trang 3/8
d) Nếu biểu diễn trò chơi ở câu c ở dạng ma trận. Nó sẽ tương tự tình huống ví dụ nào chúng
ta đã học. Hãy cho biết kết cục của tình huống ví dụ đó và giải thích ngắn gọn.

White

High Low

Up 0,0 1,2
Black
Down 2,1 0,0

Các bước để tìm cân bằng được thực hiện hoàn toàn tương tự câu b, ta có 2 cân bằng:

• NE1 = (BlackUP, WhiteLOW) – thu hoạch cho Black và White lần lượt là 1, 2.

• NE2 = (BlackDOWN, WhiteHIGH) – thu hoạch cho Black và White lần lượt là 2, 1.
 Tình huống này tương tự “Câu chuyện tình bất hủ của Della và Jim”, các bạn nên đọc
lại tình huống này để hiểu thêm.

Trang 4/8
CÂU 2: Vấn đề chèn ép
Người mua (NM) và Nhà cung cấp (NCC) đại diện cho 2 công ty đang có mối quan hệ
làm ăn với nhau. NM có cơ hội thực hiện một đầu tư có thể mang lại cho anh ta doanh thu
$1,500 trong dài hạn. NM sẽ tốn chi phí $500 cho đầu tư này và chỉ có lợi khi liên kết với
NCC. (Biết rằng những thứ mà NM trang bị sẽ hữu dụng chỉ với NCC trong dự án đầu tư
này, đây là một dạng chi phí chìm – sunk cost). Vậy NM có lợi ích tiềm tàng là $1,000 khi
quyết định đầu tư, với điều kiện là nó tiếp tục mối quan hệ làm ăn với NCC.
NCC không có lợi ích trực tiếp từ đầu tư của NM. Tuy nhiên, NCC cũng có cơ hội tăng
giá thêm đến $750, biết rằng NM chỉ kiếm được $1,000 và vì thế có khả năng phải trả thêm
nữa. Do vậy, NCC sẽ có lợi ích tiềm tàng là $750 và NM bây giờ có thể chỉ nhận được
$1,000 - $750 = $250, với điều kiện là NM quyết định tiếp tục làm ăn với NCC này.
NM cũng có thể quyết định chuyển sang những NCC khác, lúc này NM kết thúc với lỗ
$500 do đầu tư lãng phí và NCC sẽ lỗ $1,000 do đánh mất thương vụ từ NM.
Bản thu hoạch của NM và NCC được tóm tắt như sau:

Lợi ích tiềm năng của Người Mua là $1,500


Chi phí đầu tư của NM là $500.
Nhà cung cấp có thể tăng giá đến $750.

Quyết định Quyết định


Quyết định Thu hoạch Thu hoạch
đầu tiên thứ hai
của NCC của NM của NCC
của NM của NM

Không đầu tư (không) (không) $0 $0

Đầu tư Giữ giá (không) $1,000 $0

Đầu tư Tăng giá Giữ NCC $250 $750

Đầu tư Tăng giá Thay đổi NCC $−500 $−1,000

Cấu trúc của quyết định


1. Người Mua có thể quyết định đầu tư hoặc không: Nếu NM không đầu tư, thì cả NM lẫn
NCC chẳng có gì phải làm. Thu hoạch là $0 cho cả hai. (Mối quan hệ làm ăn vẫn tiếp tục
và cả hai không tốt hay xấu hơn so với tình trạng hiện tại của mình.)
2. NCC có thể quyết định giữ giá như cũ hoặc tăng giá: Nếu NM quyết định đầu tư và NCC
quyết định giữ nguyên giá của nó, thì NM lúc này không phải ra quyết định gì nữa. Thu
hoạch là $1,000 cho NM và $0 cho NCC. (Mối quan hệ làm ăn vẫn tiếp tục. NM có lợi
nhuận từ đầu tư. NCC không có gì thay đổi so với hoàn cảnh của mình hiện giờ.)
3. NM có thể quyết định tiếp tục với NCC này hoặc đổi sang các NCC khác:
• Nếu NM quyết định đầu tư, NCC quyết định tăng giá và NM tiếp tục làm ăn với NCC
này thì lợi nhuận $250 cho NM và $750 cho NCC. (Mối quan hệ làm ăn vẫn tiếp tục.
Lợi nhuận từ đầu tư của NM lúc này chỉ còn rất ít vì phải trả cho NCC một giá cao
hơn. Lợi nhuận của NCC có được nhờ lấy giá cao hơn.)
• Nếu NM quyết định đầu tư, NCC quyết định tăng giá và NM quyết định thay đổi
NCC thì thu hoạch $-500 cho NM và $-1000 cho NCC. (Mối quan hệ làm ăn chấm

Trang 5/8
dứt. NM phải trả chi phí cho việc đầu tư lãng phí. NCC phải trả chi phí cho việc bỏ lỡ
thương vụ với NM.)
Câu hỏi:
a) Nếu bạn là Người Mua, với các dữ kiện đã được cho ở trên, bạn có quyết định đầu tư vào
dự án này không? Tại sao? (Gợi ý: Từ bản thu hoạch đã cho, hãy vẽ cây trò chơi và ra
quyết định dựa vào quy tắc “Nhìn xa hơn và suy luận ngược về” cho NM; Lý giải ngắn
gọn tại sao NM đi đến quyết định đó)

LỜI GIẢI:
Từ dữ kiện đã cho, ta vẽ được cây trò chơi trong trường hợp này như sau:

NM 1

Không Đầu tư Đầu tư

NM: 0 NCC 2
NCC: 0
Giữ giá Tăng giá

1000
0
NM 3
Giữ NCC Thay đổi
NCC

250 -500
750 -1000

Ta, với tư cách là Người Mua, sẽ quyết định đầu tư vào dự án này hay không tùy thuộc
vào lợi ích mang lại cho ta có trang trải được cho các khoản chi phí mà ta phải gánh chịu khi
thực hiện dự án (chi phí chìm cho việc đầu tư vào trang thiết bị, ...) và rủi ro có thể có do sự
chèn ép (tăng giá) của đối tác trong tương lai hay không? (Đối tác của ta là NCC, có thể rắp
tâm lợi dụng tính chất không đầy đủ của Hợp đồng để thu lợi trên mồ hôi nước mắt của ta,
đòi phần lớn hơn từ miếng bánh mà ta kiếm được)

Để có thể ra quyết định đúng đắn, ta sẽ “bắt đầu từ cuối” cây trò chơi ở trên và phân tích
“lợi ích-chi phí” đối với các phương án hành động của ta. Cụ thể như sau:

• Tại 3 (nút NM ra quyết định): Chiến lược Giữ NCC hiện có là chiến lược trội của ta
(NM) vì thu hoạch mang lại là 250$, lớn hơn thu hoạch khi ta chọn phương án đổi sang
NCC khác, -500$. Vậy khi NCC tăng giá, ta vẫn tiếp tục làm ăn với họ vì ta vẫn còn được
hưởng lợi từ dự án (dù ít hơn so với khi ta không bị chèn ép, 1000$.)

• Tại 2 (nút NCC ra quyết định): Chiến lược Tăng giá là chiến lược trội của NCC vì thu
hoạch mang lại là 750$, lớn hơn thu hoạch khi NCC giữ giá đúng theo với hợp đồng đã ký
kết với ta, 0$. Vậy khi ta đầu tư vào dự án, NCC sẽ tăng giá để thu lợi thêm và ta sẽ tiếp

Trang 6/8
tục với họ vì nghĩ đơn giản rằng “có còn hơn không” (lần sau ta sẽ cẩn thận hơn để tránh
chèn ép). Cây trò chơi sẽ có dạng (rút gọn) như sau:

NM 1

Không Đầu tư Đầu tư

NM: 0 NCC 2
NCC: 0
Giữ giá Tăng giá

1000 250 NM
0 750 Giữ NCC

• Tại 1 (nút NM ra quyết định): Chiến lược Đầu tư vào dự án là chiến lược trội của ta
(NM) vì thu hoạch mang lại là 250$, lớn hơn thu hoạch khi ta không đầu tư, 0$.

NM 1

Không Đầu tư Đầu tư

NCC tăng
NM: 0 250 giá và NM
NCC: 0 750 giữ NCC

Vậy bằng cách xem xét lợi ích-chi phí của các phương án hành động, ta (NM) đi đến kết luận
là nên đầu tư vào dự án này (dù NCC có chèn ép ta đi chăng nữa).
b) Bây giờ vẫn giữ nguyên các dự kiện khác của bài toán, chỉ thay đổi về chi phí đầu tư của
NM. Giả sử lúc này chi phí đầu tư của NM cho dự án này là $1000, tức là lợi ích (hay lợi
nhuận) tiềm tàng của NM chỉ còn $500. Hãy giải lại bài toán tương tự câu a. Bạn có nhận
xét gì về hai tình huống này?

NM
Không Đầu tư Đầu tư

NM: 0 NCC
NCC: 0
Giữ giá Tăng giá

500
0
NM
Giữ NCC Thay đổi
NCC

-250 -1000
750 -1000

Trang 7/8
Cách giải câu này hoàn toàn tương tự như câu a, tuy nhiên kết quả sẽ khác:
Khi chi phí dự án tăng lên, NM sẽ hưởng lợi (lợi nhuận) ít hơn. Do đó, nếu NCC chèn ép
(tăng giá) thì dự án này đối với NM là một thiệt hại (lỗ) dù sau đó NM có quyết định đổi sang
NCC khác hay không. Chính vì vậy, ngay từ đầu, để được an toàn, NM nên từ bỏ quyết định
đầu tư vào dự án này. (Không thôi sẽ “chuốt họa vào thân”, hay “tiền mất tật mang”  Nên
kiếm dự án khác mà làm, vậy sẽ tốt hơn! ... )

Nhận xét về hai tình huống: Tham lam quá sẽ không tốt cho sức khỏe, (☺)! Thay vì cả hai
cùng cam kết giữ hợp đồng để tạo nên cái bánh và cùng nhau chia sẻ (bên bếp lửa hồng mùa
Đông, than dùng nướng bánh có thể sưởi ấm cho những người làm ra nó) thì đằng này phải
chịu “rét và đói” (hại sức khỏe) vì bản tính tham lam, ích kỷ của mình (chẳng có bánh, chẳng
có người làm bánh, chẳng có người được ăn bánh và cũng chẳng có bếp hồng nào được nhóm
lên  Ôi, lạnh lẽo vô cùng!). Con người là nạn nhân của chính bản tính tham lam của mình!
Nếu biết suy nghĩ sâu và xa hơn, vì lợi ích lâu dài hơn là lợi ích trước mắt, biết tạo lập niềm
tin cho người khác, biết sống như tinh thần Samurai (trọng danh dự) thì đâu có rơi vào cái
bẫy của chính mình, để phải “uất hận nghìn thu”, “ngậm nhìn nơi tám suối”. Đúng là, trên
đời, không có cái Ngu nào giống cái Ngu nào!

(Xin lỗi các bạn, nhận xét này mang tính chất “giảm stress”, tuy nhiên, ý nghĩa nằm bên dưới
chúng vẫn đúng cho tình huống mà chúng ta nghiên cứu, đặc biệt là câu b, câu a là dạng
“ngậm bồ hòn làm ngọt” vì dẫu gì vẫn hát “có còn hơn không, có còn hơn không ...”.
Trong LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI, các đấu thủ không được giận hơn vu vơ, ghen tuông “vô cớ”
vì sợ “vớ cô”, mà phải là những người hành động một cách có lí trí, phải có một khuôn mặt
“lạnh” (không được để tình cảm chi phối quyết định của mình, ví dụ Hoa cho Minh liếm kem,
nếu không liếm thì kem tan hết, thì Minh nên liếm. Đừng vì xấu hổ, lòng tự trọng, ... mà vội
vàng từ chối, tội nghiệp em gái!)

Trang 8/8

You might also like